Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 255-2: Giai lệ địa (2)
Trương Ngạc kề tai nói:
- Khi nãy có bóng cây che rồi, đợi nắng chiều rọi đến là ổn, mau nhìn kìa!
Khi Trương Nguyên quay lại nhìn, lãng thuyền lướt nhanh về tây, nắng chiều vừa hay chiếu tới, Vương Vi càng trở nên xinh đẹp dưới ánh nắng. Khoan đã, còn nữa, thì ra là vậy!
Trương Nguyên xem như đã hiểu bộ dạng quỷ dị của tam huynh khi cứ muốn hắn nhìn Vương Vi. Trời hè oi bức, Vương Vi chỉ bận áo vải mỏng manh, y đứng trong bóng cửa khoang có thể thấy hình dáng eo mông và đôi chân ẩn hiện dưới váy, nếu không phải bên trong còn có váy lót thì nhìn rõ hơn rồi. Tuy nhìn con gái người ta như thế thì hơi đáng khinh, nhưng thành thực mà nói, nàng ấy quả rất quyến rũ. Đường cong thắt lưng thấp thoáng hoàn toàn có thể phổ thành nhạc khúc lưu loát.
Vương Vi thấy Trương thị huynh đệ kề tai thì thầm, ánh mắt lóe lên, người thông minh như nàng vừa quan sát thì đã hiểu nguyên do. Phút chốc mặt đẹp phủ mây, cánh mũi chun lại, nàng bước vài bước xuống hiên nói:
- Hai vị tướng công, phi lễ chớ nhìn.
Trong lòng lại thầm cười: “Vị Trương công tử này, ngày thường có vẻ chín chắn điềm đạm, lúc này lại để lộ bản tính thiếu niên háo sắc không thua gì Trương Yến Khách.”
Trương Ngạc cười hì hì nói:
- Người không biết vẻ đẹp của Vương Vi cô thì xem như không có mắt. Ta không bị mù, cô đứng đó nên ta thấy thôi, nếu vờ đàng hoàng mà quay đầu không nhìn, thiên nhân trong lòng giao chiến thì khó chịu lắm. Vì vậy ta phải tận tình nhìn cho rõ, chuyện này cô phải oán chính mình chứ, là cô mê hoặc huynh đệ chúng tôi.
Vương Vi nói:
- Yến Khánh tướng công lời lẽ thật hùng hồn, đây là luận về hồng nhan họa thủy sao?
Trương Đại tay cầm một chén trà bước tới, cất giọng hỏi:
- Nói gì vậy, cái gì mà hồng nhan họa thủy?
Trương Ngạc cười nói:
- Đại huynh bỏ lỡ cảnh đẹp rồi, đáng tiếc đáng tiếc.
Trương Đại không hiểu cho lắm, còn tưởng thật đã bỏ qua phong cảnh bên bờ, vội vàng phóng tầm nhìn từ cửa mui ra đến sau thuyền, luôn miệng hỏi:
- Đâu, đâu nào?
Trương Ngạc cười đến nghiêng ngả.
Vương Vi nói tránh đi:
- Phía trước là Vũ Định Kiều, tiểu nữ lên bờ tại đó. Dọc đường đa tạ ba vị tướng công chiếu cố, tiểu nữ vô cùng cảm kích.
Nói rồi nàng thi lễ với ba người họ.
Trương Nguyên, Trương Đại, Trương Ngạc đều chắp tay đáp lễ. Trương Đại nói:
- Mi Công đã phó thác, nào dám chậm trễ. Tu Vi cô nương thông tuệ đa tài, dọc đường ta cũng học hỏi được nhiều, như được tắm gió xuân vậy.
Trương Đại rất thành thực, có Vương Vi đồng hành, hành trình sông nước dài đằng đẵng mới không tịch mịch. Vương Vi luôn giữ khoảng cảnh đúng mực trong quan hệ với ba huynh đệ Trương thị, tạo thành một loại quan hệ nửa như tình bạn nửa lại không. Trương Đại huynh đệ cảm thấy ở bên nàng rất vui, có phần ấm áp, song không đến mức sinh lòng thấp hèn.
