Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 160: Ngoại truyện 11: Miền nam (1)
“Hôm đó em với giáo sư đang ăn cơm ở tiệm ăn ngoài đại học Lĩnh Nam, thì gặp được một tiên sinh dạy học ở Anh Đức, họ Tư Đồ.”
“Si tou?”
“Là một họ chữ Hán. Trước kia Tư Đồ tiên sinh này đọc cổ thư, tham gia kỳ thi của triều Thanh nhưng không đỗ. Giờ đổi triều đại rồi, đến thành Quảng Châu, học mấy năm ở trường Chúa cứu thế, nhờ đó mà quen giáo sư Hằng. Tư Đồ tiên sinh vừa nhìn em, bèn hỏi em có biết một cô gái Thanh Viễn tên là Trần Mộng Khanh không, em nói em không biết. Ông ấy nghĩ ngợi rồi cười bảo, tuy em giống cô ấy nhưng lại là hai người trái ngược hẳn nhau. Cũng vì vậy nên thấy em thoải mái dùng tiếng Anh nói chuyện với giáo sư, ông ấy mới cố ý hỏi thế, bởi vì ông ấy từng gặp một cô gái có bề ngoài giống em, nhưng khí chất lại khác hẳn, cảm thấy bỡ ngỡ.”
“Hai phẩm chất hoàn toàn không liên quan lại cùng tồn tại, lần đầu tiên gặp em anh cũng thấy kỳ lạ.”
Hoài Chân đang định nói tiếp, chợt phát hiện có điều không đúng, cô ngẩn người, buột miệng hỏi, “Anh từng gặp Trần Mộng Khanh rồi?”
Anh không chối, “Tàu Santa Maria sẽ cho khách khoang hạng nhất lên tàu đầu tiên, tránh để vài người khách bài Hoa gặp phải người Hoa trên tàu. Anh đứng trên ban công tầng chót thấy cô ấy. Quần áo rất nổi bật, như thể cố ý muốn để người ta biết ‘nhà cô gái này có tiền, nhưng lại rất ngốc’.”
Cô nhớ lại ánh mắt hoài nghi của anh khi ở trong thang máy, cùng với sự vô lễ “mời” cô ra khỏi phòng tắm sau đó, thì ra đó không phải là ấn tượng đầu tiên, nhất thời cứng họng.
Anh hỏi tiếp, “Sau đó thì sao, vì sao tiên sinh kia lại nói với em chuyện của Trần Mộng Khanh.”
“Em nói, ‘có lẽ em và cô ấy có duyên, không bằng chú kể tôi nghe chuyện của cô ấy đi?’ Tư Đồ tiên sinh bèn nói, ‘Cũng được, đúng lúc tôi dạy học ở gần đây, cô gái như Trần Mộng Khanh không hề hiếm gặp ở Trung Quốc, cô cứ coi như nghe kể chuyện là được.’ Anh biết đấy, người Trung Quốc gặp người xứ lạ, thật sự rất tin vào duyên phận.”
Một phần câu chuyện về Tiểu Lục gia cũng nghe được từ chỗ Tư Đồ tiên sinh. Năm xưa thế lực của Hồng gia hoạt động ở Nam Trung Quốc, mà Tư Đồ tiên sinh cũng có chút tên tuổi ở đó. Năm ấy Tiểu Lục gia về quê xem mặt, Hồng gia nhờ người tìm Tư Đồ tiên sinh bắc cầu quan hệ, nên cũng biết được không ít chuyện về Tiểu Lục gia và Diệp Thùy Hồng. Ghép lại với nhau, xâu chuỗi với những chuyện Hoài Chân nghe được ở phố người Hoa, cô đã khắc họa được một trang trong tình sử dày cộp của Tiểu Lục gia.
“Không phải Diệp Thùy Hồng là A Lục đấy chứ?” Cô nói, “Nếu không lúc qua trạm di trú Thiên Thần, chắc chắn sẽ có người phát hiện.”
“Em cũng biết mà, chỉ có đàn ông qua trạm di trú trên đảo Thiên Thần mới cần cởi quần áo kiểm tra.”
Hoài Chân ngắn ngón tay trầm tư, “Cho nên…”
“Cho nên, đàn ông qua trạm di trú chắc chắn là đàn ông, còn phụ nữ thì chưa chắc. Có một bộ phận người đặc biệt, báo với hải quan là nam nhưng lại không có bộ phận đặc biệt của phái nam. Rất ít gặp, anh cũng mới chỉ nghe thấy một người, từ Bắc Bình đến Mỹ.”
Cô nghĩ ngợi một lúc rồi bật cười.
