Lời Nguyền Lỗ Ban
Quyển 2 - Chương 14: Lá sen xoay
Bộ pháp của Lỗ Ân tinh nhanh mạnh mẽ, hệt như con báo trong rừng sâu, một con báo đã bị thương sau một trận đấu kinh tâm động phách.
Khoảng cách từ ao nước đến hành lang không hề xa, chỉ khoảng ba bốn chục bước chân. Nhưng chính trên quảng đường ngắn ngủi này, một cao thủ lão luyện như Lỗ Ân đã bị lạc lối. Ông nhìn thấy đoạn hành lang, nhưng đi mãi không tới. Ông nhìn thấy căn lầu nhỏ ngay trước mắt, nhưng không thể lại gần. Vì tầm mắt ông luôn bị chắn ngang bởi các khóm hoa, lùm cây, tường gai. Những chướng ngại vật này kỳ thực không hề đáng ngại, bởi vì xét về độ cao hay chiều rộng, Lỗ Ân đều có thể nhảy vọt qua. Nhưng ở một nơi đầy cạm bẫy như thế này, không thể hành sự hồ đồ. Cho dù phía trước chỉ có hai chậu hoa chắn đường, cũng chỉ được đi vòng mà không được nhảy qua. Nơi không có đường tức là đường chết, đây chính là nguyên tắc căn bản trong khảm diện.
Vòng vèo qua lại đến mấy lượt, Lỗ Ân cảm thấy đã đi cả mười mấy dặm đường, vậy mà hành lang và căn lầu nhỏ vẫn ở nguyên chỗ cũ, không hề gần lại chút nào. Dường như cỏ cây hoa đá bố trí trong khu vườn đang không ngừng biến hóa và di chuyển. Vì vậy, mặc dù chỉ có vài thứ ít ỏi, nhưng Lỗ Ân cảm thấy vô cùng rối loạn.
Đối phương có một khảm diện tuyệt diệu tên gọi là con đường Tấc gang ngàn dặm, khá tương tự với đường vòng Rồng vờn đá tảng của nhà họ Lỗ, đều sử dụng Bắc Đẩu thất tinh nối liền sao Nhị Đảm(*) ở đầu đuôi, tiến hành bố trí theo phương pháp đẩu chuyển tinh di, chỉ cần dùng đến vài dụng cụ đơn giản là đã có thể khiến đối phương không thể thoát thân.
(*) Nhị Đảm có nghĩa là hai gánh, chòm sao này gồm một sao Ca Đảm (anh gánh), một sao Đệ Đảm (em gánh) và hai sao Miên Hoa Đảm (gánh bông), hai sao Thạch Đầu Đảm (gánh đá).
Lẽ nào đây chính là cong đường Tấc gang ngàn dặm? Hai khóm cây bụi, hai khoảnh vườn hoa, một tảng đá Thái Hồ, một chậu thả lá sen, một bức tường gai, vừa vặn hợp với số Bắc Đẩu thất tinh. Nhưng vị trí sáu ngôi sao của chòm Nhị Đảm nối liền đầu đuôi nằm ở đâu? Không tìm được vị trí của sáu ngôi sao này, thì chỉ có thể quanh quẩn ở giữa khảm diện, đến cả rìa khảm cũng không thể tìm ra.
Nếu tuân thủ đúng quy tắc đọ tài trong môn khảm diện, để từ từ tìm cách phá giải hoặc tìm chỗ khuyết để thoát ra, chí ít cũng phải mất đến một hai ngày. Nhưng giờ đây, Lỗ Ân cần phải phá giải càng nhanh càng tốt. Như vậy, chỉ có một chiêu duy nhất, đó là mạo hiểm phá vỡ chỗ không, liều mình một phen.
Để đưa ra quyết định này, phải có lòng quyết tâm và sự tự tin rất lớn. Mặc dù tìm ra chỗ không sẽ dễ hơn so với tìm chỗ khuyết hay cơ quát, thế nhưng phá vỡ chỗ không lại rất nguy hiểm. Chỗ không, chỗ khuyết, cơ quát trong khảm diện có sự khác biệt rất lớn. Thực ra chỗ không chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của khảm diện, chính là khe hở hay khoảng trống ngoài rìa để các nút phóng ra, cũng chính là điểm chuyển ngoặt khi khảm diện hoạt động. Thực chất, đây chính là vị trí có uy lực sát thương nhỏ nhất trong khảm diện. Phá chỗ không là chiêu thức bất đắc dĩ khi người bị vây khốn trong khảm diện đã không còn cách nào khác, có thể coi là phương pháp hạ đẳng để thoát khỏi khảm diện.
Nhưng không phải khảm diện nào cũng đều dễ tìm ra chỗ không. Ví dụ như đường vòng Rồng vờn đá tảng của nhà họ Lỗ rất khó tìm ra được chỗ không, vì khảm diện đó thuộc loại khảm vây. Trong khảm vây, khảm chính là nút, nút chính là khảm, không thể tìm ra khoảng trống vốn dùng để phóng nút. Con đường Tấc gang ngàn dặm này cũng có mục đích tương tự như Rồng vờn đá tảng, chắc chắn muốn tìm được chỗ không là rất khó khăn.
Mặc dù Lỗ Ân ở nhà họ Lỗ nhiều năm, song vẫn chưa tìm ra được chỗ không của con đường Tấc gang ngàn dặm. Nhưng ông cảm thấy rằng, tại chỗ tiếp nối giữa con đường Tấc gang ngàn dặm và Vô ảnh tam trùng sát rất có thể sẽ có chỗ không. Nhưng lúc này, ông đã không tìm được đường quay lại.
Chỉ cần là chiêu thức, hẳn sẽ có sơ hở; chỉ cần là con người, hẳn sẽ có nhược điểm; chỉ cần là khảm diện, hẳn sẽ có khiếm khuyết. Đây chính là chân lý của Lỗ Ân. Vì vậy ông tiếp tục rảo bước nhanh hơn, nghĩ rằng cứ vòng qua vòng lại vài lần nữa, hẳn sẽ phát hiện được điều gì đó.
Đang chạy gấp, Lỗ Ân chợt phát giác ra một thứ, những cơn hoa mắt chóng mặt dữ dội đã khiến ông loạng choạng, cơ thể ngả nghiêng không thể đứng vững. Ông vội chống cây khảm đao bên tay trái xuống đất để đỡ lấy cơ thể, nhưng đã không kịp nữa.
Ông đổ vật xuống như một thân cây vừa bị đốn, lăn lông lốc về phía trước. Cây khảm đao vẫn cắm sâu trên đất, phần lưỡi sáng xanh rung lên bần bật, giống như mặt nước hồ thu lấp loáng. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vết thương do mũi đoản mâu để lại trên vai chảy máu quá nhiều, lại thêm nãy giờ bôn ba tìm kiếm trong khảm diện đã khiến ông tiêu hao nhiều thể lực, hơi thở không thông thuận, đờm tắc trong tâm khiếu, nên mới lăn ra bất tỉnh.
Trên thềm đá chìa ra mặt nước trước cửa căn lầu nhỏ bỗng xuất hiện một người đàn bà, đột ngột tựa bóng ma. Đó là một người đàn bà mang mặt nạ ly miêu màu trắng bạc. Tấm áo gấm thêu rực rỡ dày cộm phủ kín thân người, nhưng những đường nét mỹ miều trên cơ thể vẫn ẩn hiện thấp thoáng. Người đàn bà đứng bất động trên thềm đá, hệt như một pho tượng nhiều màu.
Sở dĩ người đàn bà này xuất hiện trên thềm đá, vì từ vị trí ẩn nấp ban đầu, ả đột ngột không nhìn thấy Lỗ Ân đâu nữa. Thế nhưng dù đã bước lên thềm đá, ả vẫn không nhìn thấy Lỗ Ân.
