Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 12: Lão thần đồng cùng thời gian trôi đến bạc đầu
- Giới Tử, mấy tháng nay ta tu học tại Vũ Lâm, không biết ngươi bị đau mắt, giờ đã lành hẳn chưa?
Trương Đại vừa cười vừa đánh giá trên dưới vị tộc đệ Trương Nguyên này, hôm qua y mới từ Hàng Châu trở về lại Sơn Âm, nghe Vương Khả Xan kể lại, bảo là Trương Nguyên có thể đánh cờ mồm, y có chút hiếu kỳ, vừa rồi lại nghe thấy em họ Trương Ngạc đấu cờ với Trương Nguyên ở dưới cầu, y bèn chạy đến xem, thấy Trương Nguyên quả nhiên quay lưng lại không nhìn vào bàn cờ, hoàn toàn chỉ dựa vào trí nhớ mà đánh cờ, điều này khiến cho một người tự cho rằng mình thông minh hơn người như Trương Đại, cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bởi vì Trương Đại hiểu rất rõ việc đánh cờ vây bằng mồm khó khăn đến mức nào, cờ đen của Trương Ngạc đã hiện thế bại trận, y tiếp tay giúp gã một chút, nhưng cũng chẳng thể cứu vãn được tình thế.
Trương Nguyên cũng đưa mắt dò xét vị tộc huynh lưu danh đời sau này, đáp lời nói:
- Đã lành lặn nhiều rồi, đa tạ Tông Tử đại huynh quan tâm.
Lúc này hắn mới nhớ ra Trương Đại đi học tập tại Hàng Châu cũng là vì chuẩn bị cho kỳ thi hương, bởi vì năm nay là năm Nhâm Tử, Mỗi năm Tử, Ngọc, Mão Dậu chính là năm đến kỳ thi hương, ba năm một lần, cử hành vào tháng 8, nên được gọi là Thu Vi, sĩ tử trúng cử năm sau sẽ được tham gia vào hội thi Kinh Thành.
Trương Đại là thần đồng của Thiệu Hưng phủ, lúc 8 tuổi theo tổ phụ là Trương Nhữ Lâm đến biệt thự tại Tây Hồ nghỉ hè, đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng du ngoạn thăm viếng bạn bè tại Tây Hồ, Trần Kế Nho cưỡi một con hươu sừng to, đi đến bên bờ hồ, tựa như thần tiên hạ phàm.
Một hôm nọ, Trần Kế Nho đến thăm hỏi Trương Nhữ Lâm, trông thấy Trương Đại, ông ta liền nói với Trương Nhữ Lâm rằng, nghe nói đứa cháu này của ông rất giỏi đối ẩm, ta phải đích thân thử tài nó mới được, nói rồi ông ta liền chỉ vào bình phong có ghi <> và ra câu đối:
- Thái Bạch cưỡi kình, nhặt đá bên sông vớt trăng đêm.
Trương Đại 8 tuổi đối lại nói:
- Mi Công cưỡi hươu, ngay huyện Tiền Đường hứng gió thu.
Trần Kế Nho có biệt hiệu là Mi Công, Trần Mi Công phá lên cười lớn, sờ vào đầu tiểu Trương Đại nói:
- Lanh lợi thông minh thế, cậu bạn nhỏ.
Lúc 12 tuổi Trương Đại liên tiếp đậu kỳ thi huyện, thi phủ, thi đạo, trở thành tú tài nhỏ tuổi nhất của huyện Sơn Âm, mọi người Thiệu Hưng đều nói bên Tây Trương sắp có trạng nguyên rồi, cao tổ của Trương Đại là Trương Nguyên Biện chính là Trạng nguyên của bốn mươi năm về trước.
Bởi vì tuổi còn nhỏ, Trương Đại không tham gia kỳ thi hương năm Kỷ Dậu được, còn lần này, hẳn là y có chí thì nên.
Người có được kiến thức đời sau như Trương Nguyên hiểu rất rõ rằng, Trương Đại tài cao mệnh khổ, thiếu niên thành danh, đến lúc bạc đầu lại vẫn là một lão tú tài, tuy kỳ khoa cử này trông có vẻ công bằng, nhưng vẫn có nhiều kẻ có tài mà chẳng thành danh, lận đận một đời, xa thì không nói đến, ngay mảnh đất Sơn Âm này đã có Từ Vị- Từ Văn Trường, Từ Văn Trường tài hoa hơn người, nhưng có chết cũng chẳng thi đổ cử nhân, Đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng chỉ được cái danh tú tài, thế nên Trần Kế Nho từ bỏ khoa cử đi làm một cao nhân ẩn sĩ, cuộc sống cũng không tồi.
