Ký Linh
Chương 15
Chùm kim quang vàng nhạt đó bay từ trong Lục Trần Kim Lung ra nhập vào ngực Đàm Vân Sơn, cả ba người đều nhìn thấy, có điều sau đó Lục Trần Kim Lung sáng lên làm Ký Linh kinh ngạc và thu hút sự chú ý của Phùng Bất Cơ nên thành thử chuyện này lại bị gác sang bên.
“Có cảm thấy gì không?” Ký Linh quan sát Đàm Vân Sơn từ trên xuống dưới không phát hiện thấy đối phương có gì khác lạ nhưng giọng nói vẫn bao hàm sự lo lắng không dễ nhận ra.
Đàm Vân Sơn cúi đầu nhìn ngực: “Lúc đầu nóng hôi hổi nhưng giờ thì không có cảm giác gì.”
“Ký Linh,” Phùng Bất Cơ sát tới, “nó rốt cuộc là gì vậy? Ký Linh đừng bắt mọi người phải đoán già đoán non nữa.”
Ký Linh bối rối: “Tôi cũng không biết.”
Phùng Bất Cơ cảm thấy bất ngờ, thắc mắc hỏi: “Không phải là từ pháp khí của Ký Linh ra hay sao?”
Đàm Vân Sơn gật mạnh đầu, ánh mắt tội nghiệp trông cực kỳ vô tội.
Ký Linh nghĩ ngợi hồi lâu cuối cùng vẫn lắc đầu bó tay: “Tinh phách của yêu tà được Lục Trần Kim Lung hàng phục thì hoặc là tan về với đất trời, không bị vào lồng, hoặc là bị thu vào trong lồng, vĩnh viễn không được siêu sinh, chưa từng có chuyện thu vào rồi lại nhả ra.”
Phùng Bất Cơ cũng cảm thấy khó có khả năng đó: “Nếu là tinh phách của Ứng Xà thì há chẳng Đàm lão đệ giờ đã thành yêu.”
Ký Linh đồng thuận: “Hơn nữa tinh phách của yêu có màu tím, không thể có kim quang.”
Các thầy thảo luận đầy sôi nổi, Đàm Vân Sơn nghe phát run, khó lắm mới tìm được khoảng hở để chen vào một câu: “Vì sao nhất định phải là yêu mà không thể là… vật tiên bị Ứng Xà ăn?”
Không phải Đàm Vân Sơn muốn thành tiên nhưng cũng không thể cứ loanh quanh nói ở yêu vậy được, đang tiên duyên tốt đẹp cuối cùng lại thành yêu, công bằng ở đâu?
Được Đàm nhị thiếu gia cảnh tỉnh, Ký Linh và Phùng Bất Cơ đổi cách nghĩ mới, tư duy lập tức mạch lạc, rộng mở.
Đúng vậy, Ứng Xà nuốt bản thể của Xích Hà Tinh nên tiên phách nhập vào yêu hồn sau đó yêu hồn lại bị thu vào lồng. Song, Lục Trần Kim Lung cũng giống như mọi pháp khí bắt yêu khác trên đời, chỉ phục ma hàng yêu, tuyệt đối không thể giam được tiên, cho nên yêu phách Ứng Xà bị nhốt còn tiên phách của Xích Hà Tinh thì được nhả ra.
Có điều vì sao tiên phách Xích Hà Tinh được nhả ra lại nhập vào trong người Đàm Vân Sơn?
“Chẳng lẽ đây là tiên duyên của huynh?” Ký Linh không nghĩ ra được khả năng nào khác.
Đàm Vân Sơn thử cử động cánh tay: đau, thử cấu vào đùi: vẫn đau, sau cùng thò tay xách thử con dao: vẫn thấy nặng trịch như trước, chẳng hề nhẹ tay hơn chút nào, cuối cùng đành bỏ cuộc.
Nếu như đây là tiên duyên vậy thì chỉ có thể nói rằng tiên duyên của chàng thực sự quá ít ỏi…
Phùng Bất Cơ nhún nhún vai ra chiều bất đắc dĩ: “Liên quan đến vật tiên, dù chúng ta thảo luận nhiều cỡ nào cũng đều chỉ là suy đoán.”
Đàm Vân Sơn cúi đầu im lặng, ra chiều trầm tư.
Ký Linh không kìm được muốn lên tiếng an ủi. Dù gì thì vừa bị thương lại vừa bỗng dưng không hiểu sao lại bị một thứ gì đó nhập vào người, dù có là ai thì cũng đều…
“Thôi, dù sao cũng không có cảm giác gì, hơn nữa có vẻ đây là chuyện tốt, cứ kệ vậy.”
Tốc độ quẳng gánh lo đi của Đàm nhị thiếu gia thật làm người ta phải ngỡ ngàng, hơn nữa lại còn không hề giả dối một chút nào, giọng điệu nhẹ nhàng ăm ắp chân thành.
Ký Linh ức lắm. Nàng thề, nếu còn đau lòng thương cái con người này thì nàng… nàng…
Thôi, không nên lập lời thề nguy hiểm như vậy.
Ứng Xà đền tội, cho dù còn chút chuyện khó hiểu nhưng chung quy là đã xong.
Sau khi sai kẻ dưới đi thông bẩm với Đàm viên ngoại, ba người sức cùng lực kiệt trở lại sảnh chính.
Trời chiều bóng ngả về tây nhuộm đỏ ráng mây ở đường chân trời, bóng nắng hắt vào qua song cửa sổ trút xuống mặt bàn, bình hoa, cuộn tranh treo và thân người.
Nửa phòng sáng bừng ấm áp.
Toàn phòng mệt mỏi, uể oải.
Phùng Bất Cơ dựa vào ghế chợp mắt một chốc, tỉnh lại thấy trong sảnh vẫn chỉ có ba người họ. Ký Linh đang nghịch Lục Trần Kim Lung như muốn nghiên cứu ra cho bằng được sự ảo diệu của cái lỗ đó, Đàm Vân Sơn đã cẩn thận thay bộ áo dính máu ra, giờ lại trở về là Đàm nhị thiếu gia phong độ văn nhã, chẳng qua một cái cánh tay không dám cử động còn một cánh tay khác thì đang… gảy lung tung vạt áo, hay nói đúng hơn là dùng mấy đầu ngón tay khều mở ra, vừa khều vừa cố nhìn vào trong sâu.
Có người nhìn trộm người khác thì Phùng Bất Cơ thấy rồi nhưng huynh ta thật chưa bao giờ thấy có ai tự nhìn trộm mình.
Không nén nổi tò mò, Phùng Bất Cơ hỏi thẳng: Đàm lão đệ nhìn gì vậy?”
Đàm Vân Sơn bỏ tay xuống, ngẩng đầu lên, thản nhiên đáp: “Không có gì.”
Phùng Bất Cơ nhún nhún vai, không gặng hỏi tới cùng, so ra thì huynh ta quan tâm chuyện Đàm viên ngoại hơn, ngáp một cái, thuận miệng hỏi: “Cha đệ trốn lên núi rồi à?”
Tên người dưới đi thông bẩm đã hơn một canh giờ, cho dù dẫn theo cả nhà có vướng víu thế nào thì đáng ra cũng phải quay về rồi.
Đàm Vân Sơn cười nói đỡ: “Có lẽ là nhiều đồ.”
Phùng Bất Cơ trề môi, còn muốn cằn nhằn thêm nhưng bỗng nghĩ nói xấu cha người ta trước mặt người ta thì có vẻ không được hay, vừa rồi huynh ta hỏi vậy có phần bất lịch sự.
Lời nói ra như bát nước đổ đi không thể hốt lại được, Phùng Bất Cơ bèn đổi luôn sang nói chuyện khác: “Tiếp đây đệ có dự định gì không?”
Đàm Vân Sơn không hiểu ý, đáp rất tự nhiên: “Cứ sống như bình thường chứ còn dự định gì nữa?”
Phùng Bất Cơ hơi nhíu mày, nói với vẻ tiêng tiếc: “Đệ có tiên duyên cơ mà.”
Đàm Vân Sơn cười khẽ: “Không phải Phùng huynh cũng cho là trên trời còn không tiêu diêu bằng dưới mặt đất hay sao.”
