Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 129: Tây Hồ Công đức chủ
Nơi làm việc của cục hàng dệt may Hàng Châu là một ngôi nhà cao to, ban đêm trên cửa treo đèn lồng đỏ thẫm, dường như đang có chuyện gì vui không bằng, thái giám thường thích vui vẻ náo nhiệt sợ tối tăm như vậy ư?
Trương Nguyên đi theo gã sai vặt của nha thự bước vào phòng ăn chuyên dụng của Chung thái giám, nơi này là chỗ mà ngày thường Chung thái giám dùng để tổ chức yến tiệc, đây là một căn phòng có ba gian, bậc thềm sáng sủa, mặt sàn lát đá xanh, chạm khắc cầu kì đẹp mắt.
Toàn bộ gian phòng đều được làm bằng gỗ lim nhuộm màu vàng, hết sức tinh xảo, khu nhà cao cấp của phú hộ ở Giang Nam cũng không thể nào sánh bằng. Gã sai vặt bảo Trương Nguyên đứng dưới bậc tam cấp chờ gã đi vào thông báo, một lát sau gã sai vặt đi ra nói:
-Công Công mời công tử vào.
Lúc Trương Nguyên đứng ở bên ngoài phòng đã nghe thấy trong phòng vang lên tiếng sáo khe khẽ rồi, lúc này khi bước vào thiện đường (hay còn gọi là phòng ăn), thứ đầu tiên đập vào mắt Trương Nguyên là hai cái bình có vẽ cảnh Long Tuyền, thân bình cao hơn nửa người thường, trên bình hoa có cắm hai cành đào lớn, chúng đang được đặt ngay ngắn ở hai bên cửa.
Chung thái giám ngồi bên cạnh bàn nhìn thấy Trương Nguyên bước vào, lại thấy Trương Nguyên nhìn ngó xung quanh, liền cười, mở miệng hỏi:
-Trương công tử, công tử thấy ta tự tay bố trí căn phòng này thế nào?
Trương Nguyên vái chào Chung thái giám từ xa, thuận tiện quan sát tỉ mỉ hai cái bình hoa trong phòng, bình này là loại bình lớn, dùng để cắm hoa cành to, nên gọi là “đại sáp hoa”, nói:
-Chỉ cần nhìn hai cái bình lớn này, là đã có thể nhìn ra trình độ và sở thích của chủ nhân nó, bình vuông cành lớn, thể hiện sức mạnh, cành cây xanh tốt vươn cao, mang đủ các sắc thái ý nghĩa, chứng tỏ có mắt nhìn rất tốt. Chắc hẳn để chọn được hai cành đào này Công Công đã phải đi khắp rừng đào bên Hồ Tây rồi?
Chung thái giám nghe vậy, mừng rỡ, như gặp được tri âm, cảm thấy tài tử ở Giang Nam dường như chỉ có Trương Nguyên và mình vậy. Bèn đứng dậy và đi qua bên này cùng Trương Nguyên thưởng thức lại hai cành hoa đào đang cắm trong bình một lần nữa.
Lúc trước không cảm thấy gì, nhưng sau khi nghe Trương Nguyên nói vậy, Chung thái giám đúng là cảm thấy mình chọn hai cành đào này là vô cùng khéo léo, hai cành đào đều có nét đẹp độc đáo. Một thái giám tuổi trung niên và một thiếu niên thư sinh đàm luận một hồi về chủ đề này, lúc sau Chung thái giám mới hỏi:
-Trương công tử đến Vũ Lâm có việc gì? Chắc không phải là đến chỉ để gặp ta chứ?
Trương Nguyên nói:
-Tiểu tử đến Tùng Giang là để chúc thọ anh rể, trên đường đi có đi qua Hàng Châu, nhớ đến Công Công đã từng mời học trò đến viếng thăm, cho nên đã hỏi đường đến đây.
Chung thái giám cười nói:
-Cứ đến đây, về sau bất kể là đi ngang qua hay là có việc phải đến Hàng Châu, đều phải đến thăm ta, ta rất hoan nghênh công tử đến.
Chợt nhớ tới một chuyện, bèn hỏi:
-Không phải tháng này thi huyện sao? Công tử có thi đỗ hay không?
Trương Nguyên nói:
-Nhờ hồng phúc của Công Công, tại hạ đã may mắn đỗ đầu bảng.
-Ha ha, án thủ, thật khó lường, khó lường.
Chung thái giám mừng rỡ, cảm nhận sâu sắc rằng mình thật sáng suốt khi quen biết với người này, cười ha hả nói:
-Ngày ấy ta vừa mới gặp công tử, đã cảm thấy công tử không giống người phàm tục rồi, tất cả mọi người ở đấy đều không biết câu thơ “liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” (tơ liễu bay tới từng mảng đỏ), mà ngay cả ta nhất thời cũng nhớ không rõ, không ngờ công tử lại đọc thuộc làu làu, chính vì vậy đã cứu chúng ta một phen.