“Em rất hứng thú với chuyện đó.”
Cô cười không ngớt, “Đúng thế.”
Anh cười, “Tình đồng giới luôn có thi vị thế hả?”
Còn chưa kịp trả lời thì bạn học nữ cùng đến Quảng Châu lãnh sự quán Mỹ ở sau lưng thúc giục, “Hoài Chân, bánh mỳ kẹp xúc xích của cậu đến rồi này!”
Cô đáp một tiếng, hẹn với anh thứ sáu về Hương Cảng, đầu tiên sẽ đến nhà trọ của anh ở đường Conduit, rồi sáng thứ bảy sẽ cùng đến Shek O.
Một tuần sau khi thi toàn là mấy môn tiếng Anh, giáo sư Hằng tranh thủ tuần đó để đến truyền giáo tại hội thanh niên Chúa cứu thế ở Quảng Châu. Ông cho rằng Hoài Chân không hiểu nhiều về Trung Quốc, mà không khí thực dân ở Hương Cảng lại quá nặng nề, rất không “Trung Quốc”, nên luôn hy vọng có thể dẫn cô đến đại lục. Trong kế hoạch ban đầu, vị trí trợ giảng và sinh viên dẫn theo là của Mark và Hoài Chân, nhưng nhà trường đã chỉ định một giáo viên người Anh cho mỗi học sinh không phải là người bản xứ. Mark được chỉ định cho ba bốn học sinh nữ, thế là bọn họ đành đi cùng nhau đến Quảng Châu.
Thật xui xẻo, ngày thứ hai sau khi thi xong, lại vội vã bắt đầu tuần lễ mới. Cô ảo não, Ceasar nói không sao, có chuyện gì thì có thể đến lãnh sự quán ở Sa Diện gọi điện thoại cho anh, hơn nữa tầng hai ở lãnh sự quán có đồ Mỹ rất ngon, trình hộ chiếu nước Mỹ là được tặng đồ ngọt.
Không ai thích ăn đồ Mỹ cả. Cô nghĩ thế, nhưng vẫn rất vui.
Trong số các cô gái, Aldrin là một người khá ham chơi. Nghe nói nhà hàng Mỹ ngon nhất Sa Diện nằm ở tầng hai lãnh sự quán, thế là vào ngày thứ ba rảnh rỗi, cô ấy gọi Hoài Chân dẫn các cô gái đi đến đó. Hoài Chân nghĩ, vừa hay cũng muốn gọi điện thoại với Ceasar tán gẫu về Tư Đồ tiên sinh và Tiểu Lục gia, bèn đi xe kéo tay với các cô gái đến phố Nam Sa Diện. Hương Cảng có không ít xe kéo tay, nhưng đều bị chính phủ Anh Quốc sơn thành màu dưa hấu, trở thành bản sắc thành phố. Nhưng khi thấy xe kéo ở đại lục, nhất là lúc những người gầy gò mặt vàng vọt chạy nhanh phăm phăm, bắp chân nổi đầy gân xanh, bạn sẽ hiểu được là bọn họ thật sự dùng đôi chân đó để kiếm sống nuôi cả nhà, chứ không phải chỉ là biểu diễn.
Xe của Hoài Chân tới trước, trả cho phu xe hơn một đồng.
Aldrin hỏi cô, “Cảm thấy tội bọn họ hả?”
Cô còn chưa kịp trả lời, một cô gái khác đã nói, “Có một lần ở Thượng Hải, một binh lính Mỹ vừa đến đã không cẩn thận tông chết một cô gái Hạp Bắc. Anh ta đưa cô bé ấy vào viện nhưng đã quá muộn. Vì chuyện đó là người lính Mỹ kia ăn năn day dứt không thôi, mà chính phủ lại vì cầu hòa, chỉ xử anh ta bồi thường cho người nhà cô gái kia hai trăm đô la.”
Có người tiếp lời, “Là giả thôi đúng không?”
Một cô gái Thượng Hải phụ họa, “Thật đấy. Chuyện này ở Quảng Châu không nhiều, nhưng Thượng Hải hả? Nhiều lắm.”
Aldrin huých khuỷu tay vào cô ấy, cô ấy lập tức im miệng.
Cô nhớ lúc vừa đến Hương Cảng, giáo sư hỏi cô: “Có từng nghĩ bản thân có thể làm gì cho đất nước của mình không?”
Thật ra cô đã suy nghĩ vấn đề này từ lâu rồi.