Phùng Bất Cơ đáp: “Không phải huynh khuyên đệ tu tiên, không tu tiên thì cũng có thể làm như Ký Linh và huynh vậy, ra ngoài đi thăm thú một chút, tiện thể thì bắt thêm mấy con yêu quái, không phải là vẫn hơn ngồi trong nhà cao cửa rộng mà mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào hay sao?”
Đàm Vân Sơn lẳng lặng nhìn huynh ta một hồi rồi mỉm cười lắc đầu: “Nơi này là nhà tôi.”
Phùng Bất Cơ bỗng thấy hối vì đã nói những lời khốn nạn đấy.
Huynh ta chỉ chăm chăm nghĩ tới tiên duyên, thấy tiếc thay cho Đàm Vân Sơn có tư chất lại không dùng tới mà quên mất rằng huynh ta phiêu bạt đã quen, thích thú đất trời rộng lớn nhưng với người bình thường, trời đất dẫu bao la, vẫn không đâu bằng ở nhà.
“Xin lỗi Đàm lão đệ, coi như chưa từng nghe thấy huynh nói mấy lời chó má ấy đi.” Phùng Bất Cơ hào sảng nói.
Đàm Vân Sơn bật cười, bỗng thấy hơi không nỡ từ biệt vị thầy pháp này: “Đừng khách sáo mãi vậy, gọi đệ là Vân Sơn là được rồi.”
Thầy Phùng liền thuận theo: “Vậy đệ cứ gọi huynh là Bất Cơ.”
Đàm Vân Sơn: “…”
Nãy giờ dỏng tai lên nghe ngóng, Ký Linh mỉm cười.
Màn đêm buông xuống, đèn hoa vừa khêu, cuối cùng Đàm viên ngoại cũng thong thả trở về.
“Làm phiền hai thầy…”
Chưa thấy người đã nghe thấy tiếng.
Tiếng dứt rồi mới thấy bóng Đàm viên ngoại xuất hiện ở cửa.
Ký Linh và Phùng Bất Cơ đã đứng dậy từ lúc nghe tiếng đối phương, thấy người đã tới liền đồng loạt thi lễ chào: “Viên ngoại…”
“Mau ngồi, mau ngồi!” Đàm viên ngoại vội nói đầy cung kính và cảm kích, sau đó lại lập tức đổi giọng trách mắng người hầu, “Còn đứng đực ra đấy làm gì, không mau mau đi pha trà mời các thầy đi!”
Đám người hầu cũng vừa theo gia đình họ bôn ba trở về nhưng lão gia đã sai bảo thì bọn họ phải lập tức tản đi bốn phía, ai lo bận chuyện người nấy.
Đợi bọn người hầu lui hết rồi, Đàm viên ngoại và Đàm phu nhân mới ngồi vào ghế chủ nhà, Đàm Thế Tông ngồi cạnh Đàm Vân Sơn, thản nhiên quan sát em trai, thấy không mất một cọng tóc nào thì vui vẻ bảo: “Trông đệ chẳng ra dáng hỗ trợ bắt yêu gì cả.”
Đàm Thế Tông cố ý nhấn mạnh bốn chữ “hỗ trợ bắt yêu” thể hiện rõ việc thích thú trêu đùa, châm chọc.
Nếu là trước kia thì Đàm Vân Sơn chỉ ừ hử một tiếng cho qua nhưng lần này, không biết có phải vì đau vai hay không, chàng bỗng muốn nói lại mấy câu, không thì thật có lỗi với số máu mình đã đổ: “Cũng thường, tuy bị cắn nhưng cuối cùng cũng không gây cản trở gì.”
Đàm Thế Tông thoạt nghe thấy bảo là “cũng thường” thì liền khịt mũi coi thường nhưng đến khi nghe thấy nửa câu sau thì thái độ khác hẳn: “Đệ bị cắn?!”
Đàm Vân Sơn gật nhẹ đầu: “Bả vai.”
Đàm Thế Tông không tin, muốn sờ thử, Đàm Vân Sơn lùi người lại theo bản năng thành thử động phải miệng vết thương, đau xuýt xoa.
Đàm Thế Tông khựng tay lại, không dám động vào. Tuy huynh ta không ưa đứa em trai này nhưng cũng biết tính Đàm Vân Sơn không thích giả vờ giả vịt, nhìn Đàm Vân Sơn hay cười đã quen, giờ thấy đệ ấy như vậy, huynh ta dường như có thể cảm nhận rõ được cơn đau ấy.
Có điều không đụng thì được nhưng hỏi thì vẫn phải hỏi, không hỏi không yên lòng: “Bị cắn… có biến thành yêu quái không?”
Đàm Vân Sơn ngớ ra, cười đáp: “Không biết.”
Hai tiếng nhẹ tênh nhưng Ký Linh lại cảm nhận được một chút buồn.
“Thế Tông,” Đàm viên ngoại cuối cùng cũng đứng ra dạy dỗ cậu con trai, “thầy đang ở đây, không được vô lễ.”
“Cha…” Đàm Thế Tông còn định nói tiếp nhưng bị Đàm phu nhân nhìn nên đành dằn lại, không nói gì nữa.
Đàm viên ngoại hài lòng, bấy giờ mới ngó tới cậu con trai thứ hai, hiếm lắm mới thấy giọng có phần quan tâm: “Bị thương có nghiêm trọng không?”
Đàm Vân Sơn ấm lòng, lắc đầu ngay không chút nghĩ ngợi: “Không hề gì, chẳng qua bị cắn một tí ở vai.”
Đàm viên ngoại gật gù nhưng có vẻ vẫn chưa yên tâm hẳn, lại hỏi thêm một câu: “Không hề gì thật chứ?”
Đàm Vân Sơn bật cười, không biết có phải là ít khi được quan tâm như vậy không mà chàng bỗng muốn nói đùa với cha: “Cũng không thể nói là không hề một chút gì, vai thì đau muốn chết, ngực còn thiếu một cái nốt ruồi, tổn thất thảm trọng.”
“Con nói gì cơ?!” Đàm viên ngoại đứng bật dậy, mạnh tới nỗi suýt làm đổ cả ghế.
Ghế tuy không đổ nhưng cọ kèn kẹt xuống nền nhà.
Khi tiếng cọ ấy và tiếng Đàm viên ngoại tắt đi, cả sảnh chính chìm vào im lặng.
Lặng tới độ có thể nghe thấy tiếng từng người hít thở.
“Ta biết ngay là vậy mà, ta biết ngay là đã tới lúc rồi…” Đàm viên ngoại tự lẩm nhẩm một mình, ngồi lại xuống ghế nhưng xem chừng có vẻ không phải ngạc nhiên hay sợ hãi mà là có phần… như trút được gánh nặng thì phải?
“Lão gia,” Đàm phu nhân ngồi im lặng nãy giờ bỗng thong thả cất lời, “Thế Tông còn đang ở đây đấy.”
Lời nhắc của Đàm phu nhân như ngọn đèn trong đêm tối dẫn lối cho người bị lạc đường nhìn thấy con đường phía trước.
Đàm viên ngoại thở dài một hơi rồi ngẩng lên bảo: “Thế Tông, con về phòng đi.”
Đàm Thế Tông lấy làm khó hiểu: “Tại sao con phải về phòng?”
Đàm viên ngoại đập bàn: “Cha bảo con về!”
Nếu như nói Đàm phu nhân còn có thể đe nẹt Đàm Thế Tông đôi chút thì Đàm viên ngoại đến mắng cũng không nỡ, có giận cùng lắm chỉ dạy bảo đôi câu, Đàm Thế Tông cũng đã quen tính cha như vậy.
Nhưng nhiều khi hành vi càng khác thường thì càng có uy.
Tựa như bây giờ, Đàm Thế Tông lần đầu tiên bị cha quát lập tức không dám cợt nhả thêm, đứng ngây ra đó không biết phải làm gì.
Thời khắc quan trọng, lại phải Đàm phu nhân…
“Về đi.”
Hai tiếng dịu dàng vừa vỗ về Đàm Thế Tông lại vừa chỉ ra lối thoát.
