Luận Anh Hùng
Chương 426: Nếu Nàng Vô Tâm Ta Sẽ Dừng
Y muốn tặng hoa.
Tối nay y chợt có nhiệt tình như vậy, muốn dùng đóa hoa nhận lấy từ trên tay cô bé kia, tặng cho nữ nhân mà y yêu thích.
Tối nay y muốn tặng đóa hoa này.
Tặng hoa là một loại tình cảm, một loại xung động, một loại xung động muốn tặng tình cảm ra ngoài.
Nữ nhân có thể tiếp nhận đóa hoa này của y, cho dù không thể tiếp nhận tình yêu của y, y cũng sẽ nhớ nàng.
Nhớ nàng một đời một kiếp.
Bởi vì tối nay y tịch mịch.
Bởi vì tối nay y chỉ cần một nữ nhân có thể vui vẻ tiếp nhận đóa hoa này của mình.
Tiếp nhận người khác tặng hoa là một loại cảm giác, cũng là tiếp nhận một loại cảm giác.
Tối nay y cô đơn.
Tối nay y muốn tặng đóa hoa này.
Ngay vào tối nay.
Tối nay.
Đêm lạnh như nước, vầng trăng sáng tỏ.
Vào ban ngày, y đã hát ca, đã chiến đấu, đã đi qua con đường bấp bênh. Vào buổi tối, y phải tặng đóa hoa trên tay, cùng với sự tịch mịch của y.
Trong đêm yên tĩnh của kinh hoa này, luôn có rất nhiều người tịch mịch, rất nhiều trái tim tịch mịch, đúng không?
Điểm này chính xác.
Loại nam nhân giống như Thích Thiếu Thương, lúc chiến đấu hăng hái không thấy cô đơn, lúc đánh nhau sống chết không sợ lạnh lẽo, nhưng khi vô tình nhìn thấy một đóa hoa xinh tươi, bỗng nhiên nhìn thấy một ngọn đèn sáng lên trong một gian phòng, tịch mịch không lý do liền ùn ùn kéo đến, cắn nuốt y, cho đến khi trống rỗng, không lưu lại một chút gì.
Chẳng trách trên đời có đạo tặc hái hoa. Bọn họ mạo hiểm có lẽ không chỉ vì muốn thưởng thức thân thể ấm áp của một nữ nhân xinh đẹp, đồng thời cũng vì chia sẻ sự ấm ấp lúc một ngọn đèn sáng lên, sự thần bí lúc nó tắt đi, đúng không?
Thích Thiếu Thương đương nhiên không phải đạo tặc hái hoa, hắn thậm chí ghét kẻ hái hoa. Đóa hoa xinh tươi sống động, bởi vì một người hơi động tâm động ý mà hái xuống, bị hủy trong tay người thích nó, đó là giết chết phong cảnh.
Thế nhưng trên tay y có hoa, một đóa hoa tươi.
Y đang muốn tìm người để tặng hoa.
Thế nhưng chính y có biết, trong kinh thành, trong cố đô, trên giang hồ, giữa võ lâm, có bao nhiêu nữ nhân xinh đẹp và nhiệt thành đang hâm mộ con người Thích Thiếu Thương và sự tích của y, phần lớn bọn họ đều tịch mịch.
Bọn họ đều từng nghe đến cố sự của Thích Thiếu Thương.
Nhất là gần đây, Thích Thiếu Thương thừa dịp Thái Kinh xuống đài, một hơi tiêu diệt sáu đại phái luôn ủng hộ phe phái Thái Kinh, Vương Phủ, Lương Sư Thành, bao gồm Trưởng phái, Viên phái, Phương phái, Khuất phái, Cao phái, Ải phái, càng khiến cho danh tiếng của y tăng vọt, như mặt trời giữa trưa.
Y trục xuất chưởng môn Trưởng phái là “Đao Kiếm Thư Sinh” Lâm Đại Sử ra khỏi kinh thành.
