Lão Đại Là Nữ Lang
Chương 100: Trở lại kinh thành
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
trên phố nhỏ tiếng chiêng trống vang trời, tiếng thanh la không dứt.
Phố Cống Viện nhiều tú tài, người đỗ cử nhân cũng nhiều, quan sai cưỡi ngựa hối hả qua lại, đưa tin mừng tới từng nhà.
Sáng sớm, các nhà trong phố đã sai người hầu đi ra nơi dán thông báo xem quế bảng, người trong nhà háo hứng chờ đợi, mong chờ tin tốt.
Có người vui thì ắt sẽ có người buồn.
Nhìn thấy quan sai từ xa chạy tới nhà mình báo tin vui, cả nhà đều không ai không vui mừng, người người đánh trống reo hò, hàng xóm láng giềng, không cần biết có quen biết hay không, cũng hòa vào những người tới báo tin, tới nhà xin ít rượu mừng.
Đến không khí cũng tràn ngập sự niềm vui, cười nói rổn rảng.
Cũng lại có những người mỏi mắt chờ mong, chờ mãi chờ mãi vẫn không chờ được tin mừng, chỉ có thể đóng cửa thở dài.
Bên này trước cửa vắng vẻ tới mức có thể giăng lưới bắt chim, bên kia ngựa xe tấp nập, người người chen chúc.
Trước tòa nhà Phó gia đương nhiên là cảnh tượng náo nhiệt, đông đúc toàn người là người, hàng xóm láng giềng xếp tới mấy vòng xung quanh.
Đội ngũ báo tin mừng khua chiêng gõ trống đi mấy vòng quanh thành rồi quay lại con phố nhỏ, kéo theo một đoàn người mặt tươi như hoa, ngày hôm đó họ chẳng làm gì cả, chỉ đi theo những người báo tin mừng tới các nhà có người đỗ cử nhân, vừa coi như lấy may, nhân tiện cũng có thể ăn chực uống chực nhận tiền lì xì của gia chủ.
Khoản đãi những người đưa tiền mừng tới, quản gia cười híp cả mắt, phân công kẻ hầu người hạ xung quanh lấy những bao lì xì đã được chuẩn bị sẵn ra, phân phát cho hàng xóm láng giềng đang đứng chật cứng trước cửa.
Từ chuyện chuẩn bị bàn tiệc, chiêu đãi quan sai, đến việc ghi chép lại danh mục quà tặng đều được quản gia gân cổ lên phân công người dưới đi làm, đám tôi tớ cũng cao giọng trả lời, cuối cùng, tất cả mọi người khản đặc cả giọng.
Già trẻ trai gái ai cũng muốn đổ về phía trước, muốn xem thử tin mừng trông thế nào.
Mấy trăm con người tụ tập một chỗ, tiếng cười tiếng nói vang vọng một góc trời.
Trong viện, Phó Vân anh căn bản không hề quan tâm tới tiếng ầm ĩ bên ngoài, rửa mặt xong, ăn bữa sáng rồi quay về phòng sửa soạn hành lý, còn bớt chút thời gian viết một phong thư cho Phó tứ lão gia.
Trong đình có hai cây hoa quế, trời đã vào thu, hoa quế thơm ngào ngạt, gió thổi qua, những đóa hoa nhỏ li ti màu vàng nhạt rơi ào ạt, tạo thành một lớp thảm nhung màu vàng dưới mặt đất.
Viết xong thư, nàng đứng dậy mở cửa phòng.
Cả sân bỗng nhiên trở nên yên tĩnh, đến tiếng côn trùng kêu, tiếng chim hót dường như cũng chợt nín bặt.
không biết ai là người khởi xướng, nha hoàn, bà tử và tôi tớ trên hành lang lập tức ngừng ngay việc đang làm lại, quỳ xuống dập dầu với nàng, tươi cười nói, "Chúc mừng lão gia, chúc mừng lão gia."
Phó Vân anh giật mình.
Tú tài được gọi là tướng công, cử nhân gọi là lão gia, về sau nàng cũng sẽ là lão gia.
Vương Đại Lang cắt ngang qua sân, chạy một mạch tới trước mặt Phó Vân anh, mặt cũng tươi cười, chắp tay nói: "Lão gia, người tới chúc mừng đông quá, thế nào ngài cũng phải ra ngoài gặp một lần mới được."
Hơn một nửa số học sinh của Giang Thành thư viện tới, Lý đồng tri tới, tri phủ mới cũng phái con trai của chính mình tới chúc mừng nàng, khách khứa ùn ùn kéo tới, chẳng còn đủ chỗ đứng trong sân nữa.
Phó Vân anh ho khan một tiếng, "Thôi cứ gọi ta là thiếu gia đi."
Vương Đại Lang cười đon đả: "Làm sao thế được, giờ ngài đã là cử nhân lão gia rồi."
Phó Vân anh lắc đầu bật cười.
Ra khỏi viện, nàng đi thẳng về phía chính đường.
Dọc đường đi, kẻ hầu người hạ nhìn thấy nàng lập tức quỳ rạp xuống bái lạy. Trong mắt dân chúng bình thường, cử nhân là quan lão gia, thân phận cao quý, không thể đắc tội.
Ban đầu nàng còn bảo họ đứng dậy, sau đó cũng đành bó tay, dặn Vương Đại Lang nhớ phát tiền thưởng cho mọi người.
Tin mừng được dán ở nơi dễ thấy nhất ở chính đường, trên đó viết: "Chúc mừng Phó lão gia, húy Vân, người huyện Hoàng Châu, đỗ kinh khôi xếp thứ ba trong kì thi hương ở Hồ Quảng, kinh báo liên đăng hoàng giáp." [1]
[1] "Kinh khôi" chỉ những người đỗ đầu trong kì thi. "Kinh báo liên đăng hoàng giáp" là lời nói khách sáo khi chúc mừng người thi đỗ trong các kì khoa cử, mình không hiểu chính xác, đại loại nghĩa là tin mừng sẽ nhanh chóng được đưa tới nhà và lan truyền khắp nơi.
Mấy người hầu kẻ hạ đứng canh bên cạnh tin mừng ưỡn ngực một cách đầy tự hào trong cái nhìn chăm chú của những người xung quanh.
Quá nhiều người tới báo tin và chúc mừng, bàn tiệc được bày ra khắp nơi quanh hành lang, ban đầu vốn chỉ dự định bày ba mươi mấy bàn tiệc rượu, sau đó liên tục có thêm người tới nhà chúc mừng, nhà bếp thực sự không làm xuể, tửu lâu trong thành chủ động bưng rượu và thức ăn tới biếu, rượu và món ăn ngon ùn ùn kéo tới, rất nhiều khay lớn đầy ắp được đưa tới nhà.
Phó Vân Chương lúc này đang nói chuyện với Lý đồng tri, nhìn thấy Phó Vân anh ra ngoài liền dẫn nàng tới từng bàn mời những người quen biết uống rượu.
Tuy nàng nhỏ tuổi nhưng đã đảm nhiệm chức trợ giáo ở Giang Thành thư viện, học sinh trong thư viện coi nàng là thầy, giờ thấy nàng đỗ cử nhân nhưng biết nàng bình thường không thích cười cợt, không dám chuốc rượu, chỉ nói mấy câu chúc mừng.
Những vị khách lớn tuổi hơn thấy nàng trẻ tuổi nên cũng không ép nàng uống rượu, đa phần đều kéo nàng ra nói mấy câu cổ vũ.
Chỉ có mấy người bình thường không qua lại thân thiết nhiều lắm với nàng mới vội vã tới đây tạo quan hệ, cố gắng làm mọi cách lôi kéo làm quen với nàng, nhất định phải uống mấy chén với nàng cho bằng được. Phó Vân Chương chỉ đối đáp dăm ba câu đã tách nàng ra khỏi bọn họ.
Mời rượu một lượt, nàng cũng uống sơ sơ mấy chén rượu ngọt.
Trong viện tràn ngập khách khứa, đông đúc ồn ào, nhưng nàng vẫn giữ được sắc mặt bình tĩnh, trên môi luôn giữ một nụ cười nhẹ nhàng, chẳng khác gì thường ngày.
Lý đồng tri âm thầm gật đầu.
Phó Vân anh đi một vòng chào hỏi rồi hỏi Vương Đại Lang: "Sao không thấy Viên Tam đâu cả? hắn đỗ thứ mấy?"
Vương Đại Lang trả lời: "Viên thiếu gia cũng thi đỗ, đỗ thứ bốn mươi, ngài ấy cầm tin mừng đi rồi, nói không quen biết người ở đây, không muốn xuất hiện."
Trong kì thi hương lần này, Giang Thành thư viện chỉ có nàng và Viên Tam thi đỗ, mấy người Đỗ Gia Trinh, Trần Quỳ, Lý Thuận không may thi trượt, nhưng dù sao họ vẫn còn trẻ, không quá thất vọng vì thất bại lần này.
Viên Tam chắc hẳn đã trở về phòng tự ăn mừng một mình, hắn không thích rào trước đón sau, nói những lời khách sáo với người khác nên giờ đã trốn trong phòng uống rượu ăn thịt. Người trong thư viện biết hắn không phải là người phủ Võ Xương, cứ tưởng rằng hắn đã về quê ăn mừng nên cũng không vội tìm gặp hắn.
Phó Vân anh dở khóc dở cười.
Tiệc rượu đông vui, phía ngoài tường viện vang lên một tràng pháo đốt đì đùng đinh tai nhức óc, Chu Hòa Sưởng cưỡi một con ngựa cao lớn đi tới chúc mừng Phó Vân anh. Từ trước đến nay hắn chưa từng biết khiêm tốn, kiềm chế là gì, lần này còn dẫn cả trăm người hầu kẻ hạ tới góp vui, nhạc nhẽo vang trời, phô trương tới mức long trọng hơn cả những người tới nhà Giải nguyên (người đứng đầu kì thi hương) báo tin mừng.
Người không biết có khi còn tưởng hắn đi rước dâu.
Đích thân Phó Vân anh ra mặt đón tiếp hắn, nàng nói: "Vẫn biết là huynh vui mừng, nhưng dù sao cũng không nên đưa nhiều người tới như thế làm gì."
Đến Giải nguyên cũng không làm rùm beng như thế.
Chu Hòa Sưởng nhét một chiếc hộp sơn đen khảm trai bọc gấm vào tay nào, vui vẻ nói: "Ta cũng tham gia thi hương nhưng đến tên cũng không được ghi lên bảng. Đệ thi đỗ, ta cảm thấy vui như thể chính bản thân mình thi đỗ ấy!"
Phó Vân anh mở chiếc hộp ra, ánh sáng của châu ngọc tỏa ra lấp lánh, mấy người đứng gần đó không thể nào nuốt khan một cái.
Nàng vội vàng đóng nắp lại, Chu Hòa Sưởng tặng quà cho ai, tiêu chí lựa chọn là càng đắt càng tốt, vàng bạc thì đã là gì, lần này quà tặng của hắn là châu ngọc, vô cùng có giá trị, lấy bừa một viên ra bán cũng có thể được mấy ngàn lượng bạc.
"Đệ đừng từ chối, với ta mà nói, mấy thứ này cũng có đáng mấy đâu." Chu Hòa Sưởng giữ tay nàng lại, mặt tươi roi rói.
Phó Vân anh mỉm cười lắc đầu, đành nhận chiếc hộp, đưa hắn về chỗ ngồi, biết hắn thích những chỗ đông người vui vẻ bèn xếp cho hắn ngồi cùng bàn với các học sinh đường Đinh.
Ầm ĩ tới tận tối tiệc mới tàn.
Phó Vân anh tiễn Lý đồng tri và những người khác ra ngoài rồi tới phòng dành cho khách tìm Viên Tam.
Viên Tam hiện giờ đang ngồi trước tờ giấy ghi tin mừng, nhấp một ngụm rượu rồi lại vuốt tờ giấy, ăn một miếng thịt rồi lại sờ tờ giấy, trên tay dính mực và phấn vàng nhem nhuốc nhưng dường như hắn cũng chẳng nhận ra, tiếp tục dùng tay bốc thịt nhét vào miệng nhai.
"Bố là cử nhân rồi!"
hắn say khướt, nghe thấy tiếng mở cửa bèn ngẩng đầu lên, nấc ọp một cái, nghệch miệng cười hơ hơ.
Phó Vân anh sai người hầu vào phòng hầu hạ hắn rửa mặt chải đầu. nói về thiên phú học tập, Viên Tam nhất định là người nổi bật nhất trong các học sinh của Giang Thành thư viện, bình thường hắn không phải người số một số hai gì nhưng đến mỗi kì thi quan trọng, hắn tuyệt đối sẽ không thi trượt, năm đó Viên huyện lệnh nhận ra điểm này nên mới cứu hắn, quả là có mắt nhìn người.
Hai hôm sau, những người có quen biết với Phó Vân anh ở phủ Võ Xương đều tới nhà chúc mừng, trên phố nhỏ ngựa xe tấp nập.
Trong lúc những người trong thành vẫn đang chúc mừng, mở tiệc, đốt pháo, tri phủ đích thân tổ chức một bữa tiệc thiết đãi những cử nhân mới, những người tham dự đều là những nhà nho có tiếng ở địa phương.
Phó Vân anh và Viên Tam tới dự tiệc, sau khi tới chào các thầy dạy của mình, họ không thể không nói mấy lời khách sáo với những người thi đỗ năm nay.
Mọi người thử thăm dò chuyện thi hội, nàng cười nói: "Tài hèn ít học, vẫn cần phải học thêm mấy năm nữa."
