Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 161: Quần áo lam lũ cũng động lòng người
Trương Nguyên đem cuốn Bát cổ văn Quân tử dụ vu nghĩa (quân tử ví như nghĩa) ...của Vương Anh Tư ra đọc một lần.
Thực sự cảm thấy văn phong rất giống với mình, ngòi bút tinh tế, ý văn linh hoạt , tươi mới động lòng người, mang đậm sắc thái văn học, đúng là được chân truyền của Vương Tư Nhâm, Trương Nguyên nhỉnh hơn ở tư tưởng bài viết, nhưng trong bài bát cổ rất hạn chế tử tưởng cá nhân, phần lớn đều phải mượn lời văn của thánh nhân để luận bàn, cho nên lối viết của bài văn này cũng không thua kém gì so với Trương Nguyên, tháng sau là kỳ thi phủ, nếu đúng thật để cho Vương Anh Tư thay mặt hắn đi thi, án đầu không dám nói, nhưng trúng cử là điều chắc chắn khỏi phải bàn cãi rồi.
Trương Nguyên nâng bút viết lên bài bát cổ đó một chữ “khả (được)”, khi Huyện lệnh chấm bài thi nếu thấy bài đó có thể qua thì mặc nhiên sẽ viết lên đó chữ “ khả ”, từ cửa phòng có tiếng của thầy giáo Vương truyền tới , Trương Nguyên liền thu hồi bút mực và đem bài viết kẹp vào chỗ cũ, đứng dậy đi ra ngoài cửa thư phòng đợi.
Vương Tư Nhâm quàng khăn một cách thoải mái, mặc áo choàng dài, đem theo một hầu nam trẻ tuổi vào, thấy Trương Nguyên, cười mỉm hỏi:
- Về từ lúc nào thế?
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Học sinh về từ hôm qua ạ.
Vương Tư Nhâm chưa vào thư phòng, mà chỉ ngồi ở phòng khách nhỏ, nói với Trương Nguyên:
- Ngày 23 tháng này ta mời danh sĩ Thiệu Hưng và quan chức cả phủ hai huyện tới du hội Kê Sơn Tị Viên, vốn định tháng hai này sẽ mời họ đến thưởng ngoạn hoa viên, nhưng do bệnh tình con rể của Tiêu Sơn nên việc du ngoạn cũng bị hoãn lại, ta đã gửi thiếp mời Tiêu tiên sinh, đến lúc đó ngươi cũng tới nhé.
Trương Nguyên ứng đáp:
- Vâng ạ
Vương Tư Nhâm thuận miệng hỏi Trương Nguyên chuyến đi Thanh Phổ thế nào, Trương Nguyên kể lại chuyện bị lính đánh thuê chặn đánh, Vương Tư Nhâm cảm khái nói:
- Thế sự gian nan, ân tình mật thiết, ngay đến Diêu Phục cũng có thể ỷ vào thế của đường huynh, mưu toan đâm sau lưng người ta, đây cũng do đó chính là ngươi, chứ nếu đổi làm người khác chắc rằng đã trúng phải âm mưu của gã, nếu không may bị gãy chân thì sao có thể tham gia khoa phủ, gã muốn làm ngươi nhỡ kì thi, lại mất thêm ba năm để thi lại, như vậy ngươi không có công danh tú tài, gã mới có thể dễ dàng phục thù ngươi.
Trương Nguyên nói:
- Sau này học trò sẽ cẩn thận hơn.
Vương Tư Nhâm hỏi cặn kẽ quá trình Trương Nguyên ở Hàng Châu , ngoại trừ những lời nói bí mật với Chung thái giám, những chuyện khác Trương Nguyên nhất nhất đều nói ra hết, Vương Tư Nhâm cười nói:
- Trương Nguyên, ngươi còn chưa nhập huyện học, đã thành hoạn đảng, không sợ ngày sau bị chư tử Đông Lâm phê bình sao?
Vương Tư Nhâm nói chuyện từ trước đến nay luôn chua ngoa, cũng bởi vậy đắc tội không ít người, lúc này lại xưng Trương Nguyên là hoạn đảng.
Trương Nguyên nói:
- Kết giao với người đáng để kết giao, không cần quan tâm đó là nội quan hay Đông Lâm ạ.
Vương Tư Nhâm nói:
- Thường thì nội quan dễ kết giao, Đông Lâm không dễ kết giao, mà kết giao nội quan thì khó lòng giữ thanh danh trong sạch.
. Trương Nguyên hiểu được ý tứ trong lời nói của thầy giáo Vương , bọn thái giám thường hay bộc lộ tâm tư tình cảm một cách thẳng thắn, còn Đông Lâm thì được đại diện bởi các sĩ phu nên đương nhiên phức tạp hơn nhiều, gật đầu nói:
- Đa tạ thầy giáo đã chỉ bảo, học trò biết làm thế nào rồi ạ , học trò trước mắt chỉ mong được đỗ bổ sinh đồ.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Tài chế nghệ của ngươi nếu không đỗ sinh đồ, thì Cao Hoàng đế lấy bát cổ tuyển sĩ phỏng còn có ý nghĩa gì.
Lại nói:
- Dạo gần đây ngươi vẫn kiên trì sáng tác và học viết văn bát cổ chứ?
- Trương Nguyên nói:
- Sau chuyến đi từ Thanh Phổ trở về, đi xe đi thuyền quả thật có phần mệt nhọc, nhưng học trò vẫn chế tác hơn hai mươi bài bát cổ, đầu năm đến nay cũng có đến hai mươi quyển sách cổ văn, học trò đã chọn ra năm bài chế nghệ và năm bài cổ văn, mong thầy chỉ giáo.
Vương Tư Nhâm đọc qua năm bài chế nghệ, văn bát cổ của Trương Nguyên hiện tại đã không thể chỉ trích lỗi nào nữa rồi, giờ ngòi bút của hắn đã lão luyện hơn nhiều so với lúc đấu bát cổ với Diêu Phục vào năm ngoái, Vương Tư Nhâm chỉ bình luận vài câu, liền đọc kỹ cổ văn Trương Nguyên làm, năm bài cổ văn này theo thứ tự là “ Long sơn tuyết “ , “ Sơn Âm Đăng Cảnh “ , “Dạ Hàng Thuyền”, “Tô Đê Xuân Hiểu”, và “Tiết Điến Hồ Tịch Chiếu”.
Cái gọi là cổ văn, chính là và văn biền ngẫu tương đối mà ra, là dạng cổ văn không xét tới đối ngẫu âm luật của văn tự do, kỳ thật văn bát cổ có thể nói là một dạng thay đổi của văn biền ngẫu, văn biền ngẫu từ ngữ hoa lệ, nội dung thì phù hoa trống rỗng, đại đa số văn bát cổ bị hán chế tư tưởng cũng là do cách hành văn này, mà cổ văn thì dài ngắn tùy ý, thuần khiết lưu loát, càng có thể biểu đạt tâm trạng, năm bài cổ văn này của Trương Nguyên rất thú vị, Vương Tư Nhâm mỉm cười nói:
- Văn phong của ngươi giống như Viên Trung Lang, thanh lịch tinh thông, mới vỡ lòng học cổ văn mà tới bước này cũng không phải ai cũng làm được.
Trương Nguyên nói:
- Học trò viết cổ văn chỉ vì thấy yêu thích nó, xuất phát từ cảm xúc, chứ không phải tự ép mình, có thể coi như một sở thích, bát cổ thì ngược lại, thực sự học trò không yêu thích văn bát cổ.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Không thích cũng phải làm, đợi tham gia thi điện xong mới có thể vứt sang một bên.
Hai thầy trò nói chuyện cho tới trưa, Vương Tư Nhâm mời hắn ở lại dùng cơm, Trương Nguyên cũng không chối từ, sau khi dùng cơm xong lại thưởng thức trà Long Tỉnh Tây Hồ, Chung thái giám đưa hắn một cân Long Tỉnh Tây Hồ, một nửa cho tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, nửa còn lại đã đưa cho thầy giáo Vương rồi.
Hoàng hôn buông xuống, Trương Nguyên trở lại phủ Học Cung, Vũ Lăng nói Tam công tử Trương Ngạc có ghé qua, Tam công tử nói đã khởi hành chuyến đi Hải Châu với một thợ làm gương thủ công và hai người hầu, Trương Nguyên đi vào nội viện chào mẫu thân cùng tỷ tỷ, lại đến vườn sau xem thợ xây nhà, có tiền thật là tiện lợi, cả một bức tường thấp cao ba trượng, thế mà bị dở ra trong chớp mắt, họ đang dọng móng nền nhà.
Trương Nguyên dắt con lừa trắng Tuyết Tinh đi ra, dạo một vòng quanh bờ sông Đầu Lao, mới đi được vài bước liền bị hai tên tiểu quỷ Lý Khiết và Lý Thuần bắt gặp, chúng kêu la inh ỏi đòi cưỡi lên con la, Trương Nguyên không thể lay chuyển hai đứa nhóc này, đành bảo Mục Kính Nham qua đây khống chế con la lại, hắn vịn Lý Thuần ngồi lên yên lừa, mới đi được chừng mười bước chân lừa, Lý Khiết sau lưng đã đợi không nỗi nữa, la lên í é:
-Tới lượt ta, tới lượt ta rồi, ta muốn cưỡi nữa.
Hai huynh đệ cứ giành qua giành lại, hết ngươi xuống thì ta lên, cuối cùng Trương Nhược Hi đi tới lôi hai đứa vào nội viện, Trương Nguyên lúc ấy mới được giải thoát.
Trời chiều rơi xuống Long Sơn, ánh nắng chiều rạng rỡ như gấm, bầu trời bắt đầu sập tối, nước sông Đầu Lao im phăng phắt.
Trương Nguyên chợt nhớ tới trận mưa tuyết lớn vào mùa đông năm trước, từ đó về sau bốn tháng chỉ có một cơn mưa nhỏ, nhìn sắc trời khô quạnh này chắc vài ngày tới cũng chẳng có mưa xuống. chẳng lẽ Thiệu Hưng năm nay sẽ gặp đại hạn sao, ngày xưa nước sông Đầu Lao rộng vài trượng hiện giờ thì nó chỉ còn là dòng suối nhỏ ở giữa sông, nếu trời vẫn không mưa, cuối tháng tư nước sông Đầu Lao sẽ khô, giữa tháng năm, tháng sáu đa số những con sông nhỏ của thành Sơn Âm thuyền sẽ không thể đi lại được nữa, tiếp đến vụ lúa hè thu sẽ mất mùa . .
