Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 19 - bơ vơ bên dòng sông maas
Hạnh không thể ngờ được chuyến thăm tới Hà Lan lại chấm dứt nhanh và đen tối đến mức này. Cô chỉ kịp đứng lên nhìn người ta đưa Lucio vào sau cánh cửa ở phòng tiếp khách của đồn cảnh sát. Cuối hành lang hẳn là phòng tạm giam. Hạnh ngồi thẫn thờ trên ghế. Cô ôm chặt chiếc balô nhỏ, chỗ dựa duy nhất.
Lucio đến đón Hạnh ngay ở ga trung tâm. Nam đã đi khỏi vì Hạnh không muốn cho cậu ấy biết Lucio là ai. Một chiếc xe thể thao đỏ chói chậm chậm đi vào bãi đỗ. Lucio bước ra, dáng cao khoẻ, mặc quần bò màu đen, áo T-shirt cũng đen. Gương mặt anh trẻ hơn hôm ở Slovakia nhờ cạo bớt râu ria. Chàng bước tới, không để ý đến mấy người Đức nhìn, đặt thẳng nụ hôn vào môi Hạnh. Họ hôn nhau tới vài phút, mặt kệ cho cái vali của Hạnh đổ chỏng vó sang bên. Tối hôm ấy, hai người lang thang trong gió biển trên những cây cầu Hamburg, thành phố có tên là 'The City on the Water', rồi dừng lại ở quán Carl's Brasserie, nhìn ra nhà hát Elbphilharmonie ngay cảng sông. Lucio gọi một chai vang trắng Riesling để uống với món hải sản. Anh ấp hai bàn tay Hạnh và lòng bàn tay mình, kể câu chuyện thời xưa mà anh muốn biến nó thành sự thật của ngày hôm nay:
“-Em biết không, thành phố này là điểm xuất phát của đội thương thuyền Hansa từng dong buồm sang tận nước Nga. Anh muốn một ngày cùng em lên thuyền đi khắp Biển Bắc, vào Biển Baltic thơ mộng, lên thăm các hải cảng lịch sử Gdansk, Tallinn. Lên xa nữa, lái thuyền buồm thăm St Petersburg rồi đến Helsinki, lên đất liền của Phần Lan tới tận quê ông già Noel ở Lapland, ngắm Bắc Cực quang, ngồi bên bếp lửa cùng em chăm đàn tuần lộc và chờ Đêm Trắng qua đi.”
Hạnh cười khúc khích, kéo anh chàng mơ mộng về thực tại:
“-Ngày lên thuyền còn lâu lắm. Anh uống nối rượu đi vì em chịu được một ly là hết sức rồi đấy.”
Lucio cầm lên ly rượu có hạt sương lạnh bám trên lớp pha lê. Anh đưa hẳn cái ly ra ánh mặt trời cho hứng màu hồng sáng của hoàng hôn trên sông Elbe:
“-Nhất định em phải về thăm quê hương anh. Em biết không, ở Porto có hầm rượu Baronesa de Vilar, loại rượu hồng (rose), có sắc đậm như thế này. Nó mang tên của bà quý tộc, đệp như tên của em đó. Anh sẽ đưa em tới đó.”
Hạnh muốn được lâng lâng bay vào giấc mơ đáng yêu của Lucio nhưng vẫn phải nhắc anh chàng:
“-Hẹn anh sang năm. Giờ em phải lo xong cái visa ở Anh đã. Và thuyền trưởng của em hãy lái chiếc xe cho em đi đủ 10 thành phố trước khi về Paris, được không nào?”
Lucio trở nên nghiêm túc:
“-Sao không được Hạnh ơi. Từ đây mình đi Hà Lan, thăm ít nhất ba thành phố. Ví dụ sáng đi, dừng lại uống cà phê ở một thành phố, đi tiếp đến trưa tới thành phố khác, nghỉ, ăn uống một chút, dạo quanh phố cổ cho em shopping, lên xe đi đến chiều là tới một đô thị lớn. Mình ở lại qua đêm, sáng hôm sau đi tiếp, sang Bỉ và Luxembourg, chán thì mình trở lại miền Nam Đức. Trước khi vào biên giới Pháp anh thề sẽ đưa em qua đủ 12 thành phố.”
