Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 3 - căn nhà bình yên của chị vinh
Lần đầu tiên Hạnh vào căn nhà của người Anh là chuyến đi ra ngoại ô, tới một làng cách 60 phút xe lửa từ trung tâm. Thủ đô London trên 8 triệu dân mà có tới quá một phần ba là người nhập cư, ở trong các quận nội thành. Dân Anh chính gốc thường ở 'home county' (địa hạt vùng quê). Ở đó, họ sinh hoạt trong các cộng đồng địa phương, đi nhà thờ Tin Lành, Công giáo, chơi thể thao, làm vườn và chỉ trong tuần đi tàu vào trung tâm London làm việc. Hạnh hẹn hai bạn Việt Nam khác đến thăm chị Vinh, một phụ nữ ngoài 50 tuổi, lấy chồng người Anh sống ở làng Albery. Nhà chị không phải là một căn nhà nhỏ như trong London mà là cả một villa to, tọa lạc giữa khu đất rộng, có vườn bao quanh, cây cối, hoa lá xanh tươi. Kế bên nhà chính là hai căn nhà nhỏ, một dùng làm phòng làm việc cho chồng chị, một giáo sư đại học, một là garage đã được biến thành chỗ chơi nhạc cho cậu con trai, hiện sắp tốt nghiệp ngành classics (văn hóa cổ Hy Lạp-La Mã). Cậu con đã đi du lịch, lướt ván ở vùng Caribbean nên chỉ có hai vợ chồng chị ở nhà, lo soạn bữa thịt nướng ngoài vườn cho khách.
Ăn xong, chồng chị ra quán trong làng xem thi đấu cricket trên truyền hình, nên chị Vinh dẫn Hạnh cùng các bạn đi dạo quanh làng, rồi về nhà tán chuyện bằng tiếng Việt. Ngồi trong căn bếp to rộng, có cửa sổ và lối ra vườn nhiều hoa mộc lan và một loài có tên là bougainvillea (hoa giấy Thái Lan), mấy chị em pha trà và ăn bánh nướng nhân táo. Hạnh nghĩ hiếm có phụ nữ Việt nào lấy chồng Anh mà may mắn và toại nguyện như chị Vinh. Câu chuyện cuộc đời chị bình lặng nhưng cũng có hy sinh về nghề nghiệp. Cách đây đã nhiều năm, chị làm bác sỹ ở Việt Nam và quen người chồng ở một hội thảo tại Hàn Quốc, rồi sau đó anh lại có việc về Việt Nam công tác dài hạn nên hai người đính hôn, rồi chị theo chồng về Anh, sinh con trai bên này. Mấy năm đầu, chị chỉ ở nhà trông con, tại nơi ít người Việt, cuộc sống yên lặng, hơi buồn tẻ. Đến khi con trai 5 tuổi, chị xin việc bán phần trong vùng nhưng bằng bác sĩ của Việt Nam không được bên này công nhận. Muốn học lại toàn bộ khoa Y phải mất vài chục nghìn bảng và ít nhất 7 năm mới có quyền hành nghề nên chị đành học nhanh khóa BSc một năm lấy bằng y tá cộng đồng (community nurse). Công việc của chị là thăm định kỳ các bệnh nhân ngoại trú, các cụ già vừa xuất viện cần tiêm, uống thuốc định kỳ, trong phạm vi hai quận phía Nam London. Lương không cao nhưng thời gian linh hoạt, vẫn đưa con đến trường hàng sáng, và còn thời gian lo việc nhà. Điều duy nhất làm chị buồn là làm việc dưới trình độ và bằng cấp của mình. Bù lại, gia đình chị yên ấm, và quan trọng hơn là nhà chồng yêu quý, chấp nhận chị.
