Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 4 - chuyến đi tới lâu đài hastings
Trời mùa thu mát mẻ, cây cối trên đường phố khu Southwalk nhuộm vàng nắng sáng một Thứ Bảy. Veronika đã hẹn bạn trai đi xem phim nên Hạnh lại lên tàu đi dự thêm một buổi hành quân BootCamp, lần này ở bờ biển Sussex. Điểm hẹn là ga Hastings, đi tàu từ London Bridge, nhà ga to nhất khu vực Đông Nam London, tới đó mất 2 giờ 10 phút. Tàu weekend không có nhiều người, Hạnh khoác ba-lô đi dọc hai qua toa tìm dãy bốn chỗ còn trống. Mải nhìn, cô suýt vấp cái quai ba-lô loại lấn ra lối giữa hai hàng ghế. Một cái đầu nhô ra, “I’m so sorry”. Anh chàng cao gầy, đội mũ lính ngước lên nhìn. Hạnh nhún vai, ngồi xuống dãy ghế xa hơn, không nói gì. Ra khỏi London, tàu tăng tốc, gió thổi mạnh vào các cửa sổ nhỏ. Anh chàng kia đứng lên đóng một tấm cửa lại, rồi ngó sang dãy ghế của Hạnh hỏi: “Bạn đi Hastings dự Bootcamp của Jeff Paterson?” Hạnh nói ‘Yes’ trong cảm giác ngạc nhiên. “Tôi là Karl, rất vui gặp bạn!” anh chàng chìa tay giới thiệu rồi bê luôn ba-lô sang ngồi cùng. Người cao gầy nhưng khi bỏ mũ ra thì đầu đã hơi hói, Karl nói giọng Anh thuần chất và cho biết đã dự hai buổi tập trước, lại đúng vào những hôm Hạnh không tới lớp. Buổi hành quân chỉ có đúng bảy học viên ‘kiên cường’ tham gia, và thầy Jeff nhún vai tỏ ý tiếc rằng năm người nữa đã đóng tiền nhưng bỏ vào phút chót. Bắt đầu từ nhà ga Hastings, cả bọn kiểm tra lại giày dép, nước uống, bánh sandwich để ăn trưa, rồi hành quân đi ngược lên các đoạn đồi núi, qua Bexhill rồi lại xuống bãi biển. Sau ba tiếng đi bộ chừng 17km, cả bọn nghỉ ở Normans Bay.
Biển Sussex nhiều đá cuội và sỏi chứ không có cát trắng như bên Pháp, Tây Ban Nha. Tuy thế, biển luôn làm người ta trẻ lại, thậm chí thành trẻ con. Trong nhóm, có người lội xuống nước, nhảy nhót, hò hét, có bạn nằm dài ra bãi tranh thủ ngủ. Hạnh và Karl tháo giày tất để chân hứng gió biển cho mát và có nói chuyện thêm đôi chút. Sau bữa trưa, tất cả lại khoác ba lô đi theo tuyến đường khác, lần này chỉ men bờ nước, và kết thúc sau 2h30 phút ở Lâu đài Hastings. Gọi là ‘castle’ (lâu đài) nhưng công trình chỉ còn một vài bức tường đá của khu thành cổ trên ngọn một đồi cao (Castle Hill) nhìn xuống thành phố.
