Kinh Thánh Của Một Người
Chương 35
Đừng tưởng thanh toán xong bọn phản động cáo già là thiên hạ thái bình, các đồng chí phải lau sáng mắt mà nhìn cho rõ những phần tử chống phá cách mạng hiện hành, chúng là kẻ thù nguy hiểm nhất, gian ngoan nhất, đang ẩn nấp trong hàng ngũ chúng ta, chúng giơ tay hô khẩu hiệu cách mạng của giai cấp vô sản, nhưng lại là con đẻ, là phái sinh từ giai cấp tư sản, đang âm mưu làm rối loạn trận tuyến chúng ta. Các đồng chí muôn ngàn lần phải nâng cao cảnh giác, không được để bọn chúng bưng bít, mê hoặc. Hãy bình tĩnh nhớ lại những kẻ cơ hội, lách trên luồn dưới, phá hoại phong trào, giương cờ đỏ để chống hồng kỳ, đó là bọn người hai mặt, đang nằm ngủ ngay bên cạnh các đồng chí!
Đại diện Bành, phó chủ nhiệm ủy ban quân quản, đeo kính cận gọng to màu đen, có thể là chính ủy bên quân đội, vừa từ Bắc Kinh về nông trường, đứng giữa sân phơi, trên một hòn đá trục lăn dùng để đập lúa, tay cầm tập tài liệu, đang gào hết cỡ cho bản báo cáo cổ vũ, động viên. Ông kết luận:
- Trường cán bộ 5.7 không phải là cảng tránh gió cho cuộc đấu tranh giai cấp!
Nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp diễn ở chốn này, không hề ngưng nghỉ. Thuật ngữ đối tượng thanh tra giờ này gọi chệch là “tập đoàn chống cách mạng hiện hành 5.16”, bao gồm những phần tử tích cực, cầm đầu phe tạo phản từng nổi dậy từ khi vừa mới nổ ra phong trào, đều bị xem xét, liệt vào diện phải thẩm tra. Vì vậy anh liền bị cách chức nhóm trưởng, đình chỉ lao động, ngồi ở nhà viết bản tự khai, khai rõ ràng từng năm, từng tháng, ngày nào, ở đâu, với ai, đã tổ chức bao nhiêu hội nghị bí mật và làm những việc câu kết bất minh. Lúc này anh chưa biết ở Bắc Kinh, Đại Lý vừa bị cách ly thẩm tra, liên tục mấy ngày mấy đêm liền phải chịu cảnh khẩu cung, cộng thêm những cú đấm, cú đá nặng ký nên cuối cùng đã thừa nhận là phần tử “5.16” và tất nhiên không quên khai báo cả anh. Đại Lý nhận tội lần ấy gặp nhau ở nhà Vương Kỷ là cùng chụm đầu vạch kế hoạch tổ chức bí mật chống phá cách mạng, câu kết với bọn đen của đảng, tiếp thu chỉ huy, nhằm lật đổ chuyên chính. Rồi sau đó Đại Lý bị tống vào nhà thương điên. Đồng chí Vương Kỳ cũng bị cách ly, còn lão Lưu trưởng phòng thì tử nạn trong khi khẩu cung, người ta khiêng thi thể lão lên lầu, đẩy qua ô cửa sổ để kết án rằng lão đã tự sát trốn tội.
May mắn cho anh nhận ra gió nổi khi những cánh bèo xao động, ngửi được mùi hôi của bầy chó từ phía đường chân trời và đã hiểu trên trường săn chính trị người ta vận hành ra sao. Căn cứ “Lệnh động viên chuẩn bị chiến tranh số 1”, do phó thống soái họ Lâm ký tên, hàng loạt nhân viên và gia đình của họ sơ tán về đây để thanh lọc triệt để hơn. Mấy tháng trước tuy lao động vất vả, nhưng không khí hòa hoãn, dễ chịu, bây giờ thì khác hoàn toàn, số mới đến lại đốt lên ngọn lửa thù địch, không còn nghĩa khí như xưa. Tiểu đội, trung đội, đại đội cũ đều xáo tung biên chế, cải tổ theo phương án mới, ngay cả chi bộ đảng cũng vậy, toàn bộ cốt cán đều do ủy ban quân quản ở Bắc Kinh bổ nhiệm. Nhân lúc trường săn giao thời cũ mới, “chân không”, nửa đêm anh bèn trốn lên bưu điện huyện thành, bí mật điện báo cho Dung, người bạn cũ thời trung học.
