Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 2 Gặp Sơn Hải đêm nay 2
Là con trai thứ ba của tướng quân Tạ ở miền Nam, cũng là đứa con út – Tạ Vụ Thanh.
Nay phái Bắc Dương[1] bị chia rẽ, miền Nam cũng loạn, mỗi người một phe. Những tướng sĩ đã tuyên thệ năm xưa hầu hết đều quên đi ý định cứu nước chấn hứng thuở ban đầu, chỉ nhớ đến sự phù phiếm được ngồi vị trí cao nhất của quyền lực.
Tất nhiên trên đời này có kẻ thiện người ác, có người trung thành ắt có kẻ phản bội, có người ích kỷ muốn làm chủ một phương sẽ có người vì lòng yêu nước nồng nàn mà cố gắng nỗ lực kết thúc chiến tranh để sớm ngày khôi phục lại một Trung Hoa hưng thịnh. Tướng quân Tạ là người thuộc vế sau, cũng là một trụ cột vững vàng suốt bao năm.
Cô ngưỡng mộ kiểu người này tự tận đáy lòng.
Thanh danh từ bậc cha chú chỉ là yếu tố đầu tiên.
Yếu tố thứ hai là từ lòng trung thành của anh. Cả chú và hai anh của anh đều hy sinh trong trận chiến bảo vệ đất nước. Gia đình hiển hách, là một trong những người đi đầu là vậy, khi mọi người nghe họ phải buông mình nơi sa trường ai cũng thổn thức khôn nguôi, mọi người chỉ biết thầm nể phục và tôn kính họ.
Thứ ba là ở bản thân anh. Sau khi hai người anh trai mất, trong nhà chỉ còn một mình anh là con trai, người thân không đành lòng để anh ra chiến trường một lần nữa nhưng tiếc rằng anh không chịu. Từ nhỏ anh đã được gửi đến học tại Học viện Quân sự Bảo Định, năm khởi nghĩa Vũ Xương[2] anh biến mất, với tâm nguyện cứu nước anh xuất binh ẩn dật, là bậc quân sư bậc nhất trong trường, chiến thuật dùng binh kì lạ, nhiều lần lập được thành tích, đánh tan quân Thanh ở nhiều nơi, cuối cùng mở ra thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Sau đó, anh quay trở lại trường quân đội, bấy giờ người ta mới biết nguyên nhân việc anh mất tích mấy tháng trời.
Sau khi tốt nghiệp, Nhà trường buộc anh phải ở lại trường hai tháng cho đến khi một bức thư khẩn cấp của gia đình được gửi đến Bảo Định, nói rằng tướng Tạ bị kèm cặp trong thế kiềng ba chân ở Vân Quý anh mới lập tức đi về phía Nam, sau đó anh trở nên nổi tiếng với tư cách là người chỉ huy một phương. Mọi người đều khẳng định sau trận chiến này, không bao lâu nữa anh sẽ kế thừa sự nghiệp của cha mình, trở thành một người vừa có uy thế quân sự, tiếp quản toàn bộ quân đội của lão tướng quân.
Nhưng đúng lúc đang vang danh thì anh lại biến mất lần nữa.
Mãi cho đến… Hôm nay.
Với cô, đến tận hôm nay, ngay vừa rồi cô mới biết được tin tức đầu tiên sau khi anh mất tích, năm anh mất tích cô chỉ mới tám tuổi. Tính ra, cậu con trai nhà họ Tạ đã biến mất được chín năm rồi.
Nếu không phải do chính miệng Bạch Cẩn Hàng nói, cô sẽ không bao giờ nghĩ đến anh là cái người nổi danh đó.
– Anh ấy…
– Cô muốn hỏi cậu ta đã đi đâu đúng không? Mấy ngày này từ khi cậu ấy đến Bắc Kinh có rất nhiều người hỏi chuyện này. – Bạch Cẩn Hàng bật cười.
Liệu có phải như lời đồn, rằng là kẻ thù cũ của tướng Tạ đã sai người đến ám sát anh không? Nhưng mà theo lời đồn thì anh đã qua đời, ấy vậy mà bây giờ anh đang ngồi ở căn phòng phía Tây.
Thấy Bạch Cẩn Hàng không tiện nói thêm, cô mỉm cười rồi nói:
– Nếu đã là anh ấy thì tôi nên chào hỏi vài câu nhỉ? – Cô nói vọng ra ngoài cửa gọi – Khấu Thanh.
Khấu Thanh nhanh chóng xuất hiện đằng sau tấm mành châu:
– Vâng ạ?
– Đi hỏi khách xem anh ấy thích ăn gì, uống gì. Hôm nay phải đón tiếp người ta thật đàng hoàng.
– Vị ấy, vị ấy muốn ca cao sữa ạ! – Khấu Thanh nâng lọ bột ca cao trong tay lên – Em sắp đi pha đây ạ.
Cốc ca cao sữa này không chỉ là lời đề nghị lịch sự từ cô mà còn là thức uống tuyệt vời trong tiết trời rét buốt thế này.
– Vậy thì… nhanh đi pha đi. – Hà Vị sợ khách đợi lâu, nên để Khấu Thanh đi nấu nước trước, chuyện còn lại tính sau.
Bạch Cẩn Hàng ra hiệu hai người lần lượt ngồi xuống ghế.
Khi trà đến, Quân Khương nở nụ cười hài lòng đối với cậu hai tương lai rồi ôm khay trà lui ra, trước khi đi còn cố ý đóng cửa trượt, để lại một khoảng không gian riêng tư cho hai người vun đắp tình cảm.
Bạch Cẩn Hàng là một người làm việc cực kỳ hiệu quả, chủ động giải thích ý định của mình, cũng giống như Hà Vị, năm nay anh mới biết được rằng mình được hứa hôn từ nhỏ:
– Tôi tốt nghiệp Học viện quân sự xong thì luôn ở trên chiến trường. Nói là đánh trận mấy năm nhưng tự cảm thấy bản thân chưa có thành tích gì nổi bật…
Bạch Cẩn Hàng dừng lại, như thể đang suy nghĩ về cách biểu đạt ý nói.
Anh quan sát cô một lát mới chầm chậm nói:
– Chúng tôi là những người lính đang liều mình trên lãnh thổ của chính mình. Vì cái gì? Tôi không thể tìm ra lý do để không đi tiếp. Tôi không biết khi nói những lời này cô có thể hiểu không.