Lucio giữ lời hứa cho đến khi bị bắt ở Maastricht.
Ngày đen đủi ấy đến với Hạnh bằng một trận mưa to. Lucio lái chiếc xe vào một bãi đỗ có người và camera an ninh trông coi, ngay gần thành cổ Maastricht. Hạnh chỉ kịp lấy chiếc balô nhỏ đựng tiền và giấy tờ ra khỏi xe. Lucio dắt tay cô chạy vào dưới mái vòm của một cửa tiệm cạnh quảng trường Đức Mẹ 'Onze Lieve Vrouweplein'. Anh ôm chặt cô, che chở tấm thân mảnh mai trước cơn mưa và làn gió quất mạnh. Từ hàng quán gần đó, mùi bánh mì nướng thơm nức bay ra. Đã quá trưa mà dân Hà Lan vẫn có bánh mì nướng nóng để ăn. Bên Anh thì không thế, bánh mì nướng chỉ ăn vào sáng sớm, đến lunchtime là người ta “chơi ngay” khoai Tây chiên, thịt rán. Hạnh vừa đói vừa mệt nên cứ lả đi trong vòng tay Lucio và trong mùi thức ăn. Một lúc sau, mưa ngớt, hai người tìm đến khách sạn ở một phố gần đấy. Vừa check-in xong, nhận chìa khóa phòng và bước vào bên trong là Lucio đã quỳ xuống, cởi từng mảnh quần áo của Hạnh. Hạnh run bắn người vì rạo rực. Lucio nhẹ nhàng lấy tấm khăn tắm màu trắng, dài chắc phải gần 1m50 quấn thân mình Hạnh. Nằm trên chiếc giường nệm trắng, bức tường cũng trắng một màu đơn sơ, Hạnh thấy người Hà Lan có kiến trúc thật lạ. Nhà cửa bên ngoài khá đơn sơ, thường là các khối vuông khắc kỷ của đạo Tin Lành, bên trong lại màu sáng hơn, trắng hoặc xanh dương, hồng tươi. Đã không phải lái xe, Lucio mở chai rượu whiskey mang theo ra làm một ngụm cho ấm người. Hạnh thử nhưng không thích. Cô ưa chất dịu ngọt pha vị chát cuối lưỡi của rượu vang hơn. Lucio kéo Hạnh về phía mình một lần nữa, lại một lần nữa.
Bữa tối trong nhà hàng Ý có món cá sông Maas. Vừa ăn, Hạnh vừa nhìn ra quảng trường trải đá vẫn còn bong bóng nước mưa, cô cảm ơn Trời và Đức Mẹ trên ngọn tháp giáo đường cao vút kia cho cô những ngày vui chơi tuyệt diệu.
Sáng hôm sau, Lucio đưa Hạnh đi dạo quanh các con phố từng chứng kiến sự giàu có, suy tàn, chiến tranh và loạn lạc của thành phố giữa châu Âu. Khi ra xe để lấy đồ dùng về thay, họ choáng người nhìn cửa kính bên của xe bị đập vỡ. Mọi việc trở nên điên cuồng từ đó, như lao xuống dốc và đến giờ chưa tới đáy. Lucio cãi nhau với ông già Hà Lan ngồi trong cái chòi trông bãi xe. Ông ta mắng lại và chỉ tấm biển ghi là bãi đỗ xe có bảo vệ nhưng khách hàng phải tự lo cho bản thân, không để đồ dùng trong xe. Bọn trộm đã lấy đi hết cả vali quần áo, đồ dùng của Hạnh. Cô chỉ có trên người độc những gì mặc từ hôm qua và hong mưa không thì dùng lại. Thật may là hộ chiếu và thẻ tín dụng, giấy tờ của cô để trong balô cầm theo nên còn nguyên. Tình trạng của Lucio thì thảm hơn. Anh chỉ mang theo đúng ví tiền có bằng lái xe trong đó, còn mọi thứ đã mất hết. Người canh bãi đỗ gọi cảnh sát đến làm việc về vụ đập xe, ghi lại biên bản để Lucio và Hạnh có tờ giấy chứng nhận trong tay cho hãng bảo hiểm. Nào ngờ, tại đồn cảnh sát, người ta tra trong máy ra rằng chiếc xe dính vào một vụ việc đáng ngờ nên giữ cả hai lại.