Bức tường dây gai, tảng đá Thái Hồ, chậu thả lá sen, ba thứ này vừa vặn che khuất Lỗ Ân từ ba mặt. Mặt còn lại mặc dù chỉ là một luống hoa thấp, nhưng nếu muốn nhìn thấy ông từ hướng này, buộc phải đứng trên con đường nhỏ dẫn đến hành lang. Đó là vị trí dụ người vào khảm, khảm tử gia sẽ không bố trí nút lẫy khống chế khảm diện tại đó.
Sau khi Lỗ Ân ngã xuống bất tỉnh, ông không đứng lên được nữa. Người đàn bà mang mặt nạ ly miêu vẫn đứng yên bất động. Khu vườn bỗng trở nê yên ắng lạ thường, chỉ còn lại tiếng lào xào khe khẽ của gió Bắc thổi qua lá úa, và chút xao động của gợn sóng lăn tăn dưới mặt ao.
Rất lâu rất lâu sau, cuối cùng, người đàn bà mang mặt nạ ly miêu màu bạc cũng đã chậm rãi đưa cánh tay trái lên. Đây chính là một mệnh lệnh, một mệnh lệnh không cần phải nghi ngờ.
Một bóng đen cao lênh khênh nhanh chóng chui ra từ dưới lan can đá của luống hoa phía đầu hành lang, như một ngọn gió nhẹ nhàng lao vút về phía con đường nhỏ, rồi ngoặt một cái vòng qua khóm cây, bước xéo thêm vài bước, đã đến mé bên kia của chậu thả sen.
Chậu thả sen chứa đây nước không những to lớn nặng nề, mà còn rất cao. Gã cao kều phỉa kiễng hẳn chân lên mới có thể nhìn thấy đôi chân của Lỗ Ân thấp thoáng sau đám lá sen khô héo. Gã liền quay đầu đưa mắt ngầm ra hiệu cho người đàn bà đứng trên thềm đá. Người đàn bà vẫn mặt lạnh như tiền, chỉ gật đầu thật mạnh.
Chậu lá sen bắt đầu xoay chuyển, rồi trượt đi chậm rãi không một tiếng động, hệt như phiến lá lướt trên mặt nước.
- Khoan đã! Không được!
Vang lên tiếng quát lớn của một người đàn bà, phía cuối giọng nói sắc lạnh có pha lẫn chút âm sắc ngọt ngào. Giọng nói được truyền đến từ mé bên kia của ao nước.
Nhưng đã chậm một bước! Mặc dù người đàn bà đứng trên thềm đá đã vội vã đưa tay ra hiệu dừng lại, mặc dù gã áo đen cũng đã gắng hết sức bính sinh ngăn cản chậu lá sen tiếp tục chuyển động, nhưng tất cả đã quá muộn. Chậu lá sen ngoan cố vẫn tiếp tục xoay đi. Không phải là cơ quát đã chờn, mà là do ở mé bên kia của chậu sen, có một lực đạo mạnh mẽ hơn nữa đang đẩy nó đi.
Đó là một cánh tay trái, cánh tay trái của một đao khách. Mặc dù cánh tay này thường ngày không cầm đao, nhưng nó là trợ tá đắc lực của cây đao, sẵn sàng giáng cho đối phương những đòn chí tử trực tiếp. Bởi vậy, bản thân nó cũng phải sở hữu một kình lực cực mạnh khiến đối thủ không thể chống đỡ. Nhưng nếu chỉ là một cánh tay trái, sức mạnh của nó sẽ không đủ để đối chọi với cả hai cánh tay của gã áo đen. Nhưng vì chậu lá sen thuộc loại nút che mắt xoay một chiều, cách thức xoay chuyển của nó là đơn hướng và có trật tự. Vì vậy, chỉ cần đẩy theo phương hướng đúng như thiết kế, sẽ khiến nó xoay chuyển dễ dàng. Sau khi nó đã chuyển động, muốn nó dừng lại, cần phải tác động một lực đạo cực lớn, trừ khi đã chuyển động sang vị trí của khảm tướng tiếp theo. Sức mạnh của hai cánh tây đương nhiên là lớn hơn sức mạnh của một tay trái, nhưng sức mạnh của một tay trái cộng thêm sức mạnh của đà chuyển động của cơ quát sẽ vượt xa sức mạnh của hai cánh tay.
Gã áo đen dùng cả hai tay giữ chặt lấy chậu lá sen, nhưng hai chân không trụ nổi cứ trượt thẳng về phía trước. Gã biết sức lực của gã không đủ để giữ chậu thả sen lại, gã làm thế kia chỉ là để chứng tỏ cho hai người đàn bà kia biết mình đã cố gắng hết sức. Nhưng gã cũng hiểu, khi chuyển động đến vị trí của khảm tướng tiếp theo, lẫy chuyển động vừa khớp vào khe hãm, cân phải lập tức chặn chậu sen dừng lại, tuyệt đối không được để nó tiếp tục xoay chuyển sang vị trí tiếp theo.
Sau một hồi chạy loanh quanh tìm kiếm trong con đường Tấc gang ngàn dặm, Lỗ Ân vẫn không tìm được đường trở lại, nhưng ông đã phát hiện ra một chỗ khiếm khuyết trong khảm diện, một khiếm khuyết nghiêm trọng mà ông có thể lợi dụng được.
Trong “Thiên tú tinh thuyết”(*) của nhà thiên văn nổi tiếng đời Đường, Viên Thiên Cương có viết: “Bắc Đẩu thất tinh, thứ nhất Thiên Khu, thứ hai Thiên Toàn, thứ ba Thiên Cơ, thứ tư Thiên Quyển, thứ năm Ngọc Hành, thứ sáu Khai Dương, thứ bảy Dao Quang. Thất tinh hình thành cán gáo, cán gáo có thể thay đổi”.
(*) Tương truyền đây là trước tác của Viên Thiên Cương, bởi vì nó ra đời vào giai đoạn thịnh vượng của triều Đường, do quan viên sao chép. Trong thời kỳ đó, người tinh thông thiên văn ngoài Viên Thiên Cương không còn nhân vật nổi bật nào khác, đồng thời lúc đó, cũng chỉ có Viên Thiên Cương vốn được hoàng đế cực kỳ sủng ái mới có thể khiến các quan viên sao chép. Nhưng cũng có thuyết cho rằng đây là trước tác của một thương nhân Tây Vực tên là Phác Thịnh Đức, Phác Thịnh Đức có một giai đoạn giúp Viên Thiên Cương quan sát thiên văn, sau làm quan tới chức Khám thiên doãn. Vì vậy, cũng có khả năng thành quả của Phác Thịnh Đức đã bị Viên Thiên Cương giành lấy.
Trong cuốn “Thiên địa tượng hợp đạo luân”(*) của Lư Đại Hiển người đời Tống cũng viết: “Thất tinh cán gáo chỉ về đông, thiên hạ vào xuân; cán gáo chỉ về nam, thiên hạ vào hè; cán gáo chỉ về tây, thiên hạ vào thu; cán gáo chỉ về bắc, thiên hạ vào đông. Viên Thiên Cương nói là “thay đổi”, tức là cán gáo đổi hướng chứ không đổi hình”.
(*) Tác giả Lô Đại Hiển người đời Tống, tinh thông thiên văn địa lý, là danh sĩ một thời. Sau nhìn thấu hồng trần nhiễu nhương, đã ẩn cư nơi rừng núi. Đây là cuốn sách tổng hợp và phân tích về các hiện tượng thiên văn địa lý, có tính khoa học rất cao. Vẫn còn bản tàn khuyết từ đời Tống được bảo tồn tới tận ngày nay.
Trong lý luận của người xưa đều nói cán gáo của Thất tinh thay đổi chỉ là đổi hướng. Thế nhưng khi ứng dụng vào trong khảm diện, chắc chắn sẽ không đơn giản như vậy. Một nơi như thế này hoàn toàn có khả năng biến tất cả những thứ không thể thành có thể.
