Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 38 Nhớ nhà cũng mong em (3)
Khoảng 9 giờ tối đêm nay, đám người trông coi bước vào, mở khoá vàng trên cửa sổ cho cô.
Người đó nói, Tôn tướng quân để cô hai hít thở, ngắm cảnh sông Tần Hoài. Cô không biết Tôn Duy Tiên có ý gì, bước đến cửa sổ.
Từ chỗ này có thể nhìn thấy một bên ngõ nhỏ thông đến bờ sông Tần Hoài. Xa xa, có ca nữ đứng trước khoang thuyền, nương theo ánh sáng vàng rực của ngọn đèn măng-sông pha dầu, cất cao giọng, hỏi người gần bờ, thuyền hoa hay thuyền gỗ có muốn tấu một bài không.
Bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô vang lên. Hà Vị nhìn đầu kia của con ngõ nhưng chẳng thấy chiếc xe nào.
Có thể là người đi ngang mà thôi.
Sau đêm đó, không còn ai đến tìm cô nói chuyện nữa.
Lại qua mấy ngày, cô nhận thấy người canh giữ không còn nghiêm cẩn như lúc trước.
Hôm nay, Nam Kinh mưa lớn.
Cô nhìn cánh hoa hoè bị gió mưa thổi rơi đầy, bao phủ trắng xoá dưới đất.
Ngoài cửa có người mở khoá, cô vội vàng xoay người, trông thấy Triệu Ứng Khác một thân tây trang màu xám bước vào.
Có người lạ mặt nói: Triệu tiên sinh dẫn cô đi trước. Bây giờ các tỉnh loạn lạc, chỗ này không nên ở lâu.
Triệu Ứng Khác nhận lấy áo khoác của cô, đưa cô ra khỏi gian nhà.
Cô luôn tìm cách lợi dụng sơ hở để trốn thoát, thế nên chưa từng cởi giày cao gót, lúc này dưới chân sưng đau, giẫm lên mặt đất như bị mũi dao cứa ngang. Có điều cô không dám chậm lại dù chỉ nửa phần, cho đến lúc ngồi lên chiếc xe màu đen của Triệu Ứng Khác.
“Hiện tại chúng ta ngồi tàu hoả. Quân phiệt Phụng hệ mượn chuyện Thượng Hải – Quảng Châu, bắt giữ Đảng viên khắp nơi tại Bắc Kinh, giờ không thể về Bắc Kinh nữa, đi Thiên Tân trước”, Triệu Ứng Khác thấp giọng nói, đặt áo khoác lên chân cô, “Chân em bị sao thế? Bọn họ động tay à?”
“Ai bảo anh tới? Là chú hai em?” Cô không rảnh đáp lời anh, vội hỏi, “Tạ gia sao rồi? Có tin tức của Tạ Vụ Thanh không?”
Triệu Ứng Khác im lặng một lúc, nhỏ giọng đáp: “Cô cả Tạ gia mất tích không rõ, cô ba vì chống cự lệnh bắt người nên bị đánh chết tại chỗ, nói với bên ngoài là ngô thương mà mất. Cô hai Tạ ở tô giới đóng cửa không ra. Còn Tạ Vụ Thanh… không có tin tức”.
Cô như bị năm ngón tay từ trong bóng tối vươn ra bóp chặt trái tim, sững sờ tại chỗ, lại không thốt được bất kỳ âm thanh nào.
…
Cô nghe chính mình hỏi: “Anh có thể nghĩ cách… giúp tôi hỏi thăm nơi ở anh ấy không?”
Không gặp được Tạ Vụ Thanh, sao cô đi được đây.
“Người của tôi ở đây năng lực có hạn. Cửu tiên sinh cũng nghĩ rất nhiều cách nhưng lần này bọn họ thật sự đã sử dụng hết mọi mối quan hệ từ Thanh bang đến tô giới cật lực truy lùng, ai cũng phối hợp với họ. Bọn họ quyết tâm không nương tay với người của mình, phàm là những kẻ hợp tác Quốc Cộng [1], đều bị đuổi bắt khắp nơi, em đã quên Liêu Trọng Khải tiên sinh chết thế nào sao?”
Ông ta bởi vì một mực hợp tác Quốc Cộng nên bị người trong Quốc dân đảng ám sát.
[1] Quốc cộng hợp tác chỉ sự liên minh giữa Trung Hoa Quốc dân đảng và Trung Quốc Cộng sản đảng ở giai đoạn 1924-1927 và 1937-1945, sự liên minh này được Liên Xô và Hoa Kỳ đứng sau thúc đẩy.
Triệu Ứng Khác thì thầm: “Rồi sẽ có tin tức. Điều quan trọng nhất hiện giờ là phải ra Bắc, nếu em ở lại đây, ngoại trừ trở thành uy hiếp đối với hắn, thì không giúp ích được gì”.
Cuối cùng hắn chốt lại: “Lần này là thảm sát xưa nay chưa từng có”.
Những chuyện sau đó, đúng như lời Triệu Ứng Khác đã nói, thảm sát xưa nay chưa từng có.
Tháng Tư năm nay là một tháng máu nhuốm đỏ thẫm với những nhà cộng sản cùng người theo chủ nghĩa cách mạng.
Ở phương Nam, bắc phạt chỉ mới tiến hành được một nửa, mũi nhọn lại bất ngờ đảo ngược nhắm vào bên trong. Chỉ trong vòng một tháng, Thượng Hải hy sinh mấy trăm người, Quảng Đông lên đến hai ngàn người bỏ mạng, số bị bắt nhiều vô kể.
Trong khi ở phía Bắc, vào cuối tháng Tư, các quân phiệt Phụng hệ hạ lệnh giết chết hàng chục người, bao gồm cả Lý Đại Chiêu tiên sinh.
Tháng này, cả Nam Bắc đều đạt được sự “thống nhất” đẫm máu trước nay chưa từng có.
Nhưng tháng Tư chỉ là khởi đầu.
Sau đó tại mấy tỉnh thành khác, mức độ tàn sát ngày càng nghiêm trọng. Tính riêng Trường Sa đã hy sinh hàng vạn người.
Tiếp đến, lại đưa ra sách lược “Thà rằng giết lầm 3.000 người, quyết không bỏ sót một người”.
…
Tháng Bảy năm ngoái, chính là lúc tuyên thệ trước khi xuất quân bắc phạt.
Chớp mắt đến tháng Bảy năm nay, máu chảy thành sông lại là nhóm người cách mạng từng đứng cùng hàng ngũ tuyên thệ sống chết.
—
Ngày đó tại sân ga Phổ Khẩu, cô và Triệu Ứng Khác bị giữ lại để tra hỏi.
Nhiều năm qua Triệu Ứng Khác làm việc giữa các phe phái quân phiệt luôn ổn thoả, vốn dĩ lần này mượn mặt mũi của một quân phiệt để xuôi Nam, giờ đây lại bị chặn trước ga tàu hoả. Hai bên kéo dài giằng co, sắc mặt Triệu Ứng Khác tuy không vui nhưng cũng không tiện trở mặt, rời khỏi Kinh Lăng mới là chuyện quan trọng.