Lý Thuần, Lý Khiết sau khi quay trở về nội viện, bên sông Đầu Lao lập tức yện lặng trở lại, Vũ Lăng dắt bạch la trở vào chuồng, Mục Kính Nham đang thu dọn gỗ đá làm nhà, mấy người thợ thủ công đã ra về cả rồi, họ đều là thợ thủ công thành Sơn Âm, nên sáng đến làm chiều tối lại quay trở về nhà. Trương Nguyên một mình dạo bước bên bờ sông, đi đến bên cạnh một cây hòe lớn, cây hòe này trước kia cách mặt sông không tới một trượng, thế mà giờ đây nước sông đã cạn dần, dưới chân cây hòe này có cả một mảng lớn đất cát, hả??? Mục Chân Chân ngồi ngay giữa sông làm gì thế, hình như không phải đang giặt quần áo?
Trương Nguyên đi xuống bãi sông, toàn là những tảng đá lớn nhỏ, đá ở giữa đều được dính chắc bởi bùn, Trương Nguyên đi cẩn thận, tay chân nhẹ nhàng, Mục Chân Chân cũng rất cảnh giác, Trương Nguyên đi chưa được mấy bước, nàng đã nghiêng đầu lại, nhìn thấy thiếu gia, vội vàng đứng dậy, cành liễu trong tay vứt xuống mặt đất, sắc mặt ửng đỏ, lắp bắp nói:
- Thiếu gia.
Trương Nguyên nhíu mày, Mục Chân Chân này lại mặc bộ quần áo cũ kia rồi, ống tay áo và thân áo bị mài mòn cả, chỗ đầu gối trên váy còn bị vá lên vá xuống, dưới chân thì lộ ra đôi giày cỏ và những ngón chân, trong bụng nghĩ chắc hẳn lúc nãy đã rửa chân bên bờ sông rồi, hai chân rửa thật sạch sẽ, ngón chân cong cong, nàng nắm chặt đôi giày cỏ. Bộ dạng cầm trông thật lạ, bộ quần áo cũ rách mà thiếu nữ mặc trên người thật có sức hút,chất vải thô mỏng hé lộ làn da mịn màng, bộ váy hơi bó nhắc nhở Trương Nguyên nàng đã trưởng thành, bộ váy áo cũ để lộ ra đôi chân dài cùng bờ eo thon thả của nàng, chẳng lẽ Mục Chân Chân ý thức được nàng mặc như vậy có thể khiến Trương Giới Tử thiếu gia động lòng ư?
Hiển nhiên không phải, chỉ có điều thiếu nữ ấy không nỡ mặc hai bộ đồ mới, đi Thanh Phổ là muốn giữ thể diện cho thiếu gia, không được mặc đồ rách nát, bây giờ trở về rồi,bộ quần áo cũ này vẫn có thể mặc được, liền mặc vào, Mục Chân Chân không phải là người có mới nới cũ, cũng không biết bản tính từ khi sinh ra đã thế, hay do cuộc sống từ nhỏ đã nghèo khổ bần tiện mà thành ra thế ?
Bây giờ thời tiết đang nóng dần lên, Chân Chân muốn mặc như thế thì tùy nàng, ừ, bộ quần áo này tuy cũ nhưng trông có vẻ mát mẻ hơn, danh sĩ Ngụy Tấn cũng còn mặc quần áo cũ cơ mà, Trương Nguyên hỏi:
- Nàng cầm cành liễu này làm gì, đánh răng hay là viết chữ?
Đi ngang qua thì thấy, nước sông đã rút, dãy sông bên này một nửa là bùn lầy một nửa là đất ẩm ướt, nơi này đã gần đến giữa sông, đá cuội ít, bùn sông khá bằng, ngó qua chỉ thấy trên mặt đất có ghi chữ:
-Thị tuế thập nguyệt chi vọng, bộ tự tuyết đường, tương quy vu lâm cao.
Nhị khách tòng dư, quá hoàng nê chi bản.
Sương lù ký hàng, mộc diệp tận thoát,
Nhân ảnh tại địa, ngưỡng kiến minh nguyệt,
Cố nhi nhạc chi, hành ca tương đáp nhất “ **.
**: Đây là lời văn trong bài “Hậu Xích Bích Phú” của Tô Thức
Tạm dịch :
Ngày mười rằm tháng mười năm ấy
Từ Tuyết Đường đứng dậy ra đi
Lâm Cao thẳng lối đường về
Khách theo qua giốc Hoàng Nê hai người.
Sương tuyết xuống lá rụng tơi bời
Dưới bóng người trên bóng trăng cao
Đoái trông phong cảnh vui sao
Vừa đi vừa hát nghêu ngao mấy bài.
Cành liễu để viết chữ trên sông, chỉ là vẽ chữ mà thôi, tuy nhiên đường bút của Mục Chân Chân có phần rất thoải mái, ung dung, đúng là rất khác với vẻ bề ngoài hay e thẹn của nàng.
Trương Nguyên nói:
- Viết rất khá, vì sao nàng không vào thư phòng luyện chữ trên giấy ấy?
Mục Chân Chân cúi đầu không trả lời, trên thuyền từ Thanh Phổ trở về, nàng và thiếu gia ở chung một khoang, thiếu gia đọc sách viết chữ nàng thì hầu hạ bên cạnh người, trên thuyền không có gì làm, nàng cầm bút luyện chữ thì không sao, nhưng bây giờ đã quay về nhà rồi, há có thể tự tung tự tác như trên thuyền cơ chứ, nào có cô hầu gái nào lại dám ngang nhiên ngồi vào thư phòng của chủ nhân luyện chữ cơ chứ?
Trương Nguyên hiểu lòng nàng, nói:
- Cha ngươi ba tháng nay sẽ phải lo toan việc xây nhà, ta sẽ đi xin Hà Điển Sử khoan dung thêm hai tháng nữa, cùng lắm thì bù thêm chút tiền nha dịch thôi, nàng cứ an tâm ở đây đi, mỗi ngày sau giờ trưa lúc ta luyện chữ, nàng cứ ngồi vào luyện chữ cùng ta, dùng giấy ta đã chép một mặt, nàng chép tiếp mặt sau, nàng thấy thế nào?
Mục Chân Chân mừng rỡ, luôn miệng nói:
- Cám ơn thiếu gia, cám ơn thiếu gia.
Trương Nguyên nói:
- Chân Chân, nàng chỉ cần biết nhận mặt chữ biết viết chữ thế là được rồi.
Trong lúc nói chuyện Trương Nguyên không khỏi nghĩ tới Vương Anh Tư, bát cổ văn của Vương Anh Tư làm rất khá nhưng nàng ta lại chỉ có thể dùng nó để giết thời gian, hơn nữa loạn thế đến nơi rồi……đang trong vòng suy tư thì bỗng Mục Chân Chân ngại ngùng nói:
- Tỳ nữ không mong gì hơn, chỉ cần biết viết biết chữ là được.
Trương Nguyên nhặt cành liễu Mục Chân Chân đánh rơi lên, sau đó cũng viết trên mặt bùn sông:
- Kim giả bạc mạc, cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân, trạng như tùng giang chi tham, cố an sở đắc tửu hồ?
Tạm dịch:
(Đây cũng là một đoạn trong “Hậu Xích Bích Phú”-chủ nhà đang than thở rằng, khách đến nhà mà không có rượu, không có đồ nhậu, thế là khách rằng:
Xẩm tối bất ngờ giăng câu
Tóm ngay được ở đâu chú cá
Giống cá lư dưới chỗ Tùng Giang
Biết sao tìm được một vò rượu đây?)
Đứng lên ném cành liễu xuống nước, cười nói:
- Nhà tỉ tỉ có cá tứ mang Tùng Giang, có cả rượu Hàn Đàm Xuân đấy, ha ha… thôi chúng ta về, đến lúc dùng bữa rồi.
Mục Chân Chân đi theo Trương Nguyên về hướng bờ đông, còn quay đầu lại nhìn những chữ được viết ven sông một cái, trong lòng thấy vui vui.
Ban đêm, Trương Nguyên ở trên lầu nam nhờ tỷ tỷ Trương Nhược Hi đọc sách cho hắn nghe gần nửa canh giờ, cuốn hiện tại đang đọc chính là bộ sáu mươi cuốn “Tuyển văn Chiêu Minh“ , bộ này cũng là mượn từ tàng thư lâucủa tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương mượn , thi văn từ phú từ thời Tiền Tần tới danh gia ưu tú Nam Triều cơ bản đều lựa chọn và ghi lại rồi, đọc qua “ Tuyển văn Chiêu Minh“ mới có chút thấm nhuần triết lý bên trong, Lý Thuần, Lý Khiết cũng ngồi ở một bên nghe mẫu thân Trương Nhược Hi đọc sách, lúc này hai tiểu quỷ không dám tranh cãi ầm ĩ nữa, nghe một hồi cả hai đứa ngủ gật cả trên ghế, hai tỳ nữ Trương Nhược Hi mang về từ Thanh Phổ vội vàng ôm hai đứa nhỏ đi ngủ, Trương Nguyên cũng đứng dậy quay trở về lầu tây, Trương Nhược Hi đi theo hắn đi đến lầu hành lang, nhìn một góc ánh trăng dưới sân lầu, nói:
- Cũng không biết Lục lang hiện tại như thế nào, mấy ngày nữa chắc sẽ có thư về, chỉ sợ chàng cho dù có bị ức hiếp cũng lại giấu ta mà thôi.
Trương Nguyên nói:
- Vậy đợi sau khi tỷ phu gửi thư về, khi tỷ tỷ hồi âm, ta cũng viết cho Dương Thạch Hương ở Thanh Phổ một phong thư, hỏi thăm chút tình hình.
Trương Nhược Hi gật đầu nói được.
Ngày 20 tháng 3, vụ án của Diêu Phục, Dương Thượng Nguyên lại được mở thẩm lần nữa, Diêu Tín cũng bị áp trả từ phủ Hàng Châu trở về làm tội chứng, Diêu Phục, Dương Thượng Nguyên bị tịch thu nhà, từ trong nhà Dương Thượng Nguyên còn tịch thu được hàng nghìn lượng bạc giả, điền sản gia tài hai nhà Diêu, Dương đều mất hết.
Lỗ Vân Cốc em họ Lỗ Vân Bằng, tú tài Liễu Anh Tài, còn có con trai của Phương Tú Tài, và cả các khổ chủ bị Diêu Phục lấy tiền cho vay hại cho cửa nát nhà tan …tất cả họ lần này đều được quan xét cho bồi thường.
Phần lớn điền sản mà Diêu Phục chiếm đoạt của Phương Thị và Lỗ Thị đều được hoàn trả nguyên vẹn, những mảnh điền sản còn lại bị tịch thu làm quan điền và học điền, trở thành tài sản huyện nha và huyện học, Diêu Phục bị đánh 40 hèo rồi sung quân ở Tuyên Phủ, Tuyên Phủ là một trong chín biên ải, đến đó sung quân cơ bản chỉ có con đường chết. Diêu Tín, Dương Thượng Nguyên mỗi người lãnh 20 trượng, giải đến Vĩnh Ninh Vệ, Vĩnh Ninh Vệ ở Phước Kiến. Chủ nhà sụp đổ, gia nô hai nhà Diêu Phục và Dương Thượng Nguyên đều chạy sạch sành xanh, vợ Dương Thượng Nguyên là Phan Thị quay trở về nhà mẹ đẻ ở Dư Dập, còn mấy tiểu thiếp của Diêu Phục thì đã cao bay xa chạy từ sớm ngay lúc gã bị vào tù, bọn họ ứng biến cũng nhanh thật!
