Lẳng Lơ Tao Nhã
Chương 105: Nhân Duyên Bồ Tát
Trương Nguyên ở công đường huyện nha tiếp Hầu huyện lệnh uống rượu xem tuyết rơi. Tuyết kia càng rơi càng dày. Khí hậu mỗi vùng mỗi khác nhau. Ở đây thì tuyết rơi dày đặc. Mới thoáng chốc tuyết đã rơi thành một lớp dày nghịt. Đến giờ mùi, Hầu huyện lệnh đi xử lý công vụ. Trương Nguyên một mình cầm ô ra về. Đôi giày trắng dẫm trên mặt tuyết. Mỗi một bước đều để lại dấu chân trên mặt đất, cứ thế đi một hồi tâm tình của cậu cũng cảm thấy khá hơn. Hầu huyện lệnh nói không sai, luôn có cơ hội báo đáp ơn của ân sư. Hắn thầm nghĩ hiện tại không nên suy nghĩ nhiều như vậy, giờ chỉ nên nghĩ đến Đạm Nhiên tiểu thư và hai cuộc thi huyện thi phủ kia thôi.
Hắn vòng qua phủ học cung rồi tới trước cửa hàng rào trúc nhà mình. Cổng tre khép hờ. Hắn đẩy cửa đi vào thì thấy một chuỗi dấu giày rơm đi đến hướng dãy phòng bên trái. Dãy phòng ngoài bên trái sát tường đất là nhà bếp cùng với nơi ở của tôi tớ. Trương Nguyên thầm nghĩ: “Ai đến vậy ta. Trời tuyết mà cũng đi giày rơm à?”
Hắn đi theo dấu giày rơm thì thấy Mục Chân Chân mặc bộ quần áo màu đen Tùng Giang có cây hoa vàng cùng váy dài mà lần trước Trương Nguyên đã ra tiền may cho nàng. Trời tuyết rơi nhiều. Nàng đi chân trần đứng bên cạnh thành giếng, đang xách nước rửa chân. Một đôi giày cỏ dính đầy bùn đặt cạnh thành giếng đá. Nàng khom người, kéo ống quần mỏng manh lên, buộc quanh bắp chân săn chắc và thon dài. Hai chân bị lạnh nên đỏ bừng lên, chà lên nhau rửa. Thùng gỗ nghiêng qua nghe “xào” một tiếng. Nước lạnh như băng đổ lên đôi chân. Sau khi đứng một chân để vẩy nước đi, đợi cho khô một chút, nàng liền lấy từ trong bao bố đeo bên hông ra một đôi giày vải màu xanh mang vào. Trương Nguyên đã hiểu. Cô thiếu nữ này chỉ mang đôi giày vải này khi đến nhà hắn. Đôi giày vải này là mẫu thân Lã thị đã làm cho Mục Chân Chân, tương đối dày và ấm áp. Mục Chân Chân thực không nỡ mang nó thường xuyên. Mỗi lần tới nhà hắn, nàng đều đến bên cạnh giếng thay đôi giày cỏ dơ bẩn kia ra, rửa sạch chân rồi mới mang đôi giày vải sạch sẽ tới gặp hắn, khi ra khỏi cửa thì lại thay lại đôi giày cỏ. Bình thường thì không nói đi, bây giờ khí trời tuyết rơi lạnh như vậy, vẫn không chịu đi giày vải vào, thực khiến người ta đau lòng.
-Thiếu gia đã trở về. Tiểu Vũ ca ca đang muốn đi đến huyện nha đón thiếu gia đấy.
Đại Thạch Đầu từ sau vườn bên kia chạy đến chỗ Trương Nguyên, lớn tiếng kêu lên, rồi nhìn qua Mục Chân Chân nói:
-Chân Chân tỷ rửa chân à, không sợ lạnh sao?
Tấm lưng mềm mại của Mục Chân Chân hơi khựng lại. Nàng xoay người nhìn Trương Nguyên, thần sắc có phần hốt hoảng, lắp bắp nói:
-Thiếu gia, ta, tiểu tỳ không lạnh.
Nàng nói như thể mình đã làm sai điều gì vậy.
Tuyết vẫn còn rơi như những vì sao lẻ loi, rơi nhẹ trên chiếc khăn quấn đầu của thiếu nữ đọa dân, trên thành giếng, đôi giày cỏ dính bùn. Đôi chân sạch sẽ, dáng người yêu kiều, người con gái này cứ như một cành sen trắng giữa hồ nước băng tuyết, có thể ngậm đắng nuốt cay nhưng lại tỏa ra hương thơm thanh tao. Trương Nguyên thu ô lại, lại gần vài bước nhìn hai chân dưới váy Mục Chân Chân, hỏi:
-Chân có bị nứt da không?
