Liêu Trai Chí Dị
Chương 38: Vân thúy tiên
Danh hoa cao chiếm nhất chi xuân
Nhẫn thính hoàng ngôn biệt tặng nhân
Lưu đắc hoàng kim vô dụng xứ
Phân minh a mẫu ngộ nhi thân
Thủ phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, có thanh niên họ Lương, tên Hữu Tài, con của một gia đình khá giả.
Ðược cha mẹ nuông chiều, Hữu Tài thường đàn đúm với lũ bạn du đãng, đứng đầu là thanh niên họ Mã, tên Ðắc Lợi. Cha mất, Hữu Tài ở với mẹ. Mẹ mất, Hữu Tài bán nhà, lấy tiền đi rượu chè, cờ bạc với Ðắc Lợi và lũ bạn. Bị mọi người trong vùng ghét bỏ, Hữu Tài bèn đem chút tiền còn lại sang thủ phủ Tế Nam, tỉnh Sơn Ðông, mua một căn nhà nhỏ để cư ngụ và một gánh hàng xén bán dạo để kiếm kế sinh nhai.
Tỉnh Sơn Ðông có dãy Thái Hành Sơn, gồm nhiều ngọn núi cao. Trên đỉnh ngọn Vương Sơn, có ngôi chùa Vương Sơn Tự. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tư, khi chùa mở hội Quỳ Hương, có tới hàng ngàn thanh niên nam nữ trong vùng rủ nhau lên chùa trẩy hội. Vào giữa trưa, có một thiền sư ra Phật điện thỉnh chuông rồi thắp một nén hương, cắm vào bát nhang trên bàn thờ Phật. Khách trẩy hội cùng quỳ xuống đất, la liệt trong chùa, ngoài sân. Khi nén hương đã tàn, khách rủ nhau đứng dậy, cùng vào điện lễ Phật.
Năm ấy, sáng ngày rằm tháng tư, Hữu Tài theo đám đông lên chùa trẩy hội. Quá trưa, tới sân chùa, thấy trong đám khách quỳ hương có một nữ lang xinh đẹp, tuổi chừng 17, 18, Hữu Tài thích quá, vội quỳ xuống sân, lê gối lại gần. Thấy có kẻ lạ lê lại gần mình, nữ lang cau mày, lê gối tránh xa. Hữu Tài lại lê theo. Nữ lang tức giận, đứng phắt dậy, bỏ buổi l, rảo bước ra về. Hữu Tài cũng vội đứng dậy chạy theo. Ra tới cổng chùa, thấy nữ lang đã biến mất, Hữu Tài thất vọng, lủi thủi ra về.
Dọc đường, thấy ở phía đằng trước có hai người đang đi, Hữu Tài vội rảo bước. Khi bắt kịp, Hữu Tài nhận ra một người chính là nữ lang trên chùa, còn người kia là một bà lão. Hữu Tài chợt nghe thấy bà lão nói với nữ lang:"Mẹ chỉ có một mình con. Nay con đã lớn, mẹ mong con sớm có chồng. Mẹ vẫn cầu Trời khấn Phật cho con lấy được một tấm chồng đàng hoàng, tử tế, chứ chẳng cần phải danh giá, giàu sang! Nếu con cứ chịu khó theo mẹ lên chùa lễ Phật như thế này thì tốt lắm!" Nghe thấy thế, Hữu Tài mừng lắm, rảo bước vượt qua, rồi quay đầu lại, cúi chào bà lão. Bà lão gật đầu đáp l. Hữu Tài nói: "Thưa lão mẫu, con họ Lương, tên Hữu Tài. Chẳng hay lão mẫu họ chi?" Bà lão đáp:"Lão thân họ Vân!" Nói:"Trưa nay con lên chùa trẩy hội, được gặp hiền muội đây. Chẳng hay hiền muội tên chi?" Ðáp:"Em tên Thúy Tiên!" Hỏi:"Bây giờ lão mẫu đi đâu?" Ðáp:"Lão thân về nhà!" Hỏi:"Nhà ta ở đâu?" Ðáp:"Ở phía tây dãy núi này, cách đây chừng bốn chục dặm!" Hỏi:"Trời tối rồi, làm sao lão mẫu về kịp?" Ðáp:"Chính vì thế mà hai mẹ con vừa mới bàn tính với nhau xong!" Hỏi:"Thế lão mẫu quyết định ra sao?" Ðáp:"Hai mẹ con đã quyết định tới ngủ nhờ nhà bào huynh của lão thân ở gần đây!" Nói:"Lúc nãy, con đi ở đằng sau, tình cờ được nghe lão mẫu nói với Thúy muội là lão mẫu chỉ mong có một chàng rể đàng hoàng, tử tế nên con nghĩ con có thể xin làm rể của lão mẫu được!" Vân bà bèn quay qua hỏi Thúy Tiên:"Lương lang đây muốn xin cưới con làm vợ đó, con có chịu không?" Thúy Tiên lắc đầu đáp:"Con không chịu!" Hỏi:"Tại sao?" Ðáp: "Vì con thấy gã có tướng vô hạnh, bất nghĩa!" Hữu Tài vội nói:"Thưa lão mẫu, Thúy muội mới gặp con có một lần mà đã quyết đoán như vậy thì quả là lầm! Có quỷ thần chứng giám, con xin thề với lão mẫu là con rất đứng đắn, thủy chung!" Nghe thấy thế, Vân bà liền quyết định: "Ðã dám thề thốt nặng lời như vậy thì lão thân cũng phải tin thôi! Lão thân bằng lòng gả con cho đó!" Nghe mẹ nói, Thúy Tiên tái mặt song cũng chỉ im lặng, chẳng dám phản đối. Hữu Tài bèn quay qua hỏi chuyện Thúy Tiên. Thúy Tiên chẳng thèm đáp. Thấy thế, Vân bà nói:"Con phải nói chuyện với Lương lang đi chứ" Thúy Tiên đáp: "Có chuyện gì đâu mà nói!" Hữu Tài bèn nói lảng sang chuyện khác:"Chắc từ đây tới nhà cữu phụ cũng còn xa! Xin lão mẫu dừng chân, để con đi thuê kiệu!" Nói xong, chạy đi ngay. Lát sau, Hữu Tài trở lại với bốn phu khiêng, mời Vân bà và Thúy Tiên lên kiệu. Vân bà dắt Thúy Tiên lên ngồi rồi chỉ đường cho nhóm phu khiêng. Hữu Tài đi chân theo sau, trông tựa đầy tớ theo hầu chủ vậy. Hữu Tài luôn miệng nhắc nhở nhóm phu khiêng phải đi chầm chậm cho êm kiệu.
Lát sau, vào một sơn thôn, tới cổng một biệt thự, Vân bà nói:"Ðến nơi rồi!" Nhóm phu khiêng liền dừng chân, hạ kiệu. Vân bà dắt Thúy Tiên xuống. Hữu Tài vội lấy tiền ra trả cho nhóm phu khiêng quay về. Vân bà dắt Thúy Tiên và Hữu Tài qua cổng, vào sân. Thấy có hai ông bà lão đang đứng ở giữa sân tựa hồ như chờ khách, Hữu Tài vội chắp tay cúi đầu chào. Hai ông bà đáp l. Vân bà giới thiệu với Hữu Tài:"Ðây là đại ca và đại tẩu của mẹ" Rồi quay qua giới thiệu với hai ông bà:"Ðây là cháu Hữu Tài, họ Lương, vị hôn phu của cháu Thúy Tiên" Hai ông bà niềm nở mời mọi người vào sảnh đường ngồi uống trà, nói chuyện.