Hạnh ngồi chờ người cảnh sát nữ to béo gõ gõ, in in một lúc rất lâu. Mỗi lần xong, cô ta lại đi vào bên trong hỏi ý kiến ai đó. Quay ra, cô ta ngồi xuống cặm cụi gõ. Lần đầu tiên tới Hà Lan, Hạnh thấy tiếng Anh của cảnh sát thật tốt. Họ nói rất rõ, giọng khá chuẩn, không nhiều âm sắc gồ nghề như người Đức nói tiếng Anh. Nhưng khi làm việc họ chỉ nói tiếng Hà Lan với nhau nên cô không hiểu gì hết. Cuối cùng, nữ cảnh sát có đôi mắt xanh xám vẫy Hạnh lại bên bàn:
“-Cô đọc hết biên bản vụ việc và ký vào đây. Nếu có gì không đúng, cô có quyền khai lại, chúng tôi sẽ sửa và kiểm tra rồi chứng nhận.”
Lúc bị giữ, Lucio như chốc lát biến thành một hình nhân khác. Cặp mắt của anh đảo liên tục, đôi môi gằn xuống như sắp bị hàm răng cắn vào. Lucio nhanh trí nói Hạnh chỉ là “bạn quen bên đường anh cho đi nhờ, hitchhiking và không có liên hệ gì với cuộc sống của anh ở Pháp. Hạnh đoán ra sự nghiêm trọng nên đành gật đầu “theo phương án đó”. Từ lúc ấy, cảnh sát tách Lucio ra để hỏi riêng. Họ ra ngoài phòng tiếp khách, vì về chính thức Lucio vẫn là nạn nhân một vụ đập xe lấy trộm đò, rồi lại đi vào bên trong rất lâu. Cuối cùng thì anh bị bắt vì chiếc xe mang tên chủ khác như đã có trong danh sát phương tiện vận chuyển ma tuý của cảnh sát châu Âu – Europol. Cô nhân viên cảnh sát ái ngại nhìn Hạnh ký biên bản và thương cảm nói nhanh cho Hạnh biết rằng Lucio bị tạm giam để người ta xác minh toàn bộ quãng đường anh đi qua cùng ảnh camera giao thông trên toàn EU những tháng qua, xem có khớp nhau không. Chiếc xe đã bị đưa vào xưởng để cảnh sát dỡ tung ra xem có đồ quốc cấm cất giấu ở đâu không. Việc đó phải mất vài ngày và đương sự không được liên lạc với ai, ngoài quyền nhận một luật sư đại diện.
Hạnh cầm tờ chứng nhận “bị mất tài sản cá nhân” bằng hai thứ tiếng Anh và Dutch, lững thững bước ra khỏi đồn cảnh sát. Cô không biết sẽ phải làm gì để về nhà. Mà nhà cô ở đâu?
Đói và mệt, đầu nhức đến hoa cả mắt, Hạnh cứ đi dọc đường phố phủ bóng cây cho tới bờ sông. Sông Maas có cây cầu đá khá to vắt qua mà trên cầu có tấm biểu ghi là chỉ dành cho người bị bộ. Hạnh hờ hững bước chân lên, sang bờ bên kia lúc nào không hay. Nơi đó là một khu phố xinh xắn. Dọc bờ sông có nhiều hàng quán đang mở cho thực khách ăn trưa ngồi đầy tràn vỉa hè. Có các cặp thanh niên vắt chân xuống kè đá, ăn bánh, uống bia. Hạnh vào tiệm thực phẩm góc phố mua chai nước và tiện tay nhặt một bánh baguette. Cô uể oải bẻ bánh ra nhai. Bánh mì thấm nước miếng đắng ngắt. Ngồi trên chiếc ghế gỗ công viên, Hạnh nhìn xuống con sông lờ đờ chảy qua trước mặt. Nước mắt cô cứ trào ra, chảy xuống hai bên má nhợt nhạt và đôi môi khô không quệt chút son nào từ sáng.