Tại đây, Karl kể cho Hạnh nghe về trận đánh Hastings năm 1066, khi vua William Người Chinh phục thuộc tộc Norman bên Pháp đổ quân sang và đánh thắng vua Harold của người Anglo-Saxon. Cuộc xâm lăng đã đem hệ thống quan lại, quý tộc phong kiến kiểu Pháp vào đảo Anh và ghi địa danh này vào sử sách. Hạnh thấy Karl sao hiểu biết thế, dù rằng đây là đất nước của anh ấy. Cứ thử so mà xem thì hồi ở Việt Nam Hạnh chỉ chúi đầu vào học, đâu có biết các công trình, di tích lịch sử xây thời nào, ai xây, và tại sao lại có cái tên thế này, mà không phải thế kia. Karl bảo đi sang Pháp chơi mới thấy các công trình bằng đá trắng bề thế, dấu tích của kiến trúc Normandy mà các vị vua gốc Pháp đem sang Anh xây khu Thành tháp Tower of London. Còn trên thực tế, đúng như anh huấn luyệnv iên Jeff nói cho cả nhóm, thì trận Hastings không xảy ra ở đây mà cách chỗ này 7 km, trên một ngọn đồi ven biển, nay chẳng còn dấu tích gì. Tường thành Hastings là phế tích duy nhất còn lại từ thời ấy nằm gần thành phố đây nên tiện cho việc người đời sau đưa vào phim ảnh. Cứ thế, nó nổi tiếng và trở nên biểu tượng của cuộc xâm lăng đem văn minh Pháp sang xứ đảo này.
Ngồi trên ngọn đồi hứng gió biển thổi lồng lộng, Hạnh cảm thấy thật bõ công đi chuyến ‘hành quân, hành xác’. Cô cũng thấy mến Karl hơn. Hạnh tìm kiếm dấu hiệu gì là anh chàng cũng thích mình nhưng chưa thấy. Trên đường về, cả nhóm ngồi trên tàu, mệt nhoài, ngủ gà ngủ gật hoặc chìm vào điện thoại để trò chuyện với bạn bè khác. Không ai nói gì với nhau.
***
Veronika đưa Alberto về ngủ thật. Tiếng la hét trộn vào nhau lúc chúng nó làm tình ở phòng bên đánh thức Hạnh. Nỗi khổ của người nghe phải thứ âm thanh ‘bản năng gốc’ ấy là trách nhiệm giả vờ không biết. Sự trớ trêu của cuộc đời là đây. Đứa nghe phải giả điếc còn đứa sung sướng lại không ‘care’. Hạnh vùng dậy, tìm hai cái nút tai, rồi úp mặt vào gối, nín lặng qua đêm, và gần sáng mới lại thiếp đi. Hơn 9 giờ sáng Hạnh tỉnh giấc, đầu ong ong như bị đánh. Ra bếp Hạnh chỉ thấy Alberto mặc bộ đồ thể thao (tracksuit) đang uống cà phê. Nhìn khuôn mặt đầy râu ria chưa cạo của anh chàng đó, Hạnh thấy sao mình ngu thế, đồng ý để bạn rước nó về nhà mình được cái gì cơ chứ. Alberto lịch sự rót cho Hạnh một cốc cà phê đen, hỏi có cần thêm sữa không. Hạnh cảm ơn và mở tủ lạnh, lấy cái bánh sandwich tam giác bọc giấy bóng kính ra, cho lên toaster định hâm lại.
Alberto nhắc Hạnh khỏi cần ăn bánh cũ vì Veronika đã ra phố mua bánh mì mới. Hạnh thấy khó chịu quá. “Hắn là ai mà cứ ra vẻ tốt bụng với mình vô lối thế nhỉ?”. Nhưng để tỏ ra lịch sự, cô cất chiếc bánh cũ đi, ngồi xuống đợi Veronika, và hỏi Alberto dăm câu ba điều. Anh chàng khoe luôn là hai đứa lên lịch về Tây Ban Nha để Veronika làm quen với gia đình bên ấy. ‘À, thế là chuyện nghiêm trọng rồi,” Hạnh tự nghĩ và lại thấy vui cho bạn. “Phải thế chứ. Và không nên có chuyện chỉ chơi bời, yêu đương lăng nhăng,” Hạnh chưa bao giờ thích khái niệm ‘One night stand’ (Yêu chỉ một đêm) mà có người nói là khá phổ biến cho giới trẻ ở London này. Yêu nhau, với Hạnh, trước hết là tìm đến, là chia sẻ, là hiểu nhau rồi mới tới sex. Đặt ngược lại quá trình đó là quá thô, quá bản năng, cô nghĩ vậy. Và thật mừng cho Veronika. Hạnh nhớ lần nói chuyện về bọn đàn ông, Veronika bảo rằng ở làng quê Slovakia, các bà già có câu: “Nếu bữa sáng rất ngon thì chờ gì mà không biến nó thành bữa chính.” Rất thực tế. Làm thân con gái mà cứ chờ đợi ‘chàng hoàng tử’ như trong mộng tìm đến thì suốt đời chỉ là trong mộng. Nhưng dù sao đi nữa, Hạnh nghĩ, dân Nam Âu và Đông Âu cùng theo Công giáo nên dễ đến với nhau vì mục tiêu lập gia đình hơn là người Anh, người Mỹ có cách sống vị kỷ, cho mình trước hết. Có đứa bạn Hàn nói với Hạnh rằng nó nghe một con bé cùng lớp người Anh ở phía Bắc xuống London trọ học tuyên bố “Chưa thử đủ 10 thằng, 5 châu lục thì chưa hạ cánh.” Hạnh không dám chắc có câu nói như vậy thật, hay chỉ là phút bốc đồng khi có bia rượu vào, nhưng đó hẳn cũng là một cách nghĩ thời nay.