Trương Nguyên nói:
-Ngày đó cho dù tiểu tử không đọc ra bài thơ đó, Công công cũng sẽ tự mình nhớ ra được, còn tại hạ, chỉ có thể xem như là “múa rìu qua mắt thợ” thôi.
Chung thái giám gật đầu nói:
-Công tử rất giỏi, thế mà không kiêu căng không nóng nảy, ngươi không nói đến chuyện ngày ấy ở núi Long Sơn vẻ vang ra sao, chỉ nói đến việc mình đã may mắn đứng đầu trong kỳ thi huyện ở Sơn Âm lần này. Huyện Sơn Âm là vùng đất của tài tử.
- Công tử có thể đứng đầu khoa thi thật không dễ dàng. Đủ thấy công tử thực sự có tài mới làm được như vậy, vả lại ta muốn xem kì thi hội thi phủ sắp tới, công tử sẽ biểu hiện xuất sắc thế nào, ta tin rằng Từ Thời Tiến chắc hẳn cũng là người có cặp mắt tinh tường.
Tiếp đó lại hỏi:
-Lúc đến đây, công tử đã dùng cơm chưa?
Trương Nguyên nói:
-Không giấu gì Công công, tiểu tử vẫn chưa dùng cơm ạ.
Chung thái giám cười nói:
-Vậy uống với ta vài chén đi.
Sau đó sai người hầu đem rượu và thức ăn bày lên bàn, không khác gì một bữa tiệc, cũng chỉ phải đợi một khắc là đã có ngay hoa quả và thức ăn tươi mới được bưng lên, thức ăn được chế biến hết sức tinh xảo, người hầu mang lên hai chén Kim Bôi, rót vào chén loại rượu“ ngự tửu hàn đàm xuân” (tên một loại rượu của chốn cung đình).
Chung thái giám nói:
-Được dùng cơm ở gian phòng này của ta, ở Giang Nam duy nhất chỉ có mình Trương công tử thôi đấy.
Trương Nguyên liền nói cảm ơn:
-Công công nâng đỡ, tiểu tử hổ thẹn không dám nhận.
Chung thái giám khoát tay nói:
-Không cần khách sáo, ngồi đi, ngồi đi, ta xem công tử như một người bạn, phải rồi, là bạn vong niên.
Uống rượu nói chuyện phiếm Trương Nguyên chậm rãi dẫn dắt chủ đề của cuộc nói chuyện, từ thơ ca dần dần chuyển tới vấn đề chính sự của triều đình, nói:
-Công công ở Hàng Châu bốn năm, dân chúng an cư lạc nghiệp đều ca ngợi ân huệ của Công công, lần này trên đường tiểu tử đến Hàng Châu, nghe nói mấy năm nay Công công đã cho tu sửa lại chùa Linh Ấn, hồ Tâm Đình, chùa Tĩnh Từ… làm cho rất nhiều chùa chiền miếu mạo trở nên hưng thịnh hơn.
-Đồng thời người cũng cho đào kênh, khơi thông dòng chảy, vì lợi ích của dân chúng trong thành, dân chúng Hàng Châu coi Công công như Bạch Nhạc Thiên và Tô Đông Pha( hai nhân vật lịch sử ở Trung Quốc có đóng góp lớn trên lĩnh vực thơ văn và chính trị), xưng tụng Công công là Công đức chủ của Tây Hồ.
Chung thái giám vô cùng vui vẻ nói:
-Những ngôi chùa ngôi miếu này là do ta sửa, nhưng Công đức chủ của Tây Hồ thì ta không dám nhận, ta cũng là lần đầu tiên nghe nói đến.
(**Công đức chủ: trong phật môn các thí chủ cung dưỡng phật, pháp, tăng tam bảo này, dâng tặng tài vật bố thí gọi là công đức chủ. )
Trương Nguyên nói:
-Lời này không phải là lời nịnh hót của tiểu tử, mà đây là tiểu tử nghe dân chúng Hàng Châu nói, tiểu tử chỉ nói lại theo lời của bọn họ.
-Công đức từ chính lòng người, người nhận được lời khen ngợi của dân chúng mới chính là người chân chính được lòng dân, người mà ngày nào cũng tự ca ngợi công đức của mình, suy cho cùng đó cũng chỉ là những lời nói dối.
Chung thái giám gật đầu liên tục, cảm khái nói:
-Ta chẳng qua là tu sửa lại mấy ngôi chùa ngôi miếu thôi, dân chúng ca ngợi ta như vậy, thật sự là làm cho ta cảm thấy hổ thẹn không dám nhận.
Trương Nguyên nói:
-Dân chúng đều nói Chung công công nhân nghĩa, ở Hàng Châu cũng không bóc lột sách nhiễu dân, mọi người lo lắng sau khi Công công hồi kinh thì triều đình sẽ điều một thái giám khác đến, chỉ sợ rằng cuộc sống sẽ không được tốt đẹp như những ngày đã qua.
-Họ còn so sánh Chung công công với Tôn công công quản lý hàng dệt may ở Tô Châu, nói Tôn công công ở Tô Châu thu sưu cao thuế nặng làm cho thương nhân phải đình công, những nhà dệt may phải bỏ chạy mỗi người một ngả, nghe đâu còn khiến cho dân chúng nổi dậy nữa phải không ạ?