Lát sau, gia nhân bày tiệc. Sau bữa tiệc, ông lão nói với Vân bà:"Hôm nay tốt ngày, hiền muội nên cho hai cháu làm lễ thành hôn ngay!" Vân bà vâng dạ, rồi quay qua nói với Thúy Tiên:"Cữu phụ đã dạy thế thì con hãy đi tắm gội, trang điểm, rồi ra đây làm lễ thành hôn!" Thúy Tiên cau mày, quay nhìn Hữu Tài, nói:"Tôi biết anh là kẻ chẳng ra gì! Giờ đây, tôi vâng lời mẹ tôi mà làm lễ thành hôn với anh! Tuy nhiên, anh chớ nên tính chuyện ăn đời ở kiếp với tôi, kẻo sau này anh lại trách tôi là không nói trước!" Hữu Tài chẳng thèm để ý tới lời nói của Thúy Tiên, chỉ xua tay, đáp:"Ðược rồi! Ðược rồi!" Ông lão bèn sai gia nhân bày hương án giữa sảnh đường cho Thúy Tiên và Hữu Tài làm lễ giao bái.
Lễ xong, ông lão sai gia nhân đưa Vân bà đi nghỉ, rồi đưa vợ chồng Thúy Tiên vào chung phòng. Thấy Hữu Tài mặt mũi bẩn thỉu, chân tay nhăn nhúm, ghét bám đầy người, mồ hôi nồng nặc, Thúy Tiên bắt Hữu Tài phải đi tắm rửa sạch sẽ rồi mới cho vào ngủ chung.
Sáng sau, Vân bà bảo Hữu Tài:"Con hãy lên xin phép cữu phụ, cữu mẫu cho về trước. Mẹ sẽ dắt em Thúy Tiên tới sau!" Hữu Tài bèn lên chào ông bà lão rồi xin phép ra về. Tới nhà, Hữu Tài quét dọn phòng khách cho sạch sẽ rồi ngồi chờ. Lát sau, quả nhiên Vân bà dắt Thúy Tiên tới. Vân bà đảo mắt nhìn quanh căn phòng một lượt rồi nói:"Nhà nghèo thế này thì lấy gì mà nuôi vợ? Thôi, để mẹ về sửa soạn cho ít đồ rồi sáng mai mẹ sẽ bảo tụi nhỏ đem sang đây cho!" Nói xong, Vân bà từ biệt.
Sáng sau, quả nhiên Hữu Tài thấy có một bọn tiểu đồng, tì nữ đem đồ đạc, quần áo, thức ăn sang xếp đầy phòng khách nhà mình. Một tì nữ tới nói với Thúy Tiên: "Lão phu nhân sai tiểu tì sang đây ở để hầu hạ tiểu thư!" Thúy Tiên gật đầu. Một tiểu đồng cầm một gói lớn tới trao cho Hữu Tài, nói:"Lão phu nhân sai tiểu nhân đem gói tiền này sang biếu hiền lang!" Hữu Tài mừng lắm, nhận gói, gửi lời cám ơn lão phu nhân rồi mời cả bọn ở lại ăn trưa. Chúng đều từ chối rồi xin phép ra về.
Ðược gói tiền của Vân bà cho, Hữu Tài quyết tâm bỏ nghề hàng xén, ở nhà ăn chơi. Hữu Tài bèn liên lạc với Ðắc Lợi ở Thái Nguyên, bảo gã rủ lũ bạn du đãng ngày trước sang Tế Nam, tới nhà mình rượu chè, cờ bạc, Ðắc Lợi bèn dẫn lũ chúng sang. Thúy Tiên lánh mặt, chẳng chịu ra tiếp. Hữu Tài bèn đàn đúm trở lại với lũ chúng.
Cờ bạc được đúng một năm thì Hữu Tài thua vừa hết gói tiền của Vân bà cho. Hữu Tài xin tiền vợ. Thúy Tiên lấy tiền ra cho. Hữu Tài lại đem cờ bạc rồi lại thua hết. Xin lần thứ nhì, Thúy Tiên cũng cho. Xin lần thứ ba, Thúy Tiên cũng cho. Xin lần thứ tư, Thúy Tiên nói:"Hết rồi!" Hữu Tài bèn nói:"Nếu hết rồi thì hãy dắt tôi về nhà lão mẫu để tôi xin!" Thúy Tiên lắc đầu từ chối. Vì thế, tuy đã làm rể hơn một năm mà Hữu Tài vẫn chưa biết nhà mẹ vợ mình ở chốn nào. Muốn có tiền để cờ bạc, Hữu Tài phải lấy cắp nữ trang của vợ đem đi bán. Thúy Tiên biết chuyện nên một hôm nói với chồng:"Anh cờ bạc đã thua hết gói tiền của mẹ tôi cho. Anh xin tôi ba lần, tôi đều lấy tiền ra cho. Anh xin tôi lần thứ tư, tôi chẳng còn tiền để cho anh vì tôi cũng hết rồi. Nay anh lại lấy cắp nữ trang của tôi đem đi bán để lấy tiền cờ bạc thì thực là quá lắm! Nếu bây giờ anh chịu tuyệt giao với lũ bạn của anh thì tôi sẽ xin với mẹ tôi cho anh thêm chút vốn mà làm ăn!" Hữu Tài chỉ ậm ừ, song vẫn chứng nào tật nấy. Thúy Tiên bèn cất giấu hết nữ trang, đề phòng chồng còn hơn đề phòng trộm cướp.
Một sáng, Hữu Tài còn đang ngủ, Ðắc Lợi đã dẫn lũ bạn tới gõ cửa. Thúy Tiên lờ đi như không nghe tiếng, song vì chúng cứ gõ mãi nên Thúy Tiên đành phải ra mở, bảo chúng vào ngồi chờ Hữu Tài ở phòng khách. Ðược nhìn thấy Thúy Tiên lần đầu, chúng đều sững sờ kinh ngạc vì nhan sắc khuynh thành của Thúy Tiên.
Lát sau, Hữu Tài ngủ dậy, ra tiếp bạn. Chúng xúm lại nói đùa:"Anh giàu quá mà cứ than là nghèo!" Hữu Tài hỏi:"Tôi giàu ở chỗ nào?" Ðắc Lợi đáp:"Hôm nay tụi tôi mới được gặp chị. Chị đẹp quá! Chắc chị là tiên chứ chẳng phải là phàm! Tuy nhiên, tụi tôi lại nghe nói anh chị chẳng được tương đắc. Vậy thì tại sao anh không đem bán chị đi, lấy tiền mà rượu chè, cờ bạc? Nếu đem bán chị cho nhà giàu thì cũng được năm trăm lạng, còn nếu đem bán chị cho kỹ viện thì có thể được tới ngàn lạng. Anh giàu ở chỗ đó chứ còn ở chỗ nào!" Hữu Tài chẳng đáp song trong bụng mừng thầm là đã được Ðắc Lợi gợi cho một ý kiến quá hay. Buổi tối, sau khi tin lũ bạn ra về, Hữu Tài vào phòng than với vợ:"Nàng à! Nhà mình nghèo quá, chẳng biết phải làm sao đây?" Thúy Tiên cứ lờ đi, chẳng đáp. Thấy thế, Hữu Tài tức tối, quay ra đá thúng đụng nia, gọi tì nữ lên la mắng vô lý, cố ý gây sự với vợ. Thúy Tiên vẫn cứ lờ đi, chẳng nói năng chi.
