Liêu Trai Chí Dị
Chương 120: Oan nghiệt trường văn
Tư Văn Lang
Vương Tử Bình, người Bình Dương, đi thi trọ ơ chùa Báo Quốc. Trong chùa đã có Dư Hàng là học trò đến ở từ trước. Vương lấy tình lân cận liền nhà, gửi danh thiếp sang làm quen. Dư không đáp. Sớm tối gặp nhau, anh ta còn tỏ vẻ vô lễ. Vương giận anh ta quá lên mặt, không đi lại chơi bời nữa.
Một hôm, có một chàng trai trẻ đến chơi chùa, mũ mãng quần áo đều trắng bong, dáng vẻ đường hoàng, Vương lại gần bắt chuyện, thấy nói năng hòa nhã troChâu”. Vương sai đầy tớ bày ghế mới ngồi, cùng nhau cười nói vui vẻ nhã nhặn. Đúng lúc Dư Hàng sang, ngồi tót lên cao, thái độ ngạo mạn. Thản nhiên, anh ta hỏi Tống:
- Anh cũng đi thi phải không?
Đáp:
- Không, tôi vốn tài hèn nên đã không có chí bay nhảy từ lâu rồi.
Lại hỏi:
- Ở tỉnh nào?
Tống kể rõ, Dư bảo:
- Đã không có chí tiến thủ, đủ biết là bậc cao minh. Cả Sơn Đông, Sơn Tây, không có ai đáng bậc “thông giả”.
Tống đáp:
- Người phương Bắc (1) vốn ít kẻ thông tuệ. Nhưng người “không thông” chưa hẳn là kẻ tiểu sinh này, người phương nam vốn nhiều bậc thông tuệ, song bậc “thông giả”cũng vị tất là túc hạ.
Nói xong vỗ tay, Vương cũng phụ họa mà cười vang nhà. Dư Hàng xấu hổ vừa tức, trợn mắt phất tay áo, lớn tiếng:
- Có dám ra đề thi làm văn ngay bây giờ không?
Tống nhìn anh ta cười nhạt: “Có gì mà không dám”, rồi lấy sách đưa cho Vương. Vương tiện tay giở ra, chỉ vào câu “Ở Khuyết Lý, trẻ con theo mệnh (2)”. Dư đứng dậy tìm giấy bút. Tống ngăn lại bảo:
- Đọc luôn ra miệng thôi cũng được. Tôi đã có đoạn phá đề thế này: “Ở chỗ tân khách qua lại, mà thấy một kẻ không biết tí gì”.
Vương ôm bụng cười lớn. Dư tức giận nói:
- Toàn là những kẻ không biết làm văn, bày trò để chửi xỏ, sao đáng là người!
Vương ra sức kêu là đố khó, xin tìm đề khá hay hơn. Lại lật trang khác đọc: “Thời Ân có ba vị vương giả (3)”. Tống lập tức ứng khẩu đọc:
- “Ba vị tuy hành động không đồng thanh nhưng cùng theo một đạo. Đạo ấy là gì? Thưa rằng: đạo nhân. Người quân tử chỉ cốt đạo nhân mà thôi, cần gì phải đồng”.
Dư thấy thế không làm nữa, đứng dậy nói: Đều là bọn tài xoàng. Rồi bỏ đi.
Từ đó, Vương càng trọng Tống, mời vào nhà chuyện phiếm suốt ngày, đưa hết văn thơ của mình ra xin Tống duyệt đọc. Tống lướt thật nhanh, một khắc đã hết trăm bài, nhận xét:
- Anh cũng đã sâu sắc trong nghiệp này, song cái bệnh của bút nghiên không cầu mà được. Văn anh còn gửi gắm cái lòng cầu may, do đó đã rơi xuống mức thấp kém.
Rồi lấy những bài đã duyệt nhất nhất giải thích rõ. Vương vừa ý lắm, tôn làm bậc thầy, sai nhà bếp lấy đường mía làm món bánh trôi. Tống ăn lấy làm thích lắm, khen:
- Bình sinh chưa được ăn món này, phiền hôm nào đó lại làm cho ăn.
Từ đó hai người càng tâm đắc. Cứ dăm ba ngày Tống lại đến. Vương lại sai người làm món bánh trôi. Dư Hàng thỉnh thoảng cũng bắt gặp, tuy không đàm luận đằm thắm nhưng cái thói ngạo nghễ cũng bớt. Một hôm anh ta cũng đem văn cho Tống xem. Thấy bạn bè anh ta phê son khuyên bình, tán thưởng chi chít, Tống chỉ nhìn qua rồi dẹp sang góc bàn, không nói một lời. Dư ngờ Tống chưa đọc, lại giục. Tống nói đã đọc rồi. Dư cho là không hiểu. Tống trả lời:
- Có gì mà không hiểu, chỉ không hay thôi.
Dư vặn:
- Mới nhìn qua những nét son khuyên điểm, sao đã biết là không hay?
