Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 43 Rượu mạnh say đắm trăm hoa (1)
Ngày hè nắng chói chang. Tạ Vụ Thanh giữ cho cô một phòng riêng trong rạp hát khu Tam Bất Quản.
Lâm Kiêu đứng ngoài cửa, chờ đã lâu.
Hôm qua vừa về đến nhà, cô nhớ lại mấy năm quen biết Tạ Vụ Thanh chỉ thấy anh mặc đúng hai bộ tây trang, còn lại đều là áo sơ mi và quần quân đội cùng kiểu. Hôm nay trước khi vào rạp hát, cô không khỏi hiếu kỳ hỏi, Tạ Vụ Thanh trừ quân trang có thêm quần áo gì khác không.
Đúng như cô dự đoán, câu trả lời của Lâm Kiêu là: Công tử gia giống lão tướng quân, vốn quen tiết kiệm, từ năm mười tuổi thì ngoại trừ quân trang cũng chỉ có quân trang, hai bộ tây trang kia là do lần đó vào kinh phải diễn kịch trước mặt mọi người nên tìm thợ gấp gáp may tạm.
“Cô hai nghĩ xem, chúng tôi làm cách mạng lấy gì có tiền, chúng tôi không thu thuế, cũng không bán thuốc phiện, chỉ có thể dựa vào chiến tranh nuôi chiến tranh, nếu không thì tự xuất tiền túi, còn có mấy nhân sĩ yêu nước quyên góp. Cô hai nhà chúng tôi góp không ít, không phải người cũng từng làm sao?” Lâm Kiêu cười nói.
Hà Vị khẽ gật đầu.
“Trong chiến báo của quân phiệt bọn họ không thích nhắc đến chuyện thu được bao nhiêu súng ống, kích cỡ thế nào, đạn dược ra sao. Người ta cũng không thiếu mấy thứ này, chỉ có chúng tôi luôn phải ghi chép cẩn thận, cũng vì nghèo quá”.
“Lâm phó quan thích tán gẫu hơn lúc trước rồi”. Khấu Thanh cười trêu.
Lâm Kiêu nhìn Khấu Thanh, có chút kinh ngạc.
“Chào Lâm phó quan”. Khấu Thanh nhoẻn cười chào hắn.
Lâm Kiêu vội cúi đầu: “Cô Khấu Thanh”.
Hà Vị thoáng nhìn cái tên trên thiệp hồng hôm nay, vẫn hệt ngày trước, là Chúc Tiểu Bồi.
Nữ đào hát này năm mười lăm tuổi diễn khúc “Tây Sương Ký” một lần liền nổi tiếng khắp nơi, dẫn đầu lượng bình chọn trên báo chí với số phiếu tuyệt đối, những nhóm chính khách quân phiệt kia vì thể hiện sự ủng hộ của mình mà ngày ngày chạy đến tìm gặp, ngồi trong căn hộ của cô ấy suốt mấy giờ liền… Hà Vị biết vị này còn sớm hơn quen Đặng Nguyên Sơ, có điều chỉ là nghe danh chứ chưa xem cô ấy diễn bao giờ.
Ngày đó, sau khi Chúc Tiểu Bồi giúp hộ tống Tạ Vụ Thanh rời khỏi Quảng Đức Lâu, cô mới thật sự nghe vở “Tây Sương Ký” vang danh khắp Tứ Cửu Thành.
“Sao cô ấy diễn ở đây?” Khấu Thanh cũng thấy cái tên kia, hơi bất ngờ nhỏ giọng hỏi, “Đặng công tử có biết không?”
Cô khẽ lắc đầu. Chưa từng hỏi chuyện riêng của Đặng Nguyên Sơ.
Lúc trước công tử Đặng gia nghèo túng ở cùng đào hát nổi tiếng Chúc Tiểu Bồi rầm rộ khắp Tứ Cửu Thành không ai không biết, thậm chí có công tử nhà quân phiệt còn chĩa súng vào người Đặng Nguyên Sơ, ép hắn rời đi… Chớp mắt một cái, hai người kia đã mỗi người một phương.
Tạ Vụ Thanh chờ cô sẵn ở phòng riêng. Trong những trường hợp xuất đầu lộ diện, anh thường có thói quen mặc tây trang giày da.
Năm ấy anh nghĩ mình không xong nên đã an bài toàn hết thảy sau này, Hà Vị là một chuyện, chuyện còn lại là để nhà chồng của chị tư đoạt hết binh quyền. Hiện tại, Tạ Khanh Hoài đã chết, tất cả binh quyền đều nằm trong tay tiểu công tử Ngô gia – Ngô Hoài Cẩn.
Ngô Hoài Cẩn trời sinh phản cốt [1], tuổi trẻ nhiệt huyết, thừa dịp sau khi Bắc phạt quân phiệt lại xảy ra hỗn chiến đã mang binh rút về rừng núi hoang vu của Vân Quý, quan sát cục diện náo loạn, ngoại trừ tiêu diệt thổ phỉ, còn để luyện binh.
[1] Phản cốt là một kiểu tướng mạo trong xem tướng, người có tướng phản cốt mang 2 nghĩa, một là phản bội, hai là phản nghịch, không chịu cúi đầu trước thực tại. Theo mình hiểu ở đây tác giả hiểu theo nghĩa thứ hai.
Mà anh suốt mười bảy năm qua, chỉ xuất hiện hai lần trước mặt người khác, còn lại đều là “cậu cháu xa cách, ra Bắc khuây khoả”.
Biến cố của Tạ gia ai cũng biết, cô cả bệnh mất tại Liên Xô. Hiện giờ trong nhà chỉ còn lại cô hai làm tài chính ngân hàng, cô tư ra nước ngoài lánh nạn và một Tạ Vụ Thanh. Những thứ khác đều đã là dĩ vãng.
Tạ Vụ Thanh im hơi lặng tiếng đến Thiên Tân, cũng không muốn phô trương thanh thế.