Học chính đang ngồi cách đó không xa, nghe thấy những lời này bèn gật đầu nói: "Ngươi còn nhỏ tuổi, cũng nên mài giũa thêm mấy năm."
Như vậy có nghĩa là tuy Phó Vân sẽ theo anh mình lên phía bắc nhưng sẽ không tham gia thi hội.
Những người khác nói mấy câu tỏ ra tiếc nuối nhưng trong lòng đều thầm nghĩ thật may mắn, có đối thủ là một người trẻ tuổi thiên tư thông minh lại còn tuấn tú như vậy mới đáng lo đấy! Giờ Phó Vân nói sẽ không thi lần này, vậy nghĩa là Hồ Quảng lại thừa ra một suất, biết đâu cái suất đấy lại rơi vào đầu mình cũng nên.
Mấy cử nhân chuẩn bị tham gia thi hội khấp khởi mừng thầm, sợ Phó Vân anh đổi ý liền nói sang chuyện khác.
Viên Tam là nghé con mới sinh không sợ cọp, nói nhỏ với Phó Vân anh: "Dù sao ta cũng sẽ lên kinh thành với lão đại, nhân tiện đi thi một lần, dù thi không đỗ cũng coi như trải nghiệm một phen là tốt rồi!"
Giải nguyên ngồi cùng bàn với bọn họ nghe vậy thì cười, tỏ vẻ khinh thường.
Viên Tam không tức giận, "một lần thi không đỗ, còn có lần hai, lần ba, thi tới năm bốn mươi tuổi cũng chưa muộn đâu nhỉ?"
Mặt Giải nguyên biến sắc. Năm nay ông ta vừa đúng bốn mươi tuổi, Viên Tam ăn miếng trả miếng, cười nhạo ông ta đây mà.
Thấy hai người sắp cãi nhau tới nơi, Phó Vân anh lại nói sang chuyện khác: "Nghe nói quan chủ khảo kì thi hội lần này là Lại Bộ Thị lang Thôi đại nhân."
Mấy cử nhân trong bữa tiệc vội vàng dỏng tai lên nghe nhưng nàng lại ngừng lại, không nói thêm gì nữa.
Những người khác chờ đợi hồi lâu, thấy nàng thực sự không có ý định nói tiếp, cảm thấy nôn nóng khó chịu liền châu đầu ghé tai bàn bạc với nhau. Giải nguyên là người kích động nhất, ông ta là Giải nguyên của Hồ Quảng, rất tự tin có thể thể hiện tốt ở kì thi hội nên đương nhiên sẽ quan tâm tới việc người được chọn làm quan chủ khảo là ai.
Diêu Văn Đạt viết thư nói với Phó Vân Chương, việc chọn chủ khảo và phó khảo vẫn chưa có quyết định cuối cùng nhưng Thôi Nam Hiên nhất định sẽ là một trong những quan giám khảo lần này. Ông ta còn dặn dò Phó Vân Chương nghiền ngẫm sở thích của Thôi Nam Hiên cho kỹ càng, những cống sĩ thi lại thường không được lòng người, hay bị những người thi cùng năm dè bỉu, vậy nên y cũng chẳng cần phải nghĩ tới họ làm gì, chỉ cần thi tốt cho họ sáng mắt ra là được.
Phó Vân Chương sợ Phó Vân anh không vui nên không nói gì với nàng.
Nhưng nàng vẫn biết được, trong lòng cũng chẳng có gì xao động, chỉ dựa vào những hiểu biết của mình về Thôi Nam Hiên, nghĩ ra không ít đề bài cho Phó Vân Chương, giúp y ôn thi.
Người quen làm giám khảo, thế nào cũng vẫn có chỗ lợi.
Từ ngày thứ ba, những người ở huyện khác cũng đã bắt đầu mang quà tặng tới phố Cống Viện chúc mừng, nhiều người còn vừa mang danh thiếp, quà tặng, dọc đường còn rêu rao, thổi kèn đánh trống cho ai cũng biết.
Người dân bên huyện Hoàng Châu nghe nói Phó Vân anh đỗ kinh khôi bèn chửi mắng người trong dòng tộc, có người tức quá không chịu được tới thẳng nhà mà chửi mắng. Huyện này khó khăn lắm mới có một cống sĩ, một cử nhân nhưng cuối cùng đều bị ép đi cả, về sau họ chắc chắn sẽ không quan tâm gì tới quê nhà nữa, như thế chẳng phải là đuổi Bồ Tát đi hay sao?
Người trong tộc giờ có hối cũng không kịp, tuy rằng những kẻ đã làm hại Đại Ngô thị, Lư thị đều đã rơi vào cảnh táng gia bại sản, không liên quan tới những người khác nhưng khi ấy bọn họ hoàn toàn không chủ động che chở cho người nhà của tứ lão gia, cử nhân lão gia thế nào cũng sẽ giận bọn họ. Giờ phân tông thì cũng đã phân tông rồi, có muốn được thơm lây cũng chẳng có hy vọng gì, hơn nữa còn có thể bị cử nhân lão gia xử lý nên cuối cùng chỉ có thể trơ mắt mà nhìn cử nhân lão gia mà thôi.
Tất cả là do tộc trưởng và đám tộc lão tham tiền biến chất, chèn ép mẹ góa con côi nhà người khác, nếu không phải do đám tộc lão ấy, Phó gia bọn họ đã có ba người trẻ tuổi có tiền đồ, chẳng mấy chốc sẽ trở thành thế gia đại tộc rồi, không phải sao?
Người trong tộc không cam lòng, tới tận phủ Võ Xương, đưa một phần quà lớn cho quản gia, hỏi thăm liệu Phó Vân anh có thể về quê mở tiệc rượu hay không.
Nếu về quê, người trong tộc có thể chớp lấy cơ hội này nhận tội với nàng, đang ngày vui, cử nhân lão gia nhất định sẽ giữ cho bọn họ mấy phần thể diện, răng còn có lúc cắn phải lưỡi, huống gì là máu mủ tình thâm, về sau vẫn là người một nhà.
Quản gia không dám nhận quà của người trong tộc, hỏi Phó Vân Chương có muốn về huyện Hoàng Châu mở tiệc trước khi đi hay không.
Y cười nhạt, mặt lạnh lùng, "Sau này đừng hỏi ta những chuyện như thế này nữa."
Quản gia vội vàng nhận lỗi, ra ngoài đuổi người trong tộc đi.
Người trong tộc hối hận đến xanh cả ruột, nhìn nhau không nói, mặt mũi sầm sì rời khỏi phủ Võ Xương.
Lúc gió thu thổi bay những bông hoa quế tàn cuối cùng, Phó Vân Chương cuối cùng cũng hoàn thành kế hoạch cho chuyến đi này, đầu tiên họ sẽ đi thuyền tới Dương Châu rồi đi theo kênh đào phía bắc đi thẳng tới kinh thành.
Đợi tới lúc Phó tứ lão gia đón Phó Nguyệt trở về, bọn họ sẽ khởi hành.
Hôm nay ngồi trong đình viện ngắm trăng, ánh trăng loang loáng như nước, xung quanh có một làn sương mù nhàn nhạt bao phủ, mọi người ngồi trong đình hóng gió bên hồ, nhìn hơi nước trên hồ lan tỏa như thể ngồi giữa những đám mây.
Phó Vân anh ngồi bóc cua, đắm chìm trong ánh trăng thanh lãnh trong đình viện, nói: "Người xưa nói "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" [2], giờ đã là mùa thu, không biết mùa thu ở Dương Châu sẽ ra sao."
[2] Trích "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, dịch ra là "Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu".
Phó Vân Chương đặt chén trà trong tay xuống, cười cười, "Lúc tới đó sẽ đưa đệ đi dạo Tây Hồ, vườn tược ở Dương Châu cũng rất đặc sắc. Dương Châu giàu có, dân chúng cởi mở, mỗi độ xuân về, nam nữ trong thành ra ngoại thành du ngoạn, những chiếc thuyền chen chật cả dòng sông chảy ra ngoại thành."
Cảnh sắc đông vui náo nhiệt như thế, chỉ cần nghĩ tới thôi đã khiến cho người ta vui vẻ.
Chu Hòa Sưởng là kẻ chuyên phá đám, nhắc tới một "đặc sản" khác của Dương Châu: "Nhị ca đã gặp Dương Châu sấu mã [3] đích thực bao giờ chưa?"
[3] "Dương Châu sấu mã" (sấu mã là ngựa gầy) là một cụm từ mang tính nhục mạ với nữ giới, ý nói những người phụ nữ có thể tùy ý chà đạp, tàn phá, tương tự việc dễ dàng ép buộc một con ngựa nhỏ bé gầy yếu. "Dương Châu sấu mã" đích thực thường là những cô gái từ nhỏ đã được mua về, được nuôi dạy theo tiêu chuẩn tiểu thư khuê các (hoặc gái lầu xanh) để sau này bán/tặng cho quan lớn hoặc người giàu có làm đồ chơi. "Dương Châu sấu mã" đích thực có địa vị cực kỳ thấp, thấp hơn tiểu thiếp nhiều vì tiểu thiếp cũng phải xem bát tự, mối lái, có xuất thân rõ ràng, còn "Dương Châu sấu mã" chỉ đơn thuần là một món đồ chơi.
hắn theo Phó Vân anh, gọi Phó Vân Chương là nhị ca.
...
Phó Vân anh sắp lên phía bắc, tới kinh thành, nếu như không có gì trục trặc thì sẽ không qua lại Hồ Quảng nữa, thậm chí còn có thể cả đời không quay lại.
Chu Hòa Sưởng ban đầu chỉ vui vì việc nàng thi đỗ cử nhân, đến lúc biết lần này nàng đi rồi sẽ không trở lại, lòng đau như dao cắt, ngồi trong Vương phủ khóc lóc một hồi.
Sở Vương cười chua chát, nói: "Bảo Nhi, cả đời này cha con ta đều không thể ra khỏi phủ Võ Xương, con giờ đã hiểu được nỗi khổ trong lòng cha rồi chứ?"
Chu Hòa Sưởng gật đầu, ôm Sở Vương rơi lệ, "Cha, sau này con sẽ không chê cười cha suốt ngày muốn trốn ra ngoài chơi nữa."
Sở Vương đau lòng âm ỉ, con trai không hiểu nổi nỗi sầu muộn của ông ta, ông ta buồn, nhưng giờ con trai cuối cùng cũng hiểu được cảm giác của ông ta, ông ta vẫn chẳng vui cho nổi.
Nếu như có thể, ông ta hy vọng cả đời này con trai ông ta sẽ luôn vui vẻ.
Nhưng Chu Hòa Sưởng lại kiên cường hơn nhiều so với tưởng tượng của Sở Vương, hắn buồn bực mấy ngày nhưng rồi cũng lau khô nước mắt, còn an ủi Sở Vương: "Tuy sau này không được gặp Vân ca nhi nữa nhưng bọn con vẫn có thể viết thư mà! Con không thể cản trở tương lai của đệ ấy được! Tới lúc đệ ấy thành quan lớn vẫn có thể quay lại thăm con."
Làm phiên vương chẳng bao giờ phải lo nghĩ chuyện áo cơm, muốn gì được nấy, tuy cái giá phải trả khá đắt, cả đời không thể ra khỏi phủ Võ Xương nhưng hắn vẫn toàn tâm toàn ý muốn làm thế tử của phiên vương.
Sở Vương bực mình tới mức bật cười, cái thứ không có tiền đồ này!
không nỡ rời xa Phó Vân anh, mấy ngày nay Chu Hòa Sưởng đã dứt khoát chuyển tới Phó gia ở.
...
Nghe Chu Hòa Sường hỏi bừa một câu về Dương Châu sấu mã như thế, Phó Vân Chương cau mày, liếc mắt nhìn thoáng qua Phó Vân anh.
Nàng biết Dương Châu sấu mã là gì. Quan viên ở kinh sư đi xuống phía nam nhậm chức, dường như ai cũng nuôi ngoại thất bên ngoài, quan viên phía nam lên kinh thành làm việc cũng sẽ mua một nữ tử xuất thân ở Bắc Trực Lệ để lo liệu việc nhà. Phụ nữ vốn không tiện ra ngoài, còn phải chăm sóc cha mẹ chồng ở nhà, hơn nữa sức khỏe không tốt, đi đường xa dễ bị bệnh, không tiện đi theo chồng ra ngoài làm việc, có nhiều quan viên cứ tới chỗ nào sẽ lại mua một nữ tử được dân địa phương đào tạo ra làm thiếp, tới lúc đi lại bán qua tay hoặc tặng cho người khác. Ngoài ra còn có những mỹ cơ được quan lại cấp trên, đồng liêu hoặc cấp dưới tặng.
Kiếp trước, Thôi Nam Hiên từng có một thời gian ngắn rời xa kinh thành, khi đó bề ngoài nàng vẫn tỏ ra không mấy quan tâm nhưng thực ra vẫn sợ hắn cũng như những người khác trêu hoa ghẹo nguyệt bên ngoài.
Nguyễn thị từng ngầm nhắc nhở nàng, bảo nàng là phụ nữ thì không thể ghen tỵ, nếu có một ngày như thế thật thì cũng phải rộng lượng bởi vì nếu không rộng lượng thì cũng chẳng làm gì khác được, chi bằng tự nghĩ thoáng ra một chút.
