Lên Tàu Ở London Bridge
Chương 1 - khoẻ và đẹp trên đồi ở công viên hoàng gia greenwich
Tiếng chuông báo thức của điện thoại đánh
thức Hạnh dậy. Hé một mắt nhìn ngước ra phía cửa sổ, cô thấy ánh
nắng đã làm sáng một góc rèm cửa. Ôi chao, vẫn còn sớm mà. Mới có
7 giờ, mà lại là sáng thứ Bảy. Hạnh tự cáu mình sao không đặt hẳn
8 giờ để ngủ cho đẫy mắt. Cô úp mặt vào gối, cố kéo thêm mươi phút
nhưng một chuỗi nhạc Manga nổi lên réo rắt. Từ buồng bên cạnh, từ
cái Samsung của Veronika. Hạnh chợt nhớ ra hai đứa hẹn nhau hôm nay đi
lớp BootCamp buổi đầu tiên. Điện thoại kéo chuông rền rĩ thêm mấy
hồi. Hạnh đành bò dậy, tắt cái điện thoại ‘ngu ngốc’ rồi trườn ra
khỏi giường. Veronika cũng vừa ra khỏi phòng, định vào bathroom thì va
vào Hạnh nên nó chìa tay lịch sự: ‘After you’ (Bạn vào trước). Hạnh cũng
chẳng cảm ơn, thân nhau mà. Cô tọt vào phòng vệ sinh, mất phút sau
nhào lại phòng ngủ, thay quần áo, uể oải ra cửa chờ. Hai đứa đón
được chiếc bus tới Công viên Hoàng gia Greenwich, gia nhập nhóm chừng
mươi người, tuổi từ rất trẻ đến trung niên, tập loại thể thao
đang mốt ở London mấy năm nay.
Jeff, huấn luyện viên khóa BootCamp, môn thể thao vắt mồ hôi kiểu tập quân sự, có cái đầu húi gần như trọc, người không cao nhưng bắp tay to như sắp làm rách ống tay áo. Boot là giầy bốt của lính, camp lại trại quân sự nhưng chỗ này hiển nhiên chỉ có loại dành cho dân đô thị cớm nắng, không ‘tàn bạo’ như bãi huấn luyện thủy quân lục chiến. Thế nhưng Jeff cũng bắt cả nhóm lăn lê bò toài trên cỏ, rồi hành quân xuống dốc, lên dốc. Cả bọn vừa chạy chậm vừa hô ‘Strong is Beauty, Hurrah!’ (Mạnh mẽ là vẻ đẹp) hơn 10 lượt lên hai ba quả đồi nhỏ ở Công viên Greenwich, điểm cao nhất Đông London.
Buổi tập ‘nhập môn’ tính ra mất của mỗi đứa 10 bảng tiền phí nhưng Hạnh và Veronika phải mất thêm tiền taxi để về nhà vì mệt đừ, không nhấc nổi chân cẳng ra lại bến xe bus. Thêm tiền kem bôi, băng dán vào vết phồng rộp ở chân, tube thuốc Voltarel và gel chống đau, cũng thành ra 15 đồng. Thật đáng đời cho ham muốn ‘khoẻ đẹp’ của hai cô sinh viên.
Hạnh và Veronika thuê nhà ở khu Blackheath của một chị Việt Kiều từ Hải Phòng sang Anh từ đầu những năm 1980. Đúng ra thì chị ấy chỉ cho Hạnh thuê, còn việc rủ bạn vào ở thì cô có thể tự thu tiền và chỉ chia lại cho chủ. Nhưng Veronika là bạn cùng học trường Royal Holloway, University of London nên Hạnh cũng chẳng làm thế. Thế hệ của cô ngay khi ở Việt Nam đã không còn nhớ cái bản năng chắt bóp, bớt xén của cha mẹ, ông bà sống qua những thời triền miên đói khổ. Hạnh cứ bảo Veronika trả tiền trực tiếp cho chị chủ nhà, và hai đứa chia tiền ăn, cùng “làm chủ” cái tủ lạnh nhỏ và căn bếp. Hạnh học thương mại quốc tế, Veronika học ngành quản trị kinh doanh. Cô gái Slovakia cao 1m72, chân dài, tóc nâu dài óng ả. Hạnh thấy mỗi khi nó đi qua sân trường là bọn con trai dán mắt nhìn, có thằng ngoảng đầu lại sắp gẫy cả cổ. Hạnh có ghen tỵ với bạn không? Cô chẳng biết, chẳng nghĩ quá nhiều về điều đó. Bởi nếu nghĩ thì không thể hết chuyện để nói. Slovakia nghèo hơn Anh nhiều, nhưng dân họ vẫn thuộc liên minh châu Âu, EU, được sang đây làm việc, sinh sống như người bản xứ, sinh viên cũng hưởng chế độ học bổng như các bạn Anh.