Trương Ngạc đĩnh đạc nói:
- Tu Vi cô nương, đã đến Kim Lăng, cô không mời ba huynh đệ tôi uống rượu sao?
Vương Vi mỉm cười nói:
- Ba vị tướng công nể mặt, tiểu nữ cầu còn không được, vậy mời ba vị cùng lên bờ tại Vũ Định Kiều.
Trương Nguyên và Trương Đại đều cảm thấy không ổn. Hôm này là mười lăm tháng sáu, ngày mười bảy phải đến Lễ Bộ báo danh, ngày mười tám là khảo thí nhập học Quốc Tử Giám. Vừa đến Nam Kinh đã chạy đi Khúc Trung cựu viện uống rượu hoa, nếu để giáo quan của Quốc Tử Giám biết được thì sẽ chuốc lấy phiền phức. Trương Đại nói:
- Đợi đến khi ta an định ở Quốc Tử Giám sẽ lại đến thăm Tu Vi cô nương, ta còn phải thỉnh cô nương dẫn ta đến thăm hỏi Mẫn lão tử.
Trương Nguyên sực nhớ một chuyện, liền nói:
- Nghe đâu quy củ Quốc Tử Giám cực nghiêm, không cho phép giám sinh ra ngoài, chẳng hay có thật như vậy?
Trương Nguyên từng hỏi chuyện Quốc Tử Giám với huynh trưởng Vương Bích Lân của Vương Anh Tư. Vương Bích Lân nói mỗi lớp có bốn mươi người, họ giao tấm “xuất cung nhập kính bài” cho sinh đồ trực nhật mỗi lớp giữ. Phàm là ai muốn ra ngoài đều phải có tấm bài này, một lớp bốn mươi người mỗi ngày chỉ có một người được ra, hơn nữa trước khi trời tối phải trở về, không được qua đêm ngoài Quốc Tử Giám.
Vương Vi cười nói:
- Quy củ Quốc Tử Giám nghiêm hay không tiểu nữ biết. Nhưng mỗi khi đêm lạnh yên tĩnh, trăng thanh gió mát, từ Vũ Định Kiều đến Trường Bản Kiều, trong cảnh tượng trâm hoa hẹn ước, nắm tay sánh đôi, bộ hành thổi tiêu, diệu khúc lanh lảnh đại khái đều là người trong Quốc Tử Giám.
Trương Ngạc bật cười ha hả:
- Vậy ta yên tâm rồi, bằng không chẳng khác gì ngồi tù, thật quá vô vị.
Trương Nguyên cũng cười, thầm nghĩ: “Ngày đó khi Vương Bích Lân nói chuyện này, Vương Anh Tư cũng ở kế bên, vì vậy Vương Bích Lân nâng mức nghiêm khắc của quy củ Quốc Tử Giám lên một chút, có thể thấy y rất dụng công ở Quốc Tử Giám.
Thuyền đến Vũ Định Kiều, Vương Vi lên bờ trước, tiểu tỳ Huệ Tương ôm hộp trúc, Tiết Đồng xách lồng chim, Diêu thúc gánh hành lý theo sau. Họ đứng trên bờ hành lễ với ba người Trương Nguyên, đa tạ dọc đường chiếu cố.
Vương Vi nói:
- Ba vị tướng công đi tiếp năm, sáu dặm về hướng tây, lên bờ tại bến thuyền Chính Mã Doanh, nơi đó cách nha môn lục bộ không xa.
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Đa tạ nhắc nhở.
Vương Vi mỉm cười, chỉnh lại nón trúc rộng vành trên đầu, xoay người đi về hướng U Lan quán ở Trường Bản Kiều. Lãng thuyền cũng rời Vũ Định Kiều tiếp tục hướng tây, Trương Ngạc nhìn theo bóng lưng yêu kiều của Vương Vi, cảm thán:
- Người đẹp đến thế, đồng thuyền nửa tháng với ba huynh đệ ta, vậy mà không hề tạp nhiễm. Là cô nương này cao khiết, hay do chúng ta vô năng?
Trương Đại cùng Trương Ngạc đều bật cười.
Trương Ngạc tiếp lời:
- Không biết cô gái này thích ai trong ba chúng ta hơn?
Y tự nói tự đáp:
- Thiết nghĩ không thể phân cao thấp, ba chúng ta đều anh tuấn hơn người, nữ lang đâm hoa mắt, không biết yêu người nào mới tốt.
Trương Đại nói:
- Theo ta thấy thì cô gái này thích Giới Tử nhiều hơn.
Trương Ngạc cũng tán thành, song y lại nói:
- Nếu Giới Tử ân cần một chút, cô gái này chắc hẳn đã sà vào lòng rồi, Giới Tử lại giả vờ đàng hoàng.
Trương Nguyên vội nói:
- Hai vị huynh trưởng, chúng ta đến đây để học, chuyện khác cũng có thể làm, nhưng đừng lấy khách át chủ nhé.
Cười đùa một hồi, thuyền đã sớm cập bến Chính Mã Doanh. Ba huynh đệ lên bờ dưới trời chiều, không định tìm khách điếm tá túc. Dù sao ở trên thuyền đã quen, đợi an định ở Quốc Tử Giám rồi tính tiếp, xem thuê phòng ở tạm. Tông Dực Thiện từng ở Nam Kinh mấy tháng, y nói từ Chính Mã Doanh đi hướng đông bắc chừng hai, ba dặm là đến nha môn lục bộ Nam Kinh, đi tiếp nữa thì đến Tử Cấm Thành. Sau khi Vĩnh Lạc đế dời đô tới Bắc Kinh, Tử Cấm Thành tại Nam Kinh vắng bóng Hoàng đế, chỉ còn vài vị thái giám ở lại, trong hai trăm năm chỉ có Chính Đức Hoàng đế quá vãng Nam Kinh.
Trương Nguyên đến quán rượu gần bến tàu ăn hoành thánh và bánh bột, không dám uống rượu, bởi vì chốc nữa phải bái kiến Tiêu Thái sử. Tông Dực Thiện nói Đạm viên của Tiêu Thái sử nằm gần nha môn lục bộ, cự ly không quá hai dặm.
Bánh bột và hoành thánh Nam Kinh rất nổi tiếng, là hai trong ẩm thực “bát tuyệt” ở Kim Lăng. Cái gọi là canh hoành thánh có thể nói là nhỏ mịn (hình dung sự tươi ngon), mì kéo có thể làm đai lưng (hình dung độ dai gân thịt), khẩu vị không tồi. Đám người Trương Nguyên chén no nê, khi tính tiền ra ngoài thì thấy trăng tròn đã treo trên đỉnh Tử Kim Sơn, thanh lãnh sáng ngời, đây chính là trăng tròn mười lăm.
Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên, Tông Dực Thiện, còn có Vũ Lăng, Năng Trụ cũng đi theo, Mục Chân Chân không cần nói cũng hối hả chạy theo thiếu gia. Trương Nguyên sai Lai Phúc mua ít hoa quả tươi biếu Tiêu Thái sử. Mọi người đến Đạm viên xuất trình bái thiếp, một âm thanh sang sảng rất nhanh cất lên:
- Giới Tử, mọi người mới đến à, ta đợi mấy ngày rồi đó.
Trương Nguyên cừa nghe liền nhận ra giọng nói của Tiêu Nhuận Sinh. Tháng trước Tiêu Nhuận Sinh còn ở Hàng Châu, không ngờ cũng về Nam Kinh, hắn vui vẻ nói:
- Nhuận Sinh huynh cũng đến rồi sao? Huynh xem, ta dẫn ai tới nè.
Tiêu Nhuận Sinh bước nhanh ra ngoài, lướt mắt qua mọi người, chắp tay thi lễ. Trông thấy Tông Dực Thiện, y liền mừng rỡ, cầm tay Tông Dực Thiện nói:
- Tông huynh cuối cùng đã thoát khỏi ràng buộc rồi à, từ khi huynh về Hoa Đình, gia phụ nhiều lần nhắc huynh, ông quả thật rất nhớ, thường hay than vãn.
Tông Dực Thiện cảm kích, hôm nay so với cuộc tao ngộ tại Hoa Đình Đổng phủ quả là một trời một vực.
Học Đạm viên chỉ rộng chừng bốn, năm mẫu; bố cục nhà, ao đình, hoa và cây cảnh tinh tế và hợp lý, tiến vào là bức tường, sau đó là phòng khách lớn, hai bên có phòng trà, phòng đánh đàn, có một Tàng thư lầu (lầu chứa sách) hai tầng là bắt mắt nhất. Phía sau Tàng thư lầu là nội viện, bên phải nội viện có một phật đường, đèn sáng, ánh vàng, Tiêu Hồng rất sùng Phật, chủ trương tam giáo hợp lại, có nhiều nghiên cứu về kiệt tác kinh điển Phật giáo.
Tiêu Hồng bảy mươi lăm tuổi hàng ngày tay đều không rời quyển sách, không ngừng viết lách, lúc này đang ở Tàng thư lầu chỉnh sửa lại bút ký < Tiêu Nhược hầu vấn đáp> mà mấy năm gần dây ông dạy học ở Kim Lăng, Tân An, thấy Trương Nguyên và Tông Dực Thiện, Tiêu Hồng thậm chí rất vui mừng, nhưng lại nói:
- Trương Nguyên, lần này việc trò gây ra ở Hoa đình quá lớn, Nam Kinh lục bộ đều truyền đi rất huyên náo, rất nhiều quan lại truy cứu căn nguyên, biết trò là học trò của ta, liền tới đây hỏi lão phu đó.
Trương Nguyên cung kính nói:
- Học trò không dám nhiều chuyện, chỉ là may mắn gặp dịp, Đổng thị hoành hành ở hương lý, dân chúng phẫn nộ đến cực điểm, ắt có ngày tức nước vỡ bờ thôi ạ.
Ngay lập tức Trương Nguyên kể lại chuyện hôm đó cho thầy Tiêu nghe.
- Khi nãy có bóng cây che rồi, đợi nắng chiều rọi đến là ổn, mau nhìn kìa!
Khi Trương Nguyên quay lại nhìn, lãng thuyền lướt nhanh về tây, nắng chiều vừa hay chiếu tới, Vương Vi càng trở nên xinh đẹp dưới ánh nắng. Khoan đã, còn nữa, thì ra là vậy!
Trương Nguyên xem như đã hiểu bộ dạng quỷ dị của tam huynh khi cứ muốn hắn nhìn Vương Vi. Trời hè oi bức, Vương Vi chỉ bận áo vải mỏng manh, y đứng trong bóng cửa khoang có thể thấy hình dáng eo mông và đôi chân ẩn hiện dưới váy, nếu không phải bên trong còn có váy lót thì nhìn rõ hơn rồi. Tuy nhìn con gái người ta như thế thì hơi đáng khinh, nhưng thành thực mà nói, nàng ấy quả rất quyến rũ. Đường cong thắt lưng thấp thoáng hoàn toàn có thể phổ thành nhạc khúc lưu loát.
Vương Vi thấy Trương thị huynh đệ kề tai thì thầm, ánh mắt lóe lên, người thông minh như nàng vừa quan sát thì đã hiểu nguyên do. Phút chốc mặt đẹp phủ mây, cánh mũi chun lại, nàng bước vài bước xuống hiên nói:
- Hai vị tướng công, phi lễ chớ nhìn.
Trong lòng lại thầm cười: “Vị Trương công tử này, ngày thường có vẻ chín chắn điềm đạm, lúc này lại để lộ bản tính thiếu niên háo sắc không thua gì Trương Yến Khách.”
Trương Ngạc cười hì hì nói:
- Người không biết vẻ đẹp của Vương Vi cô thì xem như không có mắt. Ta không bị mù, cô đứng đó nên ta thấy thôi, nếu vờ đàng hoàng mà quay đầu không nhìn, thiên nhân trong lòng giao chiến thì khó chịu lắm. Vì vậy ta phải tận tình nhìn cho rõ, chuyện này cô phải oán chính mình chứ, là cô mê hoặc huynh đệ chúng tôi.
Vương Vi nói:
- Yến Khánh tướng công lời lẽ thật hùng hồn, đây là luận về hồng nhan họa thủy sao?
Trương Đại tay cầm một chén trà bước tới, cất giọng hỏi:
- Nói gì vậy, cái gì mà hồng nhan họa thủy?
Trương Ngạc cười nói:
- Đại huynh bỏ lỡ cảnh đẹp rồi, đáng tiếc đáng tiếc.
Trương Đại không hiểu cho lắm, còn tưởng thật đã bỏ qua phong cảnh bên bờ, vội vàng phóng tầm nhìn từ cửa mui ra đến sau thuyền, luôn miệng hỏi:
- Đâu, đâu nào?
Trương Ngạc cười đến nghiêng ngả.
Vương Vi nói tránh đi:
- Phía trước là Vũ Định Kiều, tiểu nữ lên bờ tại đó. Dọc đường đa tạ ba vị tướng công chiếu cố, tiểu nữ vô cùng cảm kích.
Nói rồi nàng thi lễ với ba người họ.
Trương Nguyên, Trương Đại, Trương Ngạc đều chắp tay đáp lễ. Trương Đại nói:
- Mi Công đã phó thác, nào dám chậm trễ. Tu Vi cô nương thông tuệ đa tài, dọc đường ta cũng học hỏi được nhiều, như được tắm gió xuân vậy.
Trương Đại rất thành thực, có Vương Vi đồng hành, hành trình sông nước dài đằng đẵng mới không tịch mịch. Vương Vi luôn giữ khoảng cảnh đúng mực trong quan hệ với ba huynh đệ Trương thị, tạo thành một loại quan hệ nửa như tình bạn nửa lại không. Trương Đại huynh đệ cảm thấy ở bên nàng rất vui, có phần ấm áp, song không đến mức sinh lòng thấp hèn.
Trương Ngạc đĩnh đạc nói:
- Tu Vi cô nương, đã đến Kim Lăng, cô không mời ba huynh đệ tôi uống rượu sao?
Vương Vi mỉm cười nói:
- Ba vị tướng công nể mặt, tiểu nữ cầu còn không được, vậy mời ba vị cùng lên bờ tại Vũ Định Kiều.
Trương Nguyên và Trương Đại đều cảm thấy không ổn. Hôm này là mười lăm tháng sáu, ngày mười bảy phải đến Lễ Bộ báo danh, ngày mười tám là khảo thí nhập học Quốc Tử Giám. Vừa đến Nam Kinh đã chạy đi Khúc Trung cựu viện uống rượu hoa, nếu để giáo quan của Quốc Tử Giám biết được thì sẽ chuốc lấy phiền phức. Trương Đại nói:
- Đợi đến khi ta an định ở Quốc Tử Giám sẽ lại đến thăm Tu Vi cô nương, ta còn phải thỉnh cô nương dẫn ta đến thăm hỏi Mẫn lão tử.
Trương Nguyên sực nhớ một chuyện, liền nói:
- Nghe đâu quy củ Quốc Tử Giám cực nghiêm, không cho phép giám sinh ra ngoài, chẳng hay có thật như vậy?
Trương Nguyên từng hỏi chuyện Quốc Tử Giám với huynh trưởng Vương Bích Lân của Vương Anh Tư. Vương Bích Lân nói mỗi lớp có bốn mươi người, họ giao tấm “xuất cung nhập kính bài” cho sinh đồ trực nhật mỗi lớp giữ. Phàm là ai muốn ra ngoài đều phải có tấm bài này, một lớp bốn mươi người mỗi ngày chỉ có một người được ra, hơn nữa trước khi trời tối phải trở về, không được qua đêm ngoài Quốc Tử Giám.