Hạnh đứng lên lấy thêm một cốc để uống nước, thấy trên bệ cửa sổ căn bếp nhiều thiệp chúc mừng, bưu thiếp. Một tấm ghi ‘Tặng Viviene và Johnny’. Hóa ra chị có tên Anh là Vivienne, một bước nhượng bộ cần thiết để hội nhập. Chị kể mẹ chồng hồi còn sống đã giúp chị rất nhiều để thuyết phục cộng đồng dân cư ở đây chấp nhận chị như một thành viên bình đẳng. Người Anh có món Sunday Roast – tiệc thịt nướng vào Chủ Nhật - để mời bạn bè, họ hàng đến ăn nhưng trong lần đầu ra mắt, chị muốn làm nem rán (chả giò) và món nộm rau trộn thịt gà xé của Việt Nam. Mẹ chồng chị đến từ sớm để giúp để kịp cho bữa ăn phục vụ gần 20 người vào lúc 15 giờ. Đã quá giờ trưa, mẹ chồng chị vẫn thấy chị chìm trong bếp, quấn nem, thái hành. Bà hỏi thì chị ‘báo cáo’ là định làm vài trăm cái nem và 5 kg nộm. Căn bếp bề bộn rau, thịt và nước mắm, phòng khách chưa ai quét dọn. Bà mẹ bảo chị dừng tay. Bà ôm lấy chị, vuốt tóc, giữ hai vai chị:
-“Mẹ biết con rất lo là khách không đủ món để ăn, và họ sẽ không thưởng thức hết được hương vị, chất lượng của món Việt Nam. Điều đó với con rất quan trọng, vì con muốn qua các món nấu nướng này bày tỏ tình cảm với gia đình. Nhưng con đừng làm nhiều, làm ít khách càng thấy món ăn thật sang trọng, còn muốn ăn lần sau. Ít ai cảm thụ hết cái ngon của món Việt Nam trong buổi đầu tiên mà điều họ muốn thấy là con làm bà chủ của căn nhà này ra sao. Con chọn ra bộ áo dài đẹp nhất, lấy những ảnh chụp các con ở Việt Nam đẹp nhất, và tranh hoàng phòng khách sạch đẹp nhất...”
Chị ứa nước mắt vì cảm động và sau bữa tiệc lại càng cảm phục tài quản gia cùng sự tinh tế của bà mẹ Anh. Bà bảo con trai chọn rượu ngon đem ra bàn rồi gọi cho quán
pub đặt các món thịt mang tới. Tự bà vào bếp rán nốt số nem, đủ mỗi khách chỉ hai cái và tắt lửa. Nem và nộm Việt Nam được bày hết ra bộ đồ ăn bằng sứ Wedgewood nổi tiếng, công ty có từ năm 1759, và ly tách pha lê hiệu Dartington. Bàn tiệc thịnh soạn nhanh chóng hiện ra đúng giờ, với món Việt Nam thành món điểm tâm, đi cùng rượu khai vị. Hết các câu chuyện rôm rả, cả họ nhà chồng ai cũng muốn chụp hình với chị trong áo dài đỏ lịch lãm, bên một chiếc ô thổ cẩm chị mua từ Sapa.
Hạnh thật sự ấn tượng bởi chuyện của chị Vinh. Có lẽ đã từ lâu rồi, người Việt Nam mình chỉ lo ăn sao cho ngon, cho no mà bỏ qua những chi tiết sang và đẹp cho cuộc sống. Gia đình khá giả, có người trông con, oshin trợ giúp việc nhà thì không nói, còn những nhà khác vẫn sống ào ào, đại khái cho nhanh, ăn uống có nhiều thịt cá, rượu bia hơn trước nhưng nền nếp cái ăn cái mặc thì ít tiến bộ. Mẹ chồng với nàng dâu luôn xung đột nhau, cũng vì văn hóa chuẩn của thời xưa đã tan biến, cái mới lại chưa định hình. Đàn ông giàu nghèo, học cao học thấp đều dễ bê tha với bia bọt, quán xá, ít biết chăm sóc gia đình. Là con gái, Hạnh lo lấy phải một người như thế. Ngược lại, có bạn trai và lấy chồng Tây quả không dễ. Cứ cho là gặp được một người mến mình nhưng trong sinh hoạt gần gũi bao thứ lạc hậu của mình mới lộ ra, lúc đó biết tính sao?