Mình là người Việt Nam, đã khác họ về văn hoá, chẳng có gì nổi bật, lại thường bị nhầm là Trung Quốc, tức điên lên được. Là con gái, ai chẳng muốn cao đẹp, sexy, sang trọng, nhưng “đội nhà”, nhất là dân học giỏi đi từ Hà Nội, như Hạnh hay đùa với mấy đứa lớp Amser (cựu học sinh trường Hà Nội-Amsterdam), có “não to hơn vòng đo, chân không dài như ngoại ngữ” còn xa mới dám ganh đua với bọn con gái châu Âu da trắng chân dài. Hạnh biết ưu thế của mình là mái tóc đen nhánh, dày dặn, cặp mắt to, hàng mi dài nhưng mặt cô lại hơi tròn quá, và cả chiều cao và hình dáng thì “còn nhiều điểm phải phấn đấu”. Đi chơi với nhau mà hai đứa chênh lệch về nhan sắc thì một bạn luôn làm nền để bạn kia nổi. Thật tự nhiên phải không ạ? Hôm cả bọn năm thứ nhất tụ họp tại Câu lạc hộ của Hội Sinh viên (Student Union Club), một tay năm trên tóc và râu đều dài, rậm như người rừng, chỉ nói mấy câu mà đã dắt tay Veronika ra nhảy salsa trong tiếng nhạc live và tiếng vỗ tay rầm rập theo nhịp trống của cả đám xung quanh. Hạnh cũng vỗ tay theo, ngực dồn ứ phấn khích nhưng không biết vì sao tay chân cứng đơ, không thể nhún nhảy theo nhạc.
Ở Việt Nam nghe nhiều về “hội nhập”, về phổ cập tiếng Anh, nhưng sang đây Hạnh mới thấy vấn đề còn lớn hơn chuyện thạo ngoại ngữ và biết cách tồn tại không ngơ ngơ ngác ngác ở môi trường Phương Tây. Đầu tiên là nhóm người Việt thuyền nhân từ Hải Phòng, Quảng Ninh nhập cư vào Anh qua ngả Hong Kong. Hạnh thấy họ, như chị chủ nhà, chỉ nói được đôi ba câu tiếng Anh đơn giản và hoàn toàn sống bên lề dòng chính của xã hội Anh. Thế hệ con cháu họ thì lại hoàn toàn chỉ biết tiếng Anh và không để ý gì đến Việt Nam. Còn trong sinh viên nước ngoài, người Việt chỉ là một nhóm rất nhỏ, được xếp cùng nhóm châu Á mà đông đảo nhất vẫn là Trung Quốc, rồi tới Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc. Hạnh để ý thấy các sinh viên Anh và nước khác sau khi vượt qua sự nhận biết “Ồ thế bạn không phải Chinese, xin lỗi nhé,” thì cũng khựng lại trong một tích tắc như để biết “Việt Nam à, ở đâu và thế nào nhỉ?” mà không nói ra. Một lần có dịp nói chuyện với người tutor (hướng dẫn bài). Ông ấy biết Việt Nam từng là thuộc địa Pháp nên hỏi Hạnh có nói tiếng Pháp không để cần thì ông chỉ cho thêm tài liệu tiếng Pháp. Hạnh bảo không. Ông ấy lại hỏi thế vì người Mỹ từng có mặt ở Việt Nam nên tiếng Anh chắc phải rất phổ biến. Hạnh cũng nói không phải thế, tiếng Anh chỉ mới được dạy lại gần đây thôi và đa số người dân không biết ngoại ngữ. Ông dừng lại một chút, tế nhị không hỏi tiếp nữa chuyện đó. Tóm lại, trong tiềm thức người ta, trên cái bản đồ trí nhớ và sự hình dung vô định (mental map) của họ, các nước Âu Mỹ vẫn hiện ra rõ rệt hơn cả, sau là một số nước lớn ở châu Á, còn Việt Nam không nằm có chỗ đứng gì rõ ràng. Sang châu Âu Hạnh mới ngỡ ra là họ không biết mình, mình cũng chưa biết nhiều về họ bởi cái mẫu số văn hoá quá xa nhau và cái gọi là di sản Pháp, Mỹ ở Việt Nam hóa ra chỉ là chiến tranh và sự ghét bỏ.