Sáng sau, Thúy Tiên sai tì nữ đi chợ mua rượu thịt về làm một bữa tiệc thịnh soạn cho hai vợ chồng. Giữa tiệc, Thúy Tiên nói:"Thấy anh cứ than nghèo, lo lắng suốt ngày đêm, tôi cũng muốn giúp anh, song tôi hết tiền rồi! Làm vợ mà chẳng giúp được chồng, tôi cũng hổ thẹn lắm. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy nhà mình chẳng còn vật chi đáng giá, ngoại trừ con tì nữ. Vì thế, tôi muốn bàn với anh đem bán nó đi, lấy vốn mà làm ăn!" Hữu Tài lắc đầu, nói:"Bán nó đi thì được bao nhiêu?" Thúy Tiên im lặng.
Lát sau, đột nhiên Thúy Tiên nói:"Chắc anh cũng biết rằng khi anh cần tiền mà tôi có là tôi cho anh ngay, chẳng hề từ chối. Song bây giờ tôi cũng kiệt quệ rồi, chẳng còn tiền để cho anh nữa. Tôi có bổn phận phải chia sẻ nỗi lo âu với anh. Tôi nghĩ kỹ rồi! Bây giờ anh chẳng còn cách gì hay hơn là cách đem bán tôi cho nhà giàu. Làm như thế, anh vừa kiếm được nhiều tiền hơn là bán con tì nữ, mà lại vừa giữ được nó ở nhà để sai bảo!" Nghe thấy thế, Hữu Tài mừng lắm song vẫn giả vờ kinh ngạc, nói:"Việc gì mà đã đến nỗi phải làm như vậy?" Thúy Tiên nghiêm nét mặt, nói:"Tôi khuyên anh nên làm như vậy vì chỉ có cách đó mới cứu anh thoát khỏi cảnh túng quẫn mà thôi! Anh cũng chẳng cần phải để ý tới dư luận làm gì!" Trong bụng, Hữu Tài mừng lắm, song ngoài mặt, vẫn làm ra vẻ buồn bã, nói:"Cứ để thủng thẳng xem sao đã!" Tuy nói thế nhưng sáng sớm hôm sau, Hữu Tài đã tìm tới kỹ viện Mai Hoa, ngỏ ý muốn bán vợ. Mụ chủ kỹ viện đòi cho xem mặt. Hữu Tài liền dắt mụ về nhà, gọi Thúy Tiên ra tiếp. Thúy Tiên chỉ ra chào hỏi mụ vài câu rồi lại trở vào phòng. Thấy Thúy Tiên có nhan sắc khuynh thành, mụ mừng lắm, đòi mua ngay. Mụ hỏi:"Ðúng giá bao nhiêu?" Hữu Tài đáp:"Ngàn lạng!" Hai bên cò kè bớt một thêm hai rồi giờ lâu ngã giá, thỏa thuận ngoài tám trăm. Sợ Hữu Tài đổi ý, mụ đòi Hữu Tài phải ký ước thư ngay. Hữu Tài liền ký.
Tin khách về rồi, Hữu Tài vào phòng thuật chuyện cho vợ nghe. Thúy Tiên nói:"Thế là kể từ nay tình nghĩa đôi ta đã hết. Tuy nhiên, trước khi vào kỹ viện, tôi phải về thăm mẹ tôi một lần! Trước kia, mẹ tôi có giúp đỡ anh đủ thứ, nay anh đem bán tôi cho kỹ viện thì anh cũng nên theo tôi về mà nói với mẹ tôi một lời!" Hữu Tài nói:"Chỉ sợ lão mẫu ngăn cản, không cho tôi bán nàng thôi!" Thúy Tiên lắc đầu, nói:"Mẹ tôi chẳng ngăn cản anh đâu vì mẹ tôi vẫn biết là tôi chẳng muốn lấy anh mà!" Nghe vợ nói có lý, Hữu Tài bèn theo lời.
Sáng sau, hai vợ chồng dắt tì nữ về thăm Vân bà. Gần nửa đêm, về tới nhà. Qua ba lần cổng, một lần sân, vào tới sảnh đường, thấy nhà cửa đồ sộ, đèn nến sáng chưng, lầu gác nguy nga, kẻ hầu người hạ tấp nập, Hữu Tài kinh ngạc lắm. Trước kia, Hữu Tài có được nghe nói về chuyện giàu sang của Vân bà, song cũng chỉ biết lờ mờ thế thôi chứ chẳng ngờ Vân bà lại giàu sang tới mức ấy! Nay thấy nhà cửa bề thế quá, Hữu Tài lại đâm lo, chỉ sợ Vân bà ngăn cản, không cho mình bán Thúy Tiên!
Thúy Tiên bảo tì nữ xuống bếp thăm bè bạn, còn mình thì dắt Hữu Tài lên lầu gặp mẹ. Vân bà thấy con dắt rể về giữa đêm khuya thì sửng sốt, hỏi:"Có việc chi gấp mà nửa đêm lại dắt nhau về đây?" Thúy Tiên lộ vẻ oán hận, lấy ngón tay chỉ mặt Hữu Tài, nói:"Trước kia con đã nói với mẹ rằng gã này có tướng vô hạnh, bất nghĩa mà mẹ chẳng tin, cứ ép con phải lấy gã. Nay thì quả đúng như lời con đã nói! Gã vô hạnh, bất nghĩa quá lắm!" Vân bà hỏi:"Vô hạnh, bất nghĩa như thế nào?" Ðáp:"Gã đã cờ bạc thua hết cả tiền ở trong nhà rồi bây giờ gã lại bán con cho kỹ viện!" Ðáp xong, Thúy Tiên móc túi lấy ra hai đĩnh vàng, đặt lên bàn, nói:"Hai đĩnh vàng này là của mẹ cho con để gây dựng cơ đồ cho chồng, may mà chưa bị chồng cướp đoạt. Bây giờ thì còn chồng đâu nữa mà gây dựng cơ đồ? Vậy con xin hoàn lại mẹ!" Rồi quay qua Hữu Tài, mắng:"Ðồ chó má! Ngày trước anh bán hàng xén, làm ăn vất vả nên mặt mũi lem luốc, chân tay nhăn nhúm, ghét bám đầy người, mồ hôi nồng nặc. Từ khi lấy tôi, anh được mẹ tôi chu cấp tiền bạc, chỉ ở nhà thụ hưởng cơm áo nên da dẻ mới được nhẵn nhụi thế này! Ðược ăn không ngồi rồi, anh lại đàn đúm với lũ bạn cũ. Có mặt mẹ tôi đây, tôi có vu oan cho anh điều gì không?" Hữu Tài cúi đầu, nín thở, chẳng đáp được lời nào. Thúy Tiên mắng tiếp:"Tôi tự biết là mình chẳng có nhan sắc khuynh thành để lấy được một tấm chồng giàu sang. Vì thế khi mẹ tôi ép tôi lấy anh, tôi đành vâng lời để mẹ tôi mừng là tôi chẳng ế chồng. Tôi về làm vợ anh, có thiếu bổn phận gì không, có phụ bạc gì không, mà anh nỡ đem bán tôi cho kỹ viện? Mẹ tôi cho tôi hai đĩnh vàng để gây dựng cơ đồ cho anh thì tôi dư sức xây nhà cao cửa rộng, mua vườn tậu ruộng cho anh song tôi chẳng làm vì tôi thấy rõ cái chân tướng vô hạnh, bất nghĩa của anh. Anh chỉ có cái tướng đi ăn mày thôi. Tôi chẳng thể làm bạn bạc đầu với anh được!"
