Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 24: Đồi Telegraph (4)
Ngày hôm sau, mới sáu giờ sáng Hoài Chân đã dậy, cùng Vân Hà đẩy chiếc xe ba gác đựng đầy quần áo sạch, dựa theo địa chỉ đưa đến cho từng người. Bình thường thì hơn bảy giờ là đã kịp về nhà ăn sáng. Trong thời gian Vân Hà đi học buổi sáng, cô đều cùng Thiên Tước trông coi tiệm, lúc rảnh rỗi thì giở sách lịch sử và địa lý xem, nếu bận chuyện thì có lúc cô ở trước tiệm ghi chép sổ sách, có lúc ở trong sân giặt quần áo với A Phúc.
Mới đầu A Phúc không cho cô làm, nói con gái quý ở đôi tay, nếu có vết chai thì sẽ khó coi, nhưng lại không cưỡng được Hoài Chân khăng khăng muốn giúp một tay. Ngày hôm sau, A Phúc đem về cho Hoài Chân chiếc bao tay trong bộ đồ đánh cá ở tiệm tạp hóa, cho cô đeo lúc giặt quần áo, cũng không đắt lắm, rửa sạch phơi khô là được, lúc này mới vẹn toàn đôi bên.
Giặt quần áo kiếm tiền không cần chi phí, cũng không như cửa hàng giặt quần áo của người da trắng cần tiền để trả chi phí mua xà bông: ở giao lộ giữa phố Grant Ave và phố Kanweishan* có bốn năm cây bồ kết trồng từ mấy chục năm trước, hễ là cư dân trên phố người Hoa đều có thể hái về tự dùng. Tuổi của cây bồ kết cũng già như khu phố này, giờ đây cây cao ngất xanh mướt, tựa như cha chú công nhân người Hoa trồng chúng để che bóng mát cho con con đời sau.
(*Bản gốc tác giả viết là 冚尾善街 và khả năng cao là viết sai chính tả, Qin không tìm được tên chính xác của con phố là gì nên đành để phiên âm.)
Lúc đông người thì một ngày có hơn ba trăm bộ đồ, bình thường đều được một mình A Phúc cẩn thận rửa sạch từng bộ một, sau đó vắt lên dây thừng phơi. A Phúc nhanh tay, chỉ mất một buổi chiều là giặt gần xong, sau giờ cơm chiều thì lại nắm chặt thời gian, trước khi đi ngủ là có thể rửa sạch hết quần áo. May mà khuôn viên tiệm giặt đồ không lớn, nếu lớn hơn nữa thì phải mướn thêm nhân viên. Nhất định phải giặt cho sạch, không thể làm hỏng danh tiếng; giờ có thêm Hoài Chân, một buổi chiều chỉ có thể giặt hơn ba mươi bộ đồ, lúc rảnh rỗi Thiên Tước lại phụ thêm một tay, giặt được mười bộ. Nhưng thứ nhất là không thể không có người trông tiệm, thứ hai là A Phúc cứ chê Thiên Tước giặt đồ không sạch, trừ phi quả thực không giúp được chứ bình thường cũng không để anh vào sân sau.
A Phúc vẫn vui vẻ, nói thẳng con gái tốt hơn con trai nhiều, nếu đi học thì càng tốt hơn nữa.
Làm rõ chuyện này rồi, Hoài Chân cũng đại khái hiểu ra vì sao tiền công của Thiên Tước lại thấp như thế. Người giúp việc tay chân vụng về như vậy khó mà tìm được, mà người giúp việc chịu an phận với giá mười lăm đồng tiền sống qua ngày cũng khó tìm.
Hộp đựng thức ăn cô đưa đêm qua đã được trả lại vào sáng ngày hôm sau. Lúc Hoài Chân mở cửa ra, hộp đựng trống không đã nằm sẵn trên đất. Nhìn lên phía đối diện, ông già mở cửa kia lại rất đanh đá, chẳng thèm nhìn cô lấy một cái, ngâm nga bài hát đi vào.
