Luật Ngầm
Chương 1: Trang ký ức cũ
"Có một thực tế không thể chối bỏ, đó là trong thế giới này, luôn tồn tại những thứ được vận hành không dựa trên luật pháp."
Cuộc đời mỗi con người cũng giống như vòng đời của một cái cây: sinh ra, lớn lên rồi già cỗi. Hạt giống tốt chưa chắc sẽ cho ra đời một cái cây tốt, và ngược lại.
Tôi đã từng là một hạt giống như thế, nhưng mảnh đất nơi tôi được gieo xuống lại khô cằn và đầy giông bão. Cha mẹ ban cho tôi sự sống, còn cuộc đời ban cho tôi nghị lực - điều mà tôi tin rằng quý giá và cần thiết hơn bất kỳ thứ gì khác. Tôi đã chứng kiến sự trưởng thành của chính mình như nhìn một ai đó trong thế giới song song, như xem một thước phim quay chậm của một người xa lạ hoàn toàn chẳng phải tôi, thước phim đó đưa tôi đi qua những thăng trầm, những cơn bão đời đầy dữ dội.
Mẹ sinh ra tôi vào ngày Quốc khánh lần thứ bốn mươi tám sau ba ngày đau chuyển dạ. Tôi đến với cuộc đời trong một ngày nắng nhuộm vàng mùa thu, với sự chào đón đầy hy vọng và khát khao của các thành viên trong gia đình. Họ bỏ qua định kiến trọng nam khinh nữ, và coi tôi như một sự khởi đầu tốt đẹp của dòng họ.
Mẹ nói tôi là một đứa trẻ đặc biệt, ngay khi ra đời, tôi đã có đôi răng cửa và cái đầu đen nhánh tóc như người lớn. Đầu tôi lại còn to nữa, có lẽ vì vậy mà mẹ đã rất khó khăn để sinh ra tôi. Nhiều người nói tôi thật lì lợm, tôi đã không khóc khi chào đời, chỉ đến khi họ vỗ mạnh vào mông, tôi mới có thể bật khóc oe oe thành tiếng.
Ngày đó, gia đình tôi sống trong một căn hộ tập thể. Ký ức của tôi là mùi rau má thoang thoảng bay vào nhà qua ô cửa sổ mở toang hướng về phía sân sinh hoạt chung. Nhà hàng xóm thường giã nhuyễn rau má trong chiếc cối đá, sau đó lọc lại một lần bằng vải mùng để lấy nước uống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi thường ngồi ở ô cửa sổ đó mà ngắm nhìn nhịp chày đều đặn nghiền nát những lá rau má tươi xanh mơn mởn, mùi hương quyện ngọt lấy từng khoảnh khắc bình yên.
Khi ấy, gia đình tôi có một nhà hàng nhỏ chuyên bán đồ ăn cho người nước ngoài ở khu phố Tây. Mẹ khá bận rộn với công việc ở cửa hàng, còn ba thì luôn có việc riêng ở bên ngoài. Cho đến một ngày, khi ấy tôi khoảng bốn tuổi, tôi chỉ nhớ đó là một ngày mùa hè nắng chói chang, mẹ bắt tôi gọi ba bằng “chú”. Tôi không biết vì sao lại như vậy. Lớn hơn một chút tôi mới hiểu, con cái chính là đòn trừng phạt ghê gớm nhất mà họ có thể dành cho nhau. Như thể ai có được đứa con - là tôi - thì đó là kẻ chiến thẳng. Dẫu tôibiết, mẹ cũng chẳng vui sướng gì, ngược lại, việc tước quyền làm cha của người đàn ông ấy như nêm chặt hơn vào nỗi đau của mẹ, sự ức chế vô hình như một chiếc bình bị dồn nén quá nhiều thứ vào bên trong, chỉ chực chờ tan vỡ.
Ba thường xuyên vắng nhà. Ông có nhiều mối quan hệ chồng chéo với phụ nữ bên ngoài, khiến mẹ tôi cảm thấy bất an. Niềm tin dần mất đi khi ông nhiều lần không giải thích được về những hành động của mình, vì sao ông thường ra khỏi nhà vào ban đêm, và có khi mẹ tôi cũng chẳng thể liên lạc được với ông trong vài ngày. Không ít lần, mẹ tôi bắt gặp ông đi cùng người phụ nữ khác. Lắm lúc, chính ông cũng thừa nhận rằng đó là nhân tình của mình khiến mẹ tôi bao phen sống dở chết dở.
Không như những đứa trẻ khác, tôi chỉ thích loay hoay chơi một mình đằng sau cánh cổng nhà. Bạn của tôi chỉ là mấy chú cá bé xíu nhiều màu sắc trong cái lu nhỏ ngoài sân. Khi buổi chiều nắng dần tắt, thì cũng là lúc tiếng loảng xoảng từ trong nhà vọng ra khiến tôi giật mình. Tôi thu lu ngồi ngoài sân ngắm nhìn những chú cá mà tôi vừa vớt ra khỏi lu bỏ vào chiếc bát con. Trời bắt đầu mưa, nước tràn lênh láng ra khỏi bát, kéo những chú cá đang bơi lội vui vẻ nằm sõng soài trên mặt đất. Chúng bắt đầu giãy đành đạch như tuyệt vọng chờ đợi một bàn tay nào đó cứu vớt lấy sự sống đã bắt đầu mong manh.
Khi giọt nước tràn ra khỏi giới hạn cho phép, tất cả mọi thứ đều trở nên mong manh…
Tôi bắt đầu đến cửa hàng của mẹ nhiều hơn, ngồi ở quầy thu tiền, và lắng nghe những câu chuyện vụn vặt, không đầu không cuối của khách. Họ nói nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và màu tóc của họ cũng không giống tôi. Tôi cũng được dạy vài câu ngoại ngữ đơn giản để có thể trả lời khi một số vị khách muốn nói chuyện và chụp ảnh cùng.
Sau sinh nhật lần thứ năm của tôi hai ngày, có một vị khách tây khoác chiếc áo măng tô màu đen tuyền bước xuống từ chiếc ô tô màu bạc đậu phía bên kia đường, bước vào nhà tìm ba mẹ tôi. Họ nói chuyện với nhau khá lâu, sau đó, vị khách ấy ra về. Trước khi bước ra khỏi cửa, ông ấy quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Sau cuộc gặp gỡ đó, rất nhiều đồ chơi tư duy, những bộ xếp hình với mức độ khó tăng dần, những loại nhạc cụ cầm tay và nhiều đĩa nhạc với giai điệu dễ chịu được chuyển đến nhà tôi. Mẹ nói tôi cứ chơi lúc nào mà tôi thích, còn ba thì hỏi tôi sau này lớn lên có thích đến Hoa Kỳ du học hay không. Tôi không biết Hoa Kỳ ở đâu, nhưng mẹ nói rằng nơi đó cách chỗ chúng tôi đang sống rất xa, và điều đó khiến tôi không mấy hứng thú, bởi vì phải sống xa ba mẹ thật sự là điều quá khó khăn với tôi.
Vào một ngày cuối tháng Chín, tôi vẫn nhớ hôm đó là thứ Sáu, ba mẹ tôi được người hàng xóm mời đi ăn tối. Dù chúng tôi không muốn đi lắm nhưng thật khó lòng mà từ chối họ. Ngoài trời bắt đầu mưa, nồi lẩu bốc khói nghi ngút trông càng hấp dẫn hơn lúc nào hết. Bỗng có tiếng lao xao, tiếng ly chén đổ vỡ, tiếng la hét và tiếng bước chân dồn dập... Mẹ kéo tôi đứng dậy, mọi thứ như nhoà đi trước mắt tôi. Một lúc sau, tôi cảm thấy tóc mình dần ướt và đầu thì bắt đầu nhức nhối.
“Mẹ ơi, con chảy máu rồi.” Tôi ngước lên nhìn mẹ.
Mẹ tôi bắt đầu không giữ được bình tĩnh nữa. Chúng tôi được đưa sang căn nhà kế bên bằng cách leo qua ô cửa sổ nhỏ xíu. Họ vội vàng mang rất nhiều bông băng ra để sơ cứu cho tôi. Mọi thứ diễn ra quá bất ngờ và hỗn độn, tôi không hiểu vì sao mình bị thương, sao máu lại chảy nhiều như thế, nhưng lạ thay, tôi không khóc một tiếng. Mọi người cố gắng gọi xe để đưa tôi đi cấp cứu. Nối tiếp đó là tiếng băng ca vội vã, tiếng kim loại va vào nhau loảng xoảng, tôi được đẩy qua một khoảng hành lang tối, tối đến mức tôi có thể nhìn thấy ánh trăng sáng lấp ló sau kẽ lá... Tôi lại ngước nhìn mẹ rồi nói nhỏ: “Mẹ ơi, trăng sáng quá! Mẹ ơi... con buồn ngủ...”