Chung thái giám gật đầu nói:
-Tôn Long đấy hả, cuộc nổi dậy của dân chúng ở Tô Châu rất lớn, đã kinh động đến hoàng thượng, thiếu chút nữa Tôn Long cũng rơi đầu. Thật ra Tôn Long cũng là người có học có tài, cũng không phải là loại người hung ác, chỉ là làm việc có chút nóng vội, mới gây thành đại họa, may mắn là hoàng thượng sủng ái ông ấy, không truy cứu nhiều, nếu không thì ông ấy bi thảm rồi.
Trương Nguyên nói:
-Có thể được cử đi quản lý hàng dệt may ở các nơi, đều là những người được hoàng thượng hết sức tín nhiệm, cũng đều là người có tài cao học rộng, không thua kém gì những quan lại xuất thân từ khoa cử cả, Công công chính là bằng chứng rõ ràng nhất.
Lời này Chung thái giám rất thích nghe, nói:
-Người đời đều nói chúng ta là những viên nội quan dốt nát không có học vấn, thực ra nội quan cũng phải đi học đấy, những nội quan không có học thức thì cũng chỉ có thể làm những việc nặng nhọc. Chúng ta mười bốn tuổi đã vào cung ở trong thư đường (nơi học tập) khổ cực học tập, mỗi lần thi đều đứng đầu danh sách, nội quan cũng có mười người được xưng là tài tử đấy.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Thái giám cũng có mười tài tử cơ à”, bèn hỏi:
-Không biết những nội quan nào được xưng là tài tử cùng với Công công vậy?
Chung thái giám nói:
-Người đầu tiên phải nói đến là Tôn Long, Tôn Long là người rất có tài năng và học vấn, có tài vẽ tranh, ông ấy chế tạo ra một loại gọi là “thanh cẩn đường mặc” (tên một loại mực viết) ngay cả hoàng thượng cũng thích dùng. Ngoài Tôn Long ra còn có Vương An, Lưu Nhược Ngu, tất cả đều rất có tài năng và học vấn.
Cái tên Vương An này nghe rất quen tai. Vương An là thư đồng của đương kim hoàng Thái tử, hoàng đế Vạn Lịch băng hà,
Sau khi Quang Tông lên ngôi đã đề bạt Vương An làm thái giám ghi chép ở bộ Lễ. Ngụy Trung Hiền chính là người được Vương An đề bạt lên đấy, về sau lại quay lại hại chết Vương An.
Lưu Nhược Ngu cũng rất nổi danh, là thái giám duy nhất có tác phẩm được truyền lại đến đời sau, tên sách là “Chước trung chí” ghi chép lại những việc của chốn cung đình.
Trương Nguyên hỏi:
-Vậy Khâu công công-người giám sát quặng mỏ ở Vân Nam có phải là một trong mười tài tử không?
Chung thái giám mỉm cười:
-Khâu Thừa Vân ấy hả, chỉ có thể coi là biết chữ, à, công tử quen biết Khâu Thừa Vân ư?
Trương Nguyên nói:
-Hôm nay tại hạ cũng mới là lần đầu tiên nghe tên Khâu công công, tiểu tử ở bờ kênh đào đã gặp một người bạn cũ, chính là Tần thị- vợ của quan huyện Thạch Trụ là Mã Thiên Thừa cùng với con út Mã Tường Kỳ, nói rằng muốn vào kinh thành tố cáo Khâu công công với hoàng thượng.
Chung thái giám vội hỏi:
-Tố cáo chuyện gì?
Trương Nguyên nói:
-Khâu công công áp tải tiền quặng mỏ đi ngang qua Thạch Trụ, bắt quan huyện ở đó là Mã Thiên Thừa phải mang ba ngàn lượng bạc ra nghênh đón, lại muốn Mã Thiên Thừa chặt một nghìn cây tử sam chuyển đến công sở để làm củi đốt dự phòng, vận chuyển một nghìn gốc cây tử sam to lớn bằng mấy người ôm đó đi Vân Nam, thế thì phải mất biết bao nhiêu nhân lực.
-Mã Thiên Thừa hết sức giận dữ, cả bạc và cây tử sam đều không cho. Khâu công công tới phủ Trùng Khánh đã nói Mã Thiên Thừa cướp của hắn hơn năm mươi ngàn lượng bạc, bắt Mã Thiên Thừa đến thẩm vấn, cuối cùng giam vào lao Vân Dương.
-Đây cũng chỉ là lời nói từ một phía của Tần thị và đệ đệ là Tần Dân Bình, tiểu tử không biết chuyện đó có đúng không nữa.
Chung thái giám cau mày nói:
-Khâu Thừa Vân, ta biết người này, ông ta khá là tham lam và keo kiệt, chuyện này sợ rằng không phải là giả. Công tử nói phu nhân của Mã Thiên Thừa đó mang theo người con út muốn vào kinh thành tố cáo với hoàng thượng à?