Quả là trời còn thương, chưa tới mức tuyệt lộ, cắt đường mà còn cho anh một hướng đi mới, để có thể sinh tồn tiếp tục. Chiều nay một mình ở nhà viết bản tự khai báo, anh bỗng nghe người bưu tá của công xã nhân dân kêu toáng lên “điện báo, điện báo”, may quá, đó là hồi đáp của Dung. Dung thông minh, nơi ô người gửi chỉ đề mã số điện thoại của trạm quảng bá kỹ thuật nông nghiệp huyện thành, nội dung bức điện ghi rõ ràng, khúc chiết: “Căn cứ tinh thần các văn bản liên quan của Trung ương về chuẩn bị chiến tranh, chúng tôi đồng ý tiếp nhận đồng chí... hạ phóng xuống công xã nhân dân nông thôn huyện nhà lao động, an cư lạc nghiệp. Hẹn chậm nhất là trong tháng này phải đến báo danh, nếu quá hạn sẽ không bố trí”.
Anh nhanh chân, vượt trên mười dặm đường lên văn phòng nhà trường, và với tác phong quân đội, đĩnh đạc, đứng nghiêm, dõng dạc:
- Báo cáo đại diện Tống!
- Cho đồng chí nghỉ và hãy trình bày!
- Có thể nói tôi đã tốt nghiệp Trường 5.7, chiều nay lên báo cáo hiệu trưởng, đại diện Tống đợi phát chứng chỉ ạ!
Đây là kịch bản mà trên đường anh đã suy tính chuẩn bị, đài từ là thế nhưng phải nói rõ ràng, thoải mái và với nét mặt hân hoan.
- Tốt nghiệp nghĩa là gì? - đại diện Tống tỏ ra hiếu kỳ, chú ý. Anh trịnh trọng hai tay dâng lên thượng cấp bức điện của Dung. Tống tiếp nhận tờ sớ và vì chữ nghĩa không nhiều nên vị đại diện quân quản phải đọc đi đọc lại mấy lần mới hiểu, đoạn ngẩng đầu, không chau mày mà thản nhiên nói:
- Đúng, rất phù hợp với tinh thần văn bản, đồng chí có bà con thân thuộc ở đấy à?
- Báo cáo thủ trưởng “đều nhờ bạn mà trở nên thân thuộc” - anh vận dụng ngay câu nói của Tống khi ông trình bày về nội dung lệnh động viên chuẩn bị chiến tranh, càng khiến Tống vui vẻ, lắng nghe - dạ nhờ bạn sắp xếp nên mới có thể về nông thôn an cư lạc nghiệp, để tiếp thu triệt để sự giáo dục của bần nông và trung nông lớp dưới, rồi dần dà tìm đến một thôn nữ nào đó, chứ vô lẽ cứ độc thân suốt đời, thưa thủ trưởng?
- Đúng, thế đã tìm được ai chưa? - Tống ân cần thăm hỏi.