Jeff, huấn luyện viên khóa BootCamp, môn thể thao vắt mồ hôi kiểu tập quân sự, có cái đầu húi gần như trọc, người không cao nhưng bắp tay to như sắp làm rách ống tay áo. Boot là giầy bốt của lính, camp lại trại quân sự nhưng chỗ này hiển nhiên chỉ có loại dành cho dân đô thị cớm nắng, không ‘tàn bạo’ như bãi huấn luyện thủy quân lục chiến. Thế nhưng Jeff cũng bắt cả nhóm lăn lê bò toài trên cỏ, rồi hành quân xuống dốc, lên dốc. Cả bọn vừa chạy chậm vừa hô ‘Strong is Beauty, Hurrah!’ (Mạnh mẽ là vẻ đẹp) hơn 10 lượt lên hai ba quả đồi nhỏ ở Công viên Greenwich, điểm cao nhất Đông London.
Buổi tập ‘nhập môn’ tính ra mất của mỗi đứa 10 bảng tiền phí nhưng Hạnh và Veronika phải mất thêm tiền taxi để về nhà vì mệt đừ, không nhấc nổi chân cẳng ra lại bến xe bus. Thêm tiền kem bôi, băng dán vào vết phồng rộp ở chân, tube thuốc Voltarel và gel chống đau, cũng thành ra 15 đồng. Thật đáng đời cho ham muốn ‘khoẻ đẹp’ của hai cô sinh viên.
Hạnh và Veronika thuê nhà ở khu Blackheath của một chị Việt Kiều từ Hải Phòng sang Anh từ đầu những năm 1980. Đúng ra thì chị ấy chỉ cho Hạnh thuê, còn việc rủ bạn vào ở thì cô có thể tự thu tiền và chỉ chia lại cho chủ. Nhưng Veronika là bạn cùng học trường Royal Holloway, University of London nên Hạnh cũng chẳng làm thế. Thế hệ của cô ngay khi ở Việt Nam đã không còn nhớ cái bản năng chắt bóp, bớt xén của cha mẹ, ông bà sống qua những thời triền miên đói khổ. Hạnh cứ bảo Veronika trả tiền trực tiếp cho chị chủ nhà, và hai đứa chia tiền ăn, cùng “làm chủ” cái tủ lạnh nhỏ và căn bếp. Hạnh học thương mại quốc tế, Veronika học ngành quản trị kinh doanh. Cô gái Slovakia cao 1m72, chân dài, tóc nâu dài óng ả. Hạnh thấy mỗi khi nó đi qua sân trường là bọn con trai dán mắt nhìn, có thằng ngoảng đầu lại sắp gẫy cả cổ. Hạnh có ghen tỵ với bạn không? Cô chẳng biết, chẳng nghĩ quá nhiều về điều đó. Bởi nếu nghĩ thì không thể hết chuyện để nói. Slovakia nghèo hơn Anh nhiều, nhưng dân họ vẫn thuộc liên minh châu Âu, EU, được sang đây làm việc, sinh sống như người bản xứ, sinh viên cũng hưởng chế độ học bổng như các bạn Anh.