Trong phòng có hương hoa quế thoang thoảng.
Cô theo hương thơm nhìn sang, trông thấy tách trà hoa quế trên tay Tạ Vụ Thanh, còn có mấy đĩa bánh điểm tâm.
Cô đặt túi một bên, ngồi cạnh anh.
“Sáng nay muốn chuẩn bị bữa sáng cho em”, anh nói, “Chỉ mua được ở Bắc Bình. Sau đó thấy hoa quế khô trong hành lý nên mới định châm hai tách trà”.
“Cũng từ Quế Lâm sao?” Cô hỏi, nói tiếp, “Hộp trà kia anh tặng em không nỡ uống lần nào”.
“Hái cùng một đêm”. Anh đáp.
Ngày ấy đi qua Quế Lâm, chỉ dừng lại đóng quân một đêm. Trùng hợp thay hoa quế nở ngắn ngủi mấy ngày, lại được anh bắt gặp.
Rạp hát ở Thiên Tân sau buổi trưa có một tiết mục diễn tướng thanh [2], đều là những đào kép đào hát nổi danh tại Bắc Bình, mà phong thuỷ Thiên Tân hình như rất thích hợp với lĩnh vực tướng thanh này, hai nơi Bình Tân, nếu muốn nổi tiếng, chỉ cần đến đây bái sư học hỏi. Giữa sân có mấy thanh niên cầm đĩa, từng người lãnh tiền, trong trận cười vang giòn giã, bạc vụn ném vào đĩa lót vải đỏ, người trên sân khấu chắp tay một cái rồi tiếp tục hát.
[2] Tướng thanh là một hình thức diễn tấu bằng lời nói, người diễn thông qua những lời kịch vui đùa, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hoặc hát, sao cho chọc khán giả cười, qua đó châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi người tốt việc tốt.
Lát sau, Khấu Thanh từ ngoài bước vào, nhỏ giọng báo: “Tên người Nhật kia đến rồi”.
Hà vị chưa kịp phản ứng, Tạ Vụ Thanh đã nói: “Buông rèm xuống, cách mành trúc nói chuyện”.
Cô nhìn Tạ Vụ Thanh: “Anh biết ai sao?”
“Buôn muối là chuyện lớn, liên quan đến dân sinh. Trước khi đến Thiên Tân anh đã nghe người khác nhắc đến”. Tạ Vụ Thanh giải thích.
“Em vốn không muốn kinh doanh thứ này, muối – lương thực – giao thông, em đã chiếm một phần, những thứ khác không thể động vào, càng không định động vào”, cô nhỏ giọng nói, “Có điều đây là chuyện cuối cùng chú hai muốn làm trước khi nhắm mắt. Ông nói, thế hệ của ông không hiểu nên không quan tâm đến kẻ thù lăm le bên ngoài, cũng ít phòng bị. Hiện giờ khu sản xuất muối đều tập trung ven biển, nếu sau này bị chiếm, đất liền sẽ không còn muối tích trữ, vô cùng nguy hiểm. Ông biết em không muốn nhúng tay vào thứ đó, nhưng vẫn để em thử làm một phen, vận chuyển muối đi các tỉnh đồng bằng”.
Hà Tri Hành nhớ lại quá khứ sống trong thành Bắc Kinh, trải qua cảnh trước và sau khi liên quân tám nước tấn công, trong lòng không khỏi sợ hãi.
“Chú hai em quả thật suy nghĩ chu toàn”. Anh đánh giá.
Chuyện này còn liên quan đến trải nghiệm lúc nghèo quẫn của ông năm đó, cũng là quá khứ khiến ông và Bạch lão gia không thể không thoát thân.
Hôm nay có hai cố nhân đến.
Vị quan lớn trong triều đình Tốn Thanh mặc một thân kimono, chân đi guốc gỗ giống hệt ngày ấy và vị thái giám mặc áo dài kiểu Trung Quốc xưa cũ theo hầu. Bọn họ ngồi cách một tấm rèm, nhìn bóng dáng một nam một nữ bên trong.
“Mời hai vị ngồi”. Hà Vị mở lời.
Thái giám chắp tay, ngồi xuống trước, vị quan lớn tiền triều chải hai bên tóc mai ngắn cũn muốn tiến lên.
“Triệu đại nhân”, lão thái giám không vui ngăn cản, “Ngồi rồi nói”.
Cách một mành trúc, cô không thấy rõ sắc mặt của vị quan lớn kia, thở phào nhẹ nhõm.
Đối phương nói qua mục đích đến, vẫn là thương nhân người Nhật muốn góp vốn vào cổ phần muối, dựa vào bản lĩnh mấy mươi năm lăn lộn chốn quan trường, hắn nói đến mức múa lưỡi thành hoa, Hà Vị nghe hơi mất tập trung, bắt gặp Tạ Vụ Thanh nhặt một quả hạch mà đó giờ cô chưa nhìn thấy, hẳn là từ phương Nam mang đến.
Tạ Vụ Thanh “ba” một tiếng, hai ngón tay tách vỏ hạt, Hà Vị lập tức bĩu môi, anh cười cười, đưa cho cô.
“Thứ này gọi là gì?” Cô thì thầm.
Anh quay đầu lại, nhỏ giọng đáp: “Dẻ thóc” [3].
[3] Nguyên văn là “mễ chuỳ”, mình tìm được một từ Việt hoá hơn là dẻ thóc, hay còn gọi là hạt dẻ rừng. Khác với giống cây dẻ Trùng Khánh hạt to thường thấy, dẻ thóc (dẻ Lục Nam) chỉ cho hạt nhỏ cỡ đầu ngón tay út. Dẻ thóc ăn vào cũng có vị giống hạt dẻ thông thường.
“Ăn giống hạt dẻ vậy”. Cô tinh tế thưởng thức.