Cô khẽ gật đầu, nhẹ nhàng đáp:
– Bốn bề chia rẽ, dân chúng lầm than. Lâu nay Trung Quốc vẫn luôn xảy ra chiến tranh.
Bạch Cẩn Hàng không ngờ rằng một cô gái sống ở kinh thành trong một thời gian dài và lớn lên giữa nhung lụa lại thực sự để ý đến những rối ren bên ngoài kinh đô.
Anh nói thêm:
– Vì vậy ngay từ giữa năm tôi đã quyết định sang Đức tìm kiếm con đường cứu nước với những người bạn cùng chí hướng.
Anh nhấn mạnh:
– Tôi lên kế hoạch này trước khi biết đến hôn ước của chúng ta.
Hà Vị không ngờ rằng một vị tướng trẻ tuổi lừng lẫy một đời lại thực sự buông súng, cởi bỏ quân phục, từ biệt kinh thành và công lao mà mình đã lập nên.
Kể từ Hội nghị hòa bình Paris[3], phong trào Ngũ Tứ[4] đã làm dấy lên một làn sóng du học.
Ai cũng bức xúc, tưởng rằng kết thúc nhà Thanh thì sẽ không còn bị các quốc gia khác cấu xé, nhưng hóa ra lại phản tác dụng. Nhiều người có chí hướng tìm đường xây dựng đất nước giàu mạnh, cô có vài người bạn đã lên đường, cũng từng nghe rằng nhiều bạn trẻ cởi bỏ quân phục, bôn ba nước ngoài… Không ngờ người trước mặt lại là một trong số họ.
– Nhưng tôi không muốn làm trái quyết định của cha nên sau khi hỏi ý kiến của cha tôi mới đến Bắc Kinh gặp mặt trước. – Bạch Cẩm Hàng cẩn thận quan sát Hà Vị, khẽ hỏi – Cô Hai Hà, tôi không biết cô có muốn theo tôi đi Đức không?
Hà Vị bị hỏi khó.
Thực ra thì… đến Đức không khó, nhất là đối với cô càng dễ dàng hơn. Việc vận chuyển buôn bán của nhà họ Hà đã lan rộng ra toàn thế giới.
Hơn nữa, đi du học rồi cũng sẽ quay về, không mất bao lâu cả.
Song cô không biết cái gì đang giữ mình lại khiến cô không thể gật đầu, cô không thể mở lời, đành uống cạn một tách trà mà không đáp lại.
Bạch Cẩn Hàng mỉm cười nhìn cô, không gấp gáp, trái lại áy náy nói:
– Thật buồn cười khi hỏi câu này ngay lần đầu tiên chúng ta gặp nhau nhỉ? Trước khi em đến tôi đã nghĩ em sẽ đứng dậy đi ngay sau khi nghe tôi nói đấy. Em ngồi yên thế này là đã vượt quá sự mong đợi của tôi rồi.
Hà Vị do dự hết lần này đến lần khác, rồi quyết định thẳng thắn với anh ta:
– Tướng quân chí lớn, tôi nguyện ủng hộ hết mình. Nhưng anh hỏi tôi có muốn cùng anh đi ra nước ngoài không thì… Thành thật mà nói, tôi không thể trả lời ngay được. Trước khi gặp anh tôi đã nghĩ kết hôn là một điều đơn giản, nhưng buổi gặp mặt hôm nay… nó không đơn giản như tôi tưởng tượng. Song tôi cũng không muốn làm ngược lại mong muốn của chú Hai.
Cô suy nghĩ một chút rồi hỏi anh ta:
– Khi nào thì anh đi?
Anh ta trả lời:
– Tháng Giêng. Cha tôi dặn tôi phải gặp bác Hà trước khi rời kinh đô.
Hà Vị gật đầu, không cần phải đợi tới tháng Giêng mà tháng sau chú Hai sẽ về.
Thời gian quá ngắn, cô ấy cảm thấy khó nghĩ được điều gì, cũng không biết mình nên làm gì mới ổn.
Bạch Cẩn Hàng nhẹ nhàng nói:
– Tôi có một đề nghị, em có muốn nghe không?
Hà Vị hoàn toàn tin tưởng vào tính cách của anh, vì vậy cô gật đầu chờ anh nói.
– Nhờ hôn ước năm xưa giúp mà hôm nay chúng ta mới có duyên gặp mặt. Tôi định sẽ ở đây một tháng. Trong một tháng này, chúng ta coi nhau như bạn bè, đợi tới khi nào bác Hà trở về rồi em quyết định cũng không muộn.
Như thế có thể khiến cô quen thuộc anh hơn. Nếu hòa hợp thì có thể nắm tay đi cùng nhau, còn không thì coi như chỉ có duyên bạn bè, có gì cũng dễ thưa lại với chú Hai và cha Bạch.
Hà Vị gật đầu đồng ý.
Hai người im lặng uống trà.
– Kể cho tôi nghe về những gì thú vị trên đường đi đi. – Hà Vị phá vỡ sự im lặng, chủ động gợi chuyện – Tôi chưa tới Tây Bắc bao giờ.
Nhắc đến Tây Bắc Bạch Cẩn Hàng mỉm cười, anh kể tình hình ở Tây Bắc và những điều thú vị trên đường đi, câu chuyện nhanh chóng xóa nhòa dấu vết ngượng ngùng do sự im lặng gây ra giữa hai người. Sau khi cuộc trò chuyện hai người họ đã trở nên quen thuộc hơn, cũng nói chuyện tự nhiên hơn ban đầu nhiều.
Hà Vị chợt nhớ đến vị khách quý đang chờ ở căn phòng phía Tây, bèn hỏi chuyện mà cô đã băn khoăn từ lâu:
– Từ tối qua đến hôm nay anh luôn để anh Tạ gặp em, thiết nghĩ có lẽ có lý do gì đặc biệt nhỉ?
Bạch Cẩm Hàng là một người hiểu lễ nghĩa, không lý nào lần đầu tiên gặp mặt hôn thê lại để một người bạn cũ ra mặt, một lần gặp gỡ có thể coi là tình cờ, nhưng đến lần thứ hai tất sẽ có lý do đặc biệt.
Anh ta không phủ nhận:
– Chuyện này cần cậu ấy nói. Để anh gọi điện cho cậu ấy.
Bạch Cẩn Hàng ra khỏi phòng sách gọi Tạ Vụ Thanh đến.