Mẹ tôi khóc, bà làm mọi cách để giữ cho đầu óc tôi không chìm vào giấc ngủ. Cô Út tôi, lúc này đang là bác sĩ trong bệnh viện, cũng khóc. Chỉ có tôi là cứ thắc mắc vì sao họ lại khóc như vậy. Rồi tôi thiếp đi trong tiếng khóc văng vẳng bên cạnh, trong giọng nói của một bác sĩ khác: “Vết chém cận sọ, một chút nữa thôi thì… Đứa bé là cháu ruột của cô à? Cô run thế này thì làm sao mà làm được?”
Khi tỉnh lại, tôi thấy ba mẹ đang ngồi bên cạnh với đôi mắt đỏ hoe. Thấy tôi mở mắt, ba đầu tiên là ngạc nhiên, mừng rỡ, sau đó run run vuốt nhẹ lên má tôi rồi đứng dậy nói với mẹ: “Con tỉnh rồi! Em ở đây trông con nhé, lát anh về.”
Mẹ tôi không nói gì, ánh mắt bà thăm thẳm, chất chứa bao nỗi niềm, có sự lo lắng, mệt mỏi, và cả giận dữ. Nửa đêm hôm đó, khi đang lơ mơ ngủ, tôi nghe loáng thoáng có tiếng ồn ào, đúng lúc ba trở về, còn mẹ đang cầm chiếc ghế nhựa định ném vào họ. Trước sự im lặng của ba tôi và sự phẫn nộ của mẹ, họ chắp tay van xin: “Em xin lỗi anh chị... Em xin lỗi... Em và bạn cũng bị chém phải vào đây. Tụi em không cố ý làm hại con gái anh chị.”
Thì ra, họ là những người đã gây ra trận ẩu đả đó. Tôi lại thiếp đi không biết thêm gì nữa.
Tôi nằm viện được hai hôm thì cô Thảo - bạn của ba mẹ tôi - mang rất nhiều quà đến thăm. Cô ấy nhìn tôi rồi quay sang nói với ba mẹ tôi, khuôn mặt méo mó, khổ sở: “Em xin tạ tội với anh chị. Người hại con bé ra nông nỗi này là thằng em họ trời đánh của em. Nó biết đã lỡ tay chém nhầm con gái của anh chị nên trốn ra đảo từ đêm hôm đó tới giờ. Bây giờ, nó nhờ em đến tạ tội thay, xin anh chị tha thứ cho nó lần này mà viết giấy bãi nại để nó không phải ra toà. Nếu anh chị không đồng ý thì nó cũng chỉ còn đường ra tự thú chứ không dám vơ vất ở bên ngoài. Nó thực sự biết lỗi rồi, mong anh chị hãy thương em, thương nó mà bỏ qua lần này. Gia đình em sẽ ký giấy cam kết lo cho con bé đến năm cháu mười tám tuổi.”
Mẹ không nói gì. Còn ba thì ra ngoài châm thuốc hút.
Tôi cũng không rõ ba mẹ tôi đã xử lý việc đó ra sao, nhưng hôm sau nữa, tôi lại thấy cô Thảo tới thăm, đi cùng cô là một anh thanh niên gầy rộc. Vừa bước vào phòng, anh ta đã quỳ sụp xuống chân ba tôi. Không ai nói gì. Mọi người trong phòng đổ dồn ánh mắt về phía chúng tôi. Mẹ đưa cho cô Thảo một tờ giấy đã được ký sẵn còn ba thì vẫn im lặng, chỉ xua tay ra hiệu cho người thanh niên đó đi ra ngoài. Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì sự sợ sệt của người thanh niên kia đối với ba tôi. Nhưng rồi cơn đau rát từ vết thương vừa mới khâu khiến đầu óc tôi lại chìm vào cơn mơ hồ, không còn quan tâm đến việc đó được nữa.
Tôi nằm lại bệnh viện khá lâu và bị tiêm thuốc mỗi ngày, đến mức chân mất cảm giác tưởng chừng như bị liệt, không thể đi lại được. Ba cõng tôi ra công viên của bệnh viện và đặt tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá, sau đó mang cho tôi đôi dép để tập đi trở lại. Đôi chân không còn chút cảm giác, tôi khuỵu ngã khi vừa chạm đất. Mẹ nói chưa muốn để tôi tập đi, vì có lẽ tôi vẫn còn mệt và vết thương thì chưa lành. Ba nhìn tôi không đỡ, chỉ lẳng lặng nói: “Nếu như con không tập đi bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ con có thể đi trở lại được nữa. Sự đau đớn này vẫn còn nhẹ nhàng hơn nhiều lần nếu một ngày con phát hiện ra mình không thể tự đứng dậy, không thể tự bước đi trên đôi chân của mình.”
Rồi ba đến bên cạnh tôi, chìa tay cho tôi vịn để đứng lên. Tôi lê từng bước, từng bước cho đến khi ba thử buông tay và tôi lại ngã. Mỗi buổi chiều, ba lại kiên nhẫn đưa tôi xuống công viên để cho tôi tập đi. Đó quả thực là những ngày gian nan với tôi.
Không lâu sau, tôi được xuất viện về nhà, đã có thể tự đi lại được, nhưng tôi không thể chấp nhận nổi hình ảnh của mình trong gương: quá lạ lẫm, quá kinh khủng. Tôi cảm thấy mình thật xấu xí và đáng sợ, nhưng tôi không dám nói điều đó với ba mẹ mà chỉ lặng lẽ ngồi co mình ở góc giường. Có lẽ thấy tôi cố xoay chiếc gương úp vào tường, mẹ gọi tôi lại và hỏi: “Con khó chịu và không thích kiểu tóc mới này phải không?”
Tôi không trả lời mà chỉ cụp mắt xuống, buồn rười rượi.
Mẹ tôi lại nói tiếp: “Con có biết sự lợi hại của kiểu tóc này không?”
Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Tôi không nghĩ kiểu tóc xấu xí như thế lại có bất kì sự lợi hại nào.
Mẹ lại nói: “Chẳng phải con thích bộ đồ chơi nấu ăn mới hay sao? Dùng quả đầu xương rồng của con để bắt ba mua cho con đi!”
Mẹ nháy mắt còn tôi thì bắt đầu nhoẻn miệng cười, lần đầu tiên tôi nở nụ cười khi nhắc đến kiểu tóc mới của mình. Tôi chạy đến húc đầu vào bụng ba, ba nhột nên cười khúc khích. Tôi la lớn: “Ba mua cho con bộ đồ chơi nấu ăn mới đi, con sẽ tha cho ba.” Vừa la tôi vừa dúi dụi đầu vào bụng ba. Tiếng cười sằng sặc của hai cha con vang khắp nhà. Lần đầu tiên kể từ ngày tôi bị thương, ba mới lại cười vui vẻ như vậy. Tối hôm đó, ba đưa tôi đi mua bộ đồ chơi tôi thích. Có mấy quả dừa nho nhỏ bằng nhựa màu xanh, mấy chiếc ghế xinh xắn bé xíu cùng những cái chén, dĩa nhiều màu sắc. Tôi thích lắm!
Kể từ ngày ra viện, mẹ bắt tôi uống sữa đặc pha với trứng gà suốt một thời gian dài. Tôi thật sự phát ngán với mùi vị đó, thậm chí vừa uống vừa chực nôn ra. Mẹ xoa lưng và động viên tôi: “Cố lên con! Không phải điều gì tốt cho con cũng đều khiến con dễ chịu đâu. Nhưng vì nó có ích, con nên chịu đựng nó, nhé?”
Quả thật, tôi không hề dễ chịu với những mũi tiêm, mùi sữa bò trộn với lòng đỏ trứng gà, việc phải cạo tóc và sự đau rát mỗi khi thay băng cho vết thương. Thậm chí, khi vết thương đã lành, trên đầu tôi vẫn còn một vết sẹo rất dài khiến tóc không mọc lên được. Nó làm tôi vô cùng mặc cảm, nhưng tôi phải học cách sống chung với nó, có lẽ là suốt cuộc đời của mình. Nó nhắc tôi nhớ đến một đoạn tuổi thơ đã từng phải chống chọi với những điều tưởng chừng quá sức đối với một đứa trẻ. Nhưng thật may mắn vì tôi đã vượt qua.
Cũng vào khoảng thời gian ấy, vị khách tây kỳ lạ nọ lại tìm đến nhà tôi, khuôn mặt ông ta lúc này khá căng thẳng. Ba mẹ tôi cho ông ta xem một số giấy tờ, có lẽ là hồ sơ bệnh án của tôi. Lần trao đổi này chóng vánh hơn những lần trước và trước khi rời khỏi, ông ấy đến cạnh tôi, mỉm cười rất thân thiện. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy vị khách tây lạ lùng kia, và cũng kể từ đó, ba mẹ tôi không còn nhắc gì về việc đến Hoa Kỳ học tập khi tôi lớn lên nữa. Nhiều năm về sau, tôi có nghe tin về người em của cô Thảo - người đã vô ý chém phải tôi năm xưa. Chú ấy qua đời trong cô độc trên một hòn đảo vì sốc ma tuý.