Đàm Thế Tông ngoan ngoãn trở về phòng, người hầu lui xuống hết, Đàm viên ngoại sai quản gia đứng ngoài trông cửa đề phòng tai vách mạch rừng.
Mọi chuyện giống như chuyện đã từng xảy ra trước đó.
Phùng Bất Cơ nhìn Ký Linh, Ký Linh nhìn Đàm Vân Sơn, Đàm Vân Sơn hoàn toàn ngơ ngác.
Sao bỗng nhiên lại vậy? Chỉ vì chàng bỗng thiếu mất một cái nốt ruồi?
“Cái nốt ruồi đó của đệ rốt cuộc trông như thế nào mà quan trọng vậy!” Phùng Bất Cơ không biết chạy lại ngồi ghế cũ của Đàm Thế Tông từ lúc nào, ghé sát lại thì thầm hỏi Đàm Vân Sơn, quả thực là tò mò chết đi được.
Đàm Vân Sơn bèn mở luôn vạt áo, phơi ngực ra: “Chỉ vậy thôi.”
Phùng Bất Cơ ngạc nhiên trước sự phóng khoáng của nhị thiếu gia nhà họ Đàm, đang định nói đã mất rồi thì đệ bảo huynh xem gì thì chợt phát hiện ra không phải vậy, thiếu mất một cái thì vẫn còn bốn cái ở trên ngực, hơi lệch sang trái, bốn nốt ruồi bé bằng hạt vừng. Chúng không sắp thẳng hàng cũng không xếp thành vòng tròn mà rải rác tùy ý không có gì đặc biệt, cái nốt ruồi bị biến mất mà Đàm Vân Sơn nói đến cũng không hề để lại chút vết tích nào.
“Ký Linh có muốn lại xem thử không?” Phùng Bất Cơ xem xong còn muốn gọi cả bạn lại xem cùng.
Ký Linh không tiện nói muốn cũng không muốn nói là không muốn, đây đúng là lời mời gây khó xử nhất mà nàng từng nhận được.
Lúc xé áo băng bó vết thương thì chẳng nghĩ gì nhiều nhưng giờ vô duyên vô cớ lại xem ngực một người đàn ông, có lý do gì cũng đều…
“Được đó, để tôi xem thử.”
Tò mò chiến thắng dè dặt.
Bên này hai thầy bắt yêu đang nghiên cứu nốt ruồi của Đàm Vân Sơn, bên kia Đàm phu nhân giúp Đàm viên ngoại tháo bức tranh treo trên bức tường đằng sau ghế chủ nhà xuống.
Chờ hai thầy nghiên cứu xong, tranh cũng đã được gỡ xuống, ngăn ngầm trên tường lộ ra.
Ba người quay lại chỗ ngồi, tập trung tinh thần, vẻ mặt nghiêm túc.
Đàm viên ngoại lấy một chiếc hộp gỗ cất trong ngăn ngầm ra để xuống bàn sau đó ra hiệu cho họ lại xem.
Ba người không biết là có chuyện gì, đứng dậy lại gần bàn quan sát chiếc hộp gấm, trong lòng thầm khen.
Hộp gấm một thước vuông chạm hình hạc tiên con thì đang vút bay lên trời, con đang lượn lờ giữa mây, con thì đứng dưới gốc tùng bách tươi tốt. Không biết người thợ nào có tài chạm khắc tuyệt vời đến thế, hạc tiên, tùng bách và những đám mây đều rất sống động, ngắm kĩ sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng hạc kêu, tiếng gió thổi qua tán tùng và những đám mây lững lờ trôi.
Thấy xem đã đủ rồi, Đàm viên ngoại mới mở hộp gấm, trong hộp lẳng lặng nằm một quyển trục.
Cuối cùng, Đàm viên ngoại mới thong thả cất lời: “Mười bốn năm trước, tiên ông còn để lại bức tranh này.”
Dù đã có dự cảm nhưng lúc thực sự nghe thấy Đàm viên ngoại nói như vậy, Ký Linh và Phùng Bất Cơ vẫn có đôi phần không còn lời nào để nói.
Đàm Vân Sơn cũng dở khóc dở cười: “Cha, chuyện quan trọng như vậy cha không thể kể hết luôn một lần được sao, sao cứ phải mỗi lúc kể một tí.”
“Không phải cha muốn làm vậy,” Đàm viên ngoại thở dài, vừa lấy quyển trục ra vừa nói, “là thần tiên dặn dò phải đợi tới lúc nốt ruồi đầu tiên biến mất thì mới được nói ra.”
“Nốt đầu tiên?” Đàm Vân Sơn bắt được manh mối.
Đàm viên ngoại gật đầu: “Nốt ruồi trên người con chính là tiên duyên của con, chừng nào cả năm nốt ruồi biến mất hết, ấy chính là lúc con lên tiên!”
Đàm Vân Sơn nhìn sự “khẩn thiết” trong mắt cha mình, lòng dần nguội lạnh.
Chàng tuyệt không ngờ kết quả lại là thế này.
Tiên duyên. Một chữ duyên nói lên biết bao mờ mịt, thứ hư ảo như vậy chàng vốn chẳng để tâm. Song lúc này đây, chữ ấy áp lên người chàng, đè chàng như một tảng đá lớn, bắt chàng phải lựa chọn, hoặc khom lưng gánh hoặc hất văng đi.
Chàng muốn hất văng đi.
Người trước mặt chàng lại mong mỏi chàng khom lưng gánh.
“Đắc đạo thành tiên, chuyện tốt đẹp nhường nào!” Đàm viên ngoại không nén được niềm phấn khởi như thể người lên tiên chính là ông.
Đàm Vân Sơn đã nhiều năm không được nghe cha nói chuyện thân thiết với mình, lần gần nhất e là từ tận trung thu mười bốn năm trước, đêm chàng bị cảm lạnh, cha chạy vội tới ôm chàng thương một hồi lâu.
Mười bốn năm trôi qua, cuối cùng Đàm Vân Sơn cũng hiểu thấu đáo được thứ cảm giác kỳ lạ lúc cha thương, ôm vào lòng đêm ấy.
Người nói thương chàng khi ấy, giọng run run, ẩn giấu sự sợ hãi.
Còn giờ đây, người khuyên chàng tu tiên, giọng cũng run run, nhưng ẩn giấu niềm phấn khởi.
Đàm Vân Sơn quay sang nhìn Đàm phu nhân nãy giờ im lặng không nói gì.
So với sự ngưng thờ ơ của cha thì mẹ đúng là nhiều năm vẫn không hề thay đổi. Mười bốn năm trước, mẹ không ôm chàng, mười bốn năm sau, mẹ cũng không khuyên chàng thành tiên. Suốt mười bốn năm, ánh mắt của mẹ vẫn luôn như hiện giờ: lãnh đạm, xa cách, chuyện không liên quan tới bản thân.
“Trần Thủy… tiên duyên đồ?”
Giữa lúc ngẩn ngơ suy nghĩ, Đàm Vân Sơn nghe thấy Ký Linh nói.
Tựa như thế gian lạnh lẽo bỗng có một chùm nắng chiếu tới.
“Đi theo bản đồ này là có thể thành tiên à?”
Nếu tiếng Ký Linh là nắng thì tiếng Phùng Bất Cơ chính là lửa trời.
Mọi cảm xúc buồn thương u ám đều bị hai vị này làm loạn hết. Đàm Vân Sơn thở dài, lấy lại bình tĩnh, đưa mắt nhìn sang.
Quyển trục nằm mở trên bàn, là một cuốn tranh lụa nhưng không vẽ non nước cảnh vật mà là một tấm bản đồ. Một con sông uốn lượn quanh co chảy xuyên suốt bản đồ, trên đường chảy còn đâm ra rất nhiều nhánh, uốn khúc chảy đi bốn phương tám hướng, vô số thôn làng, thành trấn, núi cao, vực sâu phân tán trên bản đồ, chỗ nào cũng có đánh dấu cho nên tổng thể bức đồ trông chi chít chằng chịt.
Nhưng trên tấm bản đồ này có sáu cái tên cực kỳ nổi bật, liếc nhìn là thấy ngay.