Bọn tì nữ nghe thấy tiểu thư to tiếng ở trên lầu thì rủ nhau chạy lên coi. Nghe tiểu thư kể tội Hữu Tài, chúng liền nổi giận, vây chặt lấy Hữu Tài mà mắng chửi thậm tệ, rồi quay qua nói với Thúy Tiên:"Tiểu thư nói làm chi cho mệt? Ðể tụi tiểu tì giết quách gã đi cho rồi!" Hữu Tài sợ quá, rập đầu xuống đất, van lạy:"Tôi biết tội đã nhiều, tôi hối hận lắm, xin tha cho tôi!" Thúy Tiên càng giận, mắng:"Bán vợ cho nhà giàu thì đã là cái giống đại ác rồi, còn bán vợ cho kỹ viện thì chẳng biết phải gọi là cái giống chi?" Nghe thấy thế, bọn tì nữ căm tức vô cùng, xúm lại xé rách hết quần áo, rồi cùng rút trâm cài đầu, đâm vào người Hữu Tài. Hữu Tài khóc thét lên, năn nỉ: "Xin các tiểu nương tha cho tôi!" Thúy Tiên bèn ngăn bọn tì nữ lại, nói:"Tha cho gã! Trừng trị như thế cũng đủ rồi! Ðể mặc gã ở đây, ta đi thôi!" Nói xong, bước tới cầm tay Vân bà, dắt xuống lầu. Bọn tì nữ cũng lục tục xuống theo.
Hữu Tài ngồi im trên lầu nghe ngóng. Lát sau, khi thấy lặng tiếng người, Hữu Tài mới nghĩ tới việc trốn về nhà. Thế nhưng, thấy đêm đã khuya, tinh thần mệt mỏi Hữu Tài lại nằm xuống ngủ. Khi thức giấc, mở mắt nhìn lên, chẳng thấy nóc nhà đâu mà chỉ thấy một bàu trời trăng lặn sao thưa, Hữu Tài kinh hãi quá, vội ngồi nhỏm dậy, đưa mắt nhìn quanh. Thấy ngôi nhà đồ sộ đã biến mất, mặt trời đỏ ối đang lấp ló sau vòm lá um tùm, còn mình thì đang ngồi cheo leo trên một tảng đá chênh vênh ở vách núi, giữa rừng cây rậm rạp, Hữu Tài kinh hoàng cực độ, chỉ sợ bị té xuống vực thẳm thì tan xác. Thấy mỏi lưng, Hữu Tài bất giác vặn mình cho đỡ mỏi thì đột nhiên tảng đá lở ra, rớt xuống vực, hất Hữu Tài vào không trung. Trong một thoáng, Hữu Tài nghĩ mình sắp chết nhưng rồi đột nhiên, Hữu Tài lại thấy bụng mình rơi trúng một cành cây, chân tay chới với. Mở mắt nhìn xuống dưới, thấy vực thẳm không đáy, Hữu Tài kinh hãi quá, vội nhắm mắt lại, gắng dùng chút hơi tàn để ôm quặp lấy cành cây, chẳng dám nhúc nhích. Thân thể sưng vù vì bị trâm đâm, Hữu Tài gào khóc kêu cứu song chỉ nghe thấy tiếng vang vọng của núi rừng. Kiệt sức, Hữu Tài lại nghĩ mình sắp chết.
Lát sau, khi mặt trời lên cao, có một tiều phu vào rừng đốn củi. Khi đi qua vách núi, thấy Hữu Tài nằm co quắp, bám vào cành cây bên bờ vực thẳm, tiều phu liền ròng dây xuống, bảo Hữu Tài bám vào rồi kéo lên. Thấy Hữu Tài đã kiệt sức, tiều phu liền bỏ buổi đốn củi, cõng về nhà săn sóc. Khi Hữu Tài tỉnh lại, tiều phu hỏi:"Họ tên chi?" Hữu Tài đáp:"Họ Lương, tên Hữu Tài" Hỏi:"Nhà cửa ở đâu?" Ðáp:"Ở thủ phủ Tế Nam" Hỏi:"Sao lại vào giữa rừng cây ở đây mà nằm như thế?" Hữu Tài bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, tiều phu cũng lấy làm lạ. Hữu Tài hỏi:"Ðây là đâu?" Tiều phu đáp:"Là phía tây dãy Thái Hành Sơn, cách ngọn Vương Sơn chừng bốn chục dặm!" Hữu Tài thấy lời nói của tiều phu phù hợp với lời nói của Vân bà. Hôm sau, thấy sức khoẻ đã phục hồi, Hữu Tài bèn cám ơn tiều phu rồi xin cáo biệt.
Tới nhà, Hữu Tài thấy cửa ngõ mở toang. Vào nhà, thấy phòng ốc trống rỗng, bao nhiêu đồ đạc, quần áo của Vân bà cấp cho khi trước đều đã biến mất, chỉ còn trơ lại có hai vật cũ của mình là chiếc võng rách với chiếc bàn gãy chân. Mệt quá, Hữu Tài lên võng ngủ. Lát sau, tỉnh giấc, thấy bụng đói cồn cào, Hữu Tài vào trạn mò cơm thì thấy chẳng còn một hạt. Hữu Tài bèn mò sang hàng xóm xin ăn, làm hàng xóm cũng phải ngạc nhiên. Lát sau, đúng hẹn, mụ chủ kỹ viện đem vàng và ước thư tới để mua Thúy Tiên. Hữu Tài liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Mụ đành đem vàng ra về.
Hữu Tài định trở lại nghề bán hàng xén song không còn vốn. Mấy hôm sau, Hữu Tài mắc bệnh phù thũng, nhưng vì đã bị mang tiếng là kẻ vô hạnh nên chẳng ai giúp đỡ chút gì. Hết phương kế sinh nhai, Hữu Tài đành phải bán rẻ căn nhà, lấy con dao bếp giắt vào người rồi đem bọc tiền vào ở trong hang núi. Hàng ngày, Hữu Tài đem tiền ra chợ mua cơm. Tiêu mãi, hết tiền, lại vô nghệ nghiệp, Hữu Tài phải đi ăn xin. Có kẻ nói:"Còn con dao giắt trong người, sao đã phải đi ăn xin?" Hữu Tài hỏi:"Nói thế là nghĩa gì?" Kẻ ấy đáp:"Thì hãy bán dao đi, lấy tiền mà mua cơm!" Hữu Tài nói:"Ðâu có được! Ở trong hang, cần phải có dao để đề phòng lang sói!" Ít lâu sau, Hữu Tài lại bị bệnh phong cùi.
Một hôm, Hữu Tài từ trong núi ra chợ ăn xin. Dọc đường, tình cờ gặp Ðắc Lợi, Hữu Tài rủ ngồi xuống vệ đường hàn huyên. Trong khi trò chuyện, bất thần Hữu Tài rút dao giắt trong người, đâm chết Ðắc Lợi. Lính bắt giải lên huyện đường. Quan tể hỏi tại sao lại sát nhân? Hữu Tài bèn trình bày đầu đuôi câu chuyện. Quan nghe chuyện cũng thương tình, chẳng nỡ lên án tử hình mà cũng chẳng ra lệnh đánh đập, chỉ ra lệnh hạ ngục.
Thế nhưng, vì bị giam cầm khổ sở rồi lại bị mắc chứng bệnh nặng, chẳng đủ cơm ăn thuốc uống, nên mới bị tù có một tháng, Hữu Tài đã lăn ra chết ở trong ngục.
