Lý Trí Và Tình Cảm
Chương 31
Sau một đêm ngủ được nhiều hơn là mong đợi, Marianne thức dậy vào sáng ngày sau với cùng ý thức về khổ não như khi cô sắp chợp mắt.
Elinor khuyến khích theo cách có thể được để em gái thổ lộ tâm tư của mình; và trước khi bữa sáng sẵn sàng hai chị em đã nói đi nói lại cùng sự việc; qua cùng ý nghĩ kiên định và khuyên bảo thương yêu từ phía Elinor, cùng cảm xúc sôi nổi và ý kiến bất nhất từ phía Marianne – tất cả đều như lúc trước. Đôi lúc cô em tin Willoughby cũng bất hạnh và vô tội như mình, còn những lúc khác mất mọi niềm an ủi trong khả năng tha thứ cho anh. Có một lúc cô hoàn toàn dửng dưng với mọi nhận xét của thiên hạ, lúc khác cô né tránh tất cả, lúc kế tiếp đến cô phản bác bằng mọi vẻ hăng say.
Tuy nhiên, cô chấp nhận một điều, đấy là tránh sự hiện diện của bà Jennings nếu có thể, và vẫn im lặng khi phải chịu đựng bà. Con tim cô đã khô cứng với bà Jennings nên không muốn tin bà chen vào những buồn khổ của cô qua cảm thông. Cô thốt lên:
Không, không, không thể nào bà ấy hiểu được. Tử tế không phải từ cảm thông; thiện ý của bà không phải là do nhạy cảm. Bà ấy chỉ muốn ngồi lê đôi mách; bà mến em chỉ vì em là khởi nguồn cho bà có chuyện phiếm.
Elinor không cần phải đợi nghe như thế để xác định em gái mình thiếu công tâm khi xét đoán người khác. Cô em đã định hình tư tưởng dễ cáu kỉnh của cô, đặt tầm quan trọng quá cường điệu cho những tế nhị trong cảm nhận và những phong nhã trong cung cách lịch sự. Cũng giống như phân nửa nhân thế, nếu hơn phân nửa tố chất con người là khôn khéo và có thiện chí, Marianne không tỏ ra đúng lý và trung thực với họ, tuy cô có những khả năng vượt trội và tính khí nổi bật. Cô đòi hỏi những người khác có cùng quan niệm và cảm nghĩ như của chính mình, và phán đoán các động lực của họ qua hiệu quả tức thời mà hành động của họ gây ra cho mình. Vì thế, có một tình huống xảy ra trong khi hai chị em rút về phòng của họ sau bữa ăn sáng, khiến cho cô càng đánh giá thấp con tim của bà Jennings; bởi vì, qua khuyết điểm của bà, lại có nỗi đau đớn mới cho cô em, mặc dù đấy chỉ vì bà tỏ thiện ý quá mức trong cơn bộc tuệch.
Với một lá thư trong bàn tay giăng rộng và gương mặt tươi cười rạng rỡ trong chủ định mang đến an ủi, bà đi vào phòng, nói:
Bây giờ, cháu gái yêu à, tôi mang đến cho cô cái này mà tôi chắc chắn sẽ làm cô hài lòng.
Marianne đã nghe quá đủ. Cô tưởng tượng ngay đây là lá thư của Willoughby, đầy trìu mến và hối hận, giải thích mọi chuyện đã xảy ra, làm cô thỏa nguyện, thuyết phục được cô; rồi cô mường tượng ngay theo sau chính là Willoughby, nôn nóng chạy vào, quỳ bên chân cô, qua ánh mắt thiết tha khẳng định những gì anh viết trong lá thư. Những hoài vọng trong một khoảnh khắc bị khoảnh khắc tiếp theo phá vỡ. Trước mặt cô là nét chữ của bà mẹ, cho đến lúc này vẫn được trông chờ. Trong cơn thất vọng đau buốt tiếp theo sau nỗi sướng thỏa về điều gì đấy hơn là hy vọng, cô có cảm nhận như chưa bao giờ phải khổ sở đến thế.
Không ngôn từ gì – trong khả năng hùng biện của cô ở phút giây hạnh phúc nhất – có thể diễn tả bà Jennings tàn nhẫn đến thế nào; và bây giờ cô chỉ có thể trách móc bà Jennings qua những dòng lệ với cảm xúc dữ dội. Tuy nhiên, trách móc cũng không được đối tượng thấu hiểu; vì sau nhiều câu tỏ ý thương hại, bà đi ra mà vẫn nói với cô về lá thư giúp an ủi.
Nhưng khi đã đủ bình tĩnh để đọc, lá thư mang đến rất ít an ủi. Willoughby lấp đầy mỗi trang giấy. Vẫn còn tự tin về hẹn ước của hai người và vẫn nồng nan dựa trên sự chung thủy của anh, bà mẹ chỉ để ý đến đề nghị của Elinor là khẩn nài Marianne cởi mở hơn với hai người. Điều này – qua tình thương như thế dành cho cô, cảm tình như thế dành cho Willoughby, tin tưởng như thế về hạnh phúc của hai người – đã khiến Marianne nức nở suốt thời gian đọc lá thư.
Bây giờ cô lại nóng lòng muốn trở về nhà. Mẹ cô là thân thương với cô hơn bao giờ hết – càng thân thương hơn qua niềm tin nhầm lẫn và quá mức dành cho Willoughbym, và cô càng cảm thấy điên cuồng muốn khẩn cấp trở về nhà.
Không thể tự quyết định ở lại London hoặc trở về Barton là tốt hơn cho Marianne, Elinor chỉ khuyên em gái nên kiên nhẫn chờ cho đến khi biết ý muốn của bà mẹ; và cuối cùng cô em thuận lòng.
-o0o-
Bà Jennings rời khỏi nhà sớm hơn lệ thường, vì bà không thấy an ổn trong khi hai nhà Middleton và Palmer chưa bày tỏ đau khổ như bà. Nhất quyết từ chối Elinor đề nghị tháp tùng, bà ra đi một mình cả buổi sáng. Qua tâm hồn trĩu nặng, Elinor cảm nhận nỗi đau đớn mà cô sẽ truyền đạt, nhận thấy qua lá thư bà mẹ gửi cho Marianne, bà vẫn chưa hiểu hết ý của cô. Rồi cô ngồi xuống viết một lá thư khác cho bà mẹ về những gì đã xảy ra và khẩn khoản đường hướng cho tương lại. Marianne đã đi vào phòng gia đình trong khi bà Jennings vắng nhà, ngồi bất động xem Elinor đang viết thư, nhìn theo hướng cây viết, than vãn về công việc cực nhọc như thế, càng than vãn thêm về ảnh hưởng đối với bà mẹ.
Hai chị em ngồi cùng nhau như thế trong khoảng một phần tư tiếng đồng hồ, rồi Marianne – với thần kinh không thể chịu nổi bất kỳ tiếng động thình lình nào – bị giật mình bởi một tiếng gõ cửa.
Elinor thốt:
Có thể là ai? Cũng còn quá sớm. Chị nghĩ chúng ta được yên ổn.
Marianne đi đến cửa sổ, rồi bực mình nói:
Đấy là Đại tá Brandon. Chúng ta không bao giờ được yên ổn với ông ấy.
Ông sẽ không vào, vì bà Jennings đi vắng.
Marianne nói, khi quay bước về phòng cô:
Em sẽ không cả tin điều này. Một người đàn ông không có việc gì làm với thời gian của mình thì không có ý thức khi xâm phạm vào thời gian của những người khác.