Là một người Trung Quốc bình thường không có xuất thân tốt, có thể sống được cũng không dễ dàng. Cô biết rất rõ phải cố gắng nhiều như thế nào mới có thể trở thành một phần của tất cả chúng sinh. Thời đại tạo anh hùng, nhưng trong thời đại nước lũ bao la, khó mà sống sót nổi, mới có thể người trong thời đại rung chuyển vượt trội ra sao. Cho dù đó là khôn ngoan hay xuất chúng, hay là một kẻ vô cùng bình thường, thì mỗi người đều có sứ mệnh của riêng mình, chung quy cũng sẽ viết lại lịch sử. Thế giới của người Hoa chưa bao giờ có chúa cứu thế, cho nên xã hội người Hoa luôn thích “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, thích là kiến đòi kiện củ khoai, bọn họ không quá thờ phụng chủ nghĩa anh hùng. Họ sẵn sàng đối mặt với sự sỉ nhục tất yếu này, chứ không hy vọng vào giấc mơ hoang đường về một cường quốc hùng mạnh.
Cô chỉ trả lời, “Nguyện vọng của em rất bé nhỏ. Làm một người Trung Hoa còn sống, hơn nữa sống có lễ tiết, đúng mực. Không nịnh nọt, không nhiễm thói hư tật xấu. Người không biết học cách đặt chân đi bộ thì chỉ muốn đạp xe hoặc lái máy bay; cũng không có bất cứ một bệnh viện nào, sẵn sàng thuê một sinh viên đại học làm bác sĩ phẫu thuật cho những bệnh nhân nguy kịch —— trừ khi chiến tranh xảy ra. Em biết đây là những thứ rất căn bản, có lẽ em ích kỷ hẹp hòi lại phiến diện; nhưng nó chính là tất cả những thứ em có thể lấy được trong phạm vi của mình, bằng sức lực của bản thân.”
Cô chắc chắn mình không hề bị thời đại đồng hóa, cũng không có tư cách phán xét liệu đào hát có sầu mất nước chăng. Cô đi giày cho tới hôm nay, biết rõ trên đường đi có bao nhiêu khó khăn, cũng vô cùng tôn trọng những người bình thường khổ sở mưu cầu trong thời đại này.
Hoài Chân không muốn nói những lời không hợp thời, cũng không muốn tỏ ra mình tách biệt, lập tức dừng lại, bảo, “Đi ăn gì trước nhé? Đói bụng lắm rồi. Aldrin nói nước ép dứa ướp lạnh ở đây rất ngon.”
Lãnh sự quán Mỹ nằm đối diện sân quần vợt Sa Diện, từ sáng sớm cô đã gọi điện đặt một bàn đối diện sân bóng. Aldrin muốn đến phố Nam Sa Diện không hẳn là vì muốn ăn đồ ăn nước Mỹ, mà là vì cậu thiếu gia trong nhà một người bạn của cha cô ấy học ở ấy học ở trường quân sự Hoàng Phố, lớn hơn cô ấy ba tuổi, thường tới đây đánh quần vợt, hiếm có dịp đến Quảng Châu một chuyến nên mới cố tình đến gặp nhau. Từ năm mười bốn tuổi cô đã thích anh ta, có điều chàng trai kia lại không để ý đến cô, còn lâu cô mới bằng được với quả bóng, súng ống và tiếng Anh, Aldrin hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai.
Ở Sa Diện Quảng Châu, nữ sinh đại học không khỏi nhắc đến mấy mối hôn nổi tiếng trong những năm gần đây. Em gái của phu nhân Tôn Văn tiên sinh cũng muốn gả cho người như Tôn Văn tiên sinh, chọn tới chọn lui, vốn có thể chọn ra mấy thiếu niên anh tuấn, nhưng từ lâu trong nhà đã cho bọn họ cưới vợ ở quê, ví dụ như vị thiếu tướng kia ở Phụng Thiên. Sau đó trì hoãn mãi đến năm hai mươi bảy tuổi, mới gặp được Tưởng tổng tư lệnh.
“Có điều như thế cũng đem đến luồng gió mới, con gái thời đại mới đều đề xướng chí ít sẽ kết hôn sau hai mươi lăm tuổi.”
“Thế thì già mất.”
“Trừ khi phải là một mỹ nhân.”
“Tôi đã gặp vị phu nhân đó rồi, cũng không hẳn là đẹp, chỉ là từ nhỏ được giáo dục lối mới ở Mỹ nên trông khá là ‘mới’, nói chuyện hay làm việc đều có phong thái.”
Lập tức có người hỏi Hoài Chân, “Người Mỹ đến nói đi, vì sao lại kết hôn sớm vậy?”