Mưa càng lúc càng lớn, mặt đất bên ngoài hành lang hình vòm đều đẫm nước.
Một chiếc xe chuyên dụng dừng lại, bước xuống là người đàn ông xa lạ, hắn đội mưa đi đến, thấp giọng răn dạy đám sĩ quan trung cấp, bảo họ lập tức thả người.
Hà Vị không biết kẻ này là ai, người nọ cũng không chào hỏi gì cô, vội vàng đưa hai người vào trong sân ga.
“Cô hai không nên chậm trễ, xin hãy một đường ra thẳng phía Bắc”, người đàn ông kia dùng tiếng Nga nhẹ giọng nói với cô, “Chúng tôi vẫn đang nghĩ cách cứu thầy”.
Cô vừa nghe câu này, trong lòng an ổn.
Đến khi tàu hoả tiến vào địa phận tỉnh Bắc, Triệu Ứng Khác mới đổi một toa tàu mới, sai người mang nước ấm đến, nhúng khăn mặt vào thau đồng rồi vắt khô đưa cho cô. Hà Vị lo cho an nguy của Tạ Vụ Thanh, lúc nhận khăn bất cẩn làm rơi xuống đất.
Trái tim cô như rơi xuống theo, giật mình định khom người nhặt lên.
“Tôi xuôi Nam đón em là do học trò của Tạ Vụ Thanh gửi điện báo đến”, Triệu Ứng Khác thay cô nhặt khăn mặt, “Vừa nãy em cũng thấy đó, hắn có thể biết chuyện chúng ta bị chặn lại ở trạm kiểm soát, lại giúp chúng ta giải vây, chứng tỏ hắn không gặp chuyện gì”.
Cô không đáp lời.
Lúc ấy cô không hề biết, tất cả đều do Tạ Vụ Thanh hai tay chịu trói đổi về.
Từ lúc bị ngăn lại tra hỏi ở sân ga đến khi được giúp đỡ, đều là Tạ Vụ Thanh nhờ học trò của mình sắp xếp một tuồng kịch. Những người đó đã tìm thấy Tạ Vụ Thanh, cũng không cần vây khốn Hà Vị làm gì.
Mà chỉ khi trải qua những chuyện vừa rồi mới khiến cô nảy sinh ảo giác: Anh vẫn nắm rõ đường đi nước bước của cô, anh vẫn có thể bày mưu lập kế giúp cô thoát nguy, chỉ là mấy ngày qua không tiện lộ diện mà thôi…
Cả đời Tạ Vụ Thanh đa mưu, nhưng đối với cô, anh chưa từng lừa gạt.
Duy chỉ có hôm nay, một lúc tính toán, một hồi diễn kịch, chỉ muốn để cô an tâm về phương Bắc.
Họ đi thẳng từ Nam Kinh đến Thiên Tân.
Trước khi Triệu Ứng Khác xuôi Nam, từng đưa người già trẻ nhỏ trong Hà nhị phủ đến căn hộ của Cửu tiên sinh ở Thiên Tân.
Hà Vị vừa bước vào căn nhà kiểu tây dương, đã thấy sảnh lớn ngồi đầy người, có chị gái Hà Chí Trăn, mẹ cô, còn có cha mẹ chú bác của Triệu Ứng Khác.
Chị gái Hà Chí Trăn vừa thấy Hà Vị và Triệu Ứng Khác đến lập tức đứng dậy.
“Hôm nay em dẫn theo cha mẹ anh cùng mẹ ruột em đến đây”, Hà Chí Trăn nhìn chằm chằm Triệu Ứng Khác, “Triệu Ứng Khác, anh nên biết nó quan hệ cùng ai bên ngoài, Tạ gia bây giờ đã xong đời rồi, nó cũng bị liên luỵ. Anh không muốn sống nhưng em còn muốn giữ mạng mình!”
Hà Vị vì chuyện của Tạ Vụ Thanh và Tạ gia đã thất hồn lạc phách, kiên trì trở về nơi này cũng do trách nhiệm với chú hai và Tư Niên… Cô đã không còn sức lực ứng phó với người họ Hà, bao gồm cả mẹ cô.
“Cảm ơn anh đưa tôi về”. Giọng cô khàn khàn.
Hà Chí Trăn muốn ngăn Hà Vị lại, liền bị thím từ trong bước ra quát dừng tay.
“Chú chín nói, trong nhà có người bệnh, không được làm ồn. Mời các vị đi trước, Triệu Ứng Khác cũng đưa cha mẹ đến Lợi Thuận Đức đi, chúng tôi đã đặt phòng xong hết rồi”, thím ôm lấy Hà Vị, “Đi thôi, chúng ta lên lầu”.
Lúc ở trên tàu hoả cô từng dùng nước ấm lau sơ người, nhưng đến Thiên Tân mới thật sự được tắm gội.
Thím giúp cô mang váy áo tới, nhỏ giọng nói: “Hai ngày trước có khách đến, nói chuyện Trương Tác Lâm hại chết Lý Đại Chiêu tiên sinh, chú hai con tức đến mức bệnh nặng hơn, sốt suốt mấy ngày liền. Chúng ta cũng không dám kể với ông ấy tình hình ở phía Nam, một lát qua đó, con xem như chưa xảy ra chuyện gì cả nhé”.
“Vâng”, cô nói bằng giọng mũi, “Con hiểu rồi”.
Cô đắp khăn ấm lên mắt, lại đánh phấn, thoa son cho khuôn mặt nhuận sắc một chút.
Trong phòng chú hai, mùi thuốc nồng nặc.
Không biết vì sao, cô nhớ lại trên người Tạ Vụ Thanh lúc nào cũng có mùi thuốc trung y này, mắt càng đau nhói. Cô đến mép giường, dựa vào đó ngồi xuống, mắt chú hai gần đây không nhìn thấy gì, nhưng khi ngón tay chạm đến làn váy của cô, vẫn mỉm cười.
“Về nhanh vậy”, chú hai dịu dàng nói, “Nên ở lại thêm hai ngày”.
Cô nhỏ giọng đáp: “Trước mắt chiến sự gấp gáp, ở lâu lại không tốt lắm”.
“Cũng đúng”, chú hai đáp, “Vẫn là bắc phạt quan trọng hơn. Đánh đến đây thì có thể cấm thuốc phiện rồi”.
Lấn trước Hà Tri Hành phát bệnh cũng vì quân phiệt Phụng hệ cất trữ quân lương, hạ lệnh trồng thuốc phiện bên ngoài quan ngoại.
Năm đó ông đi theo con đường cách mạng, chính vì chán ghét thuốc phiện, khi còn trẻ ông từng tranh cãi với mọi người về tác hại của thuốc phiện trong quán trà ở Tuyên Nam. Có rất nhiều người từ lâu đã muốn cấm thuốc phiện vì phòng ngừa bạc trắng chảy vào túi ngoài, cũng có rất nhiều người dựa một tẩu thuốc phiện để sinh tồn, không cảm thấy khói thuốc có gì không tốt… Nhoáng cái tóc mai điểm sương, đã đi đến tận cùng của sinh mệnh.