Y giết chết thủ lĩnh Viên phái là “Miêu Ma” Lỗ Tuyết Phu ngay tại chỗ.
Y cũng thu nhận người phụ trách Phương phái là “Đảo Thần” Mạc Bá Thương.
Y cũng phế bỏ võ công của chưởng môn nhân Khuất phái là “Đảo Gia” Mạc Trát Đức.
Y còn chặt đứt một cánh tay của thống lĩnh Cao phái là “Ngọc Toái Tẩu” Bàng Đức.
Y thậm chí giết chết lão đại Ải phái là “Hỗ Tồn Lão Nhân” Ngả Lược Đức ngay tại chỗ.
Y dựa theo hành vi và việc làm của những người này để trừng phạt.
Hơn nữa trừng phạt vô cùng thích hợp, hết sức thỏa đáng, đến nỗi người trong kinh đều vỗ tay vui mừng, hát vang ca ngợi.
Không ít thiếu nữ càng mê mẩn nam tử áo trắng trong truyền thuyết này. Nghe nói y trải qua nhiều thăng trầm, từng làm đại học sĩ, đã làm tiểu trại chủ, lưu vong trong giang hồ, bị triều đình truy nã, hiện nay y lại lắc mình biến hoá, trở thành thủ lĩnh quần long của đại bang phái đứng đầu trong kinh thành. Thế nhưng y vẫn cô độc một mình.
Rốt cuộc y vẫn nhớ đến hồng nhan tri kỷ mà y ngưỡng mộ trong lòng nhiều năm qua? Hay là y không để nữ nhân trong thiên hạ vào mắt? Hoặc là y vốn vô tâm, vô ý, cho nên dây tơ hồng của Nguyệt lão không thể cột vào người y?
Thế nhưng y đã thành truyền thuyết, thần thoại trong truyền thuyết.
Y cũng đã thành thần thoại, truyền thuyết trong thần thoại.
Nhân vật trong thần thoại truyền thuyết.
Y đã thành đối tượng để không ít thiếu nữ tưởng nhớ lưu luyến trong mộng. Mọi người chỉ biết y thường cô đơn một mình, đi qua đường dài, đi qua trời chiều, đi qua tịch mịch và mộng mị.
Sự lãnh khốc của y trong lời đồn giống như đã trở thành một loại bệnh truyền nhiễm.
Là hồi ức quá vui vẻ đã trở thành tập tính không thể quên lãng, khiến cho y thích độc thân, thích cô đơn?
Hỏi ai, ai cũng không biết.
Lại khiến cho vô số nữ nhân ưu tư.
(Y có khỏe không?)
(Y cô đơn sao?)
(Y tìm được nàng chưa?)
Chưa. Y cầm trong tay một đóa hoa tường vi, áo trắng phất phơ, đang lướt đi dưới ánh trăng.
Y đang đến thăm nàng, giao lại hồn phách của đóa hoa trong tay cho nàng.
Chỉ không biết nàng có tiếp nhận không? Có vui mừng không?
“Lúc tỉnh cùng nhau vui, say rồi đều phân tán” (1), đây là ca và từ mà nàng thích hát lúc đánh đàn.
Nhìn thấy trong Huân Hương các của Túy Hạnh lâu còn có đèn, y chợt nhớ đến bài hát này.
Dưới trăng lạnh, khi lướt đi, y ngâm nga bài ca mà Lý Sư Sư thường hát, chợt nhớ đến một người.
Tức đại nương.
A, Hồng Lệ!
Y giống như bị gió đêm đột ngột đánh một quyền vào mặt.
Thanh xuân là thứ không bền vững.
Người phải hồi tưởng là vì không còn sở hữu.
Nhưng người, thanh xuân và ký ức đều là thứ vui vẻ, bởi vì ba thứ đó đều không bị khống chế, không thể điều khiển.