Cô mượn lời an ủi Aldrin, “Chỉ là mỗi người mỗi cảnh, ai ai đều có duyên phận của mình, chẳng qua là thời gian sớm hay muộn thôi.”
Nhất thời mọi người lại vui vẻ.
Một mình cũng có cái thú vui một mình, có bạn bè người yêu thì cũng có cái riêng của nó. Đã hứa mua vải, phấn và nước hoa khô cho Vân Hà, mua không sót một món. Còn về số rau cải mà La Văn muốn, đi theo các cô gái nửa ngày cô cũng đã mua đủ rồi. Vào đêm trước khi từ Quảng Châu về Hương Cảng, cô đã nhờ công ty vận chuyển đường thủy gửi đến bưu điện thành phố San Francisco.
“Từ Mỹ cũng có thể gửi đồ đến Trung Quốc được hả?”
“Đương nhiên là được. Ngoài một số mặt hàng thuế nặng, nếu thích gì thì có thể để Aldrin gọi điện cho mình. Hương Cảng và Mỹ nói chuyện điện thoại rất tiện, đến lúc đó đồ muốn mua góp đủ một rương, mình và chị sẽ nhờ công ty P. H. Dụ gửi về Hương Cảng.”
Ngoài gửi đồ về nhà, thuốc men mà già Huệ gửi đến bưu điện thành phố San Francisco và Sacramento cho bệnh nhân, ông cũng nhờ cô đến tiệm thuốc Họp Hòa ở quảng Châu lấy, lại đưa đến công ty vận chuyển đường thủy khác gửi đi Mỹ. Kể ra thật đáng giận, cô chỉ vừa đến Hương Cảng, đầu tiên là gửi điện báo cho già Huệ ở Philippines, báo cho ông biết địa chỉ của mình. Vậy mà một tuần sau ông không chút khách khí gửi thư đến, nói thuốc Đông y trong hai rương xuất quan từ La Hồ Kiều bị giữ lại, vừa hay Hoài Chân giỏi tiếng Anh hơn người ở tiệm thuốc Hợp Hòa Quảng Châu, bèn bảo cô đến bến cảng La Hồ Kiều giúp xử lý tài liệu xuất khẩu thuốc bắc. Cô vốn lười đi, nhưng kể ra cũng khéo, có được mỗi cơ hội đi Quảng Châu, thế là cô đành xin nghỉ vào chiều ngày cuối cùng ở đây, từ lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Châu đi nhờ xe tới La Hồ Kiều (Ceasar gọi điện nhờ bạn đưa cô đến La Hồ Kiều, nhân tiện cũng có thể giúp cô làm tài liệu cho thuốc thông quan), rồi một mình ngồi chuyến xe lửa cuối cùng trong ngày về Hương Cảng.
Một tuần lễ bôn ba bận rộn đã qua, cho đến khi đi La hồ Kiều về, lúc ở ga tàu đợi tàu lửa đến, cuối cùng cô cũng thấy mệt. Tàu bị trễ giờ, tất cả những công nhân, thành phần cổ trắng, những người bán hàng rong làm việc ở Hương Cảng, hoặc những sinh viên bằng tuổi cô đều đang chờ đợi trong hoàng hôn đỏ ửng, trên mặt toát lên vẻ thờ ơ ai cũng như ai. Nếu nói bây giờ đang ở thời đại loạn thế, thì tình cảnh trước mắt là cảnh thái bình hiếm thấy trong gần một trăm năm qua, không hề có vẻ hoảng hốt như Ái Linh và phu khuân vác chân đất chạy như điên trong “Phù Hoa Lãng Nhụy”. Dù sau này đã nhiều năm trôi qua, song cô vẫn nhớ như in hình ảnh hôm đó: một tuần vất vả mệt nhọc ở Quảng Châu đã kết thúc, cô ở biên giới Nam Trung Quốc, đợi chuyến tàu cuối cùng quay về Hương Cảng. Ở đó có thành tích kỳ thi cuối tháng làm cô thấp thỏm, có gián bò khắp nơi sau mỗi mùa mưa, có Repulse Bay vĩnh hằng, có mấy cửa hàng bing sutt cô và Ceasar thích ăn nhất. Bọn họ đã hẹn sẽ gặp mặt ở nhà trọ của anh, sáng sớm hôm sau sẽ đi xe buýt đến bờ biển nơi anh ra đời.
Đi về phía trước nữa, ở phố người Hoa San Francisco đang nằm ở đầu kia Thái Bình Dương, ở đó có người nhà bạn bè che chở cho cô.
Cô bất giác mỉm cười, trong đầu nghĩ, thật là tốt.