“Có bàn chuyện hôn sự chưa?” Chú hai ôn tồn hỏi.
“Vâng”. Trước mắt cô đầy ánh nước, không dám nói nhiều, chỉ sợ chú hai nhận ra.
Chú chín đứng bên cạnh, lấy ra một chiếc khăn tay từ trong ngực áo, đưa cho cô.
Cô không tiếng động xua tay.
“Ngẫm lại, cậu ấy đã ba mươi hai rồi”, Hà Tri Hành than, “Chú sợ không nhìn thấy hai đứa đám cưới. Tri Khanh, chú phải thay anh chủ trì hôn sự này đấy”.
Hà Tri Khanh cười nói: “Anh cứ yên tâm dưỡng bệnh, ít ngày nữa bắc phạt sẽ thành công. Con rể anh lập tức mang theo công danh đến cửa rước Vị Vị, em cũng không dám thay anh gả con gái đâu”.
Sau khi chính phủ Quốc dân thành lập tại Nam Kinh, chú chín lo lắng Bắc Kinh bị ảnh hưởng, giữ cả nhà Hà nhị đến tận mùa hè.
Hôm nay, Tư Niên đứng trong tầng hầm của biệt thự tây dương tìm được mấy tờ báo, đọc “Tin tức Quốc dân Hội nghị được thúc đẩy tổ chức tại Bắc Kinh”. Hà Vị gặp lại ba cái tên trên đó, Vương Tận Mỹ tiên sinh bệnh mất năm ấy, mà Lý Đại Chiêu tiên sinh cùng Triệu Thế Viêm tiên sinh đều hy sinh trong kiếp nạn lớn này.
Ngoài cửa tầng hầm, thím nhỏ gọi cô.
Hà Vị để Tư Niên ở lại tiếp tục xem báo, bước lên bậc thang, xuyên qua rèm châu, nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trong phòng thì giật mình, bất chợt tim đập như trống bổi. Là cô hai Tạ gia, Tạ Sính Như.
Chị ấy nhìn qua vô cùng tiều tuỵ, nhưng trong ánh mắt vẫn sáng ngời như trước. Vốn mang khuôn mặt nghiêm cẩn, vừa nhìn thấy cô lại lộ ra nụ cười dịu dàng. Hà Vị nhìn thấy khăn tang trên quần áo chị, bước chân chững lại.
“Cha chị qua đời”. Tạ Sính Như nhỏ giọng giải thích.
Hai mắt cô nóng lên, khẽ khàng đáp: “Mong cô hai nén đau thương”.
Tạ Sính Như hơi gật đầu, đặt tách trà xuống: “Chị chỉ có mấy phút, không nói lời khách sáo nữa. Chú út Thanh…”
Hà Vị dừng tay, trấn tĩnh nhìn Tạ Sính Như.
Tạ Sính Như không biết nên nói thế nào, ngẫm một lát mới lên tiếng: “Chị tới gặp em, một phần nguyên nhân là do di nguyện trước lúc lâm chung của cha. Cha bảo chị đến Hà gia nói lời xin lỗi, ông ấy còn nói, cô hai Hà tuổi nhỏ, người ngoài không biết chuyện hôn sự, lúc này Tạ gia gặp biến cố lớn, không thể so với trước kia, mai sau cũng không thể liên luỵ họ…”
“Anh Thanh thế nào ạ?” Cô cắt ngang lời Tạ Sính Như, “Anh ấy hiện giờ đang ở đâu?”
“Chị cũng không rõ”. Tạ Sính Như lắc đầu.
Không biết anh ở đâu, càng không biết sống chết ra sao.
Tim Hà Vị chùng xuống.
“Hồi tháng Tư có một vị phó quan của chú út Thanh đến tô giới tìm chị, phó quan đó nói, anh Thanh muốn nhờ chị giúp một chuyện. Chờ sóng gió tạm lắng, tận mắt đến nhìn em có ổn không, nếu em không việc gì, thì nói với em”, Tạ Sính Như im lặng hồi lâu, thấp giọng nói, “Vụ Thanh bất tài, không thể thực hiện hôn ước. Mong cô hai… nên bỏ thì bỏ [2]”.
[2] Nguyên văn là “đương xả tắc xả”, ý nói việc nào nên bỏ được thì hãy vứt bỏ, chỉ khi vứt bỏ rồi thì mới nhận được điều tốt hơn.
Nước mắt cô lăn dài.
Không phải vì chữ “nên bỏ thì bỏ”, mà bởi câu “Vụ Thanh bất tài”…
Tạ Sính Như nâng tay nhìn đồng hồ, che giấu tâm tình khổ sở khi nói những lời ấy, cô khẽ đứng dậy khỏi ghế, đến trước mặt Hà Vị: “Những câu này không phải lấy thân phận chị hai của Tạ Vụ Thanh nói, chỉ vì chị lớn tuổi hơn em rất nhiều, lại là một người phụ nữ đã kết hôn nên muốn khuyên em, Vị Vị, đường đời còn dài, bản thân em cùng người nhà là quan trọng nhất”.
Tạ Sính Như nói tiếp: “Từ lúc em mười tám đến hai mươi hai tuổi, là lứa tuổi đẹp nhất đời người, em đều dành để đợi nó. Sau này, hãy sống cho bản thân mình đi. Tạ gia không muốn níu chân em”.
Lúc Tạ Sính Như nói cũng tràn ngập thương xót.
Hiện giờ Tạ gia… đã không còn bao nhiêu người.
Trung môn hỡi trung môn, là vì bảo vệ đất nước không tiếc xương trắng chất chồng, mà những gia tộc dòng dõi góp xương máu ấy, sớm muộn gì cũng sẽ biến mất không còn vết tích.
Tạ Sính Như nhớ đến lúc tán gẫu với em ba từng nói, con người chỉ sống một lần trong đời, chúng ta như vậy có phải bị người khác cười nhạo ngốc nghếch không?
Em ba đáp, ài, chính vì cả đời chỉ sống một lần, quản miệng người ta làm gì chứ.
Tạ Sính Như lại hỏi, em nói xem, nếu kiếp sau đầu thai, hai chị em chúng ta ở hai quốc gia khác nhau, làm sao bây giờ?
Em ba trả lời, chị bảo vệ đất nước của chị, em che chở người dân của em. Mỗi người chúng ta chiến đấu vì lãnh thổ dân tộc mình, nếu chị đầu hàng em, em sẽ khinh thường chị, nhưng nếu chị chết dưới đao của em, em sẽ kính trọng chị như một bậc anh hùng, sẽ chôn cất chị tử tế.
Tạ Sính Như đỏ mắt, xoa đầu Hà Vị. Lâu rồi cô không dám nghĩ đến em ba, hôm nay trông thấy Hà Vị lại nhắc đến nỗi đau sâu kín nhất trong lòng.
“Giữ gìn sức khoẻ”. Tạ Sính Như ôn nhu dặn dò.
Tạ Sính Như đi rồi, cô vẫn ngồi bất động trong phòng.
Nhớ đến những lời anh nói, nước mắt rơi trên váy.