Nhẫn thính hoàng ngôn biệt tặng nhân
Lưu đắc hoàng kim vô dụng xứ
Phân minh a mẫu ngộ nhi thân
Thủ phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, có thanh niên họ Lương, tên Hữu Tài, con của một gia đình khá giả.
Ðược cha mẹ nuông chiều, Hữu Tài thường đàn đúm với lũ bạn du đãng, đứng đầu là thanh niên họ Mã, tên Ðắc Lợi. Cha mất, Hữu Tài ở với mẹ. Mẹ mất, Hữu Tài bán nhà, lấy tiền đi rượu chè, cờ bạc với Ðắc Lợi và lũ bạn. Bị mọi người trong vùng ghét bỏ, Hữu Tài bèn đem chút tiền còn lại sang thủ phủ Tế Nam, tỉnh Sơn Ðông, mua một căn nhà nhỏ để cư ngụ và một gánh hàng xén bán dạo để kiếm kế sinh nhai.
Tỉnh Sơn Ðông có dãy Thái Hành Sơn, gồm nhiều ngọn núi cao. Trên đỉnh ngọn Vương Sơn, có ngôi chùa Vương Sơn Tự. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tư, khi chùa mở hội Quỳ Hương, có tới hàng ngàn thanh niên nam nữ trong vùng rủ nhau lên chùa trẩy hội. Vào giữa trưa, có một thiền sư ra Phật điện thỉnh chuông rồi thắp một nén hương, cắm vào bát nhang trên bàn thờ Phật. Khách trẩy hội cùng quỳ xuống đất, la liệt trong chùa, ngoài sân. Khi nén hương đã tàn, khách rủ nhau đứng dậy, cùng vào điện lễ Phật.
Năm ấy, sáng ngày rằm tháng tư, Hữu Tài theo đám đông lên chùa trẩy hội. Quá trưa, tới sân chùa, thấy trong đám khách quỳ hương có một nữ lang xinh đẹp, tuổi chừng 17, 18, Hữu Tài thích quá, vội quỳ xuống sân, lê gối lại gần. Thấy có kẻ lạ lê lại gần mình, nữ lang cau mày, lê gối tránh xa. Hữu Tài lại lê theo. Nữ lang tức giận, đứng phắt dậy, bỏ buổi l, rảo bước ra về. Hữu Tài cũng vội đứng dậy chạy theo. Ra tới cổng chùa, thấy nữ lang đã biến mất, Hữu Tài thất vọng, lủi thủi ra về.
Dọc đường, thấy ở phía đằng trước có hai người đang đi, Hữu Tài vội rảo bước. Khi bắt kịp, Hữu Tài nhận ra một người chính là nữ lang trên chùa, còn người kia là một bà lão. Hữu Tài chợt nghe thấy bà lão nói với nữ lang:"Mẹ chỉ có một mình con. Nay con đã lớn, mẹ mong con sớm có chồng. Mẹ vẫn cầu Trời khấn Phật cho con lấy được một tấm chồng đàng hoàng, tử tế, chứ chẳng cần phải danh giá, giàu sang! Nếu con cứ chịu khó theo mẹ lên chùa lễ Phật như thế này thì tốt lắm!" Nghe thấy thế, Hữu Tài mừng lắm, rảo bước vượt qua, rồi quay đầu lại, cúi chào bà lão. Bà lão gật đầu đáp l. Hữu Tài nói: "Thưa lão mẫu, con họ Lương, tên Hữu Tài. Chẳng hay lão mẫu họ chi?" Bà lão đáp:"Lão thân họ Vân!" Nói:"Trưa nay con lên chùa trẩy hội, được gặp hiền muội đây. Chẳng hay hiền muội tên chi?" Ðáp:"Em tên Thúy Tiên!" Hỏi:"Bây giờ lão mẫu đi đâu?" Ðáp:"Lão thân về nhà!" Hỏi:"Nhà ta ở đâu?" Ðáp:"Ở phía tây dãy núi này, cách đây chừng bốn chục dặm!" Hỏi:"Trời tối rồi, làm sao lão mẫu về kịp?" Ðáp:"Chính vì thế mà hai mẹ con vừa mới bàn tính với nhau xong!" Hỏi:"Thế lão mẫu quyết định ra sao?" Ðáp:"Hai mẹ con đã quyết định tới ngủ nhờ nhà bào huynh của lão thân ở gần đây!" Nói:"Lúc nãy, con đi ở đằng sau, tình cờ được nghe lão mẫu nói với Thúy muội là lão mẫu chỉ mong có một chàng rể đàng hoàng, tử tế nên con nghĩ con có thể xin làm rể của lão mẫu được!" Vân bà bèn quay qua hỏi Thúy Tiên:"Lương lang đây muốn xin cưới con làm vợ đó, con có chịu không?" Thúy Tiên lắc đầu đáp:"Con không chịu!" Hỏi:"Tại sao?" Ðáp: "Vì con thấy gã có tướng vô hạnh, bất nghĩa!" Hữu Tài vội nói:"Thưa lão mẫu, Thúy muội mới gặp con có một lần mà đã quyết đoán như vậy thì quả là lầm! Có quỷ thần chứng giám, con xin thề với lão mẫu là con rất đứng đắn, thủy chung!" Nghe thấy thế, Vân bà liền quyết định: "Ðã dám thề thốt nặng lời như vậy thì lão thân cũng phải tin thôi! Lão thân bằng lòng gả con cho đó!" Nghe mẹ nói, Thúy Tiên tái mặt song cũng chỉ im lặng, chẳng dám phản đối. Hữu Tài bèn quay qua hỏi chuyện Thúy Tiên. Thúy Tiên chẳng thèm đáp. Thấy thế, Vân bà nói:"Con phải nói chuyện với Lương lang đi chứ" Thúy Tiên đáp: "Có chuyện gì đâu mà nói!" Hữu Tài bèn nói lảng sang chuyện khác:"Chắc từ đây tới nhà cữu phụ cũng còn xa! Xin lão mẫu dừng chân, để con đi thuê kiệu!" Nói xong, chạy đi ngay. Lát sau, Hữu Tài trở lại với bốn phu khiêng, mời Vân bà và Thúy Tiên lên kiệu. Vân bà dắt Thúy Tiên lên ngồi rồi chỉ đường cho nhóm phu khiêng. Hữu Tài đi chân theo sau, trông tựa đầy tớ theo hầu chủ vậy. Hữu Tài luôn miệng nhắc nhở nhóm phu khiêng phải đi chầm chậm cho êm kiệu.
Lát sau, vào một sơn thôn, tới cổng một biệt thự, Vân bà nói:"Ðến nơi rồi!" Nhóm phu khiêng liền dừng chân, hạ kiệu. Vân bà dắt Thúy Tiên xuống. Hữu Tài vội lấy tiền ra trả cho nhóm phu khiêng quay về. Vân bà dắt Thúy Tiên và Hữu Tài qua cổng, vào sân. Thấy có hai ông bà lão đang đứng ở giữa sân tựa hồ như chờ khách, Hữu Tài vội chắp tay cúi đầu chào. Hai ông bà đáp l. Vân bà giới thiệu với Hữu Tài:"Ðây là đại ca và đại tẩu của mẹ" Rồi quay qua giới thiệu với hai ông bà:"Ðây là cháu Hữu Tài, họ Lương, vị hôn phu của cháu Thúy Tiên" Hai ông bà niềm nở mời mọi người vào sảnh đường ngồi uống trà, nói chuyện.