Trương Ngyên nói:
-Mã phu nhân Tần thị là người dân tộc Miêu, cũng có phần chịu ảnh hưởng của lễ giáo người Hán, cho nên muốn vào kinh để đối chất với Khâu thái giám.
- Nếu muốn dựa vào người dân Thạch Trụ, thì chắc chắn họ sẽ xông vào nhà ngục Vân Dương mà cứu Mã Thiên Thừa ra.
-Công công học rộng biết nhiều, chắc chắn cũng biết dân tộc Miêu ở bên Tứ Xuyên, họ là những người hết sức bướng bỉnh không chịu thuần phục, tác phong nhanh nhẹn dũng mãnh, trước kia tộc trưởng của người Miêu là Dương Ứng Long nổi loạn, triều đình đã phải mất rất nhiều tiền bạc cộng thêm mấy chục quân sĩ bỏ mạng thì mới bình định được. Xưa nay triều đình chủ yếu là lấy ân đức để vỗ về bọn họ, hiện tại Khâu thái giám lại đi vu cáo hãm hại Mã Thiên Thừa như vậy, chỉ sợ sẽ nảy sinh ra một trận nổi loạn lớn. Tiểu tử nghe xong việc này, nhớ đến Chung công công là người trung nghĩa, liền mời Tần thị và đệ đệ là Tần Dân Bình cùng tiểu tử đến gặp Công công, có lẽ Công công sẽ có kế sách để “ngăn cơn sóng dữ” này.
Chung thái giám hỏi:
-Công tử nói em vợ của Mã Thiên Thừa kia cũng tới?
Trương Nguyên nói:
-Họ đang chờ ở ngoài cửa công sở, không dám quấy rầy nhã hứng của Công công, cho nên để cho tiểu tử vào xin phép trước.
Chung thái giám chỉ vào Trương Nguyên cười nói:
-Công tử vòng vo một hồi vẫn là vì có chuyện cần thỉnh cầu mới đến tìm ta, thật đáng giận.
Chung thái giám tuy miệng nói như vậy nhưng ý cười trên mặt không hề giảm, có thể thấy được vừa rồi Trương Nguyên đã dẫn dắt câu chuyện theo một vòng tròn giỏi như thế nào.
Nói cách khác nếu đầu tiên đi nói ngay về chuyện của Mã Thiên Thừa, thì Chung thái giám chắc chắn sẽ không vui, giao tình trước kia cũng ắt sẽ không còn một mảnh.
Trương Nguyên thành khẩn nói:
-Cũng chỉ có Công công là người hiểu rõ chính nghĩa mới có thể giải quyết tốt được việc này, Khâu công công làm như vậy không khỏi có chút bướng bỉnh, chẳng biết nghĩ thay cho hoàng thượng, nếu Công công có thể hóa giải được việc này, dân chúng ở Thạch Trụ chắc chắn sẽ mang ơn Công công nhiều lắm.
Chung thái giám trầm ngâm nói:
-Ta và Khâu Thừa Vân mặc dù không có thù oán gì, nhưng cũng không quen thân, ông ta là một người trần tục, lúc ta ở trong cung rất ít giao thiệp với ông ta.
-Mã Thiên Thừa là quan thổ ty một phương, cũng thật là người keo kiệt, đưa ra ba ngàn lượng bạc có phải là xong rồi không.
Trương Nguyên nói:
-Sau khi Mã Thiên Thừa bị giam vào ngục, Mã phu nhân đã mang năm ngàn lượng bạc đến, nhưng Khâu thái giám không nhận, cứ một mực nói rằng bị cướp năm mươi nghìn lượng bạc, bắt Mã Thiên Thừa phải giao ra năm vạn hai lượng bạc mới bằng lòng tha tội cho.
Chung thái giám lắc đầu liên tục nói:
-Quá tham, quá tham, Khâu Thừa Vân quá tham.
Trương Nguyên nói:
-Công công người nghĩ xem, dân chúng Thạch Trụ vốn rất nghèo túng, nếu cứ cứng rắn muốn cướp đoạt của họ năm mươi nghìn lượng bạc, thì dân chúng nhất định sẽ làm phản đấy. Bây giờ Khâu công công phủi mông đi rồi, đến lúc đại loạn ở Tứ Xuyên nổ ra, chỉ sợ cũng khó tránh khỏi tội.
Chung thái giám gật đầu nói:
-Ta sẽ phân tích rõ lợi hại với ông ta, từ Tứ Xuyên vào kinh thành ông ta sẽ phải đi vòng qua Hàng Châu, phụ thân của ông ta vốn là người Dư Hàng, Khâu Thừa Vân mười hai tuổi đã vào cung, sau khi được thăng chức, phụ thân của Khâu Thừa Vân đến kinh thành thăm ông ta, ông ta buông mành không chịu gặp, còn sai người dùng gậy trúc đánh phụ thân mình vì hận phụ thân năm đó đã nhẫn tâm hoạn ông ta.