Nửa đời trước của anh, như thể đều trải qua cảnh bị bạn bè, đồng minh phản bội.
…
Mùi hương của Long Tiên Hương nồng đậm trong không khí.
Cô thấy mình quay về Nam Dương, gió biển nóng bức mang theo hơi ẩm, là ấn tượng sâu sắc nhất của nàng thiếu nữ về bờ biển đó.
Tưởng tượng ở vùng biển đảo kia, cô đạp xe băng qua dãy nhà dân bình dị, trong đó có một gian nhà phía trước trồng đầy bụi chuối tây tàu lá xanh mướt, mở cửa nhà bước vào trong, là một căn phòng bày bộ ghế mây sờn cũ… Có một vị thiếu tướng quân nằm đó, ngửa đầu ngắm bầu trời đêm nơi xa xứ.
Mà hiện giờ, thiếu tướng quân của cô đã bị bắt đến đâu…
Tư Niên ôm một chồng báo đi đến, nhỏ giọng nói: “Ông chú chín bảo con đến tìm người hỏi về khởi nghĩa Nam Xương [3]”.
Năm ấy, sau nhiều tháng tàn sát đẫm máu, bọn họ cuối cùng cũng cầm vũ khí đứng lên, bắn phát súng đầu tiên bắt đầu cuộc nổi dậy vũ trang ở Nam Xương.
[3] Khởi nghĩa Nam Xương do người trong Đảng Cộng sản TQ lãnh đạo nhằm chống lại cuộc thanh trừng đẫm máu của Quốc dân đảng đối với người cách mạng, nổ ra tại Giang Tây, mở đầu cho cuộc chiến Quốc – Cộng. Ngày 1/8/1927, quân khởi nghĩa chiếm được thành phố Nam Xương nhưng đến ngày 5/8 vì không giữ được phải rút về Cương Sơn, dọc đường bị tấn công thiệt hại nặng nề. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng có ý nghĩa mở đầu quan trọng, sau này ngày 1/8 được lấy làm kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân TQ.
Cô không muốn để trẻ con nhìn thấy hai mắt mình đẫm lệ, cúi đầu, vuốt ve con mèo ngồi bên cạnh.
“Ông chú nói”, Tư Niên cố gắng kể lại tình cảnh sinh động đó, “Muốn khởi nghĩa phải lén lút chuẩn bị, bởi vì lúc nào cũng có kẻ địch lăm le bên người, phải căn thời gian chuẩn xác nhất, sau đó bất ngờ đánh úp”.
Thật ra Tư Niên muốn hỏi, cha có ở nơi đó không.
Như thể cảm nhận được nỗi đau của Hà Vị, cô bé đem lời muốn thốt ra cất lại trong lòng. Cô bé bước đến, học theo cô, đưa tay gãi lưng cho mèo, lông tơ trơn mượt, bồng bềnh dưới ngón tay, lại luồng qua kẽ tay mình.
Giọng nói non nớt của trẻ con cất lên: “Ông chú nói, trước khởi nghĩa, có người hát quốc tế ca”.
Tư Niên tiếp tục: “Ông chú còn bảo, trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương để phân biệt người phe mình, sẽ dùng khẩu lệnh. Người đoán xem khẩu lệnh là gì?”
Cô khẽ lắc đầu.
Tư Niên cười ngọt ngào, nhẹ giọng nói: “Non sông thống nhất”.
Non sông thống nhất.
Sau khi máu chảy thành sông, vẫn có người vạn chết không từ, bước ra từ máu thịt, mang theo những lời này.
Bọn họ vốn không quen biết lẫn nhau, nhận ra nhau, cũng chính là xác nhận tình anh em sinh tử, chỉ dựa vào một câu không ngừng vang lên trong lòng: Núi sông thống nhất.
–
Tiết học lịch sử:
Dưới chương này tác giả có đề cập giảng lược về trận chiến nhắc đến trong truyện. Sau khi đọc xong và kết hợp research trên mạng thì mình biết sử sách được gọi là “Nội chiến Trung Quốc” hay “Quốc – Cộng nội chiến”. Mọi người có thể tìm hiểu trên Google để biết thêm chi tiết. Lần nội chiến này kéo dài từ tháng 4/1927 đến tháng 5/1950 (sau khi TQ đánh thắng NB) nên có rất nhiều thông tin, còn trong truyện chỉ đề cập đến giai đoạn đầu của nội chiến (1927-1937).
Tóm tắt để mọi người hiểu:
Năm 1925, sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch được nâng lên giữ vai trò tổng chỉ huy quân đội Cách mạng Quốc gia, tiến hành Bắc phạt.
Năm 1926, Quốc dân đảng có sự phân hoá thành 2 phe cánh, gọi là phái tả và phái hữu. Bao gồm người thuộc Quốc dân đảng và người theo lý tưởng Cộng sản trong Quốc dân đảng.
Năm 1927, tranh chấp nảy sinh giữa 2 phe cánh khi ra quyết định chuyển thủ đô của chính phủ Quốc dân. Trong khi người ủng hộ Cộng sản trong Quốc dân đảng muốn chuyển từ Quảng Châu về Vũ Hán – nơi đảng Cộng sản ảnh hưởng mạnh nhất, thì TGT cùng các tướng quân phiệt lại muốn chuyển đến Giang Tây.
Đầu tháng 4/1927, TGT lấy lý do kinh tế kiệt quệ, xã hội rối loạn để tạm dừng cuộc cách mạng quốc gia. Ngày 12/4/1927, TGT quay ngược xử lý những người theo phe Cộng sản tại Thượng Hải. Hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hoặc hành quyết. Để ngăn chặn những khả năng có thể xảy ra, TGT còn liên thủ với 3 ông trùm Thanh bang là Đỗ Nguyệt Sanh, Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm đưa đàn em giả dạng là công nhân lẫn vào nhóm công nhân biểu tình chống đối đàn áp, sử gọi “chính biến Thượng Hải” hay “biến cố ngày 12 tháng 4”.
Cuối năm 1927, TGT nắm toàn bộ chính quyền. Tháng 6/1928, TGT chiếm được Bắc Kinh – Kết thúc nội chiến giai đoạn 1.
— HẾT CHƯƠNG 38 —
Lời của tác giả: Mọi người ơi, đến đây là chúng ta đã đi được 1 nửa chặng đường với Tạ Vụ Thanh và Hà Vị rồi đó. Hiện tại vì lý do cá nhân nên tần suất mình dịch khá chậm so với trước đây. Nhưng mọi người yên tâm là mình không drop truyện đâu nhá vì mình yêu nhân vật trong này lắm.
Bối cảnh truyện khá rộng, đa phần bám vào lịch sử thời dân quốc nên mình phải research nhiều, nếu trong quá trình edit có lỗi sai gì thì mọi người cứ bình luận cho mình biết nhé, kể cả lỗi chính tả lẫn lỗi kiến thức ạ. Hiện giờ mình cũng sắp hoàn thành bộ này rồi, mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
P/S: Truyện hay lắm mọi người ạ, edit mà nhiều đoạn cũng xúc động theo nhân vật. Cảm ơn vì mọi người vẫn luôn theo dõi nha
Người đó nói, Tôn tướng quân để cô hai hít thở, ngắm cảnh sông Tần Hoài. Cô không biết Tôn Duy Tiên có ý gì, bước đến cửa sổ.
