Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 272-2: Người thông minh đệ nhất (2)
Cung tên mà khóa học bắn cung này sử dụng là do Nam Kinh Nội thủ bị nha môn cung cấp. Trương Nguyên không biết Hình thái giám thỉnh cầu Cố Tế Tửu luận về phong thủy ở Hiếu lăng có kết quả như thế nào rồi. Thông thường mà nói Cố Tế Tửu không muốn nhúng tay vào vụ này, dù sao chuyện này cũng liên lụy đến mâu thuẫn giữa Hình Long và Nam Kinh Binh bộ. Nhưng từ việc Nội thủ bị nha môn đưa cung tên đến, Cố Tế Tửu tiếp nhận thì có thể thấy rằng, rất có thể Hình Thái giám và Cố Tế Tửu đã đạt được thỏa thuận với nhau. Để giành được sự ủng hộ của Cố Khởi Nguyên, không thể biết được Hình Thái giám phải chi ra bao nhiêu tiền.
Bản tấu buộc tội Hình Long của Nam Kinh Binh bộ Thị lang Lầu Tính và tấu tự biện của Hình Long đã trình lên chưa? Hình Long có thực hiện việc giảm thuế không? Chuyện mở đường ở án sơn không biết được bàn luận ở hai kinh đô như thế nào? Những điều này Trương Nguyên đều không rõ. Trương Nguyên chỉ tham mưu cho Hình thái giám, còn cụ thể như thế nào thì tự Hình thái giám đi thực hiện.
Cuộc sống của Trương Nguyên ở Quốc Tử Giám vẫn như cũ, hàng ngày dậy sớm đến trường bắn học bắn cung, thời gian còn lại hắn đọc sách, viết văn và tập viết chữ theo mẫu. Tạm thời Tống Ti Nghiệp và Mao Giam Thừa cũng không tới gây khó dễ cho hắn. Chỉ có cảm giác duy nhất có chút thay đổi đó là tên tạp dịch họ Tưởng kia đối với Trương Nguyên cung kính hơn rất nhiều. Trước kia gã nhanh chóng đi làm giúp chuyện cho Trương Nguyên là vì tiền thưởng, hiện tại lúc này lại có thêm cảm giác kính sợ nữa. Đây đương nhiên chính là vì gã đã nhìn thấy Nam Kinh Thủ Bị Hình thái giám mời Trương Nguyên đến gặp mặt.
Ngày mười tám tháng bảy, lớp Nhâm tự của Quảng Nghiệp Đường tiến hành thi trung tuần. Cuộc thi lần này tương đối quan trọng, ai văn vẻ lưu loát lại tinh thông kinh sử có thể được phép vượt cấp lên học ở Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường. Chuyện này khá quan trọng đối với các tân giám sinh như Trương Nguyên. Quảng Nghiệp Đường là lớp sơ cấp; Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường là lớp trung cấp. Mới nhập học một tháng mà có thể chuyển lên lớp trung cấp là một điều vinh hạnh.
Cuộc thi lần này đề mục rất đơn giản,, , , < Thư>, mỗi loại chỉ có một đề, chư sinh căn cứ vào bổn kinh của mình để đáp đề. Đề của Trương Nguyên là "Tang hi bá gián quan ngư", đề này Trương Nguyên đã thi trong kỳ thi đạo nửa năm trước, được Vương Đề Học rất tán thưởng. Trong Ngũ kinh lấy < Xuân thu> để ra đề thì dễ lặp lại nhất, cũng chính vì dễ lặp lại nên cũng khó viết văn nhất. Bởi vì cùng một đề mục không biết có bao nhiêu người đã viết hàng trăm hàng ngàn bài văn, các cuốn tuyển văn nào ở trường thi cũng có cả. Bình thường cuộc thi nhỏ thì không sao, sao chép dẫn dụng quan điểm của người khác không vấn đề gì, nhưng đến kỳ thi hương, thi hội, nếu bài làm đề của bạn giống hệt như bài làm của tiền nhân thì tính sao, liệu có trúng tuyển được hay không?