Lát sau, gia nhân bày tiệc. Sau bữa tiệc, ông lão nói với Vân bà:"Hôm nay tốt ngày, hiền muội nên cho hai cháu làm lễ thành hôn ngay!" Vân bà vâng dạ, rồi quay qua nói với Thúy Tiên:"Cữu phụ đã dạy thế thì con hãy đi tắm gội, trang điểm, rồi ra đây làm lễ thành hôn!" Thúy Tiên cau mày, quay nhìn Hữu Tài, nói:"Tôi biết anh là kẻ chẳng ra gì! Giờ đây, tôi vâng lời mẹ tôi mà làm lễ thành hôn với anh! Tuy nhiên, anh chớ nên tính chuyện ăn đời ở kiếp với tôi, kẻo sau này anh lại trách tôi là không nói trước!" Hữu Tài chẳng thèm để ý tới lời nói của Thúy Tiên, chỉ xua tay, đáp:"Ðược rồi! Ðược rồi!" Ông lão bèn sai gia nhân bày hương án giữa sảnh đường cho Thúy Tiên và Hữu Tài làm lễ giao bái.
Lễ xong, ông lão sai gia nhân đưa Vân bà đi nghỉ, rồi đưa vợ chồng Thúy Tiên vào chung phòng. Thấy Hữu Tài mặt mũi bẩn thỉu, chân tay nhăn nhúm, ghét bám đầy người, mồ hôi nồng nặc, Thúy Tiên bắt Hữu Tài phải đi tắm rửa sạch sẽ rồi mới cho vào ngủ chung.
Sáng sau, Vân bà bảo Hữu Tài:"Con hãy lên xin phép cữu phụ, cữu mẫu cho về trước. Mẹ sẽ dắt em Thúy Tiên tới sau!" Hữu Tài bèn lên chào ông bà lão rồi xin phép ra về. Tới nhà, Hữu Tài quét dọn phòng khách cho sạch sẽ rồi ngồi chờ. Lát sau, quả nhiên Vân bà dắt Thúy Tiên tới. Vân bà đảo mắt nhìn quanh căn phòng một lượt rồi nói:"Nhà nghèo thế này thì lấy gì mà nuôi vợ? Thôi, để mẹ về sửa soạn cho ít đồ rồi sáng mai mẹ sẽ bảo tụi nhỏ đem sang đây cho!" Nói xong, Vân bà từ biệt.
Sáng sau, quả nhiên Hữu Tài thấy có một bọn tiểu đồng, tì nữ đem đồ đạc, quần áo, thức ăn sang xếp đầy phòng khách nhà mình. Một tì nữ tới nói với Thúy Tiên: "Lão phu nhân sai tiểu tì sang đây ở để hầu hạ tiểu thư!" Thúy Tiên gật đầu. Một tiểu đồng cầm một gói lớn tới trao cho Hữu Tài, nói:"Lão phu nhân sai tiểu nhân đem gói tiền này sang biếu hiền lang!" Hữu Tài mừng lắm, nhận gói, gửi lời cám ơn lão phu nhân rồi mời cả bọn ở lại ăn trưa. Chúng đều từ chối rồi xin phép ra về.
Ðược gói tiền của Vân bà cho, Hữu Tài quyết tâm bỏ nghề hàng xén, ở nhà ăn chơi. Hữu Tài bèn liên lạc với Ðắc Lợi ở Thái Nguyên, bảo gã rủ lũ bạn du đãng ngày trước sang Tế Nam, tới nhà mình rượu chè, cờ bạc, Ðắc Lợi bèn dẫn lũ chúng sang. Thúy Tiên lánh mặt, chẳng chịu ra tiếp. Hữu Tài bèn đàn đúm trở lại với lũ chúng.
Cờ bạc được đúng một năm thì Hữu Tài thua vừa hết gói tiền của Vân bà cho. Hữu Tài xin tiền vợ. Thúy Tiên lấy tiền ra cho. Hữu Tài lại đem cờ bạc rồi lại thua hết. Xin lần thứ nhì, Thúy Tiên cũng cho. Xin lần thứ ba, Thúy Tiên cũng cho. Xin lần thứ tư, Thúy Tiên nói:"Hết rồi!" Hữu Tài bèn nói:"Nếu hết rồi thì hãy dắt tôi về nhà lão mẫu để tôi xin!" Thúy Tiên lắc đầu từ chối. Vì thế, tuy đã làm rể hơn một năm mà Hữu Tài vẫn chưa biết nhà mẹ vợ mình ở chốn nào. Muốn có tiền để cờ bạc, Hữu Tài phải lấy cắp nữ trang của vợ đem đi bán. Thúy Tiên biết chuyện nên một hôm nói với chồng:"Anh cờ bạc đã thua hết gói tiền của mẹ tôi cho. Anh xin tôi ba lần, tôi đều lấy tiền ra cho. Anh xin tôi lần thứ tư, tôi chẳng còn tiền để cho anh vì tôi cũng hết rồi. Nay anh lại lấy cắp nữ trang của tôi đem đi bán để lấy tiền cờ bạc thì thực là quá lắm! Nếu bây giờ anh chịu tuyệt giao với lũ bạn của anh thì tôi sẽ xin với mẹ tôi cho anh thêm chút vốn mà làm ăn!" Hữu Tài chỉ ậm ừ, song vẫn chứng nào tật nấy. Thúy Tiên bèn cất giấu hết nữ trang, đề phòng chồng còn hơn đề phòng trộm cướp.
Một sáng, Hữu Tài còn đang ngủ, Ðắc Lợi đã dẫn lũ bạn tới gõ cửa. Thúy Tiên lờ đi như không nghe tiếng, song vì chúng cứ gõ mãi nên Thúy Tiên đành phải ra mở, bảo chúng vào ngồi chờ Hữu Tài ở phòng khách. Ðược nhìn thấy Thúy Tiên lần đầu, chúng đều sững sờ kinh ngạc vì nhan sắc khuynh thành của Thúy Tiên.
Lát sau, Hữu Tài ngủ dậy, ra tiếp bạn. Chúng xúm lại nói đùa:"Anh giàu quá mà cứ than là nghèo!" Hữu Tài hỏi:"Tôi giàu ở chỗ nào?" Ðắc Lợi đáp:"Hôm nay tụi tôi mới được gặp chị. Chị đẹp quá! Chắc chị là tiên chứ chẳng phải là phàm! Tuy nhiên, tụi tôi lại nghe nói anh chị chẳng được tương đắc. Vậy thì tại sao anh không đem bán chị đi, lấy tiền mà rượu chè, cờ bạc? Nếu đem bán chị cho nhà giàu thì cũng được năm trăm lạng, còn nếu đem bán chị cho kỹ viện thì có thể được tới ngàn lạng. Anh giàu ở chỗ đó chứ còn ở chỗ nào!" Hữu Tài chẳng đáp song trong bụng mừng thầm là đã được Ðắc Lợi gợi cho một ý kiến quá hay. Buổi tối, sau khi tin lũ bạn ra về, Hữu Tài vào phòng than với vợ:"Nàng à! Nhà mình nghèo quá, chẳng biết phải làm sao đây?" Thúy Tiên cứ lờ đi, chẳng đáp. Thấy thế, Hữu Tài tức tối, quay ra đá thúng đụng nia, gọi tì nữ lên la mắng vô lý, cố ý gây sự với vợ. Thúy Tiên vẫn cứ lờ đi, chẳng nói năng chi.