Một là hai chữ “Trần Thủy”, là hai chữ lớn nhất trên bản đồ được viết trên con sông nổi bật xuyên suốt bản đồ.
Năm cái tên khác phân bố rải rác trên tấm bản đồ, cỡ chữ nhỏ hơn chữ “Trần Thủy” nhưng to hơn các chữ khác, hơn nữa không viết bằng mực mà viết bằng chu sa, đỏ rực bắt mắt: Ứng Xà, Sùng Ngục, Dị Bì, Nịnh Phương, Doanh Thiên.
Toàn tấm bản đồ chỉ có góc trái trên cùng gần “Doanh Châu” là hơi trống lại bị hai câu thơ viết chèn đầy vào:
“Ngày ngũ yêu đền tội,
Ấy là lúc lên tiên.”
Đêm lạnh như nước, trăng sáng như sương.
Đàm Vân Sơn nằm trên mái đình nhìn trời sao sáng trong.
Đã qua giờ mọi người đi ngủ từ lâu nhưng lúc này, trong Đàm phủ tĩnh lặng, rốt cuộc có bao nhiêu người thực sự ngủ và có bao nhiêu người vẫn thức như chàng?
Đàm Vân Sơn không biết.
Chí ít thì cha không ngủ được, vì rốt cuộc có muốn tu tiên hay không, bản thân chàng vẫn chưa cho cha một câu trả lời.
Mẹ chắc cũng không ngủ được, có điều nhất định không phải là vì lo cho chàng, chắc có lẽ là vì quan tâm cha.
Một tấm Trần Thủy tiên duyên đồ khiến Đàm Vân Sơn hiểu thấu được những điều nhiều năm qua vẫn không nghiêm túc suy nghĩ.
Vì sao mẹ lạnh nhạt với chàng nhưng vẫn luôn muốn gì cho nấy?
Vì sao thái độ của cha với chàng luôn là dè dặt, cẩn trọng, xa cách?
Vì sao toàn thành đều bàn tán chàng không phải máu mủ nhà họ Đàm nhưng chàng vẫn có thể ung dung làm Đàm nhị thiếu gia?
Kỳ thực lúc biết về Lê Đình tiên mộng, Đàm Vân Sơn đã thoáng có dự cảm nhưng chàng không muốn suy nghĩ kỹ.
… Bắt đầu từ trung thu mười bốn năm trước, trong lòng họ, chàng đã không còn là người nhà họ Đàm.
Không, có lẽ còn sớm hơn, từ lúc họ quyết định vứt chàng trên núi, chàng đã bị đuổi khỏi Đàm gia.
Lê Đình tiên mộng chẳng qua chỉ biến chàng từ “người ngoài” thành “quỷ thần”.
Cho nên họ kính nhi viễn chi với chàng.
*Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử có câu: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ” nghĩa là làm việc nghĩa cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần nhưng nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Trên gác gần đó, Ký Linh và Phùng Bất Cơ tựa vào cửa sổ, tâm tình phức tạp.
“Ký Linh nói xem đệ ấy đang nghĩ gì?” Phùng Bất Cơ bỗng hỏi.
Ký Linh xem người trên mái đình, thản nhiên đáp: “Có lẽ là nghĩ xem có nhận Trần Thủy đồ đi tu tiên không.”
Phùng Bất Cơ khó chịu: “Chuyện này có gì mà phải do dự, không thấy cha đệ ấy hận không thể nâng kiệu tám người khiêng tiễn đệ ấy đi à!”
Ký Linh im lặng, không nói rõ được tâm trạng trong lòng lúc này.
Phùng Bất Cơ khuyên Đàm Vân Sơn ra ngoài thăm thú, không nên ru rú trong Đàm gia ngày nào cũng giống ngày nào, Đàm Vân Sơn đáp nơi này là nhà chàng.
Đàm viên ngoại lấy Trần Thủy tiên duyên đồ ra nói với con trai: đắc đạo lên tiên, chuyện tốt đẹp nhường nào!
“Huynh nói xem, sao con người một khi đã rắn lòng thì có thể rắn như đá tảng vậy nhỉ.” Ký Linh tuy là đứa bé mồ côi nhưng được sư phụ yêu thương chiều chuộng từ nhỏ tới lớn, ngày xưa chưa từng cảm thấy chuyện ấy có gì đặc biệt, giờ mới ý thức được bản thân may mắn xiết bao.
Phùng Bất Cơ trầm ngâm một hồi rồi bùi ngùi đáp rằng: “Thế gian này, có một số việc đã được định rồi, là của mình thì trốn cũng không trốn được, không đáng là của mình thì có cầu nấy cầu nữa cũng không thể có.”
“Nhưng huynh ấy thực sự hiếu thuận với Đàm viên ngoại và Đàm phu nhân như cha mẹ ruột, hơn nữa còn luôn tin rằng có một ngày tấm lòng của mình sẽ được công nhận.” Ký Linh biết sự chờ mong và tình cảm Đàm Vân Sơn dành cho họ, chính bởi biết nên mới thấy thương thay cho chàng.
Phùng Bất Cơ thấy Ký Linh buồn, không biết phải khuyên nhủ thế nào bèn nửa đùa nửa thật bảo: “Ký Linh đã biết vậy thì đừng chỉ đứng đây nhìn nữa, qua thẳng đó an ủi đệ ấy luôn đi.”
Ký Linh lắc đầu không chút chần chừ: “Không cần tôi an ủi, tự huynh ấy có thể nghĩ thông.”
Phùng Bất Cơ không hiểu: “Vì sao?”
Ký Linh bật thốt: “Huynh ấy không có trái tim.”
Nói xong, cả hai đều ngớ ra.
Ký Linh không biết sao bản thân lại nói ra như vậy, rõ ràng trước đây toàn nói là Đàm Vân Sơn “nghĩ thoáng”, “tâm hồn rộng mở” các kiểu, nói “không có trái tim” tuy là cũng không sai nhưng nghe cứ là lạ.
Phùng Bất Cơ không biết vì sao Ký Linh đáp chắc chắn như thế.
Nhìn nhau hồi lâu không nói, Phùng Bất Cơ thở dài rồi bảo: “Nếu đệ ấy không có trái tim thật thì đã không than thở với trăng.”
Ký Linh trầm ngâm trong thoáng chốc, quyết định sửa lời: “Thu lại câu lúc nãy, huynh ấy vẫn có trái tim, có điều chỉ một chút, rất bé nhỏ thôi, nhỏ tới mức chẳng thể làm huynh ấy khó chịu quá mấy canh giờ.”
Phùng Bất Cơ nhíu mày, cười chọc: “Mới quen biết có mấy ngày ngắn ngủi mà Ký Linh hiểu đệ ấy rõ thật đấy.”
Ký Linh không những không ngượng ngùng mà còn nghiêm túc suy nghĩ chuyện này.
Lần đầu tiên nàng gặp Đàm Vân Sơn đã thấy giọng người này nghe thân thiết, giờ thì như Phùng Bất Cơ nói đó, mới tiếp xúc chẳng bao ngày, nàng đã tự nhận có thể hiểu được tâm tình và suy nghĩ của đối phương, lại còn rất chắc chắn, chẳng lẽ nàng thực sự từng gặp Đàm Vân Sơn ở đâu…
“Ôi, đệ ấy xuống rồi.” Tiếng Phùng Bất Cơ ngắt ngang dòng suy nghĩ của Ký Linh.
Nàng ngước mắt nhìn lên, quả thấy người vốn nằm trên nóc đình đã đứng dậy, đang mò cây thang để trèo xuống.
Khác với lúc trèo lên, Đàm nhị thiếu gia chỉ có thể giữ thang bằng một tay trèo xuống trông cực kỳ ngốc nghếch, lảo đà lảo đảo như sắp sửa ngã xuống bất cứ lúc nào.
Sau một hồi đầy nguy hiểm, cuối cùng Đàm nhị thiếu gia cũng gian nan đáp được xuống đất.
Trái tim Ký Linh lắc lư theo nhịp chao của thang cuối cùng cũng vững lại.
Rốt cuộc đã bị thương thành ra thế rồi tại sao còn phải trèo lên nóc đình chứ!
