Lời Thề Ước Em Không Thể Thay Đổi
Chương 6
Tôi đã trải qua một mùa hè rất vui vẻ và thú vị ở huyện Thụ Thủy. Không có những buồn phiền, không có những ác mộng. Ban ngày, tôi cùng Kì Nặc đến trạm y tế. Lúc thì giúp anh ấy giã thuốc, khi thì ngồi nhìn anh ấy bắt mạch và bốc thuốc cho bệnh nhân. Kể từ sau khi tay phải của tôi bị tàn phế, tôi không còn cầm bút viết nữa. Trong khoảng thời gian đó thường xuyên có người bị cảm cúm, thế nên tôi thường xuyên dùng tay trái để sao chép một đơn thuốc trị cảm cúm giúp Kì Nặc. Anh ấy có chút kinh ngạc vì không ngờ tôi có thể viết bằng tay trái đẹp đến vậy. Có người nhìn thấy chúng tôi vui vẻ bên nhau liền cười hỏi:
-Kì Nặc, kiếm được một cô dâu tương lai ở đâu thế hả?
Tôi ngồi bên cạnh, chỉ biết cười bối rối. Còn Kì Nặc thì lắp bắp giải thích:
-Không phải đâu, cô ấy là con gái của bạn bố cháu.
Thỉnh thoảng Kì Nặc dẫn tôi đi xem hát kịch. Gần đây huyện Thụ Thủy có một đoàn hát từ phương Nam tới. Họ dựng sân khấu trong quán trà. Thế là tôi và Kì Nặc liền rủ nhau đi xem. Lúc đó chúng tôi uống hết hai cốc trà, cắn hết nửa cân hạt dưa, nhưng cả hai đều trầm ngâm không nói. Mỗi lần ở bên cạnh Kì Nặc, tôi đều trở nên trầm ngâm như vậy. Bởi vì tôi sợ âm thanh sẽ phá vỡ bầu không khí yên tĩnh và lấy đi mất sự bình tâm khó khăn lắm mà tôi mới có được này.
Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy Kì Ngôn đánh bạc ở ngoài đường. Anh ấy hò hét ầm ĩ, còn Tô Linh San đứng bên cạnh cổ vũ cho anh.
Bởi vì chân của Kì Ngôn bị thương nên anh ấy đã chuyển đến ở trong căn nhà của huyện trưởng. Mỗi buổi tối, cứ mỗi khi phải thay thuốc là anh ấy nằm ì trên giường, kêu lên như thể ông tướng: -La Tiểu Mạt, mau lên thay thuốc cho anh đi! Nếu không anh mà tàn phế thì em chịu trách nhiệm đấy!
Tôi vì sợ chân anh ấy bị tàn phế thật sẽ ỷ lại vào tôi nên nghe thấy anh ta kêu lên như vậy là tôi lập tức bưng thuốc lên gác.Nhưng quả thật khả năng đắp thuốc ủa tôi quá tồi, mỗi lần đắp thuốc đều khiến cho Kì Ngôn phải kêu cứu ầm ĩ.
Huyện trưởng suốt ngày cười vui vẻ. Lúc ngồi ăn cơm, huyện trưởng hào hứng nói:
-Kể từ khi Tiểu Mạt đến đây, nhà ta náo nhiệt hẳn lên, cũng có sinh khí hơn hẳn đấy!
Kì Ngôn nói chen vào:
-Có mà đang làm loạn thì có!
Tôi lấy chân đá mạnh vào chân Kì Ngôn dưới gầm bàn. Anh ấy liền nhăn mày kêu lên:
-Lặc Kì Nặc, La Tiểu Mạt đá em, anh mau nói cho cô ấy biết em là bệnh nhân đi!
Tôi thản nhiên đáp:
-Anh đừng giả bộ nữa, em đã phải hầu hạ anh lâu lắm rồi đấy!Anh cũng sắp khỏi đến nơi rồi!
Tôi cho rằng vết thương của Kì Ngôn đã khỏi từ lâu, bởi vì anh ấy ngày nào cũng ở nhà, đi vào rừng hay chạy ra bờ suối cùng với tôi.