Cho nên nói tuy Chu Nguyên Chương tôn lên vị trí đứng đầu trong Ngũ kinh, Trạng nguyên cũng được tuyển chọn từ những tiến sĩ chuyên nghiên cứu , nhưng tuyệt đại đa số các sĩ tử vẫn chỉ muốn chọn tứ kinh khác chứ không chọn làm bổn kinh, chính vì đề khó làm, các mánh khóe đều bị các bậc tiền bối dùng hết cả nên trong các cuộc thi hương, thi hội các thí sinh lấy làm bổn kinh đều có tỉ lệ trúng tuyển thấp hơn so với thí sinh của tứ kinh khác.
Vì thế, Trương Nguyên không lười biếng sao chép lại bài thi đạo "Tang hi bá gián quan ngư" của mình vào cho xong chuyện, mà hắn lại ra tay viết thành một bài khác. Lúc nộp bài sau giờ ngọ Tế Tửu Cố Khởi Nguyên lại tới chấm bài thi. Ông xem bài Kinh đề bát cổ của Trương Nguyên rồi nói với Triệu Tiến sĩ:
- Trương Nguyên có thể thăng cấp lên học ở Thành Tâm Đường được rồi.
Trong sáu Đường của Nam Kinh Quốc Tử Giám thì Thành Tâm Đường xếp thứ hai, đứng đầu là Suất Tính Đường. Muốn lên lớp Suất Tính Đường phải thông qua một lần thi nữa là có thể kết thúc việc học ở Quốc Tử Giám bất kỳ lúc nào. Kỳ thực dưới cái nhìn của Cố Khởi Nguyên, Trương Nguyên bất luận là Kinh đề bát cổ hay Tứ thư tiểu đề bát cổ hắn đều nổi trội giỏi giang cả. Giám sinh Suất Tính Đường có mấy ai qua được Trương Nguyên. Nhưng Trương Nguyên nhập học Quốc Tử Giám mới một tháng, nếu vượt cấp thẳng lên Suất Tính Đường đao to búa lớn quá. Hơn nữa từ trước tới giờ cũng chưa hề có tiền lệ, không thể từ lớp sơ cấp vượt cấp lên thẳng lớp cao cấp được. Chính vì vậy nên Cố Khởi Nguyên để Trương Nguyên vượt cấp vào Thành Tâm Đường học.
Lần này các giám sinh ưu tú lớp Nhâm Tự không ít, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung giống như Trương Nguyên, đều thăng lên Thành Tâm Đường. Sáu người bọn Trương Đại thăng lên Tu Đạo Đường. Như vậy, Trương Nguyên và Đại huynh Trương Đại sẽ không được học chung lớp nữa.
Trương Nguyên, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung được xếp vào lớp Huyền tự của Thành Tâm Đường. Thành Tâm Đường chỉ có bốn lớp, lấy Thiên Địa Huyền Hoàng để phân chia, giám sinh nơi này không nhiều, nhiều phòng số còn trống nên mỗi người một gian, so với Quảng Nghiệp Đường thì thoải mái hơn nhiều.
Trương Nguyên nhập học vào Thành Tâm Đường là ngày mười chín tháng bảy, ngày hôm đó theo lệ không giảng bài. Trương Nguyên thu xếp phòng số xong muốn ra ngoài thăm Mục Chân Chân, sau đó đến Đạm Viên bái kiến Tiêu lão sư. Hắn nhờ Tiêu Nhuận Sinh dùng dịch trạm gởi thư về nhà đến nay vẫn chưa có hồi âm, trong lòng lo lâu thấp thỏm. Tạm thời bên Sơn Âm chưa có hồi âm thì cũng không sao, nhưng thư hồi âm của phụ thân hắn Trương Thụy Dương ở Khai Phong thì phải tới rồi chứ, chẳng lẽ trước khi thư của hắn gửi tới thì phụ thân hắn đã rời Khai Phong lên đường rồi sao?
Trương Nguyên đi về phía Ngụy Đại Trung hỏi trai trưởng lớp Huyền tự là ai, hắn muốn lĩnh ‘Xuất cung nhập kính bài’ để ra khỏi Quốc Tử Giám.
Ngụy Đại Trung nói:
- Người này họ Hoàng, danh Tôn Tố tự Chân Trường, là người huyện Dư Diêu, đã có công danh cử nhân. Trương hiền đệ không biết người này sao?
- Hoàng Tôn Tố!
Trương Nguyên có chút kinh ngạc, đây là một nhân vật nổi tiếng thời Vãn Minh, cùng với Ngụy Đại Trung được liệt vào Đông Lâm lục quân tử, là người tài trí của đảng Đông Lâm. Ngụy Trung Hiền rất kiêng dè Hoàng Tôn Tố, vì Hoàng Tôn Tố thường có thể dự đoán được âm mưu bước tiếp theo của hoạn đảng. Năm thứ hai sau khi Ngụy Đại Trung chết, Hoàng Tôn Tố cũng bị Ngụy Trung Hiền hạ chiếu tống ngục xử tử. Sau này có lẽ rất ít người biết đến Hoàng Tôn Tố, nhưng con trai Hoàng Tôn Tố là Hoàng Tông Hi thì ai có chút ít hiểu biết về lịch sử đều biết đến cả, đó là nhà tư tưởng lớn đầu tiên vĩ đại nhất Trung Quốc, học vấn như thiên, thâm thúy như biển. Cặp cha con này nổi tiếng thông minh nhất từ xưa đến nay trong lịch sử Trung Quốc.
- Thế nào, Trương hiền đệ có quen biết Hoàng Chân Trường ư?
Ngụy Đại Trung hỏi.
Trương Nguyên nói:
- Chỉ nghe hiền danh nhưng chưa từng gặp người này, phiền Nguỵ huynh dẫn đi gặp.
Hoàng Tông Hi từng đến thư viện Đông Lâm nghe giảng, chính vì vậy Ngụy Đại Trung và Hoàng Tôn Tố có quen biết, nên cùng với Trương Nguyên tìm ngay được phòng số của Hoàng Tôn Tố. Hoàng Tôn Tố đang viết lách trên án thư, thấy Ngụy Đại Trung tiến vào vội vàng hạ bút đứng dậy thi lễ.
Hoàng Tôn Tố khoảng chừng ba mươi tuổi, mặt mày nhỏ nhắn, mặt hẹp dài, cằm nhọn, hai mắt sáng vô cùng, cảm giác như nhìn thấu được tâm can của người khác. Đặc biệt đối với người lần đầu gặp mặt, càng có cảm giác bị nhìn thấu như vậy. Trương Nguyên lần đầu gặp lão sư Vương Tư Nhâm cũng từng có cảm giác này, mà Hoàng Tôn Tố thì cảm giác này nhiều hơn.
- Sơn Âm Trương Công Tử, tại hạ nghe danh đã lâu, vô cùng ngưỡng mộ.
Mặt Hoàng Tôn Tố giãn ra, hai tay chắp lại nói bình thường, không có gì là khách sáo cả.
Trương Nguyên bỗng nhiên rất muốn trêu đùa người có trí tuệ hơn người Hoàng Tôn Tố này, nhìn phản ứng của y, ngẫm lại lại thôi, sợ lợn lành chữa thành lợn què khiến con người thông minh này nghi kỵ chính mình. Nói chuyện một hồi, biết được ý đồ tới đây, Hoàng Tôn Tố nói:
- Không may rồi, thẻ bài ra vào giám đã có người lĩnh đi rồi, Trương công tử ngày mai xuất giám vậy, lệnh bài đó ta sẽ giữ lại cho công tử.
Trương Nguyên đành phải thôi, hắn trở lại phòng, đọc sách viết văn, lại suy nghĩ về những người mình đã gặp ở Quốc Tử Giám. Ngụy Đại Trung, Nguyễn Đại Thành, Hoàng Tôn Tố đều là những nhân vật quan trọng triều Thiên Khải, khoa thi tới rất có khả năng đậu Tiến sĩ. Mình cần phải nỗ lực hơn, ra sức phấn đấu cùng bọn họ có tên trong bảng vàng.
Ngày này trôi qua như vậy. Đại huynh Trương Đại cũng không học cùng lớp với hắn. Một mình hắn một phòng, ánh đèn leo lét và giấy mực ban đêm khó tránh khỏi cảm giác cô độc. Đêm này Trương Nguyên tắm rửa nghỉ ngơi sớm. Ngày tiếp theo, trời còn tờ mờ hắn đã thức dậy, đánh răng xong nhưng thấy hàng xóm Nguyễn Đại Thành còn chưa thức giấc, liền một mình thẳng tiến đến trường bắn. Đại huynh Trương Đại, Tam huynh Trương Ngạc sáng nào cũng tới trường bắn này. Ba huynh đệ không cùng Học Đường, nên không thể tùy tiện qua lại các đường để thăm hỏi nhau. Nhưng quy định Quốc Tử Giám lại không khắt khe thời gian đến trường bắn sớm hay muộn, bởi vậy ngày nào ba huynh đệ hắn cũng đều có thể gặp nhau.
Đã qua nửa tháng bảy, tiết trời buổi sớm tối mát mẻ, Trương Nguyên đến quá sớm nên trường bắn rộng lớn này không có một bóng người, tám bia bắn tên đặt trong bụi cỏ, trên lá cỏ còn đọng những giọt sương trong suốt. Khi Trương Nguyên đi qua, mấy con điểu tước kinh sợ đột ngột bay lên.
Bản tấu buộc tội Hình Long của Nam Kinh Binh bộ Thị lang Lầu Tính và tấu tự biện của Hình Long đã trình lên chưa? Hình Long có thực hiện việc giảm thuế không? Chuyện mở đường ở án sơn không biết được bàn luận ở hai kinh đô như thế nào? Những điều này Trương Nguyên đều không rõ. Trương Nguyên chỉ tham mưu cho Hình thái giám, còn cụ thể như thế nào thì tự Hình thái giám đi thực hiện.
Cuộc sống của Trương Nguyên ở Quốc Tử Giám vẫn như cũ, hàng ngày dậy sớm đến trường bắn học bắn cung, thời gian còn lại hắn đọc sách, viết văn và tập viết chữ theo mẫu. Tạm thời Tống Ti Nghiệp và Mao Giam Thừa cũng không tới gây khó dễ cho hắn. Chỉ có cảm giác duy nhất có chút thay đổi đó là tên tạp dịch họ Tưởng kia đối với Trương Nguyên cung kính hơn rất nhiều. Trước kia gã nhanh chóng đi làm giúp chuyện cho Trương Nguyên là vì tiền thưởng, hiện tại lúc này lại có thêm cảm giác kính sợ nữa. Đây đương nhiên chính là vì gã đã nhìn thấy Nam Kinh Thủ Bị Hình thái giám mời Trương Nguyên đến gặp mặt.
Ngày mười tám tháng bảy, lớp Nhâm tự của Quảng Nghiệp Đường tiến hành thi trung tuần. Cuộc thi lần này tương đối quan trọng, ai văn vẻ lưu loát lại tinh thông kinh sử có thể được phép vượt cấp lên học ở Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường. Chuyện này khá quan trọng đối với các tân giám sinh như Trương Nguyên. Quảng Nghiệp Đường là lớp sơ cấp; Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường là lớp trung cấp. Mới nhập học một tháng mà có thể chuyển lên lớp trung cấp là một điều vinh hạnh.
Cuộc thi lần này đề mục rất đơn giản,
Cho nên nói tuy Chu Nguyên Chương tôn
Vì thế, Trương Nguyên không lười biếng sao chép lại bài thi đạo "Tang hi bá gián quan ngư" của mình vào cho xong chuyện, mà hắn lại ra tay viết thành một bài khác. Lúc nộp bài sau giờ ngọ Tế Tửu Cố Khởi Nguyên lại tới chấm bài thi. Ông xem bài Kinh đề bát cổ của Trương Nguyên rồi nói với Triệu Tiến sĩ:
- Trương Nguyên có thể thăng cấp lên học ở Thành Tâm Đường được rồi.
Trong sáu Đường của Nam Kinh Quốc Tử Giám thì Thành Tâm Đường xếp thứ hai, đứng đầu là Suất Tính Đường. Muốn lên lớp Suất Tính Đường phải thông qua một lần thi nữa là có thể kết thúc việc học ở Quốc Tử Giám bất kỳ lúc nào. Kỳ thực dưới cái nhìn của Cố Khởi Nguyên, Trương Nguyên bất luận là Kinh đề bát cổ hay Tứ thư tiểu đề bát cổ hắn đều nổi trội giỏi giang cả. Giám sinh Suất Tính Đường có mấy ai qua được Trương Nguyên. Nhưng Trương Nguyên nhập học Quốc Tử Giám mới một tháng, nếu vượt cấp thẳng lên Suất Tính Đường đao to búa lớn quá. Hơn nữa từ trước tới giờ cũng chưa hề có tiền lệ, không thể từ lớp sơ cấp vượt cấp lên thẳng lớp cao cấp được. Chính vì vậy nên Cố Khởi Nguyên để Trương Nguyên vượt cấp vào Thành Tâm Đường học.
Lần này các giám sinh ưu tú lớp Nhâm Tự không ít, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung giống như Trương Nguyên, đều thăng lên Thành Tâm Đường. Sáu người bọn Trương Đại thăng lên Tu Đạo Đường. Như vậy, Trương Nguyên và Đại huynh Trương Đại sẽ không được học chung lớp nữa.
Trương Nguyên, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung được xếp vào lớp Huyền tự của Thành Tâm Đường. Thành Tâm Đường chỉ có bốn lớp, lấy Thiên Địa Huyền Hoàng để phân chia, giám sinh nơi này không nhiều, nhiều phòng số còn trống nên mỗi người một gian, so với Quảng Nghiệp Đường thì thoải mái hơn nhiều.
Trương Nguyên nhập học vào Thành Tâm Đường là ngày mười chín tháng bảy, ngày hôm đó theo lệ không giảng bài. Trương Nguyên thu xếp phòng số xong muốn ra ngoài thăm Mục Chân Chân, sau đó đến Đạm Viên bái kiến Tiêu lão sư. Hắn nhờ Tiêu Nhuận Sinh dùng dịch trạm gởi thư về nhà đến nay vẫn chưa có hồi âm, trong lòng lo lâu thấp thỏm. Tạm thời bên Sơn Âm chưa có hồi âm thì cũng không sao, nhưng thư hồi âm của phụ thân hắn Trương Thụy Dương ở Khai Phong thì phải tới rồi chứ, chẳng lẽ trước khi thư của hắn gửi tới thì phụ thân hắn đã rời Khai Phong lên đường rồi sao?
Trương Nguyên đi về phía Ngụy Đại Trung hỏi trai trưởng lớp Huyền tự là ai, hắn muốn lĩnh ‘Xuất cung nhập kính bài’ để ra khỏi Quốc Tử Giám.
Ngụy Đại Trung nói:
- Người này họ Hoàng, danh Tôn Tố tự Chân Trường, là người huyện Dư Diêu, đã có công danh cử nhân. Trương hiền đệ không biết người này sao?
- Hoàng Tôn Tố!
Trương Nguyên có chút kinh ngạc, đây là một nhân vật nổi tiếng thời Vãn Minh, cùng với Ngụy Đại Trung được liệt vào Đông Lâm lục quân tử, là người tài trí của đảng Đông Lâm. Ngụy Trung Hiền rất kiêng dè Hoàng Tôn Tố, vì Hoàng Tôn Tố thường có thể dự đoán được âm mưu bước tiếp theo của hoạn đảng. Năm thứ hai sau khi Ngụy Đại Trung chết, Hoàng Tôn Tố cũng bị Ngụy Trung Hiền hạ chiếu tống ngục xử tử. Sau này có lẽ rất ít người biết đến Hoàng Tôn Tố, nhưng con trai Hoàng Tôn Tố là Hoàng Tông Hi thì ai có chút ít hiểu biết về lịch sử đều biết đến cả, đó là nhà tư tưởng lớn đầu tiên vĩ đại nhất Trung Quốc, học vấn như thiên, thâm thúy như biển. Cặp cha con này nổi tiếng thông minh nhất từ xưa đến nay trong lịch sử Trung Quốc.