Giờ thì Ký Linh có thể chắc chắn bản thân chưa từng gặp Đàm Vân Sơn… Người “bất bình thường” như vậy nhất định là đã gặp rồi thì không thể nào quên.
“Có cảm thấy gì không?” Ký Linh quan sát Đàm Vân Sơn từ trên xuống dưới không phát hiện thấy đối phương có gì khác lạ nhưng giọng nói vẫn bao hàm sự lo lắng không dễ nhận ra.
Đàm Vân Sơn cúi đầu nhìn ngực: “Lúc đầu nóng hôi hổi nhưng giờ thì không có cảm giác gì.”
“Ký Linh,” Phùng Bất Cơ sát tới, “nó rốt cuộc là gì vậy? Ký Linh đừng bắt mọi người phải đoán già đoán non nữa.”
Ký Linh bối rối: “Tôi cũng không biết.”
Phùng Bất Cơ cảm thấy bất ngờ, thắc mắc hỏi: “Không phải là từ pháp khí của Ký Linh ra hay sao?”
Đàm Vân Sơn gật mạnh đầu, ánh mắt tội nghiệp trông cực kỳ vô tội.
Ký Linh nghĩ ngợi hồi lâu cuối cùng vẫn lắc đầu bó tay: “Tinh phách của yêu tà được Lục Trần Kim Lung hàng phục thì hoặc là tan về với đất trời, không bị vào lồng, hoặc là bị thu vào trong lồng, vĩnh viễn không được siêu sinh, chưa từng có chuyện thu vào rồi lại nhả ra.”
Phùng Bất Cơ cũng cảm thấy khó có khả năng đó: “Nếu là tinh phách của Ứng Xà thì há chẳng Đàm lão đệ giờ đã thành yêu.”
Ký Linh đồng thuận: “Hơn nữa tinh phách của yêu có màu tím, không thể có kim quang.”
Các thầy thảo luận đầy sôi nổi, Đàm Vân Sơn nghe phát run, khó lắm mới tìm được khoảng hở để chen vào một câu: “Vì sao nhất định phải là yêu mà không thể là… vật tiên bị Ứng Xà ăn?”
Không phải Đàm Vân Sơn muốn thành tiên nhưng cũng không thể cứ loanh quanh nói ở yêu vậy được, đang tiên duyên tốt đẹp cuối cùng lại thành yêu, công bằng ở đâu?
Được Đàm nhị thiếu gia cảnh tỉnh, Ký Linh và Phùng Bất Cơ đổi cách nghĩ mới, tư duy lập tức mạch lạc, rộng mở.
Đúng vậy, Ứng Xà nuốt bản thể của Xích Hà Tinh nên tiên phách nhập vào yêu hồn sau đó yêu hồn lại bị thu vào lồng. Song, Lục Trần Kim Lung cũng giống như mọi pháp khí bắt yêu khác trên đời, chỉ phục ma hàng yêu, tuyệt đối không thể giam được tiên, cho nên yêu phách Ứng Xà bị nhốt còn tiên phách của Xích Hà Tinh thì được nhả ra.
Có điều vì sao tiên phách Xích Hà Tinh được nhả ra lại nhập vào trong người Đàm Vân Sơn?
“Chẳng lẽ đây là tiên duyên của huynh?” Ký Linh không nghĩ ra được khả năng nào khác.
Đàm Vân Sơn thử cử động cánh tay: đau, thử cấu vào đùi: vẫn đau, sau cùng thò tay xách thử con dao: vẫn thấy nặng trịch như trước, chẳng hề nhẹ tay hơn chút nào, cuối cùng đành bỏ cuộc.
Nếu như đây là tiên duyên vậy thì chỉ có thể nói rằng tiên duyên của chàng thực sự quá ít ỏi…
Phùng Bất Cơ nhún nhún vai ra chiều bất đắc dĩ: “Liên quan đến vật tiên, dù chúng ta thảo luận nhiều cỡ nào cũng đều chỉ là suy đoán.”
Đàm Vân Sơn cúi đầu im lặng, ra chiều trầm tư.
Ký Linh không kìm được muốn lên tiếng an ủi. Dù gì thì vừa bị thương lại vừa bỗng dưng không hiểu sao lại bị một thứ gì đó nhập vào người, dù có là ai thì cũng đều…
“Thôi, dù sao cũng không có cảm giác gì, hơn nữa có vẻ đây là chuyện tốt, cứ kệ vậy.”
Tốc độ quẳng gánh lo đi của Đàm nhị thiếu gia thật làm người ta phải ngỡ ngàng, hơn nữa lại còn không hề giả dối một chút nào, giọng điệu nhẹ nhàng ăm ắp chân thành.
Ký Linh ức lắm. Nàng thề, nếu còn đau lòng thương cái con người này thì nàng… nàng…
Thôi, không nên lập lời thề nguy hiểm như vậy.
Ứng Xà đền tội, cho dù còn chút chuyện khó hiểu nhưng chung quy là đã xong.
Sau khi sai kẻ dưới đi thông bẩm với Đàm viên ngoại, ba người sức cùng lực kiệt trở lại sảnh chính.
Trời chiều bóng ngả về tây nhuộm đỏ ráng mây ở đường chân trời, bóng nắng hắt vào qua song cửa sổ trút xuống mặt bàn, bình hoa, cuộn tranh treo và thân người.
Nửa phòng sáng bừng ấm áp.
Toàn phòng mệt mỏi, uể oải.
Phùng Bất Cơ dựa vào ghế chợp mắt một chốc, tỉnh lại thấy trong sảnh vẫn chỉ có ba người họ. Ký Linh đang nghịch Lục Trần Kim Lung như muốn nghiên cứu ra cho bằng được sự ảo diệu của cái lỗ đó, Đàm Vân Sơn đã cẩn thận thay bộ áo dính máu ra, giờ lại trở về là Đàm nhị thiếu gia phong độ văn nhã, chẳng qua một cái cánh tay không dám cử động còn một cánh tay khác thì đang… gảy lung tung vạt áo, hay nói đúng hơn là dùng mấy đầu ngón tay khều mở ra, vừa khều vừa cố nhìn vào trong sâu.
Có người nhìn trộm người khác thì Phùng Bất Cơ thấy rồi nhưng huynh ta thật chưa bao giờ thấy có ai tự nhìn trộm mình.
Không nén nổi tò mò, Phùng Bất Cơ hỏi thẳng: Đàm lão đệ nhìn gì vậy?”
Đàm Vân Sơn bỏ tay xuống, ngẩng đầu lên, thản nhiên đáp: “Không có gì.”
Phùng Bất Cơ nhún nhún vai, không gặng hỏi tới cùng, so ra thì huynh ta quan tâm chuyện Đàm viên ngoại hơn, ngáp một cái, thuận miệng hỏi: “Cha đệ trốn lên núi rồi à?”
Tên người dưới đi thông bẩm đã hơn một canh giờ, cho dù dẫn theo cả nhà có vướng víu thế nào thì đáng ra cũng phải quay về rồi.
Đàm Vân Sơn cười nói đỡ: “Có lẽ là nhiều đồ.”
Phùng Bất Cơ trề môi, còn muốn cằn nhằn thêm nhưng bỗng nghĩ nói xấu cha người ta trước mặt người ta thì có vẻ không được hay, vừa rồi huynh ta hỏi vậy có phần bất lịch sự.
Lời nói ra như bát nước đổ đi không thể hốt lại được, Phùng Bất Cơ bèn đổi luôn sang nói chuyện khác: “Tiếp đây đệ có dự định gì không?”
Đàm Vân Sơn không hiểu ý, đáp rất tự nhiên: “Cứ sống như bình thường chứ còn dự định gì nữa?”
Phùng Bất Cơ hơi nhíu mày, nói với vẻ tiêng tiếc: “Đệ có tiên duyên cơ mà.”
Đàm Vân Sơn cười khẽ: “Không phải Phùng huynh cũng cho là trên trời còn không tiêu diêu bằng dưới mặt đất hay sao.”