Tống liền bình to lên như đã đọc kỹ lưỡng, vừa bình vừa chê. Dư sợ toát mồ hôi hột, bỏ đi không nói gì. Lát sau, Tống đi, Dư lại vào, nài nẵng Vương cho xem văn. Vương không chịu, Dư cố tìm được tập văn của Vương, thấy nhiều khuyên son, cười rằng:
- Những cái nàu to như cục bánh trôi vậy.
Vương cố ghìm bực tức, chỉ lừ mắt nhìn mà thôi. Hôm sau Tống đến, Vương kể lại hết. Tống giận nói rằng:
- Tôi cứ cho rằng thằng cha này được những bài học thích đáng đã tỉnh ra, thế mà sao lại vẫn dám vậy. Thế nào tôi cũng lại cho biết tay.
Vương cố lấy lời răn đừng khinh bạc để khuyên can Tống. Tống càng cảm phục.
Sau khi thi xong, Vương đem bài văn thi cho Tống xem. Tống hẹn sẽ xem. Ngẫu nhiên hôm ấy hai người đi chơi thăm thú các đền đài chùa miếu, thấy một ông sư mù ngồi ở hành lang, bày thuốc bán. Tống khen:
- Đây là bậc kỳ nhân, rất giỏi thẩm văn, không thể không xin lời chỉ giáo.
Theo lời, Vương về nhà lấy văn, giữa đường gặp Dư Hàng dẫn nhau cùng đến. Vương lựa lời nói với sư, sư tưởng mua thuốc liền hỏi bệnh tật. Vương nói rõ ý định. Sư cười:
- Ai mà nhiều lời vậy? Ta không có mắt lấy gì để bàn luận văn chương?
Vương xin dùng tai. Sư bảo:
- Ba bài hon hai nghìn chữ, ai mà kiên nhẫn nghe hết được. Chi bằng cứ đốt đi ta sẽ ngửi bằng mũi.
Một khi đốt một bài, nhà sư lại hít hà, rồi nhấm nháp nói:
- Anh mô phỏng các vị đại gia, tuy chưa đúng được nhưng cũng gần giống. Ta đang thưởng thức bằng tì vị. Hỏi:
- Có được không?
Trả lời:
- Cũng được.
Dư Hàng không tin lắm, lấy văn của các bậc đại gia cổ, đốt đi để thử. Nhà sư lại ngửi:
- Hay thật! Văn này bụng dạ ta chịu được. Phi ông Quy, ông Hồ (4) ai mà làm được.
Dư sợ quá, lúc ấy mới đốt đến văn của mình. Sư nói:
- Mới thấy được một, chứ chưa thấy toàn thể, sao lại bỗng có văn người khác vào đây?
Dư nói đổ:
- Đó là văn của bạn, chỉ có một bài. Còn đây mới là văn của tiểu sinh.
Sư ngửi các bài tiếp, phát ho mấy tiếng, bảo:
- Thôi đừng đốt nữa! Nó cứ tắc mãi không xuống được. Nếu đốt thì chứng ra mắt.
Dư xấu hổ rút lui.
Mấy ngày sau treo bảng, Dư đỗ hương cống, còn Vương trượt. Tống và Vương đến báo với nhà sư. Sư than rằng:
- Ta tuy mù mắt nhưng tai không mù. Còn các vị khảo quan đều mù cả tai.
Lát sau Dư Hàng vẻ hãnh diện hỏi sư:
- Này hòa thượng mù, người cũng ăn bánh trôi của người ta ư? Nay thế nào?
Sư cười trả lời:
- Điều ta bàn là về văn chứ không nói với anh về mệnh. Anh hãy tìm văn của các quan chấm trường đến đây, đốt đi mỗi thứ một bài, ta có thể biết ai là thầy anh.
Dư và Vương cùng đi tìm, chỉ được văn của tám chín người. Dư giao hẹn:
- Nếu đoán sai thì phạt gì? Sư giận đáp:
- Thì móc con mắt thong manh của ta đi!
Dư đốt văn, hết một bài, sư lại nói không phải. Đến bài thứ sáu, sư nghỏanh vào vách mà mửa, đánh rấm liên hồi. Mọi người cười ầm, nhà sư lau mắt, quay về phía Dư bảo:
- Đúng là thầy của anh rồi! Lúc đầu không biết ta vội hít vào, nó đâm vào mũi, chọc vào tai, không sao dung được phải tống ra khỏi hạ bộ.
Dư tức giận lắm, bỏ đi còn dọa:
- Ngày mai sẽ biết tay, đừng hối, đừng hối!
Hai ba ngày sau cũng không thấy hắn đến, xem lại thì hắn đã dọn đi rồi, lúc ấy mới biết đúng là hắn là học trò của ông quan chấm trường ấy thật.
Còng Tống an ủi Vương rằng:
- Phàm bọn đọc sách chúng ta không nên muốn hơn người mà cần nghiêm khắc với mình. Không muốn hơn người thì đức càng rộng. Biết nghiêm khắc với mình thì học mới tiến. Bận này anh không gặp may là do số chưa gặp. Nhưng bình tâm mà bàn thì văn anh cũng cũng chưa thành thục. Từ đây mà mài giũa, thiên hạ vẫn còn người không mù.