Từ chỗ này có thể nhìn thấy một bên ngõ nhỏ thông đến bờ sông Tần Hoài. Xa xa, có ca nữ đứng trước khoang thuyền, nương theo ánh sáng vàng rực của ngọn đèn măng-sông pha dầu, cất cao giọng, hỏi người gần bờ, thuyền hoa hay thuyền gỗ có muốn tấu một bài không.
Bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô vang lên. Hà Vị nhìn đầu kia của con ngõ nhưng chẳng thấy chiếc xe nào.
Có thể là người đi ngang mà thôi.
Sau đêm đó, không còn ai đến tìm cô nói chuyện nữa.
Lại qua mấy ngày, cô nhận thấy người canh giữ không còn nghiêm cẩn như lúc trước.
Hôm nay, Nam Kinh mưa lớn.
Cô nhìn cánh hoa hoè bị gió mưa thổi rơi đầy, bao phủ trắng xoá dưới đất.
Ngoài cửa có người mở khoá, cô vội vàng xoay người, trông thấy Triệu Ứng Khác một thân tây trang màu xám bước vào.
Có người lạ mặt nói: Triệu tiên sinh dẫn cô đi trước. Bây giờ các tỉnh loạn lạc, chỗ này không nên ở lâu.
Triệu Ứng Khác nhận lấy áo khoác của cô, đưa cô ra khỏi gian nhà.
Cô luôn tìm cách lợi dụng sơ hở để trốn thoát, thế nên chưa từng cởi giày cao gót, lúc này dưới chân sưng đau, giẫm lên mặt đất như bị mũi dao cứa ngang. Có điều cô không dám chậm lại dù chỉ nửa phần, cho đến lúc ngồi lên chiếc xe màu đen của Triệu Ứng Khác.
“Hiện tại chúng ta ngồi tàu hoả. Quân phiệt Phụng hệ mượn chuyện Thượng Hải – Quảng Châu, bắt giữ Đảng viên khắp nơi tại Bắc Kinh, giờ không thể về Bắc Kinh nữa, đi Thiên Tân trước”, Triệu Ứng Khác thấp giọng nói, đặt áo khoác lên chân cô, “Chân em bị sao thế? Bọn họ động tay à?”
“Ai bảo anh tới? Là chú hai em?” Cô không rảnh đáp lời anh, vội hỏi, “Tạ gia sao rồi? Có tin tức của Tạ Vụ Thanh không?”
Triệu Ứng Khác im lặng một lúc, nhỏ giọng đáp: “Cô cả Tạ gia mất tích không rõ, cô ba vì chống cự lệnh bắt người nên bị đánh chết tại chỗ, nói với bên ngoài là ngô thương mà mất. Cô hai Tạ ở tô giới đóng cửa không ra. Còn Tạ Vụ Thanh… không có tin tức”.
Cô như bị năm ngón tay từ trong bóng tối vươn ra bóp chặt trái tim, sững sờ tại chỗ, lại không thốt được bất kỳ âm thanh nào.
…
Cô nghe chính mình hỏi: “Anh có thể nghĩ cách… giúp tôi hỏi thăm nơi ở anh ấy không?”
Không gặp được Tạ Vụ Thanh, sao cô đi được đây.
“Người của tôi ở đây năng lực có hạn. Cửu tiên sinh cũng nghĩ rất nhiều cách nhưng lần này bọn họ thật sự đã sử dụng hết mọi mối quan hệ từ Thanh bang đến tô giới cật lực truy lùng, ai cũng phối hợp với họ. Bọn họ quyết tâm không nương tay với người của mình, phàm là những kẻ hợp tác Quốc Cộng [1], đều bị đuổi bắt khắp nơi, em đã quên Liêu Trọng Khải tiên sinh chết thế nào sao?”
Ông ta bởi vì một mực hợp tác Quốc Cộng nên bị người trong Quốc dân đảng ám sát.
[1] Quốc cộng hợp tác chỉ sự liên minh giữa Trung Hoa Quốc dân đảng và Trung Quốc Cộng sản đảng ở giai đoạn 1924-1927 và 1937-1945, sự liên minh này được Liên Xô và Hoa Kỳ đứng sau thúc đẩy.
Triệu Ứng Khác thì thầm: “Rồi sẽ có tin tức. Điều quan trọng nhất hiện giờ là phải ra Bắc, nếu em ở lại đây, ngoại trừ trở thành uy hiếp đối với hắn, thì không giúp ích được gì”.
Cuối cùng hắn chốt lại: “Lần này là thảm sát xưa nay chưa từng có”.
Những chuyện sau đó, đúng như lời Triệu Ứng Khác đã nói, thảm sát xưa nay chưa từng có.
Tháng Tư năm nay là một tháng máu nhuốm đỏ thẫm với những nhà cộng sản cùng người theo chủ nghĩa cách mạng.
Ở phương Nam, bắc phạt chỉ mới tiến hành được một nửa, mũi nhọn lại bất ngờ đảo ngược nhắm vào bên trong. Chỉ trong vòng một tháng, Thượng Hải hy sinh mấy trăm người, Quảng Đông lên đến hai ngàn người bỏ mạng, số bị bắt nhiều vô kể.
Trong khi ở phía Bắc, vào cuối tháng Tư, các quân phiệt Phụng hệ hạ lệnh giết chết hàng chục người, bao gồm cả Lý Đại Chiêu tiên sinh.
Tháng này, cả Nam Bắc đều đạt được sự “thống nhất” đẫm máu trước nay chưa từng có.
Nhưng tháng Tư chỉ là khởi đầu.
Sau đó tại mấy tỉnh thành khác, mức độ tàn sát ngày càng nghiêm trọng. Tính riêng Trường Sa đã hy sinh hàng vạn người.
Tiếp đến, lại đưa ra sách lược “Thà rằng giết lầm 3.000 người, quyết không bỏ sót một người”.
…
Tháng Bảy năm ngoái, chính là lúc tuyên thệ trước khi xuất quân bắc phạt.
Chớp mắt đến tháng Bảy năm nay, máu chảy thành sông lại là nhóm người cách mạng từng đứng cùng hàng ngũ tuyên thệ sống chết.
—
Ngày đó tại sân ga Phổ Khẩu, cô và Triệu Ứng Khác bị giữ lại để tra hỏi.
Nhiều năm qua Triệu Ứng Khác làm việc giữa các phe phái quân phiệt luôn ổn thoả, vốn dĩ lần này mượn mặt mũi của một quân phiệt để xuôi Nam, giờ đây lại bị chặn trước ga tàu hoả. Hai bên kéo dài giằng co, sắc mặt Triệu Ứng Khác tuy không vui nhưng cũng không tiện trở mặt, rời khỏi Kinh Lăng mới là chuyện quan trọng.
Mưa càng lúc càng lớn, mặt đất bên ngoài hành lang hình vòm đều đẫm nước.