Sinh vào đời này, chạy đến Thiểm Tây kêu gọi đồng bào bị nạn đứng lên tạo phản, tự xưng là Tướng Sấm, Trương Nguyên thì không có cái lý tưởng này, giống như Phạm Văn Trình làm công thần khai quốc của Mãn Thanh, Trương Nguyên càng căm ghét hơn, cũng không thể học Trần Kế Nho làm một ẩn sĩ nhàn nhã thảnh thơi, Trần Kế Nho đã mất trước khi đời Minh bị diệt vong, Trương Nguyên hắn giờ chỉ mới có 15 tuổi, vì vậy chỉ có thể chọn con đường khoa cử, đi từng bước một, chỉ hy vọng đường đừng quá dài, sẽ mệt mỏi lắm, còn phải để dành chút sức lực mà hưởng thụ cuộc sống này nữa chứ.
Nhưng từ trải nghiệm của Trần Kế Nho và Trương Đại mà nói, học thức chất đầy năm xe, tài hoa hơn người cũng chưa chắc có thể thuận lợi mà thi đậu khoa cử, thi văn bát cổ nhất định phải có bí quyết khác, hắn nhất định phải tìm thấy cái bí quyết này, nếu đợi đến Sùng Trinh năm 16 mới thi vào tiến sĩ, thế thì tai họa rồi.
...
Trương Đại thấy Trương Nguyên nhắm mắt thất thần, không biết đang nghĩ điều gì, bèn kêu lên một tiếng:
- Giới Tử----------
Trương Nguyên lúc này mới bừng tỉnh nói:
- Ỏ, chẳng phải đầu tháng 9 này Tông tử đại huynh thi khoa hương ư, sao lại quay về thế này?
Trương Đại nói:
- Lần này quay về chủ yếu là để thỉnh giáo tổ phụ một số việc, cũng tiện thể cho khuây khỏa tinh thần, cuối tháng ta quay về Vũ Lâm.
Trương Ngạc nói:
- Đại huynh lần này thi hương, hẳn là dễ như trở bàn tay rồi, có gì phải sốt ruột chứ, cũng chỉ xem vị trí cao hay thấp thôi, nếu có thể đậu vị trí Giải Nguyên (người đứng đầu khoa hương) thì tuyệt quá rồi.
Khóe miệng Trương Đại mỉm cười, kiêu ngạo nói:
- Giải Nguyên là mệnh số rồi, tranh không được đâu.
Trương Đại 16 tuổi hiển nhiên là tràn đầy lòng tin, trúng Giải Nguyên phải nhờ vào mệnh trời, nhưng trúng cử thì chắc chắn rồi.
Trương Nguyên ở bên cạnh lại thầm than ngắn thở dài, vị Tông tử đại huynh trước mắt đang phong thái khoan thai, ý chí ngời ngời này, cứ thi suốt đến khi đời Minh bị diệt vong, thi cả 30 năm ròng vẫn không thi đổ cử nhân, sau đó nước mất nhà tan, xõa tóc lên núi như người điên, chỉ đành mượn ngòi bút trong tay hoài niệm chuyện xưa, nhớ lại thời phồn hoa hưng thịnh, quả thật là đáng buồn đáng thương....
-Nếu có thể, ta phải giúp vị đại huynh Tông Tử này.
Xong hắn lại nghĩ:
-Quốc gia bất hạnh thơ gia hạnh, ngòi bút tang thương càng chỉnh chu, không trải qua nỗi đau xót tang thương nước mất nhà tan, đại huynh Tông Tử chắc chắn không viết ra được những dòng văn phóng khoáng tự nhiên, bao hàm thâm tình tuyệt vời như vậy------những tiểu phẩm tuyệt diệu như 《 hồ tâm đình khán tuyết 》, 《 tây hồ thất nguyệt bán 》, 《 kim sơn dạ hí 》, 《 nhị thập tứ kiều phong nguyệt 》…rồi sẽ ra sao, đây đều là ngọc báu quý giá của văn học mà, không thể chỉ vì vận mệnh của đại huynh Tông Tử mà thay đổi đến mất đi được.