Trưa ngày 22 tháng 3, Trương Ngạc đến thư phòng lầu Tây thăm Trương Nguyên, vỗ tay cười to nói:
-Sảng khoái, sảng khoái, Diêu Phục cuối cùng tiêu đời rồi, Giới Tử, đệ đã bỏ qua vỡ tuồng hay rồi, huynh đệ Diêu Thị còn có cả Dương Thượng Nguyên kia bị đánh đòn, bá tánh vây xem hồ hởi hoan hô, điều này cho thấy Diêu hắc tâm đang ghét đến cỡ nào!
Đang nói chuyện, Đại Thạch Đầu tiến vào bẩm báo nói có một tên họ Lưu muốn gặp thiếu gia
Trương Ngạc và Trương Nguyên liền ra đến tiền sảnh, chỉ thấy huyện nha Lưu Tất Cường cung kính chắp tay trước ngực nói:
- Giới Tử thiếu gia, Diêu Phục nay đã định tội, năm trước Diêu Phục thu tiền cáo trạng của Trương Đại Xuân hết 20 lượng bạc, tiểu nhân đã báo cáo lại với huyện tôn, nay huyện tôn bảo tiểu nhân đến hoàn trả số bạc này cho Giới Tử thiếu gia.
Một gã sai dịch khác đem dâng ngân lượng lên, Trương Nguyên bảo Vũ Lăng thu bạc lại, ngoài ra còn thưởng cho đám người Lưu Tất Cường mỗi người một vài lượng bạc, sau đó còn mời hai người bọn họ ở lại uống rượu, Lưu Tất Cường nào dám, khom lưng chào rồi nhanh nhảu ra về cùng tên còn lại.
Trương Ngạc cười nói:
- Giới Tử, đệ hiện tại có thể coi là bá chủ Sơn Âm một phương rồi, ai còn dám chọc giận ngươi, Diêu Xúi Bẩy chính là minh chứng sống đây này
Trương Nguyên không thèm tranh luận với vị tộc huynh hàm hồ này, hỏi:
- Tông Tử Đại huynh đã nhiều ngày không thấy bóng dáng? Nhưng huynh ấy lại là người bảo lãnh cho đệ, đăng ký thi Phủ chẳng những phải có người bảo đảm, còn phải có một người bảo lãnh phụ nữa, mà người này cũng nhất thiết phải là lẫm sinh mới được, cho nên ta còn phải nhờ Tông Tử Đại huynh giúp ta tìm một Lẫm sinh làm người bảo lãnh phụ.
Trương Ngạc nói:
-Đại huynh đầu tháng phải đi Thượng Ngu thăm Nghê Nhữ Ngọc rồi, chính là cái người yêu sạch sẽ Nghê Nhữ Ngọc, trước khi đi còn nói sẽ tranh thủ trở về, việc đăng ký chẳng phải cuối tháng mới hết hạn ư, gấp gì chứ?
- Giới Tử đệ sốt ruột sao?
Trương Đại từ ngoài cổng đi vào, cười nói:
-Ta còn định mấy ngày nữa mới về để cho Giới Tử đệ phải cuống đến đứng ngồi không yên mới thôi.
-Ha ha, vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến.
Trương Ngạc vừa cười vừa đi xuống bậc thang, nói:
-Chắc là đại huynh chờ đến ngày đăng ký thi phủ cuối cùng mới tới khiến cho Giới Tử phải cuống lên. Thật là thú vị, giống như trong diễn tuồng vậy, cứu binh đến thời điểm cuối cùng mới xuất hiện.
Trương Nguyên cười nói:
-Thật là tra tấn người khác, khiến đệ cuống đến phát bệnh, làm sao mà đi thi được nữa.
Vương Khả Xan mặt hoa da phấn đi theo Trương Ngạc vào, chắp tay trước ngực thi lễ với Trương Nguyên. Lần này Vương Khả Xan, Mã Tiểu Khanh và mấy người thanh kỹ cùng với Trương Đại đi Thượng Ngu.
Trương Ngạc cười nói:
-Vương Khả Xan, sao ngươi lại chắp tay trước ngực. Đáng ra ngươi phải hành lễ vạn phúc mới phải.
Vương Khả Xa mặt phấn vóc dáng mảnh mai như sương khói, quả thật nhăn nhó vén áo thi lễ khiến cho Trương Ngạc cười to.
Vương Khả Xan này rất giống con gái. Mỗi lần Trương Nguyên nhìn thấy gã ưu đồng ăn vận trang điểm như nữ tử này thì đều nghĩ có phải nữ giả nam hay không. Nhưng chắc là huynh đệ Trương Đại, Trương Ngạc đã tìm hiểu tìm hiểu kỹ qua rồi. Vương Khả Xan là thanh kỹ, đồng thời là luyến đồng (đồng tính). Việc này nói ra dường như có vẻ không hay, nhưng Trương Đại và Trương Ngạc đều thản nhiên, Vương Khả Xan cũng không cảm thấy xấu hổ. Đây là bởi vì phong cách thời đó như vậy. Thời Vãn Minh, không ít sĩ đại phu thích người đẹp như Long Dương, mà ngay cả huynh đệ Viên Trung Lang, Viên Tiểu Tu cũng vậy. Tùng Giang, Tô Châu là vùng có nhiều đàn ông nhất. Thậm chí ở Tô Châu còn có cửa hàng nam. Kỹ viện thì gọi là thanh lâu, còn cửa hàng nam sắc thì gọi là hồng lâu. Đây thật là điều kỳ quặc. Trương Đại trong ‘Mộ bia tự mình khắc chữ’thẳng thừng viết rằng ‘nữ tỳ đẹp, luyến đồng hay’. Trương Nguyên cảm thấy nữ tỳ đẹp thì được, chứ luyến đồng hay thì không cần, bèn nói:
-Đại huynh vừa từ Thượng Ngu trở về đó à?. Xin mời ngồi uống chén trà.
Trương Đại nói thẳng:
-Có trà gì ngon?
Trương Đại thưởng trà rất cầu kỳ, nếu trà kém thì không vừa miệng.
Trương Nguyên nói:
-Thật ra là có trà ngon, là trà Long Tỉnh Tây Hồ thượng đẳng .
Trương Đại không đợi Trương Nguyên nói hết lời thì đã vui vẻ nói:
-Tốt lắm, mau pha đi.
Rồi y ngồi vào chỗ của mình, chờ thưởng thức Tây Hồ Long Tỉnh.
Trương Nguyên cười nói:
-Tổng cộng đệ có hai cân trà Long Tỉnh. Một cân đã tặng tộc thúc tổ, một cân đệ tặng Tí Am tiên sinh.
Trương Đại “hứ” một tiếng, nói với Trương Ngạc:
-Đúng là ta phải hai đêm nữa mới nên về.
Trương Ngạc nói:
-Đúng vậy, có về sớm người ta cũng không nể tình, trà cũng không cho huynh uống.
Trương Nguyên cười nói:
-Tỷ tỷ của đệ lần này từ Thanh Phổ về nhà thăm bố mẹ, mang theo hai cân Điến Sơn bạch trà, đại huynh đã nếm qua chưa?
Trương Đại nói:
-Điến Sơn chính là ở bên kia Thanh Phổ. Điến Sơn mà cũng có bạch trà ư? Ta chỉ nghe nói bạch trà của núi Thiên Mục thôi. Bạch trà vốn là loại hiếm thấy. Trong “Trà Kinh” của Lục Vũ cũng có ghi lại nhưng ta chưa từng thưởng thức qua. Mau mau pha trà để ta nếm thử nào.
Rồi lại hỏi:
-Vậy ai pha trà?
Trương Nguyên nói:
-Trước kia là Y Đình, bây giờ là Thỏ Đình.
Trương Đại lắc đầu nói:
-Tiểu nha đầu Thỏ Đình kia làm sao biết pha trà, chỉ biết lấy nước đun sôi mà thôi. Bảo Vương Khả Xan đi pha trà đi.
Trà nghệ của Vương Khả Xan đều do Trương Đại dạy dỗ.
Trương Nguyên liền bảo Vũ Lăng dẫn Vương Khả Xan đi xuống phòng hầu ở phía dưới lầu nam để pha trà. Vương Khả Xan bưng theo một cái khay đặt ấm trà và ba cái chén trà đi ra để chuẩn bị trà cho ba người Trương Đại. Trương Đại ngửi mùi hương của trà nhíu mày, y hé nắp chén trà, nhấp một ngụm rồi nói:
-Đáng tiếc, đây là trà ngon. Chỉ có điều không biết cách chưng hơi và sấy trà tốt cho nên bây giờ chỉ có thể miễn cưỡng nhấp miệng thưởng thức mà thôi.
Trương Nguyên nhấp một ngụm, cẩn thận thưởng thức. Hắn không có vị giác tinh tế như đại huynh Trương Đại, cười nói:
-Đại huynh có thể phân biệt được mùi vị, tiểu đệ thật khâm phục.
Trương Ngạc cười hì hì nói:
-Nói đến phân biệt mùi vị ta lại nghĩ tới một chuyện. Năm kia ta từng đánh cuộc với đại huynh, nhường mất ba tỳ nữ.
-Không được nói!
Trương Đại quát, mặt đỏ lên.
Trương Ngạc cười to, hỏi Trương Nguyên:
-Giới Tử có biết ta và đại huynh đánh cuộc gì không?
Trương Đại chồm người lên bước ra ngoài. Trương Nguyên vội đuổi theo nói:
-Đại huynh chớ đi. Kỳ thi phủ này ngoại trừ người bảo đảm còn phải có một người bảo lãnh. Đại huynh hãy giúp đệ tìm một người với.
Trương Đại nói:
-Người bảo lãnh không cần tự tìm đâu. Tôn giáo thụ sẽ sắp xếp ghép đôi dựa theo tư cách ở Lẫm Sinh huyện học. Đệ là án thủ thi huyện (đỗ đầu thi huyện) thì sẽ do người đứng đầu năm ngoái bảo lãnh, là Chu Mặc Nông. Chu Mặc Nông có giao tình với ta rất tốt. Bây giờ đệ đi cùng ta đến hỏi thăm hắn được chứ?
Đây là vì y muốn bỏ Trương Ngạc lại.
Trương Ngạc cười nói:
-Đại huynh chớ đi. Hai người các ngươi chớ đi. Đại huynh, vậy đệ kể trước với huynh về việc đánh cuộc với Giới Tử lần trước nhé.
Rồi gã liếc qua Trương Nguyên, muốn xem Trương Nguyên cuống lên thế nào.