Nàng nhớ lại khi còn nhỏ, các anh ai cũng chê cười nàng, nói nàng nhìn thì có vẻ nghe lời nhưng thực ra rất táo bạo, sau này lấy chồng cần phải kiềm chế một chút.
Lấy chồng theo chồng, sau này lớn lên nàng không thể thoải mái như thế được nữa.
Giờ nghĩ lại, cuộc sống trong kiếp trước kia dường như đã cách nàng rất xa, xa tới độ dường như đã trở thành kí ức của một người khác.
Kiếp này, tuy rằng cũng có những lúc khó khăn nhưng nàng vẫn luôn tiến về phía trước, sống thực sự rất vui vẻ.
Chu Hòa Sưởng còn nháy mắt với Phó Vân Chương, cười hề hề, híp cả mắt, "Dương Châu sấu mã ấy à, danh bất hư truyền, sờ chỗ nào chỗ nấy mềm mại, khuôn mặt này, eo thon này, tay nhỏ này, chân..."
Phó Vân anh bấy giờ mới hoàn hồn, đá hắn một cái, "Tiểu thế tử, ăn cua của huynh đi!"
"Á." Chu Hòa Sưởng nghĩ nàng xấu hổ nên cũng ngại, không dám nói mấy chuyện phong nguyệt nữa, cười đầy ẩn ý, cắm cúi ăn cua.
Phó Vân anh đẩy phần thịt cua đã được bóc sẵn tới trước mặt Phó Vân Chương.
Ăn cua là việc đòi hỏi sự khéo léo, còn y tới đi bộ cũng có thể tự vướng tự ngã, đương nhiên sẽ không thể bóc cua, lấy chiếc búa nhỏ đập một lúc sẽ đập thành một đống nát bét. Phó Vân anh biết đập vỏ gỡ thịt cua nhưng lại không thể ăn nhiều, ngồi cả tối bóc cua cho y.
Y nhận đĩa, sắc mặt tối sầm.
Ăn cua xong, Cát Tường đỡ Chu Hòa Sưởng về phòng.
Phó Vân Chương đưa Phó Vân anh về viện, ánh mắt dừng lại nơi mái tóc nàng. Nàng còn chưa tới tuổi trưởng thành (tuổi đội mũ), bình thường không thích dùng khăn lưới, chỉ dùng một miếng gấm để vấn tóc, tóc vừa dài vừa dày, đen nhánh mềm mại.
"Nhị ca, không sao đâu, những chuyện như thế này về sau cũng không tránh được."
Phó Vân anh thấy y muốn nói lại thôi, lên tiếng.
Đàn ông nói chuyện với nhau thường thích ngầm bàn tán chuyện gì? Ngoại trừ chuyện chính trị thì đương nhiên chỉ có đàn bà. Rất nhiều người nhìn thì đứng đắn nhưng cái gì cũng nói ra được, vừa mở mồm đã nói chuyện gối chăn.
Phó Vân Chương sợ nàng khó chịu trong lòng, dù sao nàng cũng là con gái, nghe đám đàn ông con trai dùng thứ giọng điệu không tôn trọng để bàn tán về phụ nữ, nhất định sẽ buồn lòng.
"Thực sự không sao mà, hồi muội còn đi học ở thư viện, đám người kia có cái gì không dám nói đâu." Nàng cười nói.
Phó Vân Chương thở dài, tự nhiên có cảm giác em gái ngoan được mình che chở bấy lâu, mới lớn lên một tí lại bị người khác dạy hư.
...
Bốn ngày sau, Phó tứ lão gia mới dẫn người quay lại phủ Võ Xương.
Hoắc Minh Cẩm đúng là nói được làm được, vừa tới kinh sư không được bao lâu, Phó Nguyệt đã không qua được vòng tuyển chọn tiếp theo, lý do là nhiễm bệnh trên đường lên kinh. Thực ra nàng cũng không bị sợ hãi gì, thái giám tuyển hôn đối xử rất tử tế với những tú nữ được chọn, họ được ăn thức ăn ngon lành, tinh tế, mặc váy áo tơ lụa, hằng ngày còn có thái giám dạy cho họ về quy củ trong cung, bảo họ làm thế nào để hành lễ với quý nhân. Đối với đa phần các tú nữ, những tháng ngày sau khi được lựa chọn còn sung sướng hơn nhiều so với hồi còn ở nhà nên bọn họ rất muốn được vào cung.
Phó Nguyệt ăn ngon ngủ tốt, giờ về tới phủ Võ Xương, Lư thị thậm chí còn nhận ra nàng còn mập hơn một chút, hơn nữa tính cách cũng trở nên khoáng đạt hơn, học quy củ mấy tháng cùng với những tú nữ khác, khí phái con người cũng đã thay đổi. Bà không thể không cảm thấy cảm xúc ngổn ngang, vừa khóc lại vừa cười.
Nàng là tú nữ được hoàng gia lựa chọn, trong nhà còn có hai người anh em họ nổi danh khắp Hồ Quảng, đồ cưới lại dồi dào, phong phú nên vừa trở về, người trong thành đã đua nhau tới nhà cầu thân.
Lư thị bàn bạc với Phó tứ lão gia, phải nhanh chóng quyết định việc này, tránh đêm dài lắm mộng, càng để lâu càng dễ có chuyện.
Phó tứ lão gia cũng định như vậy, chuyện hôn nhân của Phó Quế cũng sẽ được quyết định luôn, dù trong một thời gian ngắn tới sẽ không tuyển tú nữ lần như nữa nhưng ai mà biết được những quý nhân trong cung kia liệu có ngày nào đó tự dưng nổi hứng lên làm bọn họ khiếp vía nữa hay không.
Giờ con trai của những gia đình môn đăng hộ đối ở Hồ Quảng đầy ra đấy, họ muốn chọn lựa thế nào cũng được, ngày nào cũng có người tới nhà đưa thiếp, phụ nữ trong nhà dường như chọn tới hoa cả mắt.
Phó Vân Khải không trở về, hắn ở lại kinh thành chờ Phó Vân anh và Phó Vân Chương.
Phó tứ lão gia nói: "Kinh thành có nhiều người đọc sách, người mua sách cũng nhiều hơn. Giờ trong kinh nhà chúng ta cũng có một hiệu sách, để nó chăm lo, tới khi các con tới đó cũng có chỗ dừng chân."
Rồi ông dặn dò Phó Vân anh: "anh tỷ nhi, lần này may mà có Hoắc chỉ huy sứ, lúc con đi nhớ mang theo ít đặc sản, tới kinh thành rồi nhớ phải tới cảm ơn người ta."
Lần này Phó tứ lão gia lên phía bắc đã chuẩn bị quà cáp nhưng ông không biết Hoắc Minh Cẩm ở chỗ nào, nhờ người đem lễ vật tới chỗ thuộc hạ của chàng lại bị trả về.
Phó Vân anh đồng ý, ra hiệu cho người hầu trong phòng đi ra ngoài rồi mới nói: "Tứ thúc, con đi lần này, không biết tới năm nào tháng nào mới có thể quay về. Tứ thúc an tâm, con có chừng có mực. Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, tứ thúc cũng đừng lo sợ, Sở Vương sẽ giúp đỡ nhà chúng ta."
Mấy năm nay, nàng đã tạo ra một mạng lưới quan hệ trải rộng khắp Hồ Quảng, đợi tới khi những học sinh nàng đã dạy thi đỗ, ra làm quan thì mạng lưới này sẽ còn lớn mạnh hơn, nàng không cần phải lo lắng, sắp xếp gì nữa, sẽ không có ai dám khinh thường, chèn ép Phó tứ lão gia và cả nhà, sau này nàng không cần phải băn khoăn điều gì nữa.
Phó tứ lão gia thở dài, xoa đầu nàng, từ trước đến nay ông vẫn luôn sùng bái người đọc sách, một lòng tin tưởng Phó Vân anh và Phó Vân Chương, "Con đừng lo lắng chuyện ở nhà, tứ thúc hiểu mà, con và Vân Chương đều là những người có thể làm việc lớn."
"Mẹ con..." Phó Vân anh hơi ngập ngừng, "Đành phải nhờ tứ thúc chăm sóc giúp."
Nàng không định đưa Hàn thị lên kinh sư, Hàn thị thích cuộc sống vui vẻ, đầm ấm ở nhà, đi theo nàng thế nào cũng phải lo lắng suốt ngày, chi bằng ở lại phủ Võ Xương, ở đây còn có Sở Vương, có người Phó gia.
"Người một nhà thì còn cần phải khách sáo làm gì, con ở bên ngoài nhớ phải tự chăm sóc cho bản thân, năm sau tứ phúc sẽ tới kinh thành thăm con."
Hai chú cháu ngồi nói chuyện tới tận nửa đêm rồi ai mới về phòng nấy nghỉ ngơi.
...
Lúc lên đường, họ vẫn không thông báo cho bất kỳ ai, trời còn chưa sáng đã lặng lẽ ra phỏi phố Cống Viện, ra bến tàu, bước lên thuyền lớn.
Dòng sông sóng nước mênh mông, sương mù dày đặc, tuy chẳng thể nhìn rõ khung cảnh xung quanh nhưng bến tàu vẫn tấp nập như cũ, tiếng người í ới lẫn vào với tiếng sóng vỗ hết đợt này tới đợt khác.
Phó Vân anh khoác một chiếc áo choàng, đứng nơi đầu thuyền, phóng tầm mắt về phía Hoàng Hạc Lâu trên đỉnh núi cao chót vót, lẫn vào trong sương sớm.
Mặt trời dần dần hé lộ, tỏa xuống sơn cốc một luồng ánh sáng xán lạn lấp lánh ánh vàng, sương mù dần tan, sóng vỗ vào mạn thuyền ì oạp, Giang Thành tú lệ cứ mờ dần, mờ dần, cho tới khi hòa vào đường chân trời.
Những ngày tháng gian khổ học tập mấy năm nay dần hiện lên trong đầu.
Nàng khẽ mỉm cười, nhìn về phía Trường Giang nước chảy về đông, dưới ánh mặt trời, nước gợn dập dềnh.
Ánh mắt hướng về một điểm xa, trước mắt là một vùng sáng lộng lẫy huy hoàng.
Từ biệt nhiều năm, nàng lại trở về...
...
Lúc tới Dương Châu, không ngờ hoa quế ở Dương Châu vẫn đang nở rộ.
Phía nam giàu có và đông đúc, phụ nữ nuôi tằm dệt vải không thôi cũng đủ tiền nuôi cả nhà, bởi vậy nên phong tục cũng cởi mở hơn các vùng lân cận nhiều, phụ nữ bình thường có thể thoải mái, phóng khoáng ra ngoài dạo chơi. So sánh với Hồ Quảng, Dương Châu không chỉ có phố phường phồn hoa mà phong cách của người dân trên đường cũng khác biệt.
Phó Vân Chương đưa Phó Vân anh và Viên Tam đi du hồ vẫn thường nhìn thấy những nhóm phụ nữ cùng nhau ra ngoài chơi. Đôi khi bọn họ còn gặp được những người lớn đưa con gái chưa lấy chồng trong nhà ra ngoài ngắm cảnh, những người phụ nữ đó thấy ba người họ tuổi còn trẻ, tuấn tú lịch sự, hơn nữa còn đều là người có công danh nên chủ động phái người nhà đi tới thăm dò xem họ đã có hôn phối hay chưa, dẫu bị từ chối cũng không tỏ ra hụt hẫng, vui vẻ ra về.
Viên Tam chưa từng gặp việc như vậy trước đây, chặc lưỡi cảm khái hồi lâu.
Họ ở lại Dương Châu mấy ngày rồi theo kênh đào đi lên phía bắc.
Bởi Phó Vân Chương không cần tham gia thi hội, họ không vội vã lên kinh, dọc đường vừa đi vừa dạo chơi.
Phó Vân anh theo Phó Vân Chương tới thăm các danh lam thắng cảnh các nơi, mỗi khi thuyền cập bờ, họ liền xuống thuyền đi dạo khắp phố phường, còn lúc ở trên thuyền thì thường viết và sắp xếp bản thảo, gửi về Hồ Quảng khắc in thành sách để bán. Bản đồ nàng vẽ trước đây đều dựa trên miêu tả của những người đi trước, không thể xuất bản, nhân dịp lên phía bắc lần này, nàng và Phó Vân Chương cùng ghi lại về đường đi, trạm dịch và những đặc điểm trên đường đi, viết tổng cộng bốn mươi chương, đóng thành sách, cùng đứng tên nộp cho quan phủ kiểm duyệt, đợi quan phủ chấp nhận là có thể khắc bản in.
Tới phủ Thông Châu, thuyền còn chưa vào bến, Phó Vân Chương đã bảo Phó Vân anh mặc áo choàng vào, đưa chiếc lò sưởi tay bằng đồng cho nàng, "Tuyết rơi rồi."
trên trời vẫn còn ráng hồng, trời đổ tuyết lớn, bờ sông đã phủ kín toàn tuyết là tuyết. Người trên bờ mặc những bộ quân áo mùa đông dày cộp, đội mũ nỉ ấm áp, tay giấu vào trong tay áo, đi lại tấp nập.
Viên Tam chưa từng gặp tuyết phương bắc nên vô cùng hưng phấn, vừa xuống thuyền đã chạy vội lên vờ, oạch một tiếng nằm ngửa ra nền tuyết, tạo thành một hình chữ Đại (大) lớn trên tuyết, "Tuyết phương bắc lớn thật đấy!"