Thế là đêm đó đến cửa, Hoài Chân cố ý đến sớm nửa tiếng. Trong tiệm khách đông, nhân lúc ông chẩn bệnh, Hoài Chân ôm hộp đựng đi vào ngồi xuống băng ghế, nhìn ra bên ngoài không nói một tiếng. Già Huệ cũng chỉ liếc cô một cái lúc cô đi vào, sau đó coi cô như không khí.
Trong số bệnh nhân đến cửa có bà bác cười đùa: “Đây không phải đứa con gái sau của A Phúc sao, đến chỗ bác Huệ học nghề hả?”
Hoài Chân nhận ra đây chính là bà chủ A Phương của tiệm bánh mới mở trên đường Stockton, lập tức vui vẻ gọi: “Chào dì Phương ạ, chú Quý nói vào xuân rồi, phòng khám sẽ bận lắm, biết Huệ đại phu vất vả nên nấu súp ca bảo con đưa đến ạ. Đợi tám giờ ông ấy hết việc, nhất định phải nhìn ông uống hết mới yên tâm ra về.”
Già Huệ ấp úng, gương mặt lạnh lùng: “Con đưa sang đây, ta uống ngay cho con xem.”
Đằng sau vẫn còn hai ba bệnh nhân đang chờ. Thế là Hoài Chân nói, “Con sợ ông không rảnh được ạ.”
Dì Phương giơ tay, “Không sao, ăn uống quan trọng hơn.”
Hoài Chân mỉm cười, mở nắp hộp đựng thức ăn ra, tự tay cầm chén cháo vi cá đến cho Huệ đại phu.
Già Huệ cầm lấy chén gốm giơ lên mép, lại để dì Phương hốt thuốc cho người mẹ bị phong hàn: “Dương hư ngoại cảm, phong hàn làm tắc nghẽn thớ thịt, khí huyết kinh mạch không được thông. Nên dùng…”
Dứt lời, ông thoáng trầm ngâm rồi ngẩng đầu uống cháo.
Hoài Chân nhìn cả vào mắt, cười nói: “Có ngon không Huệ đại phu?”
Già Huệ hừ một tiếng, chẳng thèm đếm xỉa đến cô.
Hoài Chân nói tiếp, “Chú Quý con còn nói, hễ Huệ đại phu chịu uống súp vi cá của chú ấy thì sẽ đồng ý cho con đến phòng khám giúp việc. Hiện tại ông cũng đã uống hai bát rồi, không thể xem thường con còn nhỏ mà lật lọng được đâu nha.”
Già Huệ lập tức ho khan.
Những bệnh nhân đằng sau đều che mặt cười liên tục. Cười một hồi, có người nói: “Đúng đấy Huệ đại phu, con bé này thông minh lanh lợi, có thể giúp ông không ít chuyện đấy, làm gì có chuyện thêm rắc rối đúng không?”
Ngay cả dì Phương cũng khuyên lơn một hồi, già Huệ không chịu nổi nữa, đành nói: “Được rồi được rồi, giờ bắt tay làm việc thì gấp gáp, ngày mai hẵng tới!”
Đêm đó Hoài Chân xách hộp đựng thức ăn về nhà, coi như đã giải quyết xong chuyện này. Vậy mà ngày hôm sau đến cửa, Hoài Chân lại biết cái gì gọi là cậy già lên mặt, trở mặt không nhận người: “Không bằng không chứng, ta nói từ lúc nào hả? Cô nhóc đem bằng chứng ra đi.”
Nếu dẫn mấy người dì Phương đến làm chứng thật thì lại thành chuyện bé xé ra to. Hoài Chân chỉ hận mình còn nhỏ, không quen biết nhiều, không biết da mặt người già hơn sáu mươi tuổi cũng có thể dày như vậy, thế là đành tự khuyên nhủ mình: nhất định lần sau phải ép ông đích thân viết chứng từ mới được.