Dù thiếu công minh và thừa ngộ nhận, ức đoán của Marianne lại đúng: Đại tá Brandon quả thật đi vào. Elinor tin rằng ông đến vì quan tâm đến Marianne, nhìn thấy lòng quan tâm ấy trong dáng vẻ bối rối và u uẩn của ông và trong lời hỏi thăm lo lắng tuy ngắn gọn. cô không thể tha thứ cho em gái đã xem thường ông như thế.
Sau lời chào đầu tiên, ông nói:
Tôi đã gặp bà Jennings trên Phố Bond; bà khuyến khích tôi đến. Tôi là người dễ được khuyến khích, vì tôi nghĩ có khả năng tôi được gặp cô một mình; và tôi rất muốn thế. Mục đích của tôi… ước muốn của tôi… ước muốn duy nhất… tôi hy vọng – tôi tin như thế – là tạo an ủi, tôi không nên nói an ủi… không phải niềm an ủi hiện giờ… mà là niềm tin, niềm tin trường cửu dành cho tâm tư của em gái cô. Niềm quý mến của tôi dành cho cô ấy, dành cho cô, dành cho mẹ cô… xin cô cho phép tôi được chứng tỏ, bằng cách kể lại vài tình huống mà do không gì khác ngoài niềm quý mến rất chân thành – không gì khác ngoài mong mỏi thiết tha được giúp ích; tôi nghĩ tôi được minh chứng, mặc dù đã trải qua nhiều giờ để tôi tự thuyết phục tôi làm đúng ở chỗ nào, có lý do nào để e sợ tôi làm sai không?
Ông ngưng lại.
Elinor nói:
Tôi hiểu ý ông. Ông hẳn muốn nói về anh Willoughby cho tôi nghe, nhằm phơi bày thêm bản chất của anh ấy. Việc này là hành động thân thiện tốt nhất có thể cho Marianne thấy được. Ông sẽ có ngay lòng quý trọng của tôi qua thông tin nhằm mục đích ấy, còn lòng quý trọng của em tôi sẽ theo thời gian mà đến. Xin ông vui lòng nói cho tôi nghe.
Cô sẽ nghe; và, để vắn tắt, khi tôi rời Barton Tháng Mười rồi… nhưng cô sẽ không hiểu. Tôi cần đi ngược về quá khứ. Cô Daswood, cô sẽ thấy tôi rất vụng về khi kể chuyện, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi tin cần thiết phải kể chút ít về mình, và sẽ ngắn gọn. Về chuyện này, tôi không muốn dông dài.
Ông thở dài nặng nề khi nói đến đây, ngừng một khoảnh khắc để hồi tưởng, và rồi, qua thêm tiếng thở dài, tiếp tục:
Có lẽ cô chưa quên hẳn cuộc chuyện trò (không có ý nói nó có thể tạo ấn tượng gì cho cô) – cuộc chuyện trò giữa cô và tôi ở Barton Park, đấy là một buổi dạ vũ – trong đó tôi ám chỉ một phụ nữ có dạo tôi quen biết, theo vài phương diện giống như Marianne em gái cô.
Elinor đáp:
Đúng, tôi không quên chuyện này.
Ông ra vẻ vui vì cô vẫn còn nhớ, và thêm:
Nếu tôi không bị nhầm lẫn vì những gì không chắc chắn hoặc vì hồi tưởng mềm yếu bị thiên vị, hai người rất giống nhau về tâm hồn cũng như thể chất. Cùng con tim nồng hậu, cùng tinh thần sôi nổi. Người phụ nữ này là một trong những người có quan hệ gần nhất với tôi, mồ côi từ lúc còn nhỏ, được cha tôi bao bọc. Hai chúng tôi gần bằng tuổi nhau, từ những năm đầu tiên chúng tôi là bạn chơi đùa với nhau. Tôi không thể nhớ có thời gian nào mà tôi không yêu Eliza; và khi chúng tôi lớn lên, tình cảm của tôi dành cho cô ấy là thế, tuy rằng, có lẽ xét đoán theo tình cảnh đơn độc và nghiêm nghị thiếu vui tươi hiện nay, cô hẳn nghĩ tôi không bao giờ biết cảm nhận. Tôi tin tình cảm của cô ấy dành cho tôi cũng sôi sục như em gái cô dành cho anh Willoughby, cũng vô phúc, tuy rằng từ nguyên do khác.
“Vào tuổi mười bảy, cô ấy không còn quan hệ gì với tôi. Cô ấy kết hôn – kết hôn với anh tôi ngoài ý muốn của cô. Cô ấy có sự sản lớn, và bất động sản của gia đình chúng tôi mang nhiều nợ nần. Anh tôi không xứng đáng với cô ấy; thậm chí anh không yêu cô ấy. Tôi đã hy vọng tình cảm của cô ấy dành cho tôi sẽ vực cô lên trong những khó khăn, và trong một thời gian đúng như thế. Nhưng cuối cùng, vì cô ấy trải qua cách đối xử rất tệ hại, tình cảnh khốn khổ của cô ấy đã dập tắt mọi quyết tâm của cô, và mặc dù cô ấy đã không hứa với tôi gì cả, nhưng tôi đã mù quáng thế nào ấy!”
“Tôi chưa kể với cô làm thế nào dẫn đến chuyện này. Chỉ còn vài giờ là chúng tôi dắt nhau đi Scotland°. Người hầu của cô ấy đã phản bội – hoặc dại dột – tiết lộ tin tức. Tôi bị gửi đến ở nhà một người có quan hệ xa; còn cô ấy bị cấm tự do, cấm giao thiệp, cấm vui chơi; cho đến khi ông bố tôi thấy mọi người đã hiểu ý răn đe của ông. Tôi đã quá tin vào tính ngoan cường của cô ấy, và nỗi thất vọng thật là nặng nề; nhưng giá như cô ấy có cuộc hôn nhân hạnh phúc, vì lúc ấy tôi còn trẻ, vài tháng có thể giúp tôi nhẹ nhàng, hoặc ít nhất bây giờ tôi không phải than van. Tuy nhiên, không được như thế. Anh tôi không yêu cô ấy; những vui thích của anh ấy không phải là bình thường như người ta nghĩ, và ngay từ lúc đầu anh đã đối xử tệ hại với cô ấy.”
“Những hệ lụy của chuyện này, trên một tâm tư non trẻ như thế, sinh động như thế, thiếu kinh nghiệm như cô ấy, là đương nhiên. Lúc đầu, cô ấy tự cam chịu mọi khổ não; có thể là hạnh phúc nếu cô không sống để vượt qua tiếc nuối do hồi tưởng về tôi gợi lại. Nhưng với một người chồng như thế để cuối cùng bị thiếu kiên nhẫn, không có một người bạn để khuyên nhủ hoặc kiềm chế (vì cha tôi chỉ sống thêm vài tháng sau hôn lễ của họ, và tôi đang phục vụ trong trung đoàn ở Đông Ấn), ta có thể tự hỏi liệu cô ấy sẽ đứng vững được không? Có lẽ, nếu tôi ở lại Anh quốc… nhưng tôi có ý vun vén cho hạnh phúc của cả hai bằng cách đi xa khỏi cô nhiều năm.”