Một chiếc xe chuyên dụng dừng lại, bước xuống là người đàn ông xa lạ, hắn đội mưa đi đến, thấp giọng răn dạy đám sĩ quan trung cấp, bảo họ lập tức thả người.
Hà Vị không biết kẻ này là ai, người nọ cũng không chào hỏi gì cô, vội vàng đưa hai người vào trong sân ga.
“Cô hai không nên chậm trễ, xin hãy một đường ra thẳng phía Bắc”, người đàn ông kia dùng tiếng Nga nhẹ giọng nói với cô, “Chúng tôi vẫn đang nghĩ cách cứu thầy”.
Cô vừa nghe câu này, trong lòng an ổn.
Đến khi tàu hoả tiến vào địa phận tỉnh Bắc, Triệu Ứng Khác mới đổi một toa tàu mới, sai người mang nước ấm đến, nhúng khăn mặt vào thau đồng rồi vắt khô đưa cho cô. Hà Vị lo cho an nguy của Tạ Vụ Thanh, lúc nhận khăn bất cẩn làm rơi xuống đất.
Trái tim cô như rơi xuống theo, giật mình định khom người nhặt lên.
“Tôi xuôi Nam đón em là do học trò của Tạ Vụ Thanh gửi điện báo đến”, Triệu Ứng Khác thay cô nhặt khăn mặt, “Vừa nãy em cũng thấy đó, hắn có thể biết chuyện chúng ta bị chặn lại ở trạm kiểm soát, lại giúp chúng ta giải vây, chứng tỏ hắn không gặp chuyện gì”.
Cô không đáp lời.
Lúc ấy cô không hề biết, tất cả đều do Tạ Vụ Thanh hai tay chịu trói đổi về.
Từ lúc bị ngăn lại tra hỏi ở sân ga đến khi được giúp đỡ, đều là Tạ Vụ Thanh nhờ học trò của mình sắp xếp một tuồng kịch. Những người đó đã tìm thấy Tạ Vụ Thanh, cũng không cần vây khốn Hà Vị làm gì.
Mà chỉ khi trải qua những chuyện vừa rồi mới khiến cô nảy sinh ảo giác: Anh vẫn nắm rõ đường đi nước bước của cô, anh vẫn có thể bày mưu lập kế giúp cô thoát nguy, chỉ là mấy ngày qua không tiện lộ diện mà thôi…
Cả đời Tạ Vụ Thanh đa mưu, nhưng đối với cô, anh chưa từng lừa gạt.
Duy chỉ có hôm nay, một lúc tính toán, một hồi diễn kịch, chỉ muốn để cô an tâm về phương Bắc.
Họ đi thẳng từ Nam Kinh đến Thiên Tân.
Trước khi Triệu Ứng Khác xuôi Nam, từng đưa người già trẻ nhỏ trong Hà nhị phủ đến căn hộ của Cửu tiên sinh ở Thiên Tân.
Hà Vị vừa bước vào căn nhà kiểu tây dương, đã thấy sảnh lớn ngồi đầy người, có chị gái Hà Chí Trăn, mẹ cô, còn có cha mẹ chú bác của Triệu Ứng Khác.
Chị gái Hà Chí Trăn vừa thấy Hà Vị và Triệu Ứng Khác đến lập tức đứng dậy.
“Hôm nay em dẫn theo cha mẹ anh cùng mẹ ruột em đến đây”, Hà Chí Trăn nhìn chằm chằm Triệu Ứng Khác, “Triệu Ứng Khác, anh nên biết nó quan hệ cùng ai bên ngoài, Tạ gia bây giờ đã xong đời rồi, nó cũng bị liên luỵ. Anh không muốn sống nhưng em còn muốn giữ mạng mình!”
Hà Vị vì chuyện của Tạ Vụ Thanh và Tạ gia đã thất hồn lạc phách, kiên trì trở về nơi này cũng do trách nhiệm với chú hai và Tư Niên… Cô đã không còn sức lực ứng phó với người họ Hà, bao gồm cả mẹ cô.
“Cảm ơn anh đưa tôi về”. Giọng cô khàn khàn.
Hà Chí Trăn muốn ngăn Hà Vị lại, liền bị thím từ trong bước ra quát dừng tay.
“Chú chín nói, trong nhà có người bệnh, không được làm ồn. Mời các vị đi trước, Triệu Ứng Khác cũng đưa cha mẹ đến Lợi Thuận Đức đi, chúng tôi đã đặt phòng xong hết rồi”, thím ôm lấy Hà Vị, “Đi thôi, chúng ta lên lầu”.
Lúc ở trên tàu hoả cô từng dùng nước ấm lau sơ người, nhưng đến Thiên Tân mới thật sự được tắm gội.
Thím giúp cô mang váy áo tới, nhỏ giọng nói: “Hai ngày trước có khách đến, nói chuyện Trương Tác Lâm hại chết Lý Đại Chiêu tiên sinh, chú hai con tức đến mức bệnh nặng hơn, sốt suốt mấy ngày liền. Chúng ta cũng không dám kể với ông ấy tình hình ở phía Nam, một lát qua đó, con xem như chưa xảy ra chuyện gì cả nhé”.
“Vâng”, cô nói bằng giọng mũi, “Con hiểu rồi”.
Cô đắp khăn ấm lên mắt, lại đánh phấn, thoa son cho khuôn mặt nhuận sắc một chút.
Trong phòng chú hai, mùi thuốc nồng nặc.
Không biết vì sao, cô nhớ lại trên người Tạ Vụ Thanh lúc nào cũng có mùi thuốc trung y này, mắt càng đau nhói. Cô đến mép giường, dựa vào đó ngồi xuống, mắt chú hai gần đây không nhìn thấy gì, nhưng khi ngón tay chạm đến làn váy của cô, vẫn mỉm cười.
“Về nhanh vậy”, chú hai dịu dàng nói, “Nên ở lại thêm hai ngày”.
Cô nhỏ giọng đáp: “Trước mắt chiến sự gấp gáp, ở lâu lại không tốt lắm”.
“Cũng đúng”, chú hai đáp, “Vẫn là bắc phạt quan trọng hơn. Đánh đến đây thì có thể cấm thuốc phiện rồi”.
Lấn trước Hà Tri Hành phát bệnh cũng vì quân phiệt Phụng hệ cất trữ quân lương, hạ lệnh trồng thuốc phiện bên ngoài quan ngoại.
Năm đó ông đi theo con đường cách mạng, chính vì chán ghét thuốc phiện, khi còn trẻ ông từng tranh cãi với mọi người về tác hại của thuốc phiện trong quán trà ở Tuyên Nam. Có rất nhiều người từ lâu đã muốn cấm thuốc phiện vì phòng ngừa bạc trắng chảy vào túi ngoài, cũng có rất nhiều người dựa một tẩu thuốc phiện để sinh tồn, không cảm thấy khói thuốc có gì không tốt… Nhoáng cái tóc mai điểm sương, đã đi đến tận cùng của sinh mệnh.
“Có bàn chuyện hôn sự chưa?” Chú hai ôn tồn hỏi.