-Phụ thân ông ta gọi thật to nhũ danh của ông ta cầu xin tha thứ, lúc này ông ta mới chịu nhận cha, ôm đầu khóc lớn. Mấy năm gần đây năm nào cũng đều mang lễ vật về nhà, nhà họ Khâu dĩ nhiên trở thành phú hào rồi.
Trương Nguyên đi theo gã sai vặt của nha thự bước vào phòng ăn chuyên dụng của Chung thái giám, nơi này là chỗ mà ngày thường Chung thái giám dùng để tổ chức yến tiệc, đây là một căn phòng có ba gian, bậc thềm sáng sủa, mặt sàn lát đá xanh, chạm khắc cầu kì đẹp mắt.
Toàn bộ gian phòng đều được làm bằng gỗ lim nhuộm màu vàng, hết sức tinh xảo, khu nhà cao cấp của phú hộ ở Giang Nam cũng không thể nào sánh bằng. Gã sai vặt bảo Trương Nguyên đứng dưới bậc tam cấp chờ gã đi vào thông báo, một lát sau gã sai vặt đi ra nói:
-Công Công mời công tử vào.
Lúc Trương Nguyên đứng ở bên ngoài phòng đã nghe thấy trong phòng vang lên tiếng sáo khe khẽ rồi, lúc này khi bước vào thiện đường (hay còn gọi là phòng ăn), thứ đầu tiên đập vào mắt Trương Nguyên là hai cái bình có vẽ cảnh Long Tuyền, thân bình cao hơn nửa người thường, trên bình hoa có cắm hai cành đào lớn, chúng đang được đặt ngay ngắn ở hai bên cửa.
Chung thái giám ngồi bên cạnh bàn nhìn thấy Trương Nguyên bước vào, lại thấy Trương Nguyên nhìn ngó xung quanh, liền cười, mở miệng hỏi:
-Trương công tử, công tử thấy ta tự tay bố trí căn phòng này thế nào?
Trương Nguyên vái chào Chung thái giám từ xa, thuận tiện quan sát tỉ mỉ hai cái bình hoa trong phòng, bình này là loại bình lớn, dùng để cắm hoa cành to, nên gọi là “đại sáp hoa”, nói:
-Chỉ cần nhìn hai cái bình lớn này, là đã có thể nhìn ra trình độ và sở thích của chủ nhân nó, bình vuông cành lớn, thể hiện sức mạnh, cành cây xanh tốt vươn cao, mang đủ các sắc thái ý nghĩa, chứng tỏ có mắt nhìn rất tốt. Chắc hẳn để chọn được hai cành đào này Công Công đã phải đi khắp rừng đào bên Hồ Tây rồi?
Chung thái giám nghe vậy, mừng rỡ, như gặp được tri âm, cảm thấy tài tử ở Giang Nam dường như chỉ có Trương Nguyên và mình vậy. Bèn đứng dậy và đi qua bên này cùng Trương Nguyên thưởng thức lại hai cành hoa đào đang cắm trong bình một lần nữa.
Lúc trước không cảm thấy gì, nhưng sau khi nghe Trương Nguyên nói vậy, Chung thái giám đúng là cảm thấy mình chọn hai cành đào này là vô cùng khéo léo, hai cành đào đều có nét đẹp độc đáo. Một thái giám tuổi trung niên và một thiếu niên thư sinh đàm luận một hồi về chủ đề này, lúc sau Chung thái giám mới hỏi:
-Trương công tử đến Vũ Lâm có việc gì? Chắc không phải là đến chỉ để gặp ta chứ?
Trương Nguyên nói:
-Tiểu tử đến Tùng Giang là để chúc thọ anh rể, trên đường đi có đi qua Hàng Châu, nhớ đến Công Công đã từng mời học trò đến viếng thăm, cho nên đã hỏi đường đến đây.
Chung thái giám cười nói:
-Cứ đến đây, về sau bất kể là đi ngang qua hay là có việc phải đến Hàng Châu, đều phải đến thăm ta, ta rất hoan nghênh công tử đến.
Chợt nhớ tới một chuyện, bèn hỏi:
-Không phải tháng này thi huyện sao? Công tử có thi đỗ hay không?
Trương Nguyên nói:
-Nhờ hồng phúc của Công Công, tại hạ đã may mắn đỗ đầu bảng.
-Ha ha, án thủ, thật khó lường, khó lường.
Chung thái giám mừng rỡ, cảm nhận sâu sắc rằng mình thật sáng suốt khi quen biết với người này, cười ha hả nói:
-Ngày ấy ta vừa mới gặp công tử, đã cảm thấy công tử không giống người phàm tục rồi, tất cả mọi người ở đấy đều không biết câu thơ “liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” (tơ liễu bay tới từng mảng đỏ), mà ngay cả ta nhất thời cũng nhớ không rõ, không ngờ công tử lại đọc thuộc làu làu, chính vì vậy đã cứu chúng ta một phen.
Trương Nguyên nói:
-Ngày đó cho dù tiểu tử không đọc ra bài thơ đó, Công công cũng sẽ tự mình nhớ ra được, còn tại hạ, chỉ có thể xem như là “múa rìu qua mắt thợ” thôi.