Tạ Vụ Thanh thấy cô thích ăn, lại tách thêm mấy hạt, đặt trong đĩa sứ trắng bên cạnh tách trà.
Hà Vị nhíu mày, bĩu môi với anh.
Anh nhoẻn miệng cười, nhặt mấy hạt đút cho cô.
Dưới lầu, diễn viên tướng thanh cởi bỏ thắt nút [4] khiến khán giả cười vang.
[4] Thuật ngữ trong lĩnh vực tướng thanh, ý chỉ diễn viên nói ra điểm mấu chốt sau những câu kịch ẩn ý để gây cười.
Vị thái giám kia cũng chăm chú xem kịch, bật cười theo.
Triệu đại nhân nói đến mức miệng khô lưỡi đắng nhưng chẳng ai đáp lời, người bên trong nhàn nhã nói chuyện quả hạt, vị đồng nghiệp bên ngoài của hắn chỉ lo xem tướng thanh. Hai bên trong ngoài sót lại mình hắn lạc loài. Người nọ không vui mở miệng: “Bản lĩnh qua loa có lệ của cô hai khiến tôi nhớ đến một cố nhân. Người đó khi ra Bắc đang lúc đắc thế, đối với hai người chúng tôi cũng qua loa chậm chạp. Bây giờ chúng tôi vẫn sống tốt ở tô giới Thiên Tân, mà nay hắn cả nhà lụi tàn, không biết lưu lạc nơi nào”.
Hà Vị nghe người đó nhắc đến Tạ Vụ Thanh, thu mắt về, nhìn bóng dáng ngoài rèm trúc.
“Con người ấy mà, cơ hội chỉ đến một lần trong đời, nói không chừng, mấu chốt chính là phải nhìn được thời cuộc”, vị đại nhân kia tiếp lời, “Hiện giờ chính phủ Nam Kinh cũng phải nhượng bộ người Nhật ba phần, cô hai cần gì phải cố gắng chống đối”.
Tạ Vụ Thanh nâng tách, nhấp một ngụm trà hoa quế, khẽ vỗ mu bàn tay ý bảo cô đừng nóng giận.
Cũng may, thái giám kia lấy cớ thân thể không khoẻ, ngồi được một lát liền hối thúc trở về.
Qua thêm một lúc, Khấu Thanh giả làm Hà Vị dùng xe về nhà.
Trước lúc hoàng hôn, cô chạy đến phòng bếp của viện nhỏ, đeo tạp dề rồi đuổi hết đầu bếp ra ngoài. Mấy năm qua cô nuôi nấng Tư Niên, học được không ít món ăn cho trẻ nhỏ, tài nấu nướng cũng tăng lên đáng kể.
Khi thức ăn được dọn vào phòng, Tạ Vụ Thanh cầm đũa nhìn nồi cơm trắng vừa được hấp nóng hổi: “Không phải mộc tê cơm sao?”
“Vừa rồi em vui quá. Lỡ thêm một thìa muối”. Hà Vị buồn bã lên tiếng.
Anh bật cười: “Ngày mai làm lại đi”.
“Vâng”.
Ngày mai rồi đến ngày kia, thật tốt.
“Hôm nay ở rạp hát, lúc nghe những lời đám người đó nói, em đã không muốn bàn tiếp rồi”. Cô ngồi cạnh anh, gắp thêm thức ăn cho anh, ngẫm lại vẫn còn giận.
Tạ Vụ Thanh cười cười, cũng gắp cho cô một đũa: “Sao không thấy con gái anh đến?”
…
Thật ra danh xưng này sớm đã thành quen. Cô lườm anh.
“Chỗ này nếu không phải rạp hát thì là sòng bạc, sao đưa con bé đến đây được?” Cô hỏi ngược lại.
“Đúng là không ổn thật”, anh ngẫm nghĩ mới đáp, “Ngày mai anh đến tìm con”.
Hà Vị thấy anh quan tâm Tư Niên, cong môi cười.
Cơm nước xong, cô bày một cái ghế nhỏ giữa sân, cẩn thận ngồi tách vỏ dẻ thóc, nhấp ngụm trà hoa quế, loáng thoáng nghe vở kịch đang diễn xướng trong rạp hát cạnh đó. Cảm giác chỉ cách Tạ Vụ Thanh một bức tường thoải mái đến mức nói không nên lời, càng thêm kiên định.
Cô phe phẩy quạt đàn hương mấy cái để đuổi muỗi. Bỗng dưới chân xuất hiện một đĩa hương muỗi đang cháy.
Lâm Kiêu cười với cô, nhỏ giọng bảo: “Thiếu tướng quân dặn mang đến”.
Cô quay đầu nhìn, xuyên qua khe cửa sổ thấy mấy người trong phòng đi tới đi lui, nói vậy Tạ Vụ Thanh nhìn cô từ chỗ đó sao.
Trong viện nhỏ không chỉ một mình anh mà còn có thêm thuộc hạ theo hầu, không tiện bằng nhà chú chín.
Phòng tắm rất hẹp, cô tắm xong phải băng qua cái sân này mới vào được chính phòng, thế nên cô cẩn thận thay đồ lúc sáng, bước ra ngoài, tay vén mành trúc hơi sững lại. Đèn tắt rồi.
Tắt lúc nào nhỉ? Trước khi vào tắm vẫn còn sáng mà.
Tim cô đập nhẹ, khẽ vén rèm châu, cúi đầu đi vào.
Gạch đá xám xịt nhấp nhô dưới chân, không bằng phẳng, bước đến đâu cũng lắc lư.
Toàn bộ rèm đóng kín, chỉ có rèm cửa sổ được kéo lên để thông gió. Quạt điện cùng chậu băng đặt trên bàn thấp ở trước giường, không ngừng thổi lay mành giường. Đầu giường đặt một cái đèn nhỏ, dây điện màu đen nối dài từ tường ngoài, Tạ Vụ Thanh thấy cô bước vào, thu dọn mấy tờ bản thảo hỗn loạn trên đùi.