.....
Trời mưa càng lúc càng to, tiếng mưa sàn sạt trên mặt cầu, nước mưa men theo khe đá chảy xuống, thoặt đầu là tí ta tí tách, tiếp đó xuyên thành dòng, con sông Đầu Lao kia cũng huyên náo sôi động hẳn lên, tiếng gió, tiếng mưa kèm theo tiếng sấm, nói chuyện dưới cầu vòm phải hét thật lớn tiếng mới nghe được.
Trương Ngạc vẫn còn luyến tiếc ván cờ này, kêu gào nói:
- Giới Tử, ván cờ này còn đánh được nữa không?
Trương Đại lắc đầu gào lên nói:
- Không đánh được nữa, thua đến không thể thua nữa, tam đệ, ngươi đánh không lại Giới Tử đâu.
Trương Ngạc không phục, nhưng năng lực đánh cờ của đại huynh Trương Đại hơn hẳn gã một cái đầu, đại huynh đã nói như vậy, ván cờ này e rằng thật sự không xong rồi.
Lần này Trương Ngạc không thẹn quá hóa giận, đá bay bàn cờ nữa, gã chỉ than ngắn thở dài, đột nhiên phấn chấn lên nói:
- Đại huynh, huynh đến đây đánh một ván với Giới Tử đi, lĩnh giáo một chút lợi hại của Giới Tử này.
Trương Đại có chút nóng lòng muốn so tài, nhưng lại bảo:
- Nước nhanh chóng sẽ tràn lên đây, nếu không đi nữa thì ngay cả cái đình này cũng bị cuốn trôi đi mất, phải rồi, trúc đình này là Tam đệ sai người dựng nên phải không?
Trương Ngạc cười nói:
- Ngoài trừ ta còn ai, ai có thể tao nhã như ta đây chứ.
Trương Đại cười nói:
- Để xem cái trúc đình tao nhã này có chống đỡ nổi với thủy triều đang dâng lên không?
Lúc này, tiểu nha đầu Thỏ Đình cầm hai cây dù giấy dầu tới, dưới cầu có Trương Đại, Trương Nguyên, Trương Ngạc, Vũ Lăng, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi, tính cả Thỏ Đình tổng cộng có bảy người, chỉ có hai cây dù sao mà đủ.
Thỏ Đình nói:
- Trong nhà cũng không có nhiều dù như vậy.
Phan Tiểu Phi nói:
- Ta đi sai người mang dù đến.
Cởi bỏ giày xanh đen cầm trên tay, dầm mưa chạy đi.
Thanh kỹ Phan Tiểu Phi có cái tên giống con gái, nhưng lại là đóng vai con gái, tính tình cũng thẳng thắn cởi mở, còn vương Khả Xan thì thần thái cử chỉ đều giống con gái.
Phan Tiểu Phi nhanh chóng quay lại, sau lưng dẫn theo hai người hầu vạm vỡ, mỗi người kẹp ba cây dù dưới nách, bản thân thì dầm mưa mà đến, như vậy sẽ chạy nhanh hơn.
Trương Đại nói:
- Giờ chưa vội quay về, chúng ta nán lại trên cầu ngắm sông đi.
Trương Nguyên liền cùng Trương Đại, Trương Ngạc đi lên cầu Thạch Củng để ngắm sông Đầu Lao, hai ngàn năm trước Việt Vương Câu Tiễn thề nguyền phạt Ngô, phụ lão Hội Kê dâng lên hồ tương rượu nồng, Câu Tiễn quỳ xuống nhận rượu, lệnh người mang rượu đổ xuống dòng sông này, quân sĩ nghênh dòng mà uống, đó là lý do vì sao dòng sông này có tên gọi là Đầu Lao (đổ rượu).
Một trận mưa to, nước sông Đầu Lao cũng theo đó mà bành trướng hẳn lên, dòng sông dâng lên rất nhanh, mắt thấy bên dưới cầu vòm nước đang chảy ào qua, cái trúc đình kia cũng đã bị dìm hết một nửa trong nước, đám người Trương Nguyên cầm dù đứng trên cầu nhìn xem khi nào trúc đình bị nước cuốn trôi?