Những hạt tuyết lớn rơi ào ạt, dày đặc, hoàn toàn khác với những bông tuyết mềm nhẹ ở phương nam.
hắn khỏe mạnh, không sợ lạnh, nghịch tuyết say sưa.
Phó Vân anh không dám đội tuyết ra khỏi thuyền. Trước kia ở Cam Châu, sức khỏe nàng đã không tốt, tới Hồ Quảng ấm áp nghỉ ngơi một thời gian, mấy năm nay chưa từng bị bệnh, cuối cùng sắp tới Thông Châu lại ngã bệnh.
Bởi vậy, Phó Vân Chương lo lắng sốt ruột, đẩy nhanh hành trình, định tới kinh thành sớm hơn một chút để mời danh y chẩn trị cho nàng. Y là người từng bị bệnh tật giày vò, không thể chịu nổi cảnh nàng cũng ngã bệnh.
Trương đạo trưởng từng nói trước kia nàng từng bị bệnh nặng, dự đoán rằng sau này bệnh cũ sẽ không tái phát nhưng mà chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Phó Vân anh trở tay không kịp, nàng cứ tưởng rằng mấy năm nay mình kiên trì rèn luyện, thân thể đã trở nên khỏe mạnh hơn. Nàng chỉ cần đẩy một cái đã có thể làm đổ một chum trứng vịt muối, đến Phó tứ lão gia cũng không có sức như nàng.
không biết là do đã hoàn toàn thả lỏng tâm hồn, quên đi chuyện cũ hay chuyến đi này đã làm tầm mắt nàng rộng mở, tóm lại nàng tuy ngã bệnh nhưng vẫn vui vẻ, tâm hồn chưa bao giờ thư thả như thế, vẫn có tâm trạng nói đùa với Phó Vân Chương, "Trương đạo trưởng bảo muốn tặng muội mấy viên thuốc, muội không lấy, nếu biết trước thì đã mang theo rồi, ông ta nói mấy viên thuốc đó có thể chưa bách bệnh cơ đấy."
Phó Vân Chương khẽ cau mày, giơ tay cốc nhẹ lên đầu nàng một cái, không trả lời.
Bởi giữa đường mới thay đổi hành trình, Phó Vân Khải vẫn chưa biết họ đã tới kinh thành, lúc xuống thuyền không có ai ra đón.
Đầu tiên, cả đoàn tìm tới khách điếm tránh tuyết.
Khách điếm đốt chậu than cho ấm, bên trong nhốn nháo lộn xộn, tất cả đều là lữ khách mới từ trên thuyền xuống, người người thao thao bất tuyệt bằng đủ thứ giọng địa phương, trời nam biển bắc nơi nào cũng có.
Người quá đông, nhã gian không còn chỗ nữa, Phó Vân Chương để Phó Vân anh ngồi nghỉ trong một góc trong sảnh, chụp một chiếc mũ dạ thật lớn lên đầu nàng, thấy nàng mơ màng sắp ngủ bèn dặn Viên Tam chú ý chăm sóc cho nàng, đưa Liên Xác ra ngoài thuê xe thuê kiệu.
...
Xuống thuyền, Hoắc Minh Cẩm đi dọc theo thềm đá, bước lên bậc thang, tuyết bay đầy trời, chàng nhận áo choàng từ tay tùy tùng, khoác lên vai, cúi đầu đi giữa trời tuyết lớn.
Đôi ủng gấm bước trên nền đất đầy tuyết đọng.
Kiều Hằng Sơn cắm đầu cắm cổ theo sát chàng, khe khẽ nói: "Nhị gia, chuyện con gái Thẩm gia vào cung có biến cố mới, có tin từ trong cung truyền ra, hóa ra Thẩm thủ phụ không muốn cho con gái Thẩm gia làm Hoàng hậu mà là hướng về phía Thái tử. Hoàng hậu cũng chọn được rồi, chỉ là một người xuất thân bình thường, con gái một thiên hộ mà thôi. Con gái Thẩm gia trở thành Thái tử phi, hai tú nữ khác được chọn làm phi, mười tú nữ là phiên vương phi."
Ai cũng nghĩ con gái Thẩm gia vào cung để làm kế hậu, không ngờ Thẩm Giới Khê từ đầu đã không định đặt nữ nhân bên cạnh Hoàng đế, vị trí mà Thẩm gia hướng tới là Thái tử phi.
Khóe miệng Hoắc Minh Cẩm nhếch lên.
Thẩm gia quá hấp tấp, họ biết nếu Thẩm Giới Khê mà chết, những công tử đã làm nhiều việc ác của Thẩm gia kia ắt sẽ chết không có chỗ chôn nên phải tìm đường khác, định lấy lòng Thái tử.
Như thế chẳng phải nói thẳng với Hoàng thượng rằng Thẩm gia bọn họ không chỉ muốn nắm giữ triều đình mà còn định khống chế người thừa kế của hoàng thất hay sao?
Đương nhiên cũng có thể nói là Thẩm Giới Khê chủ động lùi lại một bước, định xoa dịu quan hệ với Hoàng thượng.
"không cần để tâm." Chàng ra lệnh.
Kiều Hằng Sơn thưa vâng.
Đợi một lúc, bến tàu càng lúc càng đông, tùy tùng dắt ngựa tới.
Hoắc Minh Cẩm lên ngựa, kéo dây cương, đưa mắt lơ đãng nhìn về phía bến tàu bỗng khựng lại.
Kiều Hằng Sơn vội hỏi: "Nhị gia có việc gì không ạ?"
Hoắc Minh Cẩm dõi mắt nhìn về phía mấy người khách đang đi về phía khách điếm, không nói không rằng, trên mặt không biểu lộ cảm xúc gì.
Kiều Hằng Sơn biết tính chàng, không dám tới gần quấy rầy, đưa mắt ra hiệu cho những tùy tùng đang định hỏi thăm điều gì lùi lại.
Mấy chục người liền đứng chờ giữa màn tuyết dày đặc, gió bắc quất trên mặt họ đau nhói.
Tới tận khi tuyết đọng lại tạo thành một lớp trên đầu vai, chân tay đã lạnh cóng cứng đờ, Kiều Hằng Sơn rốt cuộc mới nghe thấy Hoắc Minh Cẩm nói một câu, "Cao lên rồi."
Kiều Hằng Sơn nghe mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
...
Từ lúc ở trên thuyền, Phó Vân anh đã uống thuốc trị ho, giờ thuốc mới có tác dụng, mệt mỏi, tựa vào tường ngủ gà ngủ gật.
Lúc còn đang mơ mơ màng màng bỗng nghe thấy tiếng tranh cãi.
Hai đội khách mới xuống thuyền đang tranh cãi chỉ vì một cái chậu than, cãi cọ một lúc thì xông vào đánh nhau, đụng vào chậu than đang cháy bừng bừng, những hòn than cháy đượm lăn đầy ra mặt đất.
Ngay lập tức có tiếng la thảm thiết vang lên, những người xung quanh vội vàng dạt sang một bên tránh, những người không kịp tránh liền bị bỏng, đau đớn, sợ hãi.
Viên Tam phản ứng rất nhanh, vơ chiếc áo choàng chắn tuyết, quấn Phó Vân anh lại, chặn mấy viên than đỏ hồng văng tới, không để cho nàng bị bỏng.
hắn vứt chiếc áo choàng bị cháy hỏng sang một bên, kéo Phó Vân anh, "Lão đại, không bị bỏng chứ?"
Phó Vân anh lắc đầu, chiếc mũ trên đầu rơi xuống, lộ ra khuôn mặt tái nhợt do bị bệnh.
Những người đánh nhau vẫn còn đang hùng hùng hổ hổ, những người xung quanh lại không thể không để ý tới Phó Vân anh.
Mi thanh mục tú, khí độ xuất chúng, đứng giữa sảnh khách điếm chẳng khác gì hạc giữa bày gà, không cần mở miệng cũng đã thu hút được ánh mắt mọi người.
Bọn họ khe khẽ bàn tán:
"Đẹp thật, hẳn là người ở phía nam đúng không?"
"Ta nhìn thấy hắn xuống thuyền, đúng là từ phía nam tới, khí hậu phía nam tốt thật, nuôi người cũng tốt."
Giữa tiếng ồn ào, trong một góc, một cặp mắt đào hoa hơi nheo lại, một công tử thế gia mặc chiếc sưởng y màu nguyệt bạch nhìn về phía Phó Vân anh, nét cười vương bên khóe miệng, bảo người bên cạnh, "Đưa tiểu tướng công tuấn tú kia đưa lại đây cho ta."
Người này thưa vang, đi tới bên cạnh Phó Vân anh, chẳng nói lời nào, đưa tay định kéo nàng.
Viên Tam và tôi tới Phó gia lập tức đẩy người kia ra.
Người kia cũng là người có lai lịch, không thèm để ý tới bọn họ, tùy tùng mặc áo suông nhìn họ uy hiếp: "Công tử nhà ta là cháu đích tôn của Binh Bộ thượng thư, đánh giá cao tiểu quan nhân nhà các ngươi, muốn kết bạn với hắn."
Phó Vân anh hơi nhướn mày.
Binh Bộ thượng thư là người quen.
Kiếp trước, công tử nhà Binh Bộ thượng thư từng định cầu hôn nàng, sau đó Thôi Nam Hiên tới kinh sư vừa đúng lúc, chuyện hôn nhân này thất bại, công tử nhà thượng thư từng sử dụng vũ lực để ép Thôi Nam Hiên trả lại tín vật, Thôi Nam Hiên không đồng ý.
Binh Bộ thượng thư Chu đại nhân là người linh hoạt, thay đổi Hoàng đế, triều đình rung chuyển, ông ta vẫn giữ vững chức Binh Bộ thượng thư.
Nàng còn nhớ Chu đại nhân có hai đích tôn, người kia khẳng định mình là đích tôn của của Chu đại nhân, xét về tuổi tác, chắc chẳn là trưởng tôn của Chu gia, Chu Thiên Lộc.
Vương Đại Lang đứng chắn trước mặt Phó Vân anh, ưỡn ngực nói: "Công tử nhà ta là kinh khôi trong kì thi hương ở Hồ Quảng."
Người hầu Chu gia kinh ngạc, quan sát Phó Vân anh thật kỹ, do dự định lùi lại.
Thiếu gia gây họa, suýt nữa bị lão thái gia tức quá đánh chết, lão thái thái thương cháu, đưa hắn đi suốt đêm ra khỏi kinh thành. Trốn bên ngoài mấy tháng, hôm nay vừa trở lại kinh thành, thiếu gia lại ngựa quen đường cũ, lần này tự nhiên lại chọc phải một cử nhân. Sắp thi hội rồi, đắc tội cử nhân hình như không hay lắm thì phải?
Thấy người hầu kẻ hạ chần chừ, Chu Thiên Lộc tức giận đùng đùng, kéo gã người hầu ra, đích thân xông về phía Phó Vân anh, chỉ vào nàng hỏi: "Ngươi, tên là gì?"
Thấy thiếu gia tức giận, tôi tớ Chu gia không dám do dự nữa, đồng loạt lao về phía trước, dồn mấy người Phó Vân anh lại một góc.
Cháu trai của Binh Bộ thượng thư là là công tử ăn chơi trác táng nổi tiếng trong kinh, chẳng coi ai ra gì, dù có đánh chết người đi chăng nữa thì cùng lắm cũng chỉ bị người lớn trong nhà đánh cho mấy gậy là cùng. Khách khứa trong sảnh sợ bị liên lụy, không dám đắc tội tới vị công tử ương ngạnh này bèn vội vàng sửa soạn hành lý, hớt hơ hớt hải chạy ra ngoài, thà chịu lạnh ngoài trời tuyết còn hơn ở chung một phòng với Chu Thiên Lộc.
Chưởng quầy và tiểu nhị của khách điếm càng không dám cản, lẳng lặng chạy ra ngoài từ cửa hông.
Hai người đánh nhau ban nãy đã nhanh chóng thu dọn hành lý, chạy mất dép từ bao giờ.
Trong sảnh chỉ còn lại đám người hầu Chu gia và mấy người Phó Vân anh.
Nàng căn bản không sợ Chu Thiên Lộc, băn khoăn một lúc, đang định mở miệng bỗng rầm một tiếng, cửa chính vốn đã bị đám người hầu Chu gia đóng lại khi nãy đã bị một người đá văng.
Tiếng bước chân vang lên rầm rập, mấy hộ vệ đầu đội mũ sáu mảnh, thân mặc duệ tán thêu hoa văn chìm tràn vào khách điếm, người cầm đầu nhìn vào trong sảnh, bước về phía Phó Vân anh.
Họ hông đeo đao, chân đi ủng, bước chân vững vàng, khí thế hùng hổ, chỉ cần nhìn thôi đã biết đó nhất định là người biết võ.
Chu Thiên Lộc ngây người, chẳng lẽ ông nội định đại nghĩa diệt thân, phái người tới bắt hắn sao?
Nhưng những người đó lại chẳng thèm để mắt tới hắn, đi thẳng về phía Phó Vân anh nói: "Là Phó công tử sao?"
hắn lấy một tấm bài ngà ra, "Cẩm Y Vệ."
Phó Vân anh giật mình.
Chu Thiên Lộc khẽ run lên.
Chú thích của editor:
Sưởng y dành cho nam
Truyện này cú nhất là tác giả hơi bất lực trong việc đặt tên, đặt tên trùng nhau khác cái họ, cái họ lại còn giống giống nên thi thoảng lại nhầm. Khổ lắm. Bạn Thiên Lộc này đối lập 100% với bạn Thiên Lộc cũ nha. Hehee
trên phố nhỏ tiếng chiêng trống vang trời, tiếng thanh la không dứt.
