Liêu Trai Chí Dị II
Quyển 11 - Chương 191: Lăng Giác
Hồ Đại Thành là người đất Sở (tỉnh Hồ Nam). Mẹ vốn thờ Phật, trên đường Thành đi học tới trường có miếu thờ Quan âm, mẹ dặn đi qua là phải vào làm lễ. Một hôm vào miếu, thấy có cô gái dắt theo đứa nhỏ đùa giỡn bên trong, tóc xõa che hết trán nhưng phong thái rất yêu kiều. Năm ấy Thành mười bốn tuổi, trong lòng ưa thích bèn hỏi tên họ, cô gái đáp "Ta là con gái của người thợ vẽ họ Tiêu nhà ở phía tây miếu này, tên Lăng Giác. Anh hỏi làm gì vậy?". Thành lại hỏi đã có chồng chưa, cô gái bẽn lẽn đáp "Chưa". Thành hỏi “Ta làm rể nhà em có được không?", cô gái thẹn thùng nói "Chuyện đó ta không làm chủ được" nhưng đưa mắt long lanh nhìn Thành từ trên xuống dưới, có ý vui mừng, Thành bèn trở ra. Cô gái theo sau dặn với "Cha ta vốn quý trọng ông Thôi Nhĩ Thành, cứ nhờ ông mai mối chắc là được". Thành đáp "Được rồi". Vì thấy nàng thông minh lại đa tình nên càng hâm mộ, về nói hết với mẹ. Mẹ chỉ có Thành là con nên ít khi trái ý, lập tức nhờ ông Thôi làm mai. Nhưng họ Tiêu đòi sính lễ nhiều nên việc không thành, Thôi ra sức thuyết phục rằng Thành là con nhà tử tế lại có tài, Tiêu mới ưng thuận.
Thành có ông bác già mà không con, làm học quan ở Hồ Bắc, vợ chết tại nhiệm sở, mẹ Thành sai con tới giúp việc tang. Mấy tháng sau Thành định về thì ông bác lại chết, phải ở lại ít lâu nữa. Gặp lúc có toán giặc lớn cướp phá Hồ Nam, tin nhà đứt hẳn. Thành trốn lánh trong dân gian, sống thui thủi một mình một bóng mà thôi. Một hôm có bà già khoảng bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi tới đi quanh làng đến tận trưa, nói rằng gặp lúc loạn lạc không có nhà cửa mà về, định tự bán mình. Có người hỏi giá, bà đáp "Không thèm làm đầy tớ, cũng không muốn làm thê thiếp, chỉ cần có kẻ chịu nhận làm mẹ thì ta sẽ theo về không cần giá cả", ai nghe thấy cũng cười. Thành tới nhìn diện mạo thì thấy có hai ba phần giống mẹ mình, động lòng thương xót. Lại thầm nghĩ rằng mình lẻ loi một thân, không ai may vá cho bèn đón về, đối xử như kẻ làm con. Bà già vui mừng, từ đó nấu cơm khâu giày cho Thành, ân cần như mẹ, Thành làm việc gì trái ý thì trách mắng, song hơi có điều gì buồn khổ thì vỗ về an ủi như con đẻ.
Một hôm chợt nói với Thành "Sống ở đây yên ổn nhưng may mắn mà không được vui vẻ, có điều con đã lớn, dẫu là ở nơi đất khách quê người nhưng nhân luân không thể bỏ phế. Hai ba ngày nữa mẹ sẽ cưới vợ cho con". Thành khóc nói "Con đã có vợ rồi, chỉ là nam bắc đôi nơi cách trở thôi". Bà già nói “Thời loạn ly thì việc người cũng đổi thay, làm sao chờ được?". Thành lại khóc nói “Chưa nói tới việc vợ chồng đã hẹn ước với nhau thì không thể phụ bạc, cứ nghĩ xem ai lại đem con gái cưng gả cho kẻ rày đây mai đó?". Bà già không đáp, chỉ lo may sắm rèm màn chăn gối, chuẩn bị rất đầy đủ chu đáo, Thành cũng không biết vợ ở đâu ra. Một hôm trời vừa tối, bà dặn Thành "Ở nhà một mình đừng có ngủ, để mẹ đi xem cô dâu mới tới chưa”, rồi ra cửa đi. Đến hết canh ba vẫn chưa về, Thành rất đỗi ngờ vực lo lắng, chợt nghe ngoài cửa có tiếng ồn ào, ra nhìn thì thấy có một cô gái ngồi trong sân, tóc tai rối bời đang khóc nức nở.