Hà Vị xoã tóc đi qua, dùng ngón tay làm lược chải chuốt tóc hai bên vai, thuận mắt nhìn quyển sách vừa khép lại, là “Bộ binh yếu lĩnh”. Cô mỉm cười.
Tạ Vụ Thanh đặt hết giấy bút và sách lên ghế.
“Muốn tìm cho em một cái móc áo”, thứ anh nói là móc áo kiểu cũ thường đặt trên đầu giường của đàn bà con gái, “Nhưng chỗ này không có”. Cô lại cười, thấp giọng thì thầm: “Khoác lên ghế là được rồi”.
Cô ngồi ở mép giường cởi cúc áo, vừa cởi xong một cái lại nhìn Tạ Vụ Thanh vẫn còn nguyên áo sơ mi và quần quân đội trên người, mặt cô nóng ran, ngượng ngùng hỏi: “Sao anh… không cởi quần áo đi?”
Dứt lời, cô chợt nhớ ra: “Hay anh vẫn thích mặc quần áo đi ngủ?”
Tạ Vụ Thanh nhoẻn cười: “Muốn đợi em đến”.
…
Hà Vị nhìn anh: “Đợi em làm gì…”
Chẳng lẽ muốn em giúp anh cởi quần áo sao? Nhưng cô không nói ra lời.
Hà Vị thấy anh vẫn không rời mắt khỏi mình, bất giác thấy ánh đèn màu cam nóng rực.
Tạ Vụ Thanh đột nhiên tắt đèn, bắt đầu cởi áo sơ mi.
“Anh chờ em chút”. Cô cởi giày, cuốn một bên rèm lên.
Rèm giường ở đây không giống trong nhà cô hay Bách Hoa Thâm Xử, vải dệt rất mỏng. Chỉ thả xuống một lát đã bị quạt thổi tốc toàn bộ lên người cô, tay Hà Vị gạt ra, vừa định nói, hay là cuốn rèm giường lên đi…
Tạ Vụ Thanh đỡ lấy sau gáy, hôn lên môi cô.
“Đừng để ý đến nó”. Giọng anh trầm thấp, tay lần xuống dưới giường, nghe có tiếng chốt cắm dây điện rơi trên đất, quạt ngừng quay, tấm rèm như mất trọng lượng yên ắng lại.
Hà Vị bị anh hôn một lúc, thay anh cởi cúc sơ mi sót lại.
“Vốn muốn ở Bách Hoa Thâm Xử”, anh thủ thỉ vào tai cô, “Không ngờ giữa chúng ta, lại kéo dài như thế”.
Trong lòng cô như lửa đốt, bị ánh mắt anh đun chảy.
Tạ Vụ Thanh không thích tâm sự, hiếm khi mở miệng, chính là thời điểm này.
Thật ra cô không quan tâm ở đâu tốt nhất, chỉ nghĩ là cùng ai.
Lúc mới về Bắc Kinh, đêm khuya thức giấc, cô bật dậy trên giường lớn, sờ thấy Tư Niên nằm cạnh, cứ tưởng là anh, cảm giác vui sướng tột cùng, lại bắt lấy cánh tay gầy gò bé nhỏ, tức khắc nỗi mất mát bao trùm. Sau này cô không dám ngủ cùng Tư Niên nữa, giao con bé lại cho Quân Khương và Khấu Thanh.
“Thực tế nhắm mắt lại”, cô nhỏ nhẹ, “Ở đâu cũng giống nhau”.
Tạ Vụ Thanh bật cười. Trong mắt anh, cô không hề lớn lên, vẫn thẳng thắn như thế, không che giấu lời trong lòng.
Cô nghe thấy tiếng động rất nhỏ, nghĩ ngợi nửa ngày mới nhớ ra cửa sổ còn mở, gió đêm thổi tung xấp bản thảo của anh.
“Hay để em giúp anh thu dọn đống bản thảo lên bàn trước?” Cô lo lắng cho tâm huyết anh viết.
“Không cần đâu”.
Cô gác cằm trên vai anh, ngửi một chút, nhất định vừa nãy anh uống trà hoa quế.
Người từng gặp Tạ Vụ Thanh không tài nào liên tưởng anh với hai chữ “dịu dàng”. Chỉ có một thiếu tướng quân lúc lên giường, cởi bỏ áo sơ mi cùng quần quân đội mới để cô nhận ra. Cô nghĩ, buổi tối khi Tạ Vụ Thanh đi ngủ không mặc tây trang tiếp khách như ban ngày mà thay thành quần quân đội, là vì muốn dùng thân phận Tạ Vụ Thanh chân chính đối diện với cô.
Hà Vị ôm anh, áp mặt mình lên mặt anh, nhỏ giọng gọi “anh Thanh”.
Anh vẫn mỉm cười như thế, không đáp lời.
…
Như lửa cháy thiêu rụi biên giới, lại giống thuỷ triều lên cao rồi rút dần. Mặt cô trượt xuống, tựa vào cổ anh, không động đậy.
Tiếng ve bắt đầu râm ran. Có lẽ vừa nãy mất tập trung nên không quan tâm, xem nhẹ mọi chuyện xung quanh.
Tạ Vụ Thanh mân mê cằm cô, cúi đầu muốn nhìn xem, cô lắc đầu. Không muốn nhúc nhích.
Ôm nhau một lát, cô thiếp đi, hô hấp chậm rãi phả lên xương quai xanh của anh.
Tạ Vụ Thanh không muốn đánh thức cô, cũng không sao động đậy, chỉ có thể vỗ về cô như một đứa trẻ, hơi dựa vào mép giường. Anh sợ cô cảm lạnh, khoác áo sơ mi lên lưng cô.
Hai người ngủ suốt một giờ, anh thấy cô chưa muốn tỉnh dậy, cũng giữ nguyên tư thế ấy nhắm mắt nghỉ ngơi.