Phùng Bất Cơ đáp: “Không phải huynh khuyên đệ tu tiên, không tu tiên thì cũng có thể làm như Ký Linh và huynh vậy, ra ngoài đi thăm thú một chút, tiện thể thì bắt thêm mấy con yêu quái, không phải là vẫn hơn ngồi trong nhà cao cửa rộng mà mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào hay sao?”
Đàm Vân Sơn lẳng lặng nhìn huynh ta một hồi rồi mỉm cười lắc đầu: “Nơi này là nhà tôi.”
Phùng Bất Cơ bỗng thấy hối vì đã nói những lời khốn nạn đấy.
Huynh ta chỉ chăm chăm nghĩ tới tiên duyên, thấy tiếc thay cho Đàm Vân Sơn có tư chất lại không dùng tới mà quên mất rằng huynh ta phiêu bạt đã quen, thích thú đất trời rộng lớn nhưng với người bình thường, trời đất dẫu bao la, vẫn không đâu bằng ở nhà.
“Xin lỗi Đàm lão đệ, coi như chưa từng nghe thấy huynh nói mấy lời chó má ấy đi.” Phùng Bất Cơ hào sảng nói.
Đàm Vân Sơn bật cười, bỗng thấy hơi không nỡ từ biệt vị thầy pháp này: “Đừng khách sáo mãi vậy, gọi đệ là Vân Sơn là được rồi.”
Thầy Phùng liền thuận theo: “Vậy đệ cứ gọi huynh là Bất Cơ.”
Đàm Vân Sơn: “…”
Nãy giờ dỏng tai lên nghe ngóng, Ký Linh mỉm cười.
Màn đêm buông xuống, đèn hoa vừa khêu, cuối cùng Đàm viên ngoại cũng thong thả trở về.
“Làm phiền hai thầy…”
Chưa thấy người đã nghe thấy tiếng.
Tiếng dứt rồi mới thấy bóng Đàm viên ngoại xuất hiện ở cửa.
Ký Linh và Phùng Bất Cơ đã đứng dậy từ lúc nghe tiếng đối phương, thấy người đã tới liền đồng loạt thi lễ chào: “Viên ngoại…”
“Mau ngồi, mau ngồi!” Đàm viên ngoại vội nói đầy cung kính và cảm kích, sau đó lại lập tức đổi giọng trách mắng người hầu, “Còn đứng đực ra đấy làm gì, không mau mau đi pha trà mời các thầy đi!”
Đám người hầu cũng vừa theo gia đình họ bôn ba trở về nhưng lão gia đã sai bảo thì bọn họ phải lập tức tản đi bốn phía, ai lo bận chuyện người nấy.
Đợi bọn người hầu lui hết rồi, Đàm viên ngoại và Đàm phu nhân mới ngồi vào ghế chủ nhà, Đàm Thế Tông ngồi cạnh Đàm Vân Sơn, thản nhiên quan sát em trai, thấy không mất một cọng tóc nào thì vui vẻ bảo: “Trông đệ chẳng ra dáng hỗ trợ bắt yêu gì cả.”
Đàm Thế Tông cố ý nhấn mạnh bốn chữ “hỗ trợ bắt yêu” thể hiện rõ việc thích thú trêu đùa, châm chọc.
Nếu là trước kia thì Đàm Vân Sơn chỉ ừ hử một tiếng cho qua nhưng lần này, không biết có phải vì đau vai hay không, chàng bỗng muốn nói lại mấy câu, không thì thật có lỗi với số máu mình đã đổ: “Cũng thường, tuy bị cắn nhưng cuối cùng cũng không gây cản trở gì.”
Đàm Thế Tông thoạt nghe thấy bảo là “cũng thường” thì liền khịt mũi coi thường nhưng đến khi nghe thấy nửa câu sau thì thái độ khác hẳn: “Đệ bị cắn?!”
Đàm Vân Sơn gật nhẹ đầu: “Bả vai.”
Đàm Thế Tông không tin, muốn sờ thử, Đàm Vân Sơn lùi người lại theo bản năng thành thử động phải miệng vết thương, đau xuýt xoa.
Đàm Thế Tông khựng tay lại, không dám động vào. Tuy huynh ta không ưa đứa em trai này nhưng cũng biết tính Đàm Vân Sơn không thích giả vờ giả vịt, nhìn Đàm Vân Sơn hay cười đã quen, giờ thấy đệ ấy như vậy, huynh ta dường như có thể cảm nhận rõ được cơn đau ấy.
Có điều không đụng thì được nhưng hỏi thì vẫn phải hỏi, không hỏi không yên lòng: “Bị cắn… có biến thành yêu quái không?”
Đàm Vân Sơn ngớ ra, cười đáp: “Không biết.”
Hai tiếng nhẹ tênh nhưng Ký Linh lại cảm nhận được một chút buồn.
“Thế Tông,” Đàm viên ngoại cuối cùng cũng đứng ra dạy dỗ cậu con trai, “thầy đang ở đây, không được vô lễ.”
“Cha…” Đàm Thế Tông còn định nói tiếp nhưng bị Đàm phu nhân nhìn nên đành dằn lại, không nói gì nữa.
Đàm viên ngoại hài lòng, bấy giờ mới ngó tới cậu con trai thứ hai, hiếm lắm mới thấy giọng có phần quan tâm: “Bị thương có nghiêm trọng không?”
Đàm Vân Sơn ấm lòng, lắc đầu ngay không chút nghĩ ngợi: “Không hề gì, chẳng qua bị cắn một tí ở vai.”
Đàm viên ngoại gật gù nhưng có vẻ vẫn chưa yên tâm hẳn, lại hỏi thêm một câu: “Không hề gì thật chứ?”
Đàm Vân Sơn bật cười, không biết có phải là ít khi được quan tâm như vậy không mà chàng bỗng muốn nói đùa với cha: “Cũng không thể nói là không hề một chút gì, vai thì đau muốn chết, ngực còn thiếu một cái nốt ruồi, tổn thất thảm trọng.”
“Con nói gì cơ?!” Đàm viên ngoại đứng bật dậy, mạnh tới nỗi suýt làm đổ cả ghế.
Ghế tuy không đổ nhưng cọ kèn kẹt xuống nền nhà.
Khi tiếng cọ ấy và tiếng Đàm viên ngoại tắt đi, cả sảnh chính chìm vào im lặng.
Lặng tới độ có thể nghe thấy tiếng từng người hít thở.
“Ta biết ngay là vậy mà, ta biết ngay là đã tới lúc rồi…” Đàm viên ngoại tự lẩm nhẩm một mình, ngồi lại xuống ghế nhưng xem chừng có vẻ không phải ngạc nhiên hay sợ hãi mà là có phần… như trút được gánh nặng thì phải?
“Lão gia,” Đàm phu nhân ngồi im lặng nãy giờ bỗng thong thả cất lời, “Thế Tông còn đang ở đây đấy.”
Lời nhắc của Đàm phu nhân như ngọn đèn trong đêm tối dẫn lối cho người bị lạc đường nhìn thấy con đường phía trước.
Đàm viên ngoại thở dài một hơi rồi ngẩng lên bảo: “Thế Tông, con về phòng đi.”
Đàm Thế Tông lấy làm khó hiểu: “Tại sao con phải về phòng?”
Đàm viên ngoại đập bàn: “Cha bảo con về!”
Nếu như nói Đàm phu nhân còn có thể đe nẹt Đàm Thế Tông đôi chút thì Đàm viên ngoại đến mắng cũng không nỡ, có giận cùng lắm chỉ dạy bảo đôi câu, Đàm Thế Tông cũng đã quen tính cha như vậy.
Nhưng nhiều khi hành vi càng khác thường thì càng có uy.
Tựa như bây giờ, Đàm Thế Tông lần đầu tiên bị cha quát lập tức không dám cợt nhả thêm, đứng ngây ra đó không biết phải làm gì.
Thời khắc quan trọng, lại phải Đàm phu nhân…
“Về đi.”
Hai tiếng dịu dàng vừa vỗ về Đàm Thế Tông lại vừa chỉ ra lối thoát.
Đàm Thế Tông ngoan ngoãn trở về phòng, người hầu lui xuống hết, Đàm viên ngoại sai quản gia đứng ngoài trông cửa đề phòng tai vách mạch rừng.
Mọi chuyện giống như chuyện đã từng xảy ra trước đó.