Thành ngạc nhiên hỏi han nhưng cô ta không đáp, hồi lâu mới nói "Anh cưới ta về đây không phải là điều may đâu, ta chỉ có chết thôi". Thành hoảng sợ không biết chuyện gì, cô gái nói "Ta lúc trẻ đã lấy Hồ Đại Thành, không ngờ chàng đi Hồ Bắc không có tin tức gì, cha mẹ ép ta về với anh, thân ta thì còn bắt về được chứ lòng ta thì không bắt theo được đâu”. Thành nghe thấy òa khóc, nói "Ta là Hồ Đại Thành đây, nàng là Lăng Giác đấy ư?". Cô gái hoảng sợ nín bặt, đầu tiên còn không tin, kế theo vào nhà thắp đèn nhìn kỹ mới nói "Không phải là nằm mơ chứ?". Rồi đổi buồn làm vui, cùng nhau kể lễ nỗi niềm xa cách nhớ nhung. Vốn trước đó trong cơn loạn lạc thì đất Hồ Nam hàng trăm dặm không có bóng người, họ Tiêu dắt gia đình chạy tới phía đông Trường Sa (tỉnh thành Hồ Nam), lại hứa gả con gáỉ cho Chu sinh, nhưng đang loạn lạc không thể làm đám cưới nên đên ấy đưa con gái tới nhà Chu. Cô gái khóc không chịu sửa soạn gì cả, người nhà cứ ép đẩy lên kiệu, trên đường đi cô gái lăn ra khỏi kiệu rơi xuống đất, chợt có bốn người khiêng kiệu tới nói là người của nhà họ Chu đón dâu, đỡ nàng lên kiệu, đi nhanh như bay, tới đây mới dừng. Có một bà già kéo vào sân nói "Đây là nhà chồng cô, cứ vào đừng có khóc, mẹ chồng cô thì vài hôm nữa sẽ gặp thôi", rồi đi mất.
Thành hỏi rõ mọi việc mới biết bà già là thần, hai vợ chồng bèn thắp hương cùng khấn khứu xin cho mẹ con được đoàn tụ. Mẹ Thành từ khi binh lửa dấy lên, cùng các bạn bè phụ nữ chạy vào hang núi ẩn náu. Một đêm nghe đồn ầm lên là giặc tới, mọi người kinh hoàng chạy trốn tứ tán. Chợt có một đồng tử đưa ngựa cho mẹ Thành cưỡi, đang lúc gấp rút bà cũng không kịp hỏi là ai. Đồng tử đỡ bà lên ngựa, ngựa phi rất nhanh, chớp mắt đã tới bên hồ*. Ngựa đạp trên mặt nước phóng như bay, dưới vó không hề nổi sóng. Không bao lâu đồng tử đỡ bà xuống, chỉ một căn nhà nói "Trong đó ở được đấy". Mẹ Thành lạy tạ, ngẩng đầu nhìn thì thấy ngựa đã biến thành con Kim mao hẩu** cao hơn trượng, đồng tử nhảy lên dong đi. Mẹ Thành vừa gõ cổng thì thấy cánh cổng đã mở, có người bước ra hỏi, nghe giọng nói quen thuộc lấy làm lạ, nhìn kỹ thì té ra là Thành. Mẹ con ôm nhau khóc, vợ Thành cũng kinh ngạc choàng dậy, cả nhà vô cùng mừng rỡ. Ngờ rằng bà già là Quan âm đại sĩ*** hiện thân, vì vậy càng chuyên cần tụng kinh Quan âm, từ đó ở luôn lại Hồ Bắc, dựng nhà làm ruộng ở đó.