Chung thái giám gật đầu nói:
-Công tử rất giỏi, thế mà không kiêu căng không nóng nảy, ngươi không nói đến chuyện ngày ấy ở núi Long Sơn vẻ vang ra sao, chỉ nói đến việc mình đã may mắn đứng đầu trong kỳ thi huyện ở Sơn Âm lần này. Huyện Sơn Âm là vùng đất của tài tử.
- Công tử có thể đứng đầu khoa thi thật không dễ dàng. Đủ thấy công tử thực sự có tài mới làm được như vậy, vả lại ta muốn xem kì thi hội thi phủ sắp tới, công tử sẽ biểu hiện xuất sắc thế nào, ta tin rằng Từ Thời Tiến chắc hẳn cũng là người có cặp mắt tinh tường.
Tiếp đó lại hỏi:
-Lúc đến đây, công tử đã dùng cơm chưa?
Trương Nguyên nói:
-Không giấu gì Công công, tiểu tử vẫn chưa dùng cơm ạ.
Chung thái giám cười nói:
-Vậy uống với ta vài chén đi.
Sau đó sai người hầu đem rượu và thức ăn bày lên bàn, không khác gì một bữa tiệc, cũng chỉ phải đợi một khắc là đã có ngay hoa quả và thức ăn tươi mới được bưng lên, thức ăn được chế biến hết sức tinh xảo, người hầu mang lên hai chén Kim Bôi, rót vào chén loại rượu“ ngự tửu hàn đàm xuân” (tên một loại rượu của chốn cung đình).
Chung thái giám nói:
-Được dùng cơm ở gian phòng này của ta, ở Giang Nam duy nhất chỉ có mình Trương công tử thôi đấy.
Trương Nguyên liền nói cảm ơn:
-Công công nâng đỡ, tiểu tử hổ thẹn không dám nhận.
Chung thái giám khoát tay nói:
-Không cần khách sáo, ngồi đi, ngồi đi, ta xem công tử như một người bạn, phải rồi, là bạn vong niên.
Uống rượu nói chuyện phiếm Trương Nguyên chậm rãi dẫn dắt chủ đề của cuộc nói chuyện, từ thơ ca dần dần chuyển tới vấn đề chính sự của triều đình, nói:
-Công công ở Hàng Châu bốn năm, dân chúng an cư lạc nghiệp đều ca ngợi ân huệ của Công công, lần này trên đường tiểu tử đến Hàng Châu, nghe nói mấy năm nay Công công đã cho tu sửa lại chùa Linh Ấn, hồ Tâm Đình, chùa Tĩnh Từ… làm cho rất nhiều chùa chiền miếu mạo trở nên hưng thịnh hơn.
-Đồng thời người cũng cho đào kênh, khơi thông dòng chảy, vì lợi ích của dân chúng trong thành, dân chúng Hàng Châu coi Công công như Bạch Nhạc Thiên và Tô Đông Pha( hai nhân vật lịch sử ở Trung Quốc có đóng góp lớn trên lĩnh vực thơ văn và chính trị), xưng tụng Công công là Công đức chủ của Tây Hồ.
Chung thái giám vô cùng vui vẻ nói:
-Những ngôi chùa ngôi miếu này là do ta sửa, nhưng Công đức chủ của Tây Hồ thì ta không dám nhận, ta cũng là lần đầu tiên nghe nói đến.
(**Công đức chủ: trong phật môn các thí chủ cung dưỡng phật, pháp, tăng tam bảo này, dâng tặng tài vật bố thí gọi là công đức chủ. )
Trương Nguyên nói:
-Lời này không phải là lời nịnh hót của tiểu tử, mà đây là tiểu tử nghe dân chúng Hàng Châu nói, tiểu tử chỉ nói lại theo lời của bọn họ.
-Công đức từ chính lòng người, người nhận được lời khen ngợi của dân chúng mới chính là người chân chính được lòng dân, người mà ngày nào cũng tự ca ngợi công đức của mình, suy cho cùng đó cũng chỉ là những lời nói dối.
Chung thái giám gật đầu liên tục, cảm khái nói:
-Ta chẳng qua là tu sửa lại mấy ngôi chùa ngôi miếu thôi, dân chúng ca ngợi ta như vậy, thật sự là làm cho ta cảm thấy hổ thẹn không dám nhận.
Trương Nguyên nói:
-Dân chúng đều nói Chung công công nhân nghĩa, ở Hàng Châu cũng không bóc lột sách nhiễu dân, mọi người lo lắng sau khi Công công hồi kinh thì triều đình sẽ điều một thái giám khác đến, chỉ sợ rằng cuộc sống sẽ không được tốt đẹp như những ngày đã qua.
-Họ còn so sánh Chung công công với Tôn công công quản lý hàng dệt may ở Tô Châu, nói Tôn công công ở Tô Châu thu sưu cao thuế nặng làm cho thương nhân phải đình công, những nhà dệt may phải bỏ chạy mỗi người một ngả, nghe đâu còn khiến cho dân chúng nổi dậy nữa phải không ạ?
