Lưu 2 Quỷ
Chương 21 (Quyển I Quỷ Tuần Hoàn)
Vốn không ôm bao nhiêu hy vọng, A Bảo định sau khi làm màu xong thì hợp tình hợp lý tìm Tứ Hỉ xin trợ giúp, ai ngờ vừa mới niệm chú ngữ, người giấy nhỏ bỗng như ruồi nhặng không đầu, chạy đi trong chớp nhoáng.
Nháy mắt đã vụt đến cuối sân, nhảy ra khỏi ngưỡng cửa.
Mí mắt A Bảo nhảy dựng, chẳng đợi Ấn Huyền hạ lệnh đã tự giác đuổi theo, vươn hai ngón tay một phát kẹp ngay trán người giấy, bắt như bắt ếch đồng mang về.
Người giấy giãy tay duỗi chân, vẫn còn cựa quậy không thôi.
A Bảo búng chân nhỏ của nó: "Còn lộn xộn nữa thì ta bẻ chân chôn mi xuống đất đấy."
Không biết là uy hiếp có hiệu quả hay là tự biết hết đường chạy trốn, người giấy thôi giãy, tay chân héo rũ không nhúc nhích nữa.
A Bảo nâng người giấy lên, hỏi: "Mi tên là gì?"
Người giấy mềm oặt ngã xuống, trông không khác gì một tờ giấy trắng bình thường.
(A Bảo chế lời từ bài hát Ngọn lửa giữa mùa đông - Lý Vũ Xuân (video trên): )
Ấn Huyền bỗng dưng đi tới, chỉ ngón tay về phía người giấy. Người giấy nằm trong lòng bàn tay giả chết chợt cuộn lại, càng cuộn càng chặt, càng cuộn càng nhỏ... Gần như bị nén thành mảnh nhỏ.
"Dừng tay, đừng làm ta bị thương!"
Người giấy cuối cùng cũng không nhịn được nữa, kêu to.
Ấn Huyền thu lực, tờ giấy chợt nới lỏng, những nếp gấp nhăn nhúm phỏng theo sự xếp lớp của cánh hoa từ từ mở ra, trông như bông hoa quỳnh đang nở rộ.
Người giấy nghe vậy kêu la: "Không, ân nhân cứu mạng! Đừng bảo ta quay lại! Tại hạ nhất định sẽ ghi lòng tạc dạ* báo đáp công ơn lớn lao của ân nhân!"
A Bảo rất có hứng thú, hỏi: "Ông định trả ơn thế nào?"
Người giấy đáp: "Tại hạ đã đọc sách mấy năm..."
A Bảo nói: "Trong những người tôi quen bằng tuổi ông ai cũng đọc sách vài năm rồi." Chính xác là chín năm giáo dục bắt buộc, hơn nữa còn cả học mẫu giáo, cộng lại cũng phải mười mấy năm.
Người giấy nghẹn lời: "Tại hạ còn biết tính toán..."
A Bảo nói: "Bảy bảy bốn chín, chín chín tám mốt ấy gì? Bây giờ có thứ gọi là máy tính bỏ túi, thi cử được mang đi, ông thì tính được bao nhiêu."
A Bảo nói: "Ông tự giới thiệu đi?"
Người giấy nói: "Tại hạ họ Trịnh..."
A Bảo nói với Ấn Huyền: "Tổ sư gia, xem ra hắn không phải Trần Mạnh Hữu, đánh chết thôi, giữ lại cũng vô dụng."
"Khoan đã!" Người giấy đã được nếm thử thủ đoạn của Ấn Huyền, không hề nghĩ là hai người đang nói đùa, vội nói, "Tại, tại hạ là Trần Mạnh Hữu, Trịnh... là họ của mẹ ta. Trong lúc tình thế cấp bách nên nhớ nhầm."
A Bảo nói: "Ông nhớ nhầm từ bố thành mẹ hả? Hai cụ trong nhà nom có tướng phu thê phết nhỉ."