Anh cảm thấy từ câu hỏi bình thường này một cái gì đó rất có ý nghĩa, bởi thiện chí, đồng tình là lý giải, hiểu biết lẫn nhau. Tống từ nông thôn lên đường tòng quân, thoạt đầu là chiến sĩ, binh nhì, binh nhất, phấn đấu qua không biết bao nhiêu là tầng nấc, chẳng dễ dàng gì để hôm nay leo lên cấp phó trung đoàn, giữ chức tham mưu trưởng, vợ con đều ở nhà quê, mỗi năm cũng chỉ có nửa tháng phép về thăm, vì vậy vị đại diện quân quản này tất nhiên rất tơ tưởng đến đàn bà con gái. Ông được phân công quản lý tình hình lao động của tất cả học viên 5.7, nặng nhọc như một loại khổ sai, không bì với đại diện Bàng, phó chủ nhiệm ủy ban quân quản phụ trách công tác thanh tra, sau khi bố trí bàn giao nhiệm vụ cho các bí thư chi bộ, hai hôm trước lại vội vàng lên đường trở về Bắc Kinh, chẳng rõ công tác hoặc việc riêng, mà cứ u u minh minh, hay là do ý trời? Ông nghĩ.
- Bạn tôi bảo đã làm mối cho một cô bé, nếu tôi không đi thì chẳng biết ăn nói làm sao với anh ta, đành chịu thua vậy! Anh ta còn nói, ở đâu mà chẳng lao động, nhưng cưới vợ, lập gia đình thì mới chắc chuyện và dài lâu với nông thôn.
Anh nói có tình có lý, khiến đại diện Tống, nông dân mặc áo lính nghe rất thuận tai, ông băn khoăn:
- Biết là như vậy, nhưng đồng chí nên nghĩ kỹ, đã đi hẳn về nông thôn thế này là bị cắt luôn hộ khẩu thành phố Bắc Kinh mà hiện nay đang được bảo lưu tạm vắng - đại diện Tống không quan cách gì nữa, ông rất thực tế và lo ngại cho anh, song thấy anh vẫn cứ quyết tâm nên cuối cùng rút ngăn kéo lấy ra tập biểu mẫu bảo anh ghi vào đó, đoạn ra lệnh:
- Tiểu Lưu, đóng dấu cho đồng chí... và đánh máy công văn kèm theo.
Thiếu nữ Lưu Đình Đình, nhân viên tổng đài điện thoại kiêm văn thư đánh máy bước ra, mái tóc chỉnh tề như vừa được chải, lại cắt ngắn khỏe mạnh và lộ rõ cái cổ cao trắng nõn, dễ thương. Đình Đình mở khóa lấy con dấu, ngồi vào bàn đặt máy, tìm và gõ từng chữ một. Đại diện Tống xem lại văn bản công văn mà anh vừa được phép dự thảo, gật đầu, ký tên, đóng dấu, anh cung kính cảm ơn:
- Tôi vinh dự trở thành học viên tốt nghiệp đầu tiên của thủ trưởng Tống - đoạn cúi gập người, hai tay nhận lãnh “tấm văn bằng”.
- Mảnh đất này là một vùng kiềm thổ, bạc màu, chỉ có gió, cát, chứ chẳng cây gì mọc nổi, không bằng quê tớ - Tống tỏ ra thân mật - gieo cây gì lên cây đó, ờ mà đi đến đâu thì cũng phải lao động cả thôi! - Tống kết luận rất đỗi ngậm ngùi...
Nhiều năm sau anh nghe các bạn đồng học cùng thời ở trường 5.7 kể rằng, cậu đào tẩu, bỏ chạy được ít hôm thì đại diện Tống rủ Đình Đình, cô thiếu nữ tổng đài kiêm văn thư đánh máy, cùng nhau vào ruộng đại mạch, chơi trò cởi hết quần áo. Người của ban bảo vệ phải dùng đèn pin đến tận nơi, đột ngột bấm công tắc soi rọi thì bắt quả tang chỉ huy và chiến sĩ đang quấn tròn như hai con rắn, có thể giờ phút ấy là cao trào tuyệt đỉnh, nên phải hét lên, anh ả mới chợt tỉnh nhả ra, định chạy trốn nhưng đã không kịp. Đại diện Tống cũng “tốt nghiệp” trường 5.7, trở về quân ngũ, quân hàm của ông giống như cây lúa mạch vùng kiềm thổ, bạc màu, không thể nào cao lên nổi.