Qua giọng xao xuyến nhất, ông tiếp:
Cú sốc mà cuộc hôn nhân của cô ấy gây ra cho tôi chỉ là gánh nặng vụn vặt – không là gì so với khi tôi nghe tin cô ly dị khoảng hai năm sau. Chính điều này là tôi buồn thêm – ngay cả bây giờ hồi ức về những gì làm cho tôi đau khổ…
Ông không thể nói thêm, chợt đứng dậy đi vòng quanh phòng. Elinor không thể nói gì, xúc động vì lời ông kể, càng xúc động hơn vì nỗi khổ của ông. Ông nhìn thấy cô có lòng quan ngại, bước đến cô, cầm lấy bàn tay cô, rồi nắm chặt và hôn bằng cả kính trọng biết ơn. Nỗ lực im lặng trong vài phút giúp ông tiếp tục trong sự điềm tĩnh:
Gần ba năm sau thời gian bất hạnh ấy, tôi trở về Anh quốc. Điều tôi quan tâm trước tiên khi tôi vừa về đến dĩ nhiên là đi tìm cô ấy, nhưng cuộc tìm kiếm vừa vô vọng vừa khổ sở. Tôi chỉ có thể dò tìm tung tích của cô cho đến người tình đầu tiên của cô ấy, có mọi lý do mà sợ rằng cô đã rời xa anh này để rồi dấn sâu thêm vào cuộc sống tội lỗi. Phần chu cấp theo luật định không đủ để tạo sự sản cho cô, cũng không đủ để cô được thoải mái, rồi anh tôi báo cho tôi hay là vài tháng trước quyền nhận chu cấp đã được chuyển cho một người khác. Anh ấy đoán – có thể bình thản mà đoán – rằng vì cô ấy tiêu pha hoang phí rồi sau đó lâm vào cảnh khốn cùng, nên cô phải chuyển một phần quyền nhận chu cấp để có được trợ cấp tức thời.
“Tuy nhiên, cuối cùng, sáu tháng sau khi tôi trở về Anh quốc, tôi đã tìm được cô ấy. Vì tình cảm đối với một gia nhân cũ của tôi lúc này lâm cảnh khốn khó, tôi đến thăm ông ấy nơi nhà tạm giam những người mang nợ. Cùng bị giam trong nhà này là cô em vô phúc của tôi. Thay đổi quá nhiều… xanh xao… tiều tụy bởi khổ nạn mọi thứ! Tôi khó thể tin được hình dạng u uẩn và bệnh tật trước mặt tôi là những gì còn lại của một thiếu nữ dễ thương, tươi đẹp, khỏe mạnh mà có thời tôi đã say đắm.”
“Tôi đã chịu đựng ra sao khi ôm lấy cô ấy – nhưng tôi không có quyền làm thương tổn tâm tư của cô mà diễn tả – tôi đã làm cô xúc động nhiều rồi. Theo mọi vẻ, cô ấy đang ở giai đoạn cuối của bệnh lao phổi và thế là… vâng, trong hoàn cảnh như thế đây là niềm an ủi lớn nhất cho tôi. Cuộc sống không thể làm gì cho cô ấy, ngoài việc cho thêm thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho cái chết; và cô được thêm thời gian. Tôi gửi cô ấy đến ở tại một phòng cho thuê, và cô ấy được chăm sóc đúng cách. Tôi đến thăm cô ấy mỗi ngày trong quãng đời còn lại ngắn ngủi của cô. Tôi ở bên cô ấy vào những giây phút cuối cùng của cô.”
Ông ngưng lại để định thần. Elinor bày tỏ tâm trạng của cô trong quan ngại dịu dàng về số phận người bạn bất hạnh của ông.
Ông tiếp:
Tôi hy vọng em gái cô không bị xúc phạm khi tôi nghĩ đến các điểm tương đồng giữa cô ấy và người thân ô nhục khốn khổ của tôi. Số phận của họ, vận hạn của họ không thể như nhau. Nếu tính khí ngọt dịu bẩm sinh được che chở bởi một đầu óc cứng cỏi hơn, hoặc một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn, cô sẽ thấy cô ấy hẳn đã trở thành một người hoàn toàn khác. Nhưng mấy điều này dẫn đến đâu? Dường như tôi đã khiến cô sầu não mà không có mục đích.
“À! Cô Daswood… một câu chuyện như thế này… không được nói đến trong mười bốn năm… nếu cứ nói lan man thì rất buồn! Tôi sẽ tự chủ hơn – súc tích hơn. Cô ấy để lại cho tôi chăm sóc đứa con duy nhất của cô, một đứa con gái nhỏ, dòng dõi của mối quan hệ tội lỗi đầu tiên, lúc này được ba tuổi. Cô ấy rất thương đứa trẻ, luôn giữ nó bên cạnh. Đây là lòng tín nhiệm rất quý giá dành cho tôi, và đáng lẽ tôi rất vui mà nhận lãnh theo ý nghĩa nghiêm túc nhất bằng cách tự tôi lo việc giáo dục cho con bé, nếu tôi có hoàn cảnh thuận tiện. Nhưng tôi không có gia đình, lúc ấy không nhà cửa; vì thế tôi phải gửi con bé Eliza của tôi vào trường nội trú.”
“Tôi đều đến thăm con bé mỗi khi có dịp, và sau khi anh tôi qua đời (năm năm trước, để lại cho tôi sự sản của gia đình), con bé đến thăm tôi ở Delaford. Tôi gọi cô ấy là thân nhân xa, nhưng tôi biết rõ người ta nghi ngờ tôi có quan hệ mật thiết hơn với con bé. Lúc bấy giờ là ba năm trước (con bé vừa đến tuổi mười bốn), tôi đón con bé ra khỏi trường, gửi đến dưới quyền giám hộ của một phụ nữ có vị thế rất trọng vọng, ngụ ở Dorsetshire. Bà này cũng chăm sóc bốn hoặc năm cô gái khác trạc cùng tuổi nhau, và trong hai năm tôi có mọi lý do để hài lòng với cuộc sống của con bé.”
“Nhưng vào Tháng Hai vừa qua, gần mười hai tháng trước, thình lình con bé biến mất. Chiều theo ý muốn tha thiết của con bé, tôi đã cho phép nó (một cách bất cẩn, như từ lúc ấy đã cho thấy) đi Bath cùng với một người bạn trẻ của nó lúc này đang chăm sóc sức khỏe ông bố ở đó. Tôi biết ông ấy là một người rất tử tế, và tôi có ý nghĩ tốt về con gái ông – tốt hơn là thực chất của cô, vì qua thái độ kín đáo trong sự bướng bỉnh và khinh suất này, cô này không muốn nói ra gì, không cho biết manh mối gì, mặc dù chắn chắn cô biết tất cả. Ông này – cha cô gái – là một người có thiện ý nhưng không được tinh mắt, tôi tin không thể thật sự cung cấp thông tin; vì ông bị giam hảm trong nhà trong khi hai cô gái tung tăng khắp phố và làm bạn với bất kỳ ai chúng thích. Ông cố gắng nói cho tôi tin – cũng như chính ông đã tin – rằng con gái ông hoàn toàn không can dự gì trong vụ việc.”
“Tóm lại, tôi không được biết gì khác hơn là con bé đã bỏ đi. Trong mười tám tháng sau, những gì còn lại thì chỉ có thể ức đoán. Điều mà tôi nghĩ – điều mà tôi sợ – có thể mường tượng được; đấy cũng là điều làm cho tôi đau khổ.”
Elinor thốt lên:
Trời ơi! Có thể nào đấy… đấy là Willoughby!...