Con đường Tấc gang ngàn dặm cũng vậy, trong đó có hai điểm kết nút có thể tiến hành thay đổi, đó là chậu thả sen ở vị trí sao Thiên Cơ và tảng đá Thái Hồ ở vị trí sao Ngọc Hành. Tất cả hoa cỏ, cây cối, tường gai trong khảm diện này đều được trồng xuống đất, không thể thay đổi vị trí, chỉ có chậu thả sen và đá Thái Hồ là được sắp đặt vào trong, chúng có thể thay đổi vị trí dễ dàng. Đây là một nguyên lý đơn giản, khảm tử gia nhìn ra được, đương nhiên Lỗ Ân cũng nhìn ra được. Khảm diện đã dùng hai thứ này làm nút sống, như vậy cán gáo Thất tinh không những có thể đổi hướng, mà còn có thể thay đổi vị trí sao và hình dáng của cán gáo.
May sao chỗ khiếm khuyết mà ông phát hiện ra lại chính là điểm phá diện(*) trong tầm nhìn của đối phương, đồng thời điểm phá diện này lại nằm đúng vị trí che khuất bởi chậu lá sen ở vị trí Thiên Cơ, đá Thái Hồ ở vị trí Ngọc Hành và bức tường cây gai ở vị trí Thiên Quyền.
(*) Tức là vị trí mà tầm nhìn của người điều khiển không nhìn thấy được.
Thế là Lỗ Ân lại giở chiêu lưu manh. Ông giả vờ ngất xỉu, ngã vật xuống góc khuất giữa chậu sen và bức tường gai. Ông không dám chắc đối phương có mất kiên nhẫn hay không, nhưng hiện giờ, đây là phương pháp duy nhất, ông nhất định phải thử.
Gã áo đen cuối cùng đã xuất hiện, chạy theo lối đi trong khảm diện đến bên chậu thả sen. Mọi động tĩnh Lỗ Ân đều nhìn thấy rõ, đó là nhờ thanh đao ông đã cắm trên mặt đất trước khi ngã xuống, một thanh đao xanh thẫm với phần lưỡi sáng loáng như gương.
Từ con đường mà gã áo đen đi tới, ông đã nhận ra vị trí của sao Đệ Đảm trong chòm Nhị Đảm. Căn lầu và hành lang là vị trí của hai sao Miên Hoa Đảm; khóm hoa mà bóng đen vừa chui ra chính là vị trí của “người em” đang gồng gánh.
Đã biết được vị trí của sao Đệ Đảm, chỉ cần tìm ra tiếp vị trí của sao Ca Đảm là có thể kết hợp với Thất tinh để tìm ra điểm nút, lần ra lỗ hổng, sau đó tiếp tục tìm ra chỗ không rồi phá vỡ. Lúc đó cho dù khảm diện có biến hóa không ngừng, vẫn có thể tìm ra được quy luật.
Lúc này, gã áo đen đột nhiên chạy đến xoay chuyển chậu sen. Lỗ Ân ngoảnh đầu lại nhìn tảng đá Thái Hồ vẫn đứng im lìm, ông đã hiểu ra, cuối cùng thì ông cũng đã ngộ ra tất cả. Trước tiên, ông không cần thiết phải mất công đi tìm bố cục sao Ca Đảm trong chòm Nhị Đảm nữa. Vì vốn dĩ không hề có sao Ca Đảm, sao Ca Đảm chính là sao Đệ Đảm, mà sao Đệ Đảm cũng chính là sao Ca Đảm. Đây là bố cục xếp chồng lên nhau, trong đó điểm khảm nằm ngay tại vị trí chậu thả sen và đá Thái Hồ. Nếu như không phải đối phương muốn dùng sức người để chuyển động chậu thả sen để thay đổi bố cục khảm, thì chậu thả sen và đá Thái Hồ có lẽ sẽ đồng thời chuyển động.
Đây gọi là “Thiên Cơ, Ngọc Hành giao hoán, cán gáo đảo chỗ treo ngược”, tức phần gáo của chòm sao Bắc Đẩu có thể biến thành phần cán, và phần cán cũng có thể biến thành gáo, sau đó một đầu nối liền với bố cục hai sao Nhị Đảm đã chồng thành một điểm. Cùng với sự biến đổi cán giáo, chòm Nhị Đảm cũng có thể hoán đổi vị trí giữa Ca Đảm và Đệ Đảm, các sao Thạch Đầu Đảm và Miên Hoa Đảm cũng liên tục âm thầm hoán đổi vị trí cho nhau.
Khảm diện của đối phương có khiếm khuyết, hơn nữa, về mặt con người cũng đã phạm phải sai lầm rất lớn. Lẽ ra họ không nên hiếu kỳ và thiếu kiên nhẫn như vậy, lại càng không nên tùy tiện động tới nút lấy. Nhưng điều đó đều cho thấy bọn chúng còn thiếu hụt kinh nghiệm giang hồ. Sau khi đã xoay chuyển chậu lá sen, gã kia cũng không nên đối kháng với Lỗ Ân. Đá Thái Hồ và chậu lá sen là hai nút chốt của khảm diện, nếu chỉ động một cái, hơn nữa, nếu chỉ biến đổi sang một khảm tướng, chắc chắn sẽ khiến cho khảm diện xuất hiện lỗ hổng. Còn nếu như tiếp tục tác động lực thuận hướng, đẩy chậu sen theo đà cơ quát và sức đẩy của Lỗ Ân, khiến chậu hoa sen trượt đi nhanh hơn, chạy thẳng sang khảm tướng thứ ba, thì khi đó toàn bộ bố cục khảm diện sẽ đảo loạn hoàn toàn, khiến Lỗ Ân càng không thể lần ra cách thoát thân. Đây là một sai lầm do thiếu kinh nghiệm thực tế.
Trong giang hồ, chỉ một sai lầm nhỏ bé rất có thể sẽ đem lại thất bại vĩnh viễn, huống hồ liên tiếp phạm phải hàng loạt sai lầm nghiêm trọng.
Lúc này, chậu lá sen chỉ cần tiếp tục chuyển động thêm ba mươi độ nữa là tiến sang khảm tướng thứ hai. Gã áo đen cao nghều đang cố gắng ngăn cản trong vô vọng, giờ đây đã phơi ra chỗ hổng của nút lẫy. Đao, thanh đao sống dày màu xanh đen vẫn dựng đứng trên mặt đất, loang loáng hàn quang. Lỗ Ân đưa chân trái khéo léo khều mạnh vào gờ che tay trên chuôi đao, một vệt sáng lạnh lõe vụt khỏi mặt đất, góc độ và phương hướng đều rất chính xác, bay thẳng vào tay trái của Lỗ Ân. Đối phương đã quá sơ suất, vệt hàn quang chứa đầy sát khí xẹt qua ngay trước mặt mà vẫn không phát hiện ra, chỉ biết cật lực ngửa họng lên trời, ngả người về sau, dốc hết sức bình sinh giữ chặt lấy cái chậu. Lỗ Ân buông cánh tay trái đang nắm lấy mép chậu ra, thanh dao cứ tựa như tự nhảy vào trong tay ông.
Thanh đao sắc bén dị thường, mũi đao xuyên vào cơ thể nhẹ nhàng như không. Người đâm thảnh thơi, người bị đâm cũng rất nhẹ nhõm. Trong khoảnh khắc, kẻ sắp mất đi tính mạng kia bất chợt ngộ ra toàn bộ những sai lầm đã phạm. Bởi vậy, khi thanh đao nhẹ nhàng chạy ra khỏi cơ thể, gã chỉ cúi nhìn khe hở đang phun trào máu đỏ trong thoáng chốc, rồi nhẹ nhàng khép đôi mắt lại.
- Phong phá, tuyệt lộ, diệt thiểm! – Một loạt mệnh lệnh được phát ra bằng một ngữ điệu rất đỗi cuồng ngạo. Giọng nói ở rất xa, nhưng tất cả mọi người có mặt trong khu vườn đều nghe rõ. Lỗ Ân cũng đã nhận ra, đó chính là giọng của người đàn bà vừa xuất hiện, bởi trong âm điệu ngông cuồng vẫn kèm theo chút dư âm ngọt xớt. Nhưng những lời này có ý nghĩa gì thì Lỗ Ân lại hoàn toàn mù tịt, vì đây đều là những ám hiệu bí mật của riêng đối phương.