Nhưng đến thứ năm lại là ngày phòng khám nghỉ, cả một ngày không thấy già Huệ đâu, Hoài Chân rầu rĩ không vui sang đến thứ sáu thì mới thấy chuyện có biến đổi. Cũng không biết là vì Ceasar cố ý thông báo hay vì nguyên nhân nào khác, mà năm ngày sau khi đưa cô về phố người Hoa, cảnh sát liên bang lại đến cửa hỏi thăm.
Câu hỏi cũng không khác gì bình thường, bốn cảnh sát tách bốn người trong tiệm giặt ra hỏi riêng, đa số câu hỏi đều liên quan đến cuộc sống và việc học sau này của Hoài Chân. Sau khi hỏi xong, bốn cảnh sát xác nhận không sai thì mới rời đi.
Một lúc sau cảnh sát lại vòng về lại, cầm trong tay một bó dạ lan hương được bọc trong tờ nhật báo tiếng Anh đưa cho Hoài Chân. Một bó nho nhỏ, không bắt mắt lắm.
“Ceasar hy vọng có thể hẹn cô gái này bốn giờ chiều thứ sáu vào nội thành uống cà phê, sẽ chờ sẵn ở đường Sacramento, trước tám giờ sẽ đưa cô ấy về, hy vọng có thể nhận được đồng ý.”
A Phúc và La Văn đều cười đáp, “Vâng vâng thưa sếp.”
Đợi cảnh sát đi rồi, Hoài Chân đột nhiên liếc thấy một bóng người lén lút ở cửa tiệm tạp hóa đối diện —— một cô gái mặc áo đỏ thẫm nhô đầu ra, có vẻ đã thám thính được một lúc rồi.
Hoài Chân đưa mắt nhìn sang, cô ta nhanh chóng chui tọt vào lại tiệm tạp hóa, lúc che ván cửa lại, cánh cửa phát ra tiếng động không nhỏ.
La Văn sầm mặt, nghiêng đầu bước vào nhà.
Hoài Chân biết vì sao bà ấy lại tức giận. Người ở khu phố này đều biết, cảnh sát da trắng viếng thăm gần như đồng nghĩa với chuyện xấu, cũng vì thế nên hễ có cảnh sát đến cửa, hàng xóm láng giềng đều rất chú ý, chuẩn bị nhận thông báo tuyến đầu, tai miệng truyền nhau báo cho hàng xóm biết. Cảnh sát da trắng hung dữ đưa hoa đến cửa tiệm giặt A Phúc, nếu tin này truyền đi, không biết Hồng gia và láng giềng sẽ nghĩ gì về nhà họ Quý.
Trái lại hai người A Phúc và Vân Hà không để tâm lắm, nhưng hai người họ càng thờ ơ thì Hoài Chân càng cảm thấy áy náy. Cho đến khi sắp dọn cơm tối, cô mượn cớ xóa tên khách hôm nay, một mình ở lại cửa tiệm thay sổ ghi chép, đến tối muộn mới xong. Bởi vì chỉ hễ nhớ đến bầu không khí náo nhiệt ngày thường kia, giả sử bây giờ có ít cơ hội hòa nhập vào thì cô lại càng không khác gì nhân vật bên lề.
Đúng lúc này già Huệ đến cửa. Chân trước bước qua ngưỡng cửa, vừa vào đã hỏi ‘môn thần’ Hoài Chân: “Chú Quý của con đâu?”
Hoài Chân ngạc nhiên, vội vã đứng dậy thưa: “Đang ở trên lầu chuẩn bị bữa tối ạ.”
Già Huệ nói: “Mau dẫn ta đi tìm cậu ta.”
Hành lang vừa dốc vừa tối, Hoài Chân sợ ông té nên cầm nến dẫn ông đi lên.