Lucio đến đón Hạnh ngay ở ga trung tâm. Nam đã đi khỏi vì Hạnh không muốn cho cậu ấy biết Lucio là ai. Một chiếc xe thể thao đỏ chói chậm chậm đi vào bãi đỗ. Lucio bước ra, dáng cao khoẻ, mặc quần bò màu đen, áo T-shirt cũng đen. Gương mặt anh trẻ hơn hôm ở Slovakia nhờ cạo bớt râu ria. Chàng bước tới, không để ý đến mấy người Đức nhìn, đặt thẳng nụ hôn vào môi Hạnh. Họ hôn nhau tới vài phút, mặt kệ cho cái vali của Hạnh đổ chỏng vó sang bên. Tối hôm ấy, hai người lang thang trong gió biển trên những cây cầu Hamburg, thành phố có tên là 'The City on the Water', rồi dừng lại ở quán Carl's Brasserie, nhìn ra nhà hát Elbphilharmonie ngay cảng sông. Lucio gọi một chai vang trắng Riesling để uống với món hải sản. Anh ấp hai bàn tay Hạnh và lòng bàn tay mình, kể câu chuyện thời xưa mà anh muốn biến nó thành sự thật của ngày hôm nay:
“-Em biết không, thành phố này là điểm xuất phát của đội thương thuyền Hansa từng dong buồm sang tận nước Nga. Anh muốn một ngày cùng em lên thuyền đi khắp Biển Bắc, vào Biển Baltic thơ mộng, lên thăm các hải cảng lịch sử Gdansk, Tallinn. Lên xa nữa, lái thuyền buồm thăm St Petersburg rồi đến Helsinki, lên đất liền của Phần Lan tới tận quê ông già Noel ở Lapland, ngắm Bắc Cực quang, ngồi bên bếp lửa cùng em chăm đàn tuần lộc và chờ Đêm Trắng qua đi.”
Hạnh cười khúc khích, kéo anh chàng mơ mộng về thực tại:
“-Ngày lên thuyền còn lâu lắm. Anh uống nối rượu đi vì em chịu được một ly là hết sức rồi đấy.”
Lucio cầm lên ly rượu có hạt sương lạnh bám trên lớp pha lê. Anh đưa hẳn cái ly ra ánh mặt trời cho hứng màu hồng sáng của hoàng hôn trên sông Elbe:
“-Nhất định em phải về thăm quê hương anh. Em biết không, ở Porto có hầm rượu Baronesa de Vilar, loại rượu hồng (rose), có sắc đậm như thế này. Nó mang tên của bà quý tộc, đệp như tên của em đó. Anh sẽ đưa em tới đó.”
Hạnh muốn được lâng lâng bay vào giấc mơ đáng yêu của Lucio nhưng vẫn phải nhắc anh chàng:
“-Hẹn anh sang năm. Giờ em phải lo xong cái visa ở Anh đã. Và thuyền trưởng của em hãy lái chiếc xe cho em đi đủ 10 thành phố trước khi về Paris, được không nào?”
Lucio trở nên nghiêm túc:
“-Sao không được Hạnh ơi. Từ đây mình đi Hà Lan, thăm ít nhất ba thành phố. Ví dụ sáng đi, dừng lại uống cà phê ở một thành phố, đi tiếp đến trưa tới thành phố khác, nghỉ, ăn uống một chút, dạo quanh phố cổ cho em shopping, lên xe đi đến chiều là tới một đô thị lớn. Mình ở lại qua đêm, sáng hôm sau đi tiếp, sang Bỉ và Luxembourg, chán thì mình trở lại miền Nam Đức. Trước khi vào biên giới Pháp anh thề sẽ đưa em qua đủ 12 thành phố.”
Lucio giữ lời hứa cho đến khi bị bắt ở Maastricht.
