Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 48 Chiều hôm sâu thẳm ở bắc bình (2)
Lâm Kiêu đang chuẩn bị cơm tối trong sân.
Cô ở cùng anh hai ngày, nhận biết hiện giờ vì để dưỡng thương nên hầu như đồ ăn anh dùng đều do Lâm Kiêu đích thân nấu. Nếu Lâm Kiêu đã xắn tay áo xuống bếp, cô đành giao cho người ta vẫn tốt hơn.
“Lúc nhỏ anh cùng chị ba vào kinh”, anh trông về bức tường, nhìn những tấm ảnh chú thím chụp chung, “Thím là người Bắc Kinh giống em. Thím dẫn mọi người từ Chính Dương Môn vào thành, khi đó thành lâu bị thiêu cháy chỉ còn lại tàn tích”.
Tạ Vụ Thanh kể chuyện trước lúc cô ra đời. Năm 1900, Chính Dương Môn bị liên quân tám nước tấn công thiêu huỷ.
Hà Vị sinh vào cuối triều Thanh, ấn tượng với Tứ Cửu Thành không sâu, chỉ nhớ mang máng các chị gái châu ngọc đầy đầu, mặt hoa da phấn, gò má lúc nào cũng ửng hồng. Cô tuổi nhỏ nên không đeo trang sức, khuôn mặt ẩn trong nguyên bảo lãnh, trên cổ mang vòng nặng trịch, mỗi lần nhúc nhích cổ đều hao tốn sức lực.
Mùa thu năm đó, để ngắm lá phong, cả nhà đi Tĩnh Nghi Viên ở Hương Sơn, xe ngựa nối đuôi nhau thành chuỗi không thấy đầu. Nơi ấy có Chiêu Tự, có tháp Phù Đồ cao bảy tầng, đặt lư hương bằng sắt rất lớn. Lần đầu cô gặp chú hai, chú mặc bộ âu phục cổ quái, đi phía sau tông thân của Hà gia, đứng giữa dàn áo dài xám cùng áo choàng vàng tím, vô cùng bắt mắt.
Những vị tông thân đội mũ da chắp tay đi qua đi lại, trong nhà ai cũng hút thuốc phiện đến mỏi mệt, bước chân yếu ớt uể oải, hai mắt híp lại chẳng có khí chất, giống như giống hệt nhau, không phân biệt được ai với ai.
Duy chỉ có chú hai rớt lại phía sau, trên mặt dịu dàng ôn hoà, trong mắt mang theo tia sáng.
Cô đứng trên thềm đá trắng, lặng lẽ nấp sau cánh cửa được khảm hoa đỏ sậm, trông ra bên ngoài. Đám tông thân bước qua dưới bậc thềm. Nha hoàn bên cạnh mẹ thì thầm bảo, đó là cậu hai vừa du học về nước. Lúc ấy ông nội vẫn còn sống, chú hai được gọi là cậu hai.
Nha hoàn lại nói, vào năm liên quân tám nước tiến đánh, cậu hai vận chuyển gạo vào thành Bắc Kinh cứu tế, bị người khác buộc tội buôn lậu thóc gạo, nhốt giam đánh đập mấy ngày đêm, hiện giờ không thể sinh con, nhóm tông thân bàn nhau cho ông nhận một người con kế tục.
Thời gian đó tiền trang của Hà gia làm ăn phát đạt, vẫn chưa mở vận tải đường thuỷ Hà gia.
Nhóm tông thân bàn tới bàn lui, không ai bằng lòng làm con thừa tự cho Hà Tri Hành, chuyện này không cách nào giải quyết.
Cô lại nghe cha ruột và mẹ nhắc về chú hai, cha cô phẫn uất nói em hai đi theo cách mạng nên rước hoạ, phải chạy ra biển lánh nạn.
Tạ Vụ Thanh ăn cơm tối xong, về phòng nghỉ ngơi.
Hà Vị khép cửa, ra ngoài sân hóng gió.
Lâm Kiêu múc chậu nước, chuẩn bị rửa mặt. Từ lúc hắn trở về Bách Hoa Thâm Xử, luôn tất bật trong ngoài, cả người toát đầy mồ hôi. Hắn vừa phát nước đã trông thấy Hà Vị, tay áo dính nước ướt đẫm rút về, qua loa chà lên áo sơ mi: “Có cần tôi vào không?”
Cô xua tay: “Anh ấy ngủ rồi”.
Lâm Kiêu thẹn thùng cười cười, muốn bưng chậu đồng trắng đến một bên tắm rửa.
“Cứ rửa đi”, Hà Vị cười nhìn hắn, “Sợ gì chứ?”
“Lâm phó quan trải sự đời”. Khấu Thanh đem váy nhỏ Tư Niên vừa thay ra, lấy thìa gỗ múc nửa chậu nước tưới lên quần áo, “Sao rửa ráy trước mặt chúng ta cũng không dám thế?”
Lâm Kiêu thấy đàn bà con gái ở đây liền đỏ mặt, trong lòng e thẹn khi bị vạch trần nhưng ngoài mặt không thể tỏ ra ái ngại. Hắn phát nước hai lần lên mặt, dùng khăn lông lau sạch.
“Để tôi giặt cho”. Lâm Kiêu nói.
“Đây là việc công của tôi, nhận lương đấy”, Khấu Thanh đáp, “Lâm phó quan là tướng lãnh đạo, mỗi người một việc mới tốt”.
Khấu Thanh không muốn ầm ĩ ảnh hưởng đến người đang ngủ, bưng chậu nước ra ngoài cổng lớn, ngồi trên băng ghế nhỏ, chà xát áo lên thềm đá.
Hà Vị kéo Lâm Kiêu đến ngồi trên ghế đá trong sân.
Nhóm người theo họ từ Thiên Tân đến, không vào Bách Hoa Thâm Xử mà đi thẳng tới ngõ Đông Giao Dân của khu lãnh sứ quán.
“Quen biết nhiều năm nhưng chưa từng nghiêm túc trò chuyện với cậu”. Hà Vị tay cầm quạt, nhìn thấy mồ hôi đầy người Lâm Kiêu nên đưa cây quạt hương bồ của ông bác trên bàn đá cho hắn.
Lâm Kiêu nhận lấy, nắm chặt quạt hương bồ, cười nhìn cô: “Tôi không thích nói chuyện, anh em quen biết hơn mười năm cũng không nói quá nhiều”.
Hắn sợ cô nhàm chán, cố gắng tìm đề tài: “Lúc nghĩ cách cứu viện thiếu tướng quân, tôi thấy tàu của vận tải đường thuỷ Hà gia ở Trường Giang rất hoành tráng”, hắn không khỏi khâm phục, “Còn có đường hàng hải ở cảng tỉnh, mấy năm qua cô hai đã giúp không ít người chúng tôi đến Hồng Kông tị nạn, người bên chúng tôi luôn nói, đó là đường thuỷ cứu mạng”.
Hình như Lâm Kiêu có rất nhiều lời khen muốn nói với cô, ngẫm nghĩ một lúc lại lo lắng hỏi: “Mấy chuyện này có khiến cô hai gặp nguy hiểm không”.