Trần Mạnh Hữu không còn lời nào để nói.
A Bảo quay lại chủ đề chính: "Theo quy định, quỷ hết thời hạn trăm năm sẽ được đầu thai, sao ông còn ở lại Địa phủ?"
Trần Mạnh Hữu bi thương, nói: "Ta bị kẻ gian làm hại, oan không có chỗ tố."
A Bảo nói: "Kể tôi nghe tí xem."
Sau khi chết Trần Mạnh Hữu bị mang về Địa phủ. Chiếu theo lệ Quỷ sai, chịu cực nhọc hết trăm năm là có thể đầu thai, song không biết vì cớ gì lại bị đưa đến mười tám tầng Địa ngục, chịu khổ cũng đành, đến cả ngày nào được thả cũng chẳng thấy nói. Nếu không có A Bảo triệu hồi hắn, hắn vẫn đang phải chịu tội vô thời hạn ở Địa ngục.
A Bảo ngạc nhiên hỏi: "Ông ở tầng Địa ngục nào?"
Trần Mạnh Hữu ậm ờ không nói.
A Bảo nói tiếp: "Khi còn sống ông làm ra những chuyện gì, Địa phủ đã ghi chép rõ rành rành. Tôi có thể chiêu hồn ông, cũng có thể tra hỏi Địa phủ, cái gì mà chả biết? Ông cứ che đậy mãi làm tôi không thoải mái thì sẽ để ông dễ chịu chắc?"
Trần Mạnh Hữu đã phải ngậm đắng nuốt cay ăn nhiều quả đắng ở Địa ngục, cũng mong ngóng có một cây cỏ cứu mạng giúp chạy thoát bèn hợp tác nói: "Ban đầu ta ở Địa ngục Nghiệt Kính, sau đó bị chuyển đến Địa ngục Đao Sơn."
Địa ngục Nghiệt Kính là nơi truy tra tội nghiệt lúc còn sống, có thể thấy khi còn trên đời hắn có tội xấu mà không bị tố giác; Địa ngục Đao Sơn chứng minh hắn từng sát sinh.
A Bảo nói: "Lời khai của Khâu Ngọc Như là thật. Gϊếŧ hại Quách Uyển Giang và Chu Hỉ Ngư ông cũng có phần."
Trần Mạnh Hữu càng tin cậu biết không ít nội tình, thành thật giải thích: "Ta chỉ đổi rượu trong bữa tiệc thành rượu hoa đào, còn đâu không làm gì nữa. Gϊếŧ người là việc một mình Khâu Ngọc Như làm."
Tần suất lên sân khấu của rượu hoa đào hơi bị nhiều rồi đấy.
A Bảo không thể phớt lờ điểm ấy: "Rượu hoa đào có gì khác rượu bình thường?"
Trần Mạnh Hữu nói: "Cha ta thích uống rượu, từng sai người làm trong phủ lấy hoa đào Quách Trang ủ thành rượu. Có hương vị thơm nồng. Lúc uống vào phê như lên tiên, cơ thể tinh thần khoan khoái dễ chịu. Nhưng có một lưu ý, sau khi uống trong thời gian nửa chén trà, đầu óc sẽ choáng váng, cả người mệt mỏi không còn chút sức lực nào."
Khá giống triệu chứng của Thương Lộ Lộ hôm uống rượu say.
A Bảo nói: "Ông đổi rượu, Khâu Ngọc Như ra tay, hai người đã phân công rõ ràng. Nhưng theo tôi biết, ông và Quách Uyển Giang là bạn từ nhỏ lớn lên cùng nhau, ông cũng có hôn ước với Chu Hỉ Ngư. Sao lại muốn gϊếŧ bọn họ?"
Trần Mạnh Hữu căm giận: "Bạn cái gì loại ấy, ngươi không biết gã thôi, gã chưa bao giờ coi ta là bạn, chỉ coi ta như... Coi như thứ đồ hèn kém gọi thì đến, đuổi thì đi!"