- Thế nào, Trương hiền đệ có quen biết Hoàng Chân Trường ư?
Ngụy Đại Trung hỏi.
Trương Nguyên nói:
- Chỉ nghe hiền danh nhưng chưa từng gặp người này, phiền Nguỵ huynh dẫn đi gặp.
Hoàng Tông Hi từng đến thư viện Đông Lâm nghe giảng, chính vì vậy Ngụy Đại Trung và Hoàng Tôn Tố có quen biết, nên cùng với Trương Nguyên tìm ngay được phòng số của Hoàng Tôn Tố. Hoàng Tôn Tố đang viết lách trên án thư, thấy Ngụy Đại Trung tiến vào vội vàng hạ bút đứng dậy thi lễ.
Hoàng Tôn Tố khoảng chừng ba mươi tuổi, mặt mày nhỏ nhắn, mặt hẹp dài, cằm nhọn, hai mắt sáng vô cùng, cảm giác như nhìn thấu được tâm can của người khác. Đặc biệt đối với người lần đầu gặp mặt, càng có cảm giác bị nhìn thấu như vậy. Trương Nguyên lần đầu gặp lão sư Vương Tư Nhâm cũng từng có cảm giác này, mà Hoàng Tôn Tố thì cảm giác này nhiều hơn.
- Sơn Âm Trương Công Tử, tại hạ nghe danh đã lâu, vô cùng ngưỡng mộ.
Mặt Hoàng Tôn Tố giãn ra, hai tay chắp lại nói bình thường, không có gì là khách sáo cả.
Trương Nguyên bỗng nhiên rất muốn trêu đùa người có trí tuệ hơn người Hoàng Tôn Tố này, nhìn phản ứng của y, ngẫm lại lại thôi, sợ lợn lành chữa thành lợn què khiến con người thông minh này nghi kỵ chính mình. Nói chuyện một hồi, biết được ý đồ tới đây, Hoàng Tôn Tố nói:
- Không may rồi, thẻ bài ra vào giám đã có người lĩnh đi rồi, Trương công tử ngày mai xuất giám vậy, lệnh bài đó ta sẽ giữ lại cho công tử.
Trương Nguyên đành phải thôi, hắn trở lại phòng, đọc sách viết văn, lại suy nghĩ về những người mình đã gặp ở Quốc Tử Giám. Ngụy Đại Trung, Nguyễn Đại Thành, Hoàng Tôn Tố đều là những nhân vật quan trọng triều Thiên Khải, khoa thi tới rất có khả năng đậu Tiến sĩ. Mình cần phải nỗ lực hơn, ra sức phấn đấu cùng bọn họ có tên trong bảng vàng.
Ngày này trôi qua như vậy. Đại huynh Trương Đại cũng không học cùng lớp với hắn. Một mình hắn một phòng, ánh đèn leo lét và giấy mực ban đêm khó tránh khỏi cảm giác cô độc. Đêm này Trương Nguyên tắm rửa nghỉ ngơi sớm. Ngày tiếp theo, trời còn tờ mờ hắn đã thức dậy, đánh răng xong nhưng thấy hàng xóm Nguyễn Đại Thành còn chưa thức giấc, liền một mình thẳng tiến đến trường bắn. Đại huynh Trương Đại, Tam huynh Trương Ngạc sáng nào cũng tới trường bắn này. Ba huynh đệ không cùng Học Đường, nên không thể tùy tiện qua lại các đường để thăm hỏi nhau. Nhưng quy định Quốc Tử Giám lại không khắt khe thời gian đến trường bắn sớm hay muộn, bởi vậy ngày nào ba huynh đệ hắn cũng đều có thể gặp nhau.
Đã qua nửa tháng bảy, tiết trời buổi sớm tối mát mẻ, Trương Nguyên đến quá sớm nên trường bắn rộng lớn này không có một bóng người, tám bia bắn tên đặt trong bụi cỏ, trên lá cỏ còn đọng những giọt sương trong suốt. Khi Trương Nguyên đi qua, mấy con điểu tước kinh sợ đột ngột bay lên.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si