“Thời cuộc như vậy, làm gì mới không nguy hiểm?” Cô mỉm cười, nhẹ giọng nói, “Vận tải đường thuỷ Hà gia từ trước đến nay đều giúp đỡ đảng cách mạng, cậu không biết sao?’
“Thiếu tướng quân từng nhắc tới”. Lâm Kiêu không ngờ Hà Vị thẳng thắn thế.
Năm đó chú hai là người thuộc đảng cách mạng, bị bắt phải lẩn trốn ra biển, được người khác cứu giúp, từ đó nảy ra ý tưởng kinh doanh vận tải đường thuỷ. Ghi chép việc làm ăn của Hà gia đều nằm trong khối óc của ba chú cháu, nhớ lộ trình, nhớ thời gian thông quan, duy chỉ không nhớ tên họ. Vô số nhà cách mạng đã được cứu và tìm cách đưa ra ngoài suốt nhiều năm liền.
“Thiếu tướng quân từng nói, cô hai còn xem trọng vận tải đường thuỷ hơn mạng sống, không cách nào bỏ trốn cùng ngài. Ban đầu tôi còn không biết, mấy năm nay rốt cuộc cũng hiểu”.
“Thiếu tướng quân cũng xem cô hai hơn cả mạng mình”. Lâm Kiêu nói tiếp.
Cô cười. Lời này thốt ra từ miệng của người cạnh anh, ý nghĩa khác biệt.
“Năm ấy”, hai tay Lâm Kiêu siết chặt quạt hương bồ, nghĩ mãi mới nói, “Cô ba và thiếu tướng quân ở Kim Lăng. Cô ba muốn gặp cô hai, cô ba nói, một nhà bốn chị em gái, chỉ có cô ba chưa được gặp em dâu đã phải lặng lẽ ra đi”.
Nụ cười Hà Vị chững lại.
“Thiếu tướng quân luôn nghĩ cách muốn cứu cô hai, nhưng sau khi cô ba bị bắn chết, ngài không dám kéo dài nữa, trực tiếp dùng bản thân đổi người”.
Tháng tư hoa hoè rụng đầy Kim Lăng, khắp thành chìm trong màu hoa trắng.
Hà Vị quay về chính phòng.
Quần áo, sách vở Tạ Vụ Thanh mang theo đều để trong rương lớn bằng sắt, đặt bên cạnh sô pha da nâu. Cô sợ sàn nhà trơn trượt, một ngày trước khi quay về từ Thiên Tân đã gửi điện báo, nhờ quản gia mang mấy cuộn thảm xanh sẫm, trải lên đất.
Tạp âm bị thảm sàn nuốt chửng. Cô khẽ vén rèm châu, ngồi xuống mép giường.
Lúc Tạ Vụ Thanh ngủ vẫn mặc áo sơ mi gọn gàng đến khó hiểu, nhìn anh chỉnh tề như lúc nào cũng có thể khoác quân phục lên chiến trường.
Thiếu tướng quân của cô, vì cô, cam tâm chịu chết.
Người đàn ông nằm trên giường bất chợt vươn tay nắm lấy cô.
Tim Hà Vị khẽ động: “Chưa ngủ sao?”
“Vừa chợp mắt thôi”.
Hà Vị tựa sát vào anh nằm xuống. Tạ Vụ Thanh hơi dịch người, nhường nửa giường cho cô.
“Chị ba anh…” Cô nói.
Anh nhận ra cô để tâm đến chị ba mình.
“Chị ba à, là người có tướng phản cốt nhất nhà anh”, Tạ Vụ Thanh thì thầm, “Cha anh là người bảo thủ, tầm nhìn và tư tưởng đều bị hạn chế, lúc ấy ông ủng hộ phản Viên, sau khi Viên Thế Khải chết, lại không ủng hộ Nam – Bắc khai chiến. Ông cho rằng, chiến tranh quá lâu, không nên đánh tiếp nữa. Binh quyền trong tay ông ban đầu đều bị chị ba lừa đi, đặt hết vào tay anh. Sau đó, quân phiệt phương Nam ngày càng khuếch trương, thuốc phiện tràn lan khắp các tỉnh thành, lúc này cha mới nghĩ thông suốt, quyết định đánh tiếp”.
Tạ Vụ Thanh nhớ đến một năm trước khi chị ba mất: “Năm 26, cuối cùng Vân Nam cũng xây dựng thành công quốc lộ đầu tiên. Chị ba nói với cha anh, cha xem, nếu không phải thuế thu nhập đều lọt vào túi riêng của quân phiệt thì quốc lộ này đã sớm hoàn thành”.
Anh trai cô cũng từng nói, tư tưởng người ấy có hạn. Cô bỗng dưng nhớ lại.
Cả đời Tạ lão tướng quân phần lớn thời gian đều đổ vào tiền triều, ngay từ đầu giữ tư tưởng phản Thanh, đã là chuyện không dễ.
“Chị ấy từng xin đến học ở trường trung học nữ sinh Bì Văn Thượng Hải [1], cách nhà khá xa, mẹ anh không cho, không ngờ chị ấy để lại một lá thư rồi ép phó quan của cha đưa mình đến Thượng Hải”, Tạ Vụ Thanh bật cười, “Phó quan của cha thầm thích chị ấy, lại bị chị ấy phát hiện, trở thành nhược điểm của hắn”. Mỗi lần cha mẹ nhắc đến chuyện này, đều không ngừng trêu chọc.
[1] Trường Trung học Nữ sinh Bì Văn Thượng Hải do nhà truyền giáo Elijah Coleman Bridgman và phu nhân Grande của mình thành lập vào năm 1850. Đây là trường học dành cho nữ giới đầu tiên trong lịch sử ở Thượng Hải. Khi trường mới mở không ai đồng ý vào học, trải qua rất lâu mới dần trở thành một trong những nơi giáo dục nổi danh nhất TQ thời Dân quốc. Năm 1953, trường được đổi tên thành Trung học Nữ sinh Số 9 Thượng Hải, đến năm 1966, trở thành Trường Trung học Số 9 Thượng Hải.
“Vị phó quan kia khá giống Lâm Kiêu, nhờ tài thao lược mới thành công, sớm đã thăng làm tham mưu, chỉ là hết lòng trung thành tận tâm, không muốn rời khỏi Tạ gia. Sau đó chị ấy vào trung học, ở lại trường ba năm, vị phó quan kia cũng được cử đến trường sĩ quan, nếu học thành tài quay về sẽ cưới. Ba năm trôi qua, phó quan học xong quay về, mà chị ba lại gửi một phong thư, nói mình đi du học. Chị gái quen biết cô ba Trịnh gia cũng là trong lúc du học”.
Tạ Sính Tích gấp gáp lên đường, không chờ được tàu khách, phải đi nhờ tàu chở hàng. Cô ở khoang hạng ba, trong phòng bày biện sơ sài, chỉ có một cái sô pha lớn làm giường ngủ, ngoài ra chẳng còn gì khác, may mắn còn được sử dụng nước nóng lạnh. Sau khi cô lên tàu, đêm nọ nghe thấy tiếng gõ cửa của một cô gái Trung Quốc đến xin nước nóng gội đầu. Tạ Sính Tích biết người này không mua được vé nên phải ngủ ở kho hàng, liền giữ cô ta lại, hai người nằm cùng một cái sô pha suốt hơn nửa tháng.