Trương Nguyên cũng không hấp tấp. Hắn mà hấp tấp thì Trương Ngạc sẽ càng đắc ý. Hắn biết Trương Ngạc muốn nói về chuyện bảo vật hào quang vạn trượng, bèn bảo:
-Tam huynh là người thích đùa cợt. Chuyện đó đệ không coi là gì. Tam huynh cứ nhắc tới chuyện đó thì không thú vị rồi, hãy tìm chuyện khác mới mẻ hơn đi.
Trương Ngạc thấy Trương Nguyên không hấp tấp thì cảm thấy không thú vị, liền nói:
-Vậy hay là nói về chuyện của đại huynh trước.
Lúc nãy Trương Đại còn khẩn trương, bây giờ cũng đã bình tĩnh lại, nói:
-Trương Yến Khách, chuyện hoang đường của đệ cũng không ít. Vậy chúng ta thi đấu đi, đệ nói một chuyện thì ta nói một chuyện.
Trương Ngạc cười nói:
-Hay đấy. Cứ như vậy đi. Huynh nói một chuyện, đệ kể một chuyện. Đầu tiên đệ phải nói về…
Đại Thạch Đầu chạy vào nói:
-Thiếu gia, ngoài cửa có một đám người chạy đến, đều nói là muốn gặp thiếu gia.
Trương Nguyên nghe thấy tiếng người ồn ào vọng bên ngoài hàng rào trúc, không rõ chuyện gì xảy ra, đứng dậy ra cửa xem. Trương Đại và Trương Ngạc cũng cùng đi ra thì thấy Lỗ Vân Bằng, Liễu Anh Tài và những khổ chủ bị Diêu Phục làm hại đi đến cảm tạ Trương Nguyên. Họ còn cầm theo khế ước, ngân lượng, còn mang theo ngỗng vịt, ôm vải vóc đến muốn tặng cho Trương Nguyên để tỏ lòng biết ơn. Nếu không có Trương Nguyên thì bọn họ làm sao có thể chống lại Diêu Thoại Côn, chỉ sợ là cả đời trầm oan khó thoát, bị chiếm mất điền sản, không dám mơ đến việc lấy lại được. Cho nên họ đều thật lòng cảm kích Trương Nguyên.
Trương Nguyên chắp tay thi lễ với mọi người đang vây xung quanh mình, họ đều là hàng xóm bà con thân cận:
- Tại hạ…
-Chư vị muốn đưa lễ vật gì thì cứ việc đưa, mau đưa đây. Có ân thì phải báo ân, không cần chỉ dẻo miệng. Lần này đánh bại Diêu Thoại Côn, công đầu thuộc về Trương Giới Tử đệ. Có công thì phải được hưởng lộc. Đến đây, đến đây. Ngỗng vịt thì để lại trong cửa hàng rào trúc, vải lụa thì để trên bệ đá xanh bên kia. Khế ước tiền bạc thì giao cho ta.
Người nói lời này đương nhiên là Trương Ngạc, kêu gọi mọi người mau mau tặng quà, gã vui lòng nhận hết.
Lỗ Vân Bằng dẫn đầu tiến lên, cầm hai tờ khế ước hai mươi mẫu ruộng giao cho Trương Ngạc. Lỗ Vân Bằng là người cảm kích Trương Nguyên nhất. Thiếu niên Lỗ Vân Bằng theo đường huynh (anh họ) Lỗ Vân Cốc đi khắp nơi tố cáo oan khuất mà Diêu Phục gây ra, cả gia sản bị mất hết. Lần này Hầu huyện lệnh phán sáu mươi mẫu ruộng của của Diêu Phục thuộc về Lỗ Vân Bằng. Lỗ Vân Bằng và đường huynh thảo luận một hồi thì quyết định lấy hai mươi mẫu ruộng để tạ ơn Trương Nguyên. Còn con trai của Phương tú tài lần này được chia năm mươi mẫu đất trên núi của Diêu Phục, cũng đưa ra khế ước mười mẫu đất để tạ ơn.Có người tặng bạc, nhiều thì mười lượng, ít thì hai lượng. Ngày xưa Diêu Phục làm làm điều ác thì bây giờ Trương Nguyên thu lễ, không, là Trương Ngạc thu lễ. Điều ác càng nhiều thì thu lễ càng hậu.
Trương Nguyên vội ngăn việc tam huynh thu lễ lại, rồi gọi Lỗ Vân Bằng lại hỏi:
-Đường huynh (anh họ)của ngươi không đến sao?
Lỗ Vân Bằng nói:
-Huynh ấy có đến. Mời Trương công tử xem, huynh ấy ở bên kia.
Trương Nguyên nhìn hướng Vân Bằng chỉ thì thấy Lỗ Vân Cốc mặc áo vải mang giày xanh đang đứng ở dưới một gốc cây hòe lớnở bên ngoài hàng rào trúc, chắp tay thi lễ với hắn từ xa . Trương Nguyên liền nói với Lỗ Vân Bằng:
-Ngươi mời đường huynh ngươi lại đây, ta có chuyện quan trọng muốn thương lượng.
Lỗ Vân Bằng liền đi ra cửa rào trúc, nhanh chóng trở lại cùng Lỗ Vân Cốc. Lúc này, Trương Ngạc đã thu được bốn mươi lăm mẫu khế ước và hơn trăm lượng bạc, ngỗng vịt chạy loạn đầy sân. Trên bệ đá chất vài chục súc vải lụa, hơn mười giỏ trứng gà, còn có cả trái cây đào và mận. Trương Ngạc có vẻ không hài lòng chê ít. Đối với y thì trăm lượng bạc thật ra không nhiều.
Lỗ Vân Cốc chắp tay thi lễ với Trương Nguyên:
-Giới Tử hiền đệ có chuyện gì chỉ bảo?
Trương Nguyên nói:
-Lỗ huynh, những lễ vật này ta không thể nhận. Nhưng ta thiết tưởng dùng số điền sản và tiền bạc này xây dựng một kho lương để trữ lương thực đề phòng mất mùa, cứu tế người dân gặp nạnTất nhiên nếu chỉ dựa vào số điền sản và tiền bạc này thì chưa đủ, còn phải đến những phú hộ trong bổn huyện để quyên tiền nữa. Bản thân ta xin quyên góp trước một trăm lượng.
Sau năm Gia Tĩnh, thiên tai thường xuyên xảy ra, quan phủ không có khả năng cứu đói nhiều như trước. Từ năm Vạn Lịch thứ hai mươi trở đi, hoàng đế lười chính sự. Mặc dù việc cứu đói giúp nạn dân thiên tai là chuyện đại sự cho dân chúng nhưng hoàng đế vẫn dây dưa bê trễ. Vì thế, không ít thân hào nông thôn giàu có ở địa phương đã tự xây kho lương chuẩn bị cho những năm mất mùa. Từ đó những thân hào địa phương đã thay thế thế chức trách cứu đói của quan phủ. Đây cũng là biểu hiện suy thoái của quan lại thời Vãn Minh. Lỗ Vân Cốc rất cảm động. Thủy hạn thường xảy ra. Năm nay đã hơn một trăm ngày chưa có mưa, chỉ sợ là sẽ có hạn hán lớn. Nếu như có kho lương thì có thể giúp cho nạn dân vượt qua năm mất mùa. Lỗ Vân Cốc lập tức lớn tiếng tuyên bố với mọi người việc này. Tất cả mọi người đều tán dương Trương công tử cao thượng, mời Trương công tử chủ trì việc xây dựng kho lương.
Trương Nguyên nói:
-Chư vị bà con, việc xây dựng kho lương còn phải đợi ta bẩm báo các trưởng bối trong tộc, sau đó mới định đoạt. Trễ nhất là trong tháng năm sẽ quyết định việc này.
Bình thường, xây dựng kho lương đều phải mời thân hào nổi tiếng của địa phương ra mặt, nếu không thì việc cũngkhông thành.
Trương Nguyên mời Liễu tú tài què chân và đám người Lỗ Vân Cốc ở lại bàn bạc việc xây dựng kho lương. Những người khác ở lại nghe một hồi rồi cũng đi về. Lúc này Trương Đại còn chưa biết là dân gian có khó khăn, không hề hứng thú với việc xây dựng kho lương. Trương Ngạc thì càng không phải nói, đưa khế ước và ngân lượng thu được giao cho Trương Nguyên. Gã gọi Năng Vượng ôm một con ngỗng về trước để về xào ăn.
Trương Nguyên mời Liễu tú tài mang những khế ước và ngân lượng hôm nay thu được ghi vào trong danh sách. Những ngân lượng và khế ước đó đều giao cho Lỗ Vân Cốc giữ. Công việc cụ thể trù bị kho lương sẽ bàn lại vào cuối tháng. Lỗ Vân Cốc cũng biết bây giờ Trương Nguyên phải chuẩn bị kỳ thi phủ nên cũng không dám quấy rầy, lập tức cáo từ.
Đám người Liễu tú tài và Lỗ Vân Cốc đi rồi, Trương Nguyên cùng Trương Đại đến tiếp kiến Chu Mặc Nông. Trên đường đi, Trương Đại hỏi Trương Nguyên:
-Giới Tử, đệ muốn bẩm báo tổ phụ việc xây dựng kho lương sao?
Trương Nguyên cười nói:
-Nếu bây giờ đệ đi nói thì chắc chắn là tộc thúc tổ sẽ mắng đệ một trận, nói đệ không làm việc đàng hoàng. Việc này chắc là phải đợi sau kỳ thi phủ mới nói.
Trương Đại nói:
-Xem ra Giới Tử có chí hướng lớn đấy, còn nhỏ tuổi mà đã chú ý tới dân sinh, không phải là một tên mọt sách.
Trương Nguyên cười nói:
-Chủ yếu là lễ vật này không nên thu, mà trả lại thì lại tiếc, chi bằng nhân cơ hội này làm một chuyện tốt.
Trương Ngạc cười ha hả.
Họ gặp Chu Mặc Nông ở Chu dinh thự bên hồ Bàng Công. Chu Mặc Nông biết được ông ta sẽ là người đảm bảo cho Trương Nguyên nên rất vinh hạnh. Chu Mặc Nông là người nghiện trà, Trương Đại là bạn trà của ông ta. Lúc này huynh đệ Trương Đại Trương Nguyên ở lại dùng cơm chiều. Sau khi ăn xong thì họ thưởng thức trà, thoải mái nói về các loại trà ngon trong thiên hạ. Trương Nguyên ngồi nghe, mở rộng thêm kiến thức đối với trà.
Trở về Phủ Học Cung từ hồ Bàng Công, Trương Đại hỏi Trương Nguyên có phải ngày mai đi phủ nha báo danh hay không.
Trương Nguyên nói:
-Ngày mai thầy của đệ là Tí Am tiên sinh đã bảo đệ dẫn hai huyện chư hiền đi Tị Viên. Tộc thúc tổ cũng muốn đi. Ngày mốt đại huynh hãy dẫn đệ đi báo danh đi.