Phố Cống Viện nhiều tú tài, người đỗ cử nhân cũng nhiều, quan sai cưỡi ngựa hối hả qua lại, đưa tin mừng tới từng nhà.
Sáng sớm, các nhà trong phố đã sai người hầu đi ra nơi dán thông báo xem quế bảng, người trong nhà háo hứng chờ đợi, mong chờ tin tốt.
Có người vui thì ắt sẽ có người buồn.
Nhìn thấy quan sai từ xa chạy tới nhà mình báo tin vui, cả nhà đều không ai không vui mừng, người người đánh trống reo hò, hàng xóm láng giềng, không cần biết có quen biết hay không, cũng hòa vào những người tới báo tin, tới nhà xin ít rượu mừng.
Đến không khí cũng tràn ngập sự niềm vui, cười nói rổn rảng.
Cũng lại có những người mỏi mắt chờ mong, chờ mãi chờ mãi vẫn không chờ được tin mừng, chỉ có thể đóng cửa thở dài.
Bên này trước cửa vắng vẻ tới mức có thể giăng lưới bắt chim, bên kia ngựa xe tấp nập, người người chen chúc.
Trước tòa nhà Phó gia đương nhiên là cảnh tượng náo nhiệt, đông đúc toàn người là người, hàng xóm láng giềng xếp tới mấy vòng xung quanh.
Đội ngũ báo tin mừng khua chiêng gõ trống đi mấy vòng quanh thành rồi quay lại con phố nhỏ, kéo theo một đoàn người mặt tươi như hoa, ngày hôm đó họ chẳng làm gì cả, chỉ đi theo những người báo tin mừng tới các nhà có người đỗ cử nhân, vừa coi như lấy may, nhân tiện cũng có thể ăn chực uống chực nhận tiền lì xì của gia chủ.
Khoản đãi những người đưa tiền mừng tới, quản gia cười híp cả mắt, phân công kẻ hầu người hạ xung quanh lấy những bao lì xì đã được chuẩn bị sẵn ra, phân phát cho hàng xóm láng giềng đang đứng chật cứng trước cửa.
Từ chuyện chuẩn bị bàn tiệc, chiêu đãi quan sai, đến việc ghi chép lại danh mục quà tặng đều được quản gia gân cổ lên phân công người dưới đi làm, đám tôi tớ cũng cao giọng trả lời, cuối cùng, tất cả mọi người khản đặc cả giọng.
Già trẻ trai gái ai cũng muốn đổ về phía trước, muốn xem thử tin mừng trông thế nào.
Mấy trăm con người tụ tập một chỗ, tiếng cười tiếng nói vang vọng một góc trời.
Trong viện, Phó Vân anh căn bản không hề quan tâm tới tiếng ầm ĩ bên ngoài, rửa mặt xong, ăn bữa sáng rồi quay về phòng sửa soạn hành lý, còn bớt chút thời gian viết một phong thư cho Phó tứ lão gia.
Trong đình có hai cây hoa quế, trời đã vào thu, hoa quế thơm ngào ngạt, gió thổi qua, những đóa hoa nhỏ li ti màu vàng nhạt rơi ào ạt, tạo thành một lớp thảm nhung màu vàng dưới mặt đất.
Viết xong thư, nàng đứng dậy mở cửa phòng.
Cả sân bỗng nhiên trở nên yên tĩnh, đến tiếng côn trùng kêu, tiếng chim hót dường như cũng chợt nín bặt.
không biết ai là người khởi xướng, nha hoàn, bà tử và tôi tớ trên hành lang lập tức ngừng ngay việc đang làm lại, quỳ xuống dập dầu với nàng, tươi cười nói, "Chúc mừng lão gia, chúc mừng lão gia."
Phó Vân anh giật mình.
Tú tài được gọi là tướng công, cử nhân gọi là lão gia, về sau nàng cũng sẽ là lão gia.
Vương Đại Lang cắt ngang qua sân, chạy một mạch tới trước mặt Phó Vân anh, mặt cũng tươi cười, chắp tay nói: "Lão gia, người tới chúc mừng đông quá, thế nào ngài cũng phải ra ngoài gặp một lần mới được."
Hơn một nửa số học sinh của Giang Thành thư viện tới, Lý đồng tri tới, tri phủ mới cũng phái con trai của chính mình tới chúc mừng nàng, khách khứa ùn ùn kéo tới, chẳng còn đủ chỗ đứng trong sân nữa.
Phó Vân anh ho khan một tiếng, "Thôi cứ gọi ta là thiếu gia đi."
Vương Đại Lang cười đon đả: "Làm sao thế được, giờ ngài đã là cử nhân lão gia rồi."
Phó Vân anh lắc đầu bật cười.
Ra khỏi viện, nàng đi thẳng về phía chính đường.
Dọc đường đi, kẻ hầu người hạ nhìn thấy nàng lập tức quỳ rạp xuống bái lạy. Trong mắt dân chúng bình thường, cử nhân là quan lão gia, thân phận cao quý, không thể đắc tội.
Ban đầu nàng còn bảo họ đứng dậy, sau đó cũng đành bó tay, dặn Vương Đại Lang nhớ phát tiền thưởng cho mọi người.
Tin mừng được dán ở nơi dễ thấy nhất ở chính đường, trên đó viết: "Chúc mừng Phó lão gia, húy Vân, người huyện Hoàng Châu, đỗ kinh khôi xếp thứ ba trong kì thi hương ở Hồ Quảng, kinh báo liên đăng hoàng giáp." [1]
[1] "Kinh khôi" chỉ những người đỗ đầu trong kì thi. "Kinh báo liên đăng hoàng giáp" là lời nói khách sáo khi chúc mừng người thi đỗ trong các kì khoa cử, mình không hiểu chính xác, đại loại nghĩa là tin mừng sẽ nhanh chóng được đưa tới nhà và lan truyền khắp nơi.
Mấy người hầu kẻ hạ đứng canh bên cạnh tin mừng ưỡn ngực một cách đầy tự hào trong cái nhìn chăm chú của những người xung quanh.
Quá nhiều người tới báo tin và chúc mừng, bàn tiệc được bày ra khắp nơi quanh hành lang, ban đầu vốn chỉ dự định bày ba mươi mấy bàn tiệc rượu, sau đó liên tục có thêm người tới nhà chúc mừng, nhà bếp thực sự không làm xuể, tửu lâu trong thành chủ động bưng rượu và thức ăn tới biếu, rượu và món ăn ngon ùn ùn kéo tới, rất nhiều khay lớn đầy ắp được đưa tới nhà.
Phó Vân Chương lúc này đang nói chuyện với Lý đồng tri, nhìn thấy Phó Vân anh ra ngoài liền dẫn nàng tới từng bàn mời những người quen biết uống rượu.
Tuy nàng nhỏ tuổi nhưng đã đảm nhiệm chức trợ giáo ở Giang Thành thư viện, học sinh trong thư viện coi nàng là thầy, giờ thấy nàng đỗ cử nhân nhưng biết nàng bình thường không thích cười cợt, không dám chuốc rượu, chỉ nói mấy câu chúc mừng.
Những vị khách lớn tuổi hơn thấy nàng trẻ tuổi nên cũng không ép nàng uống rượu, đa phần đều kéo nàng ra nói mấy câu cổ vũ.
Chỉ có mấy người bình thường không qua lại thân thiết nhiều lắm với nàng mới vội vã tới đây tạo quan hệ, cố gắng làm mọi cách lôi kéo làm quen với nàng, nhất định phải uống mấy chén với nàng cho bằng được. Phó Vân Chương chỉ đối đáp dăm ba câu đã tách nàng ra khỏi bọn họ.
Mời rượu một lượt, nàng cũng uống sơ sơ mấy chén rượu ngọt.
Trong viện tràn ngập khách khứa, đông đúc ồn ào, nhưng nàng vẫn giữ được sắc mặt bình tĩnh, trên môi luôn giữ một nụ cười nhẹ nhàng, chẳng khác gì thường ngày.
Lý đồng tri âm thầm gật đầu.
Phó Vân anh đi một vòng chào hỏi rồi hỏi Vương Đại Lang: "Sao không thấy Viên Tam đâu cả? hắn đỗ thứ mấy?"
Vương Đại Lang trả lời: "Viên thiếu gia cũng thi đỗ, đỗ thứ bốn mươi, ngài ấy cầm tin mừng đi rồi, nói không quen biết người ở đây, không muốn xuất hiện."
Trong kì thi hương lần này, Giang Thành thư viện chỉ có nàng và Viên Tam thi đỗ, mấy người Đỗ Gia Trinh, Trần Quỳ, Lý Thuận không may thi trượt, nhưng dù sao họ vẫn còn trẻ, không quá thất vọng vì thất bại lần này.
Viên Tam chắc hẳn đã trở về phòng tự ăn mừng một mình, hắn không thích rào trước đón sau, nói những lời khách sáo với người khác nên giờ đã trốn trong phòng uống rượu ăn thịt. Người trong thư viện biết hắn không phải là người phủ Võ Xương, cứ tưởng rằng hắn đã về quê ăn mừng nên cũng không vội tìm gặp hắn.
Phó Vân anh dở khóc dở cười.
Tiệc rượu đông vui, phía ngoài tường viện vang lên một tràng pháo đốt đì đùng đinh tai nhức óc, Chu Hòa Sưởng cưỡi một con ngựa cao lớn đi tới chúc mừng Phó Vân anh. Từ trước đến nay hắn chưa từng biết khiêm tốn, kiềm chế là gì, lần này còn dẫn cả trăm người hầu kẻ hạ tới góp vui, nhạc nhẽo vang trời, phô trương tới mức long trọng hơn cả những người tới nhà Giải nguyên (người đứng đầu kì thi hương) báo tin mừng.
Người không biết có khi còn tưởng hắn đi rước dâu.
Đích thân Phó Vân anh ra mặt đón tiếp hắn, nàng nói: "Vẫn biết là huynh vui mừng, nhưng dù sao cũng không nên đưa nhiều người tới như thế làm gì."
Đến Giải nguyên cũng không làm rùm beng như thế.
Chu Hòa Sưởng nhét một chiếc hộp sơn đen khảm trai bọc gấm vào tay nào, vui vẻ nói: "Ta cũng tham gia thi hương nhưng đến tên cũng không được ghi lên bảng. Đệ thi đỗ, ta cảm thấy vui như thể chính bản thân mình thi đỗ ấy!"
Phó Vân anh mở chiếc hộp ra, ánh sáng của châu ngọc tỏa ra lấp lánh, mấy người đứng gần đó không thể nào nuốt khan một cái.
Nàng vội vàng đóng nắp lại, Chu Hòa Sưởng tặng quà cho ai, tiêu chí lựa chọn là càng đắt càng tốt, vàng bạc thì đã là gì, lần này quà tặng của hắn là châu ngọc, vô cùng có giá trị, lấy bừa một viên ra bán cũng có thể được mấy ngàn lượng bạc.
"Đệ đừng từ chối, với ta mà nói, mấy thứ này cũng có đáng mấy đâu." Chu Hòa Sưởng giữ tay nàng lại, mặt tươi roi rói.
Phó Vân anh mỉm cười lắc đầu, đành nhận chiếc hộp, đưa hắn về chỗ ngồi, biết hắn thích những chỗ đông người vui vẻ bèn xếp cho hắn ngồi cùng bàn với các học sinh đường Đinh.
Ầm ĩ tới tận tối tiệc mới tàn.
Phó Vân anh tiễn Lý đồng tri và những người khác ra ngoài rồi tới phòng dành cho khách tìm Viên Tam.
Viên Tam hiện giờ đang ngồi trước tờ giấy ghi tin mừng, nhấp một ngụm rượu rồi lại vuốt tờ giấy, ăn một miếng thịt rồi lại sờ tờ giấy, trên tay dính mực và phấn vàng nhem nhuốc nhưng dường như hắn cũng chẳng nhận ra, tiếp tục dùng tay bốc thịt nhét vào miệng nhai.
"Bố là cử nhân rồi!"
hắn say khướt, nghe thấy tiếng mở cửa bèn ngẩng đầu lên, nấc ọp một cái, nghệch miệng cười hơ hơ.
Phó Vân anh sai người hầu vào phòng hầu hạ hắn rửa mặt chải đầu. nói về thiên phú học tập, Viên Tam nhất định là người nổi bật nhất trong các học sinh của Giang Thành thư viện, bình thường hắn không phải người số một số hai gì nhưng đến mỗi kì thi quan trọng, hắn tuyệt đối sẽ không thi trượt, năm đó Viên huyện lệnh nhận ra điểm này nên mới cứu hắn, quả là có mắt nhìn người.
Hai hôm sau, những người có quen biết với Phó Vân anh ở phủ Võ Xương đều tới nhà chúc mừng, trên phố nhỏ ngựa xe tấp nập.
Trong lúc những người trong thành vẫn đang chúc mừng, mở tiệc, đốt pháo, tri phủ đích thân tổ chức một bữa tiệc thiết đãi những cử nhân mới, những người tham dự đều là những nhà nho có tiếng ở địa phương.
Phó Vân anh và Viên Tam tới dự tiệc, sau khi tới chào các thầy dạy của mình, họ không thể không nói mấy lời khách sáo với những người thi đỗ năm nay.
Mọi người thử thăm dò chuyện thi hội, nàng cười nói: "Tài hèn ít học, vẫn cần phải học thêm mấy năm nữa."
Học chính đang ngồi cách đó không xa, nghe thấy những lời này bèn gật đầu nói: "Ngươi còn nhỏ tuổi, cũng nên mài giũa thêm mấy năm."
Như vậy có nghĩa là tuy Phó Vân sẽ theo anh mình lên phía bắc nhưng sẽ không tham gia thi hội.
Những người khác nói mấy câu tỏ ra tiếc nuối nhưng trong lòng đều thầm nghĩ thật may mắn, có đối thủ là một người trẻ tuổi thiên tư thông minh lại còn tuấn tú như vậy mới đáng lo đấy! Giờ Phó Vân nói sẽ không thi lần này, vậy nghĩa là Hồ Quảng lại thừa ra một suất, biết đâu cái suất đấy lại rơi vào đầu mình cũng nên.
Mấy cử nhân chuẩn bị tham gia thi hội khấp khởi mừng thầm, sợ Phó Vân anh đổi ý liền nói sang chuyện khác.
Viên Tam là nghé con mới sinh không sợ cọp, nói nhỏ với Phó Vân anh: "Dù sao ta cũng sẽ lên kinh thành với lão đại, nhân tiện đi thi một lần, dù thi không đỗ cũng coi như trải nghiệm một phen là tốt rồi!"
Giải nguyên ngồi cùng bàn với bọn họ nghe vậy thì cười, tỏ vẻ khinh thường.
Viên Tam không tức giận, "một lần thi không đỗ, còn có lần hai, lần ba, thi tới năm bốn mươi tuổi cũng chưa muộn đâu nhỉ?"
Mặt Giải nguyên biến sắc. Năm nay ông ta vừa đúng bốn mươi tuổi, Viên Tam ăn miếng trả miếng, cười nhạo ông ta đây mà.
Thấy hai người sắp cãi nhau tới nơi, Phó Vân anh lại nói sang chuyện khác: "Nghe nói quan chủ khảo kì thi hội lần này là Lại Bộ Thị lang Thôi đại nhân."
Mấy cử nhân trong bữa tiệc vội vàng dỏng tai lên nghe nhưng nàng lại ngừng lại, không nói thêm gì nữa.
Những người khác chờ đợi hồi lâu, thấy nàng thực sự không có ý định nói tiếp, cảm thấy nôn nóng khó chịu liền châu đầu ghé tai bàn bạc với nhau. Giải nguyên là người kích động nhất, ông ta là Giải nguyên của Hồ Quảng, rất tự tin có thể thể hiện tốt ở kì thi hội nên đương nhiên sẽ quan tâm tới việc người được chọn làm quan chủ khảo là ai.
Diêu Văn Đạt viết thư nói với Phó Vân Chương, việc chọn chủ khảo và phó khảo vẫn chưa có quyết định cuối cùng nhưng Thôi Nam Hiên nhất định sẽ là một trong những quan giám khảo lần này. Ông ta còn dặn dò Phó Vân Chương nghiền ngẫm sở thích của Thôi Nam Hiên cho kỹ càng, những cống sĩ thi lại thường không được lòng người, hay bị những người thi cùng năm dè bỉu, vậy nên y cũng chẳng cần phải nghĩ tới họ làm gì, chỉ cần thi tốt cho họ sáng mắt ra là được.
Phó Vân Chương sợ Phó Vân anh không vui nên không nói gì với nàng.
Nhưng nàng vẫn biết được, trong lòng cũng chẳng có gì xao động, chỉ dựa vào những hiểu biết của mình về Thôi Nam Hiên, nghĩ ra không ít đề bài cho Phó Vân Chương, giúp y ôn thi.
Người quen làm giám khảo, thế nào cũng vẫn có chỗ lợi.
Từ ngày thứ ba, những người ở huyện khác cũng đã bắt đầu mang quà tặng tới phố Cống Viện chúc mừng, nhiều người còn vừa mang danh thiếp, quà tặng, dọc đường còn rêu rao, thổi kèn đánh trống cho ai cũng biết.
Người dân bên huyện Hoàng Châu nghe nói Phó Vân anh đỗ kinh khôi bèn chửi mắng người trong dòng tộc, có người tức quá không chịu được tới thẳng nhà mà chửi mắng. Huyện này khó khăn lắm mới có một cống sĩ, một cử nhân nhưng cuối cùng đều bị ép đi cả, về sau họ chắc chắn sẽ không quan tâm gì tới quê nhà nữa, như thế chẳng phải là đuổi Bồ Tát đi hay sao?
Người trong tộc giờ có hối cũng không kịp, tuy rằng những kẻ đã làm hại Đại Ngô thị, Lư thị đều đã rơi vào cảnh táng gia bại sản, không liên quan tới những người khác nhưng khi ấy bọn họ hoàn toàn không chủ động che chở cho người nhà của tứ lão gia, cử nhân lão gia thế nào cũng sẽ giận bọn họ. Giờ phân tông thì cũng đã phân tông rồi, có muốn được thơm lây cũng chẳng có hy vọng gì, hơn nữa còn có thể bị cử nhân lão gia xử lý nên cuối cùng chỉ có thể trơ mắt mà nhìn cử nhân lão gia mà thôi.
Tất cả là do tộc trưởng và đám tộc lão tham tiền biến chất, chèn ép mẹ góa con côi nhà người khác, nếu không phải do đám tộc lão ấy, Phó gia bọn họ đã có ba người trẻ tuổi có tiền đồ, chẳng mấy chốc sẽ trở thành thế gia đại tộc rồi, không phải sao?
Người trong tộc không cam lòng, tới tận phủ Võ Xương, đưa một phần quà lớn cho quản gia, hỏi thăm liệu Phó Vân anh có thể về quê mở tiệc rượu hay không.
Nếu về quê, người trong tộc có thể chớp lấy cơ hội này nhận tội với nàng, đang ngày vui, cử nhân lão gia nhất định sẽ giữ cho bọn họ mấy phần thể diện, răng còn có lúc cắn phải lưỡi, huống gì là máu mủ tình thâm, về sau vẫn là người một nhà.
Quản gia không dám nhận quà của người trong tộc, hỏi Phó Vân Chương có muốn về huyện Hoàng Châu mở tiệc trước khi đi hay không.
Y cười nhạt, mặt lạnh lùng, "Sau này đừng hỏi ta những chuyện như thế này nữa."
Quản gia vội vàng nhận lỗi, ra ngoài đuổi người trong tộc đi.
Người trong tộc hối hận đến xanh cả ruột, nhìn nhau không nói, mặt mũi sầm sì rời khỏi phủ Võ Xương.
Lúc gió thu thổi bay những bông hoa quế tàn cuối cùng, Phó Vân Chương cuối cùng cũng hoàn thành kế hoạch cho chuyến đi này, đầu tiên họ sẽ đi thuyền tới Dương Châu rồi đi theo kênh đào phía bắc đi thẳng tới kinh thành.
Đợi tới lúc Phó tứ lão gia đón Phó Nguyệt trở về, bọn họ sẽ khởi hành.
Hôm nay ngồi trong đình viện ngắm trăng, ánh trăng loang loáng như nước, xung quanh có một làn sương mù nhàn nhạt bao phủ, mọi người ngồi trong đình hóng gió bên hồ, nhìn hơi nước trên hồ lan tỏa như thể ngồi giữa những đám mây.
Phó Vân anh ngồi bóc cua, đắm chìm trong ánh trăng thanh lãnh trong đình viện, nói: "Người xưa nói "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" [2], giờ đã là mùa thu, không biết mùa thu ở Dương Châu sẽ ra sao."
[2] Trích "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" của Lý Bạch, dịch ra là "Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu".
Phó Vân Chương đặt chén trà trong tay xuống, cười cười, "Lúc tới đó sẽ đưa đệ đi dạo Tây Hồ, vườn tược ở Dương Châu cũng rất đặc sắc. Dương Châu giàu có, dân chúng cởi mở, mỗi độ xuân về, nam nữ trong thành ra ngoại thành du ngoạn, những chiếc thuyền chen chật cả dòng sông chảy ra ngoại thành."
Cảnh sắc đông vui náo nhiệt như thế, chỉ cần nghĩ tới thôi đã khiến cho người ta vui vẻ.
Chu Hòa Sưởng là kẻ chuyên phá đám, nhắc tới một "đặc sản" khác của Dương Châu: "Nhị ca đã gặp Dương Châu sấu mã [3] đích thực bao giờ chưa?"
[3] "Dương Châu sấu mã" (sấu mã là ngựa gầy) là một cụm từ mang tính nhục mạ với nữ giới, ý nói những người phụ nữ có thể tùy ý chà đạp, tàn phá, tương tự việc dễ dàng ép buộc một con ngựa nhỏ bé gầy yếu. "Dương Châu sấu mã" đích thực thường là những cô gái từ nhỏ đã được mua về, được nuôi dạy theo tiêu chuẩn tiểu thư khuê các (hoặc gái lầu xanh) để sau này bán/tặng cho quan lớn hoặc người giàu có làm đồ chơi. "Dương Châu sấu mã" đích thực có địa vị cực kỳ thấp, thấp hơn tiểu thiếp nhiều vì tiểu thiếp cũng phải xem bát tự, mối lái, có xuất thân rõ ràng, còn "Dương Châu sấu mã" chỉ đơn thuần là một món đồ chơi.
hắn theo Phó Vân anh, gọi Phó Vân Chương là nhị ca.
...
Phó Vân anh sắp lên phía bắc, tới kinh thành, nếu như không có gì trục trặc thì sẽ không qua lại Hồ Quảng nữa, thậm chí còn có thể cả đời không quay lại.
Chu Hòa Sưởng ban đầu chỉ vui vì việc nàng thi đỗ cử nhân, đến lúc biết lần này nàng đi rồi sẽ không trở lại, lòng đau như dao cắt, ngồi trong Vương phủ khóc lóc một hồi.
Sở Vương cười chua chát, nói: "Bảo Nhi, cả đời này cha con ta đều không thể ra khỏi phủ Võ Xương, con giờ đã hiểu được nỗi khổ trong lòng cha rồi chứ?"
Chu Hòa Sưởng gật đầu, ôm Sở Vương rơi lệ, "Cha, sau này con sẽ không chê cười cha suốt ngày muốn trốn ra ngoài chơi nữa."
Sở Vương đau lòng âm ỉ, con trai không hiểu nổi nỗi sầu muộn của ông ta, ông ta buồn, nhưng giờ con trai cuối cùng cũng hiểu được cảm giác của ông ta, ông ta vẫn chẳng vui cho nổi.
Nếu như có thể, ông ta hy vọng cả đời này con trai ông ta sẽ luôn vui vẻ.
Nhưng Chu Hòa Sưởng lại kiên cường hơn nhiều so với tưởng tượng của Sở Vương, hắn buồn bực mấy ngày nhưng rồi cũng lau khô nước mắt, còn an ủi Sở Vương: "Tuy sau này không được gặp Vân ca nhi nữa nhưng bọn con vẫn có thể viết thư mà! Con không thể cản trở tương lai của đệ ấy được! Tới lúc đệ ấy thành quan lớn vẫn có thể quay lại thăm con."
Làm phiên vương chẳng bao giờ phải lo nghĩ chuyện áo cơm, muốn gì được nấy, tuy cái giá phải trả khá đắt, cả đời không thể ra khỏi phủ Võ Xương nhưng hắn vẫn toàn tâm toàn ý muốn làm thế tử của phiên vương.
Sở Vương bực mình tới mức bật cười, cái thứ không có tiền đồ này!
không nỡ rời xa Phó Vân anh, mấy ngày nay Chu Hòa Sưởng đã dứt khoát chuyển tới Phó gia ở.
...
Nghe Chu Hòa Sường hỏi bừa một câu về Dương Châu sấu mã như thế, Phó Vân Chương cau mày, liếc mắt nhìn thoáng qua Phó Vân anh.
Nàng biết Dương Châu sấu mã là gì. Quan viên ở kinh sư đi xuống phía nam nhậm chức, dường như ai cũng nuôi ngoại thất bên ngoài, quan viên phía nam lên kinh thành làm việc cũng sẽ mua một nữ tử xuất thân ở Bắc Trực Lệ để lo liệu việc nhà. Phụ nữ vốn không tiện ra ngoài, còn phải chăm sóc cha mẹ chồng ở nhà, hơn nữa sức khỏe không tốt, đi đường xa dễ bị bệnh, không tiện đi theo chồng ra ngoài làm việc, có nhiều quan viên cứ tới chỗ nào sẽ lại mua một nữ tử được dân địa phương đào tạo ra làm thiếp, tới lúc đi lại bán qua tay hoặc tặng cho người khác. Ngoài ra còn có những mỹ cơ được quan lại cấp trên, đồng liêu hoặc cấp dưới tặng.
Kiếp trước, Thôi Nam Hiên từng có một thời gian ngắn rời xa kinh thành, khi đó bề ngoài nàng vẫn tỏ ra không mấy quan tâm nhưng thực ra vẫn sợ hắn cũng như những người khác trêu hoa ghẹo nguyệt bên ngoài.
Nguyễn thị từng ngầm nhắc nhở nàng, bảo nàng là phụ nữ thì không thể ghen tỵ, nếu có một ngày như thế thật thì cũng phải rộng lượng bởi vì nếu không rộng lượng thì cũng chẳng làm gì khác được, chi bằng tự nghĩ thoáng ra một chút.
Nàng nhớ lại khi còn nhỏ, các anh ai cũng chê cười nàng, nói nàng nhìn thì có vẻ nghe lời nhưng thực ra rất táo bạo, sau này lấy chồng cần phải kiềm chế một chút.