Kỳ thực, phong phá có nghĩa là mau chóng khôi phục là điểm sơ hở của khảm diện. Tuyệt lộ là cắt đứt đường tiến, tuyệt đối không được để đối thủ tiếp tục tiến về phía trước. Diệt thiểm tức là lấy mạng hắn ta. Những người ẩn trong vườn nghe thấy ám hiệu, lập tức hành động. Họ đều hiểu rằng bằng mọi giá phải thực hiện mệnh lệnh này, nếu không bọn họ sẽ phải trả cái giá còn đắt hơn cả cái chết.
Tay trái của Lỗ Ân nhẹ nhàng đẩy chậu lá sen chuyển động tới khe hãm của khảm tướng thứ hai, rồi xách đao bước qua cái xác đang nằm dài trên lỗ hổng. Nhưng vừa bước ra, ông đã phát hiện phía trước mặt có hai kẻ đứng sừng sững cách đó chừng mươi bước. Ông không biết hai kẻ này từ đâu chui ra, nhưng tư thế của chúng giống hệt nhau, trông vô cùng quái dị. Chúng đứng nghiêng nghiêng, một cánh tay chỉ xéo lên trời, tay còn lại buông chếch xuống dưới, trong tay không thấy binh khí, cơ thể được bọc kín mít trong một lớp áo đen dầy cộp
Bọn chúng không cần tới vũ khí, vì bản thân bọn chúng chính là vũ khí. Một thiết huyết đao khách đã kinh qua vô số trận huyết chiến nhe Lỗ Ân, lúc này không chỉ đánh hơi được sát khí, mà còn cảm nhận thấy một luồng khí sắc bén tỏa ra từ hai kẻ áo đen.
Lỗ Ân không hề thủ thế, chẳng nói chẳng rằng, thình lình vung đao xông thẳng đến.
Bởi vì ông phát hiện phía sau có người đang di chuyển khối đá Thái Hồ, có nghĩa là có thêm một kẻ đang từ một lỗ hổng khác của khảm diện chuẩn bị xông tới giáp công. Vì vậy, ông phải tranh thủ thời gian tốc chiến tốc thắng, trước tiên hãy giải quyết bọn cản đường, sau đó xông lên. Mặt khác, ông đã quen tấn công mà không cần đến thủ thế hay chuẩn bị. Từ khi trở thành huyết đao khách, ông đã vứt bỏ hoàn toàn những chiêu trò thừa thãi, chỉ dùng phương pháp trực tiếp nhất để đoạt mạng kẻ địch.
Đòn tấn công đột ngột và trực diện nhường đấy khiến đối phương không khỏi bất ngờ, nhưng điều khiến chúng bất ngờ hơn cả là khi Lỗ Ân còn cách họ tới mấy bước đã vung đao chém tới. Đòn chém này chỉ có thể chém vào không khí, chẳng có chút nghĩa lý gì.
Nhưng đao vừa chém xuống, một nửa cần cổ của một trong hai gã áo đen đã đứt rời, máu phun tung tóe thành tia tựa như một chiếc quạt giấy lớn mở xòe, quạt mạnh lên vạt lá úa rụng buổi tàn đông.
Thanh đao trên tay Lỗ Ân đã chém đi, đã rời khỏi lòng bàn tay ông, bay vụt về phía trước.
Đây chẳng phải là chiêu thức kỳ dị gì, mà chỉ là một chiêu thức trong công phu Lục hợp của nhà họ Lỗ. Trong công phu Cố lương có một kỹ pháp quăng rìu, không bị giới hạn bởi thể loại công phu, chỉ cần là người trong nhà họ Lỗ đều có thể học được. Vì trong công phu Lục hợp của Lỗ gia, những chiêu thức mang tính sát phạt chiến đấu quá ít ỏi, nên chiêu này ít nhiều cũng được xem là một chiêu tấn công đoạt mạng.
Tương truyền một năm nọ, tại quê hương của Lỗ Ban là thành Đằng Châu, các đệ tử Ban môn nhận nhiệm vụ xây dựng một công trình cho triều đình là điện Đại Thành trong Văn Miếu. Khi hoàn thành và nghiệm thu, tổng giám công phát hiện tại góc phía đông bắc của điện có một thanh dầm nhô ra chừng nửa tấc. Mặc dù đây chỉ là một sai sót rất nhỏ, nhưng có thể dẫn đến nguy cơ mất đầu như chơi! Đúng vào lúc mọi người không biết xử lý thế nào, thì một ông lão râu tóc bạc trắng rẽ đám đông đi ra. Chỉ thấy ông vung cánh tay phải, “vù” một tiếng xé gió, một lưỡi rìu bay vút đi, không lệch một ly, xẹt qua bên mái, vừa hay xén đứt nửa tấc thừa ra của thanh dầm. Tất cả mọi người có mặt đều ngây người kinh ngạc, đến khi định thần lại, đã không thấy bóng dáng ông lão đâu nữa. Các đệ tử Ban môn đoán là có thần công, chắc hẳn tổ sư hiển linh, đến trợ giúp cháu con tiêu trừ tai họa, cũng là truyền thụ kỹ nghệ cho đời sau. Bởi vậy, chiêu thức phóng rìu liền được liệt kê vào trong công phu Cố lương.
Kỳ thực Lỗ Ân không mấy hào hứng với các công pháp trong công phu Lục hợp. Điều này cũng khó trách, bắt một người nửa đời đao kiếm đi học kỹ nghệ của thợ mộc, một là không có hứng thú, hai là khả năng tiếp thu cũng đã giảm. Vì vậy với các kỹ pháp Cố lương ông học đại khái được chăng hay chớ, chỉ có chiêu quăng rìu này ông cảm thấy còn giống chiêu thức võ công, nên đã khổ công tập luyện. Hơn nữa, ông còn nghĩ cách chuyển hóa chiêu này sang đao pháp. Về sau, kỹ thuật phi đao chém địch của ông còn thiện nghệ hơn cả phi rìu.
Trở lại chuyện chính, Lỗ Ân vừa vung đao chém tới, đã nhanh như chớp phóng vụt đao đi. Chiêu này cũng chẳng khác gì so với cách thắt nút vào hạ bộ đối phương khi nãy, đều mang ít nhiều bản sắc chợ búa vô lại của những nhân sĩ võ lâm chính tông không bao giờ sử dụng. Mặc dù ông võ công cao cường, nhưng cũng chỉ là một thị vệ, một lính quèn, vẫn chưa được coi là người võ lâm chân chính. Vì vậy trong ý thức của ông, chiêu pháp tấn công chỉ cần có thể lấy mạng kẻ địch đều được coi là cao chiêu.
Nhưng trong khu vườn này lại có nhân sĩ võ lâm chân chính, và không chỉ có một người, ví dụ như hai kẻ áo đen sát khí đằng đằng nhuệ khí ngút trời đang đứng trước mặt. Họ không chỉ là nhân sĩ võ lâm, mà còn có thể được coi là võ lâm cao thủ. Nhưng cao thủ có lẽ chưa bao giờ nghĩ rằng trên đời lại có thứ cao chiêu quái dị nhường này. Vì vậy một trong hai kẻ đành phải đưa cổ nhận đao, bỏ mạng tại chỗ.