Trương Đại rất thích du sơn ngoạn thủy nên nói:
-Vậy ngày mai ta cũng đi Tị Viên, xem Tị Viên như thế nào?
Thực sự cảm thấy văn phong rất giống với mình, ngòi bút tinh tế, ý văn linh hoạt , tươi mới động lòng người, mang đậm sắc thái văn học, đúng là được chân truyền của Vương Tư Nhâm, Trương Nguyên nhỉnh hơn ở tư tưởng bài viết, nhưng trong bài bát cổ rất hạn chế tử tưởng cá nhân, phần lớn đều phải mượn lời văn của thánh nhân để luận bàn, cho nên lối viết của bài văn này cũng không thua kém gì so với Trương Nguyên, tháng sau là kỳ thi phủ, nếu đúng thật để cho Vương Anh Tư thay mặt hắn đi thi, án đầu không dám nói, nhưng trúng cử là điều chắc chắn khỏi phải bàn cãi rồi.
Trương Nguyên nâng bút viết lên bài bát cổ đó một chữ “khả (được)”, khi Huyện lệnh chấm bài thi nếu thấy bài đó có thể qua thì mặc nhiên sẽ viết lên đó chữ “ khả ”, từ cửa phòng có tiếng của thầy giáo Vương truyền tới , Trương Nguyên liền thu hồi bút mực và đem bài viết kẹp vào chỗ cũ, đứng dậy đi ra ngoài cửa thư phòng đợi.
Vương Tư Nhâm quàng khăn một cách thoải mái, mặc áo choàng dài, đem theo một hầu nam trẻ tuổi vào, thấy Trương Nguyên, cười mỉm hỏi:
- Về từ lúc nào thế?
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Học sinh về từ hôm qua ạ.
Vương Tư Nhâm chưa vào thư phòng, mà chỉ ngồi ở phòng khách nhỏ, nói với Trương Nguyên:
- Ngày 23 tháng này ta mời danh sĩ Thiệu Hưng và quan chức cả phủ hai huyện tới du hội Kê Sơn Tị Viên, vốn định tháng hai này sẽ mời họ đến thưởng ngoạn hoa viên, nhưng do bệnh tình con rể của Tiêu Sơn nên việc du ngoạn cũng bị hoãn lại, ta đã gửi thiếp mời Tiêu tiên sinh, đến lúc đó ngươi cũng tới nhé.
Trương Nguyên ứng đáp:
- Vâng ạ
Vương Tư Nhâm thuận miệng hỏi Trương Nguyên chuyến đi Thanh Phổ thế nào, Trương Nguyên kể lại chuyện bị lính đánh thuê chặn đánh, Vương Tư Nhâm cảm khái nói:
- Thế sự gian nan, ân tình mật thiết, ngay đến Diêu Phục cũng có thể ỷ vào thế của đường huynh, mưu toan đâm sau lưng người ta, đây cũng do đó chính là ngươi, chứ nếu đổi làm người khác chắc rằng đã trúng phải âm mưu của gã, nếu không may bị gãy chân thì sao có thể tham gia khoa phủ, gã muốn làm ngươi nhỡ kì thi, lại mất thêm ba năm để thi lại, như vậy ngươi không có công danh tú tài, gã mới có thể dễ dàng phục thù ngươi.
Trương Nguyên nói:
- Sau này học trò sẽ cẩn thận hơn.
Vương Tư Nhâm hỏi cặn kẽ quá trình Trương Nguyên ở Hàng Châu , ngoại trừ những lời nói bí mật với Chung thái giám, những chuyện khác Trương Nguyên nhất nhất đều nói ra hết, Vương Tư Nhâm cười nói:
- Trương Nguyên, ngươi còn chưa nhập huyện học, đã thành hoạn đảng, không sợ ngày sau bị chư tử Đông Lâm phê bình sao?
Vương Tư Nhâm nói chuyện từ trước đến nay luôn chua ngoa, cũng bởi vậy đắc tội không ít người, lúc này lại xưng Trương Nguyên là hoạn đảng.
Trương Nguyên nói:
- Kết giao với người đáng để kết giao, không cần quan tâm đó là nội quan hay Đông Lâm ạ.
Vương Tư Nhâm nói:
- Thường thì nội quan dễ kết giao, Đông Lâm không dễ kết giao, mà kết giao nội quan thì khó lòng giữ thanh danh trong sạch.
. Trương Nguyên hiểu được ý tứ trong lời nói của thầy giáo Vương , bọn thái giám thường hay bộc lộ tâm tư tình cảm một cách thẳng thắn, còn Đông Lâm thì được đại diện bởi các sĩ phu nên đương nhiên phức tạp hơn nhiều, gật đầu nói:
- Đa tạ thầy giáo đã chỉ bảo, học trò biết làm thế nào rồi ạ , học trò trước mắt chỉ mong được đỗ bổ sinh đồ.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Tài chế nghệ của ngươi nếu không đỗ sinh đồ, thì Cao Hoàng đế lấy bát cổ tuyển sĩ phỏng còn có ý nghĩa gì.
Lại nói:
- Dạo gần đây ngươi vẫn kiên trì sáng tác và học viết văn bát cổ chứ?
- Trương Nguyên nói:
- Sau chuyến đi từ Thanh Phổ trở về, đi xe đi thuyền quả thật có phần mệt nhọc, nhưng học trò vẫn chế tác hơn hai mươi bài bát cổ, đầu năm đến nay cũng có đến hai mươi quyển sách cổ văn, học trò đã chọn ra năm bài chế nghệ và năm bài cổ văn, mong thầy chỉ giáo.
Vương Tư Nhâm đọc qua năm bài chế nghệ, văn bát cổ của Trương Nguyên hiện tại đã không thể chỉ trích lỗi nào nữa rồi, giờ ngòi bút của hắn đã lão luyện hơn nhiều so với lúc đấu bát cổ với Diêu Phục vào năm ngoái, Vương Tư Nhâm chỉ bình luận vài câu, liền đọc kỹ cổ văn Trương Nguyên làm, năm bài cổ văn này theo thứ tự là “ Long sơn tuyết “ , “ Sơn Âm Đăng Cảnh “ , “Dạ Hàng Thuyền”, “Tô Đê Xuân Hiểu”, và “Tiết Điến Hồ Tịch Chiếu”.
Cái gọi là cổ văn, chính là và văn biền ngẫu tương đối mà ra, là dạng cổ văn không xét tới đối ngẫu âm luật của văn tự do, kỳ thật văn bát cổ có thể nói là một dạng thay đổi của văn biền ngẫu, văn biền ngẫu từ ngữ hoa lệ, nội dung thì phù hoa trống rỗng, đại đa số văn bát cổ bị hán chế tư tưởng cũng là do cách hành văn này, mà cổ văn thì dài ngắn tùy ý, thuần khiết lưu loát, càng có thể biểu đạt tâm trạng, năm bài cổ văn này của Trương Nguyên rất thú vị, Vương Tư Nhâm mỉm cười nói:
- Văn phong của ngươi giống như Viên Trung Lang, thanh lịch tinh thông, mới vỡ lòng học cổ văn mà tới bước này cũng không phải ai cũng làm được.
Trương Nguyên nói:
- Học trò viết cổ văn chỉ vì thấy yêu thích nó, xuất phát từ cảm xúc, chứ không phải tự ép mình, có thể coi như một sở thích, bát cổ thì ngược lại, thực sự học trò không yêu thích văn bát cổ.
Vương Tư Nhâm cười nói:
- Không thích cũng phải làm, đợi tham gia thi điện xong mới có thể vứt sang một bên.
Hai thầy trò nói chuyện cho tới trưa, Vương Tư Nhâm mời hắn ở lại dùng cơm, Trương Nguyên cũng không chối từ, sau khi dùng cơm xong lại thưởng thức trà Long Tỉnh Tây Hồ, Chung thái giám đưa hắn một cân Long Tỉnh Tây Hồ, một nửa cho tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, nửa còn lại đã đưa cho thầy giáo Vương rồi.
Hoàng hôn buông xuống, Trương Nguyên trở lại phủ Học Cung, Vũ Lăng nói Tam công tử Trương Ngạc có ghé qua, Tam công tử nói đã khởi hành chuyến đi Hải Châu với một thợ làm gương thủ công và hai người hầu, Trương Nguyên đi vào nội viện chào mẫu thân cùng tỷ tỷ, lại đến vườn sau xem thợ xây nhà, có tiền thật là tiện lợi, cả một bức tường thấp cao ba trượng, thế mà bị dở ra trong chớp mắt, họ đang dọng móng nền nhà.
Trương Nguyên dắt con lừa trắng Tuyết Tinh đi ra, dạo một vòng quanh bờ sông Đầu Lao, mới đi được vài bước liền bị hai tên tiểu quỷ Lý Khiết và Lý Thuần bắt gặp, chúng kêu la inh ỏi đòi cưỡi lên con la, Trương Nguyên không thể lay chuyển hai đứa nhóc này, đành bảo Mục Kính Nham qua đây khống chế con la lại, hắn vịn Lý Thuần ngồi lên yên lừa, mới đi được chừng mười bước chân lừa, Lý Khiết sau lưng đã đợi không nỗi nữa, la lên í é:
-Tới lượt ta, tới lượt ta rồi, ta muốn cưỡi nữa.
Hai huynh đệ cứ giành qua giành lại, hết ngươi xuống thì ta lên, cuối cùng Trương Nhược Hi đi tới lôi hai đứa vào nội viện, Trương Nguyên lúc ấy mới được giải thoát.
Trời chiều rơi xuống Long Sơn, ánh nắng chiều rạng rỡ như gấm, bầu trời bắt đầu sập tối, nước sông Đầu Lao im phăng phắt.
Trương Nguyên chợt nhớ tới trận mưa tuyết lớn vào mùa đông năm trước, từ đó về sau bốn tháng chỉ có một cơn mưa nhỏ, nhìn sắc trời khô quạnh này chắc vài ngày tới cũng chẳng có mưa xuống. chẳng lẽ Thiệu Hưng năm nay sẽ gặp đại hạn sao, ngày xưa nước sông Đầu Lao rộng vài trượng hiện giờ thì nó chỉ còn là dòng suối nhỏ ở giữa sông, nếu trời vẫn không mưa, cuối tháng tư nước sông Đầu Lao sẽ khô, giữa tháng năm, tháng sáu đa số những con sông nhỏ của thành Sơn Âm thuyền sẽ không thể đi lại được nữa, tiếp đến vụ lúa hè thu sẽ mất mùa . .
Lý Thuần, Lý Khiết sau khi quay trở về nội viện, bên sông Đầu Lao lập tức yện lặng trở lại, Vũ Lăng dắt bạch la trở vào chuồng, Mục Kính Nham đang thu dọn gỗ đá làm nhà, mấy người thợ thủ công đã ra về cả rồi, họ đều là thợ thủ công thành Sơn Âm, nên sáng đến làm chiều tối lại quay trở về nhà. Trương Nguyên một mình dạo bước bên bờ sông, đi đến bên cạnh một cây hòe lớn, cây hòe này trước kia cách mặt sông không tới một trượng, thế mà giờ đây nước sông đã cạn dần, dưới chân cây hòe này có cả một mảng lớn đất cát, hả??? Mục Chân Chân ngồi ngay giữa sông làm gì thế, hình như không phải đang giặt quần áo?