Ngày đen đủi ấy đến với Hạnh bằng một trận mưa to. Lucio lái chiếc xe vào một bãi đỗ có người và camera an ninh trông coi, ngay gần thành cổ Maastricht. Hạnh chỉ kịp lấy chiếc balô nhỏ đựng tiền và giấy tờ ra khỏi xe. Lucio dắt tay cô chạy vào dưới mái vòm của một cửa tiệm cạnh quảng trường Đức Mẹ 'Onze Lieve Vrouweplein'. Anh ôm chặt cô, che chở tấm thân mảnh mai trước cơn mưa và làn gió quất mạnh. Từ hàng quán gần đó, mùi bánh mì nướng thơm nức bay ra. Đã quá trưa mà dân Hà Lan vẫn có bánh mì nướng nóng để ăn. Bên Anh thì không thế, bánh mì nướng chỉ ăn vào sáng sớm, đến lunchtime là người ta “chơi ngay” khoai Tây chiên, thịt rán. Hạnh vừa đói vừa mệt nên cứ lả đi trong vòng tay Lucio và trong mùi thức ăn. Một lúc sau, mưa ngớt, hai người tìm đến khách sạn ở một phố gần đấy. Vừa check-in xong, nhận chìa khóa phòng và bước vào bên trong là Lucio đã quỳ xuống, cởi từng mảnh quần áo của Hạnh. Hạnh run bắn người vì rạo rực. Lucio nhẹ nhàng lấy tấm khăn tắm màu trắng, dài chắc phải gần 1m50 quấn thân mình Hạnh. Nằm trên chiếc giường nệm trắng, bức tường cũng trắng một màu đơn sơ, Hạnh thấy người Hà Lan có kiến trúc thật lạ. Nhà cửa bên ngoài khá đơn sơ, thường là các khối vuông khắc kỷ của đạo Tin Lành, bên trong lại màu sáng hơn, trắng hoặc xanh dương, hồng tươi. Đã không phải lái xe, Lucio mở chai rượu whiskey mang theo ra làm một ngụm cho ấm người. Hạnh thử nhưng không thích. Cô ưa chất dịu ngọt pha vị chát cuối lưỡi của rượu vang hơn. Lucio kéo Hạnh về phía mình một lần nữa, lại một lần nữa.
Bữa tối trong nhà hàng Ý có món cá sông Maas. Vừa ăn, Hạnh vừa nhìn ra quảng trường trải đá vẫn còn bong bóng nước mưa, cô cảm ơn Trời và Đức Mẹ trên ngọn tháp giáo đường cao vút kia cho cô những ngày vui chơi tuyệt diệu.
Sáng hôm sau, Lucio đưa Hạnh đi dạo quanh các con phố từng chứng kiến sự giàu có, suy tàn, chiến tranh và loạn lạc của thành phố giữa châu Âu. Khi ra xe để lấy đồ dùng về thay, họ choáng người nhìn cửa kính bên của xe bị đập vỡ. Mọi việc trở nên điên cuồng từ đó, như lao xuống dốc và đến giờ chưa tới đáy. Lucio cãi nhau với ông già Hà Lan ngồi trong cái chòi trông bãi xe. Ông ta mắng lại và chỉ tấm biển ghi là bãi đỗ xe có bảo vệ nhưng khách hàng phải tự lo cho bản thân, không để đồ dùng trong xe. Bọn trộm đã lấy đi hết cả vali quần áo, đồ dùng của Hạnh. Cô chỉ có trên người độc những gì mặc từ hôm qua và hong mưa không thì dùng lại. Thật may là hộ chiếu và thẻ tín dụng, giấy tờ của cô để trong balô cầm theo nên còn nguyên. Tình trạng của Lucio thì thảm hơn. Anh chỉ mang theo đúng ví tiền có bằng lái xe trong đó, còn mọi thứ đã mất hết. Người canh bãi đỗ gọi cảnh sát đến làm việc về vụ đập xe, ghi lại biên bản để Lucio và Hạnh có tờ giấy chứng nhận trong tay cho hãng bảo hiểm. Nào ngờ, tại đồn cảnh sát, người ta tra trong máy ra rằng chiếc xe dính vào một vụ việc đáng ngờ nên giữ cả hai lại.