Ông tiếp:
Tin tức đầu tiên về con bé đến được với tôi là qua một lá thư từ chính con bé, vào Tháng Mười qua. Thư được chuyển từ Delaford, và tôi nhận được đúng vào buổi sáng chúng ta chuẩn bị đi Whitwell. Đây là lý do tôi phải rời Barton thình lình như thế, mà tôi biết chắc lúc ấy có vẻ lạ lùng dưới mắt mọi người, và đã xúc phạm vài người.
“Tôi đoán khi anh Willoughby tỏ vẻ trách tôi vô phép tắc khi giải tán buổi họp mặt, anh khó tưởng tượng ra rằng tôi được gọi đi để cứu giúp một người mà anh đã làm cho khốn khó và khổ sở; nhưng cho dù anh có biết, thì có lợi ích gì? Liệu anh ấy có kém hoạt náo hoặc kém hạnh phúc với các nụ cười của em gái cô không? Không, anh đã làm chuyện ấy – chuyện mà không ai làm nếu đã có thể nghĩ đến người khác. Anh bỏ rơi cô gái với tuổi trẻ và ngây thơ mà anh đã cám dỗ, để con bé rơi vào hoàn cảnh khốn khổ cùng cực, không có nơi cư ngụ tử tế, không ai giúp đỡ, không bạn bè, không biết được địa chỉ của anh! Anh đã chia tay con bé, hứa sẽ trở lại. Anh không trở lại, không thư từ cho con bé, không chu cấp cho nó.”
Elinor kêu lên:
Thật là quá sức tưởng tượng.
Tư cách của anh giờ được đặt trước mặt cô – xa hoa, phóng đãng, và còn tệ hại hơn cả hai. Khi đã biết được tất cả – vì tôi đã biết được nhiều tuần rồi – cô thử đoán tôi đã nghĩ gì khi nhìn thấy em gái cô vẫn thân ái với anh ấy như bao giờ; và khi được tin em gái cô sẽ cưới anh ấy, thử đoán tôi đã nghĩ gì cho cô ấy.
“Tuần rồi khi tôi đến đây và thấy cô chỉ có một mình, tôi đến với chủ định tìm hiểu sự thật; tuy không rõ mình sẽ làm gì một khi đã biết sự thật đau lòng. Lúc ấy cử chỉ của tôi hẳn là kỳ lạ đối với cô, nhưng bây giờ cô đã hiểu tại sao. Làm cho hai cô đau khổ thấy bị lừa dối như thế; thấy em gái cô… nhưng tôi làm gì được? Tôi không hy vọng ngăn cản được cuộc hôn nhân, và đôi lúc tôi nghĩ ảnh hưởng của em gái cô sẽ cảm hóa được anh ta.”
“Nhưng bây giờ, sau những sự lợi dụng ô nhục như thế, ai mà nói được anh toan tính những gì với em gái cô. Tuy nhiên, bất luận các toan tính này là như thế nào, khi em gái cô so sánh hoàn cảnh của mình với hoàn cảnh của Eliza khốn khổ của tôi, khi biết qua tình trạng cùng khổ vả vô vọng của con bé đáng thương này, bây giờ em gái cô hẳn cảm thấy – sau này chắc chắn sẽ cảm thấy – là hoàn cảnh của mình còn may mắn. Em gái cô nên tưởng tượng mình là con bé kia; với tình cảm dành cho anh ta còn sâu đậm – cũng sâu đậm như chính tình cảm của em cô – với tư tưởng giằng xé vì tự trách mình, và tư tưởng này cứ vương vấn suốt đời. Chắc chắn so sánh này sẽ hữu ích cho em gái cô. Cô ấy sẽ thấy những khổ sở của mình không là gì cả. Đây chỉ là do hành vi sai lạc, chứ không làm ô nhục. Trái lại, các khổ sở này phải khiến mỗi bằng hữu của em gái cô trở thành bạn tốt hơn. Mối quan tâm tới bất hạnh của em gái cô, và lòng kính trọng cho sự chịu đựng bất hạnh này, phải cũng cố mọi quan hệ gắn bó.”
“Tuy nhiên, cô nên suy xét khi truyền đạt đến cô ấy những gì tôi đã kể cho cô nghe. Hẳn cô là người biết rõ hơn ai hết ảnh hưởng là như thế nào; nhưng nếu tôi đã không tin một cách nghiêm túc từ trong thâm tâm rằng mình có thể giúp ích, có thể xoa dịu tiếc nuối của em gái cô, thì tôi đã không chịu khổ sở để làm phiền cô vì câu chuyện đau buồn này trong gia đình tôi – có vẻ như với mục đích đề cao tôi và hạ nhục người khác.”
Elinor tha thiết cảm ơn ông, cùng lúc bày tỏ hy vọng có thể giúp ích cho Marianne qua việc truyền đạt những gì đã được nghe. Cô nói:
Tôi đã chịu đau đớn do em tôi cố tha thứ cho anh ta hơn là do những gì khác. Việc này khiến tâm tư em tôi xốn xang hơn là cứ kết án hoàn toàn tính vô lại của anh ta. Bây giờ, mặc dù nó sẽ đau khổ nhiều, tôi tin chắc không bao lâu nó sẽ được dễ chịu hơn.
Sau một khoảnh khắc im lặng, cô tiếp:
Ông đã gặp lại anh Willoughby chưa, kể từ khi ông giã biệt anh ấy ở Barton?
Ông đáp một cách nghiêm trọng:
Tôi có gặp một lần. Một cuộc gặp gỡ không thể tránh né được.
Ngạc nhiên vì thái độ của ông, Elinor lo lắng nhìn ông:
Sao! Ông đã gặp anh ấy đế…
Tôi không thể gặp anh ấy theo cách khác. Eliza đã thú thật với tôi – tuy rất do dự – tên của người tình; và khi anh ta trở về thành phố, khoảng nửa tháng sau khi tôi về, chúng tôi hẹn gặp nhau, để anh ta tự vệ, để tôi trừng phạt tư cách của anh ta. Cả hai đều không bị thương°°, và vì thế cuộc gặp gỡ được giữ kín.
Elinor thở dài nghĩ về hành động phải cần đến mức quá đáng như thế, nhưng đối với một người đàn ông và cũng là một người lính, cô thấy không nên trách.
Sau một lúc im lặng, Đại tá Brandon nói:
Đây là điểm tương đồng vô phúc giữa số phận của bà mẹ và đứa con gái! Và tôi đã không làm tròn trách nhiệm!
Cô ấy còn ở tại thành phố không?
Không. Ngay sau khi cô ấy vừa tạm hồi phục – vì tôi gặp cô ấy gần lúc sinh nở – tôi mang cô ấy và đứa bé về miền quê, và cô lưu lại ở đó.
Rồi nhớ lại ông đã giữ Elinor khá lâu cách xa cô em, ông xin kiếu từ, một lần nữa được cô trân trọng cảm ơn, ra về với cả niềm cảm thương và tôn kính của cô.
Chú thích:
° Scotland: tác giả ngụ ý nói đến ngôi làng ở Gretna Green, là nơi cử hành hôn lễ cho người tuổi 16 trở lên, trong khi ở Anh quốc hôn lễ cho người tuổi 16 đến 18 cần có sự ưng thuận của cha mẹ. Đại tá Brandon có ý định kết hôn với người yêu tuổi dưới 18 nên muốn dẫn cô đi Scotland.
°° Bị thương: nên hiểu là Đại tá Brandon và Willoughby đã thách đấu nhau, theo “anh hùng tính” thời ấy. Đại tá Brandon chỉ nói thoáng qua về chuyện này cho Elinor nghe, vì lý do tế nhị không muốn đề cập đến bạo lực với một phụ nữ mà ông mến.