Lấy chồng theo chồng, sau này lớn lên nàng không thể thoải mái như thế được nữa.
Giờ nghĩ lại, cuộc sống trong kiếp trước kia dường như đã cách nàng rất xa, xa tới độ dường như đã trở thành kí ức của một người khác.
Kiếp này, tuy rằng cũng có những lúc khó khăn nhưng nàng vẫn luôn tiến về phía trước, sống thực sự rất vui vẻ.
Chu Hòa Sưởng còn nháy mắt với Phó Vân Chương, cười hề hề, híp cả mắt, "Dương Châu sấu mã ấy à, danh bất hư truyền, sờ chỗ nào chỗ nấy mềm mại, khuôn mặt này, eo thon này, tay nhỏ này, chân..."
Phó Vân anh bấy giờ mới hoàn hồn, đá hắn một cái, "Tiểu thế tử, ăn cua của huynh đi!"
"Á." Chu Hòa Sưởng nghĩ nàng xấu hổ nên cũng ngại, không dám nói mấy chuyện phong nguyệt nữa, cười đầy ẩn ý, cắm cúi ăn cua.
Phó Vân anh đẩy phần thịt cua đã được bóc sẵn tới trước mặt Phó Vân Chương.
Ăn cua là việc đòi hỏi sự khéo léo, còn y tới đi bộ cũng có thể tự vướng tự ngã, đương nhiên sẽ không thể bóc cua, lấy chiếc búa nhỏ đập một lúc sẽ đập thành một đống nát bét. Phó Vân anh biết đập vỏ gỡ thịt cua nhưng lại không thể ăn nhiều, ngồi cả tối bóc cua cho y.
Y nhận đĩa, sắc mặt tối sầm.
Ăn cua xong, Cát Tường đỡ Chu Hòa Sưởng về phòng.
Phó Vân Chương đưa Phó Vân anh về viện, ánh mắt dừng lại nơi mái tóc nàng. Nàng còn chưa tới tuổi trưởng thành (tuổi đội mũ), bình thường không thích dùng khăn lưới, chỉ dùng một miếng gấm để vấn tóc, tóc vừa dài vừa dày, đen nhánh mềm mại.
"Nhị ca, không sao đâu, những chuyện như thế này về sau cũng không tránh được."
Phó Vân anh thấy y muốn nói lại thôi, lên tiếng.
Đàn ông nói chuyện với nhau thường thích ngầm bàn tán chuyện gì? Ngoại trừ chuyện chính trị thì đương nhiên chỉ có đàn bà. Rất nhiều người nhìn thì đứng đắn nhưng cái gì cũng nói ra được, vừa mở mồm đã nói chuyện gối chăn.
Phó Vân Chương sợ nàng khó chịu trong lòng, dù sao nàng cũng là con gái, nghe đám đàn ông con trai dùng thứ giọng điệu không tôn trọng để bàn tán về phụ nữ, nhất định sẽ buồn lòng.
"Thực sự không sao mà, hồi muội còn đi học ở thư viện, đám người kia có cái gì không dám nói đâu." Nàng cười nói.
Phó Vân Chương thở dài, tự nhiên có cảm giác em gái ngoan được mình che chở bấy lâu, mới lớn lên một tí lại bị người khác dạy hư.
...
Bốn ngày sau, Phó tứ lão gia mới dẫn người quay lại phủ Võ Xương.
Hoắc Minh Cẩm đúng là nói được làm được, vừa tới kinh sư không được bao lâu, Phó Nguyệt đã không qua được vòng tuyển chọn tiếp theo, lý do là nhiễm bệnh trên đường lên kinh. Thực ra nàng cũng không bị sợ hãi gì, thái giám tuyển hôn đối xử rất tử tế với những tú nữ được chọn, họ được ăn thức ăn ngon lành, tinh tế, mặc váy áo tơ lụa, hằng ngày còn có thái giám dạy cho họ về quy củ trong cung, bảo họ làm thế nào để hành lễ với quý nhân. Đối với đa phần các tú nữ, những tháng ngày sau khi được lựa chọn còn sung sướng hơn nhiều so với hồi còn ở nhà nên bọn họ rất muốn được vào cung.
Phó Nguyệt ăn ngon ngủ tốt, giờ về tới phủ Võ Xương, Lư thị thậm chí còn nhận ra nàng còn mập hơn một chút, hơn nữa tính cách cũng trở nên khoáng đạt hơn, học quy củ mấy tháng cùng với những tú nữ khác, khí phái con người cũng đã thay đổi. Bà không thể không cảm thấy cảm xúc ngổn ngang, vừa khóc lại vừa cười.
Nàng là tú nữ được hoàng gia lựa chọn, trong nhà còn có hai người anh em họ nổi danh khắp Hồ Quảng, đồ cưới lại dồi dào, phong phú nên vừa trở về, người trong thành đã đua nhau tới nhà cầu thân.
Lư thị bàn bạc với Phó tứ lão gia, phải nhanh chóng quyết định việc này, tránh đêm dài lắm mộng, càng để lâu càng dễ có chuyện.
Phó tứ lão gia cũng định như vậy, chuyện hôn nhân của Phó Quế cũng sẽ được quyết định luôn, dù trong một thời gian ngắn tới sẽ không tuyển tú nữ lần như nữa nhưng ai mà biết được những quý nhân trong cung kia liệu có ngày nào đó tự dưng nổi hứng lên làm bọn họ khiếp vía nữa hay không.
Giờ con trai của những gia đình môn đăng hộ đối ở Hồ Quảng đầy ra đấy, họ muốn chọn lựa thế nào cũng được, ngày nào cũng có người tới nhà đưa thiếp, phụ nữ trong nhà dường như chọn tới hoa cả mắt.
Phó Vân Khải không trở về, hắn ở lại kinh thành chờ Phó Vân anh và Phó Vân Chương.
Phó tứ lão gia nói: "Kinh thành có nhiều người đọc sách, người mua sách cũng nhiều hơn. Giờ trong kinh nhà chúng ta cũng có một hiệu sách, để nó chăm lo, tới khi các con tới đó cũng có chỗ dừng chân."
Rồi ông dặn dò Phó Vân anh: "anh tỷ nhi, lần này may mà có Hoắc chỉ huy sứ, lúc con đi nhớ mang theo ít đặc sản, tới kinh thành rồi nhớ phải tới cảm ơn người ta."
Lần này Phó tứ lão gia lên phía bắc đã chuẩn bị quà cáp nhưng ông không biết Hoắc Minh Cẩm ở chỗ nào, nhờ người đem lễ vật tới chỗ thuộc hạ của chàng lại bị trả về.
Phó Vân anh đồng ý, ra hiệu cho người hầu trong phòng đi ra ngoài rồi mới nói: "Tứ thúc, con đi lần này, không biết tới năm nào tháng nào mới có thể quay về. Tứ thúc an tâm, con có chừng có mực. Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, tứ thúc cũng đừng lo sợ, Sở Vương sẽ giúp đỡ nhà chúng ta."
Mấy năm nay, nàng đã tạo ra một mạng lưới quan hệ trải rộng khắp Hồ Quảng, đợi tới khi những học sinh nàng đã dạy thi đỗ, ra làm quan thì mạng lưới này sẽ còn lớn mạnh hơn, nàng không cần phải lo lắng, sắp xếp gì nữa, sẽ không có ai dám khinh thường, chèn ép Phó tứ lão gia và cả nhà, sau này nàng không cần phải băn khoăn điều gì nữa.
Phó tứ lão gia thở dài, xoa đầu nàng, từ trước đến nay ông vẫn luôn sùng bái người đọc sách, một lòng tin tưởng Phó Vân anh và Phó Vân Chương, "Con đừng lo lắng chuyện ở nhà, tứ thúc hiểu mà, con và Vân Chương đều là những người có thể làm việc lớn."
"Mẹ con..." Phó Vân anh hơi ngập ngừng, "Đành phải nhờ tứ thúc chăm sóc giúp."
Nàng không định đưa Hàn thị lên kinh sư, Hàn thị thích cuộc sống vui vẻ, đầm ấm ở nhà, đi theo nàng thế nào cũng phải lo lắng suốt ngày, chi bằng ở lại phủ Võ Xương, ở đây còn có Sở Vương, có người Phó gia.
"Người một nhà thì còn cần phải khách sáo làm gì, con ở bên ngoài nhớ phải tự chăm sóc cho bản thân, năm sau tứ phúc sẽ tới kinh thành thăm con."
Hai chú cháu ngồi nói chuyện tới tận nửa đêm rồi ai mới về phòng nấy nghỉ ngơi.
...
Lúc lên đường, họ vẫn không thông báo cho bất kỳ ai, trời còn chưa sáng đã lặng lẽ ra phỏi phố Cống Viện, ra bến tàu, bước lên thuyền lớn.
Dòng sông sóng nước mênh mông, sương mù dày đặc, tuy chẳng thể nhìn rõ khung cảnh xung quanh nhưng bến tàu vẫn tấp nập như cũ, tiếng người í ới lẫn vào với tiếng sóng vỗ hết đợt này tới đợt khác.
Phó Vân anh khoác một chiếc áo choàng, đứng nơi đầu thuyền, phóng tầm mắt về phía Hoàng Hạc Lâu trên đỉnh núi cao chót vót, lẫn vào trong sương sớm.
Mặt trời dần dần hé lộ, tỏa xuống sơn cốc một luồng ánh sáng xán lạn lấp lánh ánh vàng, sương mù dần tan, sóng vỗ vào mạn thuyền ì oạp, Giang Thành tú lệ cứ mờ dần, mờ dần, cho tới khi hòa vào đường chân trời.
Những ngày tháng gian khổ học tập mấy năm nay dần hiện lên trong đầu.
Nàng khẽ mỉm cười, nhìn về phía Trường Giang nước chảy về đông, dưới ánh mặt trời, nước gợn dập dềnh.
Ánh mắt hướng về một điểm xa, trước mắt là một vùng sáng lộng lẫy huy hoàng.
Từ biệt nhiều năm, nàng lại trở về...
...
Lúc tới Dương Châu, không ngờ hoa quế ở Dương Châu vẫn đang nở rộ.
Phía nam giàu có và đông đúc, phụ nữ nuôi tằm dệt vải không thôi cũng đủ tiền nuôi cả nhà, bởi vậy nên phong tục cũng cởi mở hơn các vùng lân cận nhiều, phụ nữ bình thường có thể thoải mái, phóng khoáng ra ngoài dạo chơi. So sánh với Hồ Quảng, Dương Châu không chỉ có phố phường phồn hoa mà phong cách của người dân trên đường cũng khác biệt.
Phó Vân Chương đưa Phó Vân anh và Viên Tam đi du hồ vẫn thường nhìn thấy những nhóm phụ nữ cùng nhau ra ngoài chơi. Đôi khi bọn họ còn gặp được những người lớn đưa con gái chưa lấy chồng trong nhà ra ngoài ngắm cảnh, những người phụ nữ đó thấy ba người họ tuổi còn trẻ, tuấn tú lịch sự, hơn nữa còn đều là người có công danh nên chủ động phái người nhà đi tới thăm dò xem họ đã có hôn phối hay chưa, dẫu bị từ chối cũng không tỏ ra hụt hẫng, vui vẻ ra về.
Viên Tam chưa từng gặp việc như vậy trước đây, chặc lưỡi cảm khái hồi lâu.
Họ ở lại Dương Châu mấy ngày rồi theo kênh đào đi lên phía bắc.
Bởi Phó Vân Chương không cần tham gia thi hội, họ không vội vã lên kinh, dọc đường vừa đi vừa dạo chơi.
Phó Vân anh theo Phó Vân Chương tới thăm các danh lam thắng cảnh các nơi, mỗi khi thuyền cập bờ, họ liền xuống thuyền đi dạo khắp phố phường, còn lúc ở trên thuyền thì thường viết và sắp xếp bản thảo, gửi về Hồ Quảng khắc in thành sách để bán. Bản đồ nàng vẽ trước đây đều dựa trên miêu tả của những người đi trước, không thể xuất bản, nhân dịp lên phía bắc lần này, nàng và Phó Vân Chương cùng ghi lại về đường đi, trạm dịch và những đặc điểm trên đường đi, viết tổng cộng bốn mươi chương, đóng thành sách, cùng đứng tên nộp cho quan phủ kiểm duyệt, đợi quan phủ chấp nhận là có thể khắc bản in.
Tới phủ Thông Châu, thuyền còn chưa vào bến, Phó Vân Chương đã bảo Phó Vân anh mặc áo choàng vào, đưa chiếc lò sưởi tay bằng đồng cho nàng, "Tuyết rơi rồi."
trên trời vẫn còn ráng hồng, trời đổ tuyết lớn, bờ sông đã phủ kín toàn tuyết là tuyết. Người trên bờ mặc những bộ quân áo mùa đông dày cộp, đội mũ nỉ ấm áp, tay giấu vào trong tay áo, đi lại tấp nập.
Viên Tam chưa từng gặp tuyết phương bắc nên vô cùng hưng phấn, vừa xuống thuyền đã chạy vội lên vờ, oạch một tiếng nằm ngửa ra nền tuyết, tạo thành một hình chữ Đại (大) lớn trên tuyết, "Tuyết phương bắc lớn thật đấy!"
Những hạt tuyết lớn rơi ào ạt, dày đặc, hoàn toàn khác với những bông tuyết mềm nhẹ ở phương nam.
hắn khỏe mạnh, không sợ lạnh, nghịch tuyết say sưa.