“Vâng”. Trước mắt cô đầy ánh nước, không dám nói nhiều, chỉ sợ chú hai nhận ra.
Chú chín đứng bên cạnh, lấy ra một chiếc khăn tay từ trong ngực áo, đưa cho cô.
Cô không tiếng động xua tay.
“Ngẫm lại, cậu ấy đã ba mươi hai rồi”, Hà Tri Hành than, “Chú sợ không nhìn thấy hai đứa đám cưới. Tri Khanh, chú phải thay anh chủ trì hôn sự này đấy”.
Hà Tri Khanh cười nói: “Anh cứ yên tâm dưỡng bệnh, ít ngày nữa bắc phạt sẽ thành công. Con rể anh lập tức mang theo công danh đến cửa rước Vị Vị, em cũng không dám thay anh gả con gái đâu”.
Sau khi chính phủ Quốc dân thành lập tại Nam Kinh, chú chín lo lắng Bắc Kinh bị ảnh hưởng, giữ cả nhà Hà nhị đến tận mùa hè.
Hôm nay, Tư Niên đứng trong tầng hầm của biệt thự tây dương tìm được mấy tờ báo, đọc “Tin tức Quốc dân Hội nghị được thúc đẩy tổ chức tại Bắc Kinh”. Hà Vị gặp lại ba cái tên trên đó, Vương Tận Mỹ tiên sinh bệnh mất năm ấy, mà Lý Đại Chiêu tiên sinh cùng Triệu Thế Viêm tiên sinh đều hy sinh trong kiếp nạn lớn này.
Ngoài cửa tầng hầm, thím nhỏ gọi cô.
Hà Vị để Tư Niên ở lại tiếp tục xem báo, bước lên bậc thang, xuyên qua rèm châu, nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trong phòng thì giật mình, bất chợt tim đập như trống bổi. Là cô hai Tạ gia, Tạ Sính Như.
Chị ấy nhìn qua vô cùng tiều tuỵ, nhưng trong ánh mắt vẫn sáng ngời như trước. Vốn mang khuôn mặt nghiêm cẩn, vừa nhìn thấy cô lại lộ ra nụ cười dịu dàng. Hà Vị nhìn thấy khăn tang trên quần áo chị, bước chân chững lại.
“Cha chị qua đời”. Tạ Sính Như nhỏ giọng giải thích.
Hai mắt cô nóng lên, khẽ khàng đáp: “Mong cô hai nén đau thương”.
Tạ Sính Như hơi gật đầu, đặt tách trà xuống: “Chị chỉ có mấy phút, không nói lời khách sáo nữa. Chú út Thanh…”
Hà Vị dừng tay, trấn tĩnh nhìn Tạ Sính Như.
Tạ Sính Như không biết nên nói thế nào, ngẫm một lát mới lên tiếng: “Chị tới gặp em, một phần nguyên nhân là do di nguyện trước lúc lâm chung của cha. Cha bảo chị đến Hà gia nói lời xin lỗi, ông ấy còn nói, cô hai Hà tuổi nhỏ, người ngoài không biết chuyện hôn sự, lúc này Tạ gia gặp biến cố lớn, không thể so với trước kia, mai sau cũng không thể liên luỵ họ…”
“Anh Thanh thế nào ạ?” Cô cắt ngang lời Tạ Sính Như, “Anh ấy hiện giờ đang ở đâu?”
“Chị cũng không rõ”. Tạ Sính Như lắc đầu.
Không biết anh ở đâu, càng không biết sống chết ra sao.
Tim Hà Vị chùng xuống.
“Hồi tháng Tư có một vị phó quan của chú út Thanh đến tô giới tìm chị, phó quan đó nói, anh Thanh muốn nhờ chị giúp một chuyện. Chờ sóng gió tạm lắng, tận mắt đến nhìn em có ổn không, nếu em không việc gì, thì nói với em”, Tạ Sính Như im lặng hồi lâu, thấp giọng nói, “Vụ Thanh bất tài, không thể thực hiện hôn ước. Mong cô hai… nên bỏ thì bỏ [2]”.
[2] Nguyên văn là “đương xả tắc xả”, ý nói việc nào nên bỏ được thì hãy vứt bỏ, chỉ khi vứt bỏ rồi thì mới nhận được điều tốt hơn.
Nước mắt cô lăn dài.
Không phải vì chữ “nên bỏ thì bỏ”, mà bởi câu “Vụ Thanh bất tài”…
Tạ Sính Như nâng tay nhìn đồng hồ, che giấu tâm tình khổ sở khi nói những lời ấy, cô khẽ đứng dậy khỏi ghế, đến trước mặt Hà Vị: “Những câu này không phải lấy thân phận chị hai của Tạ Vụ Thanh nói, chỉ vì chị lớn tuổi hơn em rất nhiều, lại là một người phụ nữ đã kết hôn nên muốn khuyên em, Vị Vị, đường đời còn dài, bản thân em cùng người nhà là quan trọng nhất”.
Tạ Sính Như nói tiếp: “Từ lúc em mười tám đến hai mươi hai tuổi, là lứa tuổi đẹp nhất đời người, em đều dành để đợi nó. Sau này, hãy sống cho bản thân mình đi. Tạ gia không muốn níu chân em”.
Lúc Tạ Sính Như nói cũng tràn ngập thương xót.
Hiện giờ Tạ gia… đã không còn bao nhiêu người.
Trung môn hỡi trung môn, là vì bảo vệ đất nước không tiếc xương trắng chất chồng, mà những gia tộc dòng dõi góp xương máu ấy, sớm muộn gì cũng sẽ biến mất không còn vết tích.
Tạ Sính Như nhớ đến lúc tán gẫu với em ba từng nói, con người chỉ sống một lần trong đời, chúng ta như vậy có phải bị người khác cười nhạo ngốc nghếch không?
Em ba đáp, ài, chính vì cả đời chỉ sống một lần, quản miệng người ta làm gì chứ.
Tạ Sính Như lại hỏi, em nói xem, nếu kiếp sau đầu thai, hai chị em chúng ta ở hai quốc gia khác nhau, làm sao bây giờ?
Em ba trả lời, chị bảo vệ đất nước của chị, em che chở người dân của em. Mỗi người chúng ta chiến đấu vì lãnh thổ dân tộc mình, nếu chị đầu hàng em, em sẽ khinh thường chị, nhưng nếu chị chết dưới đao của em, em sẽ kính trọng chị như một bậc anh hùng, sẽ chôn cất chị tử tế.
Tạ Sính Như đỏ mắt, xoa đầu Hà Vị. Lâu rồi cô không dám nghĩ đến em ba, hôm nay trông thấy Hà Vị lại nhắc đến nỗi đau sâu kín nhất trong lòng.
“Giữ gìn sức khoẻ”. Tạ Sính Như ôn nhu dặn dò.
Tạ Sính Như đi rồi, cô vẫn ngồi bất động trong phòng.
Nhớ đến những lời anh nói, nước mắt rơi trên váy.
Nửa đời trước của anh, như thể đều trải qua cảnh bị bạn bè, đồng minh phản bội.
