Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 278-2: Đào Diệp Độ (2)
Những người hầu đồng loạt hô:
- Dạ!
Mục Chân Chân mím môi, híp mắt nhìn thiếu gia nhà mình, thiếu gia đang nhìn nàng cười cười.
Trương Ngạc cũng không quan tâm nói:
- Tháng trước đệ có viết thư về nhà, có sai người trong nhà ra Kính Phường dặn thợ làm hai trăm kính cận thị, một trăm kính quang lọc đưa đến Kim Lăng. Không biết khi nào có thể đưa đến, Quốc Tử Giám có rất nhiều học trò đặt mua với đệ rồi.
Trương Nguyên cười nói:
- Tam huynh có thể đẩy mạnh tiêu thụ, tốt lắm! Cuối năm chúng ta về quê, Kính Phường kia cũng có thể mở rộng với quy mô lớn hơn.
Trương Ngạc vui vẻ nói:
- Đúng, Kính Phường kia cũng nên có một cái tên, hay gọi là Hàn Xã Kính Phường có được không?
Trương Nguyên nói:
- Vậy cũng được, dù sao cũng là người đọc sách kinh doanh, vừa có Hàn Xã Thư Cục lại vừa có Hàn Xã Kính Phường cũng không có gì ngạc nhiên cả.
Thầm nghĩ " Ta rời khỏi Thanh Phổ cũng đã ba tháng, không biết tỷ tỷ, tỷ phu, cửa hàng vải, Hàn Xã Thư Cục mà Dương Thạch Hương thành lập thế nào rồi? Lần trước ta cùng Tông Dực Thiện biên tập và lựa chọn vài tập văn bát cổ chắc cũng có thể chưng dụng được rồi chứ? Phùng Mộng Long viết được mấy cuốn " Dụ thế minh ngôn" (khuyên bảo người đời hiểu rõ đạo lý) rồi?
Ba huynh đệ cười cười nói nói đi đến Đào Diệp Độ (bến đò Đào Diệp), mưa đã bắt đầu rơi tí tách, Đào Diệp Độ là một danh lam thắng cảnh của Kim Lăng. Nghe truyền lại rằng Đông Tấn Vương Hiến Chi thường đến đây đón tiểu thiếp Đào Diệp, sau này gọi là Đào Diệp Độ. Trương Nguyên không hiểu rõ vì sao Đào Diệp lại hay qua lại trên sông Tần Hoài, hay lúc đầu nàng ấy là ca kỹ của Tần Hoài?
Bên kia bờ còn thuyền, Trương Nguyên sai Lai Phúc gọi to "Thuyền ơi", mọi người bọn họ đến trú mưa dưới đình, đình này gọi là " Đào Diệp Độ Đình", đình có câu đối: "Tế liễu giáp ngạn sinh, đào hoa độ khẩu hồng"
Trương Đại nói:
- Chu Mặc Nông có nói ở Đào Diệp Độ có trà của Mẫn Vấn Thủy rất ngon, Vương Tu Vi cũng hết sức khen ngợi Mẫn Vấn Thủy. Huynh đến Kim Lăng gần ba tháng, mỗi ngày chỉ ăn chút đồ ăn ở Quốc Tử Giám, khi đưa vào đầu lưỡi lại muốn nhả ra, kiểu này không được, huynh muốn cáo ốm ra ngoài hưởng thụ mấy ngày, trong ngày mai sẽ tìm hiểu Mẫn Vấn Thủy.
Trương Ngạc cười nói:
- Đại huynh, lúc đầu huynh còn lo lắng ta ở trong trường không chịu nổi, bây giờ nhìn xem ai không chịu nổi?
Trương Đại mỉm cười nói:
- Trong vòng ba ngày mà đệ đi ra ngoài đến hai lần, không ai quản đệ.
Vũ Lăng kêu lên:
- Thiếu gia, đò đến rồi.