Trương Đại hỏi Trương Nguyên về chuyện đánh cờ mồm, Trương Nguyên ngược lại chẳng nói gì, chỉ có Trương Ngạc là dốc sức thổi phồng câu chuyện, nói rằng Trương Nguyên nghe qua là nhớ,《 Xuân thu kinh truyện tập giải》dài lê thê đến ba mươi quyển, vậy mà nghe qua một lượt là thuộc làu làu, điều thần kỳ hơn nữa chính là bệnh đau mắt đã mở túc tuệ cho hắn, thậm chí sách đọc từ kiếp trước cũng có thể nhớ ra được.
Trương Đại thầm cảm thấy chuyện thần kỳ, y hiểu rất rõ thói quen của em họ Trương Ngạc, tự cao tự đại, ngang tàng bướng bỉnh, làm sao có thể khen người khác hết lời như vậy được!
Trương Đại nói:
- Thế thì ta phải mở rộng tầm mắt, xem Giới Tử nghe qua là nhớ như thế nào, giờ mình quay về nhà Giới Tử đi, cũng phải thỉnh an Ngũ Bá Mẫu, thấy thế nào?
Cha của Trương Nguyên là Trương Thụy Dương được xếp hạng thứ 5 bên Đông Trương, vì vậy Trương Đại gọi mẫu thân của Trương Nguyên là Ngũ Bá Mẫu.
- Mau nhìn kìa, trúc đình nổi lên rồi.
Phan Tiểu Phi lớn tiếng kêu lên.
Trương Nguyên thò đầu ra nhìn, trúc đình dưới cầu vòm nửa nổi nửa chìm trồi lên mặt nước, chầm chậm nghiêng ngửa trôi về trước.
Trương Ngạc liên tục kêu lên:
-Thú vị thú vị, hạ lưu có người vớt được cái đình này rồi.
Liếc mắt sang tiểu nha đầu Thỏ Đình đang đứng bên cạnh Trương Nguyên, liền thêm vào một câu:
- Vớt được cái Thỏ đình.
Lời nói đùa này chẳng buồn cười gì cả, vậy mà Trương Ngạc ôm bụng cười sằng sặc, gã này thật chẳng được bình thường.
Trương Đại vừa cười vừa đánh giá trên dưới vị tộc đệ Trương Nguyên này, hôm qua y mới từ Hàng Châu trở về lại Sơn Âm, nghe Vương Khả Xan kể lại, bảo là Trương Nguyên có thể đánh cờ mồm, y có chút hiếu kỳ, vừa rồi lại nghe thấy em họ Trương Ngạc đấu cờ với Trương Nguyên ở dưới cầu, y bèn chạy đến xem, thấy Trương Nguyên quả nhiên quay lưng lại không nhìn vào bàn cờ, hoàn toàn chỉ dựa vào trí nhớ mà đánh cờ, điều này khiến cho một người tự cho rằng mình thông minh hơn người như Trương Đại, cảm thấy vô cùng kinh ngạc, bởi vì Trương Đại hiểu rất rõ việc đánh cờ vây bằng mồm khó khăn đến mức nào, cờ đen của Trương Ngạc đã hiện thế bại trận, y tiếp tay giúp gã một chút, nhưng cũng chẳng thể cứu vãn được tình thế.
Trương Nguyên cũng đưa mắt dò xét vị tộc huynh lưu danh đời sau này, đáp lời nói:
- Đã lành lặn nhiều rồi, đa tạ Tông Tử đại huynh quan tâm.
Lúc này hắn mới nhớ ra Trương Đại đi học tập tại Hàng Châu cũng là vì chuẩn bị cho kỳ thi hương, bởi vì năm nay là năm Nhâm Tử, Mỗi năm Tử, Ngọc, Mão Dậu chính là năm đến kỳ thi hương, ba năm một lần, cử hành vào tháng 8, nên được gọi là Thu Vi, sĩ tử trúng cử năm sau sẽ được tham gia vào hội thi Kinh Thành.
Trương Đại là thần đồng của Thiệu Hưng phủ, lúc 8 tuổi theo tổ phụ là Trương Nhữ Lâm đến biệt thự tại Tây Hồ nghỉ hè, đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng du ngoạn thăm viếng bạn bè tại Tây Hồ, Trần Kế Nho cưỡi một con hươu sừng to, đi đến bên bờ hồ, tựa như thần tiên hạ phàm.