Trên đường trở về doanh trại anh nhìn thấy con trâu sắt đằng xa, đi tới gần và nhận ra người điều khiển là chiến hữu họ Đường, giao thông viên chuyên cưỡi mô tô ở Bắc Kinh, nay cũng đến đây góp mặt, nhưng vẫn nghiệp cơ khí lái máy kéo, cày ruộng.
- Này anh Đường, giúp tôi với!
- Việc gì thế hỡi ông Phật đất, canh buổi này qua sông phải cẩn thận kẻo tan hết trong nước nghe chưa. Nói mau lên, đừng để người ta nhìn thấy mình và cậu đang câu kết với nhau thì khốn, nghe bảo đại đội đang chỉnh đốn cậu phải không?
- Tốt nghiệp rồi, mọi việc đều xong!
Đường cho dừng máy, anh leo lên, khoe tờ công văn đóng dấu đỏ chót.
- Được đấy, hút điếu thuốc!
- Tất cả đều nhờ công đức của đại diện Tống.
- Thế là cậu đã thoát được biển khổ, sao không nhanh chân cao chạy xa bay?
- Sáng mai năm giờ, nhờ cậu kéo hành lý của mình ra ga tàu hỏa, được không?
- Sao không xin một chiếc xe tải, đại diện Tống đã đồng ý rồi kia mà?
- “Mây gió khó lường”, cấm tiết lộ với bất cứ một ai, chiến hữu hiểu chứ?
- Rõ, đúng giờ mình đánh xe ra, có ai hỏi thì bảo lệnh của đại diện Tống, thế thôi!
- Nhớ nghe chưa, sáng mai năm giờ! - anh nhảy xuống, Đường dặn thêm, mình sẽ bóp còi, nhưng cần nhờ vài người khiêng giúp, kẻo trễ.
Máy kéo của Đường ùng ùng đi xa, mình anh chiếc bóng trên một đoạn nữa thì về đến đại đội, anh trù liệu làm sao đối phó êm thuận với cái đêm cuối cùng này, rồi sáng mai tinh mơ năm giờ, làm sao vận chuyển kịp thời hòm xiểng, nhất là thùng sách báo. Đợi cho mọi học viên ra giếng rửa ráy trước khi đi ngủ, anh mới dám ló đầu, nhân thể thanh lý vài thứ linh tinh, rồi tìm đến bí thư chi bộ vừa nhậm chức xuất trình công văn cho phép về nông thôn an cư lạc nghiệp. Bí thư ngồi trên ghế, tháo giày, cởi vớ, ngâm chân, vẫn cái giọng khôi hài, anh trịnh trọng tuyên bố.
- Đại diện Tống vừa ký duyệt cho tôi tốt nghiệp, nay đến để xin cáo biệt chứ không phải là vĩnh biệt bí thư và các đồng chí; lên đường trước một bước, đặng làm người nông dân thực thụ và triệt để cải tạo!
Anh tỏ ra lo lắng vì đồng chí bí thư trầm ngâm, chứng tỏ tiền đồ chưa hẳn đã suôn sẻ. Người này đúng là không kịp phản ứng, chẳng rõ công văn kia có phải là hình thức trừng phạt đặc biệt đối với anh hay không, nên chỉ nói “hãy đợi sáng mai!”
Sáng mai? Anh nghĩ, phải cao chạy xa bay trước khi đồng chí bí thư chi bộ lên hỏi lại văn phòng nhà trường, cũng như trước khi nhà trường điện thoại liên lạc với ủy ban quân quản ở Bắc Kinh, về đến doanh trại thì đèn tắt ngấm, anh lò mò và mặc cả áo quần như thế chui vào ổ, trằn trọc canh giờ giấc và không làm cho các bạn đồng học tỉnh giấc, nhất là con chó bấy lâu nay có nhiệm vụ bí mật theo dõi mọi hành động của anh. Hầu như chưa ai biết sáng mai sẽ lên đường, thời gian trôi qua quá chậm, nhưng dẫu sao hai tiếng còi ám hiệu vẫn vang lên, tuy cách xa 60 mét mà nghe khá rõ. Nhờ hai đồng học nằm cạnh, cả ba người im lặng, nhẹ nhàng khuân hết hòm xiểng hành lý ra xe an toàn, anh bắt tay cảm ơn, Đường cài số nhấn ga vù chạy. Trời vẫn tối mịt, anh vẫy tay chào “5.7” - trường cán bộ, hay nói đúng hơn là một nông trường cải tạo lao động.