Mục Chân Chân có chút tự ti với đôi chân to của mình, lúc này bị thiếu gia chăm chú nhìn chân như vậy thì không biết giấu hai chân đi đâu. Nếu là tay còn có thể co lên nhưng chân thì dù sao cũng phải đứng. Khuôn mặt trắng như tuyết thoáng chốc đỏ bừng, nói:
-Tiểu tỳ tay chân thô kệt, không bị nứt da bao giờ ạ.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Ngày tuyết rơi nhiều mà vẫn không đi giày da, chân lại không bị nứt nẻ. Người có võ công là như vậy sao? Nhưng hắn cũng không nhìn kỹ đôi chân của nàng nữa, cười nói:
-Theo ta đi vào thôi.
Rồi quay sang Đại Thạch Đầu nói:
-Mau đuổi theo tiểu Vũ đi, đừng để hắn phải đi đến huyện nha.
Đại Thạch Đầu đáp rồi chạy ra ngoài.
Mục Chân Chân đi phía sau Trương Nguyên, khi đi không nghe thấy một tiếng nào, chắc là đã mang đôi giày vải vào nên đi nhẹ nhàng đến vậy. Trương Nguyên kêu lên một tiếng:
-Chân Chân này….
-Vâng, thiếu gia, có chuyện gì ạ?
Mục Chân Chân đi vội hai bước tới gần Trương Nguyên.
Trương Nguyên hỏi:
-Ngày tuyết rơi nhiều, sao ngươi lại tới đây. Ngươi không bán hoa quả ở chùa Đại Thiện sao?
Mục Chân Chân nói:
-Thiếu gia, hôm nay là ngày sinh thái thái ạ, ngày đầu tháng mười một.
Trương Nguyên “a” lên một tiếng, gõ đầu mình một cái. Hai ngày nay chạy ngược chạy xuôi, hắn đã quên mất ngày sinh nhật của mẫu thân. Hắn khẩn trương đi gặp mẫu thân, dập đầu nói:
-Nhi tử xin chúc mừng sinh thần mẫu thân. Chúc mẫu thân phúc như Đông Hải, thọ bỉ Nam Sơn.
Trương mẫu Lã thị cười ha hả nói:
-Làm sao con lại đột nhiên nhớ đến ngày sinh của ta vậy?
Rồi bà liếc nhìn Mục Chân Chân đi theo sau con trai mình cũng đang dập đầu chúc thọ bà, liền cười nói:
-Chắc là Chân Chân nhắc nhở con đây. Mấy ngày trước ta cũng có nói với Chân Chân là hôm nay nó tới cùng mừng thọ ta.
Trương Nguyên nói:
-Con đáng bị đánh, con quên mất.
Trương mẫu Lã thị nói:
-Cũng không có gì đáng trách cả, chỉ là sinh nhật bình thường thôi. Ta thấy con mấy ngày nay bận rộn quá rồi, phải đọc sách vất vả, còn phải thắng cược với Diêu Phục kia. Tây Trương thúc tổ và Hầu huyện tôn nói thế nào, có oán trách con không?
Trương Nguyên nói:
-Không sao, chủ yếu là Vương lão sư khoan hồng độ lượng, không so đo với học trò mình.
Trương mẫu Lã thị gật đầu nói:
-Con có thể bái Vương tiên sinh làm lão sư, thực sự là may mắn.
Rồi bà lại nói:
-Phải đợi Hoàng bà bà ở Tây Trương đến, rồi ngày mai sẽ do bà ta, Thạch Song và Thúy Cô ba người đi Hội Kê đưa thiếp canh. Hoàng bà bà này là môn hạ Tây Trương đấy, tương đối thành thật, sẽ không ăn nói hai lời.