Trương Nguyên đi xuống bãi sông, toàn là những tảng đá lớn nhỏ, đá ở giữa đều được dính chắc bởi bùn, Trương Nguyên đi cẩn thận, tay chân nhẹ nhàng, Mục Chân Chân cũng rất cảnh giác, Trương Nguyên đi chưa được mấy bước, nàng đã nghiêng đầu lại, nhìn thấy thiếu gia, vội vàng đứng dậy, cành liễu trong tay vứt xuống mặt đất, sắc mặt ửng đỏ, lắp bắp nói:
- Thiếu gia.
Trương Nguyên nhíu mày, Mục Chân Chân này lại mặc bộ quần áo cũ kia rồi, ống tay áo và thân áo bị mài mòn cả, chỗ đầu gối trên váy còn bị vá lên vá xuống, dưới chân thì lộ ra đôi giày cỏ và những ngón chân, trong bụng nghĩ chắc hẳn lúc nãy đã rửa chân bên bờ sông rồi, hai chân rửa thật sạch sẽ, ngón chân cong cong, nàng nắm chặt đôi giày cỏ. Bộ dạng cầm trông thật lạ, bộ quần áo cũ rách mà thiếu nữ mặc trên người thật có sức hút,chất vải thô mỏng hé lộ làn da mịn màng, bộ váy hơi bó nhắc nhở Trương Nguyên nàng đã trưởng thành, bộ váy áo cũ để lộ ra đôi chân dài cùng bờ eo thon thả của nàng, chẳng lẽ Mục Chân Chân ý thức được nàng mặc như vậy có thể khiến Trương Giới Tử thiếu gia động lòng ư?
Hiển nhiên không phải, chỉ có điều thiếu nữ ấy không nỡ mặc hai bộ đồ mới, đi Thanh Phổ là muốn giữ thể diện cho thiếu gia, không được mặc đồ rách nát, bây giờ trở về rồi,bộ quần áo cũ này vẫn có thể mặc được, liền mặc vào, Mục Chân Chân không phải là người có mới nới cũ, cũng không biết bản tính từ khi sinh ra đã thế, hay do cuộc sống từ nhỏ đã nghèo khổ bần tiện mà thành ra thế ?
Bây giờ thời tiết đang nóng dần lên, Chân Chân muốn mặc như thế thì tùy nàng, ừ, bộ quần áo này tuy cũ nhưng trông có vẻ mát mẻ hơn, danh sĩ Ngụy Tấn cũng còn mặc quần áo cũ cơ mà, Trương Nguyên hỏi:
- Nàng cầm cành liễu này làm gì, đánh răng hay là viết chữ?
Đi ngang qua thì thấy, nước sông đã rút, dãy sông bên này một nửa là bùn lầy một nửa là đất ẩm ướt, nơi này đã gần đến giữa sông, đá cuội ít, bùn sông khá bằng, ngó qua chỉ thấy trên mặt đất có ghi chữ:
-Thị tuế thập nguyệt chi vọng, bộ tự tuyết đường, tương quy vu lâm cao.
Nhị khách tòng dư, quá hoàng nê chi bản.
Sương lù ký hàng, mộc diệp tận thoát,
Nhân ảnh tại địa, ngưỡng kiến minh nguyệt,
Cố nhi nhạc chi, hành ca tương đáp nhất “ **.
**: Đây là lời văn trong bài “Hậu Xích Bích Phú” của Tô Thức
Tạm dịch :
Ngày mười rằm tháng mười năm ấy
Từ Tuyết Đường đứng dậy ra đi
Lâm Cao thẳng lối đường về
Khách theo qua giốc Hoàng Nê hai người.
Sương tuyết xuống lá rụng tơi bời
Dưới bóng người trên bóng trăng cao
Đoái trông phong cảnh vui sao
Vừa đi vừa hát nghêu ngao mấy bài.
Cành liễu để viết chữ trên sông, chỉ là vẽ chữ mà thôi, tuy nhiên đường bút của Mục Chân Chân có phần rất thoải mái, ung dung, đúng là rất khác với vẻ bề ngoài hay e thẹn của nàng.
Trương Nguyên nói:
- Viết rất khá, vì sao nàng không vào thư phòng luyện chữ trên giấy ấy?
Mục Chân Chân cúi đầu không trả lời, trên thuyền từ Thanh Phổ trở về, nàng và thiếu gia ở chung một khoang, thiếu gia đọc sách viết chữ nàng thì hầu hạ bên cạnh người, trên thuyền không có gì làm, nàng cầm bút luyện chữ thì không sao, nhưng bây giờ đã quay về nhà rồi, há có thể tự tung tự tác như trên thuyền cơ chứ, nào có cô hầu gái nào lại dám ngang nhiên ngồi vào thư phòng của chủ nhân luyện chữ cơ chứ?
Trương Nguyên hiểu lòng nàng, nói:
- Cha ngươi ba tháng nay sẽ phải lo toan việc xây nhà, ta sẽ đi xin Hà Điển Sử khoan dung thêm hai tháng nữa, cùng lắm thì bù thêm chút tiền nha dịch thôi, nàng cứ an tâm ở đây đi, mỗi ngày sau giờ trưa lúc ta luyện chữ, nàng cứ ngồi vào luyện chữ cùng ta, dùng giấy ta đã chép một mặt, nàng chép tiếp mặt sau, nàng thấy thế nào?
Mục Chân Chân mừng rỡ, luôn miệng nói:
- Cám ơn thiếu gia, cám ơn thiếu gia.
Trương Nguyên nói:
- Chân Chân, nàng chỉ cần biết nhận mặt chữ biết viết chữ thế là được rồi.
Trong lúc nói chuyện Trương Nguyên không khỏi nghĩ tới Vương Anh Tư, bát cổ văn của Vương Anh Tư làm rất khá nhưng nàng ta lại chỉ có thể dùng nó để giết thời gian, hơn nữa loạn thế đến nơi rồi……đang trong vòng suy tư thì bỗng Mục Chân Chân ngại ngùng nói:
- Tỳ nữ không mong gì hơn, chỉ cần biết viết biết chữ là được.
Trương Nguyên nhặt cành liễu Mục Chân Chân đánh rơi lên, sau đó cũng viết trên mặt bùn sông:
- Kim giả bạc mạc, cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân, trạng như tùng giang chi tham, cố an sở đắc tửu hồ?
Tạm dịch:
(Đây cũng là một đoạn trong “Hậu Xích Bích Phú”-chủ nhà đang than thở rằng, khách đến nhà mà không có rượu, không có đồ nhậu, thế là khách rằng:
Xẩm tối bất ngờ giăng câu
Tóm ngay được ở đâu chú cá
Giống cá lư dưới chỗ Tùng Giang
Biết sao tìm được một vò rượu đây?)
Đứng lên ném cành liễu xuống nước, cười nói:
- Nhà tỉ tỉ có cá tứ mang Tùng Giang, có cả rượu Hàn Đàm Xuân đấy, ha ha… thôi chúng ta về, đến lúc dùng bữa rồi.
Mục Chân Chân đi theo Trương Nguyên về hướng bờ đông, còn quay đầu lại nhìn những chữ được viết ven sông một cái, trong lòng thấy vui vui.
Ban đêm, Trương Nguyên ở trên lầu nam nhờ tỷ tỷ Trương Nhược Hi đọc sách cho hắn nghe gần nửa canh giờ, cuốn hiện tại đang đọc chính là bộ sáu mươi cuốn “Tuyển văn Chiêu Minh“ , bộ này cũng là mượn từ tàng thư lâucủa tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương mượn , thi văn từ phú từ thời Tiền Tần tới danh gia ưu tú Nam Triều cơ bản đều lựa chọn và ghi lại rồi, đọc qua “ Tuyển văn Chiêu Minh“ mới có chút thấm nhuần triết lý bên trong, Lý Thuần, Lý Khiết cũng ngồi ở một bên nghe mẫu thân Trương Nhược Hi đọc sách, lúc này hai tiểu quỷ không dám tranh cãi ầm ĩ nữa, nghe một hồi cả hai đứa ngủ gật cả trên ghế, hai tỳ nữ Trương Nhược Hi mang về từ Thanh Phổ vội vàng ôm hai đứa nhỏ đi ngủ, Trương Nguyên cũng đứng dậy quay trở về lầu tây, Trương Nhược Hi đi theo hắn đi đến lầu hành lang, nhìn một góc ánh trăng dưới sân lầu, nói:
- Cũng không biết Lục lang hiện tại như thế nào, mấy ngày nữa chắc sẽ có thư về, chỉ sợ chàng cho dù có bị ức hiếp cũng lại giấu ta mà thôi.
Trương Nguyên nói:
- Vậy đợi sau khi tỷ phu gửi thư về, khi tỷ tỷ hồi âm, ta cũng viết cho Dương Thạch Hương ở Thanh Phổ một phong thư, hỏi thăm chút tình hình.
Trương Nhược Hi gật đầu nói được.
Ngày 20 tháng 3, vụ án của Diêu Phục, Dương Thượng Nguyên lại được mở thẩm lần nữa, Diêu Tín cũng bị áp trả từ phủ Hàng Châu trở về làm tội chứng, Diêu Phục, Dương Thượng Nguyên bị tịch thu nhà, từ trong nhà Dương Thượng Nguyên còn tịch thu được hàng nghìn lượng bạc giả, điền sản gia tài hai nhà Diêu, Dương đều mất hết.
Lỗ Vân Cốc em họ Lỗ Vân Bằng, tú tài Liễu Anh Tài, còn có con trai của Phương Tú Tài, và cả các khổ chủ bị Diêu Phục lấy tiền cho vay hại cho cửa nát nhà tan …tất cả họ lần này đều được quan xét cho bồi thường.
Phần lớn điền sản mà Diêu Phục chiếm đoạt của Phương Thị và Lỗ Thị đều được hoàn trả nguyên vẹn, những mảnh điền sản còn lại bị tịch thu làm quan điền và học điền, trở thành tài sản huyện nha và huyện học, Diêu Phục bị đánh 40 hèo rồi sung quân ở Tuyên Phủ, Tuyên Phủ là một trong chín biên ải, đến đó sung quân cơ bản chỉ có con đường chết. Diêu Tín, Dương Thượng Nguyên mỗi người lãnh 20 trượng, giải đến Vĩnh Ninh Vệ, Vĩnh Ninh Vệ ở Phước Kiến. Chủ nhà sụp đổ, gia nô hai nhà Diêu Phục và Dương Thượng Nguyên đều chạy sạch sành xanh, vợ Dương Thượng Nguyên là Phan Thị quay trở về nhà mẹ đẻ ở Dư Dập, còn mấy tiểu thiếp của Diêu Phục thì đã cao bay xa chạy từ sớm ngay lúc gã bị vào tù, bọn họ ứng biến cũng nhanh thật!