Lên lầu thấy A Phúc, già Huệ lập tức hỏi: “A Phúc, không biết có phải do mắt ta kém hay báo của người da trắng càng in chữ càng nhỏ, mà gần đây ta không đọc nổi. Ai đến đọc hộ ta?”
Vân Hà vừa đi xuống rửa tay, từ sau lưng Hoài Chân chui ra ngoài, gãi eo cô rồi nói, “Chị còn nói sao không thấy em ở dưới lầu, thì ra là lên đây với ông Huệ.”
Già Huệ nghe thế, lập tức đưa báo cho cô, “Vân Hà, con đến đây xem, xem nó viết gì?”
Vân Hà lau tay, từ bên Hoài Chân chen đến, cầm báo lên thì thầm: “Phụ nữ nhận lời mời hẹn hò của đàn ông thì nên chú ý những gì? Xin hãy để chuyên gia hôn nhân Smith mách nước cho bạn…”
Vân Hà chợt dừng lại.
Già Huệ ngả người về trước, “Nói cái gì thế?”
Vân Hà cười hì hì, “Cái này con không cần, phải cho người cần dùng ấy.” Dứt lời liền cuộn tròn báo lại nhét vào ngực Hoài Chân.
Già Huệ lại quay đầu sang nhìn Hoài Chân, vẻ mặt ngạc nhiên: “Ôi chao, ai muốn hẹn hò hả?”
Ngay cả A Phúc cũng bật cười.
Hoài Chân đỏ bừng mặt: “Tiếng Anh của con kém lắm, đọc không hiểu!”
Già Huệ nói: “Cần dùng rồi, cần dùng rồi! Vân Hà, em gái con không biết, con mau dịch cho nó biết về quy tắc nam nữ nước ngoài hẹn hò, còn có thể thuận tiện học tiếng Anh, không phải rất tốt sao?”
Dừng lại một lúc, ông lại nói, “Nào, đừng quên nói với cậu ta quy củ ở chỗ ta: ở phố người Hoa bảo vệ con gái phố người Hoa chúng ta, không mượn người da trắng nhúng tay vào.”
Hoài Chân vẫn chưa hiểu ý ông là gì.
Trái lại A Phúc nghe hiểu, lập tức cười lớn nói: “Hoài Chân, còn không mau cám ơn Huệ đại phu đi!”
Mới đầu A Phúc không cho cô làm, nói con gái quý ở đôi tay, nếu có vết chai thì sẽ khó coi, nhưng lại không cưỡng được Hoài Chân khăng khăng muốn giúp một tay. Ngày hôm sau, A Phúc đem về cho Hoài Chân chiếc bao tay trong bộ đồ đánh cá ở tiệm tạp hóa, cho cô đeo lúc giặt quần áo, cũng không đắt lắm, rửa sạch phơi khô là được, lúc này mới vẹn toàn đôi bên.
Giặt quần áo kiếm tiền không cần chi phí, cũng không như cửa hàng giặt quần áo của người da trắng cần tiền để trả chi phí mua xà bông: ở giao lộ giữa phố Grant Ave và phố Kanweishan* có bốn năm cây bồ kết trồng từ mấy chục năm trước, hễ là cư dân trên phố người Hoa đều có thể hái về tự dùng. Tuổi của cây bồ kết cũng già như khu phố này, giờ đây cây cao ngất xanh mướt, tựa như cha chú công nhân người Hoa trồng chúng để che bóng mát cho con con đời sau.
(*Bản gốc tác giả viết là 冚尾善街 và khả năng cao là viết sai chính tả, Qin không tìm được tên chính xác của con phố là gì nên đành để phiên âm.)