Mấy tuần liền Veronika đi học về là đi chơi...một mình, tức là ra khỏi nhà mà không có Hạnh. Rồi một buổi hai bạn ngồi sau giờ seminar trong quán cà phê ở trường, nó bảo: -“Tao và Alberto đang bắt đầu ‘going out together’ (hẹn hò), mày thấy có được không?” -“Chúc mừng mày,” Hạnh nói mà lời hơi nghẹn. Không phải cô vì ghen tỵ mà như thấy tuột bàn tay đang níu một cành cây định hái bông hoa. Hạnh đâu có thích Alberto, người đậm, tóc và râu đen như dân Bắc Phi, cặp mắt Nam Âu nhìn sâu. Nhưng luồng cảm xúc chạy qua tim Hạ nh là tín hiệu đã dự báo trước “ngày đó sẽ phải đến, Veronika có bạn trai, mình sẽ cô đơn”. Veronika cầm tay Hạnh, hỏi lại, “Sao, không ổn à? Mà mới chỉ là dating thôi, chứ tao vẫn ở với mày”. Hạnh trêu: “Mày đưa nó về tao bắt trả thêm tiền phòng, cứ mỗi tối 100 bảng”. Cô gái Slovak cấu vào tay cô gái Việt: “You are a cheeky monkey! (Đồ khỉ)”. Hai đứa cười phá lên nhưng chỉ có Veronika đỏ mặt thẹn thùng.
Ăn xong, chồng chị ra quán trong làng xem thi đấu cricket trên truyền hình, nên chị Vinh dẫn Hạnh cùng các bạn đi dạo quanh làng, rồi về nhà tán chuyện bằng tiếng Việt. Ngồi trong căn bếp to rộng, có cửa sổ và lối ra vườn nhiều hoa mộc lan và một loài có tên là bougainvillea (hoa giấy Thái Lan), mấy chị em pha trà và ăn bánh nướng nhân táo. Hạnh nghĩ hiếm có phụ nữ Việt nào lấy chồng Anh mà may mắn và toại nguyện như chị Vinh. Câu chuyện cuộc đời chị bình lặng nhưng cũng có hy sinh về nghề nghiệp. Cách đây đã nhiều năm, chị làm bác sỹ ở Việt Nam và quen người chồng ở một hội thảo tại Hàn Quốc, rồi sau đó anh lại có việc về Việt Nam công tác dài hạn nên hai người đính hôn, rồi chị theo chồng về Anh, sinh con trai bên này. Mấy năm đầu, chị chỉ ở nhà trông con, tại nơi ít người Việt, cuộc sống yên lặng, hơi buồn tẻ. Đến khi con trai 5 tuổi, chị xin việc bán phần trong vùng nhưng bằng bác sĩ của Việt Nam không được bên này công nhận. Muốn học lại toàn bộ khoa Y phải mất vài chục nghìn bảng và ít nhất 7 năm mới có quyền hành nghề nên chị đành học nhanh khóa BSc một năm lấy bằng y tá cộng đồng (community nurse). Công việc của chị là thăm định kỳ các bệnh nhân ngoại trú, các cụ già vừa xuất viện cần tiêm, uống thuốc định kỳ, trong phạm vi hai quận phía Nam London. Lương không cao nhưng thời gian linh hoạt, vẫn đưa con đến trường hàng sáng, và còn thời gian lo việc nhà. Điều duy nhất làm chị buồn là làm việc dưới trình độ và bằng cấp của mình. Bù lại, gia đình chị yên ấm, và quan trọng hơn là nhà chồng yêu quý, chấp nhận chị.
Hạnh đứng lên lấy thêm một cốc để uống nước, thấy trên bệ cửa sổ căn bếp nhiều thiệp chúc mừng, bưu thiếp. Một tấm ghi ‘Tặng Viviene và Johnny’. Hóa ra chị có tên Anh là Vivienne, một bước nhượng bộ cần thiết để hội nhập. Chị kể mẹ chồng hồi còn sống đã giúp chị rất nhiều để thuyết phục cộng đồng dân cư ở đây chấp nhận chị như một thành viên bình đẳng. Người Anh có món Sunday Roast – tiệc thịt nướng vào Chủ Nhật - để mời bạn bè, họ hàng đến ăn nhưng trong lần đầu ra mắt, chị muốn làm nem rán (chả giò) và món nộm rau trộn thịt gà xé của Việt Nam. Mẹ chồng chị đến từ sớm để giúp để kịp cho bữa ăn phục vụ gần 20 người vào lúc 15 giờ. Đã quá giờ trưa, mẹ chồng chị vẫn thấy chị chìm trong bếp, quấn nem, thái hành. Bà hỏi thì chị ‘báo cáo’ là định làm vài trăm cái nem và 5 kg nộm. Căn bếp bề bộn rau, thịt và nước mắm, phòng khách chưa ai quét dọn. Bà mẹ bảo chị dừng tay. Bà ôm lấy chị, vuốt tóc, giữ hai vai chị:
-“Mẹ biết con rất lo là khách không đủ món để ăn, và họ sẽ không thưởng thức hết được hương vị, chất lượng của món Việt Nam. Điều đó với con rất quan trọng, vì con muốn qua các món nấu nướng này bày tỏ tình cảm với gia đình. Nhưng con đừng làm nhiều, làm ít khách càng thấy món ăn thật sang trọng, còn muốn ăn lần sau. Ít ai cảm thụ hết cái ngon của món Việt Nam trong buổi đầu tiên mà điều họ muốn thấy là con làm bà chủ của căn nhà này ra sao. Con chọn ra bộ áo dài đẹp nhất, lấy những ảnh chụp các con ở Việt Nam đẹp nhất, và tranh hoàng phòng khách sạch đẹp nhất...”