Từ nay về sau dù việc có khó khăn đến mấy, dường như cũng chẳng còn là điều quan trọng.
“Si tou?”
“Là một họ chữ Hán. Trước kia Tư Đồ tiên sinh này đọc cổ thư, tham gia kỳ thi của triều Thanh nhưng không đỗ. Giờ đổi triều đại rồi, đến thành Quảng Châu, học mấy năm ở trường Chúa cứu thế, nhờ đó mà quen giáo sư Hằng. Tư Đồ tiên sinh vừa nhìn em, bèn hỏi em có biết một cô gái Thanh Viễn tên là Trần Mộng Khanh không, em nói em không biết. Ông ấy nghĩ ngợi rồi cười bảo, tuy em giống cô ấy nhưng lại là hai người trái ngược hẳn nhau. Cũng vì vậy nên thấy em thoải mái dùng tiếng Anh nói chuyện với giáo sư, ông ấy mới cố ý hỏi thế, bởi vì ông ấy từng gặp một cô gái có bề ngoài giống em, nhưng khí chất lại khác hẳn, cảm thấy bỡ ngỡ.”
“Hai phẩm chất hoàn toàn không liên quan lại cùng tồn tại, lần đầu tiên gặp em anh cũng thấy kỳ lạ.”
Hoài Chân đang định nói tiếp, chợt phát hiện có điều không đúng, cô ngẩn người, buột miệng hỏi, “Anh từng gặp Trần Mộng Khanh rồi?”
Anh không chối, “Tàu Santa Maria sẽ cho khách khoang hạng nhất lên tàu đầu tiên, tránh để vài người khách bài Hoa gặp phải người Hoa trên tàu. Anh đứng trên ban công tầng chót thấy cô ấy. Quần áo rất nổi bật, như thể cố ý muốn để người ta biết ‘nhà cô gái này có tiền, nhưng lại rất ngốc’.”
Cô nhớ lại ánh mắt hoài nghi của anh khi ở trong thang máy, cùng với sự vô lễ “mời” cô ra khỏi phòng tắm sau đó, thì ra đó không phải là ấn tượng đầu tiên, nhất thời cứng họng.
Anh hỏi tiếp, “Sau đó thì sao, vì sao tiên sinh kia lại nói với em chuyện của Trần Mộng Khanh.”
“Em nói, ‘có lẽ em và cô ấy có duyên, không bằng chú kể tôi nghe chuyện của cô ấy đi?’ Tư Đồ tiên sinh bèn nói, ‘Cũng được, đúng lúc tôi dạy học ở gần đây, cô gái như Trần Mộng Khanh không hề hiếm gặp ở Trung Quốc, cô cứ coi như nghe kể chuyện là được.’ Anh biết đấy, người Trung Quốc gặp người xứ lạ, thật sự rất tin vào duyên phận.”
Một phần câu chuyện về Tiểu Lục gia cũng nghe được từ chỗ Tư Đồ tiên sinh. Năm xưa thế lực của Hồng gia hoạt động ở Nam Trung Quốc, mà Tư Đồ tiên sinh cũng có chút tên tuổi ở đó. Năm ấy Tiểu Lục gia về quê xem mặt, Hồng gia nhờ người tìm Tư Đồ tiên sinh bắc cầu quan hệ, nên cũng biết được không ít chuyện về Tiểu Lục gia và Diệp Thùy Hồng. Ghép lại với nhau, xâu chuỗi với những chuyện Hoài Chân nghe được ở phố người Hoa, cô đã khắc họa được một trang trong tình sử dày cộp của Tiểu Lục gia.
“Không phải Diệp Thùy Hồng là A Lục đấy chứ?” Cô nói, “Nếu không lúc qua trạm di trú Thiên Thần, chắc chắn sẽ có người phát hiện.”
“Em cũng biết mà, chỉ có đàn ông qua trạm di trú trên đảo Thiên Thần mới cần cởi quần áo kiểm tra.”
Hoài Chân ngắn ngón tay trầm tư, “Cho nên…”
“Cho nên, đàn ông qua trạm di trú chắc chắn là đàn ông, còn phụ nữ thì chưa chắc. Có một bộ phận người đặc biệt, báo với hải quan là nam nhưng lại không có bộ phận đặc biệt của phái nam. Rất ít gặp, anh cũng mới chỉ nghe thấy một người, từ Bắc Bình đến Mỹ.”
Cô nghĩ ngợi một lúc rồi bật cười.
“Em rất hứng thú với chuyện đó.”
Cô cười không ngớt, “Đúng thế.”
Anh cười, “Tình đồng giới luôn có thi vị thế hả?”