Vương cảm tạ lời dạy bảo. Nghe tin năm sau lại mở khoa thi hương, Vương không về quê mà ở lại để học. Tống khuyên:
- Ở chốn thị thành, gạo châu củi quế nhưng cũng chớ ngại việc tư cấp. Sau nhà tôi có cái hầm chứa tiền từ trước bị đổ lấp, có thể sửa sang lại ở tạm.
Rồi chỉ chỗ cho. Vương cảm tạ rằng:
- Ngày xưa ông Đậu ông Phạm (5) nghèo mà chó thể liêm. Nay tôi may còn được tư cấp, sao dám tự ô danh.
Một hôm Vương đang ngủ bỗng sực tỉnh nghe sau nhà có tiếng đào đất thình thịch. Vương lén dậy thì thấy người hầu và người làm bếp đang thừa cơ đào trộm, vàng đã bày trên mặt đất. Biết cơ sự đã lộ, họ đang định lấp đi. Vương đang định mắng họ thì thấy tấm kim bài, có khắc kim úy người ông cùa Vương. Nguyên là người ông ấy đã từng giữ chức Nam Bộ Lang (một chức quan như lang trung ở Nam kinh). Khi vào kinh nhậm chức ông ta đã từng ở đó, bị bệnh nặng mà mất. Vàng ấy là do ông cụ để lại. Vương mừng lắm, cân lên được hơn tám trăm lạng. Hôm sau Vương chuyện ấy nói với Tống, đưa cho xem cả tấm kiem bài và cũng muốn chia cho Tống một phần. Tống từ mãi mới thôi. Lại lấy một trăm lượng định tặng nhà sư mù thì ông đã đi đâu mất.
Suốt tháng Vương khổ công ôn luyện. Đến khi thi Tống bảo:
- Khoa này anh đỗ mới đúng là do mệnh.
Rồi vì phạm quy (6), Vương bị đánh hỏng. Vương còn chưa nói gì thì Tống đã khóc lớn, không cầm được. Vương lại phải an ủi ngược lại. Tống mới than thở:
-Tôi bị tạo vật ghen ghét, khốn đốn trọn đời, nay lại lụy đến bạn tốt. Đó là số mệnh vậy, là số mệnh vậy!
Vương bùi ngùi:
- Muôn việc vốn đều có số. Như tiên sinh không có chí tiến thủ, không phải là mệnh vậy.
Tống gạt lệ giãi bày:
- Lâu nay tôi có muốn nói, chỉ sợ anh kinh ngạc; tôi không phải là người sống mà là hồn quỷ phiêu bạt. Lúc nhỏ tuổi ôm mang ý khí tài danh, không được đắc chí nơi trường ốc, tôi giả cuồng lên đô thành, gặp người tri kỷ truyền cho cho trước tác. Lại gặp nạn Giáp Thân (7), năm tháng nổi trôi. Nay may mắn được anh yêu mến, cho nên định đem hết sức mọn ra giúp bạn để tuy cái ước nguyện bình sinh của tôi chưa đạt thì mượn bạn để thực hiện như một điều khoái riêng vậy. Nay cái tai ách của nghiệp văn tự là như vậy, có ai tránh được!
Vương cũng cảm động khóc mà hỏi:
- Nay lục dụng lại như thế nào?
- Năm trước đã có mệnh của Thượng Đế ủy cho đức Tuyên Thánh (Khổng tử) và Diêm La Vương tra soát lại các hồn ma, loại trên thì giao các tào bổ dụng, số còn lại cho đầu thai kiếp khác. Tên tôi đã được chọn bổ dụng, sỡ dĩ chưa kịp đi là vì còn muốn thấy được cái khóai tranh chiếm bảng vàng. Nay xin từ biệt.
- Tiên sinh được khảo chức gì?
- Phủ Tử Chàng còn khuyết chức Tư Văn Lang, tạm lĩnh triện ở nha Tủng Đồng (8). Nơi đó đã làm cho văn vận điên đảo, vạn nhất nay được chức ấy thì sẽ gắng làm cho thánh giáo minh thịnh.
Hôm sau, Tống hớn hở đến nói:
- Được, toại ý rồi. Đức Tuyên Thánh sai làm bài “Tinh đạo luận”, người xem xong, vui hiện ra mặt, bảo tôi có thể làm tư văn. Diêm La xem sổ lý lịch đòi bo không dùng vì tội:khẩu nghiệt”. Đức Tuyên Thánh tranh cãi mãi, tôi mới được duyệt. Khi tôi lạy tạ. Người còn gọi lại gần án dặn rằng: “Nay ta thương tài chọn sung chức thanh Bạch, vậy nên phải rửa lòng mà nhận chức, chớ mắc phải lỗi lầm cũ”. Thế mới biết, ở cõi âm tăm tối còn trọng đức hạnh hơn cả văn học. Việc tu sửa đức hạnh ở anh ắt cũng chưa đến nơi. Vậy không nên quên làm điều thiện.
Vương nói:
- Quả vậy. Còn đức hạnh của Dư Hàng thì đến đâu?