Còn Tô Linh San thì lúc nào cũng bám lấy Kì Ngôn.Ngày nào cô ấy cũng chạy từ phía Bắc của huyện sang phía Nam, rồi lại đánh một chiếc xe ngựa từ phía Nam quay về.
Tô Linh San đúng là một cô gái hoạt bát và phóng khoáng. Cô ấy nói thẳng trước mặt mọi người:
-Không ai được phép cướp Kì Ngôn của tôi hết! Tôi sẽ theo anh ấy cả đời này!
Đã là ngày thứ 27 kể từ khi tôi đến huyện Thụ Thủy này.Vậy là chỉ còn ba ngày nữa thôi là phải trở về Cảnh An rồi!
Chúng tôi cùng đến thắp hương trước nấm mộ của bố mẹ Kì Nặc và Kì Ngôn. Mộ của họ nằm trên một ngọn núi rất cao, cây cối xanh tươi. Chúng tôi không ai nói điều gì, chỉ lặng lẽ đi trên con đường núi heo hút.
Về sau tôi mới biết đó chính là ngày sinh nhật của Kì Nặc và Kì Ngôn.
Ngày 27 tháng 8, tôi xách lồng đèn đi từ cầu Thanh Phong sang cầu Tử Nhứ. Trên đường đi chúng tôi đã đi qua 27 hộ gia đình với 27 chiếc đèn lồng treo ở trước cổng.
Tôi đứng ước nguyện dưới gốc cây đa cổ thụ. Tôi chưa bao giờ thành tâm cầu nguyện như vậy. Kì Nặc giúp tôi cầm lồng đèn. Tô Linh San cũng tò mò thử ước nguyện. Bố tôi và chú Tô đứng yên lặng dưới gốc đa, không nói nửa lời, nhưng ánh mắt lại vô cùng mông lung như đang nhớ lại một hồi ức xa xưa nào đó.
Hai tay của tôi không chắp vào nhau được, thế nên tôi đành phải lấy tay trái năm chặt lấy tay phải Kì Ngôn lầm bầm nói:
-Con gái đúng là phiền phức!
Tôi nhìn Kì Nặc, nói:
-Một phút thôi, mọi người hãy cho tôi một phút!
Tôi quay người lại, khép chặt hai hàng mi. Bên tai tôi vang lên tiếng gió thổi và tiếng kêu râm ran của các loại côn trùng. Tôi thầm ước ở trong lòng, Kì Nặc có thể ở bên cạnh tôi mãi mãi.
Những con đom đóm lập lòe đang bay đến chỗ chúng tôi, bay lượn xung quanh người tôi. Tôi lặng người nhìn vào ánh sáng xanh yếu ớt phát ra từ cơ thể những con đom đóm nhỏ xíu.
Bỗng nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống. Những ngọn đèn trong huyện tắt phụt, đèn lồng cũng không sáng nổi bởi ướt nước mưa. Huyện trưởng nói:
-Sợ nhất là mưa mà lại mất điện! Thôi để tôi đi trước, mọi người đi theo sát phía sau, cẩn thận không lạc nhau nhé!
Trong bóng tối, cái bóng của ai cũng trở nên thật nhạt nhòa. Tô Linh San nắm chặt lấy tay của Kì Ngôn, tôi có thể nhìn thấy rất rõ động tác này của cô ấy. Đôi mắt của Kì Nặc rất sáng. Anh nhẹ nhàng đi đến bên cạnh tôi, nắm chặt lấy tay phải của tôi, bàn tay đã bị tàn phế ấy, bàn tay mà tôi phải mất rất nhiều thời gian mới có thể làm quen ấy.
Anh khẽ nói:
-Theo sát anh nhé, cẩn thận kẻo lạc!- giọng nói của anh vừa dịu dàng vừa ấm áp, chẳng mấy chốc đã sưởi ấm trái tim đang hoang mang của tôi.
Trời tối đen như mực. Không gian như một bức tranh thủy mặc màu đen còn chúng tôi chính là những bóng người nhỏ nhoi trong bức tranh đen tối ấy. Bàn tay ấm áp của Kì Nặc nắm chặt lấy bàn tay tàn phế của tôi. Một đoàn người lặng lẽ đi trong đêm đen, đội mưa đội gió trở về nhà. Những con đom đóm đã đi tránh mưa hết rồi. Bên cạnh tôi lúc này, chỉ còn lại một chàng trai mà tôi thầm thích.