Có một con đò nhỏ dài tầm hai trượng từ từ lướt qua, cập vào bến Đào Diệp Độ, có vài hành khách rời thuyền, bên này cũng có một lão già mặc áo xám, râu tóc như tuyết, lão già chống gậy lên thuyền. Mười người bọn Trương Nguyên cũng lên thuyền, chiếc thuyền rất đơn sơ, không có chỗ ngồi chỉ có thể đứng, cũng may chưa đến thời gian uống hết chén trà nhỏ đò đã sang đến bờ bên kia rồi. Trên bờ sông mưa phùn nên rất trơn, lão già áo vải râu tóc như tuyết cũng lên bờ, cùng lúc ấy Trương Đại đứng bên cạnh có ý muốn đưa tay dẫn lão già này lên bờ, không ngờ Trương Đại bị lão đẩy ra nói:
- Không cần phải giúp đỡ, kẻ hèn này chỉ mới năm mươi, thân thể còn kiện tráng chán.
Nói xong chống trượng bước nhanh về phía Nam.
Trương Ngạc trợn mắt nói:
- Lão già này thật không biết phân biệt mà, lão nói thân thể lão còn kiện tráng sao phải chống trượng kia, tóc thì trắng phau, ta tưởng đã tám mươi rồi cơ đấy, già rồi bày đặt tráng kiện thật là buồn cười.
Trương Đại, Trương Nguyên cười rộ.
Trương Nguyên nói:
- Thiếu niên tóc trắng cũng có đấy chứ!
Vũ Lăng nói:
- Lão nhân này hình như đi đến Cựu Viện đấy.
Trương Nguyên nói:
- Thảo nào không chịu nhận mình già, thì ra là đi đến Cựu Viện.
Trương Đại, Trương Nguyên cười to, những người hầu cũng cười không dứt, tất cả cùng đi theo lão nhân đầu bạc đang hướng phía Cựu Viện đi đến.
Lão nhân đầu bạc thấy đám người Trương Nguyên đi theo y, giọng nói cũng không giống người Kim Lăng, không biết lai lịch nơi đâu không khỏi có chút hoang mang. Tay cầm cây trượng mây chống xuống đất cố gắng đi thật nhanh, đám người Trương Ngạc lại cười ngả nghiêng một trận.
Đi đến Tương Chân Quán ẩn mình dưới rừng mai trúc, thấy cửa viện đang đóng chặt. Vũ Lăng tiến đến gõ cửa nhưng không nghe tiếng động gì cả, Vũ Lăng liền lớn tiếng kêu cửa, lại thấy lão nhân đầu bạc quay trở lại đứng ở dưới gốc cây ngô đồng nhìn bọn họ.
Cánh cửa mở he hé, Tiết Đồng thò đầu ra quan sát, nhìn thấy bọn họ liền vui vẻ nói:
- Hóa ra là ba vị Trương tướng công, mau mời vào, mời vào.
Lão đầu bạc kia tay cầm cây trượng mây đập sột soạt lớn tiếng nói:
- Tiết Đồng, Vi Cô nhà ngươi sao lại đến đây ở?
Tiết Đồng ngước mắt lên nhìn, thì ra là Vấn lão vội nói:
- Mời Vấn lão vào chơi.
Trương Nguyên và Trương Đại bước qua cửa chính, nhìn nhau thầm nghĩ:
- Hóa ra lão nhân đầu bạc đó là Mẫn Vấn Thủy, đối diện mà không nhận ra còn cười châm biếm.
Lại nghe lão đầu bạc Mẫn Vấn Thủy nói:
- Ta không vào đâu, nhiều ngày rồi không thấy Vi Cô đến bến uống trà, nên cố ý đến hỏi thăm thôi, không có chuyện gì là tốt rồi, không có việc gì là tốt rồi.
Liền xoay người quay về.
Tiết Đồng chạy đến giữ gậy mây của Mẫn Vấn Thủy lại nói:
- Vấn lão, Vi Cô nhà con phải trú nạn bên Tương Chân Quán này nên không qua chỗ Vấn lão uống trà được, vừa rồi còn nhắc đến Vấn lão đấy, Vấn lão mau theo cháu vào nhà. Ba vị này là Trương tướng công, đến đây để giúp đỡ cho tiểu thư nhà cháu đấy.
Một tay cầm trượng mây, một tay dắt Mẫn Vấn Thủy kéo vào trong viện.
Trương Đại chắp tay nói:
- Vấn lão, tại hạ là Trương Đại Trương Tông Tử ở Sơn Âm, đã từng nghe Chu Mực Nông khen ngợi về trà đạo của Vấn lão, hôm nay được diện kiến Vấn lão thật là không có gì vui sướng bằng.
Trà nghệ của Mẫn Vấn Thủy rất tinh xảo nên thường có nhiều người đến nhà thưởng thức trà, hầu hết đều là danh sĩ phong nhã. Thật ra, hầu hết bọn họ không hiểu gì về trà đạo cả chỉ là học đòi làm sang thôi. Tuy vậy Mẫn Vấn Thủy không lấy vậy làm phiền lòng, nên khi nghe Trương Đại nói vậy thản nhiên nói:
- Công tử không nên tin những lời đồn nhảm, lão phu chỉ là một một nông dân bình thường, chỉ biết nấu chút trà đắng để giải nhiệt không biết trà đạo là gì cả.
Lúc này Vương Vi và tỷ muội Lý Tuyết Y, Lý Khấu Nhi ra nghênh đón. Vương Vi nhìn thấy Trương Nguyên lại nhớ đến chuyện mình phát cáu trên hồ Huyền Vũ thật xấu hổ, mặt liền đỏ lên nên nói:
- Vương Vi xin chào ba vị Trương tướng công.
Nàng vén áo lên thi lễ, đi qua dìu Mẫn Vấn Thủy nói:
- Vấn lão đến đây thật đúng lúc, mấy ngày nay chưa được uống trà của Vấn lão trong lòng không thỏa mái chút nào.
Trong lúc nói chuyện đôi mắt đẹp của nàng luôn hướng về phía Trương Nguyên.
Lý Tuyết Y cười nói ríu rít chào hỏi ba huynh đệ Trương Nguyên, mời vào nhà, còn lão Mẫn Vấn Thủy được Vương Vi dìu đi. Nàng ấy dìu đi thì được, lão cũng không nói thân thể mình còn kiện tráng không cần dìu dắt nữa. Trương Đại cười thầm trong lòng, lại lo lắng sợ Trương Ngạc nói châm chọc Mẫn Vấn Thủy. Không thấy Trương Ngạc lên tiếng, chỉ thấy y nhìn chằm chằm vào Lý Tuyết Y. Lúc trước thấy Vương Vi, Trương Ngạc không đến nỗi thất lễ như vậy, nói về xinh đẹp thanh nhã Vương Vi hơn Lý Tuyết Y, tuy nhiên Lý Tuyết Y lại dịu dàng quyến rũ hơn một chút.
Lý Khấu Nhi hỏi Tiết Đồng vị nào là Trương Giới Tử, Tiết Đồng liền chỉ cho nàng xem. Lý Khấu Nhi nhìn cảm thấy thất vọng nói:
- Ta cứ nghĩ vị Công tử kia phải khôi ngô tuấn tú, lỗi lạc lắm chứ, không hiểu vì sao Vi Cô lại để ý đến tên Trương Giới Tử này?
- Không thể nào.
Tiết Đồng vì nữ lang nhà mình mà giải thích:
- Không phải đâu, con vẹt ngu ngốc kia kêu linh tinh đấy. Lúc trước khi ta bắt được con vẹt ngu ngốc đó thì nó chỉ biết kêu tha mạng thôi.
Lý Khấu Nhi cười nhếch môi, khinh thường nói:
- Ngươi thì biết chuyện gì, chỉ lo chơi bắn ná cao su thôi, suy nghĩ của Vi Cô ta hiểu rất rõ. Nàng ta rất thích Trương Giới Tử. Ta cứ tưởng Vi Cô nhà cậu tính tình cao ngạo thì sẽ thích một người ưu tú hơn chứ.
Nói xong, nàng khe khẽ thở dài, nàng tất nhiên nhận thấy Trương Giới Tử chỉ là một người bình thường thôi, lòng hiếu kì của nàng có chút bị sỉ nhục.
Trương Nguyên không biết bị Lý Khấu Nhi bình luận sau lưng, hắn cùng với Đại huynh Trương Đại, Tam huynh Trương Ngạc đi theo Lý Tuyết Y và Vương Vi vào trong Tương Chân Quán. Vào trong quán, bọn họ nhìn thấy một nam tử hán có chòm râu đẹp đứng ở trước nhà, dường như thấy ba huynh đệ hắn nên nhanh chân bước đến.
Trời đã bắt đầu tối, đèn được thắp lên, ánh sáng chiếu vào những hạt mưa đang rơi trên những cây ngô đồng, những cành lá trúc, ánh sáng mờ ảo không giống như cảnh thật. Trương Nguyên đã đọc rất nhiều truyện Liêu Trai, cảnh này nhìn rất quen, nhưng phía trước nhà còn có một nam tử có chòm râu rất đẹp đang đứng đấy, đây là người thật hay là một tình huống trong Liêu Trai?
Vương Vi giới thiệu:
- Đây là ba vị Trương tướng công, còn vị này chính là Huy Châu danh sĩ Uông Nhiên Minh tiên sinh.
Trương Đại chắp tay thi lễ nói:
- Tại hạ là Trương Đại Trương Tông Tử ở Sơn Âm.
Trương Ngạc, Trương Nguyên cũng lần lượt tự giới thiệu danh tính, Uông Nhữ Khiêm chắp tay đáp lễ. Bỗng nghe sau nhà có tiếng thanh thót vang dội:
- Xin chào Vi Cô tìm quân cờ, xin chào Vi Cô tìm quân cờ.
- Dạ!
Mục Chân Chân mím môi, híp mắt nhìn thiếu gia nhà mình, thiếu gia đang nhìn nàng cười cười.
Trương Ngạc cũng không quan tâm nói:
- Tháng trước đệ có viết thư về nhà, có sai người trong nhà ra Kính Phường dặn thợ làm hai trăm kính cận thị, một trăm kính quang lọc đưa đến Kim Lăng. Không biết khi nào có thể đưa đến, Quốc Tử Giám có rất nhiều học trò đặt mua với đệ rồi.
Trương Nguyên cười nói:
- Tam huynh có thể đẩy mạnh tiêu thụ, tốt lắm! Cuối năm chúng ta về quê, Kính Phường kia cũng có thể mở rộng với quy mô lớn hơn.
Trương Ngạc vui vẻ nói:
- Đúng, Kính Phường kia cũng nên có một cái tên, hay gọi là Hàn Xã Kính Phường có được không?
Trương Nguyên nói:
- Vậy cũng được, dù sao cũng là người đọc sách kinh doanh, vừa có Hàn Xã Thư Cục lại vừa có Hàn Xã Kính Phường cũng không có gì ngạc nhiên cả.
Thầm nghĩ " Ta rời khỏi Thanh Phổ cũng đã ba tháng, không biết tỷ tỷ, tỷ phu, cửa hàng vải, Hàn Xã Thư Cục mà Dương Thạch Hương thành lập thế nào rồi? Lần trước ta cùng Tông Dực Thiện biên tập và lựa chọn vài tập văn bát cổ chắc cũng có thể chưng dụng được rồi chứ? Phùng Mộng Long viết được mấy cuốn " Dụ thế minh ngôn" (khuyên bảo người đời hiểu rõ đạo lý) rồi?
Ba huynh đệ cười cười nói nói đi đến Đào Diệp Độ (bến đò Đào Diệp), mưa đã bắt đầu rơi tí tách, Đào Diệp Độ là một danh lam thắng cảnh của Kim Lăng. Nghe truyền lại rằng Đông Tấn Vương Hiến Chi thường đến đây đón tiểu thiếp Đào Diệp, sau này gọi là Đào Diệp Độ. Trương Nguyên không hiểu rõ vì sao Đào Diệp lại hay qua lại trên sông Tần Hoài, hay lúc đầu nàng ấy là ca kỹ của Tần Hoài?
Bên kia bờ còn thuyền, Trương Nguyên sai Lai Phúc gọi to "Thuyền ơi", mọi người bọn họ đến trú mưa dưới đình, đình này gọi là " Đào Diệp Độ Đình", đình có câu đối: "Tế liễu giáp ngạn sinh, đào hoa độ khẩu hồng"
Trương Đại nói:
- Chu Mặc Nông có nói ở Đào Diệp Độ có trà của Mẫn Vấn Thủy rất ngon, Vương Tu Vi cũng hết sức khen ngợi Mẫn Vấn Thủy. Huynh đến Kim Lăng gần ba tháng, mỗi ngày chỉ ăn chút đồ ăn ở Quốc Tử Giám, khi đưa vào đầu lưỡi lại muốn nhả ra, kiểu này không được, huynh muốn cáo ốm ra ngoài hưởng thụ mấy ngày, trong ngày mai sẽ tìm hiểu Mẫn Vấn Thủy.
Trương Ngạc cười nói:
- Đại huynh, lúc đầu huynh còn lo lắng ta ở trong trường không chịu nổi, bây giờ nhìn xem ai không chịu nổi?
Trương Đại mỉm cười nói:
- Trong vòng ba ngày mà đệ đi ra ngoài đến hai lần, không ai quản đệ.
Vũ Lăng kêu lên:
- Thiếu gia, đò đến rồi.
Có một con đò nhỏ dài tầm hai trượng từ từ lướt qua, cập vào bến Đào Diệp Độ, có vài hành khách rời thuyền, bên này cũng có một lão già mặc áo xám, râu tóc như tuyết, lão già chống gậy lên thuyền. Mười người bọn Trương Nguyên cũng lên thuyền, chiếc thuyền rất đơn sơ, không có chỗ ngồi chỉ có thể đứng, cũng may chưa đến thời gian uống hết chén trà nhỏ đò đã sang đến bờ bên kia rồi. Trên bờ sông mưa phùn nên rất trơn, lão già áo vải râu tóc như tuyết cũng lên bờ, cùng lúc ấy Trương Đại đứng bên cạnh có ý muốn đưa tay dẫn lão già này lên bờ, không ngờ Trương Đại bị lão đẩy ra nói:
- Không cần phải giúp đỡ, kẻ hèn này chỉ mới năm mươi, thân thể còn kiện tráng chán.
Nói xong chống trượng bước nhanh về phía Nam.
Trương Ngạc trợn mắt nói:
- Lão già này thật không biết phân biệt mà, lão nói thân thể lão còn kiện tráng sao phải chống trượng kia, tóc thì trắng phau, ta tưởng đã tám mươi rồi cơ đấy, già rồi bày đặt tráng kiện thật là buồn cười.
Trương Đại, Trương Nguyên cười rộ.
Trương Nguyên nói:
- Thiếu niên tóc trắng cũng có đấy chứ!
Vũ Lăng nói:
- Lão nhân này hình như đi đến Cựu Viện đấy.
Trương Nguyên nói:
- Thảo nào không chịu nhận mình già, thì ra là đi đến Cựu Viện.
Trương Đại, Trương Nguyên cười to, những người hầu cũng cười không dứt, tất cả cùng đi theo lão nhân đầu bạc đang hướng phía Cựu Viện đi đến.
Lão nhân đầu bạc thấy đám người Trương Nguyên đi theo y, giọng nói cũng không giống người Kim Lăng, không biết lai lịch nơi đâu không khỏi có chút hoang mang. Tay cầm cây trượng mây chống xuống đất cố gắng đi thật nhanh, đám người Trương Ngạc lại cười ngả nghiêng một trận.
Đi đến Tương Chân Quán ẩn mình dưới rừng mai trúc, thấy cửa viện đang đóng chặt. Vũ Lăng tiến đến gõ cửa nhưng không nghe tiếng động gì cả, Vũ Lăng liền lớn tiếng kêu cửa, lại thấy lão nhân đầu bạc quay trở lại đứng ở dưới gốc cây ngô đồng nhìn bọn họ.
Cánh cửa mở he hé, Tiết Đồng thò đầu ra quan sát, nhìn thấy bọn họ liền vui vẻ nói:
- Hóa ra là ba vị Trương tướng công, mau mời vào, mời vào.
Lão đầu bạc kia tay cầm cây trượng mây đập sột soạt lớn tiếng nói:
- Tiết Đồng, Vi Cô nhà ngươi sao lại đến đây ở?
Tiết Đồng ngước mắt lên nhìn, thì ra là Vấn lão vội nói:
- Mời Vấn lão vào chơi.
Trương Nguyên và Trương Đại bước qua cửa chính, nhìn nhau thầm nghĩ:
- Hóa ra lão nhân đầu bạc đó là Mẫn Vấn Thủy, đối diện mà không nhận ra còn cười châm biếm.
Lại nghe lão đầu bạc Mẫn Vấn Thủy nói:
- Ta không vào đâu, nhiều ngày rồi không thấy Vi Cô đến bến uống trà, nên cố ý đến hỏi thăm thôi, không có chuyện gì là tốt rồi, không có việc gì là tốt rồi.
Liền xoay người quay về.
Tiết Đồng chạy đến giữ gậy mây của Mẫn Vấn Thủy lại nói:
- Vấn lão, Vi Cô nhà con phải trú nạn bên Tương Chân Quán này nên không qua chỗ Vấn lão uống trà được, vừa rồi còn nhắc đến Vấn lão đấy, Vấn lão mau theo cháu vào nhà. Ba vị này là Trương tướng công, đến đây để giúp đỡ cho tiểu thư nhà cháu đấy.
Một tay cầm trượng mây, một tay dắt Mẫn Vấn Thủy kéo vào trong viện.
Trương Đại chắp tay nói:
- Vấn lão, tại hạ là Trương Đại Trương Tông Tử ở Sơn Âm, đã từng nghe Chu Mực Nông khen ngợi về trà đạo của Vấn lão, hôm nay được diện kiến Vấn lão thật là không có gì vui sướng bằng.
Trà nghệ của Mẫn Vấn Thủy rất tinh xảo nên thường có nhiều người đến nhà thưởng thức trà, hầu hết đều là danh sĩ phong nhã. Thật ra, hầu hết bọn họ không hiểu gì về trà đạo cả chỉ là học đòi làm sang thôi. Tuy vậy Mẫn Vấn Thủy không lấy vậy làm phiền lòng, nên khi nghe Trương Đại nói vậy thản nhiên nói:
- Công tử không nên tin những lời đồn nhảm, lão phu chỉ là một một nông dân bình thường, chỉ biết nấu chút trà đắng để giải nhiệt không biết trà đạo là gì cả.
Lúc này Vương Vi và tỷ muội Lý Tuyết Y, Lý Khấu Nhi ra nghênh đón. Vương Vi nhìn thấy Trương Nguyên lại nhớ đến chuyện mình phát cáu trên hồ Huyền Vũ thật xấu hổ, mặt liền đỏ lên nên nói:
- Vương Vi xin chào ba vị Trương tướng công.
Nàng vén áo lên thi lễ, đi qua dìu Mẫn Vấn Thủy nói:
- Vấn lão đến đây thật đúng lúc, mấy ngày nay chưa được uống trà của Vấn lão trong lòng không thỏa mái chút nào.