* Hồ: tức hồ Động Đình, ngăn cách hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc.
**Kim mao hẩu: thần thú lông vàng, vẫn được gọi là sư tử lông vàng. Chữ "hẩu” theo âm Việt Hán là "khổng", đây đọc theo Thanh âm. Ở nhiều chùa chiền và trong các lễ hội của người Nam Bộ thường có thờ cúng và nghi lễ "múa hẩu”, chính là xuất phát từ các truyện tích về con Kim mao hẩu này.
***Quan âm đại sĩ: tức Quan Thế âm Bồ tát.
Thành có ông bác già mà không con, làm học quan ở Hồ Bắc, vợ chết tại nhiệm sở, mẹ Thành sai con tới giúp việc tang. Mấy tháng sau Thành định về thì ông bác lại chết, phải ở lại ít lâu nữa. Gặp lúc có toán giặc lớn cướp phá Hồ Nam, tin nhà đứt hẳn. Thành trốn lánh trong dân gian, sống thui thủi một mình một bóng mà thôi. Một hôm có bà già khoảng bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi tới đi quanh làng đến tận trưa, nói rằng gặp lúc loạn lạc không có nhà cửa mà về, định tự bán mình. Có người hỏi giá, bà đáp "Không thèm làm đầy tớ, cũng không muốn làm thê thiếp, chỉ cần có kẻ chịu nhận làm mẹ thì ta sẽ theo về không cần giá cả", ai nghe thấy cũng cười. Thành tới nhìn diện mạo thì thấy có hai ba phần giống mẹ mình, động lòng thương xót. Lại thầm nghĩ rằng mình lẻ loi một thân, không ai may vá cho bèn đón về, đối xử như kẻ làm con. Bà già vui mừng, từ đó nấu cơm khâu giày cho Thành, ân cần như mẹ, Thành làm việc gì trái ý thì trách mắng, song hơi có điều gì buồn khổ thì vỗ về an ủi như con đẻ.
Một hôm chợt nói với Thành "Sống ở đây yên ổn nhưng may mắn mà không được vui vẻ, có điều con đã lớn, dẫu là ở nơi đất khách quê người nhưng nhân luân không thể bỏ phế. Hai ba ngày nữa mẹ sẽ cưới vợ cho con". Thành khóc nói "Con đã có vợ rồi, chỉ là nam bắc đôi nơi cách trở thôi". Bà già nói “Thời loạn ly thì việc người cũng đổi thay, làm sao chờ được?". Thành lại khóc nói “Chưa nói tới việc vợ chồng đã hẹn ước với nhau thì không thể phụ bạc, cứ nghĩ xem ai lại đem con gái cưng gả cho kẻ rày đây mai đó?". Bà già không đáp, chỉ lo may sắm rèm màn chăn gối, chuẩn bị rất đầy đủ chu đáo, Thành cũng không biết vợ ở đâu ra. Một hôm trời vừa tối, bà dặn Thành "Ở nhà một mình đừng có ngủ, để mẹ đi xem cô dâu mới tới chưa”, rồi ra cửa đi. Đến hết canh ba vẫn chưa về, Thành rất đỗi ngờ vực lo lắng, chợt nghe ngoài cửa có tiếng ồn ào, ra nhìn thì thấy có một cô gái ngồi trong sân, tóc tai rối bời đang khóc nức nở.