Còn chưa kịp trả lời thì bạn học nữ cùng đến Quảng Châu lãnh sự quán Mỹ ở sau lưng thúc giục, “Hoài Chân, bánh mỳ kẹp xúc xích của cậu đến rồi này!”
Cô đáp một tiếng, hẹn với anh thứ sáu về Hương Cảng, đầu tiên sẽ đến nhà trọ của anh ở đường Conduit, rồi sáng thứ bảy sẽ cùng đến Shek O.
Một tuần sau khi thi toàn là mấy môn tiếng Anh, giáo sư Hằng tranh thủ tuần đó để đến truyền giáo tại hội thanh niên Chúa cứu thế ở Quảng Châu. Ông cho rằng Hoài Chân không hiểu nhiều về Trung Quốc, mà không khí thực dân ở Hương Cảng lại quá nặng nề, rất không “Trung Quốc”, nên luôn hy vọng có thể dẫn cô đến đại lục. Trong kế hoạch ban đầu, vị trí trợ giảng và sinh viên dẫn theo là của Mark và Hoài Chân, nhưng nhà trường đã chỉ định một giáo viên người Anh cho mỗi học sinh không phải là người bản xứ. Mark được chỉ định cho ba bốn học sinh nữ, thế là bọn họ đành đi cùng nhau đến Quảng Châu.
Thật xui xẻo, ngày thứ hai sau khi thi xong, lại vội vã bắt đầu tuần lễ mới. Cô ảo não, Ceasar nói không sao, có chuyện gì thì có thể đến lãnh sự quán ở Sa Diện gọi điện thoại cho anh, hơn nữa tầng hai ở lãnh sự quán có đồ Mỹ rất ngon, trình hộ chiếu nước Mỹ là được tặng đồ ngọt.
Không ai thích ăn đồ Mỹ cả. Cô nghĩ thế, nhưng vẫn rất vui.
Trong số các cô gái, Aldrin là một người khá ham chơi. Nghe nói nhà hàng Mỹ ngon nhất Sa Diện nằm ở tầng hai lãnh sự quán, thế là vào ngày thứ ba rảnh rỗi, cô ấy gọi Hoài Chân dẫn các cô gái đi đến đó. Hoài Chân nghĩ, vừa hay cũng muốn gọi điện thoại với Ceasar tán gẫu về Tư Đồ tiên sinh và Tiểu Lục gia, bèn đi xe kéo tay với các cô gái đến phố Nam Sa Diện. Hương Cảng có không ít xe kéo tay, nhưng đều bị chính phủ Anh Quốc sơn thành màu dưa hấu, trở thành bản sắc thành phố. Nhưng khi thấy xe kéo ở đại lục, nhất là lúc những người gầy gò mặt vàng vọt chạy nhanh phăm phăm, bắp chân nổi đầy gân xanh, bạn sẽ hiểu được là bọn họ thật sự dùng đôi chân đó để kiếm sống nuôi cả nhà, chứ không phải chỉ là biểu diễn.
Xe của Hoài Chân tới trước, trả cho phu xe hơn một đồng.
Aldrin hỏi cô, “Cảm thấy tội bọn họ hả?”
Cô còn chưa kịp trả lời, một cô gái khác đã nói, “Có một lần ở Thượng Hải, một binh lính Mỹ vừa đến đã không cẩn thận tông chết một cô gái Hạp Bắc. Anh ta đưa cô bé ấy vào viện nhưng đã quá muộn. Vì chuyện đó là người lính Mỹ kia ăn năn day dứt không thôi, mà chính phủ lại vì cầu hòa, chỉ xử anh ta bồi thường cho người nhà cô gái kia hai trăm đô la.”
Có người tiếp lời, “Là giả thôi đúng không?”
Một cô gái Thượng Hải phụ họa, “Thật đấy. Chuyện này ở Quảng Châu không nhiều, nhưng Thượng Hải hả? Nhiều lắm.”
Aldrin huých khuỷu tay vào cô ấy, cô ấy lập tức im miệng.
Cô nhớ lúc vừa đến Hương Cảng, giáo sư hỏi cô: “Có từng nghĩ bản thân có thể làm gì cho đất nước của mình không?”
Thật ra cô đã suy nghĩ vấn đề này từ lâu rồi.