Vừa dứt lời thì tiểu nha đầu Thỏ Đình liền tiến vào bẩm báo nói là Hoàng bà bà đến. Hoàng bà bà đi vào chào Trương mẫu Lã thị, rồi khen ngợi Trương Nguyên một hồi, nịnh Trương mẫu Lã thị có phúc khí tốt sinh ra một thiếu gia có tướng mạo khôi ngô như vậy. Sau đó bà ta nói sang chuyện làm mối ngày mai, họ sẽ đi Thương thị ở Hội Kê. Nếu hai bên đều có ý thì sự việc rất đơn giản. Chỉ cần Trương Nguyên đưa Thương gia thiếp canh rồi sẽ nhận lấy thiếp canh của tiểu thư Thương thị rồi mời thầy tướng số đến hợp nhất xem bát tự của cả nam và nữ có tương sinh không. Hoàng bà bà lại nói:
-Giới Tử thiếu gia còn phải viết một lá hôn thư cho bề trên. Thương thị kia không thể so sánh với nhà nghèo bình thường được. Những nhà nghèo bình dân thì nói miệng là được, còn quan lại người ta phải có hôn thư.
Trương mẫu Lã thị liền quay sang Trương Nguyên nói:
-Nếu cha con ở nhà thì sẽ do cha con viết. Bây giờ cha con không ở nhà, con hãy đi nhờ Tây Trương thúc tổ viết cho con một phong hôn thư đi.
Trương Nguyên liền chạy tới Bắc Viện lần nữa gặp tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, nói rõ lý do đến. Trương Nhữ Sương cười nói:
-Ôi dào…Lão thúc tổ này già cả rồi, nói tới cầm bút làm văn chắc nửa thiên niên kỷ nữa cũng chưa chắc có được một chữ. Hay là con thảo một lá thư thay ta, thúc tổ ta sẽ theo đó mà chép lại, như vậy đỡ khiến thúc tổ ta hao tâm tổn sức.
Rồi ông bảo Trương Nguyên ngồi xuống.
Trương Nguyên nghĩ sơ rồi cầm bút viết:
-Thông đức chi môn, thành kính quý gia:Mừng chuyện hôn sự, xin kính thư này.
Gửi quý thông gia, tộc tôn Trương Nguyên, mạn phép ngỏ lời cầu thân, duyên đẹp trời ban. Canh thiếp này nay dâng lên, cầu giờ lành tháng tốt. Chuyện vui chưa từng có. Tộc tôn tài nghệ không cao: Giỏi không bằng Quách Ly, nhưng tư chất thông minh, phẩm chất khiêm nhường, mạo muội tương thân quý gia…
Trương Nhữ Sương vừa xem qua thì cười to nói:
-Đúng là một bài bát cổ hay, câu chữ linh hoạt. Tuổi trẻ viết văn cao ngạo nhìn trời, một áng văn trải dài chữ nghĩa từ trên trời xuống dưới, trải xuống trên giấy.
Dứt lời ông cầm bút chép lại một lần rồi dùng ấn đỏ in lên phong thiếp, đưa Trương Nguyên mang về.
Chạng vạng, Trương mẫu Lã thị mời Hoàng bà bà ở lại mừng thọ mình rồi thưởng cho bà ta một ít ngân lượng trước. Hoàng bà bà vui vẻ ra mặt, nói rằng sáng sớm ngày mai sẽ tới.
Mục Chân Chân tối nay ở lại, cha nàng đã ra ngoài rồi. Thỏ Đình ở chung với nàng, không còn sợ con mắt xanh của nàng nữa. Hai người ở dưới nhà đang uống trà sưởi ấm. Trên bếp lò nhỏ đang hầm canh hạt sen ngân nhĩ. Đó là Trương mẫu Lã thị bảo chuẩn bị cho Trương Nguyên. Ban đêm Trương Nguyên đọc sách luyện chữ, trước khi ngủ uống một chén canh hạt sen thì có thể dưỡng thần mà cũng lót dạ ấm bụng. Trước kia là do Y Đình nấu canh hạt sen. Tối nay có Mục Chân Chân ở đây nên Y Đình có thể rảnh rỗi một chút. Chuyện trong chuyện ngoài, chuyện gì Mục Chân Chân cũng có thể làm được. Nấu canh hạt sen phải đảo qua trước rồi mới thả hai miếng đường phèn vào. Đường phèn được đựng trong một bình sứ. Khi Mục Chân Chân thả đường phèn vào thì thấy bộ dạng Thỏ Đình với cái miệng nhỏ nhắn đang thèm nhỏ dãi, nàng liền nhặt một ít đường phèn đưa cho Thỏ Đình. Thỏ Đình mút lấy lia lịa, lóng ngóng nói:
-Ngọt quá. Chân Chân tỷ cũng ăn một ít đi. Thái thái và thiếu gia sẽ không mắng đâu.