Sau khi Tạ Vụ Thanh uống hết ca cao sữa thì đứng chờ ở trong sân một lúc mới quay lại phòng làm việc nhỏ, anh đi về hướng phòng sách có hơi ấm từ lò sưởi, mỗi bước đi in trên nền tuyết một dấu mờ mờ.
Hà Vị tưởng anh ta định ngồi ở vị trí lúc nãy nhưng thấy người vừa đến đã nhìn quanh bốn cái ghế bên cạnh, cuối cùng chọn ghế xa cô nhất mà ngồi.
Hà Vị nghĩ, lần sau anh đến tôi đặt cho một cái ở ngoài cửa luôn cho nhanh.
Bằng giác quan thứ sáu nhạy bén của mình, anh nhìn cô đúng lúc cô cũng nhìn anh.
Hà Vị mỉm cười, quay mặt sang chỗ khác.
Tạ Vụ Thanh dường như không hiểu ý cười của cô đành im lặng.
Không thể phủ nhận rằng khi biết đến tên của anh ta, tự nhiên cô thấy trên người anh toát lên ánh hào quang của người chiến sĩ đầy nhiệt huyết, con người dường như cũng có gì đó khác biệt với hồi nãy.
Bộ quân phục của anh ấy kế thừa kiểu dáng của Vệ quốc quân, cổ áo dựng đứng cứng nhắc, có lẽ trước khi vào cửa anh ấy đã vuốt mái tóc bằng hai tay, mái tóc đen ngắn ướt đẫm tuyết nên không còn gọn gàng nữa, điều này khiến cho người ta cảm thấy anh ấy đang mệt mỏi. Thành thật mà nói, anh ấy thực sự không mang lại chút cảm giác sương gió từng trải qua trên chiến trường chút nào, đôi lông mày sắc bén giúp cho sự lạnh lùng của anh trở nên thân thiện hơn rất nhiều.
Vì có chuyện nên khi nói không khỏi phải nhìn thẳng mặt nhau.
– Tôi vừa mới biết tên anh, không biết nên xưng hô thế nào cho phải? – Hà Vị nhẹ nhàng hỏi.
Trong sân có rất nhiều người, bởi vì thân phận đặc biệt của anh nên cô cố ý hạ giọng.
– Cô có thể gọi tôi như Bạch Cẩn Hàng… – Anh ngẫm nghĩ rồi nói thẳng – Gọi tên đi.
Cô cho là anh đang nói đến cái tên chữ “Sơn Hải” để tránh tên thật của mình, cơ mà có lẽ không phải nhỉ? Nhưng mà cũng đúng, nếu Tạ Vụ Thanh không xuất hiện thì làm sao có chuyện ở khách sạn Lục Quốc tối qua.
– Chúng tôi vừa mới nói chuyện – Bạch Cẩn Hàng nhìn bạn mình, cười cười – Cậu có thể đi thẳng vào vấn đề, giải thích lý do tại sao cậu ở đây.
Hà Vị tò mò đợi anh nói.
Tạ Vụ Thanh suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Chuyện ở Bách Hoa Thâm Xử và chuyến thăm hôm nay có mục đích giống nhau. Tôi đây muốn hỏi mua hai tấm vé tàu từ chỗ cô hai Hà. – Anh ta trả lời – Vé tàu chở khách của nhà họ Hà ltuaanf này.
Cô cứ tưởng là một việc đao to búa lớn nào đó, nào ngờ chỉ là một việc bình thường mà lại cực kỳ dễ làm.
Tuy vé tàu khách đã được bán hết từ đầu tuần nhưng cô là chủ nên đương nhiên cô luôn có cách.
Cô âm thầm tính toán vài tấm vé đặc biệt còn lại trong tay, nghĩ ngợi rồi nói:
– Chuyện này dễ xử lý thôi, tối nay tôi sẽ nhờ người xuất vé tàu rồi gửi đến khách sạn Lục Quốc. Tiếc là anh hỏi muộn quá nên chỉ còn hai phòng nhỏ, không còn phòng lớn.
Tạ Vụ Thanh chậm rãi gật đầu.
Nếu chỉ là hai tấm vé, anh không nhất thiết phải tự mình đi mà chỉ cần nhờ Bạch Cẩn Hàng hỏi là xong. Hà Vị vẫn còn đang khó hiểu, cô toan hỏi lại thì anh ta đã ngước mắt nói nhỏ:
– Trước khi gửi vé, tôi nghĩ hãy để tôi nói rõ tình hình hiện tại của mình ở Bắc Kinh.
Hà Vị thấy sự nghiêm túc trong ánh mắt anh bèn gật đầu đáp:
– Vâng, anh cứ nói.
– Trên danh nghĩa tôi là khách quý ở kinh đô, nhưng trên thực tế tôi đến để làm con tin.
Tạ Vụ Thanh thẳng thắn hơn cô nghĩ.
Vài năm nay, tướng Tạ là một trong những nhánh quân chủ lực của miền Nam, ông đã có nhiều bài phát biểu cứu quốc, chất vấn ngọn nguồn của chiến tranh khiến dấy lên sự bất mãn trong lòng mọi người, mọi người đều than phiền, nhưng không có gì làm được với vị tướng này. Mặc dù nhà họ Tạ dần tàn lụi, các con không chết trên chiến trường thì cũng mất tích, bốn người con gái tuy đã kết hôn nhưng vẫn luôn đồng lòng giúp đỡ nhau, phía sau là nhà mẹ đẻ vẫn còn đó nên không ai dám ra tay trước, chỉ sợ đắc tội bọn họ.
Cho đến tháng trước con gái út của tướng Tạ đang đi du lịch với con trai của cô ấy thì bất ngờ được “mời” đến Bắc Kinh. Các vị chỉ huy từng bị mắng nhiếc năm xưa muốn dùng con gái và cháu trai này để kiềm chế tướng Tạ và người thân của ông. Năm gia đình hết sức tức giận, gửi điện tín, hạ lệnh thả người càng sớm càng tốt, thì bên đây gửi lại với thái độ khiêm tốn, lễ phép, cố hết sức xoa dịu, thậm chí còn coi con gái và cháu như khách, chiêu đãi tử tế, mọi việc đều tốt, duy chỉ có điều là không được phép rời khỏi Bắc Kinh.
Cách đây vài ngày, cục diện bế tắc như vậy vừa bị phá vỡ.