❉❉❉
Một năm sau tai nạn đó, tôi vào mẫu giáo. Gia đình tôi chuyển về sống chung trong căn nhà lớn của bà nội. Nhà tôi lúc bấy giờ không quá nghèo nhưng cũng không còn dư dả như trước nữa, vì công việc của ba mẹ tôi bắt đầu có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mẹ tôi là người phụ nữ giỏi vun vén nên chưa bao giờ tôi bị thiếu thốn bất cứ thứ gì. Như bao đứa trẻ khác, tôi bắt đầu vòi vĩnh ba mẹ những món đồ chơi để khoe với những đứa bạn ở trên lớp. Tối hôm đó, ba mẹ mang về cho tôi một chiếc hộp nhỏ, nhưng sau bữa cơm, tôi mới được phép mở ra. Tôi háo hức chờ đợi đến khi nắp hộp hé mở, bên trong là một con lật đật bằng nhựa. Ba tôi dùng tay gí đầu con lật đật xuống, và ngay lập tức, nó lại bật đứng dậy. Những chiếc chuông bên trong phát ra âm thanh rất vui tai khi nó đong đưa. Tôi hỏi ba liệu có thể mua cho tôi thêm một con búp bê nữa hay không. Ba đã nói với tôi: “Có thể, nhưng con có thích một con búp bê thật đẹp đẽ nhưng khi bị ngã lại không thể tự đứng dậy không?”
Ba tôi là như vậy, ông rất thương tôi nhưng cũng rất nghiêm khắc. Ông luôn dạy tôi sống tự lập, hiểu rõ giá trị cuộc sống từ khi tôi còn rất nhỏ. Trong ký ức tôi vẫn nhớ, tôi thường bị muỗi cắn và những vết cắn đó luôn trở thành những đốm ghẻ, chúng lở loét vì tôi hay dùng tay gãi sồn sột mỗi khi ngứa ngáy. Mẹ thoa thuốc cho tôi nhưng rồi đâu lại vào đó. Vậy là mỗi chiều, khi đài phát thanh bắt đầu chương trình thường ngày, cũng là lúc ba đạp xe chở tôi ra biển, sau đó lấy cát ướt chà xát lên những đốm ghẻ đang rỉ máu của tôi. Vì vết ghẻ đang loét ra lại gặp nước mặn và cát vụn nên đau rát. Tôi gào khóc đấm bùm bụp vào vai ba.
Ba nói với tôi: “Con chịu khó một chút, bây giờ đau rát nhưng vết thương sẽ mau lành, sau này mới không để lại sẹo.”
Và tôi chợt nhớ lại lời mẹ: “Không phải bất cứ điều gì tốt cho con đều khiến con dễ chịu.”
❉❉❉
Lại nói về gia đình bà nội. Cô Út thường nói chuyện lớn tiếng, có lần nói hỗn với ba tôi. Những lúc như vậy, tôi chỉ thấy ba nhìn cô rồi im lặng đốt thuốc. Có lẽ trong mọi vấn đề, sự im lặng luôn là cách phản ứng đáng sợ nhất. Tôi vẫn thường nghe bà nội mắng rằng cô được ăn học đến nơi đến chốn là nhờ ba thời trẻ đã đi làm vất vả, chắt chiu dành dụm từng chút một để nuôi cô đạt được ước nguyện vào trường Y. Nhưng kể từ khi trở thành một bác sĩ, cô Út luôn tỏ ra xem thường ba tôi vì cô cho rằng mình học cao hơn. Khoảng cách giữa hai anh em như tăng dần lên. Ba tôi đã nhường cho cô những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời này mà một người anh trai có thể làm được cho em gái của mình. Nhưng có lẽ, những thứ được cho đi “vô điều kiện” thường ít được trân trọng vì người nhận xem đó là lẽ hiển nhiên.
Khi có công việc ổn định tại một bệnh viện lớn, cô Út sinh thêm một cậu con trai nữa. Tôi đứng ngoài cửa cứ thấy mọi người bảo thằng bé nằm trong nôi là “cậu ấm”, tôi không hiểu điều đó có nghĩa là gì nhưng tôi biết rằng mọi người rất yêu quý em. Một buổi chiều nọ, khi cô Út đang bồng thằng bé trong lòng ngồi xem tivi, tôi đang nằm bò dưới sàn để tô màu, bỗng dưng tôi thấy có cái gì âm ấm đang tí tách nhỏ xuống đầu mình. Ban đầu, tôi tưởng cô Út uống nước làm văng trúng đầu tôi. Định thần lại, thấy cô đang ôm bụng cười ngặt nghẽo, tôi mới biết rằng “cậu ấm” nhà cô vừa tè đúng chỗ tôi. Mang cái đầu ướt đầy nước tiểu trẻ con, tôi chạy vào phòng vì mắc cỡ. Tôi trốn trong đó đợi ba mẹ về, nhưng mãi đến tận gần khuya tôi mới thấy bóng dáng họ mang theo những bó củi to đùng để nấu cám cho lợn. Đặt những bó củi ngay ngắn vào góc sân, mẹ xuống nhà dưới rửa tay và dọn ra bàn hai con chim cút nướng, món mà tôi rất thích ăn. Mẹ dành một con cho tôi và một con cho bà nội. Tôi mừng quá mà quên mất chuyện bị tè trên đầu chiều nay. Tôi nhấm nháp món chim nướng một cách chậm chạp như sợ rằng nếu ăn nhanh một chút thôi nó sẽ hết vèo vậy, nhưng cuối cùng, nó vẫn hết nhẵn trong sự tiếc nuối của tôi. Ăn xong xuống bếp rửa tay, tôi nhìn thấy ba mẹ đang ăn cơm nguội với nước thịt còn ở đáy nồi. Cảm nhận được sự nhọc nhằn ấy, tôi không dám chia sẻ thêm về những ấm ức, hờn tủi thường ngày mình phải đè nén khi không có ba mẹ ở nhà. Tôi không muốn họ thêm phiền muộn.
Bà nội tôi là một thương binh. Tôi đã nhìn thấy có rất nhiều huân chương được bà treo đầy ở phòng khách. Những lần đi họp mặt Hội cựu chiến binh, bà thường mặc quân phục được là lượt phẳng phiu và đeo huân chương lấp lánh trên ngực. Tôi vẫn cảm nhận được niềm tự hào của bà khi ngắm nhìn những kỷ vật của một thời hào hùng. Và đối với tôi, đó cũng là màu áo đẹp nhất.
Bà thường kể cho tôi nghe về những kỷ niệm thời chiến tranh của mình, những ngày hành quân gian khổ đến thế nào. Khi ấy, dù chưa thể hiểu được mọi thứ nhưng tôi vẫn chăm chú lắng nghe mỗi khi bà kể chuyện.
Bà thương tôi rất nhiều. Biết tôi thích ăn quả trứng cá, mỗi buổi trưa khi tôi ngủ, bà lại trèo lên ban công nơi gác xép, với tay hái những quả trứng cá chín lủng lẳng trên những cành cây đang sà vào hiên nhà. Bà đựng chúng trong cái ca uống nước làm bằng nhựa màu xanh nước biển đã rất cũ chờ đến khi tôi thức dậy. Chiếc ca ấy gắn với nhiều kỉ niệm của bà.
Vào một ngày cuối năm, khi tôi sáu tuổi, bà nội nhận được một gói bưu phẩm từ xa chuyển đến, bên trong có một lá thư. Lá thư như gợi về những kí ức trong bà, bà trầm ngâm nhìn xa xăm vô định. Tôi rón rén đến gần, bà dang tay ôm tôi vào lòng, hai bà cháu cứ ngồi im lặng như vậy ngắm hoàng hôn đang buông dần xuống mảnh sân nhỏ trước nhà, nơi có những phiến lá vàng phất phơ trong cơn gió nhẹ cuối ngày.
Có lẽ, cuộc đời của bà tôi là một câu chuyện bi tráng, đầy ắp những ký ức hào hùng nhưng cũng lắm những khoảng trầm trong nước mắt. Mười sáu tuổi, bà nội đã tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ giao liên. Sau đó, bà được học để trở thành y sĩ phục vụ ở căn cứ. Trong quá trình học tập, nhìn thấy tư chất ở người thiếu nữ nhỏ bé ấy, tổ chức quyết định đưa bà đi đào tạo để trở thành một nhân viên tình báo chuyên nghiệp. Kể từ đó, cuộc đời bà rẽ sang hướng khác.
Không biết vì sao, trước đây bà chưa từng kể cho tôi nghe về ông nội, bà khó chịu khi có ai đó hỏi về những thứ có liên quan đến ông, kể cả ba tôi. Có lẽ, giữa họ có một bí mật nào đó vô cùng to lớn khiến trái tim vừa hận vừa yêu, nửa muốn thừa nhận nửa lại muốn chối từ. Nhưng vào buổi chiều buồn hôm ấy, bà đã kể cho tôi nghe về ông, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất bà nhắc đến ông.Ông gặp bà tại chiến khu Việt Bắc, trong một lần ông bị thương và được bà chăm sóc, họ đã bén duyên nhau từ đó. Ông xin phép tổ chức để cưới bà làm vợ và được chấp thuận. Năm 1952, bà sinh con trai đầu lòng, chính là bác cả của tôi.