— HẾT CHƯƠNG 43 —
Lâm Kiêu đứng ngoài cửa, chờ đã lâu.
Hôm qua vừa về đến nhà, cô nhớ lại mấy năm quen biết Tạ Vụ Thanh chỉ thấy anh mặc đúng hai bộ tây trang, còn lại đều là áo sơ mi và quần quân đội cùng kiểu. Hôm nay trước khi vào rạp hát, cô không khỏi hiếu kỳ hỏi, Tạ Vụ Thanh trừ quân trang có thêm quần áo gì khác không.
Đúng như cô dự đoán, câu trả lời của Lâm Kiêu là: Công tử gia giống lão tướng quân, vốn quen tiết kiệm, từ năm mười tuổi thì ngoại trừ quân trang cũng chỉ có quân trang, hai bộ tây trang kia là do lần đó vào kinh phải diễn kịch trước mặt mọi người nên tìm thợ gấp gáp may tạm.
“Cô hai nghĩ xem, chúng tôi làm cách mạng lấy gì có tiền, chúng tôi không thu thuế, cũng không bán thuốc phiện, chỉ có thể dựa vào chiến tranh nuôi chiến tranh, nếu không thì tự xuất tiền túi, còn có mấy nhân sĩ yêu nước quyên góp. Cô hai nhà chúng tôi góp không ít, không phải người cũng từng làm sao?” Lâm Kiêu cười nói.
Hà Vị khẽ gật đầu.
“Trong chiến báo của quân phiệt bọn họ không thích nhắc đến chuyện thu được bao nhiêu súng ống, kích cỡ thế nào, đạn dược ra sao. Người ta cũng không thiếu mấy thứ này, chỉ có chúng tôi luôn phải ghi chép cẩn thận, cũng vì nghèo quá”.
“Lâm phó quan thích tán gẫu hơn lúc trước rồi”. Khấu Thanh cười trêu.
Lâm Kiêu nhìn Khấu Thanh, có chút kinh ngạc.
“Chào Lâm phó quan”. Khấu Thanh nhoẻn cười chào hắn.
Lâm Kiêu vội cúi đầu: “Cô Khấu Thanh”.
Hà Vị thoáng nhìn cái tên trên thiệp hồng hôm nay, vẫn hệt ngày trước, là Chúc Tiểu Bồi.
Nữ đào hát này năm mười lăm tuổi diễn khúc “Tây Sương Ký” một lần liền nổi tiếng khắp nơi, dẫn đầu lượng bình chọn trên báo chí với số phiếu tuyệt đối, những nhóm chính khách quân phiệt kia vì thể hiện sự ủng hộ của mình mà ngày ngày chạy đến tìm gặp, ngồi trong căn hộ của cô ấy suốt mấy giờ liền… Hà Vị biết vị này còn sớm hơn quen Đặng Nguyên Sơ, có điều chỉ là nghe danh chứ chưa xem cô ấy diễn bao giờ.
Ngày đó, sau khi Chúc Tiểu Bồi giúp hộ tống Tạ Vụ Thanh rời khỏi Quảng Đức Lâu, cô mới thật sự nghe vở “Tây Sương Ký” vang danh khắp Tứ Cửu Thành.
“Sao cô ấy diễn ở đây?” Khấu Thanh cũng thấy cái tên kia, hơi bất ngờ nhỏ giọng hỏi, “Đặng công tử có biết không?”
Cô khẽ lắc đầu. Chưa từng hỏi chuyện riêng của Đặng Nguyên Sơ.
Lúc trước công tử Đặng gia nghèo túng ở cùng đào hát nổi tiếng Chúc Tiểu Bồi rầm rộ khắp Tứ Cửu Thành không ai không biết, thậm chí có công tử nhà quân phiệt còn chĩa súng vào người Đặng Nguyên Sơ, ép hắn rời đi… Chớp mắt một cái, hai người kia đã mỗi người một phương.
Tạ Vụ Thanh chờ cô sẵn ở phòng riêng. Trong những trường hợp xuất đầu lộ diện, anh thường có thói quen mặc tây trang giày da.
Năm ấy anh nghĩ mình không xong nên đã an bài toàn hết thảy sau này, Hà Vị là một chuyện, chuyện còn lại là để nhà chồng của chị tư đoạt hết binh quyền. Hiện tại, Tạ Khanh Hoài đã chết, tất cả binh quyền đều nằm trong tay tiểu công tử Ngô gia – Ngô Hoài Cẩn.
Ngô Hoài Cẩn trời sinh phản cốt [1], tuổi trẻ nhiệt huyết, thừa dịp sau khi Bắc phạt quân phiệt lại xảy ra hỗn chiến đã mang binh rút về rừng núi hoang vu của Vân Quý, quan sát cục diện náo loạn, ngoại trừ tiêu diệt thổ phỉ, còn để luyện binh.
[1] Phản cốt là một kiểu tướng mạo trong xem tướng, người có tướng phản cốt mang 2 nghĩa, một là phản bội, hai là phản nghịch, không chịu cúi đầu trước thực tại. Theo mình hiểu ở đây tác giả hiểu theo nghĩa thứ hai.
Mà anh suốt mười bảy năm qua, chỉ xuất hiện hai lần trước mặt người khác, còn lại đều là “cậu cháu xa cách, ra Bắc khuây khoả”.
Biến cố của Tạ gia ai cũng biết, cô cả bệnh mất tại Liên Xô. Hiện giờ trong nhà chỉ còn lại cô hai làm tài chính ngân hàng, cô tư ra nước ngoài lánh nạn và một Tạ Vụ Thanh. Những thứ khác đều đã là dĩ vãng.
Tạ Vụ Thanh im hơi lặng tiếng đến Thiên Tân, cũng không muốn phô trương thanh thế.
Trong phòng có hương hoa quế thoang thoảng.