Elinor khuyến khích theo cách có thể được để em gái thổ lộ tâm tư của mình; và trước khi bữa sáng sẵn sàng hai chị em đã nói đi nói lại cùng sự việc; qua cùng ý nghĩ kiên định và khuyên bảo thương yêu từ phía Elinor, cùng cảm xúc sôi nổi và ý kiến bất nhất từ phía Marianne – tất cả đều như lúc trước. Đôi lúc cô em tin Willoughby cũng bất hạnh và vô tội như mình, còn những lúc khác mất mọi niềm an ủi trong khả năng tha thứ cho anh. Có một lúc cô hoàn toàn dửng dưng với mọi nhận xét của thiên hạ, lúc khác cô né tránh tất cả, lúc kế tiếp đến cô phản bác bằng mọi vẻ hăng say.
Tuy nhiên, cô chấp nhận một điều, đấy là tránh sự hiện diện của bà Jennings nếu có thể, và vẫn im lặng khi phải chịu đựng bà. Con tim cô đã khô cứng với bà Jennings nên không muốn tin bà chen vào những buồn khổ của cô qua cảm thông. Cô thốt lên:
Không, không, không thể nào bà ấy hiểu được. Tử tế không phải từ cảm thông; thiện ý của bà không phải là do nhạy cảm. Bà ấy chỉ muốn ngồi lê đôi mách; bà mến em chỉ vì em là khởi nguồn cho bà có chuyện phiếm.
Elinor không cần phải đợi nghe như thế để xác định em gái mình thiếu công tâm khi xét đoán người khác. Cô em đã định hình tư tưởng dễ cáu kỉnh của cô, đặt tầm quan trọng quá cường điệu cho những tế nhị trong cảm nhận và những phong nhã trong cung cách lịch sự. Cũng giống như phân nửa nhân thế, nếu hơn phân nửa tố chất con người là khôn khéo và có thiện chí, Marianne không tỏ ra đúng lý và trung thực với họ, tuy cô có những khả năng vượt trội và tính khí nổi bật. Cô đòi hỏi những người khác có cùng quan niệm và cảm nghĩ như của chính mình, và phán đoán các động lực của họ qua hiệu quả tức thời mà hành động của họ gây ra cho mình. Vì thế, có một tình huống xảy ra trong khi hai chị em rút về phòng của họ sau bữa ăn sáng, khiến cho cô càng đánh giá thấp con tim của bà Jennings; bởi vì, qua khuyết điểm của bà, lại có nỗi đau đớn mới cho cô em, mặc dù đấy chỉ vì bà tỏ thiện ý quá mức trong cơn bộc tuệch.
Với một lá thư trong bàn tay giăng rộng và gương mặt tươi cười rạng rỡ trong chủ định mang đến an ủi, bà đi vào phòng, nói:
Bây giờ, cháu gái yêu à, tôi mang đến cho cô cái này mà tôi chắc chắn sẽ làm cô hài lòng.
Marianne đã nghe quá đủ. Cô tưởng tượng ngay đây là lá thư của Willoughby, đầy trìu mến và hối hận, giải thích mọi chuyện đã xảy ra, làm cô thỏa nguyện, thuyết phục được cô; rồi cô mường tượng ngay theo sau chính là Willoughby, nôn nóng chạy vào, quỳ bên chân cô, qua ánh mắt thiết tha khẳng định những gì anh viết trong lá thư. Những hoài vọng trong một khoảnh khắc bị khoảnh khắc tiếp theo phá vỡ. Trước mặt cô là nét chữ của bà mẹ, cho đến lúc này vẫn được trông chờ. Trong cơn thất vọng đau buốt tiếp theo sau nỗi sướng thỏa về điều gì đấy hơn là hy vọng, cô có cảm nhận như chưa bao giờ phải khổ sở đến thế.
Không ngôn từ gì – trong khả năng hùng biện của cô ở phút giây hạnh phúc nhất – có thể diễn tả bà Jennings tàn nhẫn đến thế nào; và bây giờ cô chỉ có thể trách móc bà Jennings qua những dòng lệ với cảm xúc dữ dội. Tuy nhiên, trách móc cũng không được đối tượng thấu hiểu; vì sau nhiều câu tỏ ý thương hại, bà đi ra mà vẫn nói với cô về lá thư giúp an ủi.
Nhưng khi đã đủ bình tĩnh để đọc, lá thư mang đến rất ít an ủi. Willoughby lấp đầy mỗi trang giấy. Vẫn còn tự tin về hẹn ước của hai người và vẫn nồng nan dựa trên sự chung thủy của anh, bà mẹ chỉ để ý đến đề nghị của Elinor là khẩn nài Marianne cởi mở hơn với hai người. Điều này – qua tình thương như thế dành cho cô, cảm tình như thế dành cho Willoughby, tin tưởng như thế về hạnh phúc của hai người – đã khiến Marianne nức nở suốt thời gian đọc lá thư.
Bây giờ cô lại nóng lòng muốn trở về nhà. Mẹ cô là thân thương với cô hơn bao giờ hết – càng thân thương hơn qua niềm tin nhầm lẫn và quá mức dành cho Willoughbym, và cô càng cảm thấy điên cuồng muốn khẩn cấp trở về nhà.
Không thể tự quyết định ở lại London hoặc trở về Barton là tốt hơn cho Marianne, Elinor chỉ khuyên em gái nên kiên nhẫn chờ cho đến khi biết ý muốn của bà mẹ; và cuối cùng cô em thuận lòng.
-o0o-
Bà Jennings rời khỏi nhà sớm hơn lệ thường, vì bà không thấy an ổn trong khi hai nhà Middleton và Palmer chưa bày tỏ đau khổ như bà. Nhất quyết từ chối Elinor đề nghị tháp tùng, bà ra đi một mình cả buổi sáng. Qua tâm hồn trĩu nặng, Elinor cảm nhận nỗi đau đớn mà cô sẽ truyền đạt, nhận thấy qua lá thư bà mẹ gửi cho Marianne, bà vẫn chưa hiểu hết ý của cô. Rồi cô ngồi xuống viết một lá thư khác cho bà mẹ về những gì đã xảy ra và khẩn khoản đường hướng cho tương lại. Marianne đã đi vào phòng gia đình trong khi bà Jennings vắng nhà, ngồi bất động xem Elinor đang viết thư, nhìn theo hướng cây viết, than vãn về công việc cực nhọc như thế, càng than vãn thêm về ảnh hưởng đối với bà mẹ.
Hai chị em ngồi cùng nhau như thế trong khoảng một phần tư tiếng đồng hồ, rồi Marianne – với thần kinh không thể chịu nổi bất kỳ tiếng động thình lình nào – bị giật mình bởi một tiếng gõ cửa.
Elinor thốt:
Có thể là ai? Cũng còn quá sớm. Chị nghĩ chúng ta được yên ổn.
Marianne đi đến cửa sổ, rồi bực mình nói:
Đấy là Đại tá Brandon. Chúng ta không bao giờ được yên ổn với ông ấy.
Ông sẽ không vào, vì bà Jennings đi vắng.
Marianne nói, khi quay bước về phòng cô:
Em sẽ không cả tin điều này. Một người đàn ông không có việc gì làm với thời gian của mình thì không có ý thức khi xâm phạm vào thời gian của những người khác.