Ngày mồng 7 tháng Năm năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Người ta nói rằng đây là một chiến thắng quan trọng gây chấn động, vì sự tương quan về lực lượng của hai bên tham chiến. Nhưng trong khi cả nước hân hoan ăn mừng chiến thắng vang dội khắp năm châu đó, bà tôi đón nhận tin tức khiến lòng mình chết lặng:
Ông nội tôi đã tử trận.
Cũng trong năm đó, sau khi hiệp định Genève được ký kết, đất nước lấy ranh giới là vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam - Bắc. Nén nỗi đau mất chồng vào trong, bà gửi bác cả lại cho gia đình ở Quảng Ngãi rồi lên đường vào miền Nam, tiếp tục hoạt động.
Cho đến tận gần mười năm sau, khi chiến tranh vào giai đoạn cam go khốc liệt nhất, bà gặp lại ông trong một lần ra Hà Nội báo cáo công tác. Bà rưng rưng khi nhắc lại, bà không thể tin nổi cuộc đời này lại còn có thể được nhìn thấy ông bằng xương bằng thịt thêm một lần nữa. Khi ấy, ông vẫn vậy, không hề thay đổi. Sau mười năm trời dài đằng đẵng, bà bắt đầu tin rằng ông đã bỏ bà đi trước. Vậy mà giờ đây, bà được gặp lại ông, với nguyên vẹn tình yêu và lời hứa ông dành cho bà, rằng khi nào im tiếng súng, ông sẽ cùng bà trở về làm những người bình thường, sống một cuộc đời bình thường bên vườn cây, ao cá... Vào cái đêm đoàn tụ sau một thập kỷ chia cắt ấy, ông đã nói với bà: “Anh nhất định sẽ không để lạc mất em một lần nữa.”
Bà trở vào Nam mang theo lời hứa của ông, mang theo cả giọt máu của ông mà không hề hay biết…
Khi đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi đau xa cách, nhưng giờ đây, khi hồi tưởng lại từng lời bà kể, tôi hình dung ra được sự thống khổ của chia ly: Đó là cảnh đất nước bị chia cắt, vợ chồng phải chia lìa, anh em cha mẹ cũng xa nhau trong khi đang sống dưới cùng một bầu trời Tổ quốc. Điều đó khác gì trái tim bị cứa làm đôi…
Vào một ngày tháng Bảy năm 1964, chỉ một tuần sau khi bà trở lại miền Nam, một số giới chức của Việt Nam Cộng hoà tuyên bố Bắc chiến. Trong lần họp kín tại Hà Nội, bà được giao nhiệm vụ tiếp tục moi tin từ một Đại tá trong hàng ngũ lãnh đạo quan trọng của quân đội Việt Nam Cộng hoà, người đang chung sống với bà tại Sài Gòn. Hơn một năm về trước, bằng lợi thế nhan sắc và khả năng ngoại giao, bà nhanh chóng trở thành phu nhân của vị Đại tá này, một lớp vỏ bọc quá hoàn hảo và chắc chắn để bà có thể hoạt động trong lòng địch, cung cấp những tin tức quý giá cho hậu phương miền Bắc. Lúc đó, họ hàng và bố mẹ ở quê đã lên án bà dữ dội. Tôi thấu hiểu sự oan ức “kêu trời không thấu” của bà tôi khi đó, nỗi oan không được phép thanh minh.
Từ ngày trở về Sài Gòn, bà luôn cảm thấy trong người nôn nao khác lạ, bà biết mình đã có tin vui xen lẫn nỗi buồn. Đủ ngày đủ tháng, bà sinh hạ một cặp song sinh, linh cảm của người mẹ cho bà biết chắc rằng đây chính là con của người chồng cũ, người đồng đội và cũng là người đàn ông bà yêu nhất. Còn ông Đại tá kia thì mừng rỡ vì có được quý tử. Cặp song sinh đó chính là bác Hai và ba của tôi. Vì bà tôi luôn trong tình trạng căng thẳng và lo âu suốt thời gian mang thai nên khi sinh ra, cả hai đứa bé đều khá nhẹ cân. Điều đó càng làm ông Đại tá tin rằng bà tôi vì sức khoẻ yếu nên sinh non. Ông ta luôn mong mỏi có nhiều con, bởi cho rằng đó là biểu hiện của sự thịnh vượng. Trong suốt năm năm chung sống với ông ấy, bà đã có thêm hai người con gái, chính là các cô của tôi.
Trong những năm tháng sống cùng ông Đại tá, ngoại trừ khai thác thông tin mật từ phía ông, bà đã tham dự rất nhiều những buổi tiệc cùng các vị mệnh phụ phu nhân thời bấy giờ, nghe ngóng thêm nhiều thông tin từ họ. Không một ai hoài nghi thân phận của bà, một “đại công thần” vì đã sinh được những đứa con đầy hứa hẹn cho chồng. Một cuộc sống hạnh phúc như thế thì có lý do gì để người ta phải nghi ngờ động cơ của cuộc hôn nhân này? Có lẽ, chính lợi thế đó đã càng giúp bà tôi khai thác tối đa thông tin từ các mối quan hệ vàng.
Vào một ngày đầu năm 1969, sau khi phát hiện ra bộ hồ sơ tối mật nằm trong két sắt ở phòng làm việc của ông Đại tá, bà đã mở đường cho lực lượng hỗ trợ của tổ chức vào tận nơi để đánh cắp. Thật không may, ông Đại tá trở về ngay đêm hôm đó, sớm hơn một ngày so với dự tính. Chính bà đã chĩa súng khống chế ông để đồng đội của mình thoát ra ngoài, mang theo cả bộ hồ sơ quyết định vận mệnh của ông. Với một giọng trầm buồn, bà nói: “Khi đó, bà cứ nghĩ rằng giữa bà và ông ấy sẽ có một viên đạn được bắn ra, sẽ có một người phải chết. Nhưng không, cô Út của con bỗng dưng bước vào, òa khóc vì tiếng ồn ào khiến nó thức giấc. Ông ấy đã buông súng, quay lưng đi. Và từ đó, bà không còn gặp lại ông ấy thêm một lần nào nữa.”
Sau cái đêm động trời ấy, bà tôi cùng một người hầu gái thân cận cũng mang trong lòng ý chí hướng về cách mạng đưa cả bốn người con sang Svay Rieng thuộc Campuchia để tạm lánh. Năm 1973, bà trở lại miền Trung Việt Nam, thay tên đổi họ và tiếp tục hoạt động cho đến ngày hoà bình được lập lại. Bà trở về quê hương, những mong tìm lại gia đình, tìm lại đấng sinh thành để nói với họ một lời giải thích, thì bàng hoàng hay tin họ đều đã qua đời. Trái tim quặn thắt, bà thắp một nén hương để xin được nói một lời tạ tội với tổ tiên. Bà ôm trong lòng nỗi day dứt khôn nguôi khi đã khiến đấng sinh thành về với đất nhưng vẫn mang theo nỗi lòng khắc khoải về con gái của mình. Các cụ đã không thể được nhìn mặt con một lần cuối. Bà tôi không thể có được bất kì một tin tức gì về họ cho đến khi nấm mộ đã mọc đầy rêu xanh.
Đất nước thoát khỏi cảnh chia cắt, bà tôi rất muốn tìm lại ông nội để gia đình đoàn tụ, để ông biết rằng mình còn có hai người con trai nữa ngoài bác cả. Nhưng sự day dứt của một người phụ nữ mang trên đầu cái tội nghiệt “phản bội chồng”, dù là vì nhiệm vụ hay lý tưởng đi chăng nữa thì có lẽ đó cũng là một điều khó chấp nhận. Bà đã không đủ can đảm để tìm lại và đối diện với ông, để cho bác Hai và ba tôi được nhận cha ruột. Bà của tôi, một nữ tình báo dũng cảm xả thân cho an nguy của đất nước, nhưng lại quá yếu đuối trong chính vận mệnh của cuộc đời mình.
Năm 1976, bà đưa cả gia đình đến tỉnh Phú Khánh, tiếp tục thay tên đổi họ và sống những ngày tháng ẩn dật. Bác cả của tôi lúc này đang học ngành Y. Hoà bình lập lại cũng là lúc nỗi oan khuất của bà tôi được hoá giải. Bác cả không còn trách bà nữa, nỗi mặc cảm suốt hơn hai thập kỷ qua trong lòng bác cũng được cởi bỏ. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, gia đình đoàn tụ chẳng được bao lâu thì năm 1982, bác tôi qua đời trong một cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn khá trẻ.
Từ sau hôm nhận được lá thư đó, bà thường dạy tôi học võ, học ngoại ngữ và những kỹ năng mà bà tích lũy được. Có lẽ, quá khứ hào hùng đang sống lại trong bà. Bà truyền cho tôi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và cả nỗi buồn đã phủ một lớp bụi thời gian.