Mục Chân Chân múc hạt sen vào trong chén sứ men xanh, rồi đổ nước vào, nhẹ giọng cười nói:
-Ta không ăn. Để ta bưng cho thiếu gia.
Hôm nay Trương Nguyên chạy đông chạy tây, ban đêm mới được yên tĩnh đọc hết hai quyển sách bát cổ. Hắn không dám qua loa cho xong chuyện vì hắn muốn đưa cho Vương lão sư phê duyệt, lấy lại mười hai phần tinh thần. Đọc xong hai quyển bát cổ, thấy thời gian còn sớm, hắn liền vẽ “linh phi kinh”, ngưởi được mùi thơm của hạt sen, ngẩng đầu lên thì đã thấy Mục Chân Chân bưng canh hạt sen vào.
Trương Nguyên nhìn Mục Chân Chân hai tay bưng chén canh hạt sen đến trước mặt hắn. Mu bàn tay của Mục Chân Chân trắng nhẵn nhụi nhưng trong lòng bàn tay lại thô ráp sần sùi. Khi nàng buông chén sứ men xanh thì có thể nghe tiếng cọ sát của ngón tay thô ráp với chén. Xem ra bàn tay của nàng là nơi dễ bị nứt nẻ nhưng lại không thấy có dấu hiệu tím bầm gì.
Sáng sớm ngày hôm sau, Hoàng bà bà đã tới rồi. Bà ta ở lại nhà Trương Nguyên ăn hai bát mì trứng gà to, no đến “ợ” một cái rồi cùng Thạch Song, vợ chồng Thúy Cô ba người đi Thương thị ở Hội Kê xin cưới. Lúc đó Mục Chân Chân mới biết là thiếu gia muốn đính hôn rồi. Hôm qua nàng nghe cái gì mà thiếp canh, hôn thư nhưng không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Nàng thầm nghĩ: “Không biết là vị tiểu thư nào của nhà Thương gia. Ngày hôm đó mình ở bên cầu Tương Quan cạnh học cung, cũng chỉ nhìn thấy hai vị tiểu thư nhà Thương gia, nhưng họ đều còn rất nhỏ.”
Sau giờ mùi buổi chiều, ba người Hoàng bà bà đã trở về, đều vui vẻ đem thiếp canh của nữ lang nhà Thương thị đưa tận tay cho Trương mẫu Lã thị, nói một loạt nào là Thương thị hào phú thế nào, khách khí thế nào đối với ba người bà ta. Hoàng bà bà được Thương gia thưởng cho sáu đồng tiền, làm sao mà không mừng vui cho được. Gia đình bình thường thì nhiều nhất chỉ cho hai đồng. Trương mẫu Lã thị lại thưởng cho bà ta đến hai đồng tiền. Nhưng xong việc này thì không phải nhờ đến Hoàng bà bà này nữa.
Hoàng bà bà vô cùng vui vẻ ra về. Trương mẫu Lã thị nhìn canh thiếp của nữ lang Thương thị, cũng là sinh giờ hợi ngày mười chín tháng hai năm Vạn Lịch hai mươi lăm, vui vẻ nói:
-Hữu duyên, quả nhiên là hữu duyên.
Trương Nguyên nhìn thăm dò, hỏi:
-Mẫu thân cũng biết bát tự hợp thiếp canh sao?
Trương mẫu Lã thị nói:
-Con sinh ngày mười chín tháng sau. Thương tiểu thư sinh ngày mười chín tháng hai, đều là ngày sinh ngày Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây chẳng phải là hữu duyên, là nhân duyên Bồ Tát định sao?
Trương Nguyên nói:
-Ngày mười chín tháng sáu là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo mà.
Trương mẫu Lã thị nói:
-Đều giống nhau cả. Mười chín tháng hai, mười chín tháng sáu, mười chín tháng chín đều là Quan Âm đản (Quan Âm ra đời). Chùa Đại Thiện đều phải tố pháp sự mà.
Rồi bà lại nói:
-Con hãy đem bát tự của Thương tiểu thư đưa đến phủ Học Cung đưa cho thầy tướng số xem, xem bát tự tương sinh của con có gì không đồng nhất không. Theo ta thấy thì không có gì là không ổn.
Trương Nguyên nói:
-Nếu mẫu thân nói không có gì không ổn vậy thì cũng không cần đi nhờ thầy tướng số xem nữa.
Trương mẫu Lã thị cười nói:
-Đây là quy củ. Dẫu sao cũng nên mời thầy tướng số xem một cái cho yên tâm.