Một hôm nọ, Trần Kế Nho đến thăm hỏi Trương Nhữ Lâm, trông thấy Trương Đại, ông ta liền nói với Trương Nhữ Lâm rằng, nghe nói đứa cháu này của ông rất giỏi đối ẩm, ta phải đích thân thử tài nó mới được, nói rồi ông ta liền chỉ vào bình phong có ghi <
- Thái Bạch cưỡi kình, nhặt đá bên sông vớt trăng đêm.
Trương Đại 8 tuổi đối lại nói:
- Mi Công cưỡi hươu, ngay huyện Tiền Đường hứng gió thu.
Trần Kế Nho có biệt hiệu là Mi Công, Trần Mi Công phá lên cười lớn, sờ vào đầu tiểu Trương Đại nói:
- Lanh lợi thông minh thế, cậu bạn nhỏ.
Lúc 12 tuổi Trương Đại liên tiếp đậu kỳ thi huyện, thi phủ, thi đạo, trở thành tú tài nhỏ tuổi nhất của huyện Sơn Âm, mọi người Thiệu Hưng đều nói bên Tây Trương sắp có trạng nguyên rồi, cao tổ của Trương Đại là Trương Nguyên Biện chính là Trạng nguyên của bốn mươi năm về trước.
Bởi vì tuổi còn nhỏ, Trương Đại không tham gia kỳ thi hương năm Kỷ Dậu được, còn lần này, hẳn là y có chí thì nên.
Người có được kiến thức đời sau như Trương Nguyên hiểu rất rõ rằng, Trương Đại tài cao mệnh khổ, thiếu niên thành danh, đến lúc bạc đầu lại vẫn là một lão tú tài, tuy kỳ khoa cử này trông có vẻ công bằng, nhưng vẫn có nhiều kẻ có tài mà chẳng thành danh, lận đận một đời, xa thì không nói đến, ngay mảnh đất Sơn Âm này đã có Từ Vị- Từ Văn Trường, Từ Văn Trường tài hoa hơn người, nhưng có chết cũng chẳng thi đổ cử nhân, Đại danh sĩ Trần Kế Nho cũng chỉ được cái danh tú tài, thế nên Trần Kế Nho từ bỏ khoa cử đi làm một cao nhân ẩn sĩ, cuộc sống cũng không tồi.
Sinh vào đời này, chạy đến Thiểm Tây kêu gọi đồng bào bị nạn đứng lên tạo phản, tự xưng là Tướng Sấm, Trương Nguyên thì không có cái lý tưởng này, giống như Phạm Văn Trình làm công thần khai quốc của Mãn Thanh, Trương Nguyên càng căm ghét hơn, cũng không thể học Trần Kế Nho làm một ẩn sĩ nhàn nhã thảnh thơi, Trần Kế Nho đã mất trước khi đời Minh bị diệt vong, Trương Nguyên hắn giờ chỉ mới có 15 tuổi, vì vậy chỉ có thể chọn con đường khoa cử, đi từng bước một, chỉ hy vọng đường đừng quá dài, sẽ mệt mỏi lắm, còn phải để dành chút sức lực mà hưởng thụ cuộc sống này nữa chứ.
Nhưng từ trải nghiệm của Trần Kế Nho và Trương Đại mà nói, học thức chất đầy năm xe, tài hoa hơn người cũng chưa chắc có thể thuận lợi mà thi đậu khoa cử, thi văn bát cổ nhất định phải có bí quyết khác, hắn nhất định phải tìm thấy cái bí quyết này, nếu đợi đến Sùng Trinh năm 16 mới thi vào tiến sĩ, thế thì tai họa rồi.
...
Trương Đại thấy Trương Nguyên nhắm mắt thất thần, không biết đang nghĩ điều gì, bèn kêu lên một tiếng:
- Giới Tử----------
Trương Nguyên lúc này mới bừng tỉnh nói:
- Ỏ, chẳng phải đầu tháng 9 này Tông tử đại huynh thi khoa hương ư, sao lại quay về thế này?
Trương Đại nói:
- Lần này quay về chủ yếu là để thỉnh giáo tổ phụ một số việc, cũng tiện thể cho khuây khỏa tinh thần, cuối tháng ta quay về Vũ Lâm.