Trưa ngày 22 tháng 3, Trương Ngạc đến thư phòng lầu Tây thăm Trương Nguyên, vỗ tay cười to nói:
-Sảng khoái, sảng khoái, Diêu Phục cuối cùng tiêu đời rồi, Giới Tử, đệ đã bỏ qua vỡ tuồng hay rồi, huynh đệ Diêu Thị còn có cả Dương Thượng Nguyên kia bị đánh đòn, bá tánh vây xem hồ hởi hoan hô, điều này cho thấy Diêu hắc tâm đang ghét đến cỡ nào!
Đang nói chuyện, Đại Thạch Đầu tiến vào bẩm báo nói có một tên họ Lưu muốn gặp thiếu gia
Trương Ngạc và Trương Nguyên liền ra đến tiền sảnh, chỉ thấy huyện nha Lưu Tất Cường cung kính chắp tay trước ngực nói:
- Giới Tử thiếu gia, Diêu Phục nay đã định tội, năm trước Diêu Phục thu tiền cáo trạng của Trương Đại Xuân hết 20 lượng bạc, tiểu nhân đã báo cáo lại với huyện tôn, nay huyện tôn bảo tiểu nhân đến hoàn trả số bạc này cho Giới Tử thiếu gia.
Một gã sai dịch khác đem dâng ngân lượng lên, Trương Nguyên bảo Vũ Lăng thu bạc lại, ngoài ra còn thưởng cho đám người Lưu Tất Cường mỗi người một vài lượng bạc, sau đó còn mời hai người bọn họ ở lại uống rượu, Lưu Tất Cường nào dám, khom lưng chào rồi nhanh nhảu ra về cùng tên còn lại.
Trương Ngạc cười nói:
- Giới Tử, đệ hiện tại có thể coi là bá chủ Sơn Âm một phương rồi, ai còn dám chọc giận ngươi, Diêu Xúi Bẩy chính là minh chứng sống đây này
Trương Nguyên không thèm tranh luận với vị tộc huynh hàm hồ này, hỏi:
- Tông Tử Đại huynh đã nhiều ngày không thấy bóng dáng? Nhưng huynh ấy lại là người bảo lãnh cho đệ, đăng ký thi Phủ chẳng những phải có người bảo đảm, còn phải có một người bảo lãnh phụ nữa, mà người này cũng nhất thiết phải là lẫm sinh mới được, cho nên ta còn phải nhờ Tông Tử Đại huynh giúp ta tìm một Lẫm sinh làm người bảo lãnh phụ.
Trương Ngạc nói:
-Đại huynh đầu tháng phải đi Thượng Ngu thăm Nghê Nhữ Ngọc rồi, chính là cái người yêu sạch sẽ Nghê Nhữ Ngọc, trước khi đi còn nói sẽ tranh thủ trở về, việc đăng ký chẳng phải cuối tháng mới hết hạn ư, gấp gì chứ?
- Giới Tử đệ sốt ruột sao?
Trương Đại từ ngoài cổng đi vào, cười nói:
-Ta còn định mấy ngày nữa mới về để cho Giới Tử đệ phải cuống đến đứng ngồi không yên mới thôi.
-Ha ha, vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến.
Trương Ngạc vừa cười vừa đi xuống bậc thang, nói:
-Chắc là đại huynh chờ đến ngày đăng ký thi phủ cuối cùng mới tới khiến cho Giới Tử phải cuống lên. Thật là thú vị, giống như trong diễn tuồng vậy, cứu binh đến thời điểm cuối cùng mới xuất hiện.
Trương Nguyên cười nói:
-Thật là tra tấn người khác, khiến đệ cuống đến phát bệnh, làm sao mà đi thi được nữa.
Vương Khả Xan mặt hoa da phấn đi theo Trương Ngạc vào, chắp tay trước ngực thi lễ với Trương Nguyên. Lần này Vương Khả Xan, Mã Tiểu Khanh và mấy người thanh kỹ cùng với Trương Đại đi Thượng Ngu.
Trương Ngạc cười nói:
-Vương Khả Xan, sao ngươi lại chắp tay trước ngực. Đáng ra ngươi phải hành lễ vạn phúc mới phải.
Vương Khả Xa mặt phấn vóc dáng mảnh mai như sương khói, quả thật nhăn nhó vén áo thi lễ khiến cho Trương Ngạc cười to.
Vương Khả Xan này rất giống con gái. Mỗi lần Trương Nguyên nhìn thấy gã ưu đồng ăn vận trang điểm như nữ tử này thì đều nghĩ có phải nữ giả nam hay không. Nhưng chắc là huynh đệ Trương Đại, Trương Ngạc đã tìm hiểu tìm hiểu kỹ qua rồi. Vương Khả Xan là thanh kỹ, đồng thời là luyến đồng (đồng tính). Việc này nói ra dường như có vẻ không hay, nhưng Trương Đại và Trương Ngạc đều thản nhiên, Vương Khả Xan cũng không cảm thấy xấu hổ. Đây là bởi vì phong cách thời đó như vậy. Thời Vãn Minh, không ít sĩ đại phu thích người đẹp như Long Dương, mà ngay cả huynh đệ Viên Trung Lang, Viên Tiểu Tu cũng vậy. Tùng Giang, Tô Châu là vùng có nhiều đàn ông nhất. Thậm chí ở Tô Châu còn có cửa hàng nam. Kỹ viện thì gọi là thanh lâu, còn cửa hàng nam sắc thì gọi là hồng lâu. Đây thật là điều kỳ quặc. Trương Đại trong ‘Mộ bia tự mình khắc chữ’thẳng thừng viết rằng ‘nữ tỳ đẹp, luyến đồng hay’. Trương Nguyên cảm thấy nữ tỳ đẹp thì được, chứ luyến đồng hay thì không cần, bèn nói:
-Đại huynh vừa từ Thượng Ngu trở về đó à?. Xin mời ngồi uống chén trà.
Trương Đại nói thẳng:
-Có trà gì ngon?
Trương Đại thưởng trà rất cầu kỳ, nếu trà kém thì không vừa miệng.
Trương Nguyên nói:
-Thật ra là có trà ngon, là trà Long Tỉnh Tây Hồ thượng đẳng .
Trương Đại không đợi Trương Nguyên nói hết lời thì đã vui vẻ nói:
-Tốt lắm, mau pha đi.
Rồi y ngồi vào chỗ của mình, chờ thưởng thức Tây Hồ Long Tỉnh.
Trương Nguyên cười nói:
-Tổng cộng đệ có hai cân trà Long Tỉnh. Một cân đã tặng tộc thúc tổ, một cân đệ tặng Tí Am tiên sinh.
Trương Đại “hứ” một tiếng, nói với Trương Ngạc:
-Đúng là ta phải hai đêm nữa mới nên về.
Trương Ngạc nói:
-Đúng vậy, có về sớm người ta cũng không nể tình, trà cũng không cho huynh uống.
Trương Nguyên cười nói:
-Tỷ tỷ của đệ lần này từ Thanh Phổ về nhà thăm bố mẹ, mang theo hai cân Điến Sơn bạch trà, đại huynh đã nếm qua chưa?
Trương Đại nói:
-Điến Sơn chính là ở bên kia Thanh Phổ. Điến Sơn mà cũng có bạch trà ư? Ta chỉ nghe nói bạch trà của núi Thiên Mục thôi. Bạch trà vốn là loại hiếm thấy. Trong “Trà Kinh” của Lục Vũ cũng có ghi lại nhưng ta chưa từng thưởng thức qua. Mau mau pha trà để ta nếm thử nào.
Rồi lại hỏi:
-Vậy ai pha trà?
Trương Nguyên nói:
-Trước kia là Y Đình, bây giờ là Thỏ Đình.
Trương Đại lắc đầu nói:
-Tiểu nha đầu Thỏ Đình kia làm sao biết pha trà, chỉ biết lấy nước đun sôi mà thôi. Bảo Vương Khả Xan đi pha trà đi.
Trà nghệ của Vương Khả Xan đều do Trương Đại dạy dỗ.
Trương Nguyên liền bảo Vũ Lăng dẫn Vương Khả Xan đi xuống phòng hầu ở phía dưới lầu nam để pha trà. Vương Khả Xan bưng theo một cái khay đặt ấm trà và ba cái chén trà đi ra để chuẩn bị trà cho ba người Trương Đại. Trương Đại ngửi mùi hương của trà nhíu mày, y hé nắp chén trà, nhấp một ngụm rồi nói:
-Đáng tiếc, đây là trà ngon. Chỉ có điều không biết cách chưng hơi và sấy trà tốt cho nên bây giờ chỉ có thể miễn cưỡng nhấp miệng thưởng thức mà thôi.
Trương Nguyên nhấp một ngụm, cẩn thận thưởng thức. Hắn không có vị giác tinh tế như đại huynh Trương Đại, cười nói:
-Đại huynh có thể phân biệt được mùi vị, tiểu đệ thật khâm phục.
Trương Ngạc cười hì hì nói:
-Nói đến phân biệt mùi vị ta lại nghĩ tới một chuyện. Năm kia ta từng đánh cuộc với đại huynh, nhường mất ba tỳ nữ.
-Không được nói!
Trương Đại quát, mặt đỏ lên.
Trương Ngạc cười to, hỏi Trương Nguyên:
-Giới Tử có biết ta và đại huynh đánh cuộc gì không?
Trương Đại chồm người lên bước ra ngoài. Trương Nguyên vội đuổi theo nói:
-Đại huynh chớ đi. Kỳ thi phủ này ngoại trừ người bảo đảm còn phải có một người bảo lãnh. Đại huynh hãy giúp đệ tìm một người với.
Trương Đại nói:
-Người bảo lãnh không cần tự tìm đâu. Tôn giáo thụ sẽ sắp xếp ghép đôi dựa theo tư cách ở Lẫm Sinh huyện học. Đệ là án thủ thi huyện (đỗ đầu thi huyện) thì sẽ do người đứng đầu năm ngoái bảo lãnh, là Chu Mặc Nông. Chu Mặc Nông có giao tình với ta rất tốt. Bây giờ đệ đi cùng ta đến hỏi thăm hắn được chứ?
Đây là vì y muốn bỏ Trương Ngạc lại.
Trương Ngạc cười nói:
-Đại huynh chớ đi. Hai người các ngươi chớ đi. Đại huynh, vậy đệ kể trước với huynh về việc đánh cuộc với Giới Tử lần trước nhé.
Rồi gã liếc qua Trương Nguyên, muốn xem Trương Nguyên cuống lên thế nào.