Thúy Cô bên cạnh cũng nói :
-Thái thái, tiểu nô nghe nói phố Thập Tự có một thầy tướng số Thanh Mặc Sơn Nhân tiên sinh tính toán rất chuẩn. Trâu của người ta lạc đường, ông ta cũng có thể tính thế nào để tìm trở về được.
Trương mẫu Lã thị nói với Trương Nguyên:
-Vậy con phải đi tìm Thanh Mặc Sơn Nhân hợp thiếp canh cho mới được.
Hắn vòng qua phủ học cung rồi tới trước cửa hàng rào trúc nhà mình. Cổng tre khép hờ. Hắn đẩy cửa đi vào thì thấy một chuỗi dấu giày rơm đi đến hướng dãy phòng bên trái. Dãy phòng ngoài bên trái sát tường đất là nhà bếp cùng với nơi ở của tôi tớ. Trương Nguyên thầm nghĩ: “Ai đến vậy ta. Trời tuyết mà cũng đi giày rơm à?”
Hắn đi theo dấu giày rơm thì thấy Mục Chân Chân mặc bộ quần áo màu đen Tùng Giang có cây hoa vàng cùng váy dài mà lần trước Trương Nguyên đã ra tiền may cho nàng. Trời tuyết rơi nhiều. Nàng đi chân trần đứng bên cạnh thành giếng, đang xách nước rửa chân. Một đôi giày cỏ dính đầy bùn đặt cạnh thành giếng đá. Nàng khom người, kéo ống quần mỏng manh lên, buộc quanh bắp chân săn chắc và thon dài. Hai chân bị lạnh nên đỏ bừng lên, chà lên nhau rửa. Thùng gỗ nghiêng qua nghe “xào” một tiếng. Nước lạnh như băng đổ lên đôi chân. Sau khi đứng một chân để vẩy nước đi, đợi cho khô một chút, nàng liền lấy từ trong bao bố đeo bên hông ra một đôi giày vải màu xanh mang vào. Trương Nguyên đã hiểu. Cô thiếu nữ này chỉ mang đôi giày vải này khi đến nhà hắn. Đôi giày vải này là mẫu thân Lã thị đã làm cho Mục Chân Chân, tương đối dày và ấm áp. Mục Chân Chân thực không nỡ mang nó thường xuyên. Mỗi lần tới nhà hắn, nàng đều đến bên cạnh giếng thay đôi giày cỏ dơ bẩn kia ra, rửa sạch chân rồi mới mang đôi giày vải sạch sẽ tới gặp hắn, khi ra khỏi cửa thì lại thay lại đôi giày cỏ. Bình thường thì không nói đi, bây giờ khí trời tuyết rơi lạnh như vậy, vẫn không chịu đi giày vải vào, thực khiến người ta đau lòng.
-Thiếu gia đã trở về. Tiểu Vũ ca ca đang muốn đi đến huyện nha đón thiếu gia đấy.
Đại Thạch Đầu từ sau vườn bên kia chạy đến chỗ Trương Nguyên, lớn tiếng kêu lên, rồi nhìn qua Mục Chân Chân nói:
-Chân Chân tỷ rửa chân à, không sợ lạnh sao?
Tấm lưng mềm mại của Mục Chân Chân hơi khựng lại. Nàng xoay người nhìn Trương Nguyên, thần sắc có phần hốt hoảng, lắp bắp nói:
-Thiếu gia, ta, tiểu tỳ không lạnh.
Nàng nói như thể mình đã làm sai điều gì vậy.
Tuyết vẫn còn rơi như những vì sao lẻ loi, rơi nhẹ trên chiếc khăn quấn đầu của thiếu nữ đọa dân, trên thành giếng, đôi giày cỏ dính bùn. Đôi chân sạch sẽ, dáng người yêu kiều, người con gái này cứ như một cành sen trắng giữa hồ nước băng tuyết, có thể ngậm đắng nuốt cay nhưng lại tỏa ra hương thơm thanh tao. Trương Nguyên thu ô lại, lại gần vài bước nhìn hai chân dưới váy Mục Chân Chân, hỏi:
-Chân có bị nứt da không?