Sáng sau, Thúy Tiên sai tì nữ đi chợ mua rượu thịt về làm một bữa tiệc thịnh soạn cho hai vợ chồng. Giữa tiệc, Thúy Tiên nói:"Thấy anh cứ than nghèo, lo lắng suốt ngày đêm, tôi cũng muốn giúp anh, song tôi hết tiền rồi! Làm vợ mà chẳng giúp được chồng, tôi cũng hổ thẹn lắm. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy nhà mình chẳng còn vật chi đáng giá, ngoại trừ con tì nữ. Vì thế, tôi muốn bàn với anh đem bán nó đi, lấy vốn mà làm ăn!" Hữu Tài lắc đầu, nói:"Bán nó đi thì được bao nhiêu?" Thúy Tiên im lặng.
Lát sau, đột nhiên Thúy Tiên nói:"Chắc anh cũng biết rằng khi anh cần tiền mà tôi có là tôi cho anh ngay, chẳng hề từ chối. Song bây giờ tôi cũng kiệt quệ rồi, chẳng còn tiền để cho anh nữa. Tôi có bổn phận phải chia sẻ nỗi lo âu với anh. Tôi nghĩ kỹ rồi! Bây giờ anh chẳng còn cách gì hay hơn là cách đem bán tôi cho nhà giàu. Làm như thế, anh vừa kiếm được nhiều tiền hơn là bán con tì nữ, mà lại vừa giữ được nó ở nhà để sai bảo!" Nghe thấy thế, Hữu Tài mừng lắm song vẫn giả vờ kinh ngạc, nói:"Việc gì mà đã đến nỗi phải làm như vậy?" Thúy Tiên nghiêm nét mặt, nói:"Tôi khuyên anh nên làm như vậy vì chỉ có cách đó mới cứu anh thoát khỏi cảnh túng quẫn mà thôi! Anh cũng chẳng cần phải để ý tới dư luận làm gì!" Trong bụng, Hữu Tài mừng lắm, song ngoài mặt, vẫn làm ra vẻ buồn bã, nói:"Cứ để thủng thẳng xem sao đã!" Tuy nói thế nhưng sáng sớm hôm sau, Hữu Tài đã tìm tới kỹ viện Mai Hoa, ngỏ ý muốn bán vợ. Mụ chủ kỹ viện đòi cho xem mặt. Hữu Tài liền dắt mụ về nhà, gọi Thúy Tiên ra tiếp. Thúy Tiên chỉ ra chào hỏi mụ vài câu rồi lại trở vào phòng. Thấy Thúy Tiên có nhan sắc khuynh thành, mụ mừng lắm, đòi mua ngay. Mụ hỏi:"Ðúng giá bao nhiêu?" Hữu Tài đáp:"Ngàn lạng!" Hai bên cò kè bớt một thêm hai rồi giờ lâu ngã giá, thỏa thuận ngoài tám trăm. Sợ Hữu Tài đổi ý, mụ đòi Hữu Tài phải ký ước thư ngay. Hữu Tài liền ký.
Tin khách về rồi, Hữu Tài vào phòng thuật chuyện cho vợ nghe. Thúy Tiên nói:"Thế là kể từ nay tình nghĩa đôi ta đã hết. Tuy nhiên, trước khi vào kỹ viện, tôi phải về thăm mẹ tôi một lần! Trước kia, mẹ tôi có giúp đỡ anh đủ thứ, nay anh đem bán tôi cho kỹ viện thì anh cũng nên theo tôi về mà nói với mẹ tôi một lời!" Hữu Tài nói:"Chỉ sợ lão mẫu ngăn cản, không cho tôi bán nàng thôi!" Thúy Tiên lắc đầu, nói:"Mẹ tôi chẳng ngăn cản anh đâu vì mẹ tôi vẫn biết là tôi chẳng muốn lấy anh mà!" Nghe vợ nói có lý, Hữu Tài bèn theo lời.
Sáng sau, hai vợ chồng dắt tì nữ về thăm Vân bà. Gần nửa đêm, về tới nhà. Qua ba lần cổng, một lần sân, vào tới sảnh đường, thấy nhà cửa đồ sộ, đèn nến sáng chưng, lầu gác nguy nga, kẻ hầu người hạ tấp nập, Hữu Tài kinh ngạc lắm. Trước kia, Hữu Tài có được nghe nói về chuyện giàu sang của Vân bà, song cũng chỉ biết lờ mờ thế thôi chứ chẳng ngờ Vân bà lại giàu sang tới mức ấy! Nay thấy nhà cửa bề thế quá, Hữu Tài lại đâm lo, chỉ sợ Vân bà ngăn cản, không cho mình bán Thúy Tiên!
Thúy Tiên bảo tì nữ xuống bếp thăm bè bạn, còn mình thì dắt Hữu Tài lên lầu gặp mẹ. Vân bà thấy con dắt rể về giữa đêm khuya thì sửng sốt, hỏi:"Có việc chi gấp mà nửa đêm lại dắt nhau về đây?" Thúy Tiên lộ vẻ oán hận, lấy ngón tay chỉ mặt Hữu Tài, nói:"Trước kia con đã nói với mẹ rằng gã này có tướng vô hạnh, bất nghĩa mà mẹ chẳng tin, cứ ép con phải lấy gã. Nay thì quả đúng như lời con đã nói! Gã vô hạnh, bất nghĩa quá lắm!" Vân bà hỏi:"Vô hạnh, bất nghĩa như thế nào?" Ðáp:"Gã đã cờ bạc thua hết cả tiền ở trong nhà rồi bây giờ gã lại bán con cho kỹ viện!" Ðáp xong, Thúy Tiên móc túi lấy ra hai đĩnh vàng, đặt lên bàn, nói:"Hai đĩnh vàng này là của mẹ cho con để gây dựng cơ đồ cho chồng, may mà chưa bị chồng cướp đoạt. Bây giờ thì còn chồng đâu nữa mà gây dựng cơ đồ? Vậy con xin hoàn lại mẹ!" Rồi quay qua Hữu Tài, mắng:"Ðồ chó má! Ngày trước anh bán hàng xén, làm ăn vất vả nên mặt mũi lem luốc, chân tay nhăn nhúm, ghét bám đầy người, mồ hôi nồng nặc. Từ khi lấy tôi, anh được mẹ tôi chu cấp tiền bạc, chỉ ở nhà thụ hưởng cơm áo nên da dẻ mới được nhẵn nhụi thế này! Ðược ăn không ngồi rồi, anh lại đàn đúm với lũ bạn cũ. Có mặt mẹ tôi đây, tôi có vu oan cho anh điều gì không?" Hữu Tài cúi đầu, nín thở, chẳng đáp được lời nào. Thúy Tiên mắng tiếp:"Tôi tự biết là mình chẳng có nhan sắc khuynh thành để lấy được một tấm chồng giàu sang. Vì thế khi mẹ tôi ép tôi lấy anh, tôi đành vâng lời để mẹ tôi mừng là tôi chẳng ế chồng. Tôi về làm vợ anh, có thiếu bổn phận gì không, có phụ bạc gì không, mà anh nỡ đem bán tôi cho kỹ viện? Mẹ tôi cho tôi hai đĩnh vàng để gây dựng cơ đồ cho anh thì tôi dư sức xây nhà cao cửa rộng, mua vườn tậu ruộng cho anh song tôi chẳng làm vì tôi thấy rõ cái chân tướng vô hạnh, bất nghĩa của anh. Anh chỉ có cái tướng đi ăn mày thôi. Tôi chẳng thể làm bạn bạc đầu với anh được!"