Dù thiếu công minh và thừa ngộ nhận, ức đoán của Marianne lại đúng: Đại tá Brandon quả thật đi vào. Elinor tin rằng ông đến vì quan tâm đến Marianne, nhìn thấy lòng quan tâm ấy trong dáng vẻ bối rối và u uẩn của ông và trong lời hỏi thăm lo lắng tuy ngắn gọn. cô không thể tha thứ cho em gái đã xem thường ông như thế.
Sau lời chào đầu tiên, ông nói:
Tôi đã gặp bà Jennings trên Phố Bond; bà khuyến khích tôi đến. Tôi là người dễ được khuyến khích, vì tôi nghĩ có khả năng tôi được gặp cô một mình; và tôi rất muốn thế. Mục đích của tôi… ước muốn của tôi… ước muốn duy nhất… tôi hy vọng – tôi tin như thế – là tạo an ủi, tôi không nên nói an ủi… không phải niềm an ủi hiện giờ… mà là niềm tin, niềm tin trường cửu dành cho tâm tư của em gái cô. Niềm quý mến của tôi dành cho cô ấy, dành cho cô, dành cho mẹ cô… xin cô cho phép tôi được chứng tỏ, bằng cách kể lại vài tình huống mà do không gì khác ngoài niềm quý mến rất chân thành – không gì khác ngoài mong mỏi thiết tha được giúp ích; tôi nghĩ tôi được minh chứng, mặc dù đã trải qua nhiều giờ để tôi tự thuyết phục tôi làm đúng ở chỗ nào, có lý do nào để e sợ tôi làm sai không?
Ông ngưng lại.
Elinor nói:
Tôi hiểu ý ông. Ông hẳn muốn nói về anh Willoughby cho tôi nghe, nhằm phơi bày thêm bản chất của anh ấy. Việc này là hành động thân thiện tốt nhất có thể cho Marianne thấy được. Ông sẽ có ngay lòng quý trọng của tôi qua thông tin nhằm mục đích ấy, còn lòng quý trọng của em tôi sẽ theo thời gian mà đến. Xin ông vui lòng nói cho tôi nghe.
Cô sẽ nghe; và, để vắn tắt, khi tôi rời Barton Tháng Mười rồi… nhưng cô sẽ không hiểu. Tôi cần đi ngược về quá khứ. Cô Daswood, cô sẽ thấy tôi rất vụng về khi kể chuyện, tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi tin cần thiết phải kể chút ít về mình, và sẽ ngắn gọn. Về chuyện này, tôi không muốn dông dài.
Ông thở dài nặng nề khi nói đến đây, ngừng một khoảnh khắc để hồi tưởng, và rồi, qua thêm tiếng thở dài, tiếp tục:
Có lẽ cô chưa quên hẳn cuộc chuyện trò (không có ý nói nó có thể tạo ấn tượng gì cho cô) – cuộc chuyện trò giữa cô và tôi ở Barton Park, đấy là một buổi dạ vũ – trong đó tôi ám chỉ một phụ nữ có dạo tôi quen biết, theo vài phương diện giống như Marianne em gái cô.
Elinor đáp:
Đúng, tôi không quên chuyện này.
Ông ra vẻ vui vì cô vẫn còn nhớ, và thêm:
Nếu tôi không bị nhầm lẫn vì những gì không chắc chắn hoặc vì hồi tưởng mềm yếu bị thiên vị, hai người rất giống nhau về tâm hồn cũng như thể chất. Cùng con tim nồng hậu, cùng tinh thần sôi nổi. Người phụ nữ này là một trong những người có quan hệ gần nhất với tôi, mồ côi từ lúc còn nhỏ, được cha tôi bao bọc. Hai chúng tôi gần bằng tuổi nhau, từ những năm đầu tiên chúng tôi là bạn chơi đùa với nhau. Tôi không thể nhớ có thời gian nào mà tôi không yêu Eliza; và khi chúng tôi lớn lên, tình cảm của tôi dành cho cô ấy là thế, tuy rằng, có lẽ xét đoán theo tình cảnh đơn độc và nghiêm nghị thiếu vui tươi hiện nay, cô hẳn nghĩ tôi không bao giờ biết cảm nhận. Tôi tin tình cảm của cô ấy dành cho tôi cũng sôi sục như em gái cô dành cho anh Willoughby, cũng vô phúc, tuy rằng từ nguyên do khác.
“Vào tuổi mười bảy, cô ấy không còn quan hệ gì với tôi. Cô ấy kết hôn – kết hôn với anh tôi ngoài ý muốn của cô. Cô ấy có sự sản lớn, và bất động sản của gia đình chúng tôi mang nhiều nợ nần. Anh tôi không xứng đáng với cô ấy; thậm chí anh không yêu cô ấy. Tôi đã hy vọng tình cảm của cô ấy dành cho tôi sẽ vực cô lên trong những khó khăn, và trong một thời gian đúng như thế. Nhưng cuối cùng, vì cô ấy trải qua cách đối xử rất tệ hại, tình cảnh khốn khổ của cô ấy đã dập tắt mọi quyết tâm của cô, và mặc dù cô ấy đã không hứa với tôi gì cả, nhưng tôi đã mù quáng thế nào ấy!”
“Tôi chưa kể với cô làm thế nào dẫn đến chuyện này. Chỉ còn vài giờ là chúng tôi dắt nhau đi Scotland°. Người hầu của cô ấy đã phản bội – hoặc dại dột – tiết lộ tin tức. Tôi bị gửi đến ở nhà một người có quan hệ xa; còn cô ấy bị cấm tự do, cấm giao thiệp, cấm vui chơi; cho đến khi ông bố tôi thấy mọi người đã hiểu ý răn đe của ông. Tôi đã quá tin vào tính ngoan cường của cô ấy, và nỗi thất vọng thật là nặng nề; nhưng giá như cô ấy có cuộc hôn nhân hạnh phúc, vì lúc ấy tôi còn trẻ, vài tháng có thể giúp tôi nhẹ nhàng, hoặc ít nhất bây giờ tôi không phải than van. Tuy nhiên, không được như thế. Anh tôi không yêu cô ấy; những vui thích của anh ấy không phải là bình thường như người ta nghĩ, và ngay từ lúc đầu anh đã đối xử tệ hại với cô ấy.”
“Những hệ lụy của chuyện này, trên một tâm tư non trẻ như thế, sinh động như thế, thiếu kinh nghiệm như cô ấy, là đương nhiên. Lúc đầu, cô ấy tự cam chịu mọi khổ não; có thể là hạnh phúc nếu cô không sống để vượt qua tiếc nuối do hồi tưởng về tôi gợi lại. Nhưng với một người chồng như thế để cuối cùng bị thiếu kiên nhẫn, không có một người bạn để khuyên nhủ hoặc kiềm chế (vì cha tôi chỉ sống thêm vài tháng sau hôn lễ của họ, và tôi đang phục vụ trong trung đoàn ở Đông Ấn), ta có thể tự hỏi liệu cô ấy sẽ đứng vững được không? Có lẽ, nếu tôi ở lại Anh quốc… nhưng tôi có ý vun vén cho hạnh phúc của cả hai bằng cách đi xa khỏi cô nhiều năm.”