Tạ Vụ Thanh, người đã biến mất chín năm lấy lý do “Xem Đại hôn của Tốn Hoàng đế nhà Thanh” mà xuất hiện ở khách sạn Lục Quốc, mở tiệc chiêu đãi mấy vị “bạn bè” ngày xưa của cha anh. Đúng lúc đang ăn uống linh đình, anh ngỏ lời sẽ ở lại Bắc Kinh một thời gian. Hàm ý là chỉ mình tôi đây ở lại còn để em gái và cháu trai tôi rời khỏi Bắc Kinh.
Để đối phó với những con cáo già đó, nhà họ Tạ cho đứa con trai duy nhất ở ẩn nhiều năm của họ đến thay thế coi như là cúi đầu nhường một bước.
Trong bữa tiệc, mọi người nói chuyện vui vẻ và đồng ý sẽ thả người.
Tạ Vụ Thanh muốn chị Tư đưa cháu trai mình bằng đường bộ, đi càng nhanh càng tốt kẻo có chuyện bất ngờ. Nhưng trước khi xuất phát anh đổi ý, anh nghĩ đường thủy thích hợp hơn, và tất nhiên nếu đi bằng đường thủy thì chắc chắn tàu chở khách nhà họ Hà là an toàn nhất. Đó là lý do tại sao anh đến Bách Hoa vào tối qua.
Hà Vị lo lắng hỏi:
– Bọn họ thật sự đồng ý cho đi à?
Tạ Vụ Thanh khẽ gật đầu.
Họ chỉ muốn gia đình họ Tạ im lặng, đừng phát ngôn bừa bãi một cách ngẫu hứng rồi khiến mọi người tuyệt vọng thôi chứ không có ý định chèn ép đến đường cùng.
– Hơn cả hứa hẹn. – Bạch Cẩn Hàng nói bằng giọng đầy mỉa mai – Bọn họ còn định thu phục cậu ta, nào là người đẹp quý tộc, nào là ca kĩ hàng đêm ca hát, chỉ muốn chuốc cậu ta say trong lòng bóng hồng, trong đống hư vinh họ tự vẽ ra.
Anh đến ở Tiêu Dao cảnh – nơi có tiếng là chốn thần tiên, chỉ cần nghĩ đến thôi cũng có thể nghĩ ra được cảnh đẹp mấy ngày nay.
Tạ Vụ Thanh không kìm được cười khẩy.
Từ tối qua đến hôm nay đây là lần đầu tiên anh cười, một nụ cười khinh thường.
Tạ Vụ Thanh không nói đến chuyện ăn chơi nữa mà nói rõ tình hình của bản thân.
Anh ta không còn ngồi thẳng lưng nữa, lưng dựa ra sau ghế, một tay chống lên tay vịn, vô thức lộ ra tư thế con nhà tướng. Thực ra trong quá trình tự kể, anh ta rất bình tĩnh, không hề có cảm xúc tự kiềm chế, như thể “Tôi không quan tâm lắm đến tình hình hiện tại”.
Sự khác biệt nằm ở đâu? Có lẽ là vì người đàn ông này đã bước qua quá nhiều lần trên cánh đồng sinh tử.
– Họ đã đồng ý rồi mà sao ý anh như thể có thể tôi sẽ bị ảnh hưởng vậy? – Hà Vị hỏi.
– Căn cơ của gia đình cô là ở đây. – Anh nhắc nhở cô gái non trẻ – Nếu cô tiếp xúc với tôi, sẽ có không ít rắc rối.
Tuy đúng là thế, nhưng mà…
– Tôi sẵn lòng giúp đỡ nhà họ Tạ. – Đây là lời nói chân thành từ trong lòng cô.
Hàng ngày cô thường phải hay nói những lời xã giao, duy chỉ có hôm nay cô không mang theo mặt nạ nào mà nói lời thật lòng mình, mang theo vài phần kính nể.
Hà Vị vừa nói xong đã thấy hối hận, cô sợ mình quá thẳng thắn sẽ khiến anh hiểu lầm muốn dùng chuyện này để lôi kéo nhà họ Tạ, huống chi vừa rồi cô nhìn thấy vẻ mặt khinh thường của anh.
Tạ Vụ Thanh nhẹ nhàng nói:
– Cảm ơn.
Một lúc sau, anh đột ngột gọi cô:
– Cô hai Hà.
Hà Vị khẽ lắc đầu, mỉm cười thân thiện với anh.
Trước khi mọi người rời đi tuyết đã ngừng rơi.
Cô thích mặc quần áo màu trắng và trắng kem. Đúng vậy, tối hôm qua và hôm nay cũng thế, nhưng hôm nay trong bộ đồ màu trắng, cô còn thắt một chiếc thắt lưng sa tanh rộng màu xanh lá cây, càng thêm bắt mắt. Lọn tóc dài qua vai một chút, cô để tóc mái ngố, khi ở nhà, thoạt nhìn cô như thiếu nữ vừa mới đôi mươi.
Hà Vị đứng dưới mái hiên của đưa mắt nhìn họ đi xa.
Tạ Vụ Thanh và Bạch Cẩn Hàng đi cạnh nhau. Các phụ tá đã đợi ở cổng sân từ sớm. Một trong những phụ tá trẻ tuổi đưa cho Tạ Vụ Thanh một lá thư. Anh xé phong bì lấy tờ giấy ra, nhìn lướt qua, anh xác nhận rằng đây không phải thư khẩn thì vừa đi vừa cất thư, đuôi mắt thấy cô vẫn còn đứng yên thì nhìn sang rồi gật đầu quay người đi luôn.
Cô mím môi nhẹ gật đầu.
Nhìn giấy viết thư trên tay anh, cô đoán: Hẳn là của Công sứ Nga, có lẽ là vì muốn một vé tàu, nhưng lại sợ chủ tàu chở khách thì không hay cho lắm.
Nghĩ theo hướng này, mọi hành động của Tạ Vụ Thanh đều có cách giải thích hợp lý.
Hợp lý đến không thể hợp lý hơn, cô tự nhủ.
Hết chương 2
_________
Chú thích:
[1] Vùng duyên hải Phụng Thiên – Liêu Ninh, Trực Lệ, Hà Bắc, Sơn Đông cuối đời nhà Thanh
[2] Cuộc khởi nghĩa phản Thanh của người Hán của Trung Quốc, có tác dụng như chất xúc tác cho cách mạng Tân Hợi, chấm dứt triều đại nhà Thanh và hàng nghìn năm phong kiến, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
[3] Cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918.