Vương Vi cười nói:
- Quy củ Quốc Tử Giám nghiêm hay không tiểu nữ biết. Nhưng mỗi khi đêm lạnh yên tĩnh, trăng thanh gió mát, từ Vũ Định Kiều đến Trường Bản Kiều, trong cảnh tượng trâm hoa hẹn ước, nắm tay sánh đôi, bộ hành thổi tiêu, diệu khúc lanh lảnh đại khái đều là người trong Quốc Tử Giám.
Trương Ngạc bật cười ha hả:
- Vậy ta yên tâm rồi, bằng không chẳng khác gì ngồi tù, thật quá vô vị.
Trương Nguyên cũng cười, thầm nghĩ: “Ngày đó khi Vương Bích Lân nói chuyện này, Vương Anh Tư cũng ở kế bên, vì vậy Vương Bích Lân nâng mức nghiêm khắc của quy củ Quốc Tử Giám lên một chút, có thể thấy y rất dụng công ở Quốc Tử Giám.
Thuyền đến Vũ Định Kiều, Vương Vi lên bờ trước, tiểu tỳ Huệ Tương ôm hộp trúc, Tiết Đồng xách lồng chim, Diêu thúc gánh hành lý theo sau. Họ đứng trên bờ hành lễ với ba người Trương Nguyên, đa tạ dọc đường chiếu cố.
Vương Vi nói:
- Ba vị tướng công đi tiếp năm, sáu dặm về hướng tây, lên bờ tại bến thuyền Chính Mã Doanh, nơi đó cách nha môn lục bộ không xa.
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Đa tạ nhắc nhở.
Vương Vi mỉm cười, chỉnh lại nón trúc rộng vành trên đầu, xoay người đi về hướng U Lan quán ở Trường Bản Kiều. Lãng thuyền cũng rời Vũ Định Kiều tiếp tục hướng tây, Trương Ngạc nhìn theo bóng lưng yêu kiều của Vương Vi, cảm thán:
- Người đẹp đến thế, đồng thuyền nửa tháng với ba huynh đệ ta, vậy mà không hề tạp nhiễm. Là cô nương này cao khiết, hay do chúng ta vô năng?
Trương Đại cùng Trương Ngạc đều bật cười.
Trương Ngạc tiếp lời:
- Không biết cô gái này thích ai trong ba chúng ta hơn?
Y tự nói tự đáp:
- Thiết nghĩ không thể phân cao thấp, ba chúng ta đều anh tuấn hơn người, nữ lang đâm hoa mắt, không biết yêu người nào mới tốt.
Trương Đại nói:
- Theo ta thấy thì cô gái này thích Giới Tử nhiều hơn.
Trương Ngạc cũng tán thành, song y lại nói:
- Nếu Giới Tử ân cần một chút, cô gái này chắc hẳn đã sà vào lòng rồi, Giới Tử lại giả vờ đàng hoàng.
Trương Nguyên vội nói:
- Hai vị huynh trưởng, chúng ta đến đây để học, chuyện khác cũng có thể làm, nhưng đừng lấy khách át chủ nhé.
Cười đùa một hồi, thuyền đã sớm cập bến Chính Mã Doanh. Ba huynh đệ lên bờ dưới trời chiều, không định tìm khách điếm tá túc. Dù sao ở trên thuyền đã quen, đợi an định ở Quốc Tử Giám rồi tính tiếp, xem thuê phòng ở tạm. Tông Dực Thiện từng ở Nam Kinh mấy tháng, y nói từ Chính Mã Doanh đi hướng đông bắc chừng hai, ba dặm là đến nha môn lục bộ Nam Kinh, đi tiếp nữa thì đến Tử Cấm Thành. Sau khi Vĩnh Lạc đế dời đô tới Bắc Kinh, Tử Cấm Thành tại Nam Kinh vắng bóng Hoàng đế, chỉ còn vài vị thái giám ở lại, trong hai trăm năm chỉ có Chính Đức Hoàng đế quá vãng Nam Kinh.
Trương Nguyên đến quán rượu gần bến tàu ăn hoành thánh và bánh bột, không dám uống rượu, bởi vì chốc nữa phải bái kiến Tiêu Thái sử. Tông Dực Thiện nói Đạm viên của Tiêu Thái sử nằm gần nha môn lục bộ, cự ly không quá hai dặm.