Mục Chân Chân có chút tự ti với đôi chân to của mình, lúc này bị thiếu gia chăm chú nhìn chân như vậy thì không biết giấu hai chân đi đâu. Nếu là tay còn có thể co lên nhưng chân thì dù sao cũng phải đứng. Khuôn mặt trắng như tuyết thoáng chốc đỏ bừng, nói:
-Tiểu tỳ tay chân thô kệt, không bị nứt da bao giờ ạ.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Ngày tuyết rơi nhiều mà vẫn không đi giày da, chân lại không bị nứt nẻ. Người có võ công là như vậy sao? Nhưng hắn cũng không nhìn kỹ đôi chân của nàng nữa, cười nói:
-Theo ta đi vào thôi.
Rồi quay sang Đại Thạch Đầu nói:
-Mau đuổi theo tiểu Vũ đi, đừng để hắn phải đi đến huyện nha.
Đại Thạch Đầu đáp rồi chạy ra ngoài.
Mục Chân Chân đi phía sau Trương Nguyên, khi đi không nghe thấy một tiếng nào, chắc là đã mang đôi giày vải vào nên đi nhẹ nhàng đến vậy. Trương Nguyên kêu lên một tiếng:
-Chân Chân này….
-Vâng, thiếu gia, có chuyện gì ạ?
Mục Chân Chân đi vội hai bước tới gần Trương Nguyên.
Trương Nguyên hỏi:
-Ngày tuyết rơi nhiều, sao ngươi lại tới đây. Ngươi không bán hoa quả ở chùa Đại Thiện sao?
Mục Chân Chân nói:
-Thiếu gia, hôm nay là ngày sinh thái thái ạ, ngày đầu tháng mười một.
Trương Nguyên “a” lên một tiếng, gõ đầu mình một cái. Hai ngày nay chạy ngược chạy xuôi, hắn đã quên mất ngày sinh nhật của mẫu thân. Hắn khẩn trương đi gặp mẫu thân, dập đầu nói:
-Nhi tử xin chúc mừng sinh thần mẫu thân. Chúc mẫu thân phúc như Đông Hải, thọ bỉ Nam Sơn.
Trương mẫu Lã thị cười ha hả nói:
-Làm sao con lại đột nhiên nhớ đến ngày sinh của ta vậy?
Rồi bà liếc nhìn Mục Chân Chân đi theo sau con trai mình cũng đang dập đầu chúc thọ bà, liền cười nói:
-Chắc là Chân Chân nhắc nhở con đây. Mấy ngày trước ta cũng có nói với Chân Chân là hôm nay nó tới cùng mừng thọ ta.
Trương Nguyên nói:
-Con đáng bị đánh, con quên mất.
Trương mẫu Lã thị nói:
-Cũng không có gì đáng trách cả, chỉ là sinh nhật bình thường thôi. Ta thấy con mấy ngày nay bận rộn quá rồi, phải đọc sách vất vả, còn phải thắng cược với Diêu Phục kia. Tây Trương thúc tổ và Hầu huyện tôn nói thế nào, có oán trách con không?
Trương Nguyên nói:
-Không sao, chủ yếu là Vương lão sư khoan hồng độ lượng, không so đo với học trò mình.
Trương mẫu Lã thị gật đầu nói:
-Con có thể bái Vương tiên sinh làm lão sư, thực sự là may mắn.
Rồi bà lại nói:
-Phải đợi Hoàng bà bà ở Tây Trương đến, rồi ngày mai sẽ do bà ta, Thạch Song và Thúy Cô ba người đi Hội Kê đưa thiếp canh. Hoàng bà bà này là môn hạ Tây Trương đấy, tương đối thành thật, sẽ không ăn nói hai lời.
Vừa dứt lời thì tiểu nha đầu Thỏ Đình liền tiến vào bẩm báo nói là Hoàng bà bà đến. Hoàng bà bà đi vào chào Trương mẫu Lã thị, rồi khen ngợi Trương Nguyên một hồi, nịnh Trương mẫu Lã thị có phúc khí tốt sinh ra một thiếu gia có tướng mạo khôi ngô như vậy. Sau đó bà ta nói sang chuyện làm mối ngày mai, họ sẽ đi Thương thị ở Hội Kê. Nếu hai bên đều có ý thì sự việc rất đơn giản. Chỉ cần Trương Nguyên đưa Thương gia thiếp canh rồi sẽ nhận lấy thiếp canh của tiểu thư Thương thị rồi mời thầy tướng số đến hợp nhất xem bát tự của cả nam và nữ có tương sinh không. Hoàng bà bà lại nói:
-Giới Tử thiếu gia còn phải viết một lá hôn thư cho bề trên. Thương thị kia không thể so sánh với nhà nghèo bình thường được. Những nhà nghèo bình dân thì nói miệng là được, còn quan lại người ta phải có hôn thư.