Tống đáp:
- Điều đó tôi không biết. Âm ti thưởng phạt không có chút sai sót nhỏ nào. Còn ông sư mù ngày trước cũng là hiện thân của quỷ. Đó là bậc danh gia triều trước, lúc sinh thời hao phí giấy bút quá đà cho nên bị phạt mù. Ông ta muốn tự bán thuốc chữa bệnh cho người để chuộc lại lỗi lầm xưa, cho nên mới thác cớ đi các nơi.
Vương sai soạn tiệc rượu. Tống nói:
-Không cần. Cả năm tôi đã quấy nhiễu, hãy tận hưởng một giờ khắc lúc này. Xin hãy cho ăn bánh trôi là đủ.
Vương buồn quá không ăn chỉ ngồi nhìn Tống. Một lúc đã ăn hết ba bát to, Tống ôm bụng nói:
- Ăn bữa này no ba ngày, tôi xin ghi công đức của anh. Thóc lúa ăn của tôi ngày trước đều ở sau nhà, nay đã mọc nấm cả rồi. Lấy nấm ấy, cất làm thuốc có thể làm cho trẻ thông tuệ. Vương lại hỏi hậu vận. Tống đáp:
- Đã nhận quan chức hiềm không tiện hỏi.
Lại hỏi:
- Nếu đến phủ Tử Chàng cầu khấn gọi tiên sinh, có gặp được không?
Trả lời:
- Cái đó đều vô ích. Chín tầng trời xa lắm, nếu anh cố giữa mình trong sạch thì sẽ có tờ từ trên ấy xuống địa ty, lúc ấy tôi sẽ cho biết.
Nói xong từ biệt rồi biến mất. Vương xem đằng sau nhà quả có nấm tía liền hái cất đi. Bên cạnh nhà tự nhiên mọc lên ngôi mộ mới.
Vương trở về quê hết sức giữ mình nghiêm khắc. Một đêm nằm mộng thấy Tống đi xe có lọng che đến, bảo rằng: “Trước đây, do cơn bực dọc nhỏ, anh giết lầm một con gái hầu nên bị tước sổ lộc. Nay do gắn tu tỉnh nên đã trừ được bớt tội, song mệnh còn mỏng cho nên không đủ để tiến thân làm quan”. Năm ấy Vương đỗ hương cống. Năm sau trúng tiến sĩ, nhưng không ra làm quan. Vươns sinh hai con, một đứa hết sức đần độn, liền cho ăn nấm thì thông minh rất mực. Sau đó có việc đi Kim Lăng, trên đường đi gặp Dư Hàng. Lão ta kể hết nguồn cơn xa cách, thái độ khiêm nhường, song đầu tóc đã bạc trắng cả.
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
(1) cũng tức là vùng Sơn Đông, Sơn Tây
(2) câu này lấy trong sách luận ngữ, nguyên văn là: “Khuyết đảng, đồng tử mệnh”. Khuyết đảng tức là Khuyết lý, nơi ở của Khổng tử. Khổng tử nhân thấy trẻ con không biết lễ tiết mới sai chúng đi truyền mệnh để luyện cho quen mà hiểu được một chút đạo lý. Vương và Tống kẻ hô người ứng, chọn đề bài, đọc câu “phá đề” (vào đề) như trên để ngầm chê trách Dư Hàng vừa dốt vừa vô lễ.
(3) nguyên văn trong sách luận ngữ: “Ân hữu tam nhân yên” (thời Ân có ba bậc nhân giả). Ba vị ấy là Vi Tử, Cơ Tử và Tỉ Can. Vua Trụ nhà Ân vốn là kẻ bạo ngược, vô đạo. Biết rằng không thể can ngăn nổi, Vi Tử bỏ đi để tránh tai họa. Cơ Tử cắt tóc giả người điên. Tỉ Can thề quyết chết đê can ngăn liền ba ngày, bị mổ bụng chết. KhổngTử cho rằng cách làm của ba ông không giống nhau, song là bậc nhân.
(4) Chỉ hai ông Quy Hữu Quang và Hồ Hữu Tín là những văn học gia thời Minh, nổi tiếng đương thời.
(5) Đậu tức là Đậu Nghi, người đời Tống, khi còn nghèo khó có giống Kim tinh hiện tình để đùa bỡn nhưng ông vẫn không động lòng.
Phạm tức là Phạm Trọng Yêm cũng người đời Tống. Lúc còn bần hàn đến trú nhờ ở miếu thờ để học. Một hôm phát hiện thấy có một hố giấu tiền, nhưng do là của phi nghĩa không lấy, lấp hố lại như cũ.
(6) Những quy định ngặt nghèo trong việc thi cử ngày xưa như kiêng huý nhà vua, cấm giập xoá, viết mất nét....
(7)nạn Giáp Thân: chỉ niên hiệu 17 của Sùng trinh nha Minh, năm cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo, đánh chiếm bắc kinh.
(8) Phủ Tử Chàng: Theo thần thoại TQ, Tử Chàng đế quân họ Trương tên A, chủ trì phủ Văn Xương, coi giữ sổ sách đỗ đạt, Tử Chàng đế quân có hai người thì hạ là Thiên Tủng (trời điếc) và Địa Á (Đất câm) Chữ Tủng đồng nghĩa đen với trẻ điếc.