Mình là người Việt Nam, đã khác họ về văn hoá, chẳng có gì nổi bật, lại thường bị nhầm là Trung Quốc, tức điên lên được. Là con gái, ai chẳng muốn cao đẹp, sexy, sang trọng, nhưng “đội nhà”, nhất là dân học giỏi đi từ Hà Nội, như Hạnh hay đùa với mấy đứa lớp Amser (cựu học sinh trường Hà Nội-Amsterdam), có “não to hơn vòng đo, chân không dài như ngoại ngữ” còn xa mới dám ganh đua với bọn con gái châu Âu da trắng chân dài. Hạnh biết ưu thế của mình là mái tóc đen nhánh, dày dặn, cặp mắt to, hàng mi dài nhưng mặt cô lại hơi tròn quá, và cả chiều cao và hình dáng thì “còn nhiều điểm phải phấn đấu”. Đi chơi với nhau mà hai đứa chênh lệch về nhan sắc thì một bạn luôn làm nền để bạn kia nổi. Thật tự nhiên phải không ạ? Hôm cả bọn năm thứ nhất tụ họp tại Câu lạc hộ của Hội Sinh viên (Student Union Club), một tay năm trên tóc và râu đều dài, rậm như người rừng, chỉ nói mấy câu mà đã dắt tay Veronika ra nhảy salsa trong tiếng nhạc live và tiếng vỗ tay rầm rập theo nhịp trống của cả đám xung quanh. Hạnh cũng vỗ tay theo, ngực dồn ứ phấn khích nhưng không biết vì sao tay chân cứng đơ, không thể nhún nhảy theo nhạc.
Ở Việt Nam nghe nhiều về “hội nhập”, về phổ cập tiếng Anh, nhưng sang đây Hạnh mới thấy vấn đề còn lớn hơn chuyện thạo ngoại ngữ và biết cách tồn tại không ngơ ngơ ngác ngác ở môi trường Phương Tây. Đầu tiên là nhóm người Việt thuyền nhân từ Hải Phòng, Quảng Ninh nhập cư vào Anh qua ngả Hong Kong. Hạnh thấy họ, như chị chủ nhà, chỉ nói được đôi ba câu tiếng Anh đơn giản và hoàn toàn sống bên lề dòng chính của xã hội Anh. Thế hệ con cháu họ thì lại hoàn toàn chỉ biết tiếng Anh và không để ý gì đến Việt Nam. Còn trong sinh viên nước ngoài, người Việt chỉ là một nhóm rất nhỏ, được xếp cùng nhóm châu Á mà đông đảo nhất vẫn là Trung Quốc, rồi tới Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc. Hạnh để ý thấy các sinh viên Anh và nước khác sau khi vượt qua sự nhận biết “Ồ thế bạn không phải Chinese, xin lỗi nhé,” thì cũng khựng lại trong một tích tắc như để biết “Việt Nam à, ở đâu và thế nào nhỉ?” mà không nói ra. Một lần có dịp nói chuyện với người tutor (hướng dẫn bài). Ông ấy biết Việt Nam từng là thuộc địa Pháp nên hỏi Hạnh có nói tiếng Pháp không để cần thì ông chỉ cho thêm tài liệu tiếng Pháp. Hạnh bảo không. Ông ấy lại hỏi thế vì người Mỹ từng có mặt ở Việt Nam nên tiếng Anh chắc phải rất phổ biến. Hạnh cũng nói không phải thế, tiếng Anh chỉ mới được dạy lại gần đây thôi và đa số người dân không biết ngoại ngữ. Ông dừng lại một chút, tế nhị không hỏi tiếp nữa chuyện đó. Tóm lại, trong tiềm thức người ta, trên cái bản đồ trí nhớ và sự hình dung vô định (mental map) của họ, các nước Âu Mỹ vẫn hiện ra rõ rệt hơn cả, sau là một số nước lớn ở châu Á, còn Việt Nam không nằm có chỗ đứng gì rõ ràng. Sang châu Âu Hạnh mới ngỡ ra là họ không biết mình, mình cũng chưa biết nhiều về họ bởi cái mẫu số văn hoá quá xa nhau và cái gọi là di sản Pháp, Mỹ ở Việt Nam hóa ra chỉ là chiến tranh và sự ghét bỏ.
Tác giả :
Lý Thanh