Cô theo hương thơm nhìn sang, trông thấy tách trà hoa quế trên tay Tạ Vụ Thanh, còn có mấy đĩa bánh điểm tâm.
Cô đặt túi một bên, ngồi cạnh anh.
“Sáng nay muốn chuẩn bị bữa sáng cho em”, anh nói, “Chỉ mua được ở Bắc Bình. Sau đó thấy hoa quế khô trong hành lý nên mới định châm hai tách trà”.
“Cũng từ Quế Lâm sao?” Cô hỏi, nói tiếp, “Hộp trà kia anh tặng em không nỡ uống lần nào”.
“Hái cùng một đêm”. Anh đáp.
Ngày ấy đi qua Quế Lâm, chỉ dừng lại đóng quân một đêm. Trùng hợp thay hoa quế nở ngắn ngủi mấy ngày, lại được anh bắt gặp.
Rạp hát ở Thiên Tân sau buổi trưa có một tiết mục diễn tướng thanh [2], đều là những đào kép đào hát nổi danh tại Bắc Bình, mà phong thuỷ Thiên Tân hình như rất thích hợp với lĩnh vực tướng thanh này, hai nơi Bình Tân, nếu muốn nổi tiếng, chỉ cần đến đây bái sư học hỏi. Giữa sân có mấy thanh niên cầm đĩa, từng người lãnh tiền, trong trận cười vang giòn giã, bạc vụn ném vào đĩa lót vải đỏ, người trên sân khấu chắp tay một cái rồi tiếp tục hát.
[2] Tướng thanh là một hình thức diễn tấu bằng lời nói, người diễn thông qua những lời kịch vui đùa, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hoặc hát, sao cho chọc khán giả cười, qua đó châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi người tốt việc tốt.
Lát sau, Khấu Thanh từ ngoài bước vào, nhỏ giọng báo: “Tên người Nhật kia đến rồi”.
Hà vị chưa kịp phản ứng, Tạ Vụ Thanh đã nói: “Buông rèm xuống, cách mành trúc nói chuyện”.
Cô nhìn Tạ Vụ Thanh: “Anh biết ai sao?”
“Buôn muối là chuyện lớn, liên quan đến dân sinh. Trước khi đến Thiên Tân anh đã nghe người khác nhắc đến”. Tạ Vụ Thanh giải thích.
“Em vốn không muốn kinh doanh thứ này, muối – lương thực – giao thông, em đã chiếm một phần, những thứ khác không thể động vào, càng không định động vào”, cô nhỏ giọng nói, “Có điều đây là chuyện cuối cùng chú hai muốn làm trước khi nhắm mắt. Ông nói, thế hệ của ông không hiểu nên không quan tâm đến kẻ thù lăm le bên ngoài, cũng ít phòng bị. Hiện giờ khu sản xuất muối đều tập trung ven biển, nếu sau này bị chiếm, đất liền sẽ không còn muối tích trữ, vô cùng nguy hiểm. Ông biết em không muốn nhúng tay vào thứ đó, nhưng vẫn để em thử làm một phen, vận chuyển muối đi các tỉnh đồng bằng”.
Hà Tri Hành nhớ lại quá khứ sống trong thành Bắc Kinh, trải qua cảnh trước và sau khi liên quân tám nước tấn công, trong lòng không khỏi sợ hãi.
“Chú hai em quả thật suy nghĩ chu toàn”. Anh đánh giá.
Chuyện này còn liên quan đến trải nghiệm lúc nghèo quẫn của ông năm đó, cũng là quá khứ khiến ông và Bạch lão gia không thể không thoát thân.
Hôm nay có hai cố nhân đến.
Vị quan lớn trong triều đình Tốn Thanh mặc một thân kimono, chân đi guốc gỗ giống hệt ngày ấy và vị thái giám mặc áo dài kiểu Trung Quốc xưa cũ theo hầu. Bọn họ ngồi cách một tấm rèm, nhìn bóng dáng một nam một nữ bên trong.
“Mời hai vị ngồi”. Hà Vị mở lời.
Thái giám chắp tay, ngồi xuống trước, vị quan lớn tiền triều chải hai bên tóc mai ngắn cũn muốn tiến lên.
“Triệu đại nhân”, lão thái giám không vui ngăn cản, “Ngồi rồi nói”.
Cách một mành trúc, cô không thấy rõ sắc mặt của vị quan lớn kia, thở phào nhẹ nhõm.
Đối phương nói qua mục đích đến, vẫn là thương nhân người Nhật muốn góp vốn vào cổ phần muối, dựa vào bản lĩnh mấy mươi năm lăn lộn chốn quan trường, hắn nói đến mức múa lưỡi thành hoa, Hà Vị nghe hơi mất tập trung, bắt gặp Tạ Vụ Thanh nhặt một quả hạch mà đó giờ cô chưa nhìn thấy, hẳn là từ phương Nam mang đến.
Tạ Vụ Thanh “ba” một tiếng, hai ngón tay tách vỏ hạt, Hà Vị lập tức bĩu môi, anh cười cười, đưa cho cô.
“Thứ này gọi là gì?” Cô thì thầm.
Anh quay đầu lại, nhỏ giọng đáp: “Dẻ thóc” [3].
[3] Nguyên văn là “mễ chuỳ”, mình tìm được một từ Việt hoá hơn là dẻ thóc, hay còn gọi là hạt dẻ rừng. Khác với giống cây dẻ Trùng Khánh hạt to thường thấy, dẻ thóc (dẻ Lục Nam) chỉ cho hạt nhỏ cỡ đầu ngón tay út. Dẻ thóc ăn vào cũng có vị giống hạt dẻ thông thường.
“Ăn giống hạt dẻ vậy”. Cô tinh tế thưởng thức.
Tạ Vụ Thanh thấy cô thích ăn, lại tách thêm mấy hạt, đặt trong đĩa sứ trắng bên cạnh tách trà.