Phùng Bất Cơ nhìn Ký Linh, Ký Linh nhìn Đàm Vân Sơn, Đàm Vân Sơn hoàn toàn ngơ ngác.
Sao bỗng nhiên lại vậy? Chỉ vì chàng bỗng thiếu mất một cái nốt ruồi?
“Cái nốt ruồi đó của đệ rốt cuộc trông như thế nào mà quan trọng vậy!” Phùng Bất Cơ không biết chạy lại ngồi ghế cũ của Đàm Thế Tông từ lúc nào, ghé sát lại thì thầm hỏi Đàm Vân Sơn, quả thực là tò mò chết đi được.
Đàm Vân Sơn bèn mở luôn vạt áo, phơi ngực ra: “Chỉ vậy thôi.”
Phùng Bất Cơ ngạc nhiên trước sự phóng khoáng của nhị thiếu gia nhà họ Đàm, đang định nói đã mất rồi thì đệ bảo huynh xem gì thì chợt phát hiện ra không phải vậy, thiếu mất một cái thì vẫn còn bốn cái ở trên ngực, hơi lệch sang trái, bốn nốt ruồi bé bằng hạt vừng. Chúng không sắp thẳng hàng cũng không xếp thành vòng tròn mà rải rác tùy ý không có gì đặc biệt, cái nốt ruồi bị biến mất mà Đàm Vân Sơn nói đến cũng không hề để lại chút vết tích nào.
“Ký Linh có muốn lại xem thử không?” Phùng Bất Cơ xem xong còn muốn gọi cả bạn lại xem cùng.
Ký Linh không tiện nói muốn cũng không muốn nói là không muốn, đây đúng là lời mời gây khó xử nhất mà nàng từng nhận được.
Lúc xé áo băng bó vết thương thì chẳng nghĩ gì nhiều nhưng giờ vô duyên vô cớ lại xem ngực một người đàn ông, có lý do gì cũng đều…
“Được đó, để tôi xem thử.”
Tò mò chiến thắng dè dặt.
Bên này hai thầy bắt yêu đang nghiên cứu nốt ruồi của Đàm Vân Sơn, bên kia Đàm phu nhân giúp Đàm viên ngoại tháo bức tranh treo trên bức tường đằng sau ghế chủ nhà xuống.
Chờ hai thầy nghiên cứu xong, tranh cũng đã được gỡ xuống, ngăn ngầm trên tường lộ ra.
Ba người quay lại chỗ ngồi, tập trung tinh thần, vẻ mặt nghiêm túc.
Đàm viên ngoại lấy một chiếc hộp gỗ cất trong ngăn ngầm ra để xuống bàn sau đó ra hiệu cho họ lại xem.
Ba người không biết là có chuyện gì, đứng dậy lại gần bàn quan sát chiếc hộp gấm, trong lòng thầm khen.
Hộp gấm một thước vuông chạm hình hạc tiên con thì đang vút bay lên trời, con đang lượn lờ giữa mây, con thì đứng dưới gốc tùng bách tươi tốt. Không biết người thợ nào có tài chạm khắc tuyệt vời đến thế, hạc tiên, tùng bách và những đám mây đều rất sống động, ngắm kĩ sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng hạc kêu, tiếng gió thổi qua tán tùng và những đám mây lững lờ trôi.
Thấy xem đã đủ rồi, Đàm viên ngoại mới mở hộp gấm, trong hộp lẳng lặng nằm một quyển trục.
Cuối cùng, Đàm viên ngoại mới thong thả cất lời: “Mười bốn năm trước, tiên ông còn để lại bức tranh này.”
Dù đã có dự cảm nhưng lúc thực sự nghe thấy Đàm viên ngoại nói như vậy, Ký Linh và Phùng Bất Cơ vẫn có đôi phần không còn lời nào để nói.
Đàm Vân Sơn cũng dở khóc dở cười: “Cha, chuyện quan trọng như vậy cha không thể kể hết luôn một lần được sao, sao cứ phải mỗi lúc kể một tí.”
“Không phải cha muốn làm vậy,” Đàm viên ngoại thở dài, vừa lấy quyển trục ra vừa nói, “là thần tiên dặn dò phải đợi tới lúc nốt ruồi đầu tiên biến mất thì mới được nói ra.”
“Nốt đầu tiên?” Đàm Vân Sơn bắt được manh mối.
Đàm viên ngoại gật đầu: “Nốt ruồi trên người con chính là tiên duyên của con, chừng nào cả năm nốt ruồi biến mất hết, ấy chính là lúc con lên tiên!”
Đàm Vân Sơn nhìn sự “khẩn thiết” trong mắt cha mình, lòng dần nguội lạnh.
Chàng tuyệt không ngờ kết quả lại là thế này.
Tiên duyên. Một chữ duyên nói lên biết bao mờ mịt, thứ hư ảo như vậy chàng vốn chẳng để tâm. Song lúc này đây, chữ ấy áp lên người chàng, đè chàng như một tảng đá lớn, bắt chàng phải lựa chọn, hoặc khom lưng gánh hoặc hất văng đi.
Chàng muốn hất văng đi.
Người trước mặt chàng lại mong mỏi chàng khom lưng gánh.
“Đắc đạo thành tiên, chuyện tốt đẹp nhường nào!” Đàm viên ngoại không nén được niềm phấn khởi như thể người lên tiên chính là ông.
Đàm Vân Sơn đã nhiều năm không được nghe cha nói chuyện thân thiết với mình, lần gần nhất e là từ tận trung thu mười bốn năm trước, đêm chàng bị cảm lạnh, cha chạy vội tới ôm chàng thương một hồi lâu.
Mười bốn năm trôi qua, cuối cùng Đàm Vân Sơn cũng hiểu thấu đáo được thứ cảm giác kỳ lạ lúc cha thương, ôm vào lòng đêm ấy.
Người nói thương chàng khi ấy, giọng run run, ẩn giấu sự sợ hãi.
Còn giờ đây, người khuyên chàng tu tiên, giọng cũng run run, nhưng ẩn giấu niềm phấn khởi.
Đàm Vân Sơn quay sang nhìn Đàm phu nhân nãy giờ im lặng không nói gì.
So với sự ngưng thờ ơ của cha thì mẹ đúng là nhiều năm vẫn không hề thay đổi. Mười bốn năm trước, mẹ không ôm chàng, mười bốn năm sau, mẹ cũng không khuyên chàng thành tiên. Suốt mười bốn năm, ánh mắt của mẹ vẫn luôn như hiện giờ: lãnh đạm, xa cách, chuyện không liên quan tới bản thân.
“Trần Thủy… tiên duyên đồ?”
Giữa lúc ngẩn ngơ suy nghĩ, Đàm Vân Sơn nghe thấy Ký Linh nói.
Tựa như thế gian lạnh lẽo bỗng có một chùm nắng chiếu tới.
“Đi theo bản đồ này là có thể thành tiên à?”
Nếu tiếng Ký Linh là nắng thì tiếng Phùng Bất Cơ chính là lửa trời.
Mọi cảm xúc buồn thương u ám đều bị hai vị này làm loạn hết. Đàm Vân Sơn thở dài, lấy lại bình tĩnh, đưa mắt nhìn sang.
Quyển trục nằm mở trên bàn, là một cuốn tranh lụa nhưng không vẽ non nước cảnh vật mà là một tấm bản đồ. Một con sông uốn lượn quanh co chảy xuyên suốt bản đồ, trên đường chảy còn đâm ra rất nhiều nhánh, uốn khúc chảy đi bốn phương tám hướng, vô số thôn làng, thành trấn, núi cao, vực sâu phân tán trên bản đồ, chỗ nào cũng có đánh dấu cho nên tổng thể bức đồ trông chi chít chằng chịt.
Nhưng trên tấm bản đồ này có sáu cái tên cực kỳ nổi bật, liếc nhìn là thấy ngay.
Một là hai chữ “Trần Thủy”, là hai chữ lớn nhất trên bản đồ được viết trên con sông nổi bật xuyên suốt bản đồ.