Chung thái giám gật đầu nói:
-Tôn Long đấy hả, cuộc nổi dậy của dân chúng ở Tô Châu rất lớn, đã kinh động đến hoàng thượng, thiếu chút nữa Tôn Long cũng rơi đầu. Thật ra Tôn Long cũng là người có học có tài, cũng không phải là loại người hung ác, chỉ là làm việc có chút nóng vội, mới gây thành đại họa, may mắn là hoàng thượng sủng ái ông ấy, không truy cứu nhiều, nếu không thì ông ấy bi thảm rồi.
Trương Nguyên nói:
-Có thể được cử đi quản lý hàng dệt may ở các nơi, đều là những người được hoàng thượng hết sức tín nhiệm, cũng đều là người có tài cao học rộng, không thua kém gì những quan lại xuất thân từ khoa cử cả, Công công chính là bằng chứng rõ ràng nhất.
Lời này Chung thái giám rất thích nghe, nói:
-Người đời đều nói chúng ta là những viên nội quan dốt nát không có học vấn, thực ra nội quan cũng phải đi học đấy, những nội quan không có học thức thì cũng chỉ có thể làm những việc nặng nhọc. Chúng ta mười bốn tuổi đã vào cung ở trong thư đường (nơi học tập) khổ cực học tập, mỗi lần thi đều đứng đầu danh sách, nội quan cũng có mười người được xưng là tài tử đấy.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Thái giám cũng có mười tài tử cơ à”, bèn hỏi:
-Không biết những nội quan nào được xưng là tài tử cùng với Công công vậy?
Chung thái giám nói:
-Người đầu tiên phải nói đến là Tôn Long, Tôn Long là người rất có tài năng và học vấn, có tài vẽ tranh, ông ấy chế tạo ra một loại gọi là “thanh cẩn đường mặc” (tên một loại mực viết) ngay cả hoàng thượng cũng thích dùng. Ngoài Tôn Long ra còn có Vương An, Lưu Nhược Ngu, tất cả đều rất có tài năng và học vấn.
Cái tên Vương An này nghe rất quen tai. Vương An là thư đồng của đương kim hoàng Thái tử, hoàng đế Vạn Lịch băng hà,
Sau khi Quang Tông lên ngôi đã đề bạt Vương An làm thái giám ghi chép ở bộ Lễ. Ngụy Trung Hiền chính là người được Vương An đề bạt lên đấy, về sau lại quay lại hại chết Vương An.
Lưu Nhược Ngu cũng rất nổi danh, là thái giám duy nhất có tác phẩm được truyền lại đến đời sau, tên sách là “Chước trung chí” ghi chép lại những việc của chốn cung đình.
Trương Nguyên hỏi:
-Vậy Khâu công công-người giám sát quặng mỏ ở Vân Nam có phải là một trong mười tài tử không?
Chung thái giám mỉm cười:
-Khâu Thừa Vân ấy hả, chỉ có thể coi là biết chữ, à, công tử quen biết Khâu Thừa Vân ư?
Trương Nguyên nói:
-Hôm nay tại hạ cũng mới là lần đầu tiên nghe tên Khâu công công, tiểu tử ở bờ kênh đào đã gặp một người bạn cũ, chính là Tần thị- vợ của quan huyện Thạch Trụ là Mã Thiên Thừa cùng với con út Mã Tường Kỳ, nói rằng muốn vào kinh thành tố cáo Khâu công công với hoàng thượng.
Chung thái giám vội hỏi:
-Tố cáo chuyện gì?
Trương Nguyên nói:
-Khâu công công áp tải tiền quặng mỏ đi ngang qua Thạch Trụ, bắt quan huyện ở đó là Mã Thiên Thừa phải mang ba ngàn lượng bạc ra nghênh đón, lại muốn Mã Thiên Thừa chặt một nghìn cây tử sam chuyển đến công sở để làm củi đốt dự phòng, vận chuyển một nghìn gốc cây tử sam to lớn bằng mấy người ôm đó đi Vân Nam, thế thì phải mất biết bao nhiêu nhân lực.
-Mã Thiên Thừa hết sức giận dữ, cả bạc và cây tử sam đều không cho. Khâu công công tới phủ Trùng Khánh đã nói Mã Thiên Thừa cướp của hắn hơn năm mươi ngàn lượng bạc, bắt Mã Thiên Thừa đến thẩm vấn, cuối cùng giam vào lao Vân Dương.
-Đây cũng chỉ là lời nói từ một phía của Tần thị và đệ đệ là Tần Dân Bình, tiểu tử không biết chuyện đó có đúng không nữa.
Chung thái giám cau mày nói:
-Khâu Thừa Vân, ta biết người này, ông ta khá là tham lam và keo kiệt, chuyện này sợ rằng không phải là giả. Công tử nói phu nhân của Mã Thiên Thừa đó mang theo người con út muốn vào kinh thành tố cáo với hoàng thượng à?
Trương Ngyên nói:
-Mã phu nhân Tần thị là người dân tộc Miêu, cũng có phần chịu ảnh hưởng của lễ giáo người Hán, cho nên muốn vào kinh để đối chất với Khâu thái giám.