Trương Ngạc nói:
- Đại huynh lần này thi hương, hẳn là dễ như trở bàn tay rồi, có gì phải sốt ruột chứ, cũng chỉ xem vị trí cao hay thấp thôi, nếu có thể đậu vị trí Giải Nguyên (người đứng đầu khoa hương) thì tuyệt quá rồi.
Khóe miệng Trương Đại mỉm cười, kiêu ngạo nói:
- Giải Nguyên là mệnh số rồi, tranh không được đâu.
Trương Đại 16 tuổi hiển nhiên là tràn đầy lòng tin, trúng Giải Nguyên phải nhờ vào mệnh trời, nhưng trúng cử thì chắc chắn rồi.
Trương Nguyên ở bên cạnh lại thầm than ngắn thở dài, vị Tông tử đại huynh trước mắt đang phong thái khoan thai, ý chí ngời ngời này, cứ thi suốt đến khi đời Minh bị diệt vong, thi cả 30 năm ròng vẫn không thi đổ cử nhân, sau đó nước mất nhà tan, xõa tóc lên núi như người điên, chỉ đành mượn ngòi bút trong tay hoài niệm chuyện xưa, nhớ lại thời phồn hoa hưng thịnh, quả thật là đáng buồn đáng thương....
-Nếu có thể, ta phải giúp vị đại huynh Tông Tử này.
Xong hắn lại nghĩ:
-Quốc gia bất hạnh thơ gia hạnh, ngòi bút tang thương càng chỉnh chu, không trải qua nỗi đau xót tang thương nước mất nhà tan, đại huynh Tông Tử chắc chắn không viết ra được những dòng văn phóng khoáng tự nhiên, bao hàm thâm tình tuyệt vời như vậy------những tiểu phẩm tuyệt diệu như 《 hồ tâm đình khán tuyết 》, 《 tây hồ thất nguyệt bán 》, 《 kim sơn dạ hí 》, 《 nhị thập tứ kiều phong nguyệt 》…rồi sẽ ra sao, đây đều là ngọc báu quý giá của văn học mà, không thể chỉ vì vận mệnh của đại huynh Tông Tử mà thay đổi đến mất đi được.
.....
Trời mưa càng lúc càng to, tiếng mưa sàn sạt trên mặt cầu, nước mưa men theo khe đá chảy xuống, thoặt đầu là tí ta tí tách, tiếp đó xuyên thành dòng, con sông Đầu Lao kia cũng huyên náo sôi động hẳn lên, tiếng gió, tiếng mưa kèm theo tiếng sấm, nói chuyện dưới cầu vòm phải hét thật lớn tiếng mới nghe được.
Trương Ngạc vẫn còn luyến tiếc ván cờ này, kêu gào nói:
- Giới Tử, ván cờ này còn đánh được nữa không?
Trương Đại lắc đầu gào lên nói:
- Không đánh được nữa, thua đến không thể thua nữa, tam đệ, ngươi đánh không lại Giới Tử đâu.
Trương Ngạc không phục, nhưng năng lực đánh cờ của đại huynh Trương Đại hơn hẳn gã một cái đầu, đại huynh đã nói như vậy, ván cờ này e rằng thật sự không xong rồi.
Lần này Trương Ngạc không thẹn quá hóa giận, đá bay bàn cờ nữa, gã chỉ than ngắn thở dài, đột nhiên phấn chấn lên nói:
- Đại huynh, huynh đến đây đánh một ván với Giới Tử đi, lĩnh giáo một chút lợi hại của Giới Tử này.
Trương Đại có chút nóng lòng muốn so tài, nhưng lại bảo:
- Nước nhanh chóng sẽ tràn lên đây, nếu không đi nữa thì ngay cả cái đình này cũng bị cuốn trôi đi mất, phải rồi, trúc đình này là Tam đệ sai người dựng nên phải không?
Trương Ngạc cười nói:
- Ngoài trừ ta còn ai, ai có thể tao nhã như ta đây chứ.
Trương Đại cười nói:
- Để xem cái trúc đình tao nhã này có chống đỡ nổi với thủy triều đang dâng lên không?