Vương Tử Bình, người Bình Dương, đi thi trọ ơ chùa Báo Quốc. Trong chùa đã có Dư Hàng là học trò đến ở từ trước. Vương lấy tình lân cận liền nhà, gửi danh thiếp sang làm quen. Dư không đáp. Sớm tối gặp nhau, anh ta còn tỏ vẻ vô lễ. Vương giận anh ta quá lên mặt, không đi lại chơi bời nữa.
Một hôm, có một chàng trai trẻ đến chơi chùa, mũ mãng quần áo đều trắng bong, dáng vẻ đường hoàng, Vương lại gần bắt chuyện, thấy nói năng hòa nhã troChâu”. Vương sai đầy tớ bày ghế mới ngồi, cùng nhau cười nói vui vẻ nhã nhặn. Đúng lúc Dư Hàng sang, ngồi tót lên cao, thái độ ngạo mạn. Thản nhiên, anh ta hỏi Tống:
- Anh cũng đi thi phải không?
Đáp:
- Không, tôi vốn tài hèn nên đã không có chí bay nhảy từ lâu rồi.
Lại hỏi:
- Ở tỉnh nào?
Tống kể rõ, Dư bảo:
- Đã không có chí tiến thủ, đủ biết là bậc cao minh. Cả Sơn Đông, Sơn Tây, không có ai đáng bậc “thông giả”.
Tống đáp:
- Người phương Bắc (1) vốn ít kẻ thông tuệ. Nhưng người “không thông” chưa hẳn là kẻ tiểu sinh này, người phương nam vốn nhiều bậc thông tuệ, song bậc “thông giả”cũng vị tất là túc hạ.
Nói xong vỗ tay, Vương cũng phụ họa mà cười vang nhà. Dư Hàng xấu hổ vừa tức, trợn mắt phất tay áo, lớn tiếng:
- Có dám ra đề thi làm văn ngay bây giờ không?
Tống nhìn anh ta cười nhạt: “Có gì mà không dám”, rồi lấy sách đưa cho Vương. Vương tiện tay giở ra, chỉ vào câu “Ở Khuyết Lý, trẻ con theo mệnh (2)”. Dư đứng dậy tìm giấy bút. Tống ngăn lại bảo:
- Đọc luôn ra miệng thôi cũng được. Tôi đã có đoạn phá đề thế này: “Ở chỗ tân khách qua lại, mà thấy một kẻ không biết tí gì”.
Vương ôm bụng cười lớn. Dư tức giận nói:
- Toàn là những kẻ không biết làm văn, bày trò để chửi xỏ, sao đáng là người!
Vương ra sức kêu là đố khó, xin tìm đề khá hay hơn. Lại lật trang khác đọc: “Thời Ân có ba vị vương giả (3)”. Tống lập tức ứng khẩu đọc:
- “Ba vị tuy hành động không đồng thanh nhưng cùng theo một đạo. Đạo ấy là gì? Thưa rằng: đạo nhân. Người quân tử chỉ cốt đạo nhân mà thôi, cần gì phải đồng”.
Dư thấy thế không làm nữa, đứng dậy nói: Đều là bọn tài xoàng. Rồi bỏ đi.
Từ đó, Vương càng trọng Tống, mời vào nhà chuyện phiếm suốt ngày, đưa hết văn thơ của mình ra xin Tống duyệt đọc. Tống lướt thật nhanh, một khắc đã hết trăm bài, nhận xét:
- Anh cũng đã sâu sắc trong nghiệp này, song cái bệnh của bút nghiên không cầu mà được. Văn anh còn gửi gắm cái lòng cầu may, do đó đã rơi xuống mức thấp kém.
Rồi lấy những bài đã duyệt nhất nhất giải thích rõ. Vương vừa ý lắm, tôn làm bậc thầy, sai nhà bếp lấy đường mía làm món bánh trôi. Tống ăn lấy làm thích lắm, khen:
- Bình sinh chưa được ăn món này, phiền hôm nào đó lại làm cho ăn.
Từ đó hai người càng tâm đắc. Cứ dăm ba ngày Tống lại đến. Vương lại sai người làm món bánh trôi. Dư Hàng thỉnh thoảng cũng bắt gặp, tuy không đàm luận đằm thắm nhưng cái thói ngạo nghễ cũng bớt. Một hôm anh ta cũng đem văn cho Tống xem. Thấy bạn bè anh ta phê son khuyên bình, tán thưởng chi chít, Tống chỉ nhìn qua rồi dẹp sang góc bàn, không nói một lời. Dư ngờ Tống chưa đọc, lại giục. Tống nói đã đọc rồi. Dư cho là không hiểu. Tống trả lời:
- Có gì mà không hiểu, chỉ không hay thôi.
Dư vặn:
- Mới nhìn qua những nét son khuyên điểm, sao đã biết là không hay?
Tống liền bình to lên như đã đọc kỹ lưỡng, vừa bình vừa chê. Dư sợ toát mồ hôi hột, bỏ đi không nói gì. Lát sau, Tống đi, Dư lại vào, nài nẵng Vương cho xem văn. Vương không chịu, Dư cố tìm được tập văn của Vương, thấy nhiều khuyên son, cười rằng:
- Những cái nàu to như cục bánh trôi vậy.