[4] Một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ
Nay phái Bắc Dương[1] bị chia rẽ, miền Nam cũng loạn, mỗi người một phe. Những tướng sĩ đã tuyên thệ năm xưa hầu hết đều quên đi ý định cứu nước chấn hứng thuở ban đầu, chỉ nhớ đến sự phù phiếm được ngồi vị trí cao nhất của quyền lực.
Tất nhiên trên đời này có kẻ thiện người ác, có người trung thành ắt có kẻ phản bội, có người ích kỷ muốn làm chủ một phương sẽ có người vì lòng yêu nước nồng nàn mà cố gắng nỗ lực kết thúc chiến tranh để sớm ngày khôi phục lại một Trung Hoa hưng thịnh. Tướng quân Tạ là người thuộc vế sau, cũng là một trụ cột vững vàng suốt bao năm.
Cô ngưỡng mộ kiểu người này tự tận đáy lòng.
Thanh danh từ bậc cha chú chỉ là yếu tố đầu tiên.
Yếu tố thứ hai là từ lòng trung thành của anh. Cả chú và hai anh của anh đều hy sinh trong trận chiến bảo vệ đất nước. Gia đình hiển hách, là một trong những người đi đầu là vậy, khi mọi người nghe họ phải buông mình nơi sa trường ai cũng thổn thức khôn nguôi, mọi người chỉ biết thầm nể phục và tôn kính họ.
Thứ ba là ở bản thân anh. Sau khi hai người anh trai mất, trong nhà chỉ còn một mình anh là con trai, người thân không đành lòng để anh ra chiến trường một lần nữa nhưng tiếc rằng anh không chịu. Từ nhỏ anh đã được gửi đến học tại Học viện Quân sự Bảo Định, năm khởi nghĩa Vũ Xương[2] anh biến mất, với tâm nguyện cứu nước anh xuất binh ẩn dật, là bậc quân sư bậc nhất trong trường, chiến thuật dùng binh kì lạ, nhiều lần lập được thành tích, đánh tan quân Thanh ở nhiều nơi, cuối cùng mở ra thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
Sau đó, anh quay trở lại trường quân đội, bấy giờ người ta mới biết nguyên nhân việc anh mất tích mấy tháng trời.
Sau khi tốt nghiệp, Nhà trường buộc anh phải ở lại trường hai tháng cho đến khi một bức thư khẩn cấp của gia đình được gửi đến Bảo Định, nói rằng tướng Tạ bị kèm cặp trong thế kiềng ba chân ở Vân Quý anh mới lập tức đi về phía Nam, sau đó anh trở nên nổi tiếng với tư cách là người chỉ huy một phương. Mọi người đều khẳng định sau trận chiến này, không bao lâu nữa anh sẽ kế thừa sự nghiệp của cha mình, trở thành một người vừa có uy thế quân sự, tiếp quản toàn bộ quân đội của lão tướng quân.
Nhưng đúng lúc đang vang danh thì anh lại biến mất lần nữa.
Mãi cho đến… Hôm nay.
Với cô, đến tận hôm nay, ngay vừa rồi cô mới biết được tin tức đầu tiên sau khi anh mất tích, năm anh mất tích cô chỉ mới tám tuổi. Tính ra, cậu con trai nhà họ Tạ đã biến mất được chín năm rồi.
Nếu không phải do chính miệng Bạch Cẩn Hàng nói, cô sẽ không bao giờ nghĩ đến anh là cái người nổi danh đó.
– Anh ấy…
– Cô muốn hỏi cậu ta đã đi đâu đúng không? Mấy ngày này từ khi cậu ấy đến Bắc Kinh có rất nhiều người hỏi chuyện này. – Bạch Cẩn Hàng bật cười.
Liệu có phải như lời đồn, rằng là kẻ thù cũ của tướng Tạ đã sai người đến ám sát anh không? Nhưng mà theo lời đồn thì anh đã qua đời, ấy vậy mà bây giờ anh đang ngồi ở căn phòng phía Tây.
Thấy Bạch Cẩn Hàng không tiện nói thêm, cô mỉm cười rồi nói:
– Nếu đã là anh ấy thì tôi nên chào hỏi vài câu nhỉ? – Cô nói vọng ra ngoài cửa gọi – Khấu Thanh.
Khấu Thanh nhanh chóng xuất hiện đằng sau tấm mành châu:
– Vâng ạ?
– Đi hỏi khách xem anh ấy thích ăn gì, uống gì. Hôm nay phải đón tiếp người ta thật đàng hoàng.
– Vị ấy, vị ấy muốn ca cao sữa ạ! – Khấu Thanh nâng lọ bột ca cao trong tay lên – Em sắp đi pha đây ạ.
Cốc ca cao sữa này không chỉ là lời đề nghị lịch sự từ cô mà còn là thức uống tuyệt vời trong tiết trời rét buốt thế này.
– Vậy thì… nhanh đi pha đi. – Hà Vị sợ khách đợi lâu, nên để Khấu Thanh đi nấu nước trước, chuyện còn lại tính sau.
Bạch Cẩn Hàng ra hiệu hai người lần lượt ngồi xuống ghế.
Khi trà đến, Quân Khương nở nụ cười hài lòng đối với cậu hai tương lai rồi ôm khay trà lui ra, trước khi đi còn cố ý đóng cửa trượt, để lại một khoảng không gian riêng tư cho hai người vun đắp tình cảm.
Bạch Cẩn Hàng là một người làm việc cực kỳ hiệu quả, chủ động giải thích ý định của mình, cũng giống như Hà Vị, năm nay anh mới biết được rằng mình được hứa hôn từ nhỏ:
– Tôi tốt nghiệp Học viện quân sự xong thì luôn ở trên chiến trường. Nói là đánh trận mấy năm nhưng tự cảm thấy bản thân chưa có thành tích gì nổi bật…
Bạch Cẩn Hàng dừng lại, như thể đang suy nghĩ về cách biểu đạt ý nói.
Anh quan sát cô một lát mới chầm chậm nói:
– Chúng tôi là những người lính đang liều mình trên lãnh thổ của chính mình. Vì cái gì? Tôi không thể tìm ra lý do để không đi tiếp. Tôi không biết khi nói những lời này cô có thể hiểu không.
Cô khẽ gật đầu, nhẹ nhàng đáp:
– Bốn bề chia rẽ, dân chúng lầm than. Lâu nay Trung Quốc vẫn luôn xảy ra chiến tranh.