Khi đến châu Âu, chị ba học về hoá chất, cô ba Trịnh gia lại học mỹ thuật.
Bọn họ cùng nhau nhập học, hẹn sau khi kết thúc khoá sẽ cùng về nước. Chiến tranh Thế giới bùng nổ, du học sinh các nước phải tạm gác việc học trở về. Trịnh Sính Tích nhiễm bệnh nặng nên không thể đi, người nhà cô ba Trịnh đến đón mấy lần đều bị từ chối. Tạ Sính Tích sợ không chống đỡ nổi, đem toàn bộ nữ trang cùng tiền bạc giao lại cho cô ba Trịnh, nếu cô ấy không định về nước thì nhờ cô ấy ở đây đợi Tạ Vụ Thanh tiếp ứng, sau đó đến Quý Châu tìm Tạ gia, người Tạ gia nhất định sẽ xem cô như con gái ruột mà chăm sóc.
Một tháng sau, Tạ Vụ Thanh huỷ bỏ phong toả tìm được căn hộ nhỏ, chị ba đã khỏi bệnh.
Hai người đường dài về nước. Đôi bạn thân du học tây dương, vượt trùng khơi về lại cố hương, vừa đến nhà trở thành người thuộc hai phe Nam – Bắc đối lập. Từ đó về sau chưa từng gặp lại.
“Sau khi chị ba du học về, phó quan cũng trở thành tham mưu, khi đó trên chiến trường, phó quan kia dùng báng súng chặn xe hỏi chị ba, lời cô nói lúc mười ba tuổi có tính không. Chị ba trả lời, người Tạ gia lời hứa đáng ngàn vàng, nếu còn sống trở về, thì cứ đến hỏi cưới”.
Đèn trong sương phòng phía đông sáng lên, chiếu đến chính phòng, giống như ánh đèn hạ màn sân khấu.
Ve kêu râm ran bên tai, không ai nói một lời.
Vị tham mưu ấy hy sinh trên chiến trường Bắc phạt, còn chị ba bị bắn chết tại Kim Lăng.
Tạ gia năm ấy thất bại thảm hại, chỉ chuyên tâm lo liệu hậu sự, khách đến phúng viếng ít ỏi vô cùng, cô ba Trịnh dẫn theo em trai út Trịnh Độ, từ tận quan ngoại tìm đến, dùng mấy chục bức câu đối phúng điếu, lấp kín linh đường trống rỗng. Cô ấy ngồi suốt cả đêm ở linh đường.
—
Tạ Vụ Thanh vừa xuất hiện ở Bắc Bình đã thu hút rất nhiều sự chú ý.
Hà Vị cũng không hỏi chuyện của anh. Đã là bí mật quân sự, hẳn không phải trò đùa.
Tạ Vụ Thanh mang theo âu phục cách tân, đeo đồng hồ vàng cùng những thú vui của quý công tử bại hoại, mỗi ngày hết ở khách sạn Lục Quốc lại đến nhà hàng Bắc Kinh, Quảng Hoà Lâu, Quảng Đức Lâu ứng phó từng người, tựa như trở về thời điểm anh với vào kinh năm đó. Bất quá lúc này trong tay anh có thêm cây gậy chống. Khấu Thanh âm thầm nói với cô, đàn ông bị thương trên chiến trường giống một chiến công, càng thêm mê hoặc, khó trách khiến người khác lo lắng, khuyên cô nên đi theo xã giao cùng anh.
“Làm sao rảnh theo anh chứ”. Hà Vị cười nói.
Cô không chỉ bận rộn chuyện Bạch Cẩn Hành, còn phải phối hợp với việc vận chuyển lương thực cứu tế.
Bắc đầu từ năm ngoái, chín tỉnh ở Hồ Nam ngập lụt nghiêm trọng, ba tỉnh Tứ Xuyên triều cường dâng cao, Thiểm Tây lại bị hạn hán giày xéo.
Cô đọc tin tức trọng điểm trên tờ “Đại công báo” ở văn phòng, nhìn thấy một huyện chịu cảnh thiên tai nặng nề, giá gạo tăng đến 12 tệ một đấu, không khỏi lo lắng. Ở Bắc Bình, Khấu Thanh một tháng chỉ nhận 3 tệ tiền lương, một căn tứ hợp viện bình thường cho thuê cũng mất 20 tệ một tháng. Giá gạo này, chỉ có thể nói là cao ngất trời.
“Nhiều nơi gặp nạn thiên tai, Trung Nguyên chiến tranh không ngừng”, Hồ Thịnh Thu lắc đầu, “Người chịu khổ chỉ có dân đen”.
Hà Vị thầm than, gấp tờ báo lại.
Tối nay ở Quảng Đức Lâu có diễn kịch để quyên tiền cứu tế, cô phải có mặt.
Mấy buổi diễn kịch quyên tiền thế này, cần có người uy tín đến giữ thể diện, những nhóm thân hào, quân phiệt mới cùng khuê tú danh viện xuất hiện một cái, tiền cứu trợ sẽ tăng vọt, người được hưởng lợi tất nhiên là dân gặp nạn. Những năm nay cô không thường lui tới hoạt động náo nhiệt thế này, chỉ có quyên góp tiền bạc mới đến, mang theo chi phiếu, vàng lá, chi phiếu để quyên tặng, còn vàng lá tặng khách mới.
Có điều trước lúc đó, cô đã hẹn Tạ Vụ Thanh đến thương xá [2]. Hiếm có được nửa ngày nhàn rỗi, đi làm việc riêng.
[2] Nguyên văn là “khuyến nghiệp tràng”, có nghĩa như một trung tâm mua sắm thời kỳ đầu. Đến nay ở Thiên Tân vẫn còn một toà nhà “khuyến nghiệp tràng” này gọi là Quanyechang Shopping Mall. (Mình sợ để trung tâm mua sắm thì hiện đại quá, nên sử dụng từ thương xá, nếu mọi người thấy không ổn thì bình luận nói để mình sửa nha, còn nếu không okk rồi thì cứ để vậy)
Mặt trời ngả về Tây, giữa thềm đá trắng ở cửa lớn có một người đàn ông mặc âu phục giày da, tay chống gậy.
Tạ Vụ Thanh đứng một mình dưới cửa đá chạm hoa trắng, cảnh vệ trực ban tản ra hai bên, ẩn nấp trong đám người. Anh chưa từng thấy một nơi hiện đại hoành tráng thế này, so với Thanh Vân Các còn hơn bội phần, không chỉ có quý nhân quan lớn tìm đến mà còn có rất nhiều học sinh cùng thanh thiếu niên.
Cô bước vài bước lên thềm đá, cười vỗ tay anh.