Đại diện Bành, phó chủ nhiệm ủy ban quân quản, đeo kính cận gọng to màu đen, có thể là chính ủy bên quân đội, vừa từ Bắc Kinh về nông trường, đứng giữa sân phơi, trên một hòn đá trục lăn dùng để đập lúa, tay cầm tập tài liệu, đang gào hết cỡ cho bản báo cáo cổ vũ, động viên. Ông kết luận:
- Trường cán bộ 5.7 không phải là cảng tránh gió cho cuộc đấu tranh giai cấp!
Nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp diễn ở chốn này, không hề ngưng nghỉ. Thuật ngữ đối tượng thanh tra giờ này gọi chệch là “tập đoàn chống cách mạng hiện hành 5.16”, bao gồm những phần tử tích cực, cầm đầu phe tạo phản từng nổi dậy từ khi vừa mới nổ ra phong trào, đều bị xem xét, liệt vào diện phải thẩm tra. Vì vậy anh liền bị cách chức nhóm trưởng, đình chỉ lao động, ngồi ở nhà viết bản tự khai, khai rõ ràng từng năm, từng tháng, ngày nào, ở đâu, với ai, đã tổ chức bao nhiêu hội nghị bí mật và làm những việc câu kết bất minh. Lúc này anh chưa biết ở Bắc Kinh, Đại Lý vừa bị cách ly thẩm tra, liên tục mấy ngày mấy đêm liền phải chịu cảnh khẩu cung, cộng thêm những cú đấm, cú đá nặng ký nên cuối cùng đã thừa nhận là phần tử “5.16” và tất nhiên không quên khai báo cả anh. Đại Lý nhận tội lần ấy gặp nhau ở nhà Vương Kỷ là cùng chụm đầu vạch kế hoạch tổ chức bí mật chống phá cách mạng, câu kết với bọn đen của đảng, tiếp thu chỉ huy, nhằm lật đổ chuyên chính. Rồi sau đó Đại Lý bị tống vào nhà thương điên. Đồng chí Vương Kỳ cũng bị cách ly, còn lão Lưu trưởng phòng thì tử nạn trong khi khẩu cung, người ta khiêng thi thể lão lên lầu, đẩy qua ô cửa sổ để kết án rằng lão đã tự sát trốn tội.
May mắn cho anh nhận ra gió nổi khi những cánh bèo xao động, ngửi được mùi hôi của bầy chó từ phía đường chân trời và đã hiểu trên trường săn chính trị người ta vận hành ra sao. Căn cứ “Lệnh động viên chuẩn bị chiến tranh số 1”, do phó thống soái họ Lâm ký tên, hàng loạt nhân viên và gia đình của họ sơ tán về đây để thanh lọc triệt để hơn. Mấy tháng trước tuy lao động vất vả, nhưng không khí hòa hoãn, dễ chịu, bây giờ thì khác hoàn toàn, số mới đến lại đốt lên ngọn lửa thù địch, không còn nghĩa khí như xưa. Tiểu đội, trung đội, đại đội cũ đều xáo tung biên chế, cải tổ theo phương án mới, ngay cả chi bộ đảng cũng vậy, toàn bộ cốt cán đều do ủy ban quân quản ở Bắc Kinh bổ nhiệm. Nhân lúc trường săn giao thời cũ mới, “chân không”, nửa đêm anh bèn trốn lên bưu điện huyện thành, bí mật điện báo cho Dung, người bạn cũ thời trung học.