Vương cố ghìm bực tức, chỉ lừ mắt nhìn mà thôi. Hôm sau Tống đến, Vương kể lại hết. Tống giận nói rằng:
- Tôi cứ cho rằng thằng cha này được những bài học thích đáng đã tỉnh ra, thế mà sao lại vẫn dám vậy. Thế nào tôi cũng lại cho biết tay.
Vương cố lấy lời răn đừng khinh bạc để khuyên can Tống. Tống càng cảm phục.
Sau khi thi xong, Vương đem bài văn thi cho Tống xem. Tống hẹn sẽ xem. Ngẫu nhiên hôm ấy hai người đi chơi thăm thú các đền đài chùa miếu, thấy một ông sư mù ngồi ở hành lang, bày thuốc bán. Tống khen:
- Đây là bậc kỳ nhân, rất giỏi thẩm văn, không thể không xin lời chỉ giáo.
Theo lời, Vương về nhà lấy văn, giữa đường gặp Dư Hàng dẫn nhau cùng đến. Vương lựa lời nói với sư, sư tưởng mua thuốc liền hỏi bệnh tật. Vương nói rõ ý định. Sư cười:
- Ai mà nhiều lời vậy? Ta không có mắt lấy gì để bàn luận văn chương?
Vương xin dùng tai. Sư bảo:
- Ba bài hon hai nghìn chữ, ai mà kiên nhẫn nghe hết được. Chi bằng cứ đốt đi ta sẽ ngửi bằng mũi.
Một khi đốt một bài, nhà sư lại hít hà, rồi nhấm nháp nói:
- Anh mô phỏng các vị đại gia, tuy chưa đúng được nhưng cũng gần giống. Ta đang thưởng thức bằng tì vị. Hỏi:
- Có được không?
Trả lời:
- Cũng được.
Dư Hàng không tin lắm, lấy văn của các bậc đại gia cổ, đốt đi để thử. Nhà sư lại ngửi:
- Hay thật! Văn này bụng dạ ta chịu được. Phi ông Quy, ông Hồ (4) ai mà làm được.
Dư sợ quá, lúc ấy mới đốt đến văn của mình. Sư nói:
- Mới thấy được một, chứ chưa thấy toàn thể, sao lại bỗng có văn người khác vào đây?
Dư nói đổ:
- Đó là văn của bạn, chỉ có một bài. Còn đây mới là văn của tiểu sinh.
Sư ngửi các bài tiếp, phát ho mấy tiếng, bảo:
- Thôi đừng đốt nữa! Nó cứ tắc mãi không xuống được. Nếu đốt thì chứng ra mắt.
Dư xấu hổ rút lui.
Mấy ngày sau treo bảng, Dư đỗ hương cống, còn Vương trượt. Tống và Vương đến báo với nhà sư. Sư than rằng:
- Ta tuy mù mắt nhưng tai không mù. Còn các vị khảo quan đều mù cả tai.
Lát sau Dư Hàng vẻ hãnh diện hỏi sư:
- Này hòa thượng mù, người cũng ăn bánh trôi của người ta ư? Nay thế nào?
Sư cười trả lời:
- Điều ta bàn là về văn chứ không nói với anh về mệnh. Anh hãy tìm văn của các quan chấm trường đến đây, đốt đi mỗi thứ một bài, ta có thể biết ai là thầy anh.
Dư và Vương cùng đi tìm, chỉ được văn của tám chín người. Dư giao hẹn:
- Nếu đoán sai thì phạt gì? Sư giận đáp:
- Thì móc con mắt thong manh của ta đi!
Dư đốt văn, hết một bài, sư lại nói không phải. Đến bài thứ sáu, sư nghỏanh vào vách mà mửa, đánh rấm liên hồi. Mọi người cười ầm, nhà sư lau mắt, quay về phía Dư bảo:
- Đúng là thầy của anh rồi! Lúc đầu không biết ta vội hít vào, nó đâm vào mũi, chọc vào tai, không sao dung được phải tống ra khỏi hạ bộ.
Dư tức giận lắm, bỏ đi còn dọa:
- Ngày mai sẽ biết tay, đừng hối, đừng hối!
Hai ba ngày sau cũng không thấy hắn đến, xem lại thì hắn đã dọn đi rồi, lúc ấy mới biết đúng là hắn là học trò của ông quan chấm trường ấy thật.
Còng Tống an ủi Vương rằng:
- Phàm bọn đọc sách chúng ta không nên muốn hơn người mà cần nghiêm khắc với mình. Không muốn hơn người thì đức càng rộng. Biết nghiêm khắc với mình thì học mới tiến. Bận này anh không gặp may là do số chưa gặp. Nhưng bình tâm mà bàn thì văn anh cũng cũng chưa thành thục. Từ đây mà mài giũa, thiên hạ vẫn còn người không mù.