Bọn tì nữ nghe thấy tiểu thư to tiếng ở trên lầu thì rủ nhau chạy lên coi. Nghe tiểu thư kể tội Hữu Tài, chúng liền nổi giận, vây chặt lấy Hữu Tài mà mắng chửi thậm tệ, rồi quay qua nói với Thúy Tiên:"Tiểu thư nói làm chi cho mệt? Ðể tụi tiểu tì giết quách gã đi cho rồi!" Hữu Tài sợ quá, rập đầu xuống đất, van lạy:"Tôi biết tội đã nhiều, tôi hối hận lắm, xin tha cho tôi!" Thúy Tiên càng giận, mắng:"Bán vợ cho nhà giàu thì đã là cái giống đại ác rồi, còn bán vợ cho kỹ viện thì chẳng biết phải gọi là cái giống chi?" Nghe thấy thế, bọn tì nữ căm tức vô cùng, xúm lại xé rách hết quần áo, rồi cùng rút trâm cài đầu, đâm vào người Hữu Tài. Hữu Tài khóc thét lên, năn nỉ: "Xin các tiểu nương tha cho tôi!" Thúy Tiên bèn ngăn bọn tì nữ lại, nói:"Tha cho gã! Trừng trị như thế cũng đủ rồi! Ðể mặc gã ở đây, ta đi thôi!" Nói xong, bước tới cầm tay Vân bà, dắt xuống lầu. Bọn tì nữ cũng lục tục xuống theo.
Hữu Tài ngồi im trên lầu nghe ngóng. Lát sau, khi thấy lặng tiếng người, Hữu Tài mới nghĩ tới việc trốn về nhà. Thế nhưng, thấy đêm đã khuya, tinh thần mệt mỏi Hữu Tài lại nằm xuống ngủ. Khi thức giấc, mở mắt nhìn lên, chẳng thấy nóc nhà đâu mà chỉ thấy một bàu trời trăng lặn sao thưa, Hữu Tài kinh hãi quá, vội ngồi nhỏm dậy, đưa mắt nhìn quanh. Thấy ngôi nhà đồ sộ đã biến mất, mặt trời đỏ ối đang lấp ló sau vòm lá um tùm, còn mình thì đang ngồi cheo leo trên một tảng đá chênh vênh ở vách núi, giữa rừng cây rậm rạp, Hữu Tài kinh hoàng cực độ, chỉ sợ bị té xuống vực thẳm thì tan xác. Thấy mỏi lưng, Hữu Tài bất giác vặn mình cho đỡ mỏi thì đột nhiên tảng đá lở ra, rớt xuống vực, hất Hữu Tài vào không trung. Trong một thoáng, Hữu Tài nghĩ mình sắp chết nhưng rồi đột nhiên, Hữu Tài lại thấy bụng mình rơi trúng một cành cây, chân tay chới với. Mở mắt nhìn xuống dưới, thấy vực thẳm không đáy, Hữu Tài kinh hãi quá, vội nhắm mắt lại, gắng dùng chút hơi tàn để ôm quặp lấy cành cây, chẳng dám nhúc nhích. Thân thể sưng vù vì bị trâm đâm, Hữu Tài gào khóc kêu cứu song chỉ nghe thấy tiếng vang vọng của núi rừng. Kiệt sức, Hữu Tài lại nghĩ mình sắp chết.
Lát sau, khi mặt trời lên cao, có một tiều phu vào rừng đốn củi. Khi đi qua vách núi, thấy Hữu Tài nằm co quắp, bám vào cành cây bên bờ vực thẳm, tiều phu liền ròng dây xuống, bảo Hữu Tài bám vào rồi kéo lên. Thấy Hữu Tài đã kiệt sức, tiều phu liền bỏ buổi đốn củi, cõng về nhà săn sóc. Khi Hữu Tài tỉnh lại, tiều phu hỏi:"Họ tên chi?" Hữu Tài đáp:"Họ Lương, tên Hữu Tài" Hỏi:"Nhà cửa ở đâu?" Ðáp:"Ở thủ phủ Tế Nam" Hỏi:"Sao lại vào giữa rừng cây ở đây mà nằm như thế?" Hữu Tài bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, tiều phu cũng lấy làm lạ. Hữu Tài hỏi:"Ðây là đâu?" Tiều phu đáp:"Là phía tây dãy Thái Hành Sơn, cách ngọn Vương Sơn chừng bốn chục dặm!" Hữu Tài thấy lời nói của tiều phu phù hợp với lời nói của Vân bà. Hôm sau, thấy sức khoẻ đã phục hồi, Hữu Tài bèn cám ơn tiều phu rồi xin cáo biệt.
Tới nhà, Hữu Tài thấy cửa ngõ mở toang. Vào nhà, thấy phòng ốc trống rỗng, bao nhiêu đồ đạc, quần áo của Vân bà cấp cho khi trước đều đã biến mất, chỉ còn trơ lại có hai vật cũ của mình là chiếc võng rách với chiếc bàn gãy chân. Mệt quá, Hữu Tài lên võng ngủ. Lát sau, tỉnh giấc, thấy bụng đói cồn cào, Hữu Tài vào trạn mò cơm thì thấy chẳng còn một hạt. Hữu Tài bèn mò sang hàng xóm xin ăn, làm hàng xóm cũng phải ngạc nhiên. Lát sau, đúng hẹn, mụ chủ kỹ viện đem vàng và ước thư tới để mua Thúy Tiên. Hữu Tài liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Mụ đành đem vàng ra về.
Hữu Tài định trở lại nghề bán hàng xén song không còn vốn. Mấy hôm sau, Hữu Tài mắc bệnh phù thũng, nhưng vì đã bị mang tiếng là kẻ vô hạnh nên chẳng ai giúp đỡ chút gì. Hết phương kế sinh nhai, Hữu Tài đành phải bán rẻ căn nhà, lấy con dao bếp giắt vào người rồi đem bọc tiền vào ở trong hang núi. Hàng ngày, Hữu Tài đem tiền ra chợ mua cơm. Tiêu mãi, hết tiền, lại vô nghệ nghiệp, Hữu Tài phải đi ăn xin. Có kẻ nói:"Còn con dao giắt trong người, sao đã phải đi ăn xin?" Hữu Tài hỏi:"Nói thế là nghĩa gì?" Kẻ ấy đáp:"Thì hãy bán dao đi, lấy tiền mà mua cơm!" Hữu Tài nói:"Ðâu có được! Ở trong hang, cần phải có dao để đề phòng lang sói!" Ít lâu sau, Hữu Tài lại bị bệnh phong cùi.
Một hôm, Hữu Tài từ trong núi ra chợ ăn xin. Dọc đường, tình cờ gặp Ðắc Lợi, Hữu Tài rủ ngồi xuống vệ đường hàn huyên. Trong khi trò chuyện, bất thần Hữu Tài rút dao giắt trong người, đâm chết Ðắc Lợi. Lính bắt giải lên huyện đường. Quan tể hỏi tại sao lại sát nhân? Hữu Tài bèn trình bày đầu đuôi câu chuyện. Quan nghe chuyện cũng thương tình, chẳng nỡ lên án tử hình mà cũng chẳng ra lệnh đánh đập, chỉ ra lệnh hạ ngục.
Thế nhưng, vì bị giam cầm khổ sở rồi lại bị mắc chứng bệnh nặng, chẳng đủ cơm ăn thuốc uống, nên mới bị tù có một tháng, Hữu Tài đã lăn ra chết ở trong ngục.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh