Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 213-2: Thần tài Phạm Lãi là thầy ta (2)
Nói đoạn, gỡ chiếc vòng tay bằng vàng đang đeo trên cổ tay phải xuống, kéo bàn tay phải của Mục Chân Chân, đeo lên cho nàng. Mục Chân Chân lớn bằng chừng này nhưng chưa từng được đeo đồ trang sức bằng vàng bạc, cúi đầu nhìn xuống chiếc vòng vàng lấp lánh nơi cổ tay, ấp úng nói:
- Đại tiểu thư, nô tỳ không dám nhận đâu.
Trương Nhược Hi nắm lấy bàn tay của thiếu nữ đọa dân, nói:
- Có gì mà không dám nhận chứ, có cô hầu hạ bên cạnh Tiểu Nguyên, ta và mẫu thân đều rất yên tâm.
Đám du côn lưu manh vẫn thường đến gây chuyện hôm nay đã bị ăn một trận đòn no, các hộ trồng dâu, trồng bông, nuôi tằm trong trang viên đều hết sức háo hức, cảm thấy những tháng ngày phải chịu sự bức hiếp của Đổng thị đã qua rồi, bọn họ lại có thể sống những ngày yên bình, đàn ông đi cày, đàn bà dệt lụa. Sau bữa trưa, Trương Đại đi thăm qua vườn chè nhà họ Lục, hắn thấy đây chẳng phải là loại trà tốt, nhà họ Lục không buôn bán chè, mấy mẫu trồng trà này đều là để trong nhà sử dụng.
Đến lúc hoàng hôn, Trương Nhược Hi, Trương Đại, Trương Nguyên về đến dinh thự Lục thị ở trong thành Thanh Phổ. Lục Thao và Trương Ngạc cũng mới vừa trở về từ huyện nha, tám tên du côn đó bị xử ngay bốn mươi trượng trên công đường, giờ đã bị giam lại, Vương huyện lệnh nói sẽ xin lên Án Sát ty, đưa tám tên này đi xung quân vào Kim Sơn Vệ. Kim Sơn Vệ lại ở Hoa Đình, như vậy chẳng phải dễ dàng cho bọn chúng quá hay sao, Trương Nguyên nói với Lục Thao:
- Tỷ phu cứ phải để mắt cẩn thận một chút, biết đâu chỉ cần Đổng Kỳ Xương gửi tới một bức thư, thì tám tên này bèn được lẳng lặng thả đi mất đấy.
Lục Thao nói:
- Ta đã bảo Lục Đại cho hai người đi theo dõi rồi.
Trương Ngạc tức giận nói:
- Tên quan thối này mà dám bao che cho Đổng thị, thì ta sẽ khiến cho lão không làm quan được nữa.
Sau bữa cơm chiều, Trương Nhược Hi mời chồng mình là Lục Thao cùng với đệ đệ Trương Nguyên đến thư phòng, cùng bàn bạc về việc xây dựng thương hiệu vải vóc, tơ lụa nhà họ Lục. Lục Thao nghe xong ý tưởng của Trương Nguyên, vui mừng hết cỡ, nói:
- Việc này không khó để làm, lần này nếu có thể cứu được Nhị đệ ra, giữ được rừng dâu ở Dư Sơn, thì ta và Nhược Hi sẽ bắt tay vào làm ngay theo lời Giới Tử.
Hắn lại nói them:
- Lần này, đúng là Giới Tử cứu giúp Thanh Phổ Lục thị ta, không lời cảm tạ nào cho hết, sau này nếu có việc gì cần thì cứ nói, ta quyết không từ chối.
.
Lục Thao và Trương Nhược Hi bàn với nhau, sau này các tiệm vải, hiệu tơ lụa nhà họ Lục sẽ gọi là “ Thịnh Mỹ hiệu”.
Ngày hôm nay Liễu Kính Đình không theo bọn Trương Nguyên đến trang viên nhà họ Lục, y dẫn theo một thị đồng, và hai nô bộc nhà họ Lục đến quán trà của Hồng Đạo Thái kể chuyện. Câu chuyện mà y kể là “Hắc bạch truyện”, không chỉ đích danh Đổng thị ở Hoa Đình, chỉ nói là quan viên nào đó ở Tùng Giang, nhưng những người Thanh Phổ nghe kể chuyện trong quán trà vừa nghe thì biết ngay là nói về cha con Đổng Kỳ Xương và đám gia nô nhà chúng. Cuộc đấu giữa Đổng thị và Lục thị đã được loan truyền khắp Thanh Phổ từ lâu, hôm qua lại có việc lớn như vậy xảy ra, nên ai mà không biết chứ?
Về việc Hoa Đình Đổng thị chiếm đoạt điền sản, doạ nam nạt nữ, thì nhiều dân chúng Thanh Phổ cũng từng nghe, dù sao thì Thanh Phổ và Hoa Đình cũng gần sát ngay nhau. Nhưng những việc đó đều không liên quan gì đến mình, nên chỉ nghe thế biết thế mà thôi, nhưng nay nghe Liễu Kính Đình kể lại, cảm giác lại rất khác. Nghe chuyện Đổng thị bức hiếp người lương thiện, mà bọn họ cảm thấy như chúng đang bức hiếp người thân của mình vậy, nghe mà buồn bã, phẫn nộ, Liễu Kính Đình kể chuyện đúng là hết sức truyền cảm. Đường thuỷ từ huyện thành Thanh Phổ đến huyện thành Hoa Đình dài gần bốn mươi dặm, thuyền bè đi dọc theo sông Đại Hoàng Phổ mất không đầy một canh giờ là tới. Môn khách Đổng thị Bặc Thế Trình, kẻ bị Trương Ngạc đánh cho đến vãi phân trên bến tàu Thanh Phổ, cùng với các gia nô và đám du côn của nhà họ Đổng đáp thuyền về đến Hoa Đình thì trời đã tối. Mười hai người đều bị đánh trọng thương, chen chúc đến y quán chữa trị, đồng thời nhờ người đến Đổng phủ báo tin. Nửa canh giờ sau, Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường dẫn theo vài gia nô chạy tới, thấy bọn Bặc Thế Trình người nào người nấy mặt mũi bầm dập, không nhận được ra nữa, kinh hãi hỏi có chuyện gì xảy ra?
Bặc Thế Trình mặt như đưa đám, nói:
- Đại công tử, Nhị công tử, tên Trương Nguyên đó đến Thanh Phổ rồi, hắn đánh bọn ta ra thế này, rồi lại còn trói đưa đến huyện nha Thanh Phổ. Tên Vương huyện lệnh đó cũng chẳng nể mặt Hoa Đình Đổng thị, đánh bọn ta mỗi người bốn mươi trượng, xém chút nữa là mất mạng rồi.
Lại là Trương Nguyên, Đổng Tổ Thường nổi giận lôi đình, la hét đòi tụ tập nô bộc đánh sang Thanh Phổ. Đổng Tổ Nguyên đã gần bốn mươi tuổi, không bồng bột như nhị đệ, ra hiệu cho nhị đệ không nên làm càn, rồi lệnh cho Bặc Thế Trình kể lại chi tiết sự việc hôm nay. Bặc Thế Trình bèn kể lại từ lúc bao vây cổng lớn nhà họ Lục, rồi gặp huynh đệ Trương Nguyên đến, không nói không rằng, sốc tới là đánh, đám thủ hạ dưới trướng của huynh đệ họ Trương đều võ nghệ cao cường, bọn chúng không phải đối thủ…
Đổng Tổ Nguyên cố kìm lửa giận, thấy Bặc Thế Trình cũng đang phải lột quần lộ mông để bôi thuốc, bèn nhíu mày hỏi:
- Bặc tiên sinh là người có công danh sinh đồ, mà Vương Thiện Tích đó dám dụng hình với ngươi sao?
Bặc Thế Trình xấu hổ nói:
- Vương huyện lệnh thì không dụng hình với ta, là cái tên ác tặc tên gọi Trương Ngạc dẫn theo nô bộc đuổi đến tận bến tàu, mua chuộc sai dịch, rồi đánh, còn nói chỉ cần là người nhà Đổng thị, hắn gặp là đánh…
Chớ nói Đổng Tổ Thường tức đến điên người, Đổng Tổ Nguyên cũng tức muốn ói máu, nói:
- Phải lập tức bẩm báo lại việc này với phụ thân. Năm ngoái phụ thân đã bỏ qua cho Trương Nguyên không truy cứu, tên Trương Nguyên này lại cho rằng Đổng thị ta dễ bắt nạt. Hôm nay hắn lại dám đánh người nhà họ Đổng ta, đúng là làm người không thể yếu đuối được.
Đổng Tổ Thường hằn học nói:
- Lần này ta sẽ cho tên Trương Nguyên đó chết dưới tay ta, đánh chết hắn, rồi tìm đại một ai đó chịu tội thay là được, có thể để Ngô Long đi tìm người.
Bặc Thế Trình nói:
- Đại công tử, còn có ba tú tài người Hoa Đình đi cùng với Trương Nguyên, ta nhận ra bọn chúng, tên là Kim Lang Chi, Ông Nguyên Thăng, còn một tên nữa họ Tưởng, ba tên này cũng cùng bọn với Trương Nguyên.
Đổng Tổ Nguyên gật đầu nói:
- Ông Nguyên Thăng, ta nhớ rồi, sẽ không bỏ qua cho bọn chúng đâu.
Đoạn quay sang nói với Đổng Tổ Thường:
- Nhị đệ, đệ và ta cùng nhau đi gặp phụ thân, xem ý phụ thân thế nào.
Năm hai mươi chín tuổi từ bỏ mũ áo học trò, Trần Kế Nho bỏ hẳn ý định khoa cử, năm nay đã năm mươi bảy tuổi, má hóp, người gầy như cây mai, đầu đội mũ trúc, người mặc bộ đạo bào, cưỡi một con hươu sừng lớn đi đến trước cổng Đổng phủ, trên cái chạc sừng huơu lớn có treo một cái túi vải, trong túi có hai bức họa, một bức là “ Hồng nhạn bách chu đồ “ do Trần Kế Nho vừa bỏ ra số tiền lớn để mua của Nghê Vân Lâm , bức còn lại là “ Hoành tà sơ mai đồ “ Trần Kế Nho mới vẽ gần đây.
Trần Kế Nho và Đổng Kỳ Xương là bạn chí giao, lần này vì thích họa tác của một họa sĩ tiền bối nổi tiếng mà càng đắc ý hơn với tác phẩm “ Hoành tà sơ mai đồ “ của mình, liền cưỡi huơu đi từ núi Đông Dư đến Đổng phủ ở Hoa Đình để mời người bạn cũ Đổng Kỳ Xương đánh giá.
Trần Kế Nho coi con huơu như một báu vật, con hươu này lúc trước thuộc về một lão thày lang ở làng quê Thiệu Hưng, lão thầy lang này rọ mõm siết cương hươu lại, trên chạc sừng treo một hồ lô, hũ thuốc rồi cưỡi hươu đi hành nghề y. Trương Nhữ Sương nhìn thấy đã mua con hươu sừng to này với ba mươi lạng bạc. Do Trương Nhữ Sương quá to béo khiến cho hươu chở ông ta đi mới có vài trăm bước đã phải dừng lại thở dốc nên ông ta bèn tặng lại cho Trần Kế Nho. Trần Kế Nho gầy nên hươu chở mà không tốn sức. Đi được vài dặm Trần Kế Nho cảm thấy rất vui. Lúc ở Hàng Châu, non xanh nước biếc, đê dài rợp bóng liễu, Trần Kế Nho đội mũ trúc mình mặc vũ y cưỡi hươu đi hết sáu cầu, ba gian chòi trúc của Hồ Tây, nhìn giống như thần tiên vậy, người ta gọi là “tiên giáng trần”. Trần Kế Nho tự xưng mình là “Mi Công” là chuyện của mười năm trước rồi, câu đối của Trương Đại “Mi Công khóa lộc, tiền dong huyện lý đả thu phong” chính là câu chuyện lúc đó.
Đi theo sau con hươu là một thư đồng với một người hầu. Lúc Trần Kế Nho xuống hươu trước cửa Đổng phủ, người hầu vội vàng bước đến phía trước đỡ lấy. Trần Kế Nho gỡ cái túi vải trên sừng hươu xuống rồi dặn dò:
- Hãy chăm sóc con hươu này cho thật tốt, tìm một ít cỏ tươi về cho nó ăn.
Một người hầu mặc áo xanh đội mũ nhỏ vừa bước ra từ Đổng phủ nhìn thấy liền khom người chào:
- Mi công!
Lúc Trần Kế Nho nhìn lên thì chính là Tông Dực Thiện, trước đây là thư đồng hầu hạ ở thiền thất, trí tuệ hơn người. Trần Kế Nho cũng rất thích thưởng thức thư pháp của người này. Bây giờ Tông Dực Thiện đã lớn rồi, lại trở thành tiện dịch coi cổng. Trần Kế Nho đã nghe nói về chuyện Tông Dực Thiện qua lại với cháu Trương Nhữ Sương, vì Đổng Tổ Thường có oán thù với cháu của Trương Nhữ Sương nên đã cố ý trừng phạt Tông Dực Thiện làm quản môn.
- Đại tiểu thư, nô tỳ không dám nhận đâu.
Trương Nhược Hi nắm lấy bàn tay của thiếu nữ đọa dân, nói:
- Có gì mà không dám nhận chứ, có cô hầu hạ bên cạnh Tiểu Nguyên, ta và mẫu thân đều rất yên tâm.
Đám du côn lưu manh vẫn thường đến gây chuyện hôm nay đã bị ăn một trận đòn no, các hộ trồng dâu, trồng bông, nuôi tằm trong trang viên đều hết sức háo hức, cảm thấy những tháng ngày phải chịu sự bức hiếp của Đổng thị đã qua rồi, bọn họ lại có thể sống những ngày yên bình, đàn ông đi cày, đàn bà dệt lụa. Sau bữa trưa, Trương Đại đi thăm qua vườn chè nhà họ Lục, hắn thấy đây chẳng phải là loại trà tốt, nhà họ Lục không buôn bán chè, mấy mẫu trồng trà này đều là để trong nhà sử dụng.
Đến lúc hoàng hôn, Trương Nhược Hi, Trương Đại, Trương Nguyên về đến dinh thự Lục thị ở trong thành Thanh Phổ. Lục Thao và Trương Ngạc cũng mới vừa trở về từ huyện nha, tám tên du côn đó bị xử ngay bốn mươi trượng trên công đường, giờ đã bị giam lại, Vương huyện lệnh nói sẽ xin lên Án Sát ty, đưa tám tên này đi xung quân vào Kim Sơn Vệ. Kim Sơn Vệ lại ở Hoa Đình, như vậy chẳng phải dễ dàng cho bọn chúng quá hay sao, Trương Nguyên nói với Lục Thao:
- Tỷ phu cứ phải để mắt cẩn thận một chút, biết đâu chỉ cần Đổng Kỳ Xương gửi tới một bức thư, thì tám tên này bèn được lẳng lặng thả đi mất đấy.
Lục Thao nói:
- Ta đã bảo Lục Đại cho hai người đi theo dõi rồi.
Trương Ngạc tức giận nói:
- Tên quan thối này mà dám bao che cho Đổng thị, thì ta sẽ khiến cho lão không làm quan được nữa.
Sau bữa cơm chiều, Trương Nhược Hi mời chồng mình là Lục Thao cùng với đệ đệ Trương Nguyên đến thư phòng, cùng bàn bạc về việc xây dựng thương hiệu vải vóc, tơ lụa nhà họ Lục. Lục Thao nghe xong ý tưởng của Trương Nguyên, vui mừng hết cỡ, nói:
- Việc này không khó để làm, lần này nếu có thể cứu được Nhị đệ ra, giữ được rừng dâu ở Dư Sơn, thì ta và Nhược Hi sẽ bắt tay vào làm ngay theo lời Giới Tử.
Hắn lại nói them:
- Lần này, đúng là Giới Tử cứu giúp Thanh Phổ Lục thị ta, không lời cảm tạ nào cho hết, sau này nếu có việc gì cần thì cứ nói, ta quyết không từ chối.
.
Lục Thao và Trương Nhược Hi bàn với nhau, sau này các tiệm vải, hiệu tơ lụa nhà họ Lục sẽ gọi là “ Thịnh Mỹ hiệu”.
Ngày hôm nay Liễu Kính Đình không theo bọn Trương Nguyên đến trang viên nhà họ Lục, y dẫn theo một thị đồng, và hai nô bộc nhà họ Lục đến quán trà của Hồng Đạo Thái kể chuyện. Câu chuyện mà y kể là “Hắc bạch truyện”, không chỉ đích danh Đổng thị ở Hoa Đình, chỉ nói là quan viên nào đó ở Tùng Giang, nhưng những người Thanh Phổ nghe kể chuyện trong quán trà vừa nghe thì biết ngay là nói về cha con Đổng Kỳ Xương và đám gia nô nhà chúng. Cuộc đấu giữa Đổng thị và Lục thị đã được loan truyền khắp Thanh Phổ từ lâu, hôm qua lại có việc lớn như vậy xảy ra, nên ai mà không biết chứ?
Về việc Hoa Đình Đổng thị chiếm đoạt điền sản, doạ nam nạt nữ, thì nhiều dân chúng Thanh Phổ cũng từng nghe, dù sao thì Thanh Phổ và Hoa Đình cũng gần sát ngay nhau. Nhưng những việc đó đều không liên quan gì đến mình, nên chỉ nghe thế biết thế mà thôi, nhưng nay nghe Liễu Kính Đình kể lại, cảm giác lại rất khác. Nghe chuyện Đổng thị bức hiếp người lương thiện, mà bọn họ cảm thấy như chúng đang bức hiếp người thân của mình vậy, nghe mà buồn bã, phẫn nộ, Liễu Kính Đình kể chuyện đúng là hết sức truyền cảm. Đường thuỷ từ huyện thành Thanh Phổ đến huyện thành Hoa Đình dài gần bốn mươi dặm, thuyền bè đi dọc theo sông Đại Hoàng Phổ mất không đầy một canh giờ là tới. Môn khách Đổng thị Bặc Thế Trình, kẻ bị Trương Ngạc đánh cho đến vãi phân trên bến tàu Thanh Phổ, cùng với các gia nô và đám du côn của nhà họ Đổng đáp thuyền về đến Hoa Đình thì trời đã tối. Mười hai người đều bị đánh trọng thương, chen chúc đến y quán chữa trị, đồng thời nhờ người đến Đổng phủ báo tin. Nửa canh giờ sau, Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường dẫn theo vài gia nô chạy tới, thấy bọn Bặc Thế Trình người nào người nấy mặt mũi bầm dập, không nhận được ra nữa, kinh hãi hỏi có chuyện gì xảy ra?
Bặc Thế Trình mặt như đưa đám, nói:
- Đại công tử, Nhị công tử, tên Trương Nguyên đó đến Thanh Phổ rồi, hắn đánh bọn ta ra thế này, rồi lại còn trói đưa đến huyện nha Thanh Phổ. Tên Vương huyện lệnh đó cũng chẳng nể mặt Hoa Đình Đổng thị, đánh bọn ta mỗi người bốn mươi trượng, xém chút nữa là mất mạng rồi.
Lại là Trương Nguyên, Đổng Tổ Thường nổi giận lôi đình, la hét đòi tụ tập nô bộc đánh sang Thanh Phổ. Đổng Tổ Nguyên đã gần bốn mươi tuổi, không bồng bột như nhị đệ, ra hiệu cho nhị đệ không nên làm càn, rồi lệnh cho Bặc Thế Trình kể lại chi tiết sự việc hôm nay. Bặc Thế Trình bèn kể lại từ lúc bao vây cổng lớn nhà họ Lục, rồi gặp huynh đệ Trương Nguyên đến, không nói không rằng, sốc tới là đánh, đám thủ hạ dưới trướng của huynh đệ họ Trương đều võ nghệ cao cường, bọn chúng không phải đối thủ…
Đổng Tổ Nguyên cố kìm lửa giận, thấy Bặc Thế Trình cũng đang phải lột quần lộ mông để bôi thuốc, bèn nhíu mày hỏi:
- Bặc tiên sinh là người có công danh sinh đồ, mà Vương Thiện Tích đó dám dụng hình với ngươi sao?
Bặc Thế Trình xấu hổ nói:
- Vương huyện lệnh thì không dụng hình với ta, là cái tên ác tặc tên gọi Trương Ngạc dẫn theo nô bộc đuổi đến tận bến tàu, mua chuộc sai dịch, rồi đánh, còn nói chỉ cần là người nhà Đổng thị, hắn gặp là đánh…
Chớ nói Đổng Tổ Thường tức đến điên người, Đổng Tổ Nguyên cũng tức muốn ói máu, nói:
- Phải lập tức bẩm báo lại việc này với phụ thân. Năm ngoái phụ thân đã bỏ qua cho Trương Nguyên không truy cứu, tên Trương Nguyên này lại cho rằng Đổng thị ta dễ bắt nạt. Hôm nay hắn lại dám đánh người nhà họ Đổng ta, đúng là làm người không thể yếu đuối được.
Đổng Tổ Thường hằn học nói:
- Lần này ta sẽ cho tên Trương Nguyên đó chết dưới tay ta, đánh chết hắn, rồi tìm đại một ai đó chịu tội thay là được, có thể để Ngô Long đi tìm người.