Bạch Cẩn Hàng không ngờ rằng một cô gái sống ở kinh thành trong một thời gian dài và lớn lên giữa nhung lụa lại thực sự để ý đến những rối ren bên ngoài kinh đô.
Anh nói thêm:
– Vì vậy ngay từ giữa năm tôi đã quyết định sang Đức tìm kiếm con đường cứu nước với những người bạn cùng chí hướng.
Anh nhấn mạnh:
– Tôi lên kế hoạch này trước khi biết đến hôn ước của chúng ta.
Hà Vị không ngờ rằng một vị tướng trẻ tuổi lừng lẫy một đời lại thực sự buông súng, cởi bỏ quân phục, từ biệt kinh thành và công lao mà mình đã lập nên.
Kể từ Hội nghị hòa bình Paris[3], phong trào Ngũ Tứ[4] đã làm dấy lên một làn sóng du học.
Ai cũng bức xúc, tưởng rằng kết thúc nhà Thanh thì sẽ không còn bị các quốc gia khác cấu xé, nhưng hóa ra lại phản tác dụng. Nhiều người có chí hướng tìm đường xây dựng đất nước giàu mạnh, cô có vài người bạn đã lên đường, cũng từng nghe rằng nhiều bạn trẻ cởi bỏ quân phục, bôn ba nước ngoài… Không ngờ người trước mặt lại là một trong số họ.
– Nhưng tôi không muốn làm trái quyết định của cha nên sau khi hỏi ý kiến của cha tôi mới đến Bắc Kinh gặp mặt trước. – Bạch Cẩm Hàng cẩn thận quan sát Hà Vị, khẽ hỏi – Cô Hai Hà, tôi không biết cô có muốn theo tôi đi Đức không?
Hà Vị bị hỏi khó.
Thực ra thì… đến Đức không khó, nhất là đối với cô càng dễ dàng hơn. Việc vận chuyển buôn bán của nhà họ Hà đã lan rộng ra toàn thế giới.
Hơn nữa, đi du học rồi cũng sẽ quay về, không mất bao lâu cả.
Song cô không biết cái gì đang giữ mình lại khiến cô không thể gật đầu, cô không thể mở lời, đành uống cạn một tách trà mà không đáp lại.
Bạch Cẩn Hàng mỉm cười nhìn cô, không gấp gáp, trái lại áy náy nói:
– Thật buồn cười khi hỏi câu này ngay lần đầu tiên chúng ta gặp nhau nhỉ? Trước khi em đến tôi đã nghĩ em sẽ đứng dậy đi ngay sau khi nghe tôi nói đấy. Em ngồi yên thế này là đã vượt quá sự mong đợi của tôi rồi.
Hà Vị do dự hết lần này đến lần khác, rồi quyết định thẳng thắn với anh ta:
– Tướng quân chí lớn, tôi nguyện ủng hộ hết mình. Nhưng anh hỏi tôi có muốn cùng anh đi ra nước ngoài không thì… Thành thật mà nói, tôi không thể trả lời ngay được. Trước khi gặp anh tôi đã nghĩ kết hôn là một điều đơn giản, nhưng buổi gặp mặt hôm nay… nó không đơn giản như tôi tưởng tượng. Song tôi cũng không muốn làm ngược lại mong muốn của chú Hai.
Cô suy nghĩ một chút rồi hỏi anh ta:
– Khi nào thì anh đi?
Anh ta trả lời:
– Tháng Giêng. Cha tôi dặn tôi phải gặp bác Hà trước khi rời kinh đô.
Hà Vị gật đầu, không cần phải đợi tới tháng Giêng mà tháng sau chú Hai sẽ về.
Thời gian quá ngắn, cô ấy cảm thấy khó nghĩ được điều gì, cũng không biết mình nên làm gì mới ổn.
Bạch Cẩn Hàng nhẹ nhàng nói:
– Tôi có một đề nghị, em có muốn nghe không?
Hà Vị hoàn toàn tin tưởng vào tính cách của anh, vì vậy cô gật đầu chờ anh nói.
– Nhờ hôn ước năm xưa giúp mà hôm nay chúng ta mới có duyên gặp mặt. Tôi định sẽ ở đây một tháng. Trong một tháng này, chúng ta coi nhau như bạn bè, đợi tới khi nào bác Hà trở về rồi em quyết định cũng không muộn.
Như thế có thể khiến cô quen thuộc anh hơn. Nếu hòa hợp thì có thể nắm tay đi cùng nhau, còn không thì coi như chỉ có duyên bạn bè, có gì cũng dễ thưa lại với chú Hai và cha Bạch.
Hà Vị gật đầu đồng ý.
Hai người im lặng uống trà.
– Kể cho tôi nghe về những gì thú vị trên đường đi đi. – Hà Vị phá vỡ sự im lặng, chủ động gợi chuyện – Tôi chưa tới Tây Bắc bao giờ.
Nhắc đến Tây Bắc Bạch Cẩn Hàng mỉm cười, anh kể tình hình ở Tây Bắc và những điều thú vị trên đường đi, câu chuyện nhanh chóng xóa nhòa dấu vết ngượng ngùng do sự im lặng gây ra giữa hai người. Sau khi cuộc trò chuyện hai người họ đã trở nên quen thuộc hơn, cũng nói chuyện tự nhiên hơn ban đầu nhiều.
Hà Vị chợt nhớ đến vị khách quý đang chờ ở căn phòng phía Tây, bèn hỏi chuyện mà cô đã băn khoăn từ lâu:
– Từ tối qua đến hôm nay anh luôn để anh Tạ gặp em, thiết nghĩ có lẽ có lý do gì đặc biệt nhỉ?
Bạch Cẩm Hàng là một người hiểu lễ nghĩa, không lý nào lần đầu tiên gặp mặt hôn thê lại để một người bạn cũ ra mặt, một lần gặp gỡ có thể coi là tình cờ, nhưng đến lần thứ hai tất sẽ có lý do đặc biệt.
Anh ta không phủ nhận:
– Chuyện này cần cậu ấy nói. Để anh gọi điện cho cậu ấy.
Bạch Cẩn Hàng ra khỏi phòng sách gọi Tạ Vụ Thanh đến.