Hà Vị nhíu mày, bĩu môi với anh.
Anh nhoẻn miệng cười, nhặt mấy hạt đút cho cô.
Dưới lầu, diễn viên tướng thanh cởi bỏ thắt nút [4] khiến khán giả cười vang.
[4] Thuật ngữ trong lĩnh vực tướng thanh, ý chỉ diễn viên nói ra điểm mấu chốt sau những câu kịch ẩn ý để gây cười.
Vị thái giám kia cũng chăm chú xem kịch, bật cười theo.
Triệu đại nhân nói đến mức miệng khô lưỡi đắng nhưng chẳng ai đáp lời, người bên trong nhàn nhã nói chuyện quả hạt, vị đồng nghiệp bên ngoài của hắn chỉ lo xem tướng thanh. Hai bên trong ngoài sót lại mình hắn lạc loài. Người nọ không vui mở miệng: “Bản lĩnh qua loa có lệ của cô hai khiến tôi nhớ đến một cố nhân. Người đó khi ra Bắc đang lúc đắc thế, đối với hai người chúng tôi cũng qua loa chậm chạp. Bây giờ chúng tôi vẫn sống tốt ở tô giới Thiên Tân, mà nay hắn cả nhà lụi tàn, không biết lưu lạc nơi nào”.
Hà Vị nghe người đó nhắc đến Tạ Vụ Thanh, thu mắt về, nhìn bóng dáng ngoài rèm trúc.
“Con người ấy mà, cơ hội chỉ đến một lần trong đời, nói không chừng, mấu chốt chính là phải nhìn được thời cuộc”, vị đại nhân kia tiếp lời, “Hiện giờ chính phủ Nam Kinh cũng phải nhượng bộ người Nhật ba phần, cô hai cần gì phải cố gắng chống đối”.
Tạ Vụ Thanh nâng tách, nhấp một ngụm trà hoa quế, khẽ vỗ mu bàn tay ý bảo cô đừng nóng giận.
Cũng may, thái giám kia lấy cớ thân thể không khoẻ, ngồi được một lát liền hối thúc trở về.
Qua thêm một lúc, Khấu Thanh giả làm Hà Vị dùng xe về nhà.
Trước lúc hoàng hôn, cô chạy đến phòng bếp của viện nhỏ, đeo tạp dề rồi đuổi hết đầu bếp ra ngoài. Mấy năm qua cô nuôi nấng Tư Niên, học được không ít món ăn cho trẻ nhỏ, tài nấu nướng cũng tăng lên đáng kể.
Khi thức ăn được dọn vào phòng, Tạ Vụ Thanh cầm đũa nhìn nồi cơm trắng vừa được hấp nóng hổi: “Không phải mộc tê cơm sao?”
“Vừa rồi em vui quá. Lỡ thêm một thìa muối”. Hà Vị buồn bã lên tiếng.
Anh bật cười: “Ngày mai làm lại đi”.
“Vâng”.
Ngày mai rồi đến ngày kia, thật tốt.
“Hôm nay ở rạp hát, lúc nghe những lời đám người đó nói, em đã không muốn bàn tiếp rồi”. Cô ngồi cạnh anh, gắp thêm thức ăn cho anh, ngẫm lại vẫn còn giận.
Tạ Vụ Thanh cười cười, cũng gắp cho cô một đũa: “Sao không thấy con gái anh đến?”
…
Thật ra danh xưng này sớm đã thành quen. Cô lườm anh.
“Chỗ này nếu không phải rạp hát thì là sòng bạc, sao đưa con bé đến đây được?” Cô hỏi ngược lại.
“Đúng là không ổn thật”, anh ngẫm nghĩ mới đáp, “Ngày mai anh đến tìm con”.
Hà Vị thấy anh quan tâm Tư Niên, cong môi cười.
Cơm nước xong, cô bày một cái ghế nhỏ giữa sân, cẩn thận ngồi tách vỏ dẻ thóc, nhấp ngụm trà hoa quế, loáng thoáng nghe vở kịch đang diễn xướng trong rạp hát cạnh đó. Cảm giác chỉ cách Tạ Vụ Thanh một bức tường thoải mái đến mức nói không nên lời, càng thêm kiên định.
Cô phe phẩy quạt đàn hương mấy cái để đuổi muỗi. Bỗng dưới chân xuất hiện một đĩa hương muỗi đang cháy.
Lâm Kiêu cười với cô, nhỏ giọng bảo: “Thiếu tướng quân dặn mang đến”.
Cô quay đầu nhìn, xuyên qua khe cửa sổ thấy mấy người trong phòng đi tới đi lui, nói vậy Tạ Vụ Thanh nhìn cô từ chỗ đó sao.
Trong viện nhỏ không chỉ một mình anh mà còn có thêm thuộc hạ theo hầu, không tiện bằng nhà chú chín.
Phòng tắm rất hẹp, cô tắm xong phải băng qua cái sân này mới vào được chính phòng, thế nên cô cẩn thận thay đồ lúc sáng, bước ra ngoài, tay vén mành trúc hơi sững lại. Đèn tắt rồi.
Tắt lúc nào nhỉ? Trước khi vào tắm vẫn còn sáng mà.
Tim cô đập nhẹ, khẽ vén rèm châu, cúi đầu đi vào.
Gạch đá xám xịt nhấp nhô dưới chân, không bằng phẳng, bước đến đâu cũng lắc lư.
Toàn bộ rèm đóng kín, chỉ có rèm cửa sổ được kéo lên để thông gió. Quạt điện cùng chậu băng đặt trên bàn thấp ở trước giường, không ngừng thổi lay mành giường. Đầu giường đặt một cái đèn nhỏ, dây điện màu đen nối dài từ tường ngoài, Tạ Vụ Thanh thấy cô bước vào, thu dọn mấy tờ bản thảo hỗn loạn trên đùi.