Trong lúc nói chuyện đôi mắt đẹp của nàng luôn hướng về phía Trương Nguyên.
Lý Tuyết Y cười nói ríu rít chào hỏi ba huynh đệ Trương Nguyên, mời vào nhà, còn lão Mẫn Vấn Thủy được Vương Vi dìu đi. Nàng ấy dìu đi thì được, lão cũng không nói thân thể mình còn kiện tráng không cần dìu dắt nữa. Trương Đại cười thầm trong lòng, lại lo lắng sợ Trương Ngạc nói châm chọc Mẫn Vấn Thủy. Không thấy Trương Ngạc lên tiếng, chỉ thấy y nhìn chằm chằm vào Lý Tuyết Y. Lúc trước thấy Vương Vi, Trương Ngạc không đến nỗi thất lễ như vậy, nói về xinh đẹp thanh nhã Vương Vi hơn Lý Tuyết Y, tuy nhiên Lý Tuyết Y lại dịu dàng quyến rũ hơn một chút.
Lý Khấu Nhi hỏi Tiết Đồng vị nào là Trương Giới Tử, Tiết Đồng liền chỉ cho nàng xem. Lý Khấu Nhi nhìn cảm thấy thất vọng nói:
- Ta cứ nghĩ vị Công tử kia phải khôi ngô tuấn tú, lỗi lạc lắm chứ, không hiểu vì sao Vi Cô lại để ý đến tên Trương Giới Tử này?
- Không thể nào.
Tiết Đồng vì nữ lang nhà mình mà giải thích:
- Không phải đâu, con vẹt ngu ngốc kia kêu linh tinh đấy. Lúc trước khi ta bắt được con vẹt ngu ngốc đó thì nó chỉ biết kêu tha mạng thôi.
Lý Khấu Nhi cười nhếch môi, khinh thường nói:
- Ngươi thì biết chuyện gì, chỉ lo chơi bắn ná cao su thôi, suy nghĩ của Vi Cô ta hiểu rất rõ. Nàng ta rất thích Trương Giới Tử. Ta cứ tưởng Vi Cô nhà cậu tính tình cao ngạo thì sẽ thích một người ưu tú hơn chứ.
Nói xong, nàng khe khẽ thở dài, nàng tất nhiên nhận thấy Trương Giới Tử chỉ là một người bình thường thôi, lòng hiếu kì của nàng có chút bị sỉ nhục.
Trương Nguyên không biết bị Lý Khấu Nhi bình luận sau lưng, hắn cùng với Đại huynh Trương Đại, Tam huynh Trương Ngạc đi theo Lý Tuyết Y và Vương Vi vào trong Tương Chân Quán. Vào trong quán, bọn họ nhìn thấy một nam tử hán có chòm râu đẹp đứng ở trước nhà, dường như thấy ba huynh đệ hắn nên nhanh chân bước đến.
Trời đã bắt đầu tối, đèn được thắp lên, ánh sáng chiếu vào những hạt mưa đang rơi trên những cây ngô đồng, những cành lá trúc, ánh sáng mờ ảo không giống như cảnh thật. Trương Nguyên đã đọc rất nhiều truyện Liêu Trai, cảnh này nhìn rất quen, nhưng phía trước nhà còn có một nam tử có chòm râu rất đẹp đang đứng đấy, đây là người thật hay là một tình huống trong Liêu Trai?
Vương Vi giới thiệu:
- Đây là ba vị Trương tướng công, còn vị này chính là Huy Châu danh sĩ Uông Nhiên Minh tiên sinh.
Trương Đại chắp tay thi lễ nói:
- Tại hạ là Trương Đại Trương Tông Tử ở Sơn Âm.
Trương Ngạc, Trương Nguyên cũng lần lượt tự giới thiệu danh tính, Uông Nhữ Khiêm chắp tay đáp lễ. Bỗng nghe sau nhà có tiếng thanh thót vang dội:
- Xin chào Vi Cô tìm quân cờ, xin chào Vi Cô tìm quân cờ.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si