Chỉ còn lại một gã áo đen đứng lại trong tư thế quái dị ban đầu, trong mắt gã không chỉ lộ rõ vẻ kinh ngạc, mà còn tràn đầy khiếp hãi, hoảng loạn. Thế nhưng tất cả những điều này đều không khiến gã lui bước hay bỏ chạy như phản ứng của người bình thường. Bây giờ, việc duy nhất mà gã có thể làm là tập trung toàn bộ tâm lực và khí lực, xông lên phía trước. Thế tấn công nhanh như một tia chớp đen ngòm, cơ thể lao vút đi như một mũi đao sắc lẹm, xuất chiêu cực nhanh như mưa rào tạt nước. Tất cả những điều này đã chứng tỏ gã áo đen rất thông minh, gã không biết Lỗ Ân sẽ tiếp tục tung ra những chiêu thức quái dị nào, vì vậy đối sách tốt nhất của gã là khiến Lỗ Ân không tấc sắt không còn cơ hội ra tay nữa…
Khoảng cách từ ao nước đến hành lang không hề xa, chỉ khoảng ba bốn chục bước chân. Nhưng chính trên quảng đường ngắn ngủi này, một cao thủ lão luyện như Lỗ Ân đã bị lạc lối. Ông nhìn thấy đoạn hành lang, nhưng đi mãi không tới. Ông nhìn thấy căn lầu nhỏ ngay trước mắt, nhưng không thể lại gần. Vì tầm mắt ông luôn bị chắn ngang bởi các khóm hoa, lùm cây, tường gai. Những chướng ngại vật này kỳ thực không hề đáng ngại, bởi vì xét về độ cao hay chiều rộng, Lỗ Ân đều có thể nhảy vọt qua. Nhưng ở một nơi đầy cạm bẫy như thế này, không thể hành sự hồ đồ. Cho dù phía trước chỉ có hai chậu hoa chắn đường, cũng chỉ được đi vòng mà không được nhảy qua. Nơi không có đường tức là đường chết, đây chính là nguyên tắc căn bản trong khảm diện.
Vòng vèo qua lại đến mấy lượt, Lỗ Ân cảm thấy đã đi cả mười mấy dặm đường, vậy mà hành lang và căn lầu nhỏ vẫn ở nguyên chỗ cũ, không hề gần lại chút nào. Dường như cỏ cây hoa đá bố trí trong khu vườn đang không ngừng biến hóa và di chuyển. Vì vậy, mặc dù chỉ có vài thứ ít ỏi, nhưng Lỗ Ân cảm thấy vô cùng rối loạn.
Đối phương có một khảm diện tuyệt diệu tên gọi là con đường Tấc gang ngàn dặm, khá tương tự với đường vòng Rồng vờn đá tảng của nhà họ Lỗ, đều sử dụng Bắc Đẩu thất tinh nối liền sao Nhị Đảm(*) ở đầu đuôi, tiến hành bố trí theo phương pháp đẩu chuyển tinh di, chỉ cần dùng đến vài dụng cụ đơn giản là đã có thể khiến đối phương không thể thoát thân.
(*) Nhị Đảm có nghĩa là hai gánh, chòm sao này gồm một sao Ca Đảm (anh gánh), một sao Đệ Đảm (em gánh) và hai sao Miên Hoa Đảm (gánh bông), hai sao Thạch Đầu Đảm (gánh đá).
Lẽ nào đây chính là cong đường Tấc gang ngàn dặm? Hai khóm cây bụi, hai khoảnh vườn hoa, một tảng đá Thái Hồ, một chậu thả lá sen, một bức tường gai, vừa vặn hợp với số Bắc Đẩu thất tinh. Nhưng vị trí sáu ngôi sao của chòm Nhị Đảm nối liền đầu đuôi nằm ở đâu? Không tìm được vị trí của sáu ngôi sao này, thì chỉ có thể quanh quẩn ở giữa khảm diện, đến cả rìa khảm cũng không thể tìm ra.
Nếu tuân thủ đúng quy tắc đọ tài trong môn khảm diện, để từ từ tìm cách phá giải hoặc tìm chỗ khuyết để thoát ra, chí ít cũng phải mất đến một hai ngày. Nhưng giờ đây, Lỗ Ân cần phải phá giải càng nhanh càng tốt. Như vậy, chỉ có một chiêu duy nhất, đó là mạo hiểm phá vỡ chỗ không, liều mình một phen.
Để đưa ra quyết định này, phải có lòng quyết tâm và sự tự tin rất lớn. Mặc dù tìm ra chỗ không sẽ dễ hơn so với tìm chỗ khuyết hay cơ quát, thế nhưng phá vỡ chỗ không lại rất nguy hiểm. Chỗ không, chỗ khuyết, cơ quát trong khảm diện có sự khác biệt rất lớn. Thực ra chỗ không chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của khảm diện, chính là khe hở hay khoảng trống ngoài rìa để các nút phóng ra, cũng chính là điểm chuyển ngoặt khi khảm diện hoạt động. Thực chất, đây chính là vị trí có uy lực sát thương nhỏ nhất trong khảm diện. Phá chỗ không là chiêu thức bất đắc dĩ khi người bị vây khốn trong khảm diện đã không còn cách nào khác, có thể coi là phương pháp hạ đẳng để thoát khỏi khảm diện.
Nhưng không phải khảm diện nào cũng đều dễ tìm ra chỗ không. Ví dụ như đường vòng Rồng vờn đá tảng của nhà họ Lỗ rất khó tìm ra được chỗ không, vì khảm diện đó thuộc loại khảm vây. Trong khảm vây, khảm chính là nút, nút chính là khảm, không thể tìm ra khoảng trống vốn dùng để phóng nút. Con đường Tấc gang ngàn dặm này cũng có mục đích tương tự như Rồng vờn đá tảng, chắc chắn muốn tìm được chỗ không là rất khó khăn.
Mặc dù Lỗ Ân ở nhà họ Lỗ nhiều năm, song vẫn chưa tìm ra được chỗ không của con đường Tấc gang ngàn dặm. Nhưng ông cảm thấy rằng, tại chỗ tiếp nối giữa con đường Tấc gang ngàn dặm và Vô ảnh tam trùng sát rất có thể sẽ có chỗ không. Nhưng lúc này, ông đã không tìm được đường quay lại.
Chỉ cần là chiêu thức, hẳn sẽ có sơ hở; chỉ cần là con người, hẳn sẽ có nhược điểm; chỉ cần là khảm diện, hẳn sẽ có khiếm khuyết. Đây chính là chân lý của Lỗ Ân. Vì vậy ông tiếp tục rảo bước nhanh hơn, nghĩ rằng cứ vòng qua vòng lại vài lần nữa, hẳn sẽ phát hiện được điều gì đó.
Đang chạy gấp, Lỗ Ân chợt phát giác ra một thứ, những cơn hoa mắt chóng mặt dữ dội đã khiến ông loạng choạng, cơ thể ngả nghiêng không thể đứng vững. Ông vội chống cây khảm đao bên tay trái xuống đất để đỡ lấy cơ thể, nhưng đã không kịp nữa.
Ông đổ vật xuống như một thân cây vừa bị đốn, lăn lông lốc về phía trước. Cây khảm đao vẫn cắm sâu trên đất, phần lưỡi sáng xanh rung lên bần bật, giống như mặt nước hồ thu lấp loáng. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vết thương do mũi đoản mâu để lại trên vai chảy máu quá nhiều, lại thêm nãy giờ bôn ba tìm kiếm trong khảm diện đã khiến ông tiêu hao nhiều thể lực, hơi thở không thông thuận, đờm tắc trong tâm khiếu, nên mới lăn ra bất tỉnh.
Trên thềm đá chìa ra mặt nước trước cửa căn lầu nhỏ bỗng xuất hiện một người đàn bà, đột ngột tựa bóng ma. Đó là một người đàn bà mang mặt nạ ly miêu màu trắng bạc. Tấm áo gấm thêu rực rỡ dày cộm phủ kín thân người, nhưng những đường nét mỹ miều trên cơ thể vẫn ẩn hiện thấp thoáng. Người đàn bà đứng bất động trên thềm đá, hệt như một pho tượng nhiều màu.
Sở dĩ người đàn bà này xuất hiện trên thềm đá, vì từ vị trí ẩn nấp ban đầu, ả đột ngột không nhìn thấy Lỗ Ân đâu nữa. Thế nhưng dù đã bước lên thềm đá, ả vẫn không nhìn thấy Lỗ Ân.
Bức tường dây gai, tảng đá Thái Hồ, chậu thả lá sen, ba thứ này vừa vặn che khuất Lỗ Ân từ ba mặt. Mặt còn lại mặc dù chỉ là một luống hoa thấp, nhưng nếu muốn nhìn thấy ông từ hướng này, buộc phải đứng trên con đường nhỏ dẫn đến hành lang. Đó là vị trí dụ người vào khảm, khảm tử gia sẽ không bố trí nút lẫy khống chế khảm diện tại đó.