Qua giọng xao xuyến nhất, ông tiếp:
Cú sốc mà cuộc hôn nhân của cô ấy gây ra cho tôi chỉ là gánh nặng vụn vặt – không là gì so với khi tôi nghe tin cô ly dị khoảng hai năm sau. Chính điều này là tôi buồn thêm – ngay cả bây giờ hồi ức về những gì làm cho tôi đau khổ…
Ông không thể nói thêm, chợt đứng dậy đi vòng quanh phòng. Elinor không thể nói gì, xúc động vì lời ông kể, càng xúc động hơn vì nỗi khổ của ông. Ông nhìn thấy cô có lòng quan ngại, bước đến cô, cầm lấy bàn tay cô, rồi nắm chặt và hôn bằng cả kính trọng biết ơn. Nỗ lực im lặng trong vài phút giúp ông tiếp tục trong sự điềm tĩnh:
Gần ba năm sau thời gian bất hạnh ấy, tôi trở về Anh quốc. Điều tôi quan tâm trước tiên khi tôi vừa về đến dĩ nhiên là đi tìm cô ấy, nhưng cuộc tìm kiếm vừa vô vọng vừa khổ sở. Tôi chỉ có thể dò tìm tung tích của cô cho đến người tình đầu tiên của cô ấy, có mọi lý do mà sợ rằng cô đã rời xa anh này để rồi dấn sâu thêm vào cuộc sống tội lỗi. Phần chu cấp theo luật định không đủ để tạo sự sản cho cô, cũng không đủ để cô được thoải mái, rồi anh tôi báo cho tôi hay là vài tháng trước quyền nhận chu cấp đã được chuyển cho một người khác. Anh ấy đoán – có thể bình thản mà đoán – rằng vì cô ấy tiêu pha hoang phí rồi sau đó lâm vào cảnh khốn cùng, nên cô phải chuyển một phần quyền nhận chu cấp để có được trợ cấp tức thời.
“Tuy nhiên, cuối cùng, sáu tháng sau khi tôi trở về Anh quốc, tôi đã tìm được cô ấy. Vì tình cảm đối với một gia nhân cũ của tôi lúc này lâm cảnh khốn khó, tôi đến thăm ông ấy nơi nhà tạm giam những người mang nợ. Cùng bị giam trong nhà này là cô em vô phúc của tôi. Thay đổi quá nhiều… xanh xao… tiều tụy bởi khổ nạn mọi thứ! Tôi khó thể tin được hình dạng u uẩn và bệnh tật trước mặt tôi là những gì còn lại của một thiếu nữ dễ thương, tươi đẹp, khỏe mạnh mà có thời tôi đã say đắm.”
“Tôi đã chịu đựng ra sao khi ôm lấy cô ấy – nhưng tôi không có quyền làm thương tổn tâm tư của cô mà diễn tả – tôi đã làm cô xúc động nhiều rồi. Theo mọi vẻ, cô ấy đang ở giai đoạn cuối của bệnh lao phổi và thế là… vâng, trong hoàn cảnh như thế đây là niềm an ủi lớn nhất cho tôi. Cuộc sống không thể làm gì cho cô ấy, ngoài việc cho thêm thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho cái chết; và cô được thêm thời gian. Tôi gửi cô ấy đến ở tại một phòng cho thuê, và cô ấy được chăm sóc đúng cách. Tôi đến thăm cô ấy mỗi ngày trong quãng đời còn lại ngắn ngủi của cô. Tôi ở bên cô ấy vào những giây phút cuối cùng của cô.”
Ông ngưng lại để định thần. Elinor bày tỏ tâm trạng của cô trong quan ngại dịu dàng về số phận người bạn bất hạnh của ông.
Ông tiếp:
Tôi hy vọng em gái cô không bị xúc phạm khi tôi nghĩ đến các điểm tương đồng giữa cô ấy và người thân ô nhục khốn khổ của tôi. Số phận của họ, vận hạn của họ không thể như nhau. Nếu tính khí ngọt dịu bẩm sinh được che chở bởi một đầu óc cứng cỏi hơn, hoặc một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn, cô sẽ thấy cô ấy hẳn đã trở thành một người hoàn toàn khác. Nhưng mấy điều này dẫn đến đâu? Dường như tôi đã khiến cô sầu não mà không có mục đích.
“À! Cô Daswood… một câu chuyện như thế này… không được nói đến trong mười bốn năm… nếu cứ nói lan man thì rất buồn! Tôi sẽ tự chủ hơn – súc tích hơn. Cô ấy để lại cho tôi chăm sóc đứa con duy nhất của cô, một đứa con gái nhỏ, dòng dõi của mối quan hệ tội lỗi đầu tiên, lúc này được ba tuổi. Cô ấy rất thương đứa trẻ, luôn giữ nó bên cạnh. Đây là lòng tín nhiệm rất quý giá dành cho tôi, và đáng lẽ tôi rất vui mà nhận lãnh theo ý nghĩa nghiêm túc nhất bằng cách tự tôi lo việc giáo dục cho con bé, nếu tôi có hoàn cảnh thuận tiện. Nhưng tôi không có gia đình, lúc ấy không nhà cửa; vì thế tôi phải gửi con bé Eliza của tôi vào trường nội trú.”
“Tôi đều đến thăm con bé mỗi khi có dịp, và sau khi anh tôi qua đời (năm năm trước, để lại cho tôi sự sản của gia đình), con bé đến thăm tôi ở Delaford. Tôi gọi cô ấy là thân nhân xa, nhưng tôi biết rõ người ta nghi ngờ tôi có quan hệ mật thiết hơn với con bé. Lúc bấy giờ là ba năm trước (con bé vừa đến tuổi mười bốn), tôi đón con bé ra khỏi trường, gửi đến dưới quyền giám hộ của một phụ nữ có vị thế rất trọng vọng, ngụ ở Dorsetshire. Bà này cũng chăm sóc bốn hoặc năm cô gái khác trạc cùng tuổi nhau, và trong hai năm tôi có mọi lý do để hài lòng với cuộc sống của con bé.”
“Nhưng vào Tháng Hai vừa qua, gần mười hai tháng trước, thình lình con bé biến mất. Chiều theo ý muốn tha thiết của con bé, tôi đã cho phép nó (một cách bất cẩn, như từ lúc ấy đã cho thấy) đi Bath cùng với một người bạn trẻ của nó lúc này đang chăm sóc sức khỏe ông bố ở đó. Tôi biết ông ấy là một người rất tử tế, và tôi có ý nghĩ tốt về con gái ông – tốt hơn là thực chất của cô, vì qua thái độ kín đáo trong sự bướng bỉnh và khinh suất này, cô này không muốn nói ra gì, không cho biết manh mối gì, mặc dù chắn chắn cô biết tất cả. Ông này – cha cô gái – là một người có thiện ý nhưng không được tinh mắt, tôi tin không thể thật sự cung cấp thông tin; vì ông bị giam hảm trong nhà trong khi hai cô gái tung tăng khắp phố và làm bạn với bất kỳ ai chúng thích. Ông cố gắng nói cho tôi tin – cũng như chính ông đã tin – rằng con gái ông hoàn toàn không can dự gì trong vụ việc.”
“Tóm lại, tôi không được biết gì khác hơn là con bé đã bỏ đi. Trong mười tám tháng sau, những gì còn lại thì chỉ có thể ức đoán. Điều mà tôi nghĩ – điều mà tôi sợ – có thể mường tượng được; đấy cũng là điều làm cho tôi đau khổ.”
Elinor thốt lên:
Trời ơi! Có thể nào đấy… đấy là Willoughby!...
Ông tiếp:
Tin tức đầu tiên về con bé đến được với tôi là qua một lá thư từ chính con bé, vào Tháng Mười qua. Thư được chuyển từ Delaford, và tôi nhận được đúng vào buổi sáng chúng ta chuẩn bị đi Whitwell. Đây là lý do tôi phải rời Barton thình lình như thế, mà tôi biết chắc lúc ấy có vẻ lạ lùng dưới mắt mọi người, và đã xúc phạm vài người.