Lúc đông người thì một ngày có hơn ba trăm bộ đồ, bình thường đều được một mình A Phúc cẩn thận rửa sạch từng bộ một, sau đó vắt lên dây thừng phơi. A Phúc nhanh tay, chỉ mất một buổi chiều là giặt gần xong, sau giờ cơm chiều thì lại nắm chặt thời gian, trước khi đi ngủ là có thể rửa sạch hết quần áo. May mà khuôn viên tiệm giặt đồ không lớn, nếu lớn hơn nữa thì phải mướn thêm nhân viên. Nhất định phải giặt cho sạch, không thể làm hỏng danh tiếng; giờ có thêm Hoài Chân, một buổi chiều chỉ có thể giặt hơn ba mươi bộ đồ, lúc rảnh rỗi Thiên Tước lại phụ thêm một tay, giặt được mười bộ. Nhưng thứ nhất là không thể không có người trông tiệm, thứ hai là A Phúc cứ chê Thiên Tước giặt đồ không sạch, trừ phi quả thực không giúp được chứ bình thường cũng không để anh vào sân sau.
A Phúc vẫn vui vẻ, nói thẳng con gái tốt hơn con trai nhiều, nếu đi học thì càng tốt hơn nữa.
Làm rõ chuyện này rồi, Hoài Chân cũng đại khái hiểu ra vì sao tiền công của Thiên Tước lại thấp như thế. Người giúp việc tay chân vụng về như vậy khó mà tìm được, mà người giúp việc chịu an phận với giá mười lăm đồng tiền sống qua ngày cũng khó tìm.
Hộp đựng thức ăn cô đưa đêm qua đã được trả lại vào sáng ngày hôm sau. Lúc Hoài Chân mở cửa ra, hộp đựng trống không đã nằm sẵn trên đất. Nhìn lên phía đối diện, ông già mở cửa kia lại rất đanh đá, chẳng thèm nhìn cô lấy một cái, ngâm nga bài hát đi vào.
Thế là đêm đó đến cửa, Hoài Chân cố ý đến sớm nửa tiếng. Trong tiệm khách đông, nhân lúc ông chẩn bệnh, Hoài Chân ôm hộp đựng đi vào ngồi xuống băng ghế, nhìn ra bên ngoài không nói một tiếng. Già Huệ cũng chỉ liếc cô một cái lúc cô đi vào, sau đó coi cô như không khí.
Trong số bệnh nhân đến cửa có bà bác cười đùa: “Đây không phải đứa con gái sau của A Phúc sao, đến chỗ bác Huệ học nghề hả?”
Hoài Chân nhận ra đây chính là bà chủ A Phương của tiệm bánh mới mở trên đường Stockton, lập tức vui vẻ gọi: “Chào dì Phương ạ, chú Quý nói vào xuân rồi, phòng khám sẽ bận lắm, biết Huệ đại phu vất vả nên nấu súp ca bảo con đưa đến ạ. Đợi tám giờ ông ấy hết việc, nhất định phải nhìn ông uống hết mới yên tâm ra về.”
Già Huệ ấp úng, gương mặt lạnh lùng: “Con đưa sang đây, ta uống ngay cho con xem.”
Đằng sau vẫn còn hai ba bệnh nhân đang chờ. Thế là Hoài Chân nói, “Con sợ ông không rảnh được ạ.”
Dì Phương giơ tay, “Không sao, ăn uống quan trọng hơn.”
Hoài Chân mỉm cười, mở nắp hộp đựng thức ăn ra, tự tay cầm chén cháo vi cá đến cho Huệ đại phu.
Già Huệ cầm lấy chén gốm giơ lên mép, lại để dì Phương hốt thuốc cho người mẹ bị phong hàn: “Dương hư ngoại cảm, phong hàn làm tắc nghẽn thớ thịt, khí huyết kinh mạch không được thông. Nên dùng…”
Dứt lời, ông thoáng trầm ngâm rồi ngẩng đầu uống cháo.
Hoài Chân nhìn cả vào mắt, cười nói: “Có ngon không Huệ đại phu?”
Già Huệ hừ một tiếng, chẳng thèm đếm xỉa đến cô.