Sau khi Lỗ Ân ngã xuống bất tỉnh, ông không đứng lên được nữa. Người đàn bà mang mặt nạ ly miêu vẫn đứng yên bất động. Khu vườn bỗng trở nê yên ắng lạ thường, chỉ còn lại tiếng lào xào khe khẽ của gió Bắc thổi qua lá úa, và chút xao động của gợn sóng lăn tăn dưới mặt ao.
Rất lâu rất lâu sau, cuối cùng, người đàn bà mang mặt nạ ly miêu màu bạc cũng đã chậm rãi đưa cánh tay trái lên. Đây chính là một mệnh lệnh, một mệnh lệnh không cần phải nghi ngờ.
Một bóng đen cao lênh khênh nhanh chóng chui ra từ dưới lan can đá của luống hoa phía đầu hành lang, như một ngọn gió nhẹ nhàng lao vút về phía con đường nhỏ, rồi ngoặt một cái vòng qua khóm cây, bước xéo thêm vài bước, đã đến mé bên kia của chậu thả sen.
Chậu thả sen chứa đây nước không những to lớn nặng nề, mà còn rất cao. Gã cao kều phỉa kiễng hẳn chân lên mới có thể nhìn thấy đôi chân của Lỗ Ân thấp thoáng sau đám lá sen khô héo. Gã liền quay đầu đưa mắt ngầm ra hiệu cho người đàn bà đứng trên thềm đá. Người đàn bà vẫn mặt lạnh như tiền, chỉ gật đầu thật mạnh.
Chậu lá sen bắt đầu xoay chuyển, rồi trượt đi chậm rãi không một tiếng động, hệt như phiến lá lướt trên mặt nước.
- Khoan đã! Không được!
Vang lên tiếng quát lớn của một người đàn bà, phía cuối giọng nói sắc lạnh có pha lẫn chút âm sắc ngọt ngào. Giọng nói được truyền đến từ mé bên kia của ao nước.
Nhưng đã chậm một bước! Mặc dù người đàn bà đứng trên thềm đá đã vội vã đưa tay ra hiệu dừng lại, mặc dù gã áo đen cũng đã gắng hết sức bính sinh ngăn cản chậu lá sen tiếp tục chuyển động, nhưng tất cả đã quá muộn. Chậu lá sen ngoan cố vẫn tiếp tục xoay đi. Không phải là cơ quát đã chờn, mà là do ở mé bên kia của chậu sen, có một lực đạo mạnh mẽ hơn nữa đang đẩy nó đi.
Đó là một cánh tay trái, cánh tay trái của một đao khách. Mặc dù cánh tay này thường ngày không cầm đao, nhưng nó là trợ tá đắc lực của cây đao, sẵn sàng giáng cho đối phương những đòn chí tử trực tiếp. Bởi vậy, bản thân nó cũng phải sở hữu một kình lực cực mạnh khiến đối thủ không thể chống đỡ. Nhưng nếu chỉ là một cánh tay trái, sức mạnh của nó sẽ không đủ để đối chọi với cả hai cánh tay của gã áo đen. Nhưng vì chậu lá sen thuộc loại nút che mắt xoay một chiều, cách thức xoay chuyển của nó là đơn hướng và có trật tự. Vì vậy, chỉ cần đẩy theo phương hướng đúng như thiết kế, sẽ khiến nó xoay chuyển dễ dàng. Sau khi nó đã chuyển động, muốn nó dừng lại, cần phải tác động một lực đạo cực lớn, trừ khi đã chuyển động sang vị trí của khảm tướng tiếp theo. Sức mạnh của hai cánh tây đương nhiên là lớn hơn sức mạnh của một tay trái, nhưng sức mạnh của một tay trái cộng thêm sức mạnh của đà chuyển động của cơ quát sẽ vượt xa sức mạnh của hai cánh tay.
Gã áo đen dùng cả hai tay giữ chặt lấy chậu lá sen, nhưng hai chân không trụ nổi cứ trượt thẳng về phía trước. Gã biết sức lực của gã không đủ để giữ chậu thả sen lại, gã làm thế kia chỉ là để chứng tỏ cho hai người đàn bà kia biết mình đã cố gắng hết sức. Nhưng gã cũng hiểu, khi chuyển động đến vị trí của khảm tướng tiếp theo, lẫy chuyển động vừa khớp vào khe hãm, cân phải lập tức chặn chậu sen dừng lại, tuyệt đối không được để nó tiếp tục xoay chuyển sang vị trí tiếp theo.
Sau một hồi chạy loanh quanh tìm kiếm trong con đường Tấc gang ngàn dặm, Lỗ Ân vẫn không tìm được đường trở lại, nhưng ông đã phát hiện ra một chỗ khiếm khuyết trong khảm diện, một khiếm khuyết nghiêm trọng mà ông có thể lợi dụng được.
Trong “Thiên tú tinh thuyết”(*) của nhà thiên văn nổi tiếng đời Đường, Viên Thiên Cương có viết: “Bắc Đẩu thất tinh, thứ nhất Thiên Khu, thứ hai Thiên Toàn, thứ ba Thiên Cơ, thứ tư Thiên Quyển, thứ năm Ngọc Hành, thứ sáu Khai Dương, thứ bảy Dao Quang. Thất tinh hình thành cán gáo, cán gáo có thể thay đổi”.
(*) Tương truyền đây là trước tác của Viên Thiên Cương, bởi vì nó ra đời vào giai đoạn thịnh vượng của triều Đường, do quan viên sao chép. Trong thời kỳ đó, người tinh thông thiên văn ngoài Viên Thiên Cương không còn nhân vật nổi bật nào khác, đồng thời lúc đó, cũng chỉ có Viên Thiên Cương vốn được hoàng đế cực kỳ sủng ái mới có thể khiến các quan viên sao chép. Nhưng cũng có thuyết cho rằng đây là trước tác của một thương nhân Tây Vực tên là Phác Thịnh Đức, Phác Thịnh Đức có một giai đoạn giúp Viên Thiên Cương quan sát thiên văn, sau làm quan tới chức Khám thiên doãn. Vì vậy, cũng có khả năng thành quả của Phác Thịnh Đức đã bị Viên Thiên Cương giành lấy.
Trong cuốn “Thiên địa tượng hợp đạo luân”(*) của Lư Đại Hiển người đời Tống cũng viết: “Thất tinh cán gáo chỉ về đông, thiên hạ vào xuân; cán gáo chỉ về nam, thiên hạ vào hè; cán gáo chỉ về tây, thiên hạ vào thu; cán gáo chỉ về bắc, thiên hạ vào đông. Viên Thiên Cương nói là “thay đổi”, tức là cán gáo đổi hướng chứ không đổi hình”.
(*) Tác giả Lô Đại Hiển người đời Tống, tinh thông thiên văn địa lý, là danh sĩ một thời. Sau nhìn thấu hồng trần nhiễu nhương, đã ẩn cư nơi rừng núi. Đây là cuốn sách tổng hợp và phân tích về các hiện tượng thiên văn địa lý, có tính khoa học rất cao. Vẫn còn bản tàn khuyết từ đời Tống được bảo tồn tới tận ngày nay.
Trong lý luận của người xưa đều nói cán gáo của Thất tinh thay đổi chỉ là đổi hướng. Thế nhưng khi ứng dụng vào trong khảm diện, chắc chắn sẽ không đơn giản như vậy. Một nơi như thế này hoàn toàn có khả năng biến tất cả những thứ không thể thành có thể.
Con đường Tấc gang ngàn dặm cũng vậy, trong đó có hai điểm kết nút có thể tiến hành thay đổi, đó là chậu thả sen ở vị trí sao Thiên Cơ và tảng đá Thái Hồ ở vị trí sao Ngọc Hành. Tất cả hoa cỏ, cây cối, tường gai trong khảm diện này đều được trồng xuống đất, không thể thay đổi vị trí, chỉ có chậu thả sen và đá Thái Hồ là được sắp đặt vào trong, chúng có thể thay đổi vị trí dễ dàng. Đây là một nguyên lý đơn giản, khảm tử gia nhìn ra được, đương nhiên Lỗ Ân cũng nhìn ra được. Khảm diện đã dùng hai thứ này làm nút sống, như vậy cán gáo Thất tinh không những có thể đổi hướng, mà còn có thể thay đổi vị trí sao và hình dáng của cán gáo.