Bánh bột và hoành thánh Nam Kinh rất nổi tiếng, là hai trong ẩm thực “bát tuyệt” ở Kim Lăng. Cái gọi là canh hoành thánh có thể nói là nhỏ mịn (hình dung sự tươi ngon), mì kéo có thể làm đai lưng (hình dung độ dai gân thịt), khẩu vị không tồi. Đám người Trương Nguyên chén no nê, khi tính tiền ra ngoài thì thấy trăng tròn đã treo trên đỉnh Tử Kim Sơn, thanh lãnh sáng ngời, đây chính là trăng tròn mười lăm.
Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên, Tông Dực Thiện, còn có Vũ Lăng, Năng Trụ cũng đi theo, Mục Chân Chân không cần nói cũng hối hả chạy theo thiếu gia. Trương Nguyên sai Lai Phúc mua ít hoa quả tươi biếu Tiêu Thái sử. Mọi người đến Đạm viên xuất trình bái thiếp, một âm thanh sang sảng rất nhanh cất lên:
- Giới Tử, mọi người mới đến à, ta đợi mấy ngày rồi đó.
Trương Nguyên cừa nghe liền nhận ra giọng nói của Tiêu Nhuận Sinh. Tháng trước Tiêu Nhuận Sinh còn ở Hàng Châu, không ngờ cũng về Nam Kinh, hắn vui vẻ nói:
- Nhuận Sinh huynh cũng đến rồi sao? Huynh xem, ta dẫn ai tới nè.
Tiêu Nhuận Sinh bước nhanh ra ngoài, lướt mắt qua mọi người, chắp tay thi lễ. Trông thấy Tông Dực Thiện, y liền mừng rỡ, cầm tay Tông Dực Thiện nói:
- Tông huynh cuối cùng đã thoát khỏi ràng buộc rồi à, từ khi huynh về Hoa Đình, gia phụ nhiều lần nhắc huynh, ông quả thật rất nhớ, thường hay than vãn.
Tông Dực Thiện cảm kích, hôm nay so với cuộc tao ngộ tại Hoa Đình Đổng phủ quả là một trời một vực.
Học Đạm viên chỉ rộng chừng bốn, năm mẫu; bố cục nhà, ao đình, hoa và cây cảnh tinh tế và hợp lý, tiến vào là bức tường, sau đó là phòng khách lớn, hai bên có phòng trà, phòng đánh đàn, có một Tàng thư lầu (lầu chứa sách) hai tầng là bắt mắt nhất. Phía sau Tàng thư lầu là nội viện, bên phải nội viện có một phật đường, đèn sáng, ánh vàng, Tiêu Hồng rất sùng Phật, chủ trương tam giáo hợp lại, có nhiều nghiên cứu về kiệt tác kinh điển Phật giáo.
Tiêu Hồng bảy mươi lăm tuổi hàng ngày tay đều không rời quyển sách, không ngừng viết lách, lúc này đang ở Tàng thư lầu chỉnh sửa lại bút ký < Tiêu Nhược hầu vấn đáp> mà mấy năm gần dây ông dạy học ở Kim Lăng, Tân An, thấy Trương Nguyên và Tông Dực Thiện, Tiêu Hồng thậm chí rất vui mừng, nhưng lại nói:
- Trương Nguyên, lần này việc trò gây ra ở Hoa đình quá lớn, Nam Kinh lục bộ đều truyền đi rất huyên náo, rất nhiều quan lại truy cứu căn nguyên, biết trò là học trò của ta, liền tới đây hỏi lão phu đó.
Trương Nguyên cung kính nói:
- Học trò không dám nhiều chuyện, chỉ là may mắn gặp dịp, Đổng thị hoành hành ở hương lý, dân chúng phẫn nộ đến cực điểm, ắt có ngày tức nước vỡ bờ thôi ạ.
Ngay lập tức Trương Nguyên kể lại chuyện hôm đó cho thầy Tiêu nghe.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si