Anh cúi đầu, nhìn thấy cô gái vừa qua tuổi hoa niên, váy dài liền thân màu hồng nhạt, tay áo rũ lộ ra khuỷu tay cùng cổ tay mảnh khảnh, trên người không đeo trang sức. Hiếm có dịp cô mặc đồ màu sáng thế này, Tạ Vụ Thanh bất giác nhìn thêm mấy lần.
“Kỳ lắm không?” Cô bị anh nhìn chăm chú đến bất an.
Anh lắc đầu: “Là quá đẹp”.
“Tối nay Bộ Giáo dục có đãi tiệc công ở đây, em không muốn bị người khác nhận ra, mau vào trong thôi”, cô kéo cánh tay Tạ Vụ Thanh, tiếng cười giòn vang, “Dẫn anh đi dạo xung quanh, xem chỗ đang được người trẻ yêu thích nhất”.
Lầu một thương xá bán sách cũ cùng đồ dùng hàng ngày, lầu hai bán cổ vật cùng đồ thêu thùa.
Tạ Vụ Thanh theo cô vào thang máy, lên tầng ba, nghe tiếng di chuyển có quỹ đạo của xích sắt, anh cảm nhận được hơi thở của những người xa lạ bên trong, nhưng chủ yếu vẫn là cô đang đứng chắn trước người anh. Ban ngày ban mặt, càn khôn sáng ngời, không phải đôi giày quân đội đạp lên bùn đất trên chiến trường, đối diện với thi thể khắp nơi, cũng không phải đứng dưới ánh đèn lồng đan xen, trong chốn phong nguyệt nâng chén nịnh nọt… Mà là một thương xá ồn ào.
Không ai quen họ, họ cũng không biết ai.
“Trên tầng bốn có nhà hát Tân La Thiên, những người kia đều đến xem bình kịch [3]”. Cô đưa anh ra khỏi thang máy tầng ba, nói về những người vẫn tiếp tục đi lên.
[3] Tên loại hình kịch ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc.
Cô chỉ về cách đó không xa: “Kia là sân bóng bàn. Anh biết chơi không?”
Tạ Vụ Thanh cười: “Một trong những môn giải trí được thích nhất trường quân sự”.
Phía cuối có một tiệm chụp ảnh Đồng Sinh.
Hà Vị cầm tấm danh thiếp trên tay, so sánh tên không sai một chữ mới yên tâm đi vào.
Bên trong có mấy người học việc đang lau cửa, thấy hai người liền hỏi, có đặt trước không. Hà Vị bảo, đặt trước rồi, người đặt là cô gái tên Khấu Thanh. Người học việc lau sạch tay, mở hồ sơ đăng ký trong tủ ra, mép trang giấy đã sớm bị mài đến hoe vàng.
“Vào đi, để tôi gọi sư phụ”, người học việc chỉ tay vào trong, “Có sẵn gương và lược, chỉnh trang một chút”.
Tạ Vụ Thanh vừa đến đây đã đoán được cô muốn chụp ảnh chung.
Cô cùng Tạ Vụ Thanh bước vào. Lúc nhỏ cô từng chụp ảnh một lần, nhưng là nhiếp ảnh gia đến tận nhà chờ cô sẵn, đây là lần đầu cô tự mình ra ngoài chụp ảnh.
“Sợ gọi nhiếp ảnh gia đến nhà sẽ đồn đãi lung tung. Chụp ở đây vẫn an toàn hơn”.
Tin đồn hai người sống chung đã lan ra, nhưng chẳng ảnh hưởng đến quan hệ xã giao bên ngoài. Nhưng những việc như chụp ảnh chung giống xác định mối quan hệ chính thức, cần phải che đậy thật tốt.
Cô đứng trước gương, không dùng lược, chỉ lấy hai tay chải sơ tóc, quay đầu lại đánh giá anh, duỗi tay, dựa theo thói quen của anh, vuốt hết tóc trước trán ra sau đầu. Trán Tạ Vụ Thanh không quá rộng, vuốt tóc về sau lại càng xán lạn đẹp mắt.
Có điều Tạ Vụ Thanh nào quan tâm đến mấy chuyện đẹp mã này.
“Lúc anh đi xã giao còn để tâm chút ít”, cô chế giễu anh, “Hẹn hò với em, chỉ qua loa cho có lệ”.
Cô nhác thấy cọng tóc bạc trên đầu anh, trong lòng nhói đau.
Tạ Vụ Thanh cúi đầu cười, thuận tay vuốt tóc, nhẹ giọng nói: “Người già rồi, làm gì cũng chậm. Chẳng quan tâm ý tứ gì cả”.
Cô nhoẻn cười: “Anh có chú tâm bao giờ?”
Anh cười đáp: “Sau khi quen em, thật ra có một đoạn thời gian cũng để ý lắm”.
“Nói cứ như em háo sắc vậy”.
Anh bảo: “Lấy sắc hầu người [4], chưa hẳn không phải một loại tình thú”.
[4] Ý nói dùng sắc đẹp để dỗ dành cho người khác vui vẻ.
Không đứng đắn.
Sư phụ nhiếp ảnh gia đến, trông thấy bộ dạng của họ, liền hỏi thẳng: Chụp ảnh cưới lưu hiệm?
Hà Vị nhỏ nhẹ “vâng” một tiếng, trước mặt người ngoài, gò má ửng hồng. Sư phụ quan sát nhiều hạng người, hỏi Tạ Vụ Thanh có từng tòng quân không, Tạ Vụ Thanh không phủ nhận, sư phụ giúp họ thị phạm kiểu chụp của mấy đôi vợ chồng nhà lính. Một tay Tạ Vụ Thanh đút vào túi quần tây, một tay đặt trước người, không cần diễn đã có phong thái của đại tướng quân.
Tư thế của anh giống năm mười tám tuổi, có điều tay phía trước không còn nắm thành quyền, trên vai để nửa người Hà Vị tựa vào, hai người tay trong tay.
Cô cảm nhận được sức lực trên tay Tạ Vụ Thanh, tim có chút nghẹn lại.
Ánh sáng loé lên, cô căng thẳng suýt chớp mắt, may mắn kinh nghiệm che đậy. Chụp xong liền hỏi: “Tôi có cười không?”
Sư phụ nhiếp ảnh cười nói: “Có cười, chờ xem”.
Lịch hẹn có chút gấp, cô đi dạo quanh cửa hiệu đồ cổ hai giờ, liền nhận được tấm ảnh kia, giấy chụp hiệu Kodak có cảm giác rất tốt, mặc dù hơi đắt nhưng tiêu tiền đáng giá. Bối cảnh là một vòng cung đổ bóng đang thịnh hành, cô nhìn một lát, lại bị Tạ Vụ Thanh đoạt lấy. Tạ Vụ Thanh xem ảnh còn lâu hơn cô.
“Chỉ có một tấm à?” Anh hỏi.
Cô quên mất hai người nên mỗi người một tấm mới phải.
“Chỉ kịp rửa một tấm, gấp quá”, cô đáp, “Phim đã bị huỷ rồi, họ đã nói trước”.
Tạ Vụ Thanh không nhiều lời, lướt ngón tay lau mặt ảnh, cất vào âu phục.