May sao chỗ khiếm khuyết mà ông phát hiện ra lại chính là điểm phá diện(*) trong tầm nhìn của đối phương, đồng thời điểm phá diện này lại nằm đúng vị trí che khuất bởi chậu lá sen ở vị trí Thiên Cơ, đá Thái Hồ ở vị trí Ngọc Hành và bức tường cây gai ở vị trí Thiên Quyền.
(*) Tức là vị trí mà tầm nhìn của người điều khiển không nhìn thấy được.
Thế là Lỗ Ân lại giở chiêu lưu manh. Ông giả vờ ngất xỉu, ngã vật xuống góc khuất giữa chậu sen và bức tường gai. Ông không dám chắc đối phương có mất kiên nhẫn hay không, nhưng hiện giờ, đây là phương pháp duy nhất, ông nhất định phải thử.
Gã áo đen cuối cùng đã xuất hiện, chạy theo lối đi trong khảm diện đến bên chậu thả sen. Mọi động tĩnh Lỗ Ân đều nhìn thấy rõ, đó là nhờ thanh đao ông đã cắm trên mặt đất trước khi ngã xuống, một thanh đao xanh thẫm với phần lưỡi sáng loáng như gương.
Từ con đường mà gã áo đen đi tới, ông đã nhận ra vị trí của sao Đệ Đảm trong chòm Nhị Đảm. Căn lầu và hành lang là vị trí của hai sao Miên Hoa Đảm; khóm hoa mà bóng đen vừa chui ra chính là vị trí của “người em” đang gồng gánh.
Đã biết được vị trí của sao Đệ Đảm, chỉ cần tìm ra tiếp vị trí của sao Ca Đảm là có thể kết hợp với Thất tinh để tìm ra điểm nút, lần ra lỗ hổng, sau đó tiếp tục tìm ra chỗ không rồi phá vỡ. Lúc đó cho dù khảm diện có biến hóa không ngừng, vẫn có thể tìm ra được quy luật.
Lúc này, gã áo đen đột nhiên chạy đến xoay chuyển chậu sen. Lỗ Ân ngoảnh đầu lại nhìn tảng đá Thái Hồ vẫn đứng im lìm, ông đã hiểu ra, cuối cùng thì ông cũng đã ngộ ra tất cả. Trước tiên, ông không cần thiết phải mất công đi tìm bố cục sao Ca Đảm trong chòm Nhị Đảm nữa. Vì vốn dĩ không hề có sao Ca Đảm, sao Ca Đảm chính là sao Đệ Đảm, mà sao Đệ Đảm cũng chính là sao Ca Đảm. Đây là bố cục xếp chồng lên nhau, trong đó điểm khảm nằm ngay tại vị trí chậu thả sen và đá Thái Hồ. Nếu như không phải đối phương muốn dùng sức người để chuyển động chậu thả sen để thay đổi bố cục khảm, thì chậu thả sen và đá Thái Hồ có lẽ sẽ đồng thời chuyển động.
Đây gọi là “Thiên Cơ, Ngọc Hành giao hoán, cán gáo đảo chỗ treo ngược”, tức phần gáo của chòm sao Bắc Đẩu có thể biến thành phần cán, và phần cán cũng có thể biến thành gáo, sau đó một đầu nối liền với bố cục hai sao Nhị Đảm đã chồng thành một điểm. Cùng với sự biến đổi cán giáo, chòm Nhị Đảm cũng có thể hoán đổi vị trí giữa Ca Đảm và Đệ Đảm, các sao Thạch Đầu Đảm và Miên Hoa Đảm cũng liên tục âm thầm hoán đổi vị trí cho nhau.
Khảm diện của đối phương có khiếm khuyết, hơn nữa, về mặt con người cũng đã phạm phải sai lầm rất lớn. Lẽ ra họ không nên hiếu kỳ và thiếu kiên nhẫn như vậy, lại càng không nên tùy tiện động tới nút lấy. Nhưng điều đó đều cho thấy bọn chúng còn thiếu hụt kinh nghiệm giang hồ. Sau khi đã xoay chuyển chậu lá sen, gã kia cũng không nên đối kháng với Lỗ Ân. Đá Thái Hồ và chậu lá sen là hai nút chốt của khảm diện, nếu chỉ động một cái, hơn nữa, nếu chỉ biến đổi sang một khảm tướng, chắc chắn sẽ khiến cho khảm diện xuất hiện lỗ hổng. Còn nếu như tiếp tục tác động lực thuận hướng, đẩy chậu sen theo đà cơ quát và sức đẩy của Lỗ Ân, khiến chậu hoa sen trượt đi nhanh hơn, chạy thẳng sang khảm tướng thứ ba, thì khi đó toàn bộ bố cục khảm diện sẽ đảo loạn hoàn toàn, khiến Lỗ Ân càng không thể lần ra cách thoát thân. Đây là một sai lầm do thiếu kinh nghiệm thực tế.
Trong giang hồ, chỉ một sai lầm nhỏ bé rất có thể sẽ đem lại thất bại vĩnh viễn, huống hồ liên tiếp phạm phải hàng loạt sai lầm nghiêm trọng.
Lúc này, chậu lá sen chỉ cần tiếp tục chuyển động thêm ba mươi độ nữa là tiến sang khảm tướng thứ hai. Gã áo đen cao nghều đang cố gắng ngăn cản trong vô vọng, giờ đây đã phơi ra chỗ hổng của nút lẫy. Đao, thanh đao sống dày màu xanh đen vẫn dựng đứng trên mặt đất, loang loáng hàn quang. Lỗ Ân đưa chân trái khéo léo khều mạnh vào gờ che tay trên chuôi đao, một vệt sáng lạnh lõe vụt khỏi mặt đất, góc độ và phương hướng đều rất chính xác, bay thẳng vào tay trái của Lỗ Ân. Đối phương đã quá sơ suất, vệt hàn quang chứa đầy sát khí xẹt qua ngay trước mặt mà vẫn không phát hiện ra, chỉ biết cật lực ngửa họng lên trời, ngả người về sau, dốc hết sức bình sinh giữ chặt lấy cái chậu. Lỗ Ân buông cánh tay trái đang nắm lấy mép chậu ra, thanh dao cứ tựa như tự nhảy vào trong tay ông.
Thanh đao sắc bén dị thường, mũi đao xuyên vào cơ thể nhẹ nhàng như không. Người đâm thảnh thơi, người bị đâm cũng rất nhẹ nhõm. Trong khoảnh khắc, kẻ sắp mất đi tính mạng kia bất chợt ngộ ra toàn bộ những sai lầm đã phạm. Bởi vậy, khi thanh đao nhẹ nhàng chạy ra khỏi cơ thể, gã chỉ cúi nhìn khe hở đang phun trào máu đỏ trong thoáng chốc, rồi nhẹ nhàng khép đôi mắt lại.
- Phong phá, tuyệt lộ, diệt thiểm! – Một loạt mệnh lệnh được phát ra bằng một ngữ điệu rất đỗi cuồng ngạo. Giọng nói ở rất xa, nhưng tất cả mọi người có mặt trong khu vườn đều nghe rõ. Lỗ Ân cũng đã nhận ra, đó chính là giọng của người đàn bà vừa xuất hiện, bởi trong âm điệu ngông cuồng vẫn kèm theo chút dư âm ngọt xớt. Nhưng những lời này có ý nghĩa gì thì Lỗ Ân lại hoàn toàn mù tịt, vì đây đều là những ám hiệu bí mật của riêng đối phương.