A Bảo nghĩ đến thái độ mập mờ của Quách Uyển Giang trong thư, bỗng bừng tỉnh: "Vậy là Quách Uyển Giang yêu đơn phương ông?"
"Nào có từng yêu? Chẳng qua chỉ là..." Người giấy tức giận đến không nói nên lời, thở hổn hển nửa ngày mới tiếp tục, "Chỉ coi ta là đồ chơi thôi. Gã đọc được mấy thứ sách hoang dâm bèn gọi ta đến chơi. Sau khi bị trang chủ phát hiện, ta đã bị đánh mười gậy, suýt tàn phế, gã thì chẳng hề hấn gì, còn nói sau này sẽ vụng tới nhà ta chơi."
Cơn phẫn nộ bị ép xuống trăm năm cuối cùng cũng tìm được đường giải toả, hắn hoàn toàn không hãm phanh được, nói liến thoắng như bắn thơ, kể lại ân oán ngày xưa:
"Ta biết Khâu Ngọc Như thèm muốn gia tài của nhà họ Quách nên đã cố tình để lộ việc này, quả nhiên ả mượn luôn cái cớ này để dây dưa lằng nhằng với Quách Uyển Giang, còn giúp ta thành thân cùng Chu Hỉ Ngư. Đúng là buồn ngủ lại gặp chiếu manh! Ta cứ nghĩ cuối cùng cũng có thể thoát khỏi thằng súc sinh ấy, nhưng ông Trời không có mắt, lão trang chủ qua đời. Quách Uyển Giang không bị ai quản chế nữa nên thoát được ra. Khâu Ngọc Như không có lựa chọn nào khác ngoài tiết lộ chuyện này cho Hỉ Ngư. Hỉ Ngư ngây thơ lương thiện, tức khắc đi tìm Quách Uyển Giang lý luận. Đáng giận thằng súc sinh ấy còn muốn chiếm đoạt nàng, cưỡng ép ta ly hôn. Nếu ta không đồng ý thì bắt cả nhà ta phải chuyển đi."
"Ta là một thư sinh chân yếu tay mềm thì biết làm sao? Nên làm gì? Làm thế nào đây?"
"Vừa hay đúng dịp Quách Uyển Giang mở tiệc, ta biết được Khâu Ngọc Như muốn gϊếŧ Hỉ Ngư ở bữa tiệc bèn giả vờ âm mưu thông đồng cùng ả, ta đổi rượu. Vốn định nhân cơ hội ả gϊếŧ Quách Uyển Giang, ta sẽ cứu Hỉ Ngư. Không thể nào ngờ ở bữa tiệc ta bị Quách Uyển Giang chuốc cho một chén rượu, ngủ thiếp đi... Sau khi tỉnh lại, Hỉ Ngư và thằng súc sinh kia đã gặp chuyện. Ta đành phải báo quan, trả thù thay Hỉ Ngư."
Trần Mạnh Hữu thỉnh thoảng gọi Quách Uyển Giang là "thằng súc sinh", chứng tỏ hắn hận Quách Uyển Giang đến thấu xương.
A Bảo hỏi: "Cái chết của Khâu Ngọc Như có liên quan đến ông không?"
Trần Mạnh Hữu nói: "Làm việc phi pháp, sự ác đến ngay, ta không làm thì ông Trời cũng làm."
A Bảo lại hỏi: "Sau đó Khâu Ngọc Như đầu thai thành con gái ông, nửa đêm gϊếŧ ông?"
Người giấy vặn vẹo thân thể, thể hiện nội tâm lúc này đang rất không bình tĩnh: "Ả đàn bà độc ác này... Đáng đời ả làm nhiều điều xấu, vừa gϊếŧ ta xong đã bị sét đánh đến hồn phi phách tán."
Chuyện cũ của Quách Trang đã được giải đáp.