…
Mùi hương của Long Tiên Hương nồng đậm trong không khí.
Cô thấy mình quay về Nam Dương, gió biển nóng bức mang theo hơi ẩm, là ấn tượng sâu sắc nhất của nàng thiếu nữ về bờ biển đó.
Tưởng tượng ở vùng biển đảo kia, cô đạp xe băng qua dãy nhà dân bình dị, trong đó có một gian nhà phía trước trồng đầy bụi chuối tây tàu lá xanh mướt, mở cửa nhà bước vào trong, là một căn phòng bày bộ ghế mây sờn cũ… Có một vị thiếu tướng quân nằm đó, ngửa đầu ngắm bầu trời đêm nơi xa xứ.
Mà hiện giờ, thiếu tướng quân của cô đã bị bắt đến đâu…
Tư Niên ôm một chồng báo đi đến, nhỏ giọng nói: “Ông chú chín bảo con đến tìm người hỏi về khởi nghĩa Nam Xương [3]”.
Năm ấy, sau nhiều tháng tàn sát đẫm máu, bọn họ cuối cùng cũng cầm vũ khí đứng lên, bắn phát súng đầu tiên bắt đầu cuộc nổi dậy vũ trang ở Nam Xương.
[3] Khởi nghĩa Nam Xương do người trong Đảng Cộng sản TQ lãnh đạo nhằm chống lại cuộc thanh trừng đẫm máu của Quốc dân đảng đối với người cách mạng, nổ ra tại Giang Tây, mở đầu cho cuộc chiến Quốc – Cộng. Ngày 1/8/1927, quân khởi nghĩa chiếm được thành phố Nam Xương nhưng đến ngày 5/8 vì không giữ được phải rút về Cương Sơn, dọc đường bị tấn công thiệt hại nặng nề. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng có ý nghĩa mở đầu quan trọng, sau này ngày 1/8 được lấy làm kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân TQ.
Cô không muốn để trẻ con nhìn thấy hai mắt mình đẫm lệ, cúi đầu, vuốt ve con mèo ngồi bên cạnh.
“Ông chú nói”, Tư Niên cố gắng kể lại tình cảnh sinh động đó, “Muốn khởi nghĩa phải lén lút chuẩn bị, bởi vì lúc nào cũng có kẻ địch lăm le bên người, phải căn thời gian chuẩn xác nhất, sau đó bất ngờ đánh úp”.
Thật ra Tư Niên muốn hỏi, cha có ở nơi đó không.
Như thể cảm nhận được nỗi đau của Hà Vị, cô bé đem lời muốn thốt ra cất lại trong lòng. Cô bé bước đến, học theo cô, đưa tay gãi lưng cho mèo, lông tơ trơn mượt, bồng bềnh dưới ngón tay, lại luồng qua kẽ tay mình.
Giọng nói non nớt của trẻ con cất lên: “Ông chú nói, trước khởi nghĩa, có người hát quốc tế ca”.
Tư Niên tiếp tục: “Ông chú còn bảo, trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương để phân biệt người phe mình, sẽ dùng khẩu lệnh. Người đoán xem khẩu lệnh là gì?”
Cô khẽ lắc đầu.
Tư Niên cười ngọt ngào, nhẹ giọng nói: “Non sông thống nhất”.
Non sông thống nhất.
Sau khi máu chảy thành sông, vẫn có người vạn chết không từ, bước ra từ máu thịt, mang theo những lời này.
Bọn họ vốn không quen biết lẫn nhau, nhận ra nhau, cũng chính là xác nhận tình anh em sinh tử, chỉ dựa vào một câu không ngừng vang lên trong lòng: Núi sông thống nhất.
–
Tiết học lịch sử:
Dưới chương này tác giả có đề cập giảng lược về trận chiến nhắc đến trong truyện. Sau khi đọc xong và kết hợp research trên mạng thì mình biết sử sách được gọi là “Nội chiến Trung Quốc” hay “Quốc – Cộng nội chiến”. Mọi người có thể tìm hiểu trên Google để biết thêm chi tiết. Lần nội chiến này kéo dài từ tháng 4/1927 đến tháng 5/1950 (sau khi TQ đánh thắng NB) nên có rất nhiều thông tin, còn trong truyện chỉ đề cập đến giai đoạn đầu của nội chiến (1927-1937).
Tóm tắt để mọi người hiểu:
Năm 1925, sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch được nâng lên giữ vai trò tổng chỉ huy quân đội Cách mạng Quốc gia, tiến hành Bắc phạt.
Năm 1926, Quốc dân đảng có sự phân hoá thành 2 phe cánh, gọi là phái tả và phái hữu. Bao gồm người thuộc Quốc dân đảng và người theo lý tưởng Cộng sản trong Quốc dân đảng.
Năm 1927, tranh chấp nảy sinh giữa 2 phe cánh khi ra quyết định chuyển thủ đô của chính phủ Quốc dân. Trong khi người ủng hộ Cộng sản trong Quốc dân đảng muốn chuyển từ Quảng Châu về Vũ Hán – nơi đảng Cộng sản ảnh hưởng mạnh nhất, thì TGT cùng các tướng quân phiệt lại muốn chuyển đến Giang Tây.
Đầu tháng 4/1927, TGT lấy lý do kinh tế kiệt quệ, xã hội rối loạn để tạm dừng cuộc cách mạng quốc gia. Ngày 12/4/1927, TGT quay ngược xử lý những người theo phe Cộng sản tại Thượng Hải. Hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hoặc hành quyết. Để ngăn chặn những khả năng có thể xảy ra, TGT còn liên thủ với 3 ông trùm Thanh bang là Đỗ Nguyệt Sanh, Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm đưa đàn em giả dạng là công nhân lẫn vào nhóm công nhân biểu tình chống đối đàn áp, sử gọi “chính biến Thượng Hải” hay “biến cố ngày 12 tháng 4”.
Cuối năm 1927, TGT nắm toàn bộ chính quyền. Tháng 6/1928, TGT chiếm được Bắc Kinh – Kết thúc nội chiến giai đoạn 1.
— HẾT CHƯƠNG 38 —
Lời của tác giả: Mọi người ơi, đến đây là chúng ta đã đi được 1 nửa chặng đường với Tạ Vụ Thanh và Hà Vị rồi đó. Hiện tại vì lý do cá nhân nên tần suất mình dịch khá chậm so với trước đây. Nhưng mọi người yên tâm là mình không drop truyện đâu nhá vì mình yêu nhân vật trong này lắm.
Bối cảnh truyện khá rộng, đa phần bám vào lịch sử thời dân quốc nên mình phải research nhiều, nếu trong quá trình edit có lỗi sai gì thì mọi người cứ bình luận cho mình biết nhé, kể cả lỗi chính tả lẫn lỗi kiến thức ạ. Hiện giờ mình cũng sắp hoàn thành bộ này rồi, mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
P/S: Truyện hay lắm mọi người ạ, edit mà nhiều đoạn cũng xúc động theo nhân vật. Cảm ơn vì mọi người vẫn luôn theo dõi nha
Tác giả :
Mặc Bảo Phi Bảo