Nhưng mà, nước mắt tôi đang tuôn rơi. Tôi có một dự cảm không lành rằng mình sắp phải rời xa anh ấy!
Tôi cảm thấy thật sự khó chịu!
-Kì Nặc, kiếm được một cô dâu tương lai ở đâu thế hả?
Tôi ngồi bên cạnh, chỉ biết cười bối rối. Còn Kì Nặc thì lắp bắp giải thích:
-Không phải đâu, cô ấy là con gái của bạn bố cháu.
Thỉnh thoảng Kì Nặc dẫn tôi đi xem hát kịch. Gần đây huyện Thụ Thủy có một đoàn hát từ phương Nam tới. Họ dựng sân khấu trong quán trà. Thế là tôi và Kì Nặc liền rủ nhau đi xem. Lúc đó chúng tôi uống hết hai cốc trà, cắn hết nửa cân hạt dưa, nhưng cả hai đều trầm ngâm không nói. Mỗi lần ở bên cạnh Kì Nặc, tôi đều trở nên trầm ngâm như vậy. Bởi vì tôi sợ âm thanh sẽ phá vỡ bầu không khí yên tĩnh và lấy đi mất sự bình tâm khó khăn lắm mà tôi mới có được này.
Thỉnh thoảng tôi nhìn thấy Kì Ngôn đánh bạc ở ngoài đường. Anh ấy hò hét ầm ĩ, còn Tô Linh San đứng bên cạnh cổ vũ cho anh.
Bởi vì chân của Kì Ngôn bị thương nên anh ấy đã chuyển đến ở trong căn nhà của huyện trưởng. Mỗi buổi tối, cứ mỗi khi phải thay thuốc là anh ấy nằm ì trên giường, kêu lên như thể ông tướng: -La Tiểu Mạt, mau lên thay thuốc cho anh đi! Nếu không anh mà tàn phế thì em chịu trách nhiệm đấy!
Tôi vì sợ chân anh ấy bị tàn phế thật sẽ ỷ lại vào tôi nên nghe thấy anh ta kêu lên như vậy là tôi lập tức bưng thuốc lên gác.Nhưng quả thật khả năng đắp thuốc ủa tôi quá tồi, mỗi lần đắp thuốc đều khiến cho Kì Ngôn phải kêu cứu ầm ĩ.
Huyện trưởng suốt ngày cười vui vẻ. Lúc ngồi ăn cơm, huyện trưởng hào hứng nói:
-Kể từ khi Tiểu Mạt đến đây, nhà ta náo nhiệt hẳn lên, cũng có sinh khí hơn hẳn đấy!
Kì Ngôn nói chen vào:
-Có mà đang làm loạn thì có!
Tôi lấy chân đá mạnh vào chân Kì Ngôn dưới gầm bàn. Anh ấy liền nhăn mày kêu lên:
-Lặc Kì Nặc, La Tiểu Mạt đá em, anh mau nói cho cô ấy biết em là bệnh nhân đi!
Tôi thản nhiên đáp:
-Anh đừng giả bộ nữa, em đã phải hầu hạ anh lâu lắm rồi đấy!Anh cũng sắp khỏi đến nơi rồi!
Tôi cho rằng vết thương của Kì Ngôn đã khỏi từ lâu, bởi vì anh ấy ngày nào cũng ở nhà, đi vào rừng hay chạy ra bờ suối cùng với tôi.
Còn Tô Linh San thì lúc nào cũng bám lấy Kì Ngôn.Ngày nào cô ấy cũng chạy từ phía Bắc của huyện sang phía Nam, rồi lại đánh một chiếc xe ngựa từ phía Nam quay về.
Tô Linh San đúng là một cô gái hoạt bát và phóng khoáng. Cô ấy nói thẳng trước mặt mọi người:
-Không ai được phép cướp Kì Ngôn của tôi hết! Tôi sẽ theo anh ấy cả đời này!