Hoài Chân nói tiếp, “Chú Quý con còn nói, hễ Huệ đại phu chịu uống súp vi cá của chú ấy thì sẽ đồng ý cho con đến phòng khám giúp việc. Hiện tại ông cũng đã uống hai bát rồi, không thể xem thường con còn nhỏ mà lật lọng được đâu nha.”
Già Huệ lập tức ho khan.
Những bệnh nhân đằng sau đều che mặt cười liên tục. Cười một hồi, có người nói: “Đúng đấy Huệ đại phu, con bé này thông minh lanh lợi, có thể giúp ông không ít chuyện đấy, làm gì có chuyện thêm rắc rối đúng không?”
Ngay cả dì Phương cũng khuyên lơn một hồi, già Huệ không chịu nổi nữa, đành nói: “Được rồi được rồi, giờ bắt tay làm việc thì gấp gáp, ngày mai hẵng tới!”
Đêm đó Hoài Chân xách hộp đựng thức ăn về nhà, coi như đã giải quyết xong chuyện này. Vậy mà ngày hôm sau đến cửa, Hoài Chân lại biết cái gì gọi là cậy già lên mặt, trở mặt không nhận người: “Không bằng không chứng, ta nói từ lúc nào hả? Cô nhóc đem bằng chứng ra đi.”
Nếu dẫn mấy người dì Phương đến làm chứng thật thì lại thành chuyện bé xé ra to. Hoài Chân chỉ hận mình còn nhỏ, không quen biết nhiều, không biết da mặt người già hơn sáu mươi tuổi cũng có thể dày như vậy, thế là đành tự khuyên nhủ mình: nhất định lần sau phải ép ông đích thân viết chứng từ mới được.
Nhưng đến thứ năm lại là ngày phòng khám nghỉ, cả một ngày không thấy già Huệ đâu, Hoài Chân rầu rĩ không vui sang đến thứ sáu thì mới thấy chuyện có biến đổi. Cũng không biết là vì Ceasar cố ý thông báo hay vì nguyên nhân nào khác, mà năm ngày sau khi đưa cô về phố người Hoa, cảnh sát liên bang lại đến cửa hỏi thăm.
Câu hỏi cũng không khác gì bình thường, bốn cảnh sát tách bốn người trong tiệm giặt ra hỏi riêng, đa số câu hỏi đều liên quan đến cuộc sống và việc học sau này của Hoài Chân. Sau khi hỏi xong, bốn cảnh sát xác nhận không sai thì mới rời đi.
Một lúc sau cảnh sát lại vòng về lại, cầm trong tay một bó dạ lan hương được bọc trong tờ nhật báo tiếng Anh đưa cho Hoài Chân. Một bó nho nhỏ, không bắt mắt lắm.
“Ceasar hy vọng có thể hẹn cô gái này bốn giờ chiều thứ sáu vào nội thành uống cà phê, sẽ chờ sẵn ở đường Sacramento, trước tám giờ sẽ đưa cô ấy về, hy vọng có thể nhận được đồng ý.”
A Phúc và La Văn đều cười đáp, “Vâng vâng thưa sếp.”
Đợi cảnh sát đi rồi, Hoài Chân đột nhiên liếc thấy một bóng người lén lút ở cửa tiệm tạp hóa đối diện —— một cô gái mặc áo đỏ thẫm nhô đầu ra, có vẻ đã thám thính được một lúc rồi.
Hoài Chân đưa mắt nhìn sang, cô ta nhanh chóng chui tọt vào lại tiệm tạp hóa, lúc che ván cửa lại, cánh cửa phát ra tiếng động không nhỏ.
La Văn sầm mặt, nghiêng đầu bước vào nhà.