— HẾT CHƯƠNG 48 —
Cô ở cùng anh hai ngày, nhận biết hiện giờ vì để dưỡng thương nên hầu như đồ ăn anh dùng đều do Lâm Kiêu đích thân nấu. Nếu Lâm Kiêu đã xắn tay áo xuống bếp, cô đành giao cho người ta vẫn tốt hơn.
“Lúc nhỏ anh cùng chị ba vào kinh”, anh trông về bức tường, nhìn những tấm ảnh chú thím chụp chung, “Thím là người Bắc Kinh giống em. Thím dẫn mọi người từ Chính Dương Môn vào thành, khi đó thành lâu bị thiêu cháy chỉ còn lại tàn tích”.
Tạ Vụ Thanh kể chuyện trước lúc cô ra đời. Năm 1900, Chính Dương Môn bị liên quân tám nước tấn công thiêu huỷ.
Hà Vị sinh vào cuối triều Thanh, ấn tượng với Tứ Cửu Thành không sâu, chỉ nhớ mang máng các chị gái châu ngọc đầy đầu, mặt hoa da phấn, gò má lúc nào cũng ửng hồng. Cô tuổi nhỏ nên không đeo trang sức, khuôn mặt ẩn trong nguyên bảo lãnh, trên cổ mang vòng nặng trịch, mỗi lần nhúc nhích cổ đều hao tốn sức lực.
Mùa thu năm đó, để ngắm lá phong, cả nhà đi Tĩnh Nghi Viên ở Hương Sơn, xe ngựa nối đuôi nhau thành chuỗi không thấy đầu. Nơi ấy có Chiêu Tự, có tháp Phù Đồ cao bảy tầng, đặt lư hương bằng sắt rất lớn. Lần đầu cô gặp chú hai, chú mặc bộ âu phục cổ quái, đi phía sau tông thân của Hà gia, đứng giữa dàn áo dài xám cùng áo choàng vàng tím, vô cùng bắt mắt.
Những vị tông thân đội mũ da chắp tay đi qua đi lại, trong nhà ai cũng hút thuốc phiện đến mỏi mệt, bước chân yếu ớt uể oải, hai mắt híp lại chẳng có khí chất, giống như giống hệt nhau, không phân biệt được ai với ai.
Duy chỉ có chú hai rớt lại phía sau, trên mặt dịu dàng ôn hoà, trong mắt mang theo tia sáng.
Cô đứng trên thềm đá trắng, lặng lẽ nấp sau cánh cửa được khảm hoa đỏ sậm, trông ra bên ngoài. Đám tông thân bước qua dưới bậc thềm. Nha hoàn bên cạnh mẹ thì thầm bảo, đó là cậu hai vừa du học về nước. Lúc ấy ông nội vẫn còn sống, chú hai được gọi là cậu hai.
Nha hoàn lại nói, vào năm liên quân tám nước tiến đánh, cậu hai vận chuyển gạo vào thành Bắc Kinh cứu tế, bị người khác buộc tội buôn lậu thóc gạo, nhốt giam đánh đập mấy ngày đêm, hiện giờ không thể sinh con, nhóm tông thân bàn nhau cho ông nhận một người con kế tục.
Thời gian đó tiền trang của Hà gia làm ăn phát đạt, vẫn chưa mở vận tải đường thuỷ Hà gia.
Nhóm tông thân bàn tới bàn lui, không ai bằng lòng làm con thừa tự cho Hà Tri Hành, chuyện này không cách nào giải quyết.
Cô lại nghe cha ruột và mẹ nhắc về chú hai, cha cô phẫn uất nói em hai đi theo cách mạng nên rước hoạ, phải chạy ra biển lánh nạn.
Tạ Vụ Thanh ăn cơm tối xong, về phòng nghỉ ngơi.
Hà Vị khép cửa, ra ngoài sân hóng gió.
Lâm Kiêu múc chậu nước, chuẩn bị rửa mặt. Từ lúc hắn trở về Bách Hoa Thâm Xử, luôn tất bật trong ngoài, cả người toát đầy mồ hôi. Hắn vừa phát nước đã trông thấy Hà Vị, tay áo dính nước ướt đẫm rút về, qua loa chà lên áo sơ mi: “Có cần tôi vào không?”
Cô xua tay: “Anh ấy ngủ rồi”.
Lâm Kiêu thẹn thùng cười cười, muốn bưng chậu đồng trắng đến một bên tắm rửa.
“Cứ rửa đi”, Hà Vị cười nhìn hắn, “Sợ gì chứ?”
“Lâm phó quan trải sự đời”. Khấu Thanh đem váy nhỏ Tư Niên vừa thay ra, lấy thìa gỗ múc nửa chậu nước tưới lên quần áo, “Sao rửa ráy trước mặt chúng ta cũng không dám thế?”
Lâm Kiêu thấy đàn bà con gái ở đây liền đỏ mặt, trong lòng e thẹn khi bị vạch trần nhưng ngoài mặt không thể tỏ ra ái ngại. Hắn phát nước hai lần lên mặt, dùng khăn lông lau sạch.
“Để tôi giặt cho”. Lâm Kiêu nói.
“Đây là việc công của tôi, nhận lương đấy”, Khấu Thanh đáp, “Lâm phó quan là tướng lãnh đạo, mỗi người một việc mới tốt”.
Khấu Thanh không muốn ầm ĩ ảnh hưởng đến người đang ngủ, bưng chậu nước ra ngoài cổng lớn, ngồi trên băng ghế nhỏ, chà xát áo lên thềm đá.
Hà Vị kéo Lâm Kiêu đến ngồi trên ghế đá trong sân.
Nhóm người theo họ từ Thiên Tân đến, không vào Bách Hoa Thâm Xử mà đi thẳng tới ngõ Đông Giao Dân của khu lãnh sứ quán.
“Quen biết nhiều năm nhưng chưa từng nghiêm túc trò chuyện với cậu”. Hà Vị tay cầm quạt, nhìn thấy mồ hôi đầy người Lâm Kiêu nên đưa cây quạt hương bồ của ông bác trên bàn đá cho hắn.
Lâm Kiêu nhận lấy, nắm chặt quạt hương bồ, cười nhìn cô: “Tôi không thích nói chuyện, anh em quen biết hơn mười năm cũng không nói quá nhiều”.
Hắn sợ cô nhàm chán, cố gắng tìm đề tài: “Lúc nghĩ cách cứu viện thiếu tướng quân, tôi thấy tàu của vận tải đường thuỷ Hà gia ở Trường Giang rất hoành tráng”, hắn không khỏi khâm phục, “Còn có đường hàng hải ở cảng tỉnh, mấy năm qua cô hai đã giúp không ít người chúng tôi đến Hồng Kông tị nạn, người bên chúng tôi luôn nói, đó là đường thuỷ cứu mạng”.
Hình như Lâm Kiêu có rất nhiều lời khen muốn nói với cô, ngẫm nghĩ một lúc lại lo lắng hỏi: “Mấy chuyện này có khiến cô hai gặp nguy hiểm không”.