Có lúc chia buồn, con người sẽ bất chợt nghĩ đến chuyệnn kết hôn. Có lúc xuất cung, lại nghĩ đến chuyện bái thần. Có lúc đang dùng cơm, lại nghĩ đến chuyện nôn mửa sau khi say tối qua. Có lúc đang vui vẻ với nữ nhân này, giống như không sợ nguy hiểm giao đấu với một con mãng xà nặng bảy mươi cân, trong lòng lại nghĩ đến một nữ nhân còn nhẹ hơn chim vàng anh, còn linh hoạt hơn linh dương, còn kiều diễm hơn hoa, nằm trong lòng quyến luyến không thôi.
Thích Thiếu Thương đột nhiên nhớ đến Tức Hồng Lệ, hơn nữa là từ trong ca khúc của Lý Sư Sư nhớ đến.
Y không phải phụ tình, y chỉ hoa tâm.
Y chưa bao giờ phụ tình đối với nữ nhân mà mình yêu thích.
Bởi vì nghĩ đến Tức Hồng Lệ hiện nay có nhà, có trượng phu, có hài tử… cho nên y càng mong muốn đi gặp Lý Sư Sư.
Y muốn tặng hoa của mình cho nàng.
Y muốn hỏi nàng một câu, gả cho ta được không?
Hình như đã đến lúc nên lập gia đình.
(Nếu nàng vô tâm ta sẽ dừng.)
(Dừng lại, hoa vàng ngày mai bướm cũng sầu.)
Y đã thấy đèn và người trong khuê phòng của Sư Sư, trong lòng liền cảm thấy ấm áp.
Y cũng muốn chậm lại một chút.
Vì vậy, y nghiêng nghiêng hạ xuống trên mái hiên một tòa nhà cổ kính đồ sộ, ngồi sụp xuống, chỉ cảm thấy giống như hơi choáng váng.
Y muốn “định thần một chút”.
Y cũng muốn “suy nghĩ một chút”.
Gả cho ta được không?
(Câu này thật sự nên nói sao?)
(Nên hỏi sao?)
(Không sợ bị từ chối sao?)
(Vì sợ bị từ chối nên không dám hỏi sao?)
Nghĩ đến khuôn mặt xinh đẹp quyến rũ động lòng của Sư Sư, còn có sự thanh tú uyển chuyển, đa sắc, đa dạng, đa tài, đa nghệ, đa tình của nàng, y cũng không do dự nữa.
Đang muốn lướt đến Huân Hương các của Sư Sư, y chợt ngẩng đầu, trông thấy dưới trăng sáng nửa đêm, có một người trên nóc nhà đang tiêu sái đi đến gần y, một người khác trên mái ngói phía sau cũng đang chắp tay đi về phía y.
Y không nhịn được thất kinh.
Bởi vì người đang đi tới trước mặt y, ánh trăng như tắm, nhìn thấy rõ ràng.
Đó chính là y!
Một người khác đi đến sau lưng y, ánh trăng như nước, chiếu sáng muôn nơi.
Cũng chính là một y khác!
Nói cách khác, Thích Thiếu Thương nhìn thấy một Thích Thiếu Thương phía trước, một Thích Thiếu Thương phía sau, đang đến gần chính mình.
Lúc này Thích Thiếu Thương đang ở trên dãy mái nhà cố đô, dưới trăng sáng gió lạnh, không kìm được kinh ngạc.
Người phía trước là ai?
Người phía sau là ai?
Người phía trước là Thích Thiếu Thương sao?
Thích Thiếu Thương phía sau là ai?
Nếu như trước người sau người đều là Thích Thiếu Thương, như vậy ta là ai?
Mình là ai?
Ai là mình?
Bọn họ là ai?
Bọn họ có phải là mình hay không?
Rốt cuộc là ai?
Ai là ta?
Ta là ai?
Ai?