Hạnh ngồi chờ người cảnh sát nữ to béo gõ gõ, in in một lúc rất lâu. Mỗi lần xong, cô ta lại đi vào bên trong hỏi ý kiến ai đó. Quay ra, cô ta ngồi xuống cặm cụi gõ. Lần đầu tiên tới Hà Lan, Hạnh thấy tiếng Anh của cảnh sát thật tốt. Họ nói rất rõ, giọng khá chuẩn, không nhiều âm sắc gồ nghề như người Đức nói tiếng Anh. Nhưng khi làm việc họ chỉ nói tiếng Hà Lan với nhau nên cô không hiểu gì hết. Cuối cùng, nữ cảnh sát có đôi mắt xanh xám vẫy Hạnh lại bên bàn:
“-Cô đọc hết biên bản vụ việc và ký vào đây. Nếu có gì không đúng, cô có quyền khai lại, chúng tôi sẽ sửa và kiểm tra rồi chứng nhận.”
Lúc bị giữ, Lucio như chốc lát biến thành một hình nhân khác. Cặp mắt của anh đảo liên tục, đôi môi gằn xuống như sắp bị hàm răng cắn vào. Lucio nhanh trí nói Hạnh chỉ là “bạn quen bên đường anh cho đi nhờ, hitchhiking và không có liên hệ gì với cuộc sống của anh ở Pháp. Hạnh đoán ra sự nghiêm trọng nên đành gật đầu “theo phương án đó”. Từ lúc ấy, cảnh sát tách Lucio ra để hỏi riêng. Họ ra ngoài phòng tiếp khách, vì về chính thức Lucio vẫn là nạn nhân một vụ đập xe lấy trộm đò, rồi lại đi vào bên trong rất lâu. Cuối cùng thì anh bị bắt vì chiếc xe mang tên chủ khác như đã có trong danh sát phương tiện vận chuyển ma tuý của cảnh sát châu Âu – Europol. Cô nhân viên cảnh sát ái ngại nhìn Hạnh ký biên bản và thương cảm nói nhanh cho Hạnh biết rằng Lucio bị tạm giam để người ta xác minh toàn bộ quãng đường anh đi qua cùng ảnh camera giao thông trên toàn EU những tháng qua, xem có khớp nhau không. Chiếc xe đã bị đưa vào xưởng để cảnh sát dỡ tung ra xem có đồ quốc cấm cất giấu ở đâu không. Việc đó phải mất vài ngày và đương sự không được liên lạc với ai, ngoài quyền nhận một luật sư đại diện.
Hạnh cầm tờ chứng nhận “bị mất tài sản cá nhân” bằng hai thứ tiếng Anh và Dutch, lững thững bước ra khỏi đồn cảnh sát. Cô không biết sẽ phải làm gì để về nhà. Mà nhà cô ở đâu?
Đói và mệt, đầu nhức đến hoa cả mắt, Hạnh cứ đi dọc đường phố phủ bóng cây cho tới bờ sông. Sông Maas có cây cầu đá khá to vắt qua mà trên cầu có tấm biểu ghi là chỉ dành cho người bị bộ. Hạnh hờ hững bước chân lên, sang bờ bên kia lúc nào không hay. Nơi đó là một khu phố xinh xắn. Dọc bờ sông có nhiều hàng quán đang mở cho thực khách ăn trưa ngồi đầy tràn vỉa hè. Có các cặp thanh niên vắt chân xuống kè đá, ăn bánh, uống bia. Hạnh vào tiệm thực phẩm góc phố mua chai nước và tiện tay nhặt một bánh baguette. Cô uể oải bẻ bánh ra nhai. Bánh mì thấm nước miếng đắng ngắt. Ngồi trên chiếc ghế gỗ công viên, Hạnh nhìn xuống con sông lờ đờ chảy qua trước mặt. Nước mắt cô cứ trào ra, chảy xuống hai bên má nhợt nhạt và đôi môi khô không quệt chút son nào từ sáng.
Tác giả :
Lý Thanh