- Nếu muốn dựa vào người dân Thạch Trụ, thì chắc chắn họ sẽ xông vào nhà ngục Vân Dương mà cứu Mã Thiên Thừa ra.
-Công công học rộng biết nhiều, chắc chắn cũng biết dân tộc Miêu ở bên Tứ Xuyên, họ là những người hết sức bướng bỉnh không chịu thuần phục, tác phong nhanh nhẹn dũng mãnh, trước kia tộc trưởng của người Miêu là Dương Ứng Long nổi loạn, triều đình đã phải mất rất nhiều tiền bạc cộng thêm mấy chục quân sĩ bỏ mạng thì mới bình định được. Xưa nay triều đình chủ yếu là lấy ân đức để vỗ về bọn họ, hiện tại Khâu thái giám lại đi vu cáo hãm hại Mã Thiên Thừa như vậy, chỉ sợ sẽ nảy sinh ra một trận nổi loạn lớn. Tiểu tử nghe xong việc này, nhớ đến Chung công công là người trung nghĩa, liền mời Tần thị và đệ đệ là Tần Dân Bình cùng tiểu tử đến gặp Công công, có lẽ Công công sẽ có kế sách để “ngăn cơn sóng dữ” này.
Chung thái giám hỏi:
-Công tử nói em vợ của Mã Thiên Thừa kia cũng tới?
Trương Nguyên nói:
-Họ đang chờ ở ngoài cửa công sở, không dám quấy rầy nhã hứng của Công công, cho nên để cho tiểu tử vào xin phép trước.
Chung thái giám chỉ vào Trương Nguyên cười nói:
-Công tử vòng vo một hồi vẫn là vì có chuyện cần thỉnh cầu mới đến tìm ta, thật đáng giận.
Chung thái giám tuy miệng nói như vậy nhưng ý cười trên mặt không hề giảm, có thể thấy được vừa rồi Trương Nguyên đã dẫn dắt câu chuyện theo một vòng tròn giỏi như thế nào.
Nói cách khác nếu đầu tiên đi nói ngay về chuyện của Mã Thiên Thừa, thì Chung thái giám chắc chắn sẽ không vui, giao tình trước kia cũng ắt sẽ không còn một mảnh.
Trương Nguyên thành khẩn nói:
-Cũng chỉ có Công công là người hiểu rõ chính nghĩa mới có thể giải quyết tốt được việc này, Khâu công công làm như vậy không khỏi có chút bướng bỉnh, chẳng biết nghĩ thay cho hoàng thượng, nếu Công công có thể hóa giải được việc này, dân chúng ở Thạch Trụ chắc chắn sẽ mang ơn Công công nhiều lắm.
Chung thái giám trầm ngâm nói:
-Ta và Khâu Thừa Vân mặc dù không có thù oán gì, nhưng cũng không quen thân, ông ta là một người trần tục, lúc ta ở trong cung rất ít giao thiệp với ông ta.
-Mã Thiên Thừa là quan thổ ty một phương, cũng thật là người keo kiệt, đưa ra ba ngàn lượng bạc có phải là xong rồi không.
Trương Nguyên nói:
-Sau khi Mã Thiên Thừa bị giam vào ngục, Mã phu nhân đã mang năm ngàn lượng bạc đến, nhưng Khâu thái giám không nhận, cứ một mực nói rằng bị cướp năm mươi nghìn lượng bạc, bắt Mã Thiên Thừa phải giao ra năm vạn hai lượng bạc mới bằng lòng tha tội cho.
Chung thái giám lắc đầu liên tục nói:
-Quá tham, quá tham, Khâu Thừa Vân quá tham.
Trương Nguyên nói:
-Công công người nghĩ xem, dân chúng Thạch Trụ vốn rất nghèo túng, nếu cứ cứng rắn muốn cướp đoạt của họ năm mươi nghìn lượng bạc, thì dân chúng nhất định sẽ làm phản đấy. Bây giờ Khâu công công phủi mông đi rồi, đến lúc đại loạn ở Tứ Xuyên nổ ra, chỉ sợ cũng khó tránh khỏi tội.
Chung thái giám gật đầu nói:
-Ta sẽ phân tích rõ lợi hại với ông ta, từ Tứ Xuyên vào kinh thành ông ta sẽ phải đi vòng qua Hàng Châu, phụ thân của ông ta vốn là người Dư Hàng, Khâu Thừa Vân mười hai tuổi đã vào cung, sau khi được thăng chức, phụ thân của Khâu Thừa Vân đến kinh thành thăm ông ta, ông ta buông mành không chịu gặp, còn sai người dùng gậy trúc đánh phụ thân mình vì hận phụ thân năm đó đã nhẫn tâm hoạn ông ta.
-Phụ thân ông ta gọi thật to nhũ danh của ông ta cầu xin tha thứ, lúc này ông ta mới chịu nhận cha, ôm đầu khóc lớn. Mấy năm gần đây năm nào cũng đều mang lễ vật về nhà, nhà họ Khâu dĩ nhiên trở thành phú hào rồi.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si