Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 8 - Chương 144: Phép Thuật Nhà Sư (Tăng Thuật)
Hoàng sinh là con nhà thế gia cũ, tài cao chí lớn. Ở ngôi chùa ngoài thôn có nhà sư Mỗ chơi thân với sinh. Kế sư đi vân du, hơn mười năm mới trở về, gặp Hoàng than rằng "Ta cứ nghĩ là ông đã thành đạt lâu rồi, thế mà nay vẫn là chân bạch đinh sao? Chắc là phúc mệnh mỏng Iắm. Ta xin vì ông lo lót với Diêm Vương, ông có thể lo được mười ngàn đồng không?”. Hoàng đáp không được. Sư nói "Vậy xin ông cố lo một nửa, còn bao nhiêu ta sẽ vay mượn cho ông", hẹn sau ba ngày phải có, Hoàng ưng thuận. Qua ba ngày sư quả nhiên đem năm ngàn đồng tới đưa cho Hoàng. Nhà Hoàng vốn có cái giếng rất sâu, nước không bao giờ cạn, nghe nói là thông ra với sông lớn. Sư bảo đem tiền ra đặt cạnh giếng, dặn rằng "Khoảng chừng nào ta về tới chùa rồi phải lập tức ném tiền xuống giếng, chờ khoảng nửa bữa cơm sẽ có một đồng tiền nổi lên thì vái lạy", rồi đi.
Hoàng không hiểu là thuật gì, lại nghĩ rằng chưa biết kết quả ra sao mà vứt cả mười ngàn đồng tiền xuống giếng thì rất đáng tiếc, bèn chỉ ném xuống một ngàn. Giây lát thấy bọt nước rất lớn sủi lên rồi có tiếng leng keng, liền có một đồng tiền nổi lên, to như cái bánh xe. Hoàng cả kinh vội vàng vái lạy rồi lấy bốn ngàn đồng còn lại ném xuống, trúng đồng tiền lớn kêu thành tiếng nhưng bị đồng tiền lớn cản lại nên không chìm xuống được. Chiều tối sư tới trách, nói "Sao không ném xuống hết?", Hoàng đáp đã ném xuống hết rồi. Sư nói "Sứ giả của Diêm Vương chỉ đem được một ngàn đồng về, sao dám dối trá?", Hoàng bèn thú thật. Sư than "Kẻ keo kiệt ắt không làm được chuyện lớn, đó cũng là mệnh của anh, suốt đời cũng chỉ đỗ được khoa Minh kinh, chứ không thì đã đỗ Tiến sĩ ngay rồi". Hoàng hối hận lắm, xin cầu đảo lần nữa, nhà sư chối từ bỏ đi. Hoàng nhìn xuống giếng thấy tiền vẫn còn nổi liền thả dây xuống kéo lên, đồng tiền lớn bèn chìm xuống. Năm ấy Hoàng nhờ đậu Tú tài được sung Cống cử, rốt lại đúng như lời sư nói.
Dị Sử thị nói: Chẳng lẽ dưới âm ty cũng mở khoa thi quyên tiền hay sao? Mười ngàn đồng mà được một chân Tiến sĩ thì giá cũng rẻ lắm, nhưng một ngàn mà được sung Cống cử kể cũng đắt. Những kẻ không đậu Minh kinh thật không đáng giá một đồng!
Hoàng không hiểu là thuật gì, lại nghĩ rằng chưa biết kết quả ra sao mà vứt cả mười ngàn đồng tiền xuống giếng thì rất đáng tiếc, bèn chỉ ném xuống một ngàn. Giây lát thấy bọt nước rất lớn sủi lên rồi có tiếng leng keng, liền có một đồng tiền nổi lên, to như cái bánh xe. Hoàng cả kinh vội vàng vái lạy rồi lấy bốn ngàn đồng còn lại ném xuống, trúng đồng tiền lớn kêu thành tiếng nhưng bị đồng tiền lớn cản lại nên không chìm xuống được. Chiều tối sư tới trách, nói "Sao không ném xuống hết?", Hoàng đáp đã ném xuống hết rồi. Sư nói "Sứ giả của Diêm Vương chỉ đem được một ngàn đồng về, sao dám dối trá?", Hoàng bèn thú thật. Sư than "Kẻ keo kiệt ắt không làm được chuyện lớn, đó cũng là mệnh của anh, suốt đời cũng chỉ đỗ được khoa Minh kinh, chứ không thì đã đỗ Tiến sĩ ngay rồi". Hoàng hối hận lắm, xin cầu đảo lần nữa, nhà sư chối từ bỏ đi. Hoàng nhìn xuống giếng thấy tiền vẫn còn nổi liền thả dây xuống kéo lên, đồng tiền lớn bèn chìm xuống. Năm ấy Hoàng nhờ đậu Tú tài được sung Cống cử, rốt lại đúng như lời sư nói.
Dị Sử thị nói: Chẳng lẽ dưới âm ty cũng mở khoa thi quyên tiền hay sao? Mười ngàn đồng mà được một chân Tiến sĩ thì giá cũng rẻ lắm, nhưng một ngàn mà được sung Cống cử kể cũng đắt. Những kẻ không đậu Minh kinh thật không đáng giá một đồng!
Tác giả :
Bồ Tùng Linh