Sau khi Tạ Vụ Thanh uống hết ca cao sữa thì đứng chờ ở trong sân một lúc mới quay lại phòng làm việc nhỏ, anh đi về hướng phòng sách có hơi ấm từ lò sưởi, mỗi bước đi in trên nền tuyết một dấu mờ mờ.
Hà Vị tưởng anh ta định ngồi ở vị trí lúc nãy nhưng thấy người vừa đến đã nhìn quanh bốn cái ghế bên cạnh, cuối cùng chọn ghế xa cô nhất mà ngồi.
Hà Vị nghĩ, lần sau anh đến tôi đặt cho một cái ở ngoài cửa luôn cho nhanh.
Bằng giác quan thứ sáu nhạy bén của mình, anh nhìn cô đúng lúc cô cũng nhìn anh.
Hà Vị mỉm cười, quay mặt sang chỗ khác.
Tạ Vụ Thanh dường như không hiểu ý cười của cô đành im lặng.
Không thể phủ nhận rằng khi biết đến tên của anh ta, tự nhiên cô thấy trên người anh toát lên ánh hào quang của người chiến sĩ đầy nhiệt huyết, con người dường như cũng có gì đó khác biệt với hồi nãy.
Bộ quân phục của anh ấy kế thừa kiểu dáng của Vệ quốc quân, cổ áo dựng đứng cứng nhắc, có lẽ trước khi vào cửa anh ấy đã vuốt mái tóc bằng hai tay, mái tóc đen ngắn ướt đẫm tuyết nên không còn gọn gàng nữa, điều này khiến cho người ta cảm thấy anh ấy đang mệt mỏi. Thành thật mà nói, anh ấy thực sự không mang lại chút cảm giác sương gió từng trải qua trên chiến trường chút nào, đôi lông mày sắc bén giúp cho sự lạnh lùng của anh trở nên thân thiện hơn rất nhiều.
Vì có chuyện nên khi nói không khỏi phải nhìn thẳng mặt nhau.
– Tôi vừa mới biết tên anh, không biết nên xưng hô thế nào cho phải? – Hà Vị nhẹ nhàng hỏi.
Trong sân có rất nhiều người, bởi vì thân phận đặc biệt của anh nên cô cố ý hạ giọng.
– Cô có thể gọi tôi như Bạch Cẩn Hàng… – Anh ngẫm nghĩ rồi nói thẳng – Gọi tên đi.
Cô cho là anh đang nói đến cái tên chữ “Sơn Hải” để tránh tên thật của mình, cơ mà có lẽ không phải nhỉ? Nhưng mà cũng đúng, nếu Tạ Vụ Thanh không xuất hiện thì làm sao có chuyện ở khách sạn Lục Quốc tối qua.
– Chúng tôi vừa mới nói chuyện – Bạch Cẩn Hàng nhìn bạn mình, cười cười – Cậu có thể đi thẳng vào vấn đề, giải thích lý do tại sao cậu ở đây.
Hà Vị tò mò đợi anh nói.
Tạ Vụ Thanh suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Chuyện ở Bách Hoa Thâm Xử và chuyến thăm hôm nay có mục đích giống nhau. Tôi đây muốn hỏi mua hai tấm vé tàu từ chỗ cô hai Hà. – Anh ta trả lời – Vé tàu chở khách của nhà họ Hà ltuaanf này.
Cô cứ tưởng là một việc đao to búa lớn nào đó, nào ngờ chỉ là một việc bình thường mà lại cực kỳ dễ làm.
Tuy vé tàu khách đã được bán hết từ đầu tuần nhưng cô là chủ nên đương nhiên cô luôn có cách.
Cô âm thầm tính toán vài tấm vé đặc biệt còn lại trong tay, nghĩ ngợi rồi nói:
– Chuyện này dễ xử lý thôi, tối nay tôi sẽ nhờ người xuất vé tàu rồi gửi đến khách sạn Lục Quốc. Tiếc là anh hỏi muộn quá nên chỉ còn hai phòng nhỏ, không còn phòng lớn.
Tạ Vụ Thanh chậm rãi gật đầu.
Nếu chỉ là hai tấm vé, anh không nhất thiết phải tự mình đi mà chỉ cần nhờ Bạch Cẩn Hàng hỏi là xong. Hà Vị vẫn còn đang khó hiểu, cô toan hỏi lại thì anh ta đã ngước mắt nói nhỏ:
– Trước khi gửi vé, tôi nghĩ hãy để tôi nói rõ tình hình hiện tại của mình ở Bắc Kinh.
Hà Vị thấy sự nghiêm túc trong ánh mắt anh bèn gật đầu đáp:
– Vâng, anh cứ nói.
– Trên danh nghĩa tôi là khách quý ở kinh đô, nhưng trên thực tế tôi đến để làm con tin.
Tạ Vụ Thanh thẳng thắn hơn cô nghĩ.
Vài năm nay, tướng Tạ là một trong những nhánh quân chủ lực của miền Nam, ông đã có nhiều bài phát biểu cứu quốc, chất vấn ngọn nguồn của chiến tranh khiến dấy lên sự bất mãn trong lòng mọi người, mọi người đều than phiền, nhưng không có gì làm được với vị tướng này. Mặc dù nhà họ Tạ dần tàn lụi, các con không chết trên chiến trường thì cũng mất tích, bốn người con gái tuy đã kết hôn nhưng vẫn luôn đồng lòng giúp đỡ nhau, phía sau là nhà mẹ đẻ vẫn còn đó nên không ai dám ra tay trước, chỉ sợ đắc tội bọn họ.
Cho đến tháng trước con gái út của tướng Tạ đang đi du lịch với con trai của cô ấy thì bất ngờ được “mời” đến Bắc Kinh. Các vị chỉ huy từng bị mắng nhiếc năm xưa muốn dùng con gái và cháu trai này để kiềm chế tướng Tạ và người thân của ông. Năm gia đình hết sức tức giận, gửi điện tín, hạ lệnh thả người càng sớm càng tốt, thì bên đây gửi lại với thái độ khiêm tốn, lễ phép, cố hết sức xoa dịu, thậm chí còn coi con gái và cháu như khách, chiêu đãi tử tế, mọi việc đều tốt, duy chỉ có điều là không được phép rời khỏi Bắc Kinh.
Cách đây vài ngày, cục diện bế tắc như vậy vừa bị phá vỡ.