Năm cái tên khác phân bố rải rác trên tấm bản đồ, cỡ chữ nhỏ hơn chữ “Trần Thủy” nhưng to hơn các chữ khác, hơn nữa không viết bằng mực mà viết bằng chu sa, đỏ rực bắt mắt: Ứng Xà, Sùng Ngục, Dị Bì, Nịnh Phương, Doanh Thiên.
Toàn tấm bản đồ chỉ có góc trái trên cùng gần “Doanh Châu” là hơi trống lại bị hai câu thơ viết chèn đầy vào:
“Ngày ngũ yêu đền tội,
Ấy là lúc lên tiên.”
Đêm lạnh như nước, trăng sáng như sương.
Đàm Vân Sơn nằm trên mái đình nhìn trời sao sáng trong.
Đã qua giờ mọi người đi ngủ từ lâu nhưng lúc này, trong Đàm phủ tĩnh lặng, rốt cuộc có bao nhiêu người thực sự ngủ và có bao nhiêu người vẫn thức như chàng?
Đàm Vân Sơn không biết.
Chí ít thì cha không ngủ được, vì rốt cuộc có muốn tu tiên hay không, bản thân chàng vẫn chưa cho cha một câu trả lời.
Mẹ chắc cũng không ngủ được, có điều nhất định không phải là vì lo cho chàng, chắc có lẽ là vì quan tâm cha.
Một tấm Trần Thủy tiên duyên đồ khiến Đàm Vân Sơn hiểu thấu được những điều nhiều năm qua vẫn không nghiêm túc suy nghĩ.
Vì sao mẹ lạnh nhạt với chàng nhưng vẫn luôn muốn gì cho nấy?
Vì sao thái độ của cha với chàng luôn là dè dặt, cẩn trọng, xa cách?
Vì sao toàn thành đều bàn tán chàng không phải máu mủ nhà họ Đàm nhưng chàng vẫn có thể ung dung làm Đàm nhị thiếu gia?
Kỳ thực lúc biết về Lê Đình tiên mộng, Đàm Vân Sơn đã thoáng có dự cảm nhưng chàng không muốn suy nghĩ kỹ.
… Bắt đầu từ trung thu mười bốn năm trước, trong lòng họ, chàng đã không còn là người nhà họ Đàm.
Không, có lẽ còn sớm hơn, từ lúc họ quyết định vứt chàng trên núi, chàng đã bị đuổi khỏi Đàm gia.
Lê Đình tiên mộng chẳng qua chỉ biến chàng từ “người ngoài” thành “quỷ thần”.
Cho nên họ kính nhi viễn chi với chàng.
*Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử có câu: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ” nghĩa là làm việc nghĩa cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần nhưng nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Trên gác gần đó, Ký Linh và Phùng Bất Cơ tựa vào cửa sổ, tâm tình phức tạp.
“Ký Linh nói xem đệ ấy đang nghĩ gì?” Phùng Bất Cơ bỗng hỏi.
Ký Linh xem người trên mái đình, thản nhiên đáp: “Có lẽ là nghĩ xem có nhận Trần Thủy đồ đi tu tiên không.”
Phùng Bất Cơ khó chịu: “Chuyện này có gì mà phải do dự, không thấy cha đệ ấy hận không thể nâng kiệu tám người khiêng tiễn đệ ấy đi à!”
Ký Linh im lặng, không nói rõ được tâm trạng trong lòng lúc này.
Phùng Bất Cơ khuyên Đàm Vân Sơn ra ngoài thăm thú, không nên ru rú trong Đàm gia ngày nào cũng giống ngày nào, Đàm Vân Sơn đáp nơi này là nhà chàng.
Đàm viên ngoại lấy Trần Thủy tiên duyên đồ ra nói với con trai: đắc đạo lên tiên, chuyện tốt đẹp nhường nào!
“Huynh nói xem, sao con người một khi đã rắn lòng thì có thể rắn như đá tảng vậy nhỉ.” Ký Linh tuy là đứa bé mồ côi nhưng được sư phụ yêu thương chiều chuộng từ nhỏ tới lớn, ngày xưa chưa từng cảm thấy chuyện ấy có gì đặc biệt, giờ mới ý thức được bản thân may mắn xiết bao.
Phùng Bất Cơ trầm ngâm một hồi rồi bùi ngùi đáp rằng: “Thế gian này, có một số việc đã được định rồi, là của mình thì trốn cũng không trốn được, không đáng là của mình thì có cầu nấy cầu nữa cũng không thể có.”
“Nhưng huynh ấy thực sự hiếu thuận với Đàm viên ngoại và Đàm phu nhân như cha mẹ ruột, hơn nữa còn luôn tin rằng có một ngày tấm lòng của mình sẽ được công nhận.” Ký Linh biết sự chờ mong và tình cảm Đàm Vân Sơn dành cho họ, chính bởi biết nên mới thấy thương thay cho chàng.
Phùng Bất Cơ thấy Ký Linh buồn, không biết phải khuyên nhủ thế nào bèn nửa đùa nửa thật bảo: “Ký Linh đã biết vậy thì đừng chỉ đứng đây nhìn nữa, qua thẳng đó an ủi đệ ấy luôn đi.”
Ký Linh lắc đầu không chút chần chừ: “Không cần tôi an ủi, tự huynh ấy có thể nghĩ thông.”
Phùng Bất Cơ không hiểu: “Vì sao?”
Ký Linh bật thốt: “Huynh ấy không có trái tim.”
Nói xong, cả hai đều ngớ ra.
Ký Linh không biết sao bản thân lại nói ra như vậy, rõ ràng trước đây toàn nói là Đàm Vân Sơn “nghĩ thoáng”, “tâm hồn rộng mở” các kiểu, nói “không có trái tim” tuy là cũng không sai nhưng nghe cứ là lạ.
Phùng Bất Cơ không biết vì sao Ký Linh đáp chắc chắn như thế.
Nhìn nhau hồi lâu không nói, Phùng Bất Cơ thở dài rồi bảo: “Nếu đệ ấy không có trái tim thật thì đã không than thở với trăng.”
Ký Linh trầm ngâm trong thoáng chốc, quyết định sửa lời: “Thu lại câu lúc nãy, huynh ấy vẫn có trái tim, có điều chỉ một chút, rất bé nhỏ thôi, nhỏ tới mức chẳng thể làm huynh ấy khó chịu quá mấy canh giờ.”
Phùng Bất Cơ nhíu mày, cười chọc: “Mới quen biết có mấy ngày ngắn ngủi mà Ký Linh hiểu đệ ấy rõ thật đấy.”
Ký Linh không những không ngượng ngùng mà còn nghiêm túc suy nghĩ chuyện này.
Lần đầu tiên nàng gặp Đàm Vân Sơn đã thấy giọng người này nghe thân thiết, giờ thì như Phùng Bất Cơ nói đó, mới tiếp xúc chẳng bao ngày, nàng đã tự nhận có thể hiểu được tâm tình và suy nghĩ của đối phương, lại còn rất chắc chắn, chẳng lẽ nàng thực sự từng gặp Đàm Vân Sơn ở đâu…
“Ôi, đệ ấy xuống rồi.” Tiếng Phùng Bất Cơ ngắt ngang dòng suy nghĩ của Ký Linh.
Nàng ngước mắt nhìn lên, quả thấy người vốn nằm trên nóc đình đã đứng dậy, đang mò cây thang để trèo xuống.
Khác với lúc trèo lên, Đàm nhị thiếu gia chỉ có thể giữ thang bằng một tay trèo xuống trông cực kỳ ngốc nghếch, lảo đà lảo đảo như sắp sửa ngã xuống bất cứ lúc nào.
Sau một hồi đầy nguy hiểm, cuối cùng Đàm nhị thiếu gia cũng gian nan đáp được xuống đất.
Trái tim Ký Linh lắc lư theo nhịp chao của thang cuối cùng cũng vững lại.
Rốt cuộc đã bị thương thành ra thế rồi tại sao còn phải trèo lên nóc đình chứ!
Giờ thì Ký Linh có thể chắc chắn bản thân chưa từng gặp Đàm Vân Sơn… Người “bất bình thường” như vậy nhất định là đã gặp rồi thì không thể nào quên.
Tác giả :
Nhan Lương Vũ