“Thời cuộc như vậy, làm gì mới không nguy hiểm?” Cô mỉm cười, nhẹ giọng nói, “Vận tải đường thuỷ Hà gia từ trước đến nay đều giúp đỡ đảng cách mạng, cậu không biết sao?’
“Thiếu tướng quân từng nhắc tới”. Lâm Kiêu không ngờ Hà Vị thẳng thắn thế.
Năm đó chú hai là người thuộc đảng cách mạng, bị bắt phải lẩn trốn ra biển, được người khác cứu giúp, từ đó nảy ra ý tưởng kinh doanh vận tải đường thuỷ. Ghi chép việc làm ăn của Hà gia đều nằm trong khối óc của ba chú cháu, nhớ lộ trình, nhớ thời gian thông quan, duy chỉ không nhớ tên họ. Vô số nhà cách mạng đã được cứu và tìm cách đưa ra ngoài suốt nhiều năm liền.
“Thiếu tướng quân từng nói, cô hai còn xem trọng vận tải đường thuỷ hơn mạng sống, không cách nào bỏ trốn cùng ngài. Ban đầu tôi còn không biết, mấy năm nay rốt cuộc cũng hiểu”.
“Thiếu tướng quân cũng xem cô hai hơn cả mạng mình”. Lâm Kiêu nói tiếp.
Cô cười. Lời này thốt ra từ miệng của người cạnh anh, ý nghĩa khác biệt.
“Năm ấy”, hai tay Lâm Kiêu siết chặt quạt hương bồ, nghĩ mãi mới nói, “Cô ba và thiếu tướng quân ở Kim Lăng. Cô ba muốn gặp cô hai, cô ba nói, một nhà bốn chị em gái, chỉ có cô ba chưa được gặp em dâu đã phải lặng lẽ ra đi”.
Nụ cười Hà Vị chững lại.
“Thiếu tướng quân luôn nghĩ cách muốn cứu cô hai, nhưng sau khi cô ba bị bắn chết, ngài không dám kéo dài nữa, trực tiếp dùng bản thân đổi người”.
Tháng tư hoa hoè rụng đầy Kim Lăng, khắp thành chìm trong màu hoa trắng.
Hà Vị quay về chính phòng.
Quần áo, sách vở Tạ Vụ Thanh mang theo đều để trong rương lớn bằng sắt, đặt bên cạnh sô pha da nâu. Cô sợ sàn nhà trơn trượt, một ngày trước khi quay về từ Thiên Tân đã gửi điện báo, nhờ quản gia mang mấy cuộn thảm xanh sẫm, trải lên đất.
Tạp âm bị thảm sàn nuốt chửng. Cô khẽ vén rèm châu, ngồi xuống mép giường.
Lúc Tạ Vụ Thanh ngủ vẫn mặc áo sơ mi gọn gàng đến khó hiểu, nhìn anh chỉnh tề như lúc nào cũng có thể khoác quân phục lên chiến trường.
Thiếu tướng quân của cô, vì cô, cam tâm chịu chết.
Người đàn ông nằm trên giường bất chợt vươn tay nắm lấy cô.
Tim Hà Vị khẽ động: “Chưa ngủ sao?”
“Vừa chợp mắt thôi”.
Hà Vị tựa sát vào anh nằm xuống. Tạ Vụ Thanh hơi dịch người, nhường nửa giường cho cô.
“Chị ba anh…” Cô nói.
Anh nhận ra cô để tâm đến chị ba mình.
“Chị ba à, là người có tướng phản cốt nhất nhà anh”, Tạ Vụ Thanh thì thầm, “Cha anh là người bảo thủ, tầm nhìn và tư tưởng đều bị hạn chế, lúc ấy ông ủng hộ phản Viên, sau khi Viên Thế Khải chết, lại không ủng hộ Nam – Bắc khai chiến. Ông cho rằng, chiến tranh quá lâu, không nên đánh tiếp nữa. Binh quyền trong tay ông ban đầu đều bị chị ba lừa đi, đặt hết vào tay anh. Sau đó, quân phiệt phương Nam ngày càng khuếch trương, thuốc phiện tràn lan khắp các tỉnh thành, lúc này cha mới nghĩ thông suốt, quyết định đánh tiếp”.
Tạ Vụ Thanh nhớ đến một năm trước khi chị ba mất: “Năm 26, cuối cùng Vân Nam cũng xây dựng thành công quốc lộ đầu tiên. Chị ba nói với cha anh, cha xem, nếu không phải thuế thu nhập đều lọt vào túi riêng của quân phiệt thì quốc lộ này đã sớm hoàn thành”.
Anh trai cô cũng từng nói, tư tưởng người ấy có hạn. Cô bỗng dưng nhớ lại.
Cả đời Tạ lão tướng quân phần lớn thời gian đều đổ vào tiền triều, ngay từ đầu giữ tư tưởng phản Thanh, đã là chuyện không dễ.
“Chị ấy từng xin đến học ở trường trung học nữ sinh Bì Văn Thượng Hải [1], cách nhà khá xa, mẹ anh không cho, không ngờ chị ấy để lại một lá thư rồi ép phó quan của cha đưa mình đến Thượng Hải”, Tạ Vụ Thanh bật cười, “Phó quan của cha thầm thích chị ấy, lại bị chị ấy phát hiện, trở thành nhược điểm của hắn”. Mỗi lần cha mẹ nhắc đến chuyện này, đều không ngừng trêu chọc.
[1] Trường Trung học Nữ sinh Bì Văn Thượng Hải do nhà truyền giáo Elijah Coleman Bridgman và phu nhân Grande của mình thành lập vào năm 1850. Đây là trường học dành cho nữ giới đầu tiên trong lịch sử ở Thượng Hải. Khi trường mới mở không ai đồng ý vào học, trải qua rất lâu mới dần trở thành một trong những nơi giáo dục nổi danh nhất TQ thời Dân quốc. Năm 1953, trường được đổi tên thành Trung học Nữ sinh Số 9 Thượng Hải, đến năm 1966, trở thành Trường Trung học Số 9 Thượng Hải.
“Vị phó quan kia khá giống Lâm Kiêu, nhờ tài thao lược mới thành công, sớm đã thăng làm tham mưu, chỉ là hết lòng trung thành tận tâm, không muốn rời khỏi Tạ gia. Sau đó chị ấy vào trung học, ở lại trường ba năm, vị phó quan kia cũng được cử đến trường sĩ quan, nếu học thành tài quay về sẽ cưới. Ba năm trôi qua, phó quan học xong quay về, mà chị ba lại gửi một phong thư, nói mình đi du học. Chị gái quen biết cô ba Trịnh gia cũng là trong lúc du học”.
Tạ Sính Tích gấp gáp lên đường, không chờ được tàu khách, phải đi nhờ tàu chở hàng. Cô ở khoang hạng ba, trong phòng bày biện sơ sài, chỉ có một cái sô pha lớn làm giường ngủ, ngoài ra chẳng còn gì khác, may mắn còn được sử dụng nước nóng lạnh. Sau khi cô lên tàu, đêm nọ nghe thấy tiếng gõ cửa của một cô gái Trung Quốc đến xin nước nóng gội đầu. Tạ Sính Tích biết người này không mua được vé nên phải ngủ ở kho hàng, liền giữ cô ta lại, hai người nằm cùng một cái sô pha suốt hơn nửa tháng.