Hoài Chân biết vì sao bà ấy lại tức giận. Người ở khu phố này đều biết, cảnh sát da trắng viếng thăm gần như đồng nghĩa với chuyện xấu, cũng vì thế nên hễ có cảnh sát đến cửa, hàng xóm láng giềng đều rất chú ý, chuẩn bị nhận thông báo tuyến đầu, tai miệng truyền nhau báo cho hàng xóm biết. Cảnh sát da trắng hung dữ đưa hoa đến cửa tiệm giặt A Phúc, nếu tin này truyền đi, không biết Hồng gia và láng giềng sẽ nghĩ gì về nhà họ Quý.
Trái lại hai người A Phúc và Vân Hà không để tâm lắm, nhưng hai người họ càng thờ ơ thì Hoài Chân càng cảm thấy áy náy. Cho đến khi sắp dọn cơm tối, cô mượn cớ xóa tên khách hôm nay, một mình ở lại cửa tiệm thay sổ ghi chép, đến tối muộn mới xong. Bởi vì chỉ hễ nhớ đến bầu không khí náo nhiệt ngày thường kia, giả sử bây giờ có ít cơ hội hòa nhập vào thì cô lại càng không khác gì nhân vật bên lề.
Đúng lúc này già Huệ đến cửa. Chân trước bước qua ngưỡng cửa, vừa vào đã hỏi ‘môn thần’ Hoài Chân: “Chú Quý của con đâu?”
Hoài Chân ngạc nhiên, vội vã đứng dậy thưa: “Đang ở trên lầu chuẩn bị bữa tối ạ.”
Già Huệ nói: “Mau dẫn ta đi tìm cậu ta.”
Hành lang vừa dốc vừa tối, Hoài Chân sợ ông té nên cầm nến dẫn ông đi lên.
Lên lầu thấy A Phúc, già Huệ lập tức hỏi: “A Phúc, không biết có phải do mắt ta kém hay báo của người da trắng càng in chữ càng nhỏ, mà gần đây ta không đọc nổi. Ai đến đọc hộ ta?”
Vân Hà vừa đi xuống rửa tay, từ sau lưng Hoài Chân chui ra ngoài, gãi eo cô rồi nói, “Chị còn nói sao không thấy em ở dưới lầu, thì ra là lên đây với ông Huệ.”
Già Huệ nghe thế, lập tức đưa báo cho cô, “Vân Hà, con đến đây xem, xem nó viết gì?”
Vân Hà lau tay, từ bên Hoài Chân chen đến, cầm báo lên thì thầm: “Phụ nữ nhận lời mời hẹn hò của đàn ông thì nên chú ý những gì? Xin hãy để chuyên gia hôn nhân Smith mách nước cho bạn…”
Vân Hà chợt dừng lại.
Già Huệ ngả người về trước, “Nói cái gì thế?”
Vân Hà cười hì hì, “Cái này con không cần, phải cho người cần dùng ấy.” Dứt lời liền cuộn tròn báo lại nhét vào ngực Hoài Chân.
Già Huệ lại quay đầu sang nhìn Hoài Chân, vẻ mặt ngạc nhiên: “Ôi chao, ai muốn hẹn hò hả?”
Ngay cả A Phúc cũng bật cười.
Hoài Chân đỏ bừng mặt: “Tiếng Anh của con kém lắm, đọc không hiểu!”
Già Huệ nói: “Cần dùng rồi, cần dùng rồi! Vân Hà, em gái con không biết, con mau dịch cho nó biết về quy tắc nam nữ nước ngoài hẹn hò, còn có thể thuận tiện học tiếng Anh, không phải rất tốt sao?”
Dừng lại một lúc, ông lại nói, “Nào, đừng quên nói với cậu ta quy củ ở chỗ ta: ở phố người Hoa bảo vệ con gái phố người Hoa chúng ta, không mượn người da trắng nhúng tay vào.”
Hoài Chân vẫn chưa hiểu ý ông là gì.
Trái lại A Phúc nghe hiểu, lập tức cười lớn nói: “Hoài Chân, còn không mau cám ơn Huệ đại phu đi!”
Tác giả :
Duy Đao Bách Tích