Quả là trời còn thương, chưa tới mức tuyệt lộ, cắt đường mà còn cho anh một hướng đi mới, để có thể sinh tồn tiếp tục. Chiều nay một mình ở nhà viết bản tự khai báo, anh bỗng nghe người bưu tá của công xã nhân dân kêu toáng lên “điện báo, điện báo”, may quá, đó là hồi đáp của Dung. Dung thông minh, nơi ô người gửi chỉ đề mã số điện thoại của trạm quảng bá kỹ thuật nông nghiệp huyện thành, nội dung bức điện ghi rõ ràng, khúc chiết: “Căn cứ tinh thần các văn bản liên quan của Trung ương về chuẩn bị chiến tranh, chúng tôi đồng ý tiếp nhận đồng chí... hạ phóng xuống công xã nhân dân nông thôn huyện nhà lao động, an cư lạc nghiệp. Hẹn chậm nhất là trong tháng này phải đến báo danh, nếu quá hạn sẽ không bố trí”.
Anh nhanh chân, vượt trên mười dặm đường lên văn phòng nhà trường, và với tác phong quân đội, đĩnh đạc, đứng nghiêm, dõng dạc:
- Báo cáo đại diện Tống!
- Cho đồng chí nghỉ và hãy trình bày!
- Có thể nói tôi đã tốt nghiệp Trường 5.7, chiều nay lên báo cáo hiệu trưởng, đại diện Tống đợi phát chứng chỉ ạ!
Đây là kịch bản mà trên đường anh đã suy tính chuẩn bị, đài từ là thế nhưng phải nói rõ ràng, thoải mái và với nét mặt hân hoan.
- Tốt nghiệp nghĩa là gì? - đại diện Tống tỏ ra hiếu kỳ, chú ý. Anh trịnh trọng hai tay dâng lên thượng cấp bức điện của Dung. Tống tiếp nhận tờ sớ và vì chữ nghĩa không nhiều nên vị đại diện quân quản phải đọc đi đọc lại mấy lần mới hiểu, đoạn ngẩng đầu, không chau mày mà thản nhiên nói:
- Đúng, rất phù hợp với tinh thần văn bản, đồng chí có bà con thân thuộc ở đấy à?
- Báo cáo thủ trưởng “đều nhờ bạn mà trở nên thân thuộc” - anh vận dụng ngay câu nói của Tống khi ông trình bày về nội dung lệnh động viên chuẩn bị chiến tranh, càng khiến Tống vui vẻ, lắng nghe - dạ nhờ bạn sắp xếp nên mới có thể về nông thôn an cư lạc nghiệp, để tiếp thu triệt để sự giáo dục của bần nông và trung nông lớp dưới, rồi dần dà tìm đến một thôn nữ nào đó, chứ vô lẽ cứ độc thân suốt đời, thưa thủ trưởng?
- Đúng, thế đã tìm được ai chưa? - Tống ân cần thăm hỏi.
Anh cảm thấy từ câu hỏi bình thường này một cái gì đó rất có ý nghĩa, bởi thiện chí, đồng tình là lý giải, hiểu biết lẫn nhau. Tống từ nông thôn lên đường tòng quân, thoạt đầu là chiến sĩ, binh nhì, binh nhất, phấn đấu qua không biết bao nhiêu là tầng nấc, chẳng dễ dàng gì để hôm nay leo lên cấp phó trung đoàn, giữ chức tham mưu trưởng, vợ con đều ở nhà quê, mỗi năm cũng chỉ có nửa tháng phép về thăm, vì vậy vị đại diện quân quản này tất nhiên rất tơ tưởng đến đàn bà con gái. Ông được phân công quản lý tình hình lao động của tất cả học viên 5.7, nặng nhọc như một loại khổ sai, không bì với đại diện Bàng, phó chủ nhiệm ủy ban quân quản phụ trách công tác thanh tra, sau khi bố trí bàn giao nhiệm vụ cho các bí thư chi bộ, hai hôm trước lại vội vàng lên đường trở về Bắc Kinh, chẳng rõ công tác hoặc việc riêng, mà cứ u u minh minh, hay là do ý trời? Ông nghĩ.