Bặc Thế Trình nói:
- Đại công tử, còn có ba tú tài người Hoa Đình đi cùng với Trương Nguyên, ta nhận ra bọn chúng, tên là Kim Lang Chi, Ông Nguyên Thăng, còn một tên nữa họ Tưởng, ba tên này cũng cùng bọn với Trương Nguyên.
Đổng Tổ Nguyên gật đầu nói:
- Ông Nguyên Thăng, ta nhớ rồi, sẽ không bỏ qua cho bọn chúng đâu.
Đoạn quay sang nói với Đổng Tổ Thường:
- Nhị đệ, đệ và ta cùng nhau đi gặp phụ thân, xem ý phụ thân thế nào.
Năm hai mươi chín tuổi từ bỏ mũ áo học trò, Trần Kế Nho bỏ hẳn ý định khoa cử, năm nay đã năm mươi bảy tuổi, má hóp, người gầy như cây mai, đầu đội mũ trúc, người mặc bộ đạo bào, cưỡi một con hươu sừng lớn đi đến trước cổng Đổng phủ, trên cái chạc sừng huơu lớn có treo một cái túi vải, trong túi có hai bức họa, một bức là “ Hồng nhạn bách chu đồ “ do Trần Kế Nho vừa bỏ ra số tiền lớn để mua của Nghê Vân Lâm , bức còn lại là “ Hoành tà sơ mai đồ “ Trần Kế Nho mới vẽ gần đây.
Trần Kế Nho và Đổng Kỳ Xương là bạn chí giao, lần này vì thích họa tác của một họa sĩ tiền bối nổi tiếng mà càng đắc ý hơn với tác phẩm “ Hoành tà sơ mai đồ “ của mình, liền cưỡi huơu đi từ núi Đông Dư đến Đổng phủ ở Hoa Đình để mời người bạn cũ Đổng Kỳ Xương đánh giá.
Trần Kế Nho coi con huơu như một báu vật, con hươu này lúc trước thuộc về một lão thày lang ở làng quê Thiệu Hưng, lão thầy lang này rọ mõm siết cương hươu lại, trên chạc sừng treo một hồ lô, hũ thuốc rồi cưỡi hươu đi hành nghề y. Trương Nhữ Sương nhìn thấy đã mua con hươu sừng to này với ba mươi lạng bạc. Do Trương Nhữ Sương quá to béo khiến cho hươu chở ông ta đi mới có vài trăm bước đã phải dừng lại thở dốc nên ông ta bèn tặng lại cho Trần Kế Nho. Trần Kế Nho gầy nên hươu chở mà không tốn sức. Đi được vài dặm Trần Kế Nho cảm thấy rất vui. Lúc ở Hàng Châu, non xanh nước biếc, đê dài rợp bóng liễu, Trần Kế Nho đội mũ trúc mình mặc vũ y cưỡi hươu đi hết sáu cầu, ba gian chòi trúc của Hồ Tây, nhìn giống như thần tiên vậy, người ta gọi là “tiên giáng trần”. Trần Kế Nho tự xưng mình là “Mi Công” là chuyện của mười năm trước rồi, câu đối của Trương Đại “Mi Công khóa lộc, tiền dong huyện lý đả thu phong” chính là câu chuyện lúc đó.
Đi theo sau con hươu là một thư đồng với một người hầu. Lúc Trần Kế Nho xuống hươu trước cửa Đổng phủ, người hầu vội vàng bước đến phía trước đỡ lấy. Trần Kế Nho gỡ cái túi vải trên sừng hươu xuống rồi dặn dò:
- Hãy chăm sóc con hươu này cho thật tốt, tìm một ít cỏ tươi về cho nó ăn.
Một người hầu mặc áo xanh đội mũ nhỏ vừa bước ra từ Đổng phủ nhìn thấy liền khom người chào:
- Mi công!
Lúc Trần Kế Nho nhìn lên thì chính là Tông Dực Thiện, trước đây là thư đồng hầu hạ ở thiền thất, trí tuệ hơn người. Trần Kế Nho cũng rất thích thưởng thức thư pháp của người này. Bây giờ Tông Dực Thiện đã lớn rồi, lại trở thành tiện dịch coi cổng. Trần Kế Nho đã nghe nói về chuyện Tông Dực Thiện qua lại với cháu Trương Nhữ Sương, vì Đổng Tổ Thường có oán thù với cháu của Trương Nhữ Sương nên đã cố ý trừng phạt Tông Dực Thiện làm quản môn.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si