Thích Thiếu Thương chỉ cảm thấy ngơ ngẩn một trận, mê hoặc mấy phần, lại chợt nghe vài âm thanh rất kỳ dị (ít nhất bình sinh y chưa từng nghe thấy) từ đường phố bên dưới truyền đến. Y cúi đầu nhìn, lại thấy được một cảnh lạ cả đời chưa từng thấy.Chú thích:
(1) Trích từ bải thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước kỳ 1” của Lý Bạch.
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
Nguyệt ký bất giải ẩm,
Ảnh đồ tùy ngã thân.
Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
Hành lạc tu cập xuân.
Ngã ca nguyệt bồi hồi,
Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thì đồng giao hoan,
Tuý hậu các phân tán.
Vĩnh kết vô tình du,
Tương kỳ mạc Vân Hán.
Dịch nghĩa:
Trong đám hoa với một bình rượu
Uống một mình không có ai làm bạn
Nâng ly mời với trăng sáng
Cùng với bóng nữa là thành ba người
Trăng đã không biết uống rượu
Bóng chỉ biết đi theo mình
Tạm làm bạn với trăng và bóng
Hưởng niềm vui cho kịp với ngày xuân
Ta hát trăng có vẻ bồi hồi không muốn đi
Ta múa bóng có vẻ quay cuồng mê loạn
Lúc tỉnh cùng nhau vui đùa
Sau khi say thì phân tán mỗi một nơi
Vĩnh viễn kết chặt mối giao du vô tình này
Cùng nhau ước hẹn lên trên Thiên hà gặp lại
Dịch thơ: (Trần Trọng San)
Trong hoa một bầu rượu
Riêng mình chẳng có ai
Nâng chén mời trăng sáng
Với bóng thành ba người
Trăng không biết thú rượu
Bóng theo hoài bên thân
Tạm cùng trăng với bóng
Vui chơi cho kịp xuân
Ta ca trăng bồi hồi
Ta múa bóng linh loạn
Lúc tỉnh cùng nhau vui
Say rồi đều phân tán
Vô tình kết bạn chơi
Hẹn nhau nơi Vân Hán
Tối nay y chợt có nhiệt tình như vậy, muốn dùng đóa hoa nhận lấy từ trên tay cô bé kia, tặng cho nữ nhân mà y yêu thích.
Tối nay y muốn tặng đóa hoa này.
Tặng hoa là một loại tình cảm, một loại xung động, một loại xung động muốn tặng tình cảm ra ngoài.
Nữ nhân có thể tiếp nhận đóa hoa này của y, cho dù không thể tiếp nhận tình yêu của y, y cũng sẽ nhớ nàng.
Nhớ nàng một đời một kiếp.
Bởi vì tối nay y tịch mịch.
Bởi vì tối nay y chỉ cần một nữ nhân có thể vui vẻ tiếp nhận đóa hoa này của mình.
Tiếp nhận người khác tặng hoa là một loại cảm giác, cũng là tiếp nhận một loại cảm giác.
Tối nay y cô đơn.
Tối nay y muốn tặng đóa hoa này.
Ngay vào tối nay.
Tối nay.
Đêm lạnh như nước, vầng trăng sáng tỏ.
Vào ban ngày, y đã hát ca, đã chiến đấu, đã đi qua con đường bấp bênh. Vào buổi tối, y phải tặng đóa hoa trên tay, cùng với sự tịch mịch của y.
Trong đêm yên tĩnh của kinh hoa này, luôn có rất nhiều người tịch mịch, rất nhiều trái tim tịch mịch, đúng không?
Điểm này chính xác.
Loại nam nhân giống như Thích Thiếu Thương, lúc chiến đấu hăng hái không thấy cô đơn, lúc đánh nhau sống chết không sợ lạnh lẽo, nhưng khi vô tình nhìn thấy một đóa hoa xinh tươi, bỗng nhiên nhìn thấy một ngọn đèn sáng lên trong một gian phòng, tịch mịch không lý do liền ùn ùn kéo đến, cắn nuốt y, cho đến khi trống rỗng, không lưu lại một chút gì.