- Bạn tôi bảo đã làm mối cho một cô bé, nếu tôi không đi thì chẳng biết ăn nói làm sao với anh ta, đành chịu thua vậy! Anh ta còn nói, ở đâu mà chẳng lao động, nhưng cưới vợ, lập gia đình thì mới chắc chuyện và dài lâu với nông thôn.
Anh nói có tình có lý, khiến đại diện Tống, nông dân mặc áo lính nghe rất thuận tai, ông băn khoăn:
- Biết là như vậy, nhưng đồng chí nên nghĩ kỹ, đã đi hẳn về nông thôn thế này là bị cắt luôn hộ khẩu thành phố Bắc Kinh mà hiện nay đang được bảo lưu tạm vắng - đại diện Tống không quan cách gì nữa, ông rất thực tế và lo ngại cho anh, song thấy anh vẫn cứ quyết tâm nên cuối cùng rút ngăn kéo lấy ra tập biểu mẫu bảo anh ghi vào đó, đoạn ra lệnh:
- Tiểu Lưu, đóng dấu cho đồng chí... và đánh máy công văn kèm theo.
Thiếu nữ Lưu Đình Đình, nhân viên tổng đài điện thoại kiêm văn thư đánh máy bước ra, mái tóc chỉnh tề như vừa được chải, lại cắt ngắn khỏe mạnh và lộ rõ cái cổ cao trắng nõn, dễ thương. Đình Đình mở khóa lấy con dấu, ngồi vào bàn đặt máy, tìm và gõ từng chữ một. Đại diện Tống xem lại văn bản công văn mà anh vừa được phép dự thảo, gật đầu, ký tên, đóng dấu, anh cung kính cảm ơn:
- Tôi vinh dự trở thành học viên tốt nghiệp đầu tiên của thủ trưởng Tống - đoạn cúi gập người, hai tay nhận lãnh “tấm văn bằng”.
- Mảnh đất này là một vùng kiềm thổ, bạc màu, chỉ có gió, cát, chứ chẳng cây gì mọc nổi, không bằng quê tớ - Tống tỏ ra thân mật - gieo cây gì lên cây đó, ờ mà đi đến đâu thì cũng phải lao động cả thôi! - Tống kết luận rất đỗi ngậm ngùi...
Nhiều năm sau anh nghe các bạn đồng học cùng thời ở trường 5.7 kể rằng, cậu đào tẩu, bỏ chạy được ít hôm thì đại diện Tống rủ Đình Đình, cô thiếu nữ tổng đài kiêm văn thư đánh máy, cùng nhau vào ruộng đại mạch, chơi trò cởi hết quần áo. Người của ban bảo vệ phải dùng đèn pin đến tận nơi, đột ngột bấm công tắc soi rọi thì bắt quả tang chỉ huy và chiến sĩ đang quấn tròn như hai con rắn, có thể giờ phút ấy là cao trào tuyệt đỉnh, nên phải hét lên, anh ả mới chợt tỉnh nhả ra, định chạy trốn nhưng đã không kịp. Đại diện Tống cũng “tốt nghiệp” trường 5.7, trở về quân ngũ, quân hàm của ông giống như cây lúa mạch vùng kiềm thổ, bạc màu, không thể nào cao lên nổi.
Trên đường trở về doanh trại anh nhìn thấy con trâu sắt đằng xa, đi tới gần và nhận ra người điều khiển là chiến hữu họ Đường, giao thông viên chuyên cưỡi mô tô ở Bắc Kinh, nay cũng đến đây góp mặt, nhưng vẫn nghiệp cơ khí lái máy kéo, cày ruộng.
- Này anh Đường, giúp tôi với!
- Việc gì thế hỡi ông Phật đất, canh buổi này qua sông phải cẩn thận kẻo tan hết trong nước nghe chưa. Nói mau lên, đừng để người ta nhìn thấy mình và cậu đang câu kết với nhau thì khốn, nghe bảo đại đội đang chỉnh đốn cậu phải không?