Cuộc đời mỗi con người cũng giống như vòng đời của một cái cây: sinh ra, lớn lên rồi già cỗi. Hạt giống tốt chưa chắc sẽ cho ra đời một cái cây tốt, và ngược lại.
Tôi đã từng là một hạt giống như thế, nhưng mảnh đất nơi tôi được gieo xuống lại khô cằn và đầy giông bão. Cha mẹ ban cho tôi sự sống, còn cuộc đời ban cho tôi nghị lực - điều mà tôi tin rằng quý giá và cần thiết hơn bất kỳ thứ gì khác. Tôi đã chứng kiến sự trưởng thành của chính mình như nhìn một ai đó trong thế giới song song, như xem một thước phim quay chậm của một người xa lạ hoàn toàn chẳng phải tôi, thước phim đó đưa tôi đi qua những thăng trầm, những cơn bão đời đầy dữ dội.
Mẹ sinh ra tôi vào ngày Quốc khánh lần thứ bốn mươi tám sau ba ngày đau chuyển dạ. Tôi đến với cuộc đời trong một ngày nắng nhuộm vàng mùa thu, với sự chào đón đầy hy vọng và khát khao của các thành viên trong gia đình. Họ bỏ qua định kiến trọng nam khinh nữ, và coi tôi như một sự khởi đầu tốt đẹp của dòng họ.
Mẹ nói tôi là một đứa trẻ đặc biệt, ngay khi ra đời, tôi đã có đôi răng cửa và cái đầu đen nhánh tóc như người lớn. Đầu tôi lại còn to nữa, có lẽ vì vậy mà mẹ đã rất khó khăn để sinh ra tôi. Nhiều người nói tôi thật lì lợm, tôi đã không khóc khi chào đời, chỉ đến khi họ vỗ mạnh vào mông, tôi mới có thể bật khóc oe oe thành tiếng.
Ngày đó, gia đình tôi sống trong một căn hộ tập thể. Ký ức của tôi là mùi rau má thoang thoảng bay vào nhà qua ô cửa sổ mở toang hướng về phía sân sinh hoạt chung. Nhà hàng xóm thường giã nhuyễn rau má trong chiếc cối đá, sau đó lọc lại một lần bằng vải mùng để lấy nước uống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi thường ngồi ở ô cửa sổ đó mà ngắm nhìn nhịp chày đều đặn nghiền nát những lá rau má tươi xanh mơn mởn, mùi hương quyện ngọt lấy từng khoảnh khắc bình yên.
Khi ấy, gia đình tôi có một nhà hàng nhỏ chuyên bán đồ ăn cho người nước ngoài ở khu phố Tây. Mẹ khá bận rộn với công việc ở cửa hàng, còn ba thì luôn có việc riêng ở bên ngoài. Cho đến một ngày, khi ấy tôi khoảng bốn tuổi, tôi chỉ nhớ đó là một ngày mùa hè nắng chói chang, mẹ bắt tôi gọi ba bằng “chú”. Tôi không biết vì sao lại như vậy. Lớn hơn một chút tôi mới hiểu, con cái chính là đòn trừng phạt ghê gớm nhất mà họ có thể dành cho nhau. Như thể ai có được đứa con - là tôi - thì đó là kẻ chiến thẳng. Dẫu tôibiết, mẹ cũng chẳng vui sướng gì, ngược lại, việc tước quyền làm cha của người đàn ông ấy như nêm chặt hơn vào nỗi đau của mẹ, sự ức chế vô hình như một chiếc bình bị dồn nén quá nhiều thứ vào bên trong, chỉ chực chờ tan vỡ.
Ba thường xuyên vắng nhà. Ông có nhiều mối quan hệ chồng chéo với phụ nữ bên ngoài, khiến mẹ tôi cảm thấy bất an. Niềm tin dần mất đi khi ông nhiều lần không giải thích được về những hành động của mình, vì sao ông thường ra khỏi nhà vào ban đêm, và có khi mẹ tôi cũng chẳng thể liên lạc được với ông trong vài ngày. Không ít lần, mẹ tôi bắt gặp ông đi cùng người phụ nữ khác. Lắm lúc, chính ông cũng thừa nhận rằng đó là nhân tình của mình khiến mẹ tôi bao phen sống dở chết dở.
Không như những đứa trẻ khác, tôi chỉ thích loay hoay chơi một mình đằng sau cánh cổng nhà. Bạn của tôi chỉ là mấy chú cá bé xíu nhiều màu sắc trong cái lu nhỏ ngoài sân. Khi buổi chiều nắng dần tắt, thì cũng là lúc tiếng loảng xoảng từ trong nhà vọng ra khiến tôi giật mình. Tôi thu lu ngồi ngoài sân ngắm nhìn những chú cá mà tôi vừa vớt ra khỏi lu bỏ vào chiếc bát con. Trời bắt đầu mưa, nước tràn lênh láng ra khỏi bát, kéo những chú cá đang bơi lội vui vẻ nằm sõng soài trên mặt đất. Chúng bắt đầu giãy đành đạch như tuyệt vọng chờ đợi một bàn tay nào đó cứu vớt lấy sự sống đã bắt đầu mong manh.
Khi giọt nước tràn ra khỏi giới hạn cho phép, tất cả mọi thứ đều trở nên mong manh…
Tôi bắt đầu đến cửa hàng của mẹ nhiều hơn, ngồi ở quầy thu tiền, và lắng nghe những câu chuyện vụn vặt, không đầu không cuối của khách. Họ nói nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và màu tóc của họ cũng không giống tôi. Tôi cũng được dạy vài câu ngoại ngữ đơn giản để có thể trả lời khi một số vị khách muốn nói chuyện và chụp ảnh cùng.
Sau sinh nhật lần thứ năm của tôi hai ngày, có một vị khách tây khoác chiếc áo măng tô màu đen tuyền bước xuống từ chiếc ô tô màu bạc đậu phía bên kia đường, bước vào nhà tìm ba mẹ tôi. Họ nói chuyện với nhau khá lâu, sau đó, vị khách ấy ra về. Trước khi bước ra khỏi cửa, ông ấy quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Sau cuộc gặp gỡ đó, rất nhiều đồ chơi tư duy, những bộ xếp hình với mức độ khó tăng dần, những loại nhạc cụ cầm tay và nhiều đĩa nhạc với giai điệu dễ chịu được chuyển đến nhà tôi. Mẹ nói tôi cứ chơi lúc nào mà tôi thích, còn ba thì hỏi tôi sau này lớn lên có thích đến Hoa Kỳ du học hay không. Tôi không biết Hoa Kỳ ở đâu, nhưng mẹ nói rằng nơi đó cách chỗ chúng tôi đang sống rất xa, và điều đó khiến tôi không mấy hứng thú, bởi vì phải sống xa ba mẹ thật sự là điều quá khó khăn với tôi.
Vào một ngày cuối tháng Chín, tôi vẫn nhớ hôm đó là thứ Sáu, ba mẹ tôi được người hàng xóm mời đi ăn tối. Dù chúng tôi không muốn đi lắm nhưng thật khó lòng mà từ chối họ. Ngoài trời bắt đầu mưa, nồi lẩu bốc khói nghi ngút trông càng hấp dẫn hơn lúc nào hết. Bỗng có tiếng lao xao, tiếng ly chén đổ vỡ, tiếng la hét và tiếng bước chân dồn dập... Mẹ kéo tôi đứng dậy, mọi thứ như nhoà đi trước mắt tôi. Một lúc sau, tôi cảm thấy tóc mình dần ướt và đầu thì bắt đầu nhức nhối.
“Mẹ ơi, con chảy máu rồi.” Tôi ngước lên nhìn mẹ.
Mẹ tôi bắt đầu không giữ được bình tĩnh nữa. Chúng tôi được đưa sang căn nhà kế bên bằng cách leo qua ô cửa sổ nhỏ xíu. Họ vội vàng mang rất nhiều bông băng ra để sơ cứu cho tôi. Mọi thứ diễn ra quá bất ngờ và hỗn độn, tôi không hiểu vì sao mình bị thương, sao máu lại chảy nhiều như thế, nhưng lạ thay, tôi không khóc một tiếng. Mọi người cố gắng gọi xe để đưa tôi đi cấp cứu. Nối tiếp đó là tiếng băng ca vội vã, tiếng kim loại va vào nhau loảng xoảng, tôi được đẩy qua một khoảng hành lang tối, tối đến mức tôi có thể nhìn thấy ánh trăng sáng lấp ló sau kẽ lá... Tôi lại ngước nhìn mẹ rồi nói nhỏ: “Mẹ ơi, trăng sáng quá! Mẹ ơi... con buồn ngủ...”