Chẳng trách trên đời có đạo tặc hái hoa. Bọn họ mạo hiểm có lẽ không chỉ vì muốn thưởng thức thân thể ấm áp của một nữ nhân xinh đẹp, đồng thời cũng vì chia sẻ sự ấm ấp lúc một ngọn đèn sáng lên, sự thần bí lúc nó tắt đi, đúng không?
Thích Thiếu Thương đương nhiên không phải đạo tặc hái hoa, hắn thậm chí ghét kẻ hái hoa. Đóa hoa xinh tươi sống động, bởi vì một người hơi động tâm động ý mà hái xuống, bị hủy trong tay người thích nó, đó là giết chết phong cảnh.
Thế nhưng trên tay y có hoa, một đóa hoa tươi.
Y đang muốn tìm người để tặng hoa.
Thế nhưng chính y có biết, trong kinh thành, trong cố đô, trên giang hồ, giữa võ lâm, có bao nhiêu nữ nhân xinh đẹp và nhiệt thành đang hâm mộ con người Thích Thiếu Thương và sự tích của y, phần lớn bọn họ đều tịch mịch.
Bọn họ đều từng nghe đến cố sự của Thích Thiếu Thương.
Nhất là gần đây, Thích Thiếu Thương thừa dịp Thái Kinh xuống đài, một hơi tiêu diệt sáu đại phái luôn ủng hộ phe phái Thái Kinh, Vương Phủ, Lương Sư Thành, bao gồm Trưởng phái, Viên phái, Phương phái, Khuất phái, Cao phái, Ải phái, càng khiến cho danh tiếng của y tăng vọt, như mặt trời giữa trưa.
Y trục xuất chưởng môn Trưởng phái là “Đao Kiếm Thư Sinh” Lâm Đại Sử ra khỏi kinh thành.
Y giết chết thủ lĩnh Viên phái là “Miêu Ma” Lỗ Tuyết Phu ngay tại chỗ.
Y cũng thu nhận người phụ trách Phương phái là “Đảo Thần” Mạc Bá Thương.
Y cũng phế bỏ võ công của chưởng môn nhân Khuất phái là “Đảo Gia” Mạc Trát Đức.
Y còn chặt đứt một cánh tay của thống lĩnh Cao phái là “Ngọc Toái Tẩu” Bàng Đức.
Y thậm chí giết chết lão đại Ải phái là “Hỗ Tồn Lão Nhân” Ngả Lược Đức ngay tại chỗ.
Y dựa theo hành vi và việc làm của những người này để trừng phạt.
Hơn nữa trừng phạt vô cùng thích hợp, hết sức thỏa đáng, đến nỗi người trong kinh đều vỗ tay vui mừng, hát vang ca ngợi.
Không ít thiếu nữ càng mê mẩn nam tử áo trắng trong truyền thuyết này. Nghe nói y trải qua nhiều thăng trầm, từng làm đại học sĩ, đã làm tiểu trại chủ, lưu vong trong giang hồ, bị triều đình truy nã, hiện nay y lại lắc mình biến hoá, trở thành thủ lĩnh quần long của đại bang phái đứng đầu trong kinh thành. Thế nhưng y vẫn cô độc một mình.
Rốt cuộc y vẫn nhớ đến hồng nhan tri kỷ mà y ngưỡng mộ trong lòng nhiều năm qua? Hay là y không để nữ nhân trong thiên hạ vào mắt? Hoặc là y vốn vô tâm, vô ý, cho nên dây tơ hồng của Nguyệt lão không thể cột vào người y?
Thế nhưng y đã thành truyền thuyết, thần thoại trong truyền thuyết.
Y cũng đã thành thần thoại, truyền thuyết trong thần thoại.
Nhân vật trong thần thoại truyền thuyết.