Phó Vân anh không dám đội tuyết ra khỏi thuyền. Trước kia ở Cam Châu, sức khỏe nàng đã không tốt, tới Hồ Quảng ấm áp nghỉ ngơi một thời gian, mấy năm nay chưa từng bị bệnh, cuối cùng sắp tới Thông Châu lại ngã bệnh.
Bởi vậy, Phó Vân Chương lo lắng sốt ruột, đẩy nhanh hành trình, định tới kinh thành sớm hơn một chút để mời danh y chẩn trị cho nàng. Y là người từng bị bệnh tật giày vò, không thể chịu nổi cảnh nàng cũng ngã bệnh.
Trương đạo trưởng từng nói trước kia nàng từng bị bệnh nặng, dự đoán rằng sau này bệnh cũ sẽ không tái phát nhưng mà chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Phó Vân anh trở tay không kịp, nàng cứ tưởng rằng mấy năm nay mình kiên trì rèn luyện, thân thể đã trở nên khỏe mạnh hơn. Nàng chỉ cần đẩy một cái đã có thể làm đổ một chum trứng vịt muối, đến Phó tứ lão gia cũng không có sức như nàng.
không biết là do đã hoàn toàn thả lỏng tâm hồn, quên đi chuyện cũ hay chuyến đi này đã làm tầm mắt nàng rộng mở, tóm lại nàng tuy ngã bệnh nhưng vẫn vui vẻ, tâm hồn chưa bao giờ thư thả như thế, vẫn có tâm trạng nói đùa với Phó Vân Chương, "Trương đạo trưởng bảo muốn tặng muội mấy viên thuốc, muội không lấy, nếu biết trước thì đã mang theo rồi, ông ta nói mấy viên thuốc đó có thể chưa bách bệnh cơ đấy."
Phó Vân Chương khẽ cau mày, giơ tay cốc nhẹ lên đầu nàng một cái, không trả lời.
Bởi giữa đường mới thay đổi hành trình, Phó Vân Khải vẫn chưa biết họ đã tới kinh thành, lúc xuống thuyền không có ai ra đón.
Đầu tiên, cả đoàn tìm tới khách điếm tránh tuyết.
Khách điếm đốt chậu than cho ấm, bên trong nhốn nháo lộn xộn, tất cả đều là lữ khách mới từ trên thuyền xuống, người người thao thao bất tuyệt bằng đủ thứ giọng địa phương, trời nam biển bắc nơi nào cũng có.
Người quá đông, nhã gian không còn chỗ nữa, Phó Vân Chương để Phó Vân anh ngồi nghỉ trong một góc trong sảnh, chụp một chiếc mũ dạ thật lớn lên đầu nàng, thấy nàng mơ màng sắp ngủ bèn dặn Viên Tam chú ý chăm sóc cho nàng, đưa Liên Xác ra ngoài thuê xe thuê kiệu.
...
Xuống thuyền, Hoắc Minh Cẩm đi dọc theo thềm đá, bước lên bậc thang, tuyết bay đầy trời, chàng nhận áo choàng từ tay tùy tùng, khoác lên vai, cúi đầu đi giữa trời tuyết lớn.
Đôi ủng gấm bước trên nền đất đầy tuyết đọng.
Kiều Hằng Sơn cắm đầu cắm cổ theo sát chàng, khe khẽ nói: "Nhị gia, chuyện con gái Thẩm gia vào cung có biến cố mới, có tin từ trong cung truyền ra, hóa ra Thẩm thủ phụ không muốn cho con gái Thẩm gia làm Hoàng hậu mà là hướng về phía Thái tử. Hoàng hậu cũng chọn được rồi, chỉ là một người xuất thân bình thường, con gái một thiên hộ mà thôi. Con gái Thẩm gia trở thành Thái tử phi, hai tú nữ khác được chọn làm phi, mười tú nữ là phiên vương phi."
Ai cũng nghĩ con gái Thẩm gia vào cung để làm kế hậu, không ngờ Thẩm Giới Khê từ đầu đã không định đặt nữ nhân bên cạnh Hoàng đế, vị trí mà Thẩm gia hướng tới là Thái tử phi.
Khóe miệng Hoắc Minh Cẩm nhếch lên.
Thẩm gia quá hấp tấp, họ biết nếu Thẩm Giới Khê mà chết, những công tử đã làm nhiều việc ác của Thẩm gia kia ắt sẽ chết không có chỗ chôn nên phải tìm đường khác, định lấy lòng Thái tử.
Như thế chẳng phải nói thẳng với Hoàng thượng rằng Thẩm gia bọn họ không chỉ muốn nắm giữ triều đình mà còn định khống chế người thừa kế của hoàng thất hay sao?
Đương nhiên cũng có thể nói là Thẩm Giới Khê chủ động lùi lại một bước, định xoa dịu quan hệ với Hoàng thượng.
"không cần để tâm." Chàng ra lệnh.
Kiều Hằng Sơn thưa vâng.
Đợi một lúc, bến tàu càng lúc càng đông, tùy tùng dắt ngựa tới.
Hoắc Minh Cẩm lên ngựa, kéo dây cương, đưa mắt lơ đãng nhìn về phía bến tàu bỗng khựng lại.
Kiều Hằng Sơn vội hỏi: "Nhị gia có việc gì không ạ?"
Hoắc Minh Cẩm dõi mắt nhìn về phía mấy người khách đang đi về phía khách điếm, không nói không rằng, trên mặt không biểu lộ cảm xúc gì.
Kiều Hằng Sơn biết tính chàng, không dám tới gần quấy rầy, đưa mắt ra hiệu cho những tùy tùng đang định hỏi thăm điều gì lùi lại.
Mấy chục người liền đứng chờ giữa màn tuyết dày đặc, gió bắc quất trên mặt họ đau nhói.
Tới tận khi tuyết đọng lại tạo thành một lớp trên đầu vai, chân tay đã lạnh cóng cứng đờ, Kiều Hằng Sơn rốt cuộc mới nghe thấy Hoắc Minh Cẩm nói một câu, "Cao lên rồi."
Kiều Hằng Sơn nghe mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
...
Từ lúc ở trên thuyền, Phó Vân anh đã uống thuốc trị ho, giờ thuốc mới có tác dụng, mệt mỏi, tựa vào tường ngủ gà ngủ gật.
Lúc còn đang mơ mơ màng màng bỗng nghe thấy tiếng tranh cãi.
Hai đội khách mới xuống thuyền đang tranh cãi chỉ vì một cái chậu than, cãi cọ một lúc thì xông vào đánh nhau, đụng vào chậu than đang cháy bừng bừng, những hòn than cháy đượm lăn đầy ra mặt đất.
Ngay lập tức có tiếng la thảm thiết vang lên, những người xung quanh vội vàng dạt sang một bên tránh, những người không kịp tránh liền bị bỏng, đau đớn, sợ hãi.
Viên Tam phản ứng rất nhanh, vơ chiếc áo choàng chắn tuyết, quấn Phó Vân anh lại, chặn mấy viên than đỏ hồng văng tới, không để cho nàng bị bỏng.
hắn vứt chiếc áo choàng bị cháy hỏng sang một bên, kéo Phó Vân anh, "Lão đại, không bị bỏng chứ?"
Phó Vân anh lắc đầu, chiếc mũ trên đầu rơi xuống, lộ ra khuôn mặt tái nhợt do bị bệnh.
Những người đánh nhau vẫn còn đang hùng hùng hổ hổ, những người xung quanh lại không thể không để ý tới Phó Vân anh.
Mi thanh mục tú, khí độ xuất chúng, đứng giữa sảnh khách điếm chẳng khác gì hạc giữa bày gà, không cần mở miệng cũng đã thu hút được ánh mắt mọi người.
Bọn họ khe khẽ bàn tán:
"Đẹp thật, hẳn là người ở phía nam đúng không?"
"Ta nhìn thấy hắn xuống thuyền, đúng là từ phía nam tới, khí hậu phía nam tốt thật, nuôi người cũng tốt."
Giữa tiếng ồn ào, trong một góc, một cặp mắt đào hoa hơi nheo lại, một công tử thế gia mặc chiếc sưởng y màu nguyệt bạch nhìn về phía Phó Vân anh, nét cười vương bên khóe miệng, bảo người bên cạnh, "Đưa tiểu tướng công tuấn tú kia đưa lại đây cho ta."
Người này thưa vang, đi tới bên cạnh Phó Vân anh, chẳng nói lời nào, đưa tay định kéo nàng.
Viên Tam và tôi tới Phó gia lập tức đẩy người kia ra.
Người kia cũng là người có lai lịch, không thèm để ý tới bọn họ, tùy tùng mặc áo suông nhìn họ uy hiếp: "Công tử nhà ta là cháu đích tôn của Binh Bộ thượng thư, đánh giá cao tiểu quan nhân nhà các ngươi, muốn kết bạn với hắn."
Phó Vân anh hơi nhướn mày.
Binh Bộ thượng thư là người quen.
Kiếp trước, công tử nhà Binh Bộ thượng thư từng định cầu hôn nàng, sau đó Thôi Nam Hiên tới kinh sư vừa đúng lúc, chuyện hôn nhân này thất bại, công tử nhà thượng thư từng sử dụng vũ lực để ép Thôi Nam Hiên trả lại tín vật, Thôi Nam Hiên không đồng ý.
Binh Bộ thượng thư Chu đại nhân là người linh hoạt, thay đổi Hoàng đế, triều đình rung chuyển, ông ta vẫn giữ vững chức Binh Bộ thượng thư.
Nàng còn nhớ Chu đại nhân có hai đích tôn, người kia khẳng định mình là đích tôn của của Chu đại nhân, xét về tuổi tác, chắc chẳn là trưởng tôn của Chu gia, Chu Thiên Lộc.
Vương Đại Lang đứng chắn trước mặt Phó Vân anh, ưỡn ngực nói: "Công tử nhà ta là kinh khôi trong kì thi hương ở Hồ Quảng."
Người hầu Chu gia kinh ngạc, quan sát Phó Vân anh thật kỹ, do dự định lùi lại.
Thiếu gia gây họa, suýt nữa bị lão thái gia tức quá đánh chết, lão thái thái thương cháu, đưa hắn đi suốt đêm ra khỏi kinh thành. Trốn bên ngoài mấy tháng, hôm nay vừa trở lại kinh thành, thiếu gia lại ngựa quen đường cũ, lần này tự nhiên lại chọc phải một cử nhân. Sắp thi hội rồi, đắc tội cử nhân hình như không hay lắm thì phải?
Thấy người hầu kẻ hạ chần chừ, Chu Thiên Lộc tức giận đùng đùng, kéo gã người hầu ra, đích thân xông về phía Phó Vân anh, chỉ vào nàng hỏi: "Ngươi, tên là gì?"
Thấy thiếu gia tức giận, tôi tớ Chu gia không dám do dự nữa, đồng loạt lao về phía trước, dồn mấy người Phó Vân anh lại một góc.
Cháu trai của Binh Bộ thượng thư là là công tử ăn chơi trác táng nổi tiếng trong kinh, chẳng coi ai ra gì, dù có đánh chết người đi chăng nữa thì cùng lắm cũng chỉ bị người lớn trong nhà đánh cho mấy gậy là cùng. Khách khứa trong sảnh sợ bị liên lụy, không dám đắc tội tới vị công tử ương ngạnh này bèn vội vàng sửa soạn hành lý, hớt hơ hớt hải chạy ra ngoài, thà chịu lạnh ngoài trời tuyết còn hơn ở chung một phòng với Chu Thiên Lộc.
Chưởng quầy và tiểu nhị của khách điếm càng không dám cản, lẳng lặng chạy ra ngoài từ cửa hông.
Hai người đánh nhau ban nãy đã nhanh chóng thu dọn hành lý, chạy mất dép từ bao giờ.
Trong sảnh chỉ còn lại đám người hầu Chu gia và mấy người Phó Vân anh.
Nàng căn bản không sợ Chu Thiên Lộc, băn khoăn một lúc, đang định mở miệng bỗng rầm một tiếng, cửa chính vốn đã bị đám người hầu Chu gia đóng lại khi nãy đã bị một người đá văng.
Tiếng bước chân vang lên rầm rập, mấy hộ vệ đầu đội mũ sáu mảnh, thân mặc duệ tán thêu hoa văn chìm tràn vào khách điếm, người cầm đầu nhìn vào trong sảnh, bước về phía Phó Vân anh.
Họ hông đeo đao, chân đi ủng, bước chân vững vàng, khí thế hùng hổ, chỉ cần nhìn thôi đã biết đó nhất định là người biết võ.
Chu Thiên Lộc ngây người, chẳng lẽ ông nội định đại nghĩa diệt thân, phái người tới bắt hắn sao?
Nhưng những người đó lại chẳng thèm để mắt tới hắn, đi thẳng về phía Phó Vân anh nói: "Là Phó công tử sao?"
hắn lấy một tấm bài ngà ra, "Cẩm Y Vệ."
Phó Vân anh giật mình.
Chu Thiên Lộc khẽ run lên.
Chú thích của editor:
Sưởng y dành cho nam
Truyện này cú nhất là tác giả hơi bất lực trong việc đặt tên, đặt tên trùng nhau khác cái họ, cái họ lại còn giống giống nên thi thoảng lại nhầm. Khổ lắm. Bạn Thiên Lộc này đối lập 100% với bạn Thiên Lộc cũ nha. Hehee
Tác giả :
La Thanh Mai