Mẹ tôi khóc, bà làm mọi cách để giữ cho đầu óc tôi không chìm vào giấc ngủ. Cô Út tôi, lúc này đang là bác sĩ trong bệnh viện, cũng khóc. Chỉ có tôi là cứ thắc mắc vì sao họ lại khóc như vậy. Rồi tôi thiếp đi trong tiếng khóc văng vẳng bên cạnh, trong giọng nói của một bác sĩ khác: “Vết chém cận sọ, một chút nữa thôi thì… Đứa bé là cháu ruột của cô à? Cô run thế này thì làm sao mà làm được?”
Khi tỉnh lại, tôi thấy ba mẹ đang ngồi bên cạnh với đôi mắt đỏ hoe. Thấy tôi mở mắt, ba đầu tiên là ngạc nhiên, mừng rỡ, sau đó run run vuốt nhẹ lên má tôi rồi đứng dậy nói với mẹ: “Con tỉnh rồi! Em ở đây trông con nhé, lát anh về.”
Mẹ tôi không nói gì, ánh mắt bà thăm thẳm, chất chứa bao nỗi niềm, có sự lo lắng, mệt mỏi, và cả giận dữ. Nửa đêm hôm đó, khi đang lơ mơ ngủ, tôi nghe loáng thoáng có tiếng ồn ào, đúng lúc ba trở về, còn mẹ đang cầm chiếc ghế nhựa định ném vào họ. Trước sự im lặng của ba tôi và sự phẫn nộ của mẹ, họ chắp tay van xin: “Em xin lỗi anh chị... Em xin lỗi... Em và bạn cũng bị chém phải vào đây. Tụi em không cố ý làm hại con gái anh chị.”
Thì ra, họ là những người đã gây ra trận ẩu đả đó. Tôi lại thiếp đi không biết thêm gì nữa.
Tôi nằm viện được hai hôm thì cô Thảo - bạn của ba mẹ tôi - mang rất nhiều quà đến thăm. Cô ấy nhìn tôi rồi quay sang nói với ba mẹ tôi, khuôn mặt méo mó, khổ sở: “Em xin tạ tội với anh chị. Người hại con bé ra nông nỗi này là thằng em họ trời đánh của em. Nó biết đã lỡ tay chém nhầm con gái của anh chị nên trốn ra đảo từ đêm hôm đó tới giờ. Bây giờ, nó nhờ em đến tạ tội thay, xin anh chị tha thứ cho nó lần này mà viết giấy bãi nại để nó không phải ra toà. Nếu anh chị không đồng ý thì nó cũng chỉ còn đường ra tự thú chứ không dám vơ vất ở bên ngoài. Nó thực sự biết lỗi rồi, mong anh chị hãy thương em, thương nó mà bỏ qua lần này. Gia đình em sẽ ký giấy cam kết lo cho con bé đến năm cháu mười tám tuổi.”
Mẹ không nói gì. Còn ba thì ra ngoài châm thuốc hút.
Tôi cũng không rõ ba mẹ tôi đã xử lý việc đó ra sao, nhưng hôm sau nữa, tôi lại thấy cô Thảo tới thăm, đi cùng cô là một anh thanh niên gầy rộc. Vừa bước vào phòng, anh ta đã quỳ sụp xuống chân ba tôi. Không ai nói gì. Mọi người trong phòng đổ dồn ánh mắt về phía chúng tôi. Mẹ đưa cho cô Thảo một tờ giấy đã được ký sẵn còn ba thì vẫn im lặng, chỉ xua tay ra hiệu cho người thanh niên đó đi ra ngoài. Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì sự sợ sệt của người thanh niên kia đối với ba tôi. Nhưng rồi cơn đau rát từ vết thương vừa mới khâu khiến đầu óc tôi lại chìm vào cơn mơ hồ, không còn quan tâm đến việc đó được nữa.
Tôi nằm lại bệnh viện khá lâu và bị tiêm thuốc mỗi ngày, đến mức chân mất cảm giác tưởng chừng như bị liệt, không thể đi lại được. Ba cõng tôi ra công viên của bệnh viện và đặt tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá, sau đó mang cho tôi đôi dép để tập đi trở lại. Đôi chân không còn chút cảm giác, tôi khuỵu ngã khi vừa chạm đất. Mẹ nói chưa muốn để tôi tập đi, vì có lẽ tôi vẫn còn mệt và vết thương thì chưa lành. Ba nhìn tôi không đỡ, chỉ lẳng lặng nói: “Nếu như con không tập đi bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ con có thể đi trở lại được nữa. Sự đau đớn này vẫn còn nhẹ nhàng hơn nhiều lần nếu một ngày con phát hiện ra mình không thể tự đứng dậy, không thể tự bước đi trên đôi chân của mình.”
Rồi ba đến bên cạnh tôi, chìa tay cho tôi vịn để đứng lên. Tôi lê từng bước, từng bước cho đến khi ba thử buông tay và tôi lại ngã. Mỗi buổi chiều, ba lại kiên nhẫn đưa tôi xuống công viên để cho tôi tập đi. Đó quả thực là những ngày gian nan với tôi.
Không lâu sau, tôi được xuất viện về nhà, đã có thể tự đi lại được, nhưng tôi không thể chấp nhận nổi hình ảnh của mình trong gương: quá lạ lẫm, quá kinh khủng. Tôi cảm thấy mình thật xấu xí và đáng sợ, nhưng tôi không dám nói điều đó với ba mẹ mà chỉ lặng lẽ ngồi co mình ở góc giường. Có lẽ thấy tôi cố xoay chiếc gương úp vào tường, mẹ gọi tôi lại và hỏi: “Con khó chịu và không thích kiểu tóc mới này phải không?”
Tôi không trả lời mà chỉ cụp mắt xuống, buồn rười rượi.
Mẹ tôi lại nói tiếp: “Con có biết sự lợi hại của kiểu tóc này không?”
Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Tôi không nghĩ kiểu tóc xấu xí như thế lại có bất kì sự lợi hại nào.
Mẹ lại nói: “Chẳng phải con thích bộ đồ chơi nấu ăn mới hay sao? Dùng quả đầu xương rồng của con để bắt ba mua cho con đi!”
Mẹ nháy mắt còn tôi thì bắt đầu nhoẻn miệng cười, lần đầu tiên tôi nở nụ cười khi nhắc đến kiểu tóc mới của mình. Tôi chạy đến húc đầu vào bụng ba, ba nhột nên cười khúc khích. Tôi la lớn: “Ba mua cho con bộ đồ chơi nấu ăn mới đi, con sẽ tha cho ba.” Vừa la tôi vừa dúi dụi đầu vào bụng ba. Tiếng cười sằng sặc của hai cha con vang khắp nhà. Lần đầu tiên kể từ ngày tôi bị thương, ba mới lại cười vui vẻ như vậy. Tối hôm đó, ba đưa tôi đi mua bộ đồ chơi tôi thích. Có mấy quả dừa nho nhỏ bằng nhựa màu xanh, mấy chiếc ghế xinh xắn bé xíu cùng những cái chén, dĩa nhiều màu sắc. Tôi thích lắm!
Kể từ ngày ra viện, mẹ bắt tôi uống sữa đặc pha với trứng gà suốt một thời gian dài. Tôi thật sự phát ngán với mùi vị đó, thậm chí vừa uống vừa chực nôn ra. Mẹ xoa lưng và động viên tôi: “Cố lên con! Không phải điều gì tốt cho con cũng đều khiến con dễ chịu đâu. Nhưng vì nó có ích, con nên chịu đựng nó, nhé?”
Quả thật, tôi không hề dễ chịu với những mũi tiêm, mùi sữa bò trộn với lòng đỏ trứng gà, việc phải cạo tóc và sự đau rát mỗi khi thay băng cho vết thương. Thậm chí, khi vết thương đã lành, trên đầu tôi vẫn còn một vết sẹo rất dài khiến tóc không mọc lên được. Nó làm tôi vô cùng mặc cảm, nhưng tôi phải học cách sống chung với nó, có lẽ là suốt cuộc đời của mình. Nó nhắc tôi nhớ đến một đoạn tuổi thơ đã từng phải chống chọi với những điều tưởng chừng quá sức đối với một đứa trẻ. Nhưng thật may mắn vì tôi đã vượt qua.
Cũng vào khoảng thời gian ấy, vị khách tây kỳ lạ nọ lại tìm đến nhà tôi, khuôn mặt ông ta lúc này khá căng thẳng. Ba mẹ tôi cho ông ta xem một số giấy tờ, có lẽ là hồ sơ bệnh án của tôi. Lần trao đổi này chóng vánh hơn những lần trước và trước khi rời khỏi, ông ấy đến cạnh tôi, mỉm cười rất thân thiện. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy vị khách tây lạ lùng kia, và cũng kể từ đó, ba mẹ tôi không còn nhắc gì về việc đến Hoa Kỳ học tập khi tôi lớn lên nữa. Nhiều năm về sau, tôi có nghe tin về người em của cô Thảo - người đã vô ý chém phải tôi năm xưa. Chú ấy qua đời trong cô độc trên một hòn đảo vì sốc ma tuý.