Y đã thành đối tượng để không ít thiếu nữ tưởng nhớ lưu luyến trong mộng. Mọi người chỉ biết y thường cô đơn một mình, đi qua đường dài, đi qua trời chiều, đi qua tịch mịch và mộng mị.
Sự lãnh khốc của y trong lời đồn giống như đã trở thành một loại bệnh truyền nhiễm.
Là hồi ức quá vui vẻ đã trở thành tập tính không thể quên lãng, khiến cho y thích độc thân, thích cô đơn?
Hỏi ai, ai cũng không biết.
Lại khiến cho vô số nữ nhân ưu tư.
(Y có khỏe không?)
(Y cô đơn sao?)
(Y tìm được nàng chưa?)
Chưa. Y cầm trong tay một đóa hoa tường vi, áo trắng phất phơ, đang lướt đi dưới ánh trăng.
Y đang đến thăm nàng, giao lại hồn phách của đóa hoa trong tay cho nàng.
Chỉ không biết nàng có tiếp nhận không? Có vui mừng không?
“Lúc tỉnh cùng nhau vui, say rồi đều phân tán” (1), đây là ca và từ mà nàng thích hát lúc đánh đàn.
Nhìn thấy trong Huân Hương các của Túy Hạnh lâu còn có đèn, y chợt nhớ đến bài hát này.
Dưới trăng lạnh, khi lướt đi, y ngâm nga bài ca mà Lý Sư Sư thường hát, chợt nhớ đến một người.
Tức đại nương.
A, Hồng Lệ!
Y giống như bị gió đêm đột ngột đánh một quyền vào mặt.
Thanh xuân là thứ không bền vững.
Người phải hồi tưởng là vì không còn sở hữu.
Nhưng người, thanh xuân và ký ức đều là thứ vui vẻ, bởi vì ba thứ đó đều không bị khống chế, không thể điều khiển.
Có lúc chia buồn, con người sẽ bất chợt nghĩ đến chuyệnn kết hôn. Có lúc xuất cung, lại nghĩ đến chuyện bái thần. Có lúc đang dùng cơm, lại nghĩ đến chuyện nôn mửa sau khi say tối qua. Có lúc đang vui vẻ với nữ nhân này, giống như không sợ nguy hiểm giao đấu với một con mãng xà nặng bảy mươi cân, trong lòng lại nghĩ đến một nữ nhân còn nhẹ hơn chim vàng anh, còn linh hoạt hơn linh dương, còn kiều diễm hơn hoa, nằm trong lòng quyến luyến không thôi.
Thích Thiếu Thương đột nhiên nhớ đến Tức Hồng Lệ, hơn nữa là từ trong ca khúc của Lý Sư Sư nhớ đến.
Y không phải phụ tình, y chỉ hoa tâm.
Y chưa bao giờ phụ tình đối với nữ nhân mà mình yêu thích.
Bởi vì nghĩ đến Tức Hồng Lệ hiện nay có nhà, có trượng phu, có hài tử… cho nên y càng mong muốn đi gặp Lý Sư Sư.
Y muốn tặng hoa của mình cho nàng.
Y muốn hỏi nàng một câu, gả cho ta được không?
Hình như đã đến lúc nên lập gia đình.
(Nếu nàng vô tâm ta sẽ dừng.)
(Dừng lại, hoa vàng ngày mai bướm cũng sầu.)
Y đã thấy đèn và người trong khuê phòng của Sư Sư, trong lòng liền cảm thấy ấm áp.
Y cũng muốn chậm lại một chút.
Vì vậy, y nghiêng nghiêng hạ xuống trên mái hiên một tòa nhà cổ kính đồ sộ, ngồi sụp xuống, chỉ cảm thấy giống như hơi choáng váng.
Y muốn “định thần một chút”.
Y cũng muốn “suy nghĩ một chút”.
Gả cho ta được không?
(Câu này thật sự nên nói sao?)
(Nên hỏi sao?)
(Không sợ bị từ chối sao?)