“Tôi đoán khi anh Willoughby tỏ vẻ trách tôi vô phép tắc khi giải tán buổi họp mặt, anh khó tưởng tượng ra rằng tôi được gọi đi để cứu giúp một người mà anh đã làm cho khốn khó và khổ sở; nhưng cho dù anh có biết, thì có lợi ích gì? Liệu anh ấy có kém hoạt náo hoặc kém hạnh phúc với các nụ cười của em gái cô không? Không, anh đã làm chuyện ấy – chuyện mà không ai làm nếu đã có thể nghĩ đến người khác. Anh bỏ rơi cô gái với tuổi trẻ và ngây thơ mà anh đã cám dỗ, để con bé rơi vào hoàn cảnh khốn khổ cùng cực, không có nơi cư ngụ tử tế, không ai giúp đỡ, không bạn bè, không biết được địa chỉ của anh! Anh đã chia tay con bé, hứa sẽ trở lại. Anh không trở lại, không thư từ cho con bé, không chu cấp cho nó.”
Elinor kêu lên:
Thật là quá sức tưởng tượng.
Tư cách của anh giờ được đặt trước mặt cô – xa hoa, phóng đãng, và còn tệ hại hơn cả hai. Khi đã biết được tất cả – vì tôi đã biết được nhiều tuần rồi – cô thử đoán tôi đã nghĩ gì khi nhìn thấy em gái cô vẫn thân ái với anh ấy như bao giờ; và khi được tin em gái cô sẽ cưới anh ấy, thử đoán tôi đã nghĩ gì cho cô ấy.
“Tuần rồi khi tôi đến đây và thấy cô chỉ có một mình, tôi đến với chủ định tìm hiểu sự thật; tuy không rõ mình sẽ làm gì một khi đã biết sự thật đau lòng. Lúc ấy cử chỉ của tôi hẳn là kỳ lạ đối với cô, nhưng bây giờ cô đã hiểu tại sao. Làm cho hai cô đau khổ thấy bị lừa dối như thế; thấy em gái cô… nhưng tôi làm gì được? Tôi không hy vọng ngăn cản được cuộc hôn nhân, và đôi lúc tôi nghĩ ảnh hưởng của em gái cô sẽ cảm hóa được anh ta.”
“Nhưng bây giờ, sau những sự lợi dụng ô nhục như thế, ai mà nói được anh toan tính những gì với em gái cô. Tuy nhiên, bất luận các toan tính này là như thế nào, khi em gái cô so sánh hoàn cảnh của mình với hoàn cảnh của Eliza khốn khổ của tôi, khi biết qua tình trạng cùng khổ vả vô vọng của con bé đáng thương này, bây giờ em gái cô hẳn cảm thấy – sau này chắc chắn sẽ cảm thấy – là hoàn cảnh của mình còn may mắn. Em gái cô nên tưởng tượng mình là con bé kia; với tình cảm dành cho anh ta còn sâu đậm – cũng sâu đậm như chính tình cảm của em cô – với tư tưởng giằng xé vì tự trách mình, và tư tưởng này cứ vương vấn suốt đời. Chắc chắn so sánh này sẽ hữu ích cho em gái cô. Cô ấy sẽ thấy những khổ sở của mình không là gì cả. Đây chỉ là do hành vi sai lạc, chứ không làm ô nhục. Trái lại, các khổ sở này phải khiến mỗi bằng hữu của em gái cô trở thành bạn tốt hơn. Mối quan tâm tới bất hạnh của em gái cô, và lòng kính trọng cho sự chịu đựng bất hạnh này, phải cũng cố mọi quan hệ gắn bó.”
“Tuy nhiên, cô nên suy xét khi truyền đạt đến cô ấy những gì tôi đã kể cho cô nghe. Hẳn cô là người biết rõ hơn ai hết ảnh hưởng là như thế nào; nhưng nếu tôi đã không tin một cách nghiêm túc từ trong thâm tâm rằng mình có thể giúp ích, có thể xoa dịu tiếc nuối của em gái cô, thì tôi đã không chịu khổ sở để làm phiền cô vì câu chuyện đau buồn này trong gia đình tôi – có vẻ như với mục đích đề cao tôi và hạ nhục người khác.”
Elinor tha thiết cảm ơn ông, cùng lúc bày tỏ hy vọng có thể giúp ích cho Marianne qua việc truyền đạt những gì đã được nghe. Cô nói:
Tôi đã chịu đau đớn do em tôi cố tha thứ cho anh ta hơn là do những gì khác. Việc này khiến tâm tư em tôi xốn xang hơn là cứ kết án hoàn toàn tính vô lại của anh ta. Bây giờ, mặc dù nó sẽ đau khổ nhiều, tôi tin chắc không bao lâu nó sẽ được dễ chịu hơn.
Sau một khoảnh khắc im lặng, cô tiếp:
Ông đã gặp lại anh Willoughby chưa, kể từ khi ông giã biệt anh ấy ở Barton?
Ông đáp một cách nghiêm trọng:
Tôi có gặp một lần. Một cuộc gặp gỡ không thể tránh né được.
Ngạc nhiên vì thái độ của ông, Elinor lo lắng nhìn ông:
Sao! Ông đã gặp anh ấy đế…
Tôi không thể gặp anh ấy theo cách khác. Eliza đã thú thật với tôi – tuy rất do dự – tên của người tình; và khi anh ta trở về thành phố, khoảng nửa tháng sau khi tôi về, chúng tôi hẹn gặp nhau, để anh ta tự vệ, để tôi trừng phạt tư cách của anh ta. Cả hai đều không bị thương°°, và vì thế cuộc gặp gỡ được giữ kín.
Elinor thở dài nghĩ về hành động phải cần đến mức quá đáng như thế, nhưng đối với một người đàn ông và cũng là một người lính, cô thấy không nên trách.
Sau một lúc im lặng, Đại tá Brandon nói:
Đây là điểm tương đồng vô phúc giữa số phận của bà mẹ và đứa con gái! Và tôi đã không làm tròn trách nhiệm!
Cô ấy còn ở tại thành phố không?
Không. Ngay sau khi cô ấy vừa tạm hồi phục – vì tôi gặp cô ấy gần lúc sinh nở – tôi mang cô ấy và đứa bé về miền quê, và cô lưu lại ở đó.
Rồi nhớ lại ông đã giữ Elinor khá lâu cách xa cô em, ông xin kiếu từ, một lần nữa được cô trân trọng cảm ơn, ra về với cả niềm cảm thương và tôn kính của cô.
Chú thích:
° Scotland: tác giả ngụ ý nói đến ngôi làng ở Gretna Green, là nơi cử hành hôn lễ cho người tuổi 16 trở lên, trong khi ở Anh quốc hôn lễ cho người tuổi 16 đến 18 cần có sự ưng thuận của cha mẹ. Đại tá Brandon có ý định kết hôn với người yêu tuổi dưới 18 nên muốn dẫn cô đi Scotland.
°° Bị thương: nên hiểu là Đại tá Brandon và Willoughby đã thách đấu nhau, theo “anh hùng tính” thời ấy. Đại tá Brandon chỉ nói thoáng qua về chuyện này cho Elinor nghe, vì lý do tế nhị không muốn đề cập đến bạo lực với một phụ nữ mà ông mến.
Tác giả :
Jane Austen