Khi đến châu Âu, chị ba học về hoá chất, cô ba Trịnh gia lại học mỹ thuật.
Bọn họ cùng nhau nhập học, hẹn sau khi kết thúc khoá sẽ cùng về nước. Chiến tranh Thế giới bùng nổ, du học sinh các nước phải tạm gác việc học trở về. Trịnh Sính Tích nhiễm bệnh nặng nên không thể đi, người nhà cô ba Trịnh đến đón mấy lần đều bị từ chối. Tạ Sính Tích sợ không chống đỡ nổi, đem toàn bộ nữ trang cùng tiền bạc giao lại cho cô ba Trịnh, nếu cô ấy không định về nước thì nhờ cô ấy ở đây đợi Tạ Vụ Thanh tiếp ứng, sau đó đến Quý Châu tìm Tạ gia, người Tạ gia nhất định sẽ xem cô như con gái ruột mà chăm sóc.
Một tháng sau, Tạ Vụ Thanh huỷ bỏ phong toả tìm được căn hộ nhỏ, chị ba đã khỏi bệnh.
Hai người đường dài về nước. Đôi bạn thân du học tây dương, vượt trùng khơi về lại cố hương, vừa đến nhà trở thành người thuộc hai phe Nam – Bắc đối lập. Từ đó về sau chưa từng gặp lại.
“Sau khi chị ba du học về, phó quan cũng trở thành tham mưu, khi đó trên chiến trường, phó quan kia dùng báng súng chặn xe hỏi chị ba, lời cô nói lúc mười ba tuổi có tính không. Chị ba trả lời, người Tạ gia lời hứa đáng ngàn vàng, nếu còn sống trở về, thì cứ đến hỏi cưới”.
Đèn trong sương phòng phía đông sáng lên, chiếu đến chính phòng, giống như ánh đèn hạ màn sân khấu.
Ve kêu râm ran bên tai, không ai nói một lời.
Vị tham mưu ấy hy sinh trên chiến trường Bắc phạt, còn chị ba bị bắn chết tại Kim Lăng.
Tạ gia năm ấy thất bại thảm hại, chỉ chuyên tâm lo liệu hậu sự, khách đến phúng viếng ít ỏi vô cùng, cô ba Trịnh dẫn theo em trai út Trịnh Độ, từ tận quan ngoại tìm đến, dùng mấy chục bức câu đối phúng điếu, lấp kín linh đường trống rỗng. Cô ấy ngồi suốt cả đêm ở linh đường.
—
Tạ Vụ Thanh vừa xuất hiện ở Bắc Bình đã thu hút rất nhiều sự chú ý.
Hà Vị cũng không hỏi chuyện của anh. Đã là bí mật quân sự, hẳn không phải trò đùa.
Tạ Vụ Thanh mang theo âu phục cách tân, đeo đồng hồ vàng cùng những thú vui của quý công tử bại hoại, mỗi ngày hết ở khách sạn Lục Quốc lại đến nhà hàng Bắc Kinh, Quảng Hoà Lâu, Quảng Đức Lâu ứng phó từng người, tựa như trở về thời điểm anh với vào kinh năm đó. Bất quá lúc này trong tay anh có thêm cây gậy chống. Khấu Thanh âm thầm nói với cô, đàn ông bị thương trên chiến trường giống một chiến công, càng thêm mê hoặc, khó trách khiến người khác lo lắng, khuyên cô nên đi theo xã giao cùng anh.
“Làm sao rảnh theo anh chứ”. Hà Vị cười nói.
Cô không chỉ bận rộn chuyện Bạch Cẩn Hành, còn phải phối hợp với việc vận chuyển lương thực cứu tế.
Bắc đầu từ năm ngoái, chín tỉnh ở Hồ Nam ngập lụt nghiêm trọng, ba tỉnh Tứ Xuyên triều cường dâng cao, Thiểm Tây lại bị hạn hán giày xéo.
Cô đọc tin tức trọng điểm trên tờ “Đại công báo” ở văn phòng, nhìn thấy một huyện chịu cảnh thiên tai nặng nề, giá gạo tăng đến 12 tệ một đấu, không khỏi lo lắng. Ở Bắc Bình, Khấu Thanh một tháng chỉ nhận 3 tệ tiền lương, một căn tứ hợp viện bình thường cho thuê cũng mất 20 tệ một tháng. Giá gạo này, chỉ có thể nói là cao ngất trời.
“Nhiều nơi gặp nạn thiên tai, Trung Nguyên chiến tranh không ngừng”, Hồ Thịnh Thu lắc đầu, “Người chịu khổ chỉ có dân đen”.
Hà Vị thầm than, gấp tờ báo lại.
Tối nay ở Quảng Đức Lâu có diễn kịch để quyên tiền cứu tế, cô phải có mặt.
Mấy buổi diễn kịch quyên tiền thế này, cần có người uy tín đến giữ thể diện, những nhóm thân hào, quân phiệt mới cùng khuê tú danh viện xuất hiện một cái, tiền cứu trợ sẽ tăng vọt, người được hưởng lợi tất nhiên là dân gặp nạn. Những năm nay cô không thường lui tới hoạt động náo nhiệt thế này, chỉ có quyên góp tiền bạc mới đến, mang theo chi phiếu, vàng lá, chi phiếu để quyên tặng, còn vàng lá tặng khách mới.
Có điều trước lúc đó, cô đã hẹn Tạ Vụ Thanh đến thương xá [2]. Hiếm có được nửa ngày nhàn rỗi, đi làm việc riêng.
[2] Nguyên văn là “khuyến nghiệp tràng”, có nghĩa như một trung tâm mua sắm thời kỳ đầu. Đến nay ở Thiên Tân vẫn còn một toà nhà “khuyến nghiệp tràng” này gọi là Quanyechang Shopping Mall. (Mình sợ để trung tâm mua sắm thì hiện đại quá, nên sử dụng từ thương xá, nếu mọi người thấy không ổn thì bình luận nói để mình sửa nha, còn nếu không okk rồi thì cứ để vậy)
Mặt trời ngả về Tây, giữa thềm đá trắng ở cửa lớn có một người đàn ông mặc âu phục giày da, tay chống gậy.
Tạ Vụ Thanh đứng một mình dưới cửa đá chạm hoa trắng, cảnh vệ trực ban tản ra hai bên, ẩn nấp trong đám người. Anh chưa từng thấy một nơi hiện đại hoành tráng thế này, so với Thanh Vân Các còn hơn bội phần, không chỉ có quý nhân quan lớn tìm đến mà còn có rất nhiều học sinh cùng thanh thiếu niên.
Cô bước vài bước lên thềm đá, cười vỗ tay anh.
Anh cúi đầu, nhìn thấy cô gái vừa qua tuổi hoa niên, váy dài liền thân màu hồng nhạt, tay áo rũ lộ ra khuỷu tay cùng cổ tay mảnh khảnh, trên người không đeo trang sức. Hiếm có dịp cô mặc đồ màu sáng thế này, Tạ Vụ Thanh bất giác nhìn thêm mấy lần.