Là một người Trung Quốc bình thường không có xuất thân tốt, có thể sống được cũng không dễ dàng. Cô biết rất rõ phải cố gắng nhiều như thế nào mới có thể trở thành một phần của tất cả chúng sinh. Thời đại tạo anh hùng, nhưng trong thời đại nước lũ bao la, khó mà sống sót nổi, mới có thể người trong thời đại rung chuyển vượt trội ra sao. Cho dù đó là khôn ngoan hay xuất chúng, hay là một kẻ vô cùng bình thường, thì mỗi người đều có sứ mệnh của riêng mình, chung quy cũng sẽ viết lại lịch sử. Thế giới của người Hoa chưa bao giờ có chúa cứu thế, cho nên xã hội người Hoa luôn thích “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, thích là kiến đòi kiện củ khoai, bọn họ không quá thờ phụng chủ nghĩa anh hùng. Họ sẵn sàng đối mặt với sự sỉ nhục tất yếu này, chứ không hy vọng vào giấc mơ hoang đường về một cường quốc hùng mạnh.
Cô chỉ trả lời, “Nguyện vọng của em rất bé nhỏ. Làm một người Trung Hoa còn sống, hơn nữa sống có lễ tiết, đúng mực. Không nịnh nọt, không nhiễm thói hư tật xấu. Người không biết học cách đặt chân đi bộ thì chỉ muốn đạp xe hoặc lái máy bay; cũng không có bất cứ một bệnh viện nào, sẵn sàng thuê một sinh viên đại học làm bác sĩ phẫu thuật cho những bệnh nhân nguy kịch —— trừ khi chiến tranh xảy ra. Em biết đây là những thứ rất căn bản, có lẽ em ích kỷ hẹp hòi lại phiến diện; nhưng nó chính là tất cả những thứ em có thể lấy được trong phạm vi của mình, bằng sức lực của bản thân.”
Cô chắc chắn mình không hề bị thời đại đồng hóa, cũng không có tư cách phán xét liệu đào hát có sầu mất nước chăng. Cô đi giày cho tới hôm nay, biết rõ trên đường đi có bao nhiêu khó khăn, cũng vô cùng tôn trọng những người bình thường khổ sở mưu cầu trong thời đại này.
Hoài Chân không muốn nói những lời không hợp thời, cũng không muốn tỏ ra mình tách biệt, lập tức dừng lại, bảo, “Đi ăn gì trước nhé? Đói bụng lắm rồi. Aldrin nói nước ép dứa ướp lạnh ở đây rất ngon.”
Lãnh sự quán Mỹ nằm đối diện sân quần vợt Sa Diện, từ sáng sớm cô đã gọi điện đặt một bàn đối diện sân bóng. Aldrin muốn đến phố Nam Sa Diện không hẳn là vì muốn ăn đồ ăn nước Mỹ, mà là vì cậu thiếu gia trong nhà một người bạn của cha cô ấy học ở ấy học ở trường quân sự Hoàng Phố, lớn hơn cô ấy ba tuổi, thường tới đây đánh quần vợt, hiếm có dịp đến Quảng Châu một chuyến nên mới cố tình đến gặp nhau. Từ năm mười bốn tuổi cô đã thích anh ta, có điều chàng trai kia lại không để ý đến cô, còn lâu cô mới bằng được với quả bóng, súng ống và tiếng Anh, Aldrin hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai.
Ở Sa Diện Quảng Châu, nữ sinh đại học không khỏi nhắc đến mấy mối hôn nổi tiếng trong những năm gần đây. Em gái của phu nhân Tôn Văn tiên sinh cũng muốn gả cho người như Tôn Văn tiên sinh, chọn tới chọn lui, vốn có thể chọn ra mấy thiếu niên anh tuấn, nhưng từ lâu trong nhà đã cho bọn họ cưới vợ ở quê, ví dụ như vị thiếu tướng kia ở Phụng Thiên. Sau đó trì hoãn mãi đến năm hai mươi bảy tuổi, mới gặp được Tưởng tổng tư lệnh.
“Có điều như thế cũng đem đến luồng gió mới, con gái thời đại mới đều đề xướng chí ít sẽ kết hôn sau hai mươi lăm tuổi.”
“Thế thì già mất.”
“Trừ khi phải là một mỹ nhân.”
“Tôi đã gặp vị phu nhân đó rồi, cũng không hẳn là đẹp, chỉ là từ nhỏ được giáo dục lối mới ở Mỹ nên trông khá là ‘mới’, nói chuyện hay làm việc đều có phong thái.”
Lập tức có người hỏi Hoài Chân, “Người Mỹ đến nói đi, vì sao lại kết hôn sớm vậy?”
Cô mượn lời an ủi Aldrin, “Chỉ là mỗi người mỗi cảnh, ai ai đều có duyên phận của mình, chẳng qua là thời gian sớm hay muộn thôi.”
Nhất thời mọi người lại vui vẻ.