Nhưng xuất hiện vấn đề mới:
Một, ai đã bắt Trần Mạnh Hữu ở lại Địa ngục.
Có khả năng làm được việc này, tuyệt đối không thua kém với người phong ấn được cổng Địa phủ — hai người có lẽ là một. Đẳng cấp ít nhất cũng phải bằng Thượng Vũ... Thậm chí có khi còn cao hơn?
A Bảo chợt rất muốn biết dạo này Đại Kính Tiên đang làm gì.
Kiểu hành vi ngấm ngầm làm chuyện xấu này rất giống tác phong của hắn!
Hai, ai để cho Khâu Ngọc Như mang theo ký ức kiếp trước đầu thai, rồi lại bị ai đánh đến hồn phi phách tán?
Nếu là một người làm, phong cách vòng vo Tam Quốc này là đến thời kỳ phản nghịch, mắc bệnh mãn kinh hay đang đến tháng vậy?
Ba, Quách Uyển Giang đến cùng là quỷ hay yêu? Cây đào khổng lồ kia có lai lịch gì?
Suýt chút nữa là có thể cởi bỏ được nút thắt này... Vừa đúng lúc phải để Tứ Hỉ lấy công chuộc tội rồi, bồi thường cho lần trước làm Quách Uyển Giang chuồn mất.
Trong tiếng kêu gào đinh tai nhức óc của Trần Mạnh Hữu, A Bảo trả hắn về lại Địa phủ. Sau đó nhân lúc trời chưa tối — lịch ngày chưa lật sang trang triệu hồi Tứ Hỉ.
Tứ Hỉ không xuất hiện, chỉ có một tờ giấy đưa tin nhăn dúm dó viết: Em đang bận, có gì nói sau.
A Bảo thở dài: "Nhớ hồi Tứ Hỉ còn lẽo đẽo theo sau, lúc nào gọi cũng được quá đi mất. Cho dù chỉ nghe một câu "Đại nhân ngài không sao chứ" cũng tốt."
Ấn Huyền yên lặng nhìn cậu, nói: "A Bảo, em không sao chứ."
Giọng điệu uy nghiêm nhưng ôn hoà khác hẳn Tứ Hỉ khiến A Bảo phải giật mình, nhanh chóng đứng nghiêm, lưng thẳng tắp: "Em hoàn hảo một trăm phần trăm! Luôn luôn sẵn sàng vì Tổ sư gia xông pha khói lửa!"
Ấn Huyền: "..."
Ấn Huyền nói: "Nếu em muốn gọi ta là A Huyền..." cũng được thôi.
Nhưng A Bảo không đợi người yêu nói xong đã ngắt lời: "Chuyện nguy hiểm như vậy, làm một lần là đủ rồi."
———
Chú thích:
*Câu gốc là "Kết cỏ ngậm vành". Vốn xuất phát từ một câu chuyện trong Tả Truyện, phần Tuyên Công Thập Ngũ Niên: Ngụy Thù là người nước Tần, có một người thiếp yêu, khi sắp chết còn dặn con là Ngụy Khỏa phải đem cả người thiếp chôn theo. Ngụy Thù chết, Ngụỵ Khỏa cho người thiếp về, không đem chôn theo. Sau Ngụy Khỏa lên làm tướng, đi đánh tướng Tấn là Đỗ Hồi, khỏe mạnh có tiếng ít ai thắng nổi, đang lúc đánh nhau, tự nhiên Đỗ Hồi vấp phải đám cỏ mà ngã, bị Ngụy Khỏa bắt được. Đêm về, Ngụy Khỏa mộng thấy một ông già đến nói rằng: "Tôi là cha người thiếp, cảm ơn ông không chôn con gái tôi, nên tôi kết cỏ quấn chân Đỗ Hồi cho hắn ngã vấp để báo ơn"...
Do đó, người ta thường nói "kết cỏ ngậm vành" để chỉ sự đền ơn trả nghĩa.