Biển Sussex nhiều đá cuội và sỏi chứ không có cát trắng như bên Pháp, Tây Ban Nha. Tuy thế, biển luôn làm người ta trẻ lại, thậm chí thành trẻ con. Trong nhóm, có người lội xuống nước, nhảy nhót, hò hét, có bạn nằm dài ra bãi tranh thủ ngủ. Hạnh và Karl tháo giày tất để chân hứng gió biển cho mát và có nói chuyện thêm đôi chút. Sau bữa trưa, tất cả lại khoác ba lô đi theo tuyến đường khác, lần này chỉ men bờ nước, và kết thúc sau 2h30 phút ở Lâu đài Hastings. Gọi là ‘castle’ (lâu đài) nhưng công trình chỉ còn một vài bức tường đá của khu thành cổ trên ngọn một đồi cao (Castle Hill) nhìn xuống thành phố.
Tại đây, Karl kể cho Hạnh nghe về trận đánh Hastings năm 1066, khi vua William Người Chinh phục thuộc tộc Norman bên Pháp đổ quân sang và đánh thắng vua Harold của người Anglo-Saxon. Cuộc xâm lăng đã đem hệ thống quan lại, quý tộc phong kiến kiểu Pháp vào đảo Anh và ghi địa danh này vào sử sách. Hạnh thấy Karl sao hiểu biết thế, dù rằng đây là đất nước của anh ấy. Cứ thử so mà xem thì hồi ở Việt Nam Hạnh chỉ chúi đầu vào học, đâu có biết các công trình, di tích lịch sử xây thời nào, ai xây, và tại sao lại có cái tên thế này, mà không phải thế kia. Karl bảo đi sang Pháp chơi mới thấy các công trình bằng đá trắng bề thế, dấu tích của kiến trúc Normandy mà các vị vua gốc Pháp đem sang Anh xây khu Thành tháp Tower of London. Còn trên thực tế, đúng như anh huấn luyệnv iên Jeff nói cho cả nhóm, thì trận Hastings không xảy ra ở đây mà cách chỗ này 7 km, trên một ngọn đồi ven biển, nay chẳng còn dấu tích gì. Tường thành Hastings là phế tích duy nhất còn lại từ thời ấy nằm gần thành phố đây nên tiện cho việc người đời sau đưa vào phim ảnh. Cứ thế, nó nổi tiếng và trở nên biểu tượng của cuộc xâm lăng đem văn minh Pháp sang xứ đảo này.
Ngồi trên ngọn đồi hứng gió biển thổi lồng lộng, Hạnh cảm thấy thật bõ công đi chuyến ‘hành quân, hành xác’. Cô cũng thấy mến Karl hơn. Hạnh tìm kiếm dấu hiệu gì là anh chàng cũng thích mình nhưng chưa thấy. Trên đường về, cả nhóm ngồi trên tàu, mệt nhoài, ngủ gà ngủ gật hoặc chìm vào điện thoại để trò chuyện với bạn bè khác. Không ai nói gì với nhau.