Trương mẫu Lã thị liền quay sang Trương Nguyên nói:
-Nếu cha con ở nhà thì sẽ do cha con viết. Bây giờ cha con không ở nhà, con hãy đi nhờ Tây Trương thúc tổ viết cho con một phong hôn thư đi.
Trương Nguyên liền chạy tới Bắc Viện lần nữa gặp tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, nói rõ lý do đến. Trương Nhữ Sương cười nói:
-Ôi dào…Lão thúc tổ này già cả rồi, nói tới cầm bút làm văn chắc nửa thiên niên kỷ nữa cũng chưa chắc có được một chữ. Hay là con thảo một lá thư thay ta, thúc tổ ta sẽ theo đó mà chép lại, như vậy đỡ khiến thúc tổ ta hao tâm tổn sức.
Rồi ông bảo Trương Nguyên ngồi xuống.
Trương Nguyên nghĩ sơ rồi cầm bút viết:
-Thông đức chi môn, thành kính quý gia:Mừng chuyện hôn sự, xin kính thư này.
Gửi quý thông gia, tộc tôn Trương Nguyên, mạn phép ngỏ lời cầu thân, duyên đẹp trời ban. Canh thiếp này nay dâng lên, cầu giờ lành tháng tốt. Chuyện vui chưa từng có. Tộc tôn tài nghệ không cao: Giỏi không bằng Quách Ly, nhưng tư chất thông minh, phẩm chất khiêm nhường, mạo muội tương thân quý gia…
Trương Nhữ Sương vừa xem qua thì cười to nói:
-Đúng là một bài bát cổ hay, câu chữ linh hoạt. Tuổi trẻ viết văn cao ngạo nhìn trời, một áng văn trải dài chữ nghĩa từ trên trời xuống dưới, trải xuống trên giấy.
Dứt lời ông cầm bút chép lại một lần rồi dùng ấn đỏ in lên phong thiếp, đưa Trương Nguyên mang về.
Chạng vạng, Trương mẫu Lã thị mời Hoàng bà bà ở lại mừng thọ mình rồi thưởng cho bà ta một ít ngân lượng trước. Hoàng bà bà vui vẻ ra mặt, nói rằng sáng sớm ngày mai sẽ tới.
Mục Chân Chân tối nay ở lại, cha nàng đã ra ngoài rồi. Thỏ Đình ở chung với nàng, không còn sợ con mắt xanh của nàng nữa. Hai người ở dưới nhà đang uống trà sưởi ấm. Trên bếp lò nhỏ đang hầm canh hạt sen ngân nhĩ. Đó là Trương mẫu Lã thị bảo chuẩn bị cho Trương Nguyên. Ban đêm Trương Nguyên đọc sách luyện chữ, trước khi ngủ uống một chén canh hạt sen thì có thể dưỡng thần mà cũng lót dạ ấm bụng. Trước kia là do Y Đình nấu canh hạt sen. Tối nay có Mục Chân Chân ở đây nên Y Đình có thể rảnh rỗi một chút. Chuyện trong chuyện ngoài, chuyện gì Mục Chân Chân cũng có thể làm được. Nấu canh hạt sen phải đảo qua trước rồi mới thả hai miếng đường phèn vào. Đường phèn được đựng trong một bình sứ. Khi Mục Chân Chân thả đường phèn vào thì thấy bộ dạng Thỏ Đình với cái miệng nhỏ nhắn đang thèm nhỏ dãi, nàng liền nhặt một ít đường phèn đưa cho Thỏ Đình. Thỏ Đình mút lấy lia lịa, lóng ngóng nói:
-Ngọt quá. Chân Chân tỷ cũng ăn một ít đi. Thái thái và thiếu gia sẽ không mắng đâu.
Mục Chân Chân múc hạt sen vào trong chén sứ men xanh, rồi đổ nước vào, nhẹ giọng cười nói:
-Ta không ăn. Để ta bưng cho thiếu gia.
Hôm nay Trương Nguyên chạy đông chạy tây, ban đêm mới được yên tĩnh đọc hết hai quyển sách bát cổ. Hắn không dám qua loa cho xong chuyện vì hắn muốn đưa cho Vương lão sư phê duyệt, lấy lại mười hai phần tinh thần. Đọc xong hai quyển bát cổ, thấy thời gian còn sớm, hắn liền vẽ “linh phi kinh”, ngưởi được mùi thơm của hạt sen, ngẩng đầu lên thì đã thấy Mục Chân Chân bưng canh hạt sen vào.