Thành ngạc nhiên hỏi han nhưng cô ta không đáp, hồi lâu mới nói "Anh cưới ta về đây không phải là điều may đâu, ta chỉ có chết thôi". Thành hoảng sợ không biết chuyện gì, cô gái nói "Ta lúc trẻ đã lấy Hồ Đại Thành, không ngờ chàng đi Hồ Bắc không có tin tức gì, cha mẹ ép ta về với anh, thân ta thì còn bắt về được chứ lòng ta thì không bắt theo được đâu”. Thành nghe thấy òa khóc, nói "Ta là Hồ Đại Thành đây, nàng là Lăng Giác đấy ư?". Cô gái hoảng sợ nín bặt, đầu tiên còn không tin, kế theo vào nhà thắp đèn nhìn kỹ mới nói "Không phải là nằm mơ chứ?". Rồi đổi buồn làm vui, cùng nhau kể lễ nỗi niềm xa cách nhớ nhung. Vốn trước đó trong cơn loạn lạc thì đất Hồ Nam hàng trăm dặm không có bóng người, họ Tiêu dắt gia đình chạy tới phía đông Trường Sa (tỉnh thành Hồ Nam), lại hứa gả con gáỉ cho Chu sinh, nhưng đang loạn lạc không thể làm đám cưới nên đên ấy đưa con gái tới nhà Chu. Cô gái khóc không chịu sửa soạn gì cả, người nhà cứ ép đẩy lên kiệu, trên đường đi cô gái lăn ra khỏi kiệu rơi xuống đất, chợt có bốn người khiêng kiệu tới nói là người của nhà họ Chu đón dâu, đỡ nàng lên kiệu, đi nhanh như bay, tới đây mới dừng. Có một bà già kéo vào sân nói "Đây là nhà chồng cô, cứ vào đừng có khóc, mẹ chồng cô thì vài hôm nữa sẽ gặp thôi", rồi đi mất.
Thành hỏi rõ mọi việc mới biết bà già là thần, hai vợ chồng bèn thắp hương cùng khấn khứu xin cho mẹ con được đoàn tụ. Mẹ Thành từ khi binh lửa dấy lên, cùng các bạn bè phụ nữ chạy vào hang núi ẩn náu. Một đêm nghe đồn ầm lên là giặc tới, mọi người kinh hoàng chạy trốn tứ tán. Chợt có một đồng tử đưa ngựa cho mẹ Thành cưỡi, đang lúc gấp rút bà cũng không kịp hỏi là ai. Đồng tử đỡ bà lên ngựa, ngựa phi rất nhanh, chớp mắt đã tới bên hồ*. Ngựa đạp trên mặt nước phóng như bay, dưới vó không hề nổi sóng. Không bao lâu đồng tử đỡ bà xuống, chỉ một căn nhà nói "Trong đó ở được đấy". Mẹ Thành lạy tạ, ngẩng đầu nhìn thì thấy ngựa đã biến thành con Kim mao hẩu** cao hơn trượng, đồng tử nhảy lên dong đi. Mẹ Thành vừa gõ cổng thì thấy cánh cổng đã mở, có người bước ra hỏi, nghe giọng nói quen thuộc lấy làm lạ, nhìn kỹ thì té ra là Thành. Mẹ con ôm nhau khóc, vợ Thành cũng kinh ngạc choàng dậy, cả nhà vô cùng mừng rỡ. Ngờ rằng bà già là Quan âm đại sĩ*** hiện thân, vì vậy càng chuyên cần tụng kinh Quan âm, từ đó ở luôn lại Hồ Bắc, dựng nhà làm ruộng ở đó.
* Hồ: tức hồ Động Đình, ngăn cách hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc.
**Kim mao hẩu: thần thú lông vàng, vẫn được gọi là sư tử lông vàng. Chữ "hẩu” theo âm Việt Hán là "khổng", đây đọc theo Thanh âm. Ở nhiều chùa chiền và trong các lễ hội của người Nam Bộ thường có thờ cúng và nghi lễ "múa hẩu”, chính là xuất phát từ các truyện tích về con Kim mao hẩu này.
***Quan âm đại sĩ: tức Quan Thế âm Bồ tát.
Tác giả :
Bồ Tùng Linh