Lúc này, tiểu nha đầu Thỏ Đình cầm hai cây dù giấy dầu tới, dưới cầu có Trương Đại, Trương Nguyên, Trương Ngạc, Vũ Lăng, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi, tính cả Thỏ Đình tổng cộng có bảy người, chỉ có hai cây dù sao mà đủ.
Thỏ Đình nói:
- Trong nhà cũng không có nhiều dù như vậy.
Phan Tiểu Phi nói:
- Ta đi sai người mang dù đến.
Cởi bỏ giày xanh đen cầm trên tay, dầm mưa chạy đi.
Thanh kỹ Phan Tiểu Phi có cái tên giống con gái, nhưng lại là đóng vai con gái, tính tình cũng thẳng thắn cởi mở, còn vương Khả Xan thì thần thái cử chỉ đều giống con gái.
Phan Tiểu Phi nhanh chóng quay lại, sau lưng dẫn theo hai người hầu vạm vỡ, mỗi người kẹp ba cây dù dưới nách, bản thân thì dầm mưa mà đến, như vậy sẽ chạy nhanh hơn.
Trương Đại nói:
- Giờ chưa vội quay về, chúng ta nán lại trên cầu ngắm sông đi.
Trương Nguyên liền cùng Trương Đại, Trương Ngạc đi lên cầu Thạch Củng để ngắm sông Đầu Lao, hai ngàn năm trước Việt Vương Câu Tiễn thề nguyền phạt Ngô, phụ lão Hội Kê dâng lên hồ tương rượu nồng, Câu Tiễn quỳ xuống nhận rượu, lệnh người mang rượu đổ xuống dòng sông này, quân sĩ nghênh dòng mà uống, đó là lý do vì sao dòng sông này có tên gọi là Đầu Lao (đổ rượu).
Một trận mưa to, nước sông Đầu Lao cũng theo đó mà bành trướng hẳn lên, dòng sông dâng lên rất nhanh, mắt thấy bên dưới cầu vòm nước đang chảy ào qua, cái trúc đình kia cũng đã bị dìm hết một nửa trong nước, đám người Trương Nguyên cầm dù đứng trên cầu nhìn xem khi nào trúc đình bị nước cuốn trôi?
Trương Đại hỏi Trương Nguyên về chuyện đánh cờ mồm, Trương Nguyên ngược lại chẳng nói gì, chỉ có Trương Ngạc là dốc sức thổi phồng câu chuyện, nói rằng Trương Nguyên nghe qua là nhớ,《 Xuân thu kinh truyện tập giải》dài lê thê đến ba mươi quyển, vậy mà nghe qua một lượt là thuộc làu làu, điều thần kỳ hơn nữa chính là bệnh đau mắt đã mở túc tuệ cho hắn, thậm chí sách đọc từ kiếp trước cũng có thể nhớ ra được.
Trương Đại thầm cảm thấy chuyện thần kỳ, y hiểu rất rõ thói quen của em họ Trương Ngạc, tự cao tự đại, ngang tàng bướng bỉnh, làm sao có thể khen người khác hết lời như vậy được!
Trương Đại nói:
- Thế thì ta phải mở rộng tầm mắt, xem Giới Tử nghe qua là nhớ như thế nào, giờ mình quay về nhà Giới Tử đi, cũng phải thỉnh an Ngũ Bá Mẫu, thấy thế nào?
Cha của Trương Nguyên là Trương Thụy Dương được xếp hạng thứ 5 bên Đông Trương, vì vậy Trương Đại gọi mẫu thân của Trương Nguyên là Ngũ Bá Mẫu.
- Mau nhìn kìa, trúc đình nổi lên rồi.
Phan Tiểu Phi lớn tiếng kêu lên.
Trương Nguyên thò đầu ra nhìn, trúc đình dưới cầu vòm nửa nổi nửa chìm trồi lên mặt nước, chầm chậm nghiêng ngửa trôi về trước.
Trương Ngạc liên tục kêu lên:
-Thú vị thú vị, hạ lưu có người vớt được cái đình này rồi.
Liếc mắt sang tiểu nha đầu Thỏ Đình đang đứng bên cạnh Trương Nguyên, liền thêm vào một câu:
- Vớt được cái Thỏ đình.
Lời nói đùa này chẳng buồn cười gì cả, vậy mà Trương Ngạc ôm bụng cười sằng sặc, gã này thật chẳng được bình thường.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si