Kỳ thực, phong phá có nghĩa là mau chóng khôi phục là điểm sơ hở của khảm diện. Tuyệt lộ là cắt đứt đường tiến, tuyệt đối không được để đối thủ tiếp tục tiến về phía trước. Diệt thiểm tức là lấy mạng hắn ta. Những người ẩn trong vườn nghe thấy ám hiệu, lập tức hành động. Họ đều hiểu rằng bằng mọi giá phải thực hiện mệnh lệnh này, nếu không bọn họ sẽ phải trả cái giá còn đắt hơn cả cái chết.
Tay trái của Lỗ Ân nhẹ nhàng đẩy chậu lá sen chuyển động tới khe hãm của khảm tướng thứ hai, rồi xách đao bước qua cái xác đang nằm dài trên lỗ hổng. Nhưng vừa bước ra, ông đã phát hiện phía trước mặt có hai kẻ đứng sừng sững cách đó chừng mươi bước. Ông không biết hai kẻ này từ đâu chui ra, nhưng tư thế của chúng giống hệt nhau, trông vô cùng quái dị. Chúng đứng nghiêng nghiêng, một cánh tay chỉ xéo lên trời, tay còn lại buông chếch xuống dưới, trong tay không thấy binh khí, cơ thể được bọc kín mít trong một lớp áo đen dầy cộp
Bọn chúng không cần tới vũ khí, vì bản thân bọn chúng chính là vũ khí. Một thiết huyết đao khách đã kinh qua vô số trận huyết chiến nhe Lỗ Ân, lúc này không chỉ đánh hơi được sát khí, mà còn cảm nhận thấy một luồng khí sắc bén tỏa ra từ hai kẻ áo đen.
Lỗ Ân không hề thủ thế, chẳng nói chẳng rằng, thình lình vung đao xông thẳng đến.
Bởi vì ông phát hiện phía sau có người đang di chuyển khối đá Thái Hồ, có nghĩa là có thêm một kẻ đang từ một lỗ hổng khác của khảm diện chuẩn bị xông tới giáp công. Vì vậy, ông phải tranh thủ thời gian tốc chiến tốc thắng, trước tiên hãy giải quyết bọn cản đường, sau đó xông lên. Mặt khác, ông đã quen tấn công mà không cần đến thủ thế hay chuẩn bị. Từ khi trở thành huyết đao khách, ông đã vứt bỏ hoàn toàn những chiêu trò thừa thãi, chỉ dùng phương pháp trực tiếp nhất để đoạt mạng kẻ địch.
Đòn tấn công đột ngột và trực diện nhường đấy khiến đối phương không khỏi bất ngờ, nhưng điều khiến chúng bất ngờ hơn cả là khi Lỗ Ân còn cách họ tới mấy bước đã vung đao chém tới. Đòn chém này chỉ có thể chém vào không khí, chẳng có chút nghĩa lý gì.
Nhưng đao vừa chém xuống, một nửa cần cổ của một trong hai gã áo đen đã đứt rời, máu phun tung tóe thành tia tựa như một chiếc quạt giấy lớn mở xòe, quạt mạnh lên vạt lá úa rụng buổi tàn đông.
Thanh đao trên tay Lỗ Ân đã chém đi, đã rời khỏi lòng bàn tay ông, bay vụt về phía trước.
Đây chẳng phải là chiêu thức kỳ dị gì, mà chỉ là một chiêu thức trong công phu Lục hợp của nhà họ Lỗ. Trong công phu Cố lương có một kỹ pháp quăng rìu, không bị giới hạn bởi thể loại công phu, chỉ cần là người trong nhà họ Lỗ đều có thể học được. Vì trong công phu Lục hợp của Lỗ gia, những chiêu thức mang tính sát phạt chiến đấu quá ít ỏi, nên chiêu này ít nhiều cũng được xem là một chiêu tấn công đoạt mạng.
Tương truyền một năm nọ, tại quê hương của Lỗ Ban là thành Đằng Châu, các đệ tử Ban môn nhận nhiệm vụ xây dựng một công trình cho triều đình là điện Đại Thành trong Văn Miếu. Khi hoàn thành và nghiệm thu, tổng giám công phát hiện tại góc phía đông bắc của điện có một thanh dầm nhô ra chừng nửa tấc. Mặc dù đây chỉ là một sai sót rất nhỏ, nhưng có thể dẫn đến nguy cơ mất đầu như chơi! Đúng vào lúc mọi người không biết xử lý thế nào, thì một ông lão râu tóc bạc trắng rẽ đám đông đi ra. Chỉ thấy ông vung cánh tay phải, “vù” một tiếng xé gió, một lưỡi rìu bay vút đi, không lệch một ly, xẹt qua bên mái, vừa hay xén đứt nửa tấc thừa ra của thanh dầm. Tất cả mọi người có mặt đều ngây người kinh ngạc, đến khi định thần lại, đã không thấy bóng dáng ông lão đâu nữa. Các đệ tử Ban môn đoán là có thần công, chắc hẳn tổ sư hiển linh, đến trợ giúp cháu con tiêu trừ tai họa, cũng là truyền thụ kỹ nghệ cho đời sau. Bởi vậy, chiêu thức phóng rìu liền được liệt kê vào trong công phu Cố lương.
Kỳ thực Lỗ Ân không mấy hào hứng với các công pháp trong công phu Lục hợp. Điều này cũng khó trách, bắt một người nửa đời đao kiếm đi học kỹ nghệ của thợ mộc, một là không có hứng thú, hai là khả năng tiếp thu cũng đã giảm. Vì vậy với các kỹ pháp Cố lương ông học đại khái được chăng hay chớ, chỉ có chiêu quăng rìu này ông cảm thấy còn giống chiêu thức võ công, nên đã khổ công tập luyện. Hơn nữa, ông còn nghĩ cách chuyển hóa chiêu này sang đao pháp. Về sau, kỹ thuật phi đao chém địch của ông còn thiện nghệ hơn cả phi rìu.
Trở lại chuyện chính, Lỗ Ân vừa vung đao chém tới, đã nhanh như chớp phóng vụt đao đi. Chiêu này cũng chẳng khác gì so với cách thắt nút vào hạ bộ đối phương khi nãy, đều mang ít nhiều bản sắc chợ búa vô lại của những nhân sĩ võ lâm chính tông không bao giờ sử dụng. Mặc dù ông võ công cao cường, nhưng cũng chỉ là một thị vệ, một lính quèn, vẫn chưa được coi là người võ lâm chân chính. Vì vậy trong ý thức của ông, chiêu pháp tấn công chỉ cần có thể lấy mạng kẻ địch đều được coi là cao chiêu.
Nhưng trong khu vườn này lại có nhân sĩ võ lâm chân chính, và không chỉ có một người, ví dụ như hai kẻ áo đen sát khí đằng đằng nhuệ khí ngút trời đang đứng trước mặt. Họ không chỉ là nhân sĩ võ lâm, mà còn có thể được coi là võ lâm cao thủ. Nhưng cao thủ có lẽ chưa bao giờ nghĩ rằng trên đời lại có thứ cao chiêu quái dị nhường này. Vì vậy một trong hai kẻ đành phải đưa cổ nhận đao, bỏ mạng tại chỗ.
Chỉ còn lại một gã áo đen đứng lại trong tư thế quái dị ban đầu, trong mắt gã không chỉ lộ rõ vẻ kinh ngạc, mà còn tràn đầy khiếp hãi, hoảng loạn. Thế nhưng tất cả những điều này đều không khiến gã lui bước hay bỏ chạy như phản ứng của người bình thường. Bây giờ, việc duy nhất mà gã có thể làm là tập trung toàn bộ tâm lực và khí lực, xông lên phía trước. Thế tấn công nhanh như một tia chớp đen ngòm, cơ thể lao vút đi như một mũi đao sắc lẹm, xuất chiêu cực nhanh như mưa rào tạt nước. Tất cả những điều này đã chứng tỏ gã áo đen rất thông minh, gã không biết Lỗ Ân sẽ tiếp tục tung ra những chiêu thức quái dị nào, vì vậy đối sách tốt nhất của gã là khiến Lỗ Ân không tấc sắt không còn cơ hội ra tay nữa…
Tác giả :
Viên Thái Cực