Tạ Vụ Thanh, người đã biến mất chín năm lấy lý do “Xem Đại hôn của Tốn Hoàng đế nhà Thanh” mà xuất hiện ở khách sạn Lục Quốc, mở tiệc chiêu đãi mấy vị “bạn bè” ngày xưa của cha anh. Đúng lúc đang ăn uống linh đình, anh ngỏ lời sẽ ở lại Bắc Kinh một thời gian. Hàm ý là chỉ mình tôi đây ở lại còn để em gái và cháu trai tôi rời khỏi Bắc Kinh.
Để đối phó với những con cáo già đó, nhà họ Tạ cho đứa con trai duy nhất ở ẩn nhiều năm của họ đến thay thế coi như là cúi đầu nhường một bước.
Trong bữa tiệc, mọi người nói chuyện vui vẻ và đồng ý sẽ thả người.
Tạ Vụ Thanh muốn chị Tư đưa cháu trai mình bằng đường bộ, đi càng nhanh càng tốt kẻo có chuyện bất ngờ. Nhưng trước khi xuất phát anh đổi ý, anh nghĩ đường thủy thích hợp hơn, và tất nhiên nếu đi bằng đường thủy thì chắc chắn tàu chở khách nhà họ Hà là an toàn nhất. Đó là lý do tại sao anh đến Bách Hoa vào tối qua.
Hà Vị lo lắng hỏi:
– Bọn họ thật sự đồng ý cho đi à?
Tạ Vụ Thanh khẽ gật đầu.
Họ chỉ muốn gia đình họ Tạ im lặng, đừng phát ngôn bừa bãi một cách ngẫu hứng rồi khiến mọi người tuyệt vọng thôi chứ không có ý định chèn ép đến đường cùng.
– Hơn cả hứa hẹn. – Bạch Cẩn Hàng nói bằng giọng đầy mỉa mai – Bọn họ còn định thu phục cậu ta, nào là người đẹp quý tộc, nào là ca kĩ hàng đêm ca hát, chỉ muốn chuốc cậu ta say trong lòng bóng hồng, trong đống hư vinh họ tự vẽ ra.
Anh đến ở Tiêu Dao cảnh – nơi có tiếng là chốn thần tiên, chỉ cần nghĩ đến thôi cũng có thể nghĩ ra được cảnh đẹp mấy ngày nay.
Tạ Vụ Thanh không kìm được cười khẩy.
Từ tối qua đến hôm nay đây là lần đầu tiên anh cười, một nụ cười khinh thường.
Tạ Vụ Thanh không nói đến chuyện ăn chơi nữa mà nói rõ tình hình của bản thân.
Anh ta không còn ngồi thẳng lưng nữa, lưng dựa ra sau ghế, một tay chống lên tay vịn, vô thức lộ ra tư thế con nhà tướng. Thực ra trong quá trình tự kể, anh ta rất bình tĩnh, không hề có cảm xúc tự kiềm chế, như thể “Tôi không quan tâm lắm đến tình hình hiện tại”.
Sự khác biệt nằm ở đâu? Có lẽ là vì người đàn ông này đã bước qua quá nhiều lần trên cánh đồng sinh tử.
– Họ đã đồng ý rồi mà sao ý anh như thể có thể tôi sẽ bị ảnh hưởng vậy? – Hà Vị hỏi.
– Căn cơ của gia đình cô là ở đây. – Anh nhắc nhở cô gái non trẻ – Nếu cô tiếp xúc với tôi, sẽ có không ít rắc rối.
Tuy đúng là thế, nhưng mà…
– Tôi sẵn lòng giúp đỡ nhà họ Tạ. – Đây là lời nói chân thành từ trong lòng cô.
Hàng ngày cô thường phải hay nói những lời xã giao, duy chỉ có hôm nay cô không mang theo mặt nạ nào mà nói lời thật lòng mình, mang theo vài phần kính nể.
Hà Vị vừa nói xong đã thấy hối hận, cô sợ mình quá thẳng thắn sẽ khiến anh hiểu lầm muốn dùng chuyện này để lôi kéo nhà họ Tạ, huống chi vừa rồi cô nhìn thấy vẻ mặt khinh thường của anh.
Tạ Vụ Thanh nhẹ nhàng nói:
– Cảm ơn.
Một lúc sau, anh đột ngột gọi cô:
– Cô hai Hà.
Hà Vị khẽ lắc đầu, mỉm cười thân thiện với anh.
Trước khi mọi người rời đi tuyết đã ngừng rơi.
Cô thích mặc quần áo màu trắng và trắng kem. Đúng vậy, tối hôm qua và hôm nay cũng thế, nhưng hôm nay trong bộ đồ màu trắng, cô còn thắt một chiếc thắt lưng sa tanh rộng màu xanh lá cây, càng thêm bắt mắt. Lọn tóc dài qua vai một chút, cô để tóc mái ngố, khi ở nhà, thoạt nhìn cô như thiếu nữ vừa mới đôi mươi.
Hà Vị đứng dưới mái hiên của đưa mắt nhìn họ đi xa.
Tạ Vụ Thanh và Bạch Cẩn Hàng đi cạnh nhau. Các phụ tá đã đợi ở cổng sân từ sớm. Một trong những phụ tá trẻ tuổi đưa cho Tạ Vụ Thanh một lá thư. Anh xé phong bì lấy tờ giấy ra, nhìn lướt qua, anh xác nhận rằng đây không phải thư khẩn thì vừa đi vừa cất thư, đuôi mắt thấy cô vẫn còn đứng yên thì nhìn sang rồi gật đầu quay người đi luôn.
Cô mím môi nhẹ gật đầu.
Nhìn giấy viết thư trên tay anh, cô đoán: Hẳn là của Công sứ Nga, có lẽ là vì muốn một vé tàu, nhưng lại sợ chủ tàu chở khách thì không hay cho lắm.
Nghĩ theo hướng này, mọi hành động của Tạ Vụ Thanh đều có cách giải thích hợp lý.
Hợp lý đến không thể hợp lý hơn, cô tự nhủ.
Hết chương 2
_________
Chú thích:
[1] Vùng duyên hải Phụng Thiên – Liêu Ninh, Trực Lệ, Hà Bắc, Sơn Đông cuối đời nhà Thanh
[2] Cuộc khởi nghĩa phản Thanh của người Hán của Trung Quốc, có tác dụng như chất xúc tác cho cách mạng Tân Hợi, chấm dứt triều đại nhà Thanh và hàng nghìn năm phong kiến, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
[3] Cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918.
[4] Một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ
Tác giả :
Mặc Bảo Phi Bảo