Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 16 - chợ đồng xuân với thịt chó và đầu heo giữa lòng nước đức
Xuống sân bay Schoenefeld vào một buổi chiều, Hạnh bước ra, ngơ ngác nhìn quanh. Khác phi trường Heathrow luôn đầy người đi đón hành khách, ở sân bay của thủ đô nước Đức...chẳng có ai đón ai. Người Đức nổi tiếng tiết kiệm thời gian, nên ai xuống máy bay thì tự đi về chăng, Hạnh nghĩ bụng. À mà các lối có cả biển bằng hai thứ tiếng Đức-Anh chỉ ra bến taxi, ra tuyến xe điện ngầm U-bahn, ra trạm bus nên người ta không có thói quen đón nhau cũng phải. Hạnh định bấm máy gọi cô chú thì một người đàn ông nhỏ thó, vẫn cô từ xa. Nhìn ra đúng là chú mình, Hạnh vui mừng kéo chiếc vali bước tới. Chú Tấn ngoài 50 tuổi, sang Đức từ lâu lắm rồi và coi đã Berlin là nhà. Đúng ra vợ của chú, cô Ngọc, mới là cô của Hạnh nhưng đây là lần đầu tiên Hạnh gặp cả hai cô chú cùng một lúc, vì những lần hai cô chú về thăm quê, Hạnh lại không gặp. Chú dẫn Hạnh ra bãi đậu xe, mở cửa sau, dọn bớt đủ thứ bà rằn ở ghế lấy chỗ cho Hạnh đặt vali. Chú giải thích là cốp xe còn chứa đầy hàng hóa nên không còn chỗ. Hạnh nhìn chiếc xe năm chỗ bị biến thành xe tải nhỏ mà ái ngại...và sợ bị bẩn váy áo, nhưng không nói ra. Hạnh hỏi thăm cô có ở nhà hay không thì chú Tấn nói, giọng nghiêm trọng:
“-Ồ, giờ này cô của cháu chưa về nhà đâu. Còn bận nhiều việc, bán quán phụ cho người ta thì đóng quán còn dọn dẹp nữa. Dọn dẹp tính thêm tiền dọn dẹp, cháu biết không? Đã đi làm thì làm luôn một thể, tối về, lo cái gì đâu. Ở nhà mọi việc cơm nước chú lo được tất.”
Chú dừng xe, thò cổ ra bỏ chiếc vé vào cột chắn để ra khỏi carpark rồi ngoái sang hỏi:
“-Sao, bên Anh đàn ông có chăm chỉ như thế không cháu?”
Rồi chú tự kể lể:
“-Bên này ai cũng phải đủ chuyện,”đàn ông rửa bát quét nhà” là điều tốt. Không nằm khểnh xem tivi như ở Việt Nam đâu. Mà người Đức rất trọng lao động. Họ nói “lao động tạo thành nhân phẩm”, chứ không nói “lao động là vinh quang”, vì vinh quang là háo danh rồi. Cháu có thấy thế không?”
Hơi mệt vì chuyến bay bị trễ tới hơn hai tiếng đồng hồ, Hạnh không có đầu óc nào tranh luận về khác biệt văn hóa Ta Tây với ông chú họ. Cô chỉ gật đầu cho qua chuyện:
“-Dạ vâng, đàn ông làm việc nhà thì quá tốt. Bố cháu cũng rất chăm việc nhà.”
Chú Tấn quay sang khen bố Hạnh, nào là “bác là người có học, học thật thứ không bằng cấp giả 'như bọn trí thức đểu bây giờ', bác thương vợ thương con mẫu mực...” Hạnh lại 'vâng, dạ' tiếp để ông chú cứ vừa lái xe vừa “bao la” đủ thứ.
Đường từ sân bay về thành phố mang dan là 'thủ đô châu Âu' thật xấu, thật công nghiệp, không thơ mộng như Hạnh nghĩ. Cô có đọc trong sách hướng dẫn du lịch thì chỉ thấy các di tích, toà giáo đường, thành quách, tháp truyền hình tầm cỡ mà nhiều nước châu Âu phải ghen tỵ với Berlin. Đây thì không, toàn là nhà máy, nhà kho gì đó rất to, một màu xám xịt. Bên cạnh các con lộ là tấm panô to quảng cáo cho hàng hóa, hoặc có hình các vị quan chức, lãnh đạo và ảnh bà Angela Merkel nên Hạnh đoán là họ đăng khẩu hiệu tranh cử gì đó. Thấy Hạnh chú ý ngó panô bên đường, chú Tấn giải thích:
“-Đang có bầu cử cấp tiểu bang, nhưng Berlin là thủ đô nên nghị viện tiểu bang Brandenburg đóng ở đây, thành ra cả thủ tướng Merkel và lãnh đạo các đảng đều vận động cho người của họ, vui lắm cháu ạ.”
Rồi chú kể về tính cách người Đức. Chú giải thích lúc ra đón Hạnh ở sân bay, chú đã nhìn thấy từ xa, vì cả chuyến xuống “có mỗi cháu là người châu Á bước ra” nhưng từ xa chú không gọi:
“-Làm sao là í ới gọi nhau như ở sân bay Nội Bài được hả cháu? Người Đức người ta nhìn vào xém mặt ngay. Văn hóa ở đây là tôn trọng sự yên tĩnh của không gian chung, cảnh sát đuổi tội phạm cũng không hô hoán gì...”
Hạnh hỏi lại:
“-Vậy sống với họ có khó không chú?”
“-À, phải cần nhiều năm mới hiểu sự tế nhị của dân Đức cháu ạ. Cái dở là họ không nói cho mình biết, mà thấy hành vi tệ quá của dân ta thì họ 'chỉ đầu', lấy ngón tay chỉ vào bên thái dương ấy, là nói mình sai, mình ngu đấy.”
Chú Tấn để tay trái giữ vô-lăng xe, tay phải làm đúng động tác 'chỉ đầu' cho Hạnh coi.
Xe chạy thêm chừng 10 phút thì vào các phố nhiều nhà cửa, hàng cây, đẹp hơn ở lối từ sân bay về. Chú Tấn hỏi Hạnh có muốn vào chợ Đồng Xuân ăn nhẹ món gì không, vì vẫn đi làm, còn cậu em con cô chú thì đã đi chơi nhà bạn phải ngày mai mới về. Chú bảo khu thương xá Đồng Xuân Center ở Đông Berlin có đủ các đồ ăn Việt và còn hàng hóa mấy dãy rất to, tha hồ đi xem và mua sắm nếu Hạnh muốn. Nói thực ra thì những ngày ở Anh, Hạnh không quá ham đến các khu buôn bán của người châu Á, vì vấn đề...vệ sinh. Hàng quán của họ luôn nhếch nhác, thiếu thẩm mỹ hơn các siêu thị Anh, và cách phục vụ khách hàng chẳng có gì làm Hạnh ấn tượng. Một lần dẫn Veronika đi tới một siêu thị của người Hoa gần Greenwich, hai đứa vào mua ít rau trái và bánh đậu xanh xong, Veronika phải dùng toilet. Nó vào và ra chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây, nhăn mặt và lắc đầu. Hạnh hỏi làm sao thì nó bảo, “Kinh lắm, thôi đi về”. Thế nhưng Hạnh đang đói bụng mà chú Tấn cứ rủ vào ăn thì cô đành đồng ý.
Như chú nói, quán ăn Việt trong khu chợ Đồng Xuân ở Berlin thật ngon...Hạnh ăn một bát phở bò tái. Chú Tấn nói đó là “bò Đức đấy nhé, không lo là thịt trâu vì Đức không có trâu”. Hạnh cười vui cùng chú. Nhìn quanh cô thấy nội thất quán, cách phục vụ hoàn toàn như một nhà hàng ở Việt Nam, loại không sang lắm, như các dãy quán bên đường gần Ninh Bình, Hải Dương mà thôi. Nhạc trong quán cũng là nhạc Việt. Trên bàn nào cũng có lọ dấm, nước mắm, tương ớt và hộp tăm cùng giấy ăn. Hạnh để ý nhìn người phục vụ và thực khách...đều lam lũ, khác hẳn những chốn sang trọng ở Việt Nam và ở Anh. Người làm, bà chủ và khách đều đã quen nhau và nói chuyện với các giọng vùng miền của Việt Nam mà tại Anh ít khi Hạnh nghe. Ai đó hỏi đặt lòng lợn tiết canh và bà chủ hẹn đã mang tới tận nhà. Chú Tấn để ý thấy Hạnh nghe các chuyện đó thì giải thích:
“-Bên này đặt các món đặc sản thịt dê còn được, cháu ạ. Lòng lợn mắm tôm, tiết canh, cháo đầu heo là quá bình thường rồi, còn thịt chó thì phải đặt sớm vài hôm, họ mang tới bằng đường hàng không. Ở Đức giết chó là tội hình sự nên không ai dám, nhưng nhập lậu vào thì...chỉ là thịt đã nấu, lỡ bị phát hiện chỉ bị phạt tiền. Dồi, rựa mận, với lá mơ lông, rau húng quế,,,đủ hết nhé.”
Chú gọi hai ly cà phê sữa đá. Trời nắng lên. Ở ngoài sân của khu chợ, người người qua lại, tay sách nách mang, các xe đẩy hàng chất đầy thùng các-tông ngược xuôi. Hạnh uống cà phê đầy hương vị Việt Nam, nhìn ra ngoài và ngỡ như cô chưa bao giờ rời quê hương. Cảnh lâu đài, bữa tiệc Âu và vòng tay của Lucio trong khách sạn nhỏ xinh trên triền đồi bên dòng sông thơ mộng như quá xa, như một vũ trụ khác, biến mất không bao giờ trở lại.
Cô Ngọc mừng rỡ ôm chặt cháu gái. Cô vừa đi làm về và chạy ngay vào bếp nấu thêm một hai món, mặc cho Hạnh van nài là “cháu ăn phở no lắm rồi, cô không cần nấu gì đâu”. Không để cho cô cứ làm món ăn một mình, Hạnh vào bếp đứng giúp và nói chuyện thêm.
Cô đã sắp đến tuổi hưu nhưng cần tiền cho một căn nhà nữa ở Việt Nam nên vẫn đi làm thêm. Cô bảo đúng ra, nếu cứ sống như người Đức thì rất sướng đấy, nhưng người Việt mình lại không quen như thế:
“-Cô lo là em Nam học xong đại học dọn ra là coi như mình mất con. Thanh niên Đức là thế cháu ạ. Sau Arbitur (tốt nghiệp phổ thông) là có quyền dọn ra khỏi nhà, học đại học nhiều đứa cặp bồ và dọn vào ở chung với nhau, thành gia đình riêng. Bên này chúng nó không cần cưới vẫn được, cứ đăng ký cùng địa chỉ, thuê một cái WG (căn hộ chung), làm thêm, đóng thuế cùng nhau là ổn. Mà thiếu thì nhà nước chi, đâm ra ở riêng lợi hơn là ở với bố mẹ.”
Hạnh nói với cô là giới trẻ ở Anh giống như vậy, có khác chăng là nhiều gia đình gốc Việt có cửa tiệm thì con cái lớn sống cùng hoặc sống gần cha mẹ để đỡ đần, mở thêm 'shop' thì vợ chồng trẻ có 'business' riêng.
Ba người lại ngồi ăn thêm bát cơm cho vui. Hạnh thấy cô chú có tuổi rồi mà vẫn chăm chỉ. Chú đi làm công ty của Đức, cô làm thêm, trông cửa hàng một tuần ba buổi cho người Việt Nam, rảnh thì đi chơi quanh công viên, vào trung tâm thành phố đi dạo, mua sắm. Cô chú tích cóp đủ tiền xây một căn nhà to ở Hà Nội...đang cho thuê, và đã đặt tiền mua một nhà chung cư cao cấp để về già thì về nghỉ ngơi. Căn nhà ở đây lại là đi thuê và nhận trợ cấp điện nước cho người có thu nhập thấp. Hạnh thấy vừa thương, vừa ái ngại cho cuộc sống của cô chú quá. Giống như hàng vạn người Việt tại châu Âu, họ bỏ phần lớn thời trẻ và trung niên để dành dụm, không dám tiêu pha gì nhiều, và ai không làm ăn to tát gì được thì năng nhặt chặt bị...từ việc làm hãng đến phụ bán hàng, chạy bàn khách sạn, dọn vệ sinh trong bệnh viện để gửi về Việt Nam. Họ xây nhà, mua căn hộ cũng ở Việt Nam để làm ông bà chủ...trên giấy. Còn bên này thì cúi mặt, chăm chỉ như đàn kiến đi kiếm mồi tha về tổ, không đi nhiều, không cần biết người châu Âu sống ra sao, hưởng thụ văn hóa thế nào.
Trong cộng đồng dân Việt ở Đông Berlin, chú Tấn thuộc về nhóm thiểu số biết tiếng Đức, còn cô Ngọc và đa số bà con chỉ biết tiếng bản xứ ở mức độ không lạc đường, khá hơn thì giao tiếp đơn giản. Mà họ đâu có nhu cầu ngôn ngữ, vì đài báo đã có VTV và các trang mạng báo Việt Nam, các dịp lễ hội ca nhạc có ca sĩ từ Việt Nam sang, từ hải ngoại tới. Thiếu tiếng Đức chỉ ảnh hưởng một việc là dạy con. Cha mẹ không theo kịp con cái học gì nên đành phó mặc cho nhà trường và...cho xã hội nước người ta dạy hộ.
Buổi tối hôm ấy, lạ giường Hạnh trằn trọc mãi không ngủ được. Những dòng suy nghĩ bề bộn cứ tràn về. Cô nhớ bàn tay mạnh mẽ của Lucio đặt lên ngực cô nóng ran, nhớ bữa tiệc rượu đầy bộ ly pha lê sang trọng, nhớ con thuyền toàn các bạn Anh, Tây Ban Nha, Slovakia trên sông. Cô thèm được sống lại cảm xúc mặc áo dài đỏ cài hoa đi giữa hàng trăm ánh mắt ngưỡng mộ của thực khách lâu đài Budatin. Còn ở đây, mọi thứ nhắc lại thời cô ở Việt Nam. Mà là Việt Nam của những năm nhà nhà sống tằn tiện vì lo sợ cho tương lai. Căn hộ của cô chú đầy đủ tiện như nhưng thiếu cái gì đó. Trăng xuống bên ngoài cửa sổ. Vài ánh trăng mềm mại cùng làn gió llọt vào căn phòng. Mùi hương đã tàn từ bàn thờ dậy lên thoang thoảng. Tiếng xe xa xa đâu đấy và tiếng người xuống taxi vọng lại nhắc Hạnh rằng cô đang ở Đức và những ngày tới còn chưa biết sẽ về đâu. Hạnh ôm gối thiếp đi lúc nào không biết.
“-Ồ, giờ này cô của cháu chưa về nhà đâu. Còn bận nhiều việc, bán quán phụ cho người ta thì đóng quán còn dọn dẹp nữa. Dọn dẹp tính thêm tiền dọn dẹp, cháu biết không? Đã đi làm thì làm luôn một thể, tối về, lo cái gì đâu. Ở nhà mọi việc cơm nước chú lo được tất.”
Chú dừng xe, thò cổ ra bỏ chiếc vé vào cột chắn để ra khỏi carpark rồi ngoái sang hỏi:
“-Sao, bên Anh đàn ông có chăm chỉ như thế không cháu?”
Rồi chú tự kể lể:
“-Bên này ai cũng phải đủ chuyện,”đàn ông rửa bát quét nhà” là điều tốt. Không nằm khểnh xem tivi như ở Việt Nam đâu. Mà người Đức rất trọng lao động. Họ nói “lao động tạo thành nhân phẩm”, chứ không nói “lao động là vinh quang”, vì vinh quang là háo danh rồi. Cháu có thấy thế không?”
Hơi mệt vì chuyến bay bị trễ tới hơn hai tiếng đồng hồ, Hạnh không có đầu óc nào tranh luận về khác biệt văn hóa Ta Tây với ông chú họ. Cô chỉ gật đầu cho qua chuyện:
“-Dạ vâng, đàn ông làm việc nhà thì quá tốt. Bố cháu cũng rất chăm việc nhà.”
Chú Tấn quay sang khen bố Hạnh, nào là “bác là người có học, học thật thứ không bằng cấp giả 'như bọn trí thức đểu bây giờ', bác thương vợ thương con mẫu mực...” Hạnh lại 'vâng, dạ' tiếp để ông chú cứ vừa lái xe vừa “bao la” đủ thứ.
Đường từ sân bay về thành phố mang dan là 'thủ đô châu Âu' thật xấu, thật công nghiệp, không thơ mộng như Hạnh nghĩ. Cô có đọc trong sách hướng dẫn du lịch thì chỉ thấy các di tích, toà giáo đường, thành quách, tháp truyền hình tầm cỡ mà nhiều nước châu Âu phải ghen tỵ với Berlin. Đây thì không, toàn là nhà máy, nhà kho gì đó rất to, một màu xám xịt. Bên cạnh các con lộ là tấm panô to quảng cáo cho hàng hóa, hoặc có hình các vị quan chức, lãnh đạo và ảnh bà Angela Merkel nên Hạnh đoán là họ đăng khẩu hiệu tranh cử gì đó. Thấy Hạnh chú ý ngó panô bên đường, chú Tấn giải thích:
“-Đang có bầu cử cấp tiểu bang, nhưng Berlin là thủ đô nên nghị viện tiểu bang Brandenburg đóng ở đây, thành ra cả thủ tướng Merkel và lãnh đạo các đảng đều vận động cho người của họ, vui lắm cháu ạ.”
Rồi chú kể về tính cách người Đức. Chú giải thích lúc ra đón Hạnh ở sân bay, chú đã nhìn thấy từ xa, vì cả chuyến xuống “có mỗi cháu là người châu Á bước ra” nhưng từ xa chú không gọi:
“-Làm sao là í ới gọi nhau như ở sân bay Nội Bài được hả cháu? Người Đức người ta nhìn vào xém mặt ngay. Văn hóa ở đây là tôn trọng sự yên tĩnh của không gian chung, cảnh sát đuổi tội phạm cũng không hô hoán gì...”
Hạnh hỏi lại:
“-Vậy sống với họ có khó không chú?”
“-À, phải cần nhiều năm mới hiểu sự tế nhị của dân Đức cháu ạ. Cái dở là họ không nói cho mình biết, mà thấy hành vi tệ quá của dân ta thì họ 'chỉ đầu', lấy ngón tay chỉ vào bên thái dương ấy, là nói mình sai, mình ngu đấy.”
Chú Tấn để tay trái giữ vô-lăng xe, tay phải làm đúng động tác 'chỉ đầu' cho Hạnh coi.
Xe chạy thêm chừng 10 phút thì vào các phố nhiều nhà cửa, hàng cây, đẹp hơn ở lối từ sân bay về. Chú Tấn hỏi Hạnh có muốn vào chợ Đồng Xuân ăn nhẹ món gì không, vì vẫn đi làm, còn cậu em con cô chú thì đã đi chơi nhà bạn phải ngày mai mới về. Chú bảo khu thương xá Đồng Xuân Center ở Đông Berlin có đủ các đồ ăn Việt và còn hàng hóa mấy dãy rất to, tha hồ đi xem và mua sắm nếu Hạnh muốn. Nói thực ra thì những ngày ở Anh, Hạnh không quá ham đến các khu buôn bán của người châu Á, vì vấn đề...vệ sinh. Hàng quán của họ luôn nhếch nhác, thiếu thẩm mỹ hơn các siêu thị Anh, và cách phục vụ khách hàng chẳng có gì làm Hạnh ấn tượng. Một lần dẫn Veronika đi tới một siêu thị của người Hoa gần Greenwich, hai đứa vào mua ít rau trái và bánh đậu xanh xong, Veronika phải dùng toilet. Nó vào và ra chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây, nhăn mặt và lắc đầu. Hạnh hỏi làm sao thì nó bảo, “Kinh lắm, thôi đi về”. Thế nhưng Hạnh đang đói bụng mà chú Tấn cứ rủ vào ăn thì cô đành đồng ý.
Như chú nói, quán ăn Việt trong khu chợ Đồng Xuân ở Berlin thật ngon...Hạnh ăn một bát phở bò tái. Chú Tấn nói đó là “bò Đức đấy nhé, không lo là thịt trâu vì Đức không có trâu”. Hạnh cười vui cùng chú. Nhìn quanh cô thấy nội thất quán, cách phục vụ hoàn toàn như một nhà hàng ở Việt Nam, loại không sang lắm, như các dãy quán bên đường gần Ninh Bình, Hải Dương mà thôi. Nhạc trong quán cũng là nhạc Việt. Trên bàn nào cũng có lọ dấm, nước mắm, tương ớt và hộp tăm cùng giấy ăn. Hạnh để ý nhìn người phục vụ và thực khách...đều lam lũ, khác hẳn những chốn sang trọng ở Việt Nam và ở Anh. Người làm, bà chủ và khách đều đã quen nhau và nói chuyện với các giọng vùng miền của Việt Nam mà tại Anh ít khi Hạnh nghe. Ai đó hỏi đặt lòng lợn tiết canh và bà chủ hẹn đã mang tới tận nhà. Chú Tấn để ý thấy Hạnh nghe các chuyện đó thì giải thích:
“-Bên này đặt các món đặc sản thịt dê còn được, cháu ạ. Lòng lợn mắm tôm, tiết canh, cháo đầu heo là quá bình thường rồi, còn thịt chó thì phải đặt sớm vài hôm, họ mang tới bằng đường hàng không. Ở Đức giết chó là tội hình sự nên không ai dám, nhưng nhập lậu vào thì...chỉ là thịt đã nấu, lỡ bị phát hiện chỉ bị phạt tiền. Dồi, rựa mận, với lá mơ lông, rau húng quế,,,đủ hết nhé.”
Chú gọi hai ly cà phê sữa đá. Trời nắng lên. Ở ngoài sân của khu chợ, người người qua lại, tay sách nách mang, các xe đẩy hàng chất đầy thùng các-tông ngược xuôi. Hạnh uống cà phê đầy hương vị Việt Nam, nhìn ra ngoài và ngỡ như cô chưa bao giờ rời quê hương. Cảnh lâu đài, bữa tiệc Âu và vòng tay của Lucio trong khách sạn nhỏ xinh trên triền đồi bên dòng sông thơ mộng như quá xa, như một vũ trụ khác, biến mất không bao giờ trở lại.
Cô Ngọc mừng rỡ ôm chặt cháu gái. Cô vừa đi làm về và chạy ngay vào bếp nấu thêm một hai món, mặc cho Hạnh van nài là “cháu ăn phở no lắm rồi, cô không cần nấu gì đâu”. Không để cho cô cứ làm món ăn một mình, Hạnh vào bếp đứng giúp và nói chuyện thêm.
Cô đã sắp đến tuổi hưu nhưng cần tiền cho một căn nhà nữa ở Việt Nam nên vẫn đi làm thêm. Cô bảo đúng ra, nếu cứ sống như người Đức thì rất sướng đấy, nhưng người Việt mình lại không quen như thế:
“-Cô lo là em Nam học xong đại học dọn ra là coi như mình mất con. Thanh niên Đức là thế cháu ạ. Sau Arbitur (tốt nghiệp phổ thông) là có quyền dọn ra khỏi nhà, học đại học nhiều đứa cặp bồ và dọn vào ở chung với nhau, thành gia đình riêng. Bên này chúng nó không cần cưới vẫn được, cứ đăng ký cùng địa chỉ, thuê một cái WG (căn hộ chung), làm thêm, đóng thuế cùng nhau là ổn. Mà thiếu thì nhà nước chi, đâm ra ở riêng lợi hơn là ở với bố mẹ.”
Hạnh nói với cô là giới trẻ ở Anh giống như vậy, có khác chăng là nhiều gia đình gốc Việt có cửa tiệm thì con cái lớn sống cùng hoặc sống gần cha mẹ để đỡ đần, mở thêm 'shop' thì vợ chồng trẻ có 'business' riêng.
Ba người lại ngồi ăn thêm bát cơm cho vui. Hạnh thấy cô chú có tuổi rồi mà vẫn chăm chỉ. Chú đi làm công ty của Đức, cô làm thêm, trông cửa hàng một tuần ba buổi cho người Việt Nam, rảnh thì đi chơi quanh công viên, vào trung tâm thành phố đi dạo, mua sắm. Cô chú tích cóp đủ tiền xây một căn nhà to ở Hà Nội...đang cho thuê, và đã đặt tiền mua một nhà chung cư cao cấp để về già thì về nghỉ ngơi. Căn nhà ở đây lại là đi thuê và nhận trợ cấp điện nước cho người có thu nhập thấp. Hạnh thấy vừa thương, vừa ái ngại cho cuộc sống của cô chú quá. Giống như hàng vạn người Việt tại châu Âu, họ bỏ phần lớn thời trẻ và trung niên để dành dụm, không dám tiêu pha gì nhiều, và ai không làm ăn to tát gì được thì năng nhặt chặt bị...từ việc làm hãng đến phụ bán hàng, chạy bàn khách sạn, dọn vệ sinh trong bệnh viện để gửi về Việt Nam. Họ xây nhà, mua căn hộ cũng ở Việt Nam để làm ông bà chủ...trên giấy. Còn bên này thì cúi mặt, chăm chỉ như đàn kiến đi kiếm mồi tha về tổ, không đi nhiều, không cần biết người châu Âu sống ra sao, hưởng thụ văn hóa thế nào.
Trong cộng đồng dân Việt ở Đông Berlin, chú Tấn thuộc về nhóm thiểu số biết tiếng Đức, còn cô Ngọc và đa số bà con chỉ biết tiếng bản xứ ở mức độ không lạc đường, khá hơn thì giao tiếp đơn giản. Mà họ đâu có nhu cầu ngôn ngữ, vì đài báo đã có VTV và các trang mạng báo Việt Nam, các dịp lễ hội ca nhạc có ca sĩ từ Việt Nam sang, từ hải ngoại tới. Thiếu tiếng Đức chỉ ảnh hưởng một việc là dạy con. Cha mẹ không theo kịp con cái học gì nên đành phó mặc cho nhà trường và...cho xã hội nước người ta dạy hộ.
Buổi tối hôm ấy, lạ giường Hạnh trằn trọc mãi không ngủ được. Những dòng suy nghĩ bề bộn cứ tràn về. Cô nhớ bàn tay mạnh mẽ của Lucio đặt lên ngực cô nóng ran, nhớ bữa tiệc rượu đầy bộ ly pha lê sang trọng, nhớ con thuyền toàn các bạn Anh, Tây Ban Nha, Slovakia trên sông. Cô thèm được sống lại cảm xúc mặc áo dài đỏ cài hoa đi giữa hàng trăm ánh mắt ngưỡng mộ của thực khách lâu đài Budatin. Còn ở đây, mọi thứ nhắc lại thời cô ở Việt Nam. Mà là Việt Nam của những năm nhà nhà sống tằn tiện vì lo sợ cho tương lai. Căn hộ của cô chú đầy đủ tiện như nhưng thiếu cái gì đó. Trăng xuống bên ngoài cửa sổ. Vài ánh trăng mềm mại cùng làn gió llọt vào căn phòng. Mùi hương đã tàn từ bàn thờ dậy lên thoang thoảng. Tiếng xe xa xa đâu đấy và tiếng người xuống taxi vọng lại nhắc Hạnh rằng cô đang ở Đức và những ngày tới còn chưa biết sẽ về đâu. Hạnh ôm gối thiếp đi lúc nào không biết.
Tác giả :
Lý Thanh