Trương Nguyên cũng không hấp tấp. Hắn mà hấp tấp thì Trương Ngạc sẽ càng đắc ý. Hắn biết Trương Ngạc muốn nói về chuyện bảo vật hào quang vạn trượng, bèn bảo:
-Tam huynh là người thích đùa cợt. Chuyện đó đệ không coi là gì. Tam huynh cứ nhắc tới chuyện đó thì không thú vị rồi, hãy tìm chuyện khác mới mẻ hơn đi.
Trương Ngạc thấy Trương Nguyên không hấp tấp thì cảm thấy không thú vị, liền nói:
-Vậy hay là nói về chuyện của đại huynh trước.
Lúc nãy Trương Đại còn khẩn trương, bây giờ cũng đã bình tĩnh lại, nói:
-Trương Yến Khách, chuyện hoang đường của đệ cũng không ít. Vậy chúng ta thi đấu đi, đệ nói một chuyện thì ta nói một chuyện.
Trương Ngạc cười nói:
-Hay đấy. Cứ như vậy đi. Huynh nói một chuyện, đệ kể một chuyện. Đầu tiên đệ phải nói về…
Đại Thạch Đầu chạy vào nói:
-Thiếu gia, ngoài cửa có một đám người chạy đến, đều nói là muốn gặp thiếu gia.
Trương Nguyên nghe thấy tiếng người ồn ào vọng bên ngoài hàng rào trúc, không rõ chuyện gì xảy ra, đứng dậy ra cửa xem. Trương Đại và Trương Ngạc cũng cùng đi ra thì thấy Lỗ Vân Bằng, Liễu Anh Tài và những khổ chủ bị Diêu Phục làm hại đi đến cảm tạ Trương Nguyên. Họ còn cầm theo khế ước, ngân lượng, còn mang theo ngỗng vịt, ôm vải vóc đến muốn tặng cho Trương Nguyên để tỏ lòng biết ơn. Nếu không có Trương Nguyên thì bọn họ làm sao có thể chống lại Diêu Thoại Côn, chỉ sợ là cả đời trầm oan khó thoát, bị chiếm mất điền sản, không dám mơ đến việc lấy lại được. Cho nên họ đều thật lòng cảm kích Trương Nguyên.
Trương Nguyên chắp tay thi lễ với mọi người đang vây xung quanh mình, họ đều là hàng xóm bà con thân cận:
- Tại hạ…
-Chư vị muốn đưa lễ vật gì thì cứ việc đưa, mau đưa đây. Có ân thì phải báo ân, không cần chỉ dẻo miệng. Lần này đánh bại Diêu Thoại Côn, công đầu thuộc về Trương Giới Tử đệ. Có công thì phải được hưởng lộc. Đến đây, đến đây. Ngỗng vịt thì để lại trong cửa hàng rào trúc, vải lụa thì để trên bệ đá xanh bên kia. Khế ước tiền bạc thì giao cho ta.
Người nói lời này đương nhiên là Trương Ngạc, kêu gọi mọi người mau mau tặng quà, gã vui lòng nhận hết.
Lỗ Vân Bằng dẫn đầu tiến lên, cầm hai tờ khế ước hai mươi mẫu ruộng giao cho Trương Ngạc. Lỗ Vân Bằng là người cảm kích Trương Nguyên nhất. Thiếu niên Lỗ Vân Bằng theo đường huynh (anh họ) Lỗ Vân Cốc đi khắp nơi tố cáo oan khuất mà Diêu Phục gây ra, cả gia sản bị mất hết. Lần này Hầu huyện lệnh phán sáu mươi mẫu ruộng của của Diêu Phục thuộc về Lỗ Vân Bằng. Lỗ Vân Bằng và đường huynh thảo luận một hồi thì quyết định lấy hai mươi mẫu ruộng để tạ ơn Trương Nguyên. Còn con trai của Phương tú tài lần này được chia năm mươi mẫu đất trên núi của Diêu Phục, cũng đưa ra khế ước mười mẫu đất để tạ ơn.Có người tặng bạc, nhiều thì mười lượng, ít thì hai lượng. Ngày xưa Diêu Phục làm làm điều ác thì bây giờ Trương Nguyên thu lễ, không, là Trương Ngạc thu lễ. Điều ác càng nhiều thì thu lễ càng hậu.
Trương Nguyên vội ngăn việc tam huynh thu lễ lại, rồi gọi Lỗ Vân Bằng lại hỏi:
-Đường huynh (anh họ)của ngươi không đến sao?
Lỗ Vân Bằng nói:
-Huynh ấy có đến. Mời Trương công tử xem, huynh ấy ở bên kia.
Trương Nguyên nhìn hướng Vân Bằng chỉ thì thấy Lỗ Vân Cốc mặc áo vải mang giày xanh đang đứng ở dưới một gốc cây hòe lớnở bên ngoài hàng rào trúc, chắp tay thi lễ với hắn từ xa . Trương Nguyên liền nói với Lỗ Vân Bằng:
-Ngươi mời đường huynh ngươi lại đây, ta có chuyện quan trọng muốn thương lượng.
Lỗ Vân Bằng liền đi ra cửa rào trúc, nhanh chóng trở lại cùng Lỗ Vân Cốc. Lúc này, Trương Ngạc đã thu được bốn mươi lăm mẫu khế ước và hơn trăm lượng bạc, ngỗng vịt chạy loạn đầy sân. Trên bệ đá chất vài chục súc vải lụa, hơn mười giỏ trứng gà, còn có cả trái cây đào và mận. Trương Ngạc có vẻ không hài lòng chê ít. Đối với y thì trăm lượng bạc thật ra không nhiều.
Lỗ Vân Cốc chắp tay thi lễ với Trương Nguyên:
-Giới Tử hiền đệ có chuyện gì chỉ bảo?
Trương Nguyên nói:
-Lỗ huynh, những lễ vật này ta không thể nhận. Nhưng ta thiết tưởng dùng số điền sản và tiền bạc này xây dựng một kho lương để trữ lương thực đề phòng mất mùa, cứu tế người dân gặp nạnTất nhiên nếu chỉ dựa vào số điền sản và tiền bạc này thì chưa đủ, còn phải đến những phú hộ trong bổn huyện để quyên tiền nữa. Bản thân ta xin quyên góp trước một trăm lượng.
Sau năm Gia Tĩnh, thiên tai thường xuyên xảy ra, quan phủ không có khả năng cứu đói nhiều như trước. Từ năm Vạn Lịch thứ hai mươi trở đi, hoàng đế lười chính sự. Mặc dù việc cứu đói giúp nạn dân thiên tai là chuyện đại sự cho dân chúng nhưng hoàng đế vẫn dây dưa bê trễ. Vì thế, không ít thân hào nông thôn giàu có ở địa phương đã tự xây kho lương chuẩn bị cho những năm mất mùa. Từ đó những thân hào địa phương đã thay thế thế chức trách cứu đói của quan phủ. Đây cũng là biểu hiện suy thoái của quan lại thời Vãn Minh. Lỗ Vân Cốc rất cảm động. Thủy hạn thường xảy ra. Năm nay đã hơn một trăm ngày chưa có mưa, chỉ sợ là sẽ có hạn hán lớn. Nếu như có kho lương thì có thể giúp cho nạn dân vượt qua năm mất mùa. Lỗ Vân Cốc lập tức lớn tiếng tuyên bố với mọi người việc này. Tất cả mọi người đều tán dương Trương công tử cao thượng, mời Trương công tử chủ trì việc xây dựng kho lương.
Trương Nguyên nói:
-Chư vị bà con, việc xây dựng kho lương còn phải đợi ta bẩm báo các trưởng bối trong tộc, sau đó mới định đoạt. Trễ nhất là trong tháng năm sẽ quyết định việc này.
Bình thường, xây dựng kho lương đều phải mời thân hào nổi tiếng của địa phương ra mặt, nếu không thì việc cũngkhông thành.
Trương Nguyên mời Liễu tú tài què chân và đám người Lỗ Vân Cốc ở lại bàn bạc việc xây dựng kho lương. Những người khác ở lại nghe một hồi rồi cũng đi về. Lúc này Trương Đại còn chưa biết là dân gian có khó khăn, không hề hứng thú với việc xây dựng kho lương. Trương Ngạc thì càng không phải nói, đưa khế ước và ngân lượng thu được giao cho Trương Nguyên. Gã gọi Năng Vượng ôm một con ngỗng về trước để về xào ăn.
Trương Nguyên mời Liễu tú tài mang những khế ước và ngân lượng hôm nay thu được ghi vào trong danh sách. Những ngân lượng và khế ước đó đều giao cho Lỗ Vân Cốc giữ. Công việc cụ thể trù bị kho lương sẽ bàn lại vào cuối tháng. Lỗ Vân Cốc cũng biết bây giờ Trương Nguyên phải chuẩn bị kỳ thi phủ nên cũng không dám quấy rầy, lập tức cáo từ.
Đám người Liễu tú tài và Lỗ Vân Cốc đi rồi, Trương Nguyên cùng Trương Đại đến tiếp kiến Chu Mặc Nông. Trên đường đi, Trương Đại hỏi Trương Nguyên:
-Giới Tử, đệ muốn bẩm báo tổ phụ việc xây dựng kho lương sao?
Trương Nguyên cười nói:
-Nếu bây giờ đệ đi nói thì chắc chắn là tộc thúc tổ sẽ mắng đệ một trận, nói đệ không làm việc đàng hoàng. Việc này chắc là phải đợi sau kỳ thi phủ mới nói.
Trương Đại nói:
-Xem ra Giới Tử có chí hướng lớn đấy, còn nhỏ tuổi mà đã chú ý tới dân sinh, không phải là một tên mọt sách.
Trương Nguyên cười nói:
-Chủ yếu là lễ vật này không nên thu, mà trả lại thì lại tiếc, chi bằng nhân cơ hội này làm một chuyện tốt.
Trương Ngạc cười ha hả.
Họ gặp Chu Mặc Nông ở Chu dinh thự bên hồ Bàng Công. Chu Mặc Nông biết được ông ta sẽ là người đảm bảo cho Trương Nguyên nên rất vinh hạnh. Chu Mặc Nông là người nghiện trà, Trương Đại là bạn trà của ông ta. Lúc này huynh đệ Trương Đại Trương Nguyên ở lại dùng cơm chiều. Sau khi ăn xong thì họ thưởng thức trà, thoải mái nói về các loại trà ngon trong thiên hạ. Trương Nguyên ngồi nghe, mở rộng thêm kiến thức đối với trà.
Trở về Phủ Học Cung từ hồ Bàng Công, Trương Đại hỏi Trương Nguyên có phải ngày mai đi phủ nha báo danh hay không.
Trương Nguyên nói:
-Ngày mai thầy của đệ là Tí Am tiên sinh đã bảo đệ dẫn hai huyện chư hiền đi Tị Viên. Tộc thúc tổ cũng muốn đi. Ngày mốt đại huynh hãy dẫn đệ đi báo danh đi.
Trương Đại rất thích du sơn ngoạn thủy nên nói:
-Vậy ngày mai ta cũng đi Tị Viên, xem Tị Viên như thế nào?
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si