Vương cảm tạ lời dạy bảo. Nghe tin năm sau lại mở khoa thi hương, Vương không về quê mà ở lại để học. Tống khuyên:
- Ở chốn thị thành, gạo châu củi quế nhưng cũng chớ ngại việc tư cấp. Sau nhà tôi có cái hầm chứa tiền từ trước bị đổ lấp, có thể sửa sang lại ở tạm.
Rồi chỉ chỗ cho. Vương cảm tạ rằng:
- Ngày xưa ông Đậu ông Phạm (5) nghèo mà chó thể liêm. Nay tôi may còn được tư cấp, sao dám tự ô danh.
Một hôm Vương đang ngủ bỗng sực tỉnh nghe sau nhà có tiếng đào đất thình thịch. Vương lén dậy thì thấy người hầu và người làm bếp đang thừa cơ đào trộm, vàng đã bày trên mặt đất. Biết cơ sự đã lộ, họ đang định lấp đi. Vương đang định mắng họ thì thấy tấm kim bài, có khắc kim úy người ông cùa Vương. Nguyên là người ông ấy đã từng giữ chức Nam Bộ Lang (một chức quan như lang trung ở Nam kinh). Khi vào kinh nhậm chức ông ta đã từng ở đó, bị bệnh nặng mà mất. Vàng ấy là do ông cụ để lại. Vương mừng lắm, cân lên được hơn tám trăm lạng. Hôm sau Vương chuyện ấy nói với Tống, đưa cho xem cả tấm kiem bài và cũng muốn chia cho Tống một phần. Tống từ mãi mới thôi. Lại lấy một trăm lượng định tặng nhà sư mù thì ông đã đi đâu mất.
Suốt tháng Vương khổ công ôn luyện. Đến khi thi Tống bảo:
- Khoa này anh đỗ mới đúng là do mệnh.
Rồi vì phạm quy (6), Vương bị đánh hỏng. Vương còn chưa nói gì thì Tống đã khóc lớn, không cầm được. Vương lại phải an ủi ngược lại. Tống mới than thở:
-Tôi bị tạo vật ghen ghét, khốn đốn trọn đời, nay lại lụy đến bạn tốt. Đó là số mệnh vậy, là số mệnh vậy!
Vương bùi ngùi:
- Muôn việc vốn đều có số. Như tiên sinh không có chí tiến thủ, không phải là mệnh vậy.
Tống gạt lệ giãi bày:
- Lâu nay tôi có muốn nói, chỉ sợ anh kinh ngạc; tôi không phải là người sống mà là hồn quỷ phiêu bạt. Lúc nhỏ tuổi ôm mang ý khí tài danh, không được đắc chí nơi trường ốc, tôi giả cuồng lên đô thành, gặp người tri kỷ truyền cho cho trước tác. Lại gặp nạn Giáp Thân (7), năm tháng nổi trôi. Nay may mắn được anh yêu mến, cho nên định đem hết sức mọn ra giúp bạn để tuy cái ước nguyện bình sinh của tôi chưa đạt thì mượn bạn để thực hiện như một điều khoái riêng vậy. Nay cái tai ách của nghiệp văn tự là như vậy, có ai tránh được!
Vương cũng cảm động khóc mà hỏi:
- Nay lục dụng lại như thế nào?
- Năm trước đã có mệnh của Thượng Đế ủy cho đức Tuyên Thánh (Khổng tử) và Diêm La Vương tra soát lại các hồn ma, loại trên thì giao các tào bổ dụng, số còn lại cho đầu thai kiếp khác. Tên tôi đã được chọn bổ dụng, sỡ dĩ chưa kịp đi là vì còn muốn thấy được cái khóai tranh chiếm bảng vàng. Nay xin từ biệt.
- Tiên sinh được khảo chức gì?
- Phủ Tử Chàng còn khuyết chức Tư Văn Lang, tạm lĩnh triện ở nha Tủng Đồng (8). Nơi đó đã làm cho văn vận điên đảo, vạn nhất nay được chức ấy thì sẽ gắng làm cho thánh giáo minh thịnh.
Hôm sau, Tống hớn hở đến nói:
- Được, toại ý rồi. Đức Tuyên Thánh sai làm bài “Tinh đạo luận”, người xem xong, vui hiện ra mặt, bảo tôi có thể làm tư văn. Diêm La xem sổ lý lịch đòi bo không dùng vì tội:khẩu nghiệt”. Đức Tuyên Thánh tranh cãi mãi, tôi mới được duyệt. Khi tôi lạy tạ. Người còn gọi lại gần án dặn rằng: “Nay ta thương tài chọn sung chức thanh Bạch, vậy nên phải rửa lòng mà nhận chức, chớ mắc phải lỗi lầm cũ”. Thế mới biết, ở cõi âm tăm tối còn trọng đức hạnh hơn cả văn học. Việc tu sửa đức hạnh ở anh ắt cũng chưa đến nơi. Vậy không nên quên làm điều thiện.
Vương nói:
- Quả vậy. Còn đức hạnh của Dư Hàng thì đến đâu?