Hà Vị xoã tóc đi qua, dùng ngón tay làm lược chải chuốt tóc hai bên vai, thuận mắt nhìn quyển sách vừa khép lại, là “Bộ binh yếu lĩnh”. Cô mỉm cười.
Tạ Vụ Thanh đặt hết giấy bút và sách lên ghế.
“Muốn tìm cho em một cái móc áo”, thứ anh nói là móc áo kiểu cũ thường đặt trên đầu giường của đàn bà con gái, “Nhưng chỗ này không có”. Cô lại cười, thấp giọng thì thầm: “Khoác lên ghế là được rồi”.
Cô ngồi ở mép giường cởi cúc áo, vừa cởi xong một cái lại nhìn Tạ Vụ Thanh vẫn còn nguyên áo sơ mi và quần quân đội trên người, mặt cô nóng ran, ngượng ngùng hỏi: “Sao anh… không cởi quần áo đi?”
Dứt lời, cô chợt nhớ ra: “Hay anh vẫn thích mặc quần áo đi ngủ?”
Tạ Vụ Thanh nhoẻn cười: “Muốn đợi em đến”.
…
Hà Vị nhìn anh: “Đợi em làm gì…”
Chẳng lẽ muốn em giúp anh cởi quần áo sao? Nhưng cô không nói ra lời.
Hà Vị thấy anh vẫn không rời mắt khỏi mình, bất giác thấy ánh đèn màu cam nóng rực.
Tạ Vụ Thanh đột nhiên tắt đèn, bắt đầu cởi áo sơ mi.
“Anh chờ em chút”. Cô cởi giày, cuốn một bên rèm lên.
Rèm giường ở đây không giống trong nhà cô hay Bách Hoa Thâm Xử, vải dệt rất mỏng. Chỉ thả xuống một lát đã bị quạt thổi tốc toàn bộ lên người cô, tay Hà Vị gạt ra, vừa định nói, hay là cuốn rèm giường lên đi…
Tạ Vụ Thanh đỡ lấy sau gáy, hôn lên môi cô.
“Đừng để ý đến nó”. Giọng anh trầm thấp, tay lần xuống dưới giường, nghe có tiếng chốt cắm dây điện rơi trên đất, quạt ngừng quay, tấm rèm như mất trọng lượng yên ắng lại.
Hà Vị bị anh hôn một lúc, thay anh cởi cúc sơ mi sót lại.
“Vốn muốn ở Bách Hoa Thâm Xử”, anh thủ thỉ vào tai cô, “Không ngờ giữa chúng ta, lại kéo dài như thế”.
Trong lòng cô như lửa đốt, bị ánh mắt anh đun chảy.
Tạ Vụ Thanh không thích tâm sự, hiếm khi mở miệng, chính là thời điểm này.
Thật ra cô không quan tâm ở đâu tốt nhất, chỉ nghĩ là cùng ai.
Lúc mới về Bắc Kinh, đêm khuya thức giấc, cô bật dậy trên giường lớn, sờ thấy Tư Niên nằm cạnh, cứ tưởng là anh, cảm giác vui sướng tột cùng, lại bắt lấy cánh tay gầy gò bé nhỏ, tức khắc nỗi mất mát bao trùm. Sau này cô không dám ngủ cùng Tư Niên nữa, giao con bé lại cho Quân Khương và Khấu Thanh.
“Thực tế nhắm mắt lại”, cô nhỏ nhẹ, “Ở đâu cũng giống nhau”.
Tạ Vụ Thanh bật cười. Trong mắt anh, cô không hề lớn lên, vẫn thẳng thắn như thế, không che giấu lời trong lòng.
Cô nghe thấy tiếng động rất nhỏ, nghĩ ngợi nửa ngày mới nhớ ra cửa sổ còn mở, gió đêm thổi tung xấp bản thảo của anh.
“Hay để em giúp anh thu dọn đống bản thảo lên bàn trước?” Cô lo lắng cho tâm huyết anh viết.
“Không cần đâu”.
Cô gác cằm trên vai anh, ngửi một chút, nhất định vừa nãy anh uống trà hoa quế.
Người từng gặp Tạ Vụ Thanh không tài nào liên tưởng anh với hai chữ “dịu dàng”. Chỉ có một thiếu tướng quân lúc lên giường, cởi bỏ áo sơ mi cùng quần quân đội mới để cô nhận ra. Cô nghĩ, buổi tối khi Tạ Vụ Thanh đi ngủ không mặc tây trang tiếp khách như ban ngày mà thay thành quần quân đội, là vì muốn dùng thân phận Tạ Vụ Thanh chân chính đối diện với cô.
Hà Vị ôm anh, áp mặt mình lên mặt anh, nhỏ giọng gọi “anh Thanh”.
Anh vẫn mỉm cười như thế, không đáp lời.
…
Như lửa cháy thiêu rụi biên giới, lại giống thuỷ triều lên cao rồi rút dần. Mặt cô trượt xuống, tựa vào cổ anh, không động đậy.
Tiếng ve bắt đầu râm ran. Có lẽ vừa nãy mất tập trung nên không quan tâm, xem nhẹ mọi chuyện xung quanh.
Tạ Vụ Thanh mân mê cằm cô, cúi đầu muốn nhìn xem, cô lắc đầu. Không muốn nhúc nhích.
Ôm nhau một lát, cô thiếp đi, hô hấp chậm rãi phả lên xương quai xanh của anh.
Tạ Vụ Thanh không muốn đánh thức cô, cũng không sao động đậy, chỉ có thể vỗ về cô như một đứa trẻ, hơi dựa vào mép giường. Anh sợ cô cảm lạnh, khoác áo sơ mi lên lưng cô.
Hai người ngủ suốt một giờ, anh thấy cô chưa muốn tỉnh dậy, cũng giữ nguyên tư thế ấy nhắm mắt nghỉ ngơi.
— HẾT CHƯƠNG 43 —
Tác giả :
Mặc Bảo Phi Bảo