Một mình cũng có cái thú vui một mình, có bạn bè người yêu thì cũng có cái riêng của nó. Đã hứa mua vải, phấn và nước hoa khô cho Vân Hà, mua không sót một món. Còn về số rau cải mà La Văn muốn, đi theo các cô gái nửa ngày cô cũng đã mua đủ rồi. Vào đêm trước khi từ Quảng Châu về Hương Cảng, cô đã nhờ công ty vận chuyển đường thủy gửi đến bưu điện thành phố San Francisco.
“Từ Mỹ cũng có thể gửi đồ đến Trung Quốc được hả?”
“Đương nhiên là được. Ngoài một số mặt hàng thuế nặng, nếu thích gì thì có thể để Aldrin gọi điện cho mình. Hương Cảng và Mỹ nói chuyện điện thoại rất tiện, đến lúc đó đồ muốn mua góp đủ một rương, mình và chị sẽ nhờ công ty P. H. Dụ gửi về Hương Cảng.”
Ngoài gửi đồ về nhà, thuốc men mà già Huệ gửi đến bưu điện thành phố San Francisco và Sacramento cho bệnh nhân, ông cũng nhờ cô đến tiệm thuốc Họp Hòa ở quảng Châu lấy, lại đưa đến công ty vận chuyển đường thủy khác gửi đi Mỹ. Kể ra thật đáng giận, cô chỉ vừa đến Hương Cảng, đầu tiên là gửi điện báo cho già Huệ ở Philippines, báo cho ông biết địa chỉ của mình. Vậy mà một tuần sau ông không chút khách khí gửi thư đến, nói thuốc Đông y trong hai rương xuất quan từ La Hồ Kiều bị giữ lại, vừa hay Hoài Chân giỏi tiếng Anh hơn người ở tiệm thuốc Hợp Hòa Quảng Châu, bèn bảo cô đến bến cảng La Hồ Kiều giúp xử lý tài liệu xuất khẩu thuốc bắc. Cô vốn lười đi, nhưng kể ra cũng khéo, có được mỗi cơ hội đi Quảng Châu, thế là cô đành xin nghỉ vào chiều ngày cuối cùng ở đây, từ lãnh sự quán Mỹ ở Quảng Châu đi nhờ xe tới La Hồ Kiều (Ceasar gọi điện nhờ bạn đưa cô đến La Hồ Kiều, nhân tiện cũng có thể giúp cô làm tài liệu cho thuốc thông quan), rồi một mình ngồi chuyến xe lửa cuối cùng trong ngày về Hương Cảng.
Một tuần lễ bôn ba bận rộn đã qua, cho đến khi đi La hồ Kiều về, lúc ở ga tàu đợi tàu lửa đến, cuối cùng cô cũng thấy mệt. Tàu bị trễ giờ, tất cả những công nhân, thành phần cổ trắng, những người bán hàng rong làm việc ở Hương Cảng, hoặc những sinh viên bằng tuổi cô đều đang chờ đợi trong hoàng hôn đỏ ửng, trên mặt toát lên vẻ thờ ơ ai cũng như ai. Nếu nói bây giờ đang ở thời đại loạn thế, thì tình cảnh trước mắt là cảnh thái bình hiếm thấy trong gần một trăm năm qua, không hề có vẻ hoảng hốt như Ái Linh và phu khuân vác chân đất chạy như điên trong “Phù Hoa Lãng Nhụy”. Dù sau này đã nhiều năm trôi qua, song cô vẫn nhớ như in hình ảnh hôm đó: một tuần vất vả mệt nhọc ở Quảng Châu đã kết thúc, cô ở biên giới Nam Trung Quốc, đợi chuyến tàu cuối cùng quay về Hương Cảng. Ở đó có thành tích kỳ thi cuối tháng làm cô thấp thỏm, có gián bò khắp nơi sau mỗi mùa mưa, có Repulse Bay vĩnh hằng, có mấy cửa hàng bing sutt cô và Ceasar thích ăn nhất. Bọn họ đã hẹn sẽ gặp mặt ở nhà trọ của anh, sáng sớm hôm sau sẽ đi xe buýt đến bờ biển nơi anh ra đời.
Đi về phía trước nữa, ở phố người Hoa San Francisco đang nằm ở đầu kia Thái Bình Dương, ở đó có người nhà bạn bè che chở cho cô.
Cô bất giác mỉm cười, trong đầu nghĩ, thật là tốt.
Từ nay về sau dù việc có khó khăn đến mấy, dường như cũng chẳng còn là điều quan trọng.
Tác giả :
Duy Đao Bách Tích