Tống đáp:
- Điều đó tôi không biết. Âm ti thưởng phạt không có chút sai sót nhỏ nào. Còn ông sư mù ngày trước cũng là hiện thân của quỷ. Đó là bậc danh gia triều trước, lúc sinh thời hao phí giấy bút quá đà cho nên bị phạt mù. Ông ta muốn tự bán thuốc chữa bệnh cho người để chuộc lại lỗi lầm xưa, cho nên mới thác cớ đi các nơi.
Vương sai soạn tiệc rượu. Tống nói:
-Không cần. Cả năm tôi đã quấy nhiễu, hãy tận hưởng một giờ khắc lúc này. Xin hãy cho ăn bánh trôi là đủ.
Vương buồn quá không ăn chỉ ngồi nhìn Tống. Một lúc đã ăn hết ba bát to, Tống ôm bụng nói:
- Ăn bữa này no ba ngày, tôi xin ghi công đức của anh. Thóc lúa ăn của tôi ngày trước đều ở sau nhà, nay đã mọc nấm cả rồi. Lấy nấm ấy, cất làm thuốc có thể làm cho trẻ thông tuệ. Vương lại hỏi hậu vận. Tống đáp:
- Đã nhận quan chức hiềm không tiện hỏi.
Lại hỏi:
- Nếu đến phủ Tử Chàng cầu khấn gọi tiên sinh, có gặp được không?
Trả lời:
- Cái đó đều vô ích. Chín tầng trời xa lắm, nếu anh cố giữa mình trong sạch thì sẽ có tờ từ trên ấy xuống địa ty, lúc ấy tôi sẽ cho biết.
Nói xong từ biệt rồi biến mất. Vương xem đằng sau nhà quả có nấm tía liền hái cất đi. Bên cạnh nhà tự nhiên mọc lên ngôi mộ mới.
Vương trở về quê hết sức giữ mình nghiêm khắc. Một đêm nằm mộng thấy Tống đi xe có lọng che đến, bảo rằng: “Trước đây, do cơn bực dọc nhỏ, anh giết lầm một con gái hầu nên bị tước sổ lộc. Nay do gắn tu tỉnh nên đã trừ được bớt tội, song mệnh còn mỏng cho nên không đủ để tiến thân làm quan”. Năm ấy Vương đỗ hương cống. Năm sau trúng tiến sĩ, nhưng không ra làm quan. Vươns sinh hai con, một đứa hết sức đần độn, liền cho ăn nấm thì thông minh rất mực. Sau đó có việc đi Kim Lăng, trên đường đi gặp Dư Hàng. Lão ta kể hết nguồn cơn xa cách, thái độ khiêm nhường, song đầu tóc đã bạc trắng cả.
NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch
(1) cũng tức là vùng Sơn Đông, Sơn Tây
(2) câu này lấy trong sách luận ngữ, nguyên văn là: “Khuyết đảng, đồng tử mệnh”. Khuyết đảng tức là Khuyết lý, nơi ở của Khổng tử. Khổng tử nhân thấy trẻ con không biết lễ tiết mới sai chúng đi truyền mệnh để luyện cho quen mà hiểu được một chút đạo lý. Vương và Tống kẻ hô người ứng, chọn đề bài, đọc câu “phá đề” (vào đề) như trên để ngầm chê trách Dư Hàng vừa dốt vừa vô lễ.
(3) nguyên văn trong sách luận ngữ: “Ân hữu tam nhân yên” (thời Ân có ba bậc nhân giả). Ba vị ấy là Vi Tử, Cơ Tử và Tỉ Can. Vua Trụ nhà Ân vốn là kẻ bạo ngược, vô đạo. Biết rằng không thể can ngăn nổi, Vi Tử bỏ đi để tránh tai họa. Cơ Tử cắt tóc giả người điên. Tỉ Can thề quyết chết đê can ngăn liền ba ngày, bị mổ bụng chết. KhổngTử cho rằng cách làm của ba ông không giống nhau, song là bậc nhân.
(4) Chỉ hai ông Quy Hữu Quang và Hồ Hữu Tín là những văn học gia thời Minh, nổi tiếng đương thời.
(5) Đậu tức là Đậu Nghi, người đời Tống, khi còn nghèo khó có giống Kim tinh hiện tình để đùa bỡn nhưng ông vẫn không động lòng.
Phạm tức là Phạm Trọng Yêm cũng người đời Tống. Lúc còn bần hàn đến trú nhờ ở miếu thờ để học. Một hôm phát hiện thấy có một hố giấu tiền, nhưng do là của phi nghĩa không lấy, lấp hố lại như cũ.
(6) Những quy định ngặt nghèo trong việc thi cử ngày xưa như kiêng huý nhà vua, cấm giập xoá, viết mất nét....
(7)nạn Giáp Thân: chỉ niên hiệu 17 của Sùng trinh nha Minh, năm cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo, đánh chiếm bắc kinh.
(8) Phủ Tử Chàng: Theo thần thoại TQ, Tử Chàng đế quân họ Trương tên A, chủ trì phủ Văn Xương, coi giữ sổ sách đỗ đạt, Tử Chàng đế quân có hai người thì hạ là Thiên Tủng (trời điếc) và Địa Á (Đất câm) Chữ Tủng đồng nghĩa đen với trẻ điếc.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh