Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 14 - đóa hoa trên đỉnh lâu đài
Lâu đài Budatin nằm trên ngọn đồi không quá cao, một nửa phủ xanh bằng rừng cây mà Veronika nói với cả nhóm là do con cháu gia đình quý tộc từng sống ở đây bỏ tiền ra trồng. Hạnh và nhóm bạn cô dâu hăm hở đi quanh ngọn đồi, hết ra vườn hoa, xuống xa xa là con sông Vlah lại vào bảo tàng nằm ở một cánh của lâu đài cổ kính. Họ vừa mới quen nhau: một đôi người Anh từ London, một đôi cặp người Tây Ban Nha bạn chú rể bay từ Bilbao tới, và hai cô bạn cũ của Veronika, một đã lấy chồng ở Đức, một thì rời thành phố Zilina về thủ đô Bratislava sinh sống.
Như nhiều chuyến đi khác với bạn bè cùng lứa, Hạnh luôn là cô gái Việt duy nhất, điều cô cũng đã quen. Về đến quê nhà Veronika như cá về nước, ngoài cha mẹ và em trai, họ hàng nội ngoại hai bên đều tới. Tất cả xúm vào chuẩn bị cho ngày hệ trọng. Họ nói với nhau bằng tiếng Slovak nên nhóm khách từ nước ngoài đến chẳng hiểu gì. Veronika, luôn cười tươi trẻ, giải thích rằng cha mẹ cô lo nhất là việc thuê khách sạn cho nhà trai vì chú rể Alberto sẽ tới cùng cha mẹ và một người em. Vì đội nhà gái là người địa phương đã quá rành việc nên Hạnh cùng tốp bạn chẳng được nhờ làm việc gì. Với cả nhà Veronika, tất cả khách của con gái đều là thượng khách. Một số bà trong họ chỉ đến hỏi thăm các bạn mà không cho động tay động chân vào bất cứ việc làm nhỏ nhất. Thế là cả hội đi chơi, thăm thành phố, xuống con phố chính đi dạo chán thì một cô Slovakia bảo có thể thuê thuyền đi chơi trên sông, ngắm rừng hai bên và tới một con đập thủy điện thì vòng về. Ừ thì đi.
Phong cảnh một thành phố chưa tới trăm nghìn dân thật yên bình, xinh đẹp. Thuyền đi trên dòng sông nhỏ, nhìn sang hai bên là nhà cửa lẫn trong vườn cây. Tháp chuông nhà thờ màu xanh biếc, tường lâu đài màu vàng óng hiện ra trên những ngọn đồi. Khi bay từ Anh tới, Hạnh đã đọc qua về Zilina. Nằm cách không xa biên giới Ba Lan và Czech, thành phố tuy nhỏ nhưng có lịch sử phong phú, từng bị chiến tranh tàn phá, rồi được xây lại, vẫn cổ kính mà vẫn hiện đại. Trong phố còn có cả một đền Do Thái giáo nay được phục chế, đánh dấu thời có cộng đồng đa sắc tộc ở vùng đất thuộc Đế quốc Áo – Hung. Thuyền về đến bến lúc trời đã về chiều. Một người đàn ông khoác ba-lô đứng ở bến vẫy tay. Hạnh ngơ ngác nhìn lại. Trong nhóm có một cậu người Tây Ban Nha nói bằng tiếng Anh: “À, Lucio kìa, bạn của Alberto.”
Bước lên bến, hai bạn Tây Ban Nha xuống trước, bắt tay người đàn ông trạc ngoài 40 tuổi, có râu quai nón đen rậm, tóc cũng đen, mũi cao như đúc ra từ một tượng bán thân của Hy Lạp. Lucio hôn má cô gái Tây Ban Nha, và cũng áp má anh bồ cô ta. Mỗi khi thấy cảnh đàn ông Nam Âu ôm hôn nhau Hạnh lại nhớ đội mafia trong phim Bố Già với nụ hôn tử thần, nhắn lời vĩnh biệt kẻ thù. Đến lượt Hạnh nhấc chân bước xuống cầu tàu, Lucio không rõ lúc nào mà nhanh thế đã có mặt và chìa tay ra lịch sự:
“-Let me...” (Để tôi)
Hạnh để cho người đàn ông xa lạ đỡ tay. Cô lí nhí cảm ơn và nhận thấy chỉ có cô và anh ta là thành một đôi. Lucio đi cùng cả bọn về khách sạn cạnh Tòa Thị Chính. Khách của nhà Veronika được đặt phòng tất cả trong đó cho tiện gặp gỡ. Buổi tối Lucio lại cùng cả bọn đi phố đi dạo và ngồi vào một quán bia đến gần nữa đêm mới về. Tán chuyện vui với các bạn nhưng trong lòng Hạnh những ngày nay đang nhiều mối lo nghĩ. Cô thật may mắn vì trong hộ chiếu tấm visa Anh còn chưa đầy 9 tháng mà Đại sứ quán Slovakia vẫn cấp cho visa Schengen để đi dự đám cưới bạn. Chuyến đi châu Âu này có phải là lần cuối? Nếu không xin được việc tại Anh, cánh cửa duy nhất luôn mở trước mắt là về Việt Nam. Nhưng điều buồn hơn là buổi gặp với Steve trước khi anh bay về Úc. Hạnh thật ngây thơ, dẫn Steve đến một quán Việt ở Kingsland, phía Đông London để khoe món ăn quê hương. Điều là lạ là cô càng chăm sóc thì Steve càng tỏ ra bồn chồn sao ấy. Anh không gọi bia rượu gì mà đồng ý với ly trà chanh. Cuối cùng, sau món tráng miệng là đĩa chuối rán trộn kem và váng sữa rất ngon, Steve thổ lộ. Anh về Úc để giải quyết việc làm ăn, và việc gia đình. Steve đã có vợ, đang trong quá trình chia tay, và việc ly hôn sẽ kéo theo giành 'custody' (quyền nuôi con). Hạnh điếng cả người, miếng kem nuối vào như tạo vết bỏng lạnh, vị đắng ngập ở nơi cuống phổi. Cô cố trấn tĩnh, vờ như vẫn quan tâm...với con gái của Steve, và đòi xem ảnh cháu bé. Lúc đợi xe bus, Hạnh thấy vai lạnh run. Steve cẩn thận ôm nhẹ vai cô lúc chia tay nhưng Hạnh như bất động, không muốn có phản ứng gì.
Ngày cưới của Alberto và Veronika đã đến. Hạnh mặc áo dài đỏ in họa tiết đồng tiền cổ, tóc dài đen phủ xuống lưng, cài bông hoa trắng. Karl từng bình luận về cách làm sao phụ nữ châu Á mặc đồ Âu để hiện ra thật đẹp trong con mắt người Anh. Hạnh cứ thế làm theo. Chị Vinh thì dạy cho Hạnh cách mặc đồ châu Á làm sao hợp với khung cảnh châu Âu. “Em ạ, làn da mình không đọ được với chúng nó về độ trắng, thì mình cần tránh quần áo váy giày màu nhạt, mà chọn màu đậm, hoặc sáng hẳn, gam màu mạnh ấy. Ở Việt Nam coi thế không là hơi chói, nhưng em đi giữa đống bạn người Tây thì phải nổi lên bằng cách khác.” Hạnh làm đúng như vậy và nổi bật như một đóa hoa poppy trên cánh đồng Trung Âu rập rờm sóng lá xanh mướt. Cô tự hào thấy khách khứa hàng trăm người trầm trồ ngưỡng mộ cô dâu chú rể...và Hạnh. Cứ nghe tiếng họ thì thào mỗi khi cô bước qua thì cảm thấy ngay, dù Hạnh không hiểu chút gì.
Tiệc của dân Đông Âu không thiếu các loại rượu. Sau đám cưới ở Tòa Thị Chính là lễ ban phước cho đôi trẻ ở nhà nguyện trên lâu đài mà hôm qua cả bọn còn lượn quanh chụp ảnh. Bữa tiệc tối bắt đầu giữa tại phòng khánh tiết trong bảo tàng của lâu đài với rất nhiều chai rượu ngoại và rượu bia địa phương đặt trang trọng trên bàn phủ khăn và hoa trắng muốt. Hạnh muốn uống cho quên đi câu chuyện dở dang với Steve. Như lúc tới Zilina, nhóm khách nước ngoài chỉ có vài người thường hay tụ lại với nhau một cách tự nhiên vì đa số thực khách ăn uống, trò chuyện bằng tiếng Slovakia của họ. Số người địa phương thạo tiếng Anh không nhiều. Các ông già thường cầm ly bia, cốc rượu đến gặp các bạn trẻ ngoại quốc để chúc sức khoẻ, hỏi thăm đôi ba câu là hết vốn tiếng Anh. Gia đình Alberto thì được ngồi ghế thượng khách, luôn có cha mẹ Veronika bên cạnh để hầu chuyện cho chu đáo. Cũng rất tự nhiên, Lucio luôn ở bên cạnh Hạnh. Họ là cặp đôi duy nhất mới quen, lại không biết tiếng Slovakia để nói chuyện với những người khác nên đành kể đủ thứ chuyện cho nhau nghe. Hóa ra Lucio không phải người Tây Ban Nha mà là dân Bồ Đào Nha, quê ở vùng ven biển Porto. Anh nhấc một ly rượu mận Slovakia lên:
“-Bạn thấy màu đỏ này không? Rượu port ở Porto có màu như thế, chúng tôi gọi là màu ngọc ruby, trong hơn rượu này. Vị ngọt hơn vì nho luôn ngọt đầm hơn mận, đúng không?”
Hạnh không biết nhiều về rượu nên chỉ gật đầu cho qua nhưng vẫn uống với Lucio một ly. Người đàn ông thật từng trải,kể cho cô về những chuyến đi. Anh đã sang Brazil sống một thời gian, dạy học, làm nghệ sĩ điêu khắc, sau về lại châu Âu thì sang Tây Ban Nha, nơi anh quen Alberto. Tình hình kinh tế Tây Ban Nha không tốt đẹp, ít việc làm nên Lucio sang Pháp và đã ở đó vài năm. Hơi mệt với tiếng ồn trong phòng tiệc, và đầu cũng ong ong bởi chút rượu vang, cô rủ Lucio ra ngoài ban-công của lâu đài cho thoáng. Ánh trăng rắc bạc xuống triền đồi tạo một khung cảnh huyền ảo. Làn gió mát từ sông thổi lên khiến Hạnh lòng dịu lại. “Ôi, cuộc đời nhẹ tênh sao mình cứ phải phiền não làm gì với điều chưa đến hoặc đã qua.” Lucio tự nhiên khoác tay đưa Hạnh về khách sạn. Hai chân cô đã mềm nhũn trên lối từ ngọn đồi xuống thành phố. Lời chào của bà già ở lễ tân làm Hạnh bừng tỉnh và nhận chìa khóa, lên lầu về phòng. Lucio chào chia tay cô ở đầu cầu thang. Vào phòng, Hạnh bỗng thấy khát nước khủng khiếp. Lục tìm trong tủ lạnh chỉ thấy có dãy chai bia lùn, cô đi chân đất sang phòng Lucio hỏi xin nước...
Tiếng xe và tiếng người đâu đó ngoài cửa sổ tầng đất làm Hạnh bừng tỉnh. Cô nhỏm người dậy thì thấy Lucio bên cạnh. Hạnh hốt hoảng nhìn xuống. Chiếc áo dài đỏ của cô đã treo trên thành ghế. Cuộc tình đêm qua dần tái hiện. Cô vào phòng, ngồi xuống ghế bành. Lucio mở chai nước lạnh rót cho Hạnh. Cô nhận chiếc cốc pha lê và nhận luôn cả một bàn tay của người đàn ông chỉ mới quen hơn một ngày. Lucio kéo Hạnh về phía mình, bế cô lên chiếc giường rộng thênh thang đã phủ đệm trắng. Cô nhớ rõ cảm giác gần như ngạt thở của nụ hôn Bồ Đào Nha râu ria đầu nam tính. Hạnh đẩy Lucio ra xa hơn để gỡ chiếc áo dài ra khỏi thân thể và để mặc cho cặp râu đó chà xuống ngực, xuống bụng. Nụ hôn chạy sang cả hai vai trần của Hạnh và trở lại đôi môi còn nồng mùi rượu mận. Ngọt quá, cay quá, nồng quá. Hạnh không thể nào nhớ hết cho đến khi cô quấn lấy toàn tấm thân cứng rắn và ghì chặt sức mạnh lông lá của của kẻ lang thang khắp châu Âu mà nay mới gặp người phụ nữ châu Á đầu tiên.
Như nhiều chuyến đi khác với bạn bè cùng lứa, Hạnh luôn là cô gái Việt duy nhất, điều cô cũng đã quen. Về đến quê nhà Veronika như cá về nước, ngoài cha mẹ và em trai, họ hàng nội ngoại hai bên đều tới. Tất cả xúm vào chuẩn bị cho ngày hệ trọng. Họ nói với nhau bằng tiếng Slovak nên nhóm khách từ nước ngoài đến chẳng hiểu gì. Veronika, luôn cười tươi trẻ, giải thích rằng cha mẹ cô lo nhất là việc thuê khách sạn cho nhà trai vì chú rể Alberto sẽ tới cùng cha mẹ và một người em. Vì đội nhà gái là người địa phương đã quá rành việc nên Hạnh cùng tốp bạn chẳng được nhờ làm việc gì. Với cả nhà Veronika, tất cả khách của con gái đều là thượng khách. Một số bà trong họ chỉ đến hỏi thăm các bạn mà không cho động tay động chân vào bất cứ việc làm nhỏ nhất. Thế là cả hội đi chơi, thăm thành phố, xuống con phố chính đi dạo chán thì một cô Slovakia bảo có thể thuê thuyền đi chơi trên sông, ngắm rừng hai bên và tới một con đập thủy điện thì vòng về. Ừ thì đi.
Phong cảnh một thành phố chưa tới trăm nghìn dân thật yên bình, xinh đẹp. Thuyền đi trên dòng sông nhỏ, nhìn sang hai bên là nhà cửa lẫn trong vườn cây. Tháp chuông nhà thờ màu xanh biếc, tường lâu đài màu vàng óng hiện ra trên những ngọn đồi. Khi bay từ Anh tới, Hạnh đã đọc qua về Zilina. Nằm cách không xa biên giới Ba Lan và Czech, thành phố tuy nhỏ nhưng có lịch sử phong phú, từng bị chiến tranh tàn phá, rồi được xây lại, vẫn cổ kính mà vẫn hiện đại. Trong phố còn có cả một đền Do Thái giáo nay được phục chế, đánh dấu thời có cộng đồng đa sắc tộc ở vùng đất thuộc Đế quốc Áo – Hung. Thuyền về đến bến lúc trời đã về chiều. Một người đàn ông khoác ba-lô đứng ở bến vẫy tay. Hạnh ngơ ngác nhìn lại. Trong nhóm có một cậu người Tây Ban Nha nói bằng tiếng Anh: “À, Lucio kìa, bạn của Alberto.”
Bước lên bến, hai bạn Tây Ban Nha xuống trước, bắt tay người đàn ông trạc ngoài 40 tuổi, có râu quai nón đen rậm, tóc cũng đen, mũi cao như đúc ra từ một tượng bán thân của Hy Lạp. Lucio hôn má cô gái Tây Ban Nha, và cũng áp má anh bồ cô ta. Mỗi khi thấy cảnh đàn ông Nam Âu ôm hôn nhau Hạnh lại nhớ đội mafia trong phim Bố Già với nụ hôn tử thần, nhắn lời vĩnh biệt kẻ thù. Đến lượt Hạnh nhấc chân bước xuống cầu tàu, Lucio không rõ lúc nào mà nhanh thế đã có mặt và chìa tay ra lịch sự:
“-Let me...” (Để tôi)
Hạnh để cho người đàn ông xa lạ đỡ tay. Cô lí nhí cảm ơn và nhận thấy chỉ có cô và anh ta là thành một đôi. Lucio đi cùng cả bọn về khách sạn cạnh Tòa Thị Chính. Khách của nhà Veronika được đặt phòng tất cả trong đó cho tiện gặp gỡ. Buổi tối Lucio lại cùng cả bọn đi phố đi dạo và ngồi vào một quán bia đến gần nữa đêm mới về. Tán chuyện vui với các bạn nhưng trong lòng Hạnh những ngày nay đang nhiều mối lo nghĩ. Cô thật may mắn vì trong hộ chiếu tấm visa Anh còn chưa đầy 9 tháng mà Đại sứ quán Slovakia vẫn cấp cho visa Schengen để đi dự đám cưới bạn. Chuyến đi châu Âu này có phải là lần cuối? Nếu không xin được việc tại Anh, cánh cửa duy nhất luôn mở trước mắt là về Việt Nam. Nhưng điều buồn hơn là buổi gặp với Steve trước khi anh bay về Úc. Hạnh thật ngây thơ, dẫn Steve đến một quán Việt ở Kingsland, phía Đông London để khoe món ăn quê hương. Điều là lạ là cô càng chăm sóc thì Steve càng tỏ ra bồn chồn sao ấy. Anh không gọi bia rượu gì mà đồng ý với ly trà chanh. Cuối cùng, sau món tráng miệng là đĩa chuối rán trộn kem và váng sữa rất ngon, Steve thổ lộ. Anh về Úc để giải quyết việc làm ăn, và việc gia đình. Steve đã có vợ, đang trong quá trình chia tay, và việc ly hôn sẽ kéo theo giành 'custody' (quyền nuôi con). Hạnh điếng cả người, miếng kem nuối vào như tạo vết bỏng lạnh, vị đắng ngập ở nơi cuống phổi. Cô cố trấn tĩnh, vờ như vẫn quan tâm...với con gái của Steve, và đòi xem ảnh cháu bé. Lúc đợi xe bus, Hạnh thấy vai lạnh run. Steve cẩn thận ôm nhẹ vai cô lúc chia tay nhưng Hạnh như bất động, không muốn có phản ứng gì.
Ngày cưới của Alberto và Veronika đã đến. Hạnh mặc áo dài đỏ in họa tiết đồng tiền cổ, tóc dài đen phủ xuống lưng, cài bông hoa trắng. Karl từng bình luận về cách làm sao phụ nữ châu Á mặc đồ Âu để hiện ra thật đẹp trong con mắt người Anh. Hạnh cứ thế làm theo. Chị Vinh thì dạy cho Hạnh cách mặc đồ châu Á làm sao hợp với khung cảnh châu Âu. “Em ạ, làn da mình không đọ được với chúng nó về độ trắng, thì mình cần tránh quần áo váy giày màu nhạt, mà chọn màu đậm, hoặc sáng hẳn, gam màu mạnh ấy. Ở Việt Nam coi thế không là hơi chói, nhưng em đi giữa đống bạn người Tây thì phải nổi lên bằng cách khác.” Hạnh làm đúng như vậy và nổi bật như một đóa hoa poppy trên cánh đồng Trung Âu rập rờm sóng lá xanh mướt. Cô tự hào thấy khách khứa hàng trăm người trầm trồ ngưỡng mộ cô dâu chú rể...và Hạnh. Cứ nghe tiếng họ thì thào mỗi khi cô bước qua thì cảm thấy ngay, dù Hạnh không hiểu chút gì.
Tiệc của dân Đông Âu không thiếu các loại rượu. Sau đám cưới ở Tòa Thị Chính là lễ ban phước cho đôi trẻ ở nhà nguyện trên lâu đài mà hôm qua cả bọn còn lượn quanh chụp ảnh. Bữa tiệc tối bắt đầu giữa tại phòng khánh tiết trong bảo tàng của lâu đài với rất nhiều chai rượu ngoại và rượu bia địa phương đặt trang trọng trên bàn phủ khăn và hoa trắng muốt. Hạnh muốn uống cho quên đi câu chuyện dở dang với Steve. Như lúc tới Zilina, nhóm khách nước ngoài chỉ có vài người thường hay tụ lại với nhau một cách tự nhiên vì đa số thực khách ăn uống, trò chuyện bằng tiếng Slovakia của họ. Số người địa phương thạo tiếng Anh không nhiều. Các ông già thường cầm ly bia, cốc rượu đến gặp các bạn trẻ ngoại quốc để chúc sức khoẻ, hỏi thăm đôi ba câu là hết vốn tiếng Anh. Gia đình Alberto thì được ngồi ghế thượng khách, luôn có cha mẹ Veronika bên cạnh để hầu chuyện cho chu đáo. Cũng rất tự nhiên, Lucio luôn ở bên cạnh Hạnh. Họ là cặp đôi duy nhất mới quen, lại không biết tiếng Slovakia để nói chuyện với những người khác nên đành kể đủ thứ chuyện cho nhau nghe. Hóa ra Lucio không phải người Tây Ban Nha mà là dân Bồ Đào Nha, quê ở vùng ven biển Porto. Anh nhấc một ly rượu mận Slovakia lên:
“-Bạn thấy màu đỏ này không? Rượu port ở Porto có màu như thế, chúng tôi gọi là màu ngọc ruby, trong hơn rượu này. Vị ngọt hơn vì nho luôn ngọt đầm hơn mận, đúng không?”
Hạnh không biết nhiều về rượu nên chỉ gật đầu cho qua nhưng vẫn uống với Lucio một ly. Người đàn ông thật từng trải,kể cho cô về những chuyến đi. Anh đã sang Brazil sống một thời gian, dạy học, làm nghệ sĩ điêu khắc, sau về lại châu Âu thì sang Tây Ban Nha, nơi anh quen Alberto. Tình hình kinh tế Tây Ban Nha không tốt đẹp, ít việc làm nên Lucio sang Pháp và đã ở đó vài năm. Hơi mệt với tiếng ồn trong phòng tiệc, và đầu cũng ong ong bởi chút rượu vang, cô rủ Lucio ra ngoài ban-công của lâu đài cho thoáng. Ánh trăng rắc bạc xuống triền đồi tạo một khung cảnh huyền ảo. Làn gió mát từ sông thổi lên khiến Hạnh lòng dịu lại. “Ôi, cuộc đời nhẹ tênh sao mình cứ phải phiền não làm gì với điều chưa đến hoặc đã qua.” Lucio tự nhiên khoác tay đưa Hạnh về khách sạn. Hai chân cô đã mềm nhũn trên lối từ ngọn đồi xuống thành phố. Lời chào của bà già ở lễ tân làm Hạnh bừng tỉnh và nhận chìa khóa, lên lầu về phòng. Lucio chào chia tay cô ở đầu cầu thang. Vào phòng, Hạnh bỗng thấy khát nước khủng khiếp. Lục tìm trong tủ lạnh chỉ thấy có dãy chai bia lùn, cô đi chân đất sang phòng Lucio hỏi xin nước...
Tiếng xe và tiếng người đâu đó ngoài cửa sổ tầng đất làm Hạnh bừng tỉnh. Cô nhỏm người dậy thì thấy Lucio bên cạnh. Hạnh hốt hoảng nhìn xuống. Chiếc áo dài đỏ của cô đã treo trên thành ghế. Cuộc tình đêm qua dần tái hiện. Cô vào phòng, ngồi xuống ghế bành. Lucio mở chai nước lạnh rót cho Hạnh. Cô nhận chiếc cốc pha lê và nhận luôn cả một bàn tay của người đàn ông chỉ mới quen hơn một ngày. Lucio kéo Hạnh về phía mình, bế cô lên chiếc giường rộng thênh thang đã phủ đệm trắng. Cô nhớ rõ cảm giác gần như ngạt thở của nụ hôn Bồ Đào Nha râu ria đầu nam tính. Hạnh đẩy Lucio ra xa hơn để gỡ chiếc áo dài ra khỏi thân thể và để mặc cho cặp râu đó chà xuống ngực, xuống bụng. Nụ hôn chạy sang cả hai vai trần của Hạnh và trở lại đôi môi còn nồng mùi rượu mận. Ngọt quá, cay quá, nồng quá. Hạnh không thể nào nhớ hết cho đến khi cô quấn lấy toàn tấm thân cứng rắn và ghì chặt sức mạnh lông lá của của kẻ lang thang khắp châu Âu mà nay mới gặp người phụ nữ châu Á đầu tiên.
Tác giả :
Lý Thanh