❉❉❉
Một năm sau tai nạn đó, tôi vào mẫu giáo. Gia đình tôi chuyển về sống chung trong căn nhà lớn của bà nội. Nhà tôi lúc bấy giờ không quá nghèo nhưng cũng không còn dư dả như trước nữa, vì công việc của ba mẹ tôi bắt đầu có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mẹ tôi là người phụ nữ giỏi vun vén nên chưa bao giờ tôi bị thiếu thốn bất cứ thứ gì. Như bao đứa trẻ khác, tôi bắt đầu vòi vĩnh ba mẹ những món đồ chơi để khoe với những đứa bạn ở trên lớp. Tối hôm đó, ba mẹ mang về cho tôi một chiếc hộp nhỏ, nhưng sau bữa cơm, tôi mới được phép mở ra. Tôi háo hức chờ đợi đến khi nắp hộp hé mở, bên trong là một con lật đật bằng nhựa. Ba tôi dùng tay gí đầu con lật đật xuống, và ngay lập tức, nó lại bật đứng dậy. Những chiếc chuông bên trong phát ra âm thanh rất vui tai khi nó đong đưa. Tôi hỏi ba liệu có thể mua cho tôi thêm một con búp bê nữa hay không. Ba đã nói với tôi: “Có thể, nhưng con có thích một con búp bê thật đẹp đẽ nhưng khi bị ngã lại không thể tự đứng dậy không?”
Ba tôi là như vậy, ông rất thương tôi nhưng cũng rất nghiêm khắc. Ông luôn dạy tôi sống tự lập, hiểu rõ giá trị cuộc sống từ khi tôi còn rất nhỏ. Trong ký ức tôi vẫn nhớ, tôi thường bị muỗi cắn và những vết cắn đó luôn trở thành những đốm ghẻ, chúng lở loét vì tôi hay dùng tay gãi sồn sột mỗi khi ngứa ngáy. Mẹ thoa thuốc cho tôi nhưng rồi đâu lại vào đó. Vậy là mỗi chiều, khi đài phát thanh bắt đầu chương trình thường ngày, cũng là lúc ba đạp xe chở tôi ra biển, sau đó lấy cát ướt chà xát lên những đốm ghẻ đang rỉ máu của tôi. Vì vết ghẻ đang loét ra lại gặp nước mặn và cát vụn nên đau rát. Tôi gào khóc đấm bùm bụp vào vai ba.
Ba nói với tôi: “Con chịu khó một chút, bây giờ đau rát nhưng vết thương sẽ mau lành, sau này mới không để lại sẹo.”
Và tôi chợt nhớ lại lời mẹ: “Không phải bất cứ điều gì tốt cho con đều khiến con dễ chịu.”
❉❉❉
Lại nói về gia đình bà nội. Cô Út thường nói chuyện lớn tiếng, có lần nói hỗn với ba tôi. Những lúc như vậy, tôi chỉ thấy ba nhìn cô rồi im lặng đốt thuốc. Có lẽ trong mọi vấn đề, sự im lặng luôn là cách phản ứng đáng sợ nhất. Tôi vẫn thường nghe bà nội mắng rằng cô được ăn học đến nơi đến chốn là nhờ ba thời trẻ đã đi làm vất vả, chắt chiu dành dụm từng chút một để nuôi cô đạt được ước nguyện vào trường Y. Nhưng kể từ khi trở thành một bác sĩ, cô Út luôn tỏ ra xem thường ba tôi vì cô cho rằng mình học cao hơn. Khoảng cách giữa hai anh em như tăng dần lên. Ba tôi đã nhường cho cô những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời này mà một người anh trai có thể làm được cho em gái của mình. Nhưng có lẽ, những thứ được cho đi “vô điều kiện” thường ít được trân trọng vì người nhận xem đó là lẽ hiển nhiên.
Khi có công việc ổn định tại một bệnh viện lớn, cô Út sinh thêm một cậu con trai nữa. Tôi đứng ngoài cửa cứ thấy mọi người bảo thằng bé nằm trong nôi là “cậu ấm”, tôi không hiểu điều đó có nghĩa là gì nhưng tôi biết rằng mọi người rất yêu quý em. Một buổi chiều nọ, khi cô Út đang bồng thằng bé trong lòng ngồi xem tivi, tôi đang nằm bò dưới sàn để tô màu, bỗng dưng tôi thấy có cái gì âm ấm đang tí tách nhỏ xuống đầu mình. Ban đầu, tôi tưởng cô Út uống nước làm văng trúng đầu tôi. Định thần lại, thấy cô đang ôm bụng cười ngặt nghẽo, tôi mới biết rằng “cậu ấm” nhà cô vừa tè đúng chỗ tôi. Mang cái đầu ướt đầy nước tiểu trẻ con, tôi chạy vào phòng vì mắc cỡ. Tôi trốn trong đó đợi ba mẹ về, nhưng mãi đến tận gần khuya tôi mới thấy bóng dáng họ mang theo những bó củi to đùng để nấu cám cho lợn. Đặt những bó củi ngay ngắn vào góc sân, mẹ xuống nhà dưới rửa tay và dọn ra bàn hai con chim cút nướng, món mà tôi rất thích ăn. Mẹ dành một con cho tôi và một con cho bà nội. Tôi mừng quá mà quên mất chuyện bị tè trên đầu chiều nay. Tôi nhấm nháp món chim nướng một cách chậm chạp như sợ rằng nếu ăn nhanh một chút thôi nó sẽ hết vèo vậy, nhưng cuối cùng, nó vẫn hết nhẵn trong sự tiếc nuối của tôi. Ăn xong xuống bếp rửa tay, tôi nhìn thấy ba mẹ đang ăn cơm nguội với nước thịt còn ở đáy nồi. Cảm nhận được sự nhọc nhằn ấy, tôi không dám chia sẻ thêm về những ấm ức, hờn tủi thường ngày mình phải đè nén khi không có ba mẹ ở nhà. Tôi không muốn họ thêm phiền muộn.
Bà nội tôi là một thương binh. Tôi đã nhìn thấy có rất nhiều huân chương được bà treo đầy ở phòng khách. Những lần đi họp mặt Hội cựu chiến binh, bà thường mặc quân phục được là lượt phẳng phiu và đeo huân chương lấp lánh trên ngực. Tôi vẫn cảm nhận được niềm tự hào của bà khi ngắm nhìn những kỷ vật của một thời hào hùng. Và đối với tôi, đó cũng là màu áo đẹp nhất.
Bà thường kể cho tôi nghe về những kỷ niệm thời chiến tranh của mình, những ngày hành quân gian khổ đến thế nào. Khi ấy, dù chưa thể hiểu được mọi thứ nhưng tôi vẫn chăm chú lắng nghe mỗi khi bà kể chuyện.
Bà thương tôi rất nhiều. Biết tôi thích ăn quả trứng cá, mỗi buổi trưa khi tôi ngủ, bà lại trèo lên ban công nơi gác xép, với tay hái những quả trứng cá chín lủng lẳng trên những cành cây đang sà vào hiên nhà. Bà đựng chúng trong cái ca uống nước làm bằng nhựa màu xanh nước biển đã rất cũ chờ đến khi tôi thức dậy. Chiếc ca ấy gắn với nhiều kỉ niệm của bà.
Vào một ngày cuối năm, khi tôi sáu tuổi, bà nội nhận được một gói bưu phẩm từ xa chuyển đến, bên trong có một lá thư. Lá thư như gợi về những kí ức trong bà, bà trầm ngâm nhìn xa xăm vô định. Tôi rón rén đến gần, bà dang tay ôm tôi vào lòng, hai bà cháu cứ ngồi im lặng như vậy ngắm hoàng hôn đang buông dần xuống mảnh sân nhỏ trước nhà, nơi có những phiến lá vàng phất phơ trong cơn gió nhẹ cuối ngày.
Có lẽ, cuộc đời của bà tôi là một câu chuyện bi tráng, đầy ắp những ký ức hào hùng nhưng cũng lắm những khoảng trầm trong nước mắt. Mười sáu tuổi, bà nội đã tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ giao liên. Sau đó, bà được học để trở thành y sĩ phục vụ ở căn cứ. Trong quá trình học tập, nhìn thấy tư chất ở người thiếu nữ nhỏ bé ấy, tổ chức quyết định đưa bà đi đào tạo để trở thành một nhân viên tình báo chuyên nghiệp. Kể từ đó, cuộc đời bà rẽ sang hướng khác.
Không biết vì sao, trước đây bà chưa từng kể cho tôi nghe về ông nội, bà khó chịu khi có ai đó hỏi về những thứ có liên quan đến ông, kể cả ba tôi. Có lẽ, giữa họ có một bí mật nào đó vô cùng to lớn khiến trái tim vừa hận vừa yêu, nửa muốn thừa nhận nửa lại muốn chối từ. Nhưng vào buổi chiều buồn hôm ấy, bà đã kể cho tôi nghe về ông, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất bà nhắc đến ông.Ông gặp bà tại chiến khu Việt Bắc, trong một lần ông bị thương và được bà chăm sóc, họ đã bén duyên nhau từ đó. Ông xin phép tổ chức để cưới bà làm vợ và được chấp thuận. Năm 1952, bà sinh con trai đầu lòng, chính là bác cả của tôi.