“Kỳ lắm không?” Cô bị anh nhìn chăm chú đến bất an.
Anh lắc đầu: “Là quá đẹp”.
“Tối nay Bộ Giáo dục có đãi tiệc công ở đây, em không muốn bị người khác nhận ra, mau vào trong thôi”, cô kéo cánh tay Tạ Vụ Thanh, tiếng cười giòn vang, “Dẫn anh đi dạo xung quanh, xem chỗ đang được người trẻ yêu thích nhất”.
Lầu một thương xá bán sách cũ cùng đồ dùng hàng ngày, lầu hai bán cổ vật cùng đồ thêu thùa.
Tạ Vụ Thanh theo cô vào thang máy, lên tầng ba, nghe tiếng di chuyển có quỹ đạo của xích sắt, anh cảm nhận được hơi thở của những người xa lạ bên trong, nhưng chủ yếu vẫn là cô đang đứng chắn trước người anh. Ban ngày ban mặt, càn khôn sáng ngời, không phải đôi giày quân đội đạp lên bùn đất trên chiến trường, đối diện với thi thể khắp nơi, cũng không phải đứng dưới ánh đèn lồng đan xen, trong chốn phong nguyệt nâng chén nịnh nọt… Mà là một thương xá ồn ào.
Không ai quen họ, họ cũng không biết ai.
“Trên tầng bốn có nhà hát Tân La Thiên, những người kia đều đến xem bình kịch [3]”. Cô đưa anh ra khỏi thang máy tầng ba, nói về những người vẫn tiếp tục đi lên.
[3] Tên loại hình kịch ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc.
Cô chỉ về cách đó không xa: “Kia là sân bóng bàn. Anh biết chơi không?”
Tạ Vụ Thanh cười: “Một trong những môn giải trí được thích nhất trường quân sự”.
Phía cuối có một tiệm chụp ảnh Đồng Sinh.
Hà Vị cầm tấm danh thiếp trên tay, so sánh tên không sai một chữ mới yên tâm đi vào.
Bên trong có mấy người học việc đang lau cửa, thấy hai người liền hỏi, có đặt trước không. Hà Vị bảo, đặt trước rồi, người đặt là cô gái tên Khấu Thanh. Người học việc lau sạch tay, mở hồ sơ đăng ký trong tủ ra, mép trang giấy đã sớm bị mài đến hoe vàng.
“Vào đi, để tôi gọi sư phụ”, người học việc chỉ tay vào trong, “Có sẵn gương và lược, chỉnh trang một chút”.
Tạ Vụ Thanh vừa đến đây đã đoán được cô muốn chụp ảnh chung.
Cô cùng Tạ Vụ Thanh bước vào. Lúc nhỏ cô từng chụp ảnh một lần, nhưng là nhiếp ảnh gia đến tận nhà chờ cô sẵn, đây là lần đầu cô tự mình ra ngoài chụp ảnh.
“Sợ gọi nhiếp ảnh gia đến nhà sẽ đồn đãi lung tung. Chụp ở đây vẫn an toàn hơn”.
Tin đồn hai người sống chung đã lan ra, nhưng chẳng ảnh hưởng đến quan hệ xã giao bên ngoài. Nhưng những việc như chụp ảnh chung giống xác định mối quan hệ chính thức, cần phải che đậy thật tốt.
Cô đứng trước gương, không dùng lược, chỉ lấy hai tay chải sơ tóc, quay đầu lại đánh giá anh, duỗi tay, dựa theo thói quen của anh, vuốt hết tóc trước trán ra sau đầu. Trán Tạ Vụ Thanh không quá rộng, vuốt tóc về sau lại càng xán lạn đẹp mắt.
Có điều Tạ Vụ Thanh nào quan tâm đến mấy chuyện đẹp mã này.
“Lúc anh đi xã giao còn để tâm chút ít”, cô chế giễu anh, “Hẹn hò với em, chỉ qua loa cho có lệ”.
Cô nhác thấy cọng tóc bạc trên đầu anh, trong lòng nhói đau.
Tạ Vụ Thanh cúi đầu cười, thuận tay vuốt tóc, nhẹ giọng nói: “Người già rồi, làm gì cũng chậm. Chẳng quan tâm ý tứ gì cả”.
Cô nhoẻn cười: “Anh có chú tâm bao giờ?”
Anh cười đáp: “Sau khi quen em, thật ra có một đoạn thời gian cũng để ý lắm”.
“Nói cứ như em háo sắc vậy”.
Anh bảo: “Lấy sắc hầu người [4], chưa hẳn không phải một loại tình thú”.
[4] Ý nói dùng sắc đẹp để dỗ dành cho người khác vui vẻ.
Không đứng đắn.
Sư phụ nhiếp ảnh gia đến, trông thấy bộ dạng của họ, liền hỏi thẳng: Chụp ảnh cưới lưu hiệm?
Hà Vị nhỏ nhẹ “vâng” một tiếng, trước mặt người ngoài, gò má ửng hồng. Sư phụ quan sát nhiều hạng người, hỏi Tạ Vụ Thanh có từng tòng quân không, Tạ Vụ Thanh không phủ nhận, sư phụ giúp họ thị phạm kiểu chụp của mấy đôi vợ chồng nhà lính. Một tay Tạ Vụ Thanh đút vào túi quần tây, một tay đặt trước người, không cần diễn đã có phong thái của đại tướng quân.
Tư thế của anh giống năm mười tám tuổi, có điều tay phía trước không còn nắm thành quyền, trên vai để nửa người Hà Vị tựa vào, hai người tay trong tay.
Cô cảm nhận được sức lực trên tay Tạ Vụ Thanh, tim có chút nghẹn lại.
Ánh sáng loé lên, cô căng thẳng suýt chớp mắt, may mắn kinh nghiệm che đậy. Chụp xong liền hỏi: “Tôi có cười không?”
Sư phụ nhiếp ảnh cười nói: “Có cười, chờ xem”.
Lịch hẹn có chút gấp, cô đi dạo quanh cửa hiệu đồ cổ hai giờ, liền nhận được tấm ảnh kia, giấy chụp hiệu Kodak có cảm giác rất tốt, mặc dù hơi đắt nhưng tiêu tiền đáng giá. Bối cảnh là một vòng cung đổ bóng đang thịnh hành, cô nhìn một lát, lại bị Tạ Vụ Thanh đoạt lấy. Tạ Vụ Thanh xem ảnh còn lâu hơn cô.
“Chỉ có một tấm à?” Anh hỏi.
Cô quên mất hai người nên mỗi người một tấm mới phải.
“Chỉ kịp rửa một tấm, gấp quá”, cô đáp, “Phim đã bị huỷ rồi, họ đã nói trước”.
Tạ Vụ Thanh không nhiều lời, lướt ngón tay lau mặt ảnh, cất vào âu phục.
— HẾT CHƯƠNG 48 —
Tác giả :
Mặc Bảo Phi Bảo