(Vì sợ bị từ chối nên không dám hỏi sao?)
Nghĩ đến khuôn mặt xinh đẹp quyến rũ động lòng của Sư Sư, còn có sự thanh tú uyển chuyển, đa sắc, đa dạng, đa tài, đa nghệ, đa tình của nàng, y cũng không do dự nữa.
Đang muốn lướt đến Huân Hương các của Sư Sư, y chợt ngẩng đầu, trông thấy dưới trăng sáng nửa đêm, có một người trên nóc nhà đang tiêu sái đi đến gần y, một người khác trên mái ngói phía sau cũng đang chắp tay đi về phía y.
Y không nhịn được thất kinh.
Bởi vì người đang đi tới trước mặt y, ánh trăng như tắm, nhìn thấy rõ ràng.
Đó chính là y!
Một người khác đi đến sau lưng y, ánh trăng như nước, chiếu sáng muôn nơi.
Cũng chính là một y khác!
Nói cách khác, Thích Thiếu Thương nhìn thấy một Thích Thiếu Thương phía trước, một Thích Thiếu Thương phía sau, đang đến gần chính mình.
Lúc này Thích Thiếu Thương đang ở trên dãy mái nhà cố đô, dưới trăng sáng gió lạnh, không kìm được kinh ngạc.
Người phía trước là ai?
Người phía sau là ai?
Người phía trước là Thích Thiếu Thương sao?
Thích Thiếu Thương phía sau là ai?
Nếu như trước người sau người đều là Thích Thiếu Thương, như vậy ta là ai?
Mình là ai?
Ai là mình?
Bọn họ là ai?
Bọn họ có phải là mình hay không?
Rốt cuộc là ai?
Ai là ta?
Ta là ai?
Ai?
Thích Thiếu Thương chỉ cảm thấy ngơ ngẩn một trận, mê hoặc mấy phần, lại chợt nghe vài âm thanh rất kỳ dị (ít nhất bình sinh y chưa từng nghe thấy) từ đường phố bên dưới truyền đến. Y cúi đầu nhìn, lại thấy được một cảnh lạ cả đời chưa từng thấy.Chú thích:
(1) Trích từ bải thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước kỳ 1” của Lý Bạch.
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
Nguyệt ký bất giải ẩm,
Ảnh đồ tùy ngã thân.
Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
Hành lạc tu cập xuân.
Ngã ca nguyệt bồi hồi,
Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thì đồng giao hoan,
Tuý hậu các phân tán.
Vĩnh kết vô tình du,
Tương kỳ mạc Vân Hán.
Dịch nghĩa:
Trong đám hoa với một bình rượu
Uống một mình không có ai làm bạn
Nâng ly mời với trăng sáng
Cùng với bóng nữa là thành ba người
Trăng đã không biết uống rượu
Bóng chỉ biết đi theo mình
Tạm làm bạn với trăng và bóng
Hưởng niềm vui cho kịp với ngày xuân
Ta hát trăng có vẻ bồi hồi không muốn đi
Ta múa bóng có vẻ quay cuồng mê loạn
Lúc tỉnh cùng nhau vui đùa
Sau khi say thì phân tán mỗi một nơi
Vĩnh viễn kết chặt mối giao du vô tình này
Cùng nhau ước hẹn lên trên Thiên hà gặp lại
Dịch thơ: (Trần Trọng San)
Trong hoa một bầu rượu
Riêng mình chẳng có ai
Nâng chén mời trăng sáng
Với bóng thành ba người
Trăng không biết thú rượu
Bóng theo hoài bên thân
Tạm cùng trăng với bóng
Vui chơi cho kịp xuân
Ta ca trăng bồi hồi
Ta múa bóng linh loạn
Lúc tỉnh cùng nhau vui
Say rồi đều phân tán
Vô tình kết bạn chơi
Hẹn nhau nơi Vân Hán
Tác giả :
Ôn Thụy An