Ngày mồng 7 tháng Năm năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Người ta nói rằng đây là một chiến thắng quan trọng gây chấn động, vì sự tương quan về lực lượng của hai bên tham chiến. Nhưng trong khi cả nước hân hoan ăn mừng chiến thắng vang dội khắp năm châu đó, bà tôi đón nhận tin tức khiến lòng mình chết lặng:
Ông nội tôi đã tử trận.
Cũng trong năm đó, sau khi hiệp định Genève được ký kết, đất nước lấy ranh giới là vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam - Bắc. Nén nỗi đau mất chồng vào trong, bà gửi bác cả lại cho gia đình ở Quảng Ngãi rồi lên đường vào miền Nam, tiếp tục hoạt động.
Cho đến tận gần mười năm sau, khi chiến tranh vào giai đoạn cam go khốc liệt nhất, bà gặp lại ông trong một lần ra Hà Nội báo cáo công tác. Bà rưng rưng khi nhắc lại, bà không thể tin nổi cuộc đời này lại còn có thể được nhìn thấy ông bằng xương bằng thịt thêm một lần nữa. Khi ấy, ông vẫn vậy, không hề thay đổi. Sau mười năm trời dài đằng đẵng, bà bắt đầu tin rằng ông đã bỏ bà đi trước. Vậy mà giờ đây, bà được gặp lại ông, với nguyên vẹn tình yêu và lời hứa ông dành cho bà, rằng khi nào im tiếng súng, ông sẽ cùng bà trở về làm những người bình thường, sống một cuộc đời bình thường bên vườn cây, ao cá... Vào cái đêm đoàn tụ sau một thập kỷ chia cắt ấy, ông đã nói với bà: “Anh nhất định sẽ không để lạc mất em một lần nữa.”
Bà trở vào Nam mang theo lời hứa của ông, mang theo cả giọt máu của ông mà không hề hay biết…
Khi đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi đau xa cách, nhưng giờ đây, khi hồi tưởng lại từng lời bà kể, tôi hình dung ra được sự thống khổ của chia ly: Đó là cảnh đất nước bị chia cắt, vợ chồng phải chia lìa, anh em cha mẹ cũng xa nhau trong khi đang sống dưới cùng một bầu trời Tổ quốc. Điều đó khác gì trái tim bị cứa làm đôi…
Vào một ngày tháng Bảy năm 1964, chỉ một tuần sau khi bà trở lại miền Nam, một số giới chức của Việt Nam Cộng hoà tuyên bố Bắc chiến. Trong lần họp kín tại Hà Nội, bà được giao nhiệm vụ tiếp tục moi tin từ một Đại tá trong hàng ngũ lãnh đạo quan trọng của quân đội Việt Nam Cộng hoà, người đang chung sống với bà tại Sài Gòn. Hơn một năm về trước, bằng lợi thế nhan sắc và khả năng ngoại giao, bà nhanh chóng trở thành phu nhân của vị Đại tá này, một lớp vỏ bọc quá hoàn hảo và chắc chắn để bà có thể hoạt động trong lòng địch, cung cấp những tin tức quý giá cho hậu phương miền Bắc. Lúc đó, họ hàng và bố mẹ ở quê đã lên án bà dữ dội. Tôi thấu hiểu sự oan ức “kêu trời không thấu” của bà tôi khi đó, nỗi oan không được phép thanh minh.
Từ ngày trở về Sài Gòn, bà luôn cảm thấy trong người nôn nao khác lạ, bà biết mình đã có tin vui xen lẫn nỗi buồn. Đủ ngày đủ tháng, bà sinh hạ một cặp song sinh, linh cảm của người mẹ cho bà biết chắc rằng đây chính là con của người chồng cũ, người đồng đội và cũng là người đàn ông bà yêu nhất. Còn ông Đại tá kia thì mừng rỡ vì có được quý tử. Cặp song sinh đó chính là bác Hai và ba của tôi. Vì bà tôi luôn trong tình trạng căng thẳng và lo âu suốt thời gian mang thai nên khi sinh ra, cả hai đứa bé đều khá nhẹ cân. Điều đó càng làm ông Đại tá tin rằng bà tôi vì sức khoẻ yếu nên sinh non. Ông ta luôn mong mỏi có nhiều con, bởi cho rằng đó là biểu hiện của sự thịnh vượng. Trong suốt năm năm chung sống với ông ấy, bà đã có thêm hai người con gái, chính là các cô của tôi.
Trong những năm tháng sống cùng ông Đại tá, ngoại trừ khai thác thông tin mật từ phía ông, bà đã tham dự rất nhiều những buổi tiệc cùng các vị mệnh phụ phu nhân thời bấy giờ, nghe ngóng thêm nhiều thông tin từ họ. Không một ai hoài nghi thân phận của bà, một “đại công thần” vì đã sinh được những đứa con đầy hứa hẹn cho chồng. Một cuộc sống hạnh phúc như thế thì có lý do gì để người ta phải nghi ngờ động cơ của cuộc hôn nhân này? Có lẽ, chính lợi thế đó đã càng giúp bà tôi khai thác tối đa thông tin từ các mối quan hệ vàng.
Vào một ngày đầu năm 1969, sau khi phát hiện ra bộ hồ sơ tối mật nằm trong két sắt ở phòng làm việc của ông Đại tá, bà đã mở đường cho lực lượng hỗ trợ của tổ chức vào tận nơi để đánh cắp. Thật không may, ông Đại tá trở về ngay đêm hôm đó, sớm hơn một ngày so với dự tính. Chính bà đã chĩa súng khống chế ông để đồng đội của mình thoát ra ngoài, mang theo cả bộ hồ sơ quyết định vận mệnh của ông. Với một giọng trầm buồn, bà nói: “Khi đó, bà cứ nghĩ rằng giữa bà và ông ấy sẽ có một viên đạn được bắn ra, sẽ có một người phải chết. Nhưng không, cô Út của con bỗng dưng bước vào, òa khóc vì tiếng ồn ào khiến nó thức giấc. Ông ấy đã buông súng, quay lưng đi. Và từ đó, bà không còn gặp lại ông ấy thêm một lần nào nữa.”
Sau cái đêm động trời ấy, bà tôi cùng một người hầu gái thân cận cũng mang trong lòng ý chí hướng về cách mạng đưa cả bốn người con sang Svay Rieng thuộc Campuchia để tạm lánh. Năm 1973, bà trở lại miền Trung Việt Nam, thay tên đổi họ và tiếp tục hoạt động cho đến ngày hoà bình được lập lại. Bà trở về quê hương, những mong tìm lại gia đình, tìm lại đấng sinh thành để nói với họ một lời giải thích, thì bàng hoàng hay tin họ đều đã qua đời. Trái tim quặn thắt, bà thắp một nén hương để xin được nói một lời tạ tội với tổ tiên. Bà ôm trong lòng nỗi day dứt khôn nguôi khi đã khiến đấng sinh thành về với đất nhưng vẫn mang theo nỗi lòng khắc khoải về con gái của mình. Các cụ đã không thể được nhìn mặt con một lần cuối. Bà tôi không thể có được bất kì một tin tức gì về họ cho đến khi nấm mộ đã mọc đầy rêu xanh.
Đất nước thoát khỏi cảnh chia cắt, bà tôi rất muốn tìm lại ông nội để gia đình đoàn tụ, để ông biết rằng mình còn có hai người con trai nữa ngoài bác cả. Nhưng sự day dứt của một người phụ nữ mang trên đầu cái tội nghiệt “phản bội chồng”, dù là vì nhiệm vụ hay lý tưởng đi chăng nữa thì có lẽ đó cũng là một điều khó chấp nhận. Bà đã không đủ can đảm để tìm lại và đối diện với ông, để cho bác Hai và ba tôi được nhận cha ruột. Bà của tôi, một nữ tình báo dũng cảm xả thân cho an nguy của đất nước, nhưng lại quá yếu đuối trong chính vận mệnh của cuộc đời mình.
Năm 1976, bà đưa cả gia đình đến tỉnh Phú Khánh, tiếp tục thay tên đổi họ và sống những ngày tháng ẩn dật. Bác cả của tôi lúc này đang học ngành Y. Hoà bình lập lại cũng là lúc nỗi oan khuất của bà tôi được hoá giải. Bác cả không còn trách bà nữa, nỗi mặc cảm suốt hơn hai thập kỷ qua trong lòng bác cũng được cởi bỏ. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, gia đình đoàn tụ chẳng được bao lâu thì năm 1982, bác tôi qua đời trong một cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn khá trẻ.
Từ sau hôm nhận được lá thư đó, bà thường dạy tôi học võ, học ngoại ngữ và những kỹ năng mà bà tích lũy được. Có lẽ, quá khứ hào hùng đang sống lại trong bà. Bà truyền cho tôi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và cả nỗi buồn đã phủ một lớp bụi thời gian.
Tác giả :
Tuệ Nghi