- Tốt nghiệp rồi, mọi việc đều xong!
Đường cho dừng máy, anh leo lên, khoe tờ công văn đóng dấu đỏ chót.
- Được đấy, hút điếu thuốc!
- Tất cả đều nhờ công đức của đại diện Tống.
- Thế là cậu đã thoát được biển khổ, sao không nhanh chân cao chạy xa bay?
- Sáng mai năm giờ, nhờ cậu kéo hành lý của mình ra ga tàu hỏa, được không?
- Sao không xin một chiếc xe tải, đại diện Tống đã đồng ý rồi kia mà?
- “Mây gió khó lường”, cấm tiết lộ với bất cứ một ai, chiến hữu hiểu chứ?
- Rõ, đúng giờ mình đánh xe ra, có ai hỏi thì bảo lệnh của đại diện Tống, thế thôi!
- Nhớ nghe chưa, sáng mai năm giờ! - anh nhảy xuống, Đường dặn thêm, mình sẽ bóp còi, nhưng cần nhờ vài người khiêng giúp, kẻo trễ.
Máy kéo của Đường ùng ùng đi xa, mình anh chiếc bóng trên một đoạn nữa thì về đến đại đội, anh trù liệu làm sao đối phó êm thuận với cái đêm cuối cùng này, rồi sáng mai tinh mơ năm giờ, làm sao vận chuyển kịp thời hòm xiểng, nhất là thùng sách báo. Đợi cho mọi học viên ra giếng rửa ráy trước khi đi ngủ, anh mới dám ló đầu, nhân thể thanh lý vài thứ linh tinh, rồi tìm đến bí thư chi bộ vừa nhậm chức xuất trình công văn cho phép về nông thôn an cư lạc nghiệp. Bí thư ngồi trên ghế, tháo giày, cởi vớ, ngâm chân, vẫn cái giọng khôi hài, anh trịnh trọng tuyên bố.
- Đại diện Tống vừa ký duyệt cho tôi tốt nghiệp, nay đến để xin cáo biệt chứ không phải là vĩnh biệt bí thư và các đồng chí; lên đường trước một bước, đặng làm người nông dân thực thụ và triệt để cải tạo!
Anh tỏ ra lo lắng vì đồng chí bí thư trầm ngâm, chứng tỏ tiền đồ chưa hẳn đã suôn sẻ. Người này đúng là không kịp phản ứng, chẳng rõ công văn kia có phải là hình thức trừng phạt đặc biệt đối với anh hay không, nên chỉ nói “hãy đợi sáng mai!”
Sáng mai? Anh nghĩ, phải cao chạy xa bay trước khi đồng chí bí thư chi bộ lên hỏi lại văn phòng nhà trường, cũng như trước khi nhà trường điện thoại liên lạc với ủy ban quân quản ở Bắc Kinh, về đến doanh trại thì đèn tắt ngấm, anh lò mò và mặc cả áo quần như thế chui vào ổ, trằn trọc canh giờ giấc và không làm cho các bạn đồng học tỉnh giấc, nhất là con chó bấy lâu nay có nhiệm vụ bí mật theo dõi mọi hành động của anh. Hầu như chưa ai biết sáng mai sẽ lên đường, thời gian trôi qua quá chậm, nhưng dẫu sao hai tiếng còi ám hiệu vẫn vang lên, tuy cách xa 60 mét mà nghe khá rõ. Nhờ hai đồng học nằm cạnh, cả ba người im lặng, nhẹ nhàng khuân hết hòm xiểng hành lý ra xe an toàn, anh bắt tay cảm ơn, Đường cài số nhấn ga vù chạy. Trời vẫn tối mịt, anh vẫy tay chào “5.7” - trường cán bộ, hay nói đúng hơn là một nông trường cải tạo lao động.
Tác giả :
Cao Hành Kiện