Trương Nguyên nhìn Mục Chân Chân hai tay bưng chén canh hạt sen đến trước mặt hắn. Mu bàn tay của Mục Chân Chân trắng nhẵn nhụi nhưng trong lòng bàn tay lại thô ráp sần sùi. Khi nàng buông chén sứ men xanh thì có thể nghe tiếng cọ sát của ngón tay thô ráp với chén. Xem ra bàn tay của nàng là nơi dễ bị nứt nẻ nhưng lại không thấy có dấu hiệu tím bầm gì.
Sáng sớm ngày hôm sau, Hoàng bà bà đã tới rồi. Bà ta ở lại nhà Trương Nguyên ăn hai bát mì trứng gà to, no đến “ợ” một cái rồi cùng Thạch Song, vợ chồng Thúy Cô ba người đi Thương thị ở Hội Kê xin cưới. Lúc đó Mục Chân Chân mới biết là thiếu gia muốn đính hôn rồi. Hôm qua nàng nghe cái gì mà thiếp canh, hôn thư nhưng không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Nàng thầm nghĩ: “Không biết là vị tiểu thư nào của nhà Thương gia. Ngày hôm đó mình ở bên cầu Tương Quan cạnh học cung, cũng chỉ nhìn thấy hai vị tiểu thư nhà Thương gia, nhưng họ đều còn rất nhỏ.”
Sau giờ mùi buổi chiều, ba người Hoàng bà bà đã trở về, đều vui vẻ đem thiếp canh của nữ lang nhà Thương thị đưa tận tay cho Trương mẫu Lã thị, nói một loạt nào là Thương thị hào phú thế nào, khách khí thế nào đối với ba người bà ta. Hoàng bà bà được Thương gia thưởng cho sáu đồng tiền, làm sao mà không mừng vui cho được. Gia đình bình thường thì nhiều nhất chỉ cho hai đồng. Trương mẫu Lã thị lại thưởng cho bà ta đến hai đồng tiền. Nhưng xong việc này thì không phải nhờ đến Hoàng bà bà này nữa.
Hoàng bà bà vô cùng vui vẻ ra về. Trương mẫu Lã thị nhìn canh thiếp của nữ lang Thương thị, cũng là sinh giờ hợi ngày mười chín tháng hai năm Vạn Lịch hai mươi lăm, vui vẻ nói:
-Hữu duyên, quả nhiên là hữu duyên.
Trương Nguyên nhìn thăm dò, hỏi:
-Mẫu thân cũng biết bát tự hợp thiếp canh sao?
Trương mẫu Lã thị nói:
-Con sinh ngày mười chín tháng sau. Thương tiểu thư sinh ngày mười chín tháng hai, đều là ngày sinh ngày Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây chẳng phải là hữu duyên, là nhân duyên Bồ Tát định sao?
Trương Nguyên nói:
-Ngày mười chín tháng sáu là ngày Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo mà.
Trương mẫu Lã thị nói:
-Đều giống nhau cả. Mười chín tháng hai, mười chín tháng sáu, mười chín tháng chín đều là Quan Âm đản (Quan Âm ra đời). Chùa Đại Thiện đều phải tố pháp sự mà.
Rồi bà lại nói:
-Con hãy đem bát tự của Thương tiểu thư đưa đến phủ Học Cung đưa cho thầy tướng số xem, xem bát tự tương sinh của con có gì không đồng nhất không. Theo ta thấy thì không có gì là không ổn.
Trương Nguyên nói:
-Nếu mẫu thân nói không có gì không ổn vậy thì cũng không cần đi nhờ thầy tướng số xem nữa.
Trương mẫu Lã thị cười nói:
-Đây là quy củ. Dẫu sao cũng nên mời thầy tướng số xem một cái cho yên tâm.
Thúy Cô bên cạnh cũng nói :
-Thái thái, tiểu nô nghe nói phố Thập Tự có một thầy tướng số Thanh Mặc Sơn Nhân tiên sinh tính toán rất chuẩn. Trâu của người ta lạc đường, ông ta cũng có thể tính thế nào để tìm trở về được.
Trương mẫu Lã thị nói với Trương Nguyên:
-Vậy con phải đi tìm Thanh Mặc Sơn Nhân hợp thiếp canh cho mới được.
Tác giả :
Tặc Đạo Tam Si