Đã là ngày thứ 27 kể từ khi tôi đến huyện Thụ Thủy này.Vậy là chỉ còn ba ngày nữa thôi là phải trở về Cảnh An rồi!
Chúng tôi cùng đến thắp hương trước nấm mộ của bố mẹ Kì Nặc và Kì Ngôn. Mộ của họ nằm trên một ngọn núi rất cao, cây cối xanh tươi. Chúng tôi không ai nói điều gì, chỉ lặng lẽ đi trên con đường núi heo hút.
Về sau tôi mới biết đó chính là ngày sinh nhật của Kì Nặc và Kì Ngôn.
Ngày 27 tháng 8, tôi xách lồng đèn đi từ cầu Thanh Phong sang cầu Tử Nhứ. Trên đường đi chúng tôi đã đi qua 27 hộ gia đình với 27 chiếc đèn lồng treo ở trước cổng.
Tôi đứng ước nguyện dưới gốc cây đa cổ thụ. Tôi chưa bao giờ thành tâm cầu nguyện như vậy. Kì Nặc giúp tôi cầm lồng đèn. Tô Linh San cũng tò mò thử ước nguyện. Bố tôi và chú Tô đứng yên lặng dưới gốc đa, không nói nửa lời, nhưng ánh mắt lại vô cùng mông lung như đang nhớ lại một hồi ức xa xưa nào đó.
Hai tay của tôi không chắp vào nhau được, thế nên tôi đành phải lấy tay trái năm chặt lấy tay phải Kì Ngôn lầm bầm nói:
-Con gái đúng là phiền phức!
Tôi nhìn Kì Nặc, nói:
-Một phút thôi, mọi người hãy cho tôi một phút!
Tôi quay người lại, khép chặt hai hàng mi. Bên tai tôi vang lên tiếng gió thổi và tiếng kêu râm ran của các loại côn trùng. Tôi thầm ước ở trong lòng, Kì Nặc có thể ở bên cạnh tôi mãi mãi.
Những con đom đóm lập lòe đang bay đến chỗ chúng tôi, bay lượn xung quanh người tôi. Tôi lặng người nhìn vào ánh sáng xanh yếu ớt phát ra từ cơ thể những con đom đóm nhỏ xíu.
Bỗng nhiên một cơn mưa lớn đổ ập xuống. Những ngọn đèn trong huyện tắt phụt, đèn lồng cũng không sáng nổi bởi ướt nước mưa. Huyện trưởng nói:
-Sợ nhất là mưa mà lại mất điện! Thôi để tôi đi trước, mọi người đi theo sát phía sau, cẩn thận không lạc nhau nhé!
Trong bóng tối, cái bóng của ai cũng trở nên thật nhạt nhòa. Tô Linh San nắm chặt lấy tay của Kì Ngôn, tôi có thể nhìn thấy rất rõ động tác này của cô ấy. Đôi mắt của Kì Nặc rất sáng. Anh nhẹ nhàng đi đến bên cạnh tôi, nắm chặt lấy tay phải của tôi, bàn tay đã bị tàn phế ấy, bàn tay mà tôi phải mất rất nhiều thời gian mới có thể làm quen ấy.
Anh khẽ nói:
-Theo sát anh nhé, cẩn thận kẻo lạc!- giọng nói của anh vừa dịu dàng vừa ấm áp, chẳng mấy chốc đã sưởi ấm trái tim đang hoang mang của tôi.
Trời tối đen như mực. Không gian như một bức tranh thủy mặc màu đen còn chúng tôi chính là những bóng người nhỏ nhoi trong bức tranh đen tối ấy. Bàn tay ấm áp của Kì Nặc nắm chặt lấy bàn tay tàn phế của tôi. Một đoàn người lặng lẽ đi trong đêm đen, đội mưa đội gió trở về nhà. Những con đom đóm đã đi tránh mưa hết rồi. Bên cạnh tôi lúc này, chỉ còn lại một chàng trai mà tôi thầm thích.
Nhưng mà, nước mắt tôi đang tuôn rơi. Tôi có một dự cảm không lành rằng mình sắp phải rời xa anh ấy!
Tôi cảm thấy thật sự khó chịu!
Tác giả :
Trương Vân Hân