***
Veronika đưa Alberto về ngủ thật. Tiếng la hét trộn vào nhau lúc chúng nó làm tình ở phòng bên đánh thức Hạnh. Nỗi khổ của người nghe phải thứ âm thanh ‘bản năng gốc’ ấy là trách nhiệm giả vờ không biết. Sự trớ trêu của cuộc đời là đây. Đứa nghe phải giả điếc còn đứa sung sướng lại không ‘care’. Hạnh vùng dậy, tìm hai cái nút tai, rồi úp mặt vào gối, nín lặng qua đêm, và gần sáng mới lại thiếp đi. Hơn 9 giờ sáng Hạnh tỉnh giấc, đầu ong ong như bị đánh. Ra bếp Hạnh chỉ thấy Alberto mặc bộ đồ thể thao (tracksuit) đang uống cà phê. Nhìn khuôn mặt đầy râu ria chưa cạo của anh chàng đó, Hạnh thấy sao mình ngu thế, đồng ý để bạn rước nó về nhà mình được cái gì cơ chứ. Alberto lịch sự rót cho Hạnh một cốc cà phê đen, hỏi có cần thêm sữa không. Hạnh cảm ơn và mở tủ lạnh, lấy cái bánh sandwich tam giác bọc giấy bóng kính ra, cho lên toaster định hâm lại.
Alberto nhắc Hạnh khỏi cần ăn bánh cũ vì Veronika đã ra phố mua bánh mì mới. Hạnh thấy khó chịu quá. “Hắn là ai mà cứ ra vẻ tốt bụng với mình vô lối thế nhỉ?”. Nhưng để tỏ ra lịch sự, cô cất chiếc bánh cũ đi, ngồi xuống đợi Veronika, và hỏi Alberto dăm câu ba điều. Anh chàng khoe luôn là hai đứa lên lịch về Tây Ban Nha để Veronika làm quen với gia đình bên ấy. ‘À, thế là chuyện nghiêm trọng rồi,” Hạnh tự nghĩ và lại thấy vui cho bạn. “Phải thế chứ. Và không nên có chuyện chỉ chơi bời, yêu đương lăng nhăng,” Hạnh chưa bao giờ thích khái niệm ‘One night stand’ (Yêu chỉ một đêm) mà có người nói là khá phổ biến cho giới trẻ ở London này. Yêu nhau, với Hạnh, trước hết là tìm đến, là chia sẻ, là hiểu nhau rồi mới tới sex. Đặt ngược lại quá trình đó là quá thô, quá bản năng, cô nghĩ vậy. Và thật mừng cho Veronika. Hạnh nhớ lần nói chuyện về bọn đàn ông, Veronika bảo rằng ở làng quê Slovakia, các bà già có câu: “Nếu bữa sáng rất ngon thì chờ gì mà không biến nó thành bữa chính.” Rất thực tế. Làm thân con gái mà cứ chờ đợi ‘chàng hoàng tử’ như trong mộng tìm đến thì suốt đời chỉ là trong mộng. Nhưng dù sao đi nữa, Hạnh nghĩ, dân Nam Âu và Đông Âu cùng theo Công giáo nên dễ đến với nhau vì mục tiêu lập gia đình hơn là người Anh, người Mỹ có cách sống vị kỷ, cho mình trước hết. Có đứa bạn Hàn nói với Hạnh rằng nó nghe một con bé cùng lớp người Anh ở phía Bắc xuống London trọ học tuyên bố “Chưa thử đủ 10 thằng, 5 châu lục thì chưa hạ cánh.” Hạnh không dám chắc có câu nói như vậy thật, hay chỉ là phút bốc đồng khi có bia rượu vào, nhưng đó hẳn cũng là một cách nghĩ thời nay.
Tác giả :
Lý Thanh