Chị ứa nước mắt vì cảm động và sau bữa tiệc lại càng cảm phục tài quản gia cùng sự tinh tế của bà mẹ Anh. Bà bảo con trai chọn rượu ngon đem ra bàn rồi gọi cho quán
pub đặt các món thịt mang tới. Tự bà vào bếp rán nốt số nem, đủ mỗi khách chỉ hai cái và tắt lửa. Nem và nộm Việt Nam được bày hết ra bộ đồ ăn bằng sứ Wedgewood nổi tiếng, công ty có từ năm 1759, và ly tách pha lê hiệu Dartington. Bàn tiệc thịnh soạn nhanh chóng hiện ra đúng giờ, với món Việt Nam thành món điểm tâm, đi cùng rượu khai vị. Hết các câu chuyện rôm rả, cả họ nhà chồng ai cũng muốn chụp hình với chị trong áo dài đỏ lịch lãm, bên một chiếc ô thổ cẩm chị mua từ Sapa.
Hạnh thật sự ấn tượng bởi chuyện của chị Vinh. Có lẽ đã từ lâu rồi, người Việt Nam mình chỉ lo ăn sao cho ngon, cho no mà bỏ qua những chi tiết sang và đẹp cho cuộc sống. Gia đình khá giả, có người trông con, oshin trợ giúp việc nhà thì không nói, còn những nhà khác vẫn sống ào ào, đại khái cho nhanh, ăn uống có nhiều thịt cá, rượu bia hơn trước nhưng nền nếp cái ăn cái mặc thì ít tiến bộ. Mẹ chồng với nàng dâu luôn xung đột nhau, cũng vì văn hóa chuẩn của thời xưa đã tan biến, cái mới lại chưa định hình. Đàn ông giàu nghèo, học cao học thấp đều dễ bê tha với bia bọt, quán xá, ít biết chăm sóc gia đình. Là con gái, Hạnh lo lấy phải một người như thế. Ngược lại, có bạn trai và lấy chồng Tây quả không dễ. Cứ cho là gặp được một người mến mình nhưng trong sinh hoạt gần gũi bao thứ lạc hậu của mình mới lộ ra, lúc đó biết tính sao?
Mấy tuần liền Veronika đi học về là đi chơi...một mình, tức là ra khỏi nhà mà không có Hạnh. Rồi một buổi hai bạn ngồi sau giờ seminar trong quán cà phê ở trường, nó bảo: -“Tao và Alberto đang bắt đầu ‘going out together’ (hẹn hò), mày thấy có được không?” -“Chúc mừng mày,” Hạnh nói mà lời hơi nghẹn. Không phải cô vì ghen tỵ mà như thấy tuột bàn tay đang níu một cành cây định hái bông hoa. Hạnh đâu có thích Alberto, người đậm, tóc và râu đen như dân Bắc Phi, cặp mắt Nam Âu nhìn sâu. Nhưng luồng cảm xúc chạy qua tim Hạ nh là tín hiệu đã dự báo trước “ngày đó sẽ phải đến, Veronika có bạn trai, mình sẽ cô đơn”. Veronika cầm tay Hạnh, hỏi lại, “Sao, không ổn à? Mà mới chỉ là dating thôi, chứ tao vẫn ở với mày”. Hạnh trêu: “Mày đưa nó về tao bắt trả thêm tiền phòng, cứ mỗi tối 100 bảng”. Cô gái Slovak cấu vào tay cô gái Việt: “You are a cheeky monkey! (Đồ khỉ)”. Hai đứa cười phá lên nhưng chỉ có Veronika đỏ mặt thẹn thùng.
Tác giả :
Lý Thanh