Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 135: Washington (6)
Cuối cùng cây đàn violin đã sửa được định giá là 55 đô la, sau khi tham gia đấu giá vào tối ngày 25, bên đại diện sẽ rút 10% phí thủ tục từ giá giao dịch cuối cùng. Hay nói cách khác, dù có được mua với giá khởi điểm thì hai người cũng kiếm lời được 40 đô la.
Bàn xong giá tiền, Hoài Chân hỏi người đại diện, có phải buổi đấu giá của bọn họ với khách sạn Timber là một không?
Người đại diện nói khách sạn Timber lập ra nó vì để thuận lợi cho những người đấu giá từ khắp nơi trên thế giới đến, cũng tương tự như ngành công nghiệp giải trí và ăn uống được xây trong các sòng bạc vậy.
Hoài Chân xảo quyệt hỏi, nếu có khách đến ở lại vì buổi đấu giá, chẳng lẽ lúc nhận phòng không có giảm giá gì sao?
Người đại diện ngẫm nghĩ rồi nói có thể giá một chút cho bọn họ trong phạm vi quyền lợi của anh ta, nhưng sẽ không giảm quá nhiều được, bởi vì chức vụ của anh ta rất thấp.
Khó có thể tìm ra được mấy nơi yên ổn trên khắp thế giới, đâu đâu cũng đầy rẫy những điềm báo ồn ào. Người châu Âu hễ phạm tội, dù gặp nạn thế nào cũng phải mua cho bằng được vé đường thủy Đại Tây Dương để về Mỹ; nguyên thủ quốc gia đã lãnh đạo đảng được hơn mười năm, những gia đình Do Thái biết nhìn xa trông rộng đều sẽ đến Mỹ ẩn nấp; dạo gần đây, hễ ai có cậu chết ở Mỹ thì sẽ viết thư gọi người đó tới Mỹ kế thừa di sản, giống như nhận được lời kêu gọi đến từ thiên đường sớm vậy. Bên ngoài Hoa Kỳ, tỷ giá đô la Mỹ chính thức cực kỳ thấp, trước khi Hoa Kỳ, dù là dân thành thị hay nông thôn cũng đều đến chợ đen địa phương để mua đô la, tuy có cao một chút so với quan gia, nhưng tỷ suất hối đoái lại rất hợp ý.
Hoài Chân nghĩ, dù có giảm 95% phí khách sạn, thì ở thêm một tuần cũng có thể tiết kiệm được 4 đô, nếu đổi ra thì vẫn gấp đôi tiền lương tháng của vị thủ thư nổi tiếng Trung Quốc, đủ để một nhà ba người sống dư dả ở Thượng Hải.
Đêm hôm đó nhân viên tới cửa thông báo: bọn họ được giảm 50% phí khách sạn, bữa sáng không tính tiền.
Có lẽ khách sạn Timber chưa từng gặp khách hàng nào đến ở lại còn trả giá, cho nên một khi đã quyết định giảm, nếu không giảm một nửa thì đúng là có lỗi với người ta.
Ceasar không thể hiểu nổi tập tục trả giá mọi lúc mọi nơi này, mà điều càng khiến anh khó hiểu đó là, hầu như mọi lái buôn đều dễ dàng cho cô lợi lộc. Tuy anh không bình luận gì nhiều về vấn đề này, nhưng cô vẫn có cảm giác anh xem thường những thương nhân đồng ý để cô trả giá.
Hoài Chân bèn nói với anh: hầu như mọi món đồ ở phố người Hoa đều nâng giá, ai không trả giá thì đó là đồ ngốc.
Sau đó có một lần Ceasar cũng nói với cô, nếu mọi người quen với việc mặc cả thì sẽ dẫn đến cơ chế thị trường xã hội không hoàn thiện, như vậy nó cũng không phải là ưu điểm.
Cô mới hỏi anh, anh đã từng mua đồ ở phố người Hoa chưa?
Anh nhớ lại, đáp, có mua rồi.
Cô lại hỏi, có trả giá không?
Anh nói không.
Hoài Chân bảo, anh nhìn đi, người đó là kẻ ngốc đấy.
Nghe cô nói xong, chẳng hiểu sao anh lại bật cười, nói, anh thừa nhận.
Dĩ nhiên Hoài Chân không biết anh nói gì, cũng không biết thật ra chính bản thân anh không cảm thấy mình thiệt thòi.
Nhưng cô phải thừa nhận là Ceasar nói đúng, vì có những nơi không có quy tắc này, bọn họ chấp nhận việc một cô gái trẻ trả giá chỉ là do thương xót cô ngây thơ vẫy đuôi năn nỉ lại tưởng mình thông minh mà thôi. Dù không ai mất mát gì, nhưng đúng là không trang trọng.
Tuy buổi đấu giá cuối cùng được tổ chức vào ba ngày sau, nhưng sau khi những món đồ đem đi đấu giá đã được báo chí ở địa khu Đại Tây Dương đăng tải, thì khách sạn quyết định tổ chức buổi triễn lãm thử vào chiều ngày hôm sau, mà từ tối ngày đó trở đi, có rất nhiều khách đến khách sạn Timber tham dự buổi triển lãm.
Hai ngày nay, phần lớn thì giờ hai người toàn đi lang thang trong đặc khu, hoặc lái xe đến Hains Point (lúc bình minh có rất nhiều cặp tình nhân hoặc là bạn bè lái xe và đi xe đạp đến Hains Point) tản bộ, hoặc nằm trên vườn cỏ trò chuyện; hoặc tới ao sen chèo thuyền (cô chắc chắn Ceasar thấy trò này rất vô vị). Hoài Chân nằng nặc đòi đi xem nghĩa trang quốc gia Arlington cho bằng được, tuy nhiên Ceasar hỏi thăm rất nhiều nơi nhưng cũng không nghe nói có nghĩa trang quốc gia nào có tên như thế, có điều quả thật trong đặc khu có một nơi tên là “nông trường Arlington”. Hoài Chân nghĩ thôi tiêu rồi, phải sau chiến tranh thế giới thứ hai thì nghĩa trang quốc gia mới được xây, vậy mà cô vẫn tưởng trước chiến tranh thế giới thứ hai cũng có nghĩa trang quốc gia. Có điều nghĩ một lúc lại thấy không sao, còn mười hai năm nữa, nói không chừng đến lúc đó anh đã sớm quên chuyện này rồi.
Lúc quay về khách sạn, hai người lững thững lên sân thượng đi dạo buổi triển lãm. Trong ngày đấu giá cuối cùng có một vài món hàng hấp dẫn, có hai tổ đều là ảnh, một bức do Hiroshi Hamaya chụp góc nghiêng của một cô gái trong quán cà phê Ginza, còn có một bức do nhiếp ảnh gia Bắc Âu chụp thợ đóng giày ở Bồ Đào Nha, nghe nói tấm trước được định giá là 2000 đô la, còn tấm sau có thể hơn 10,000 đô la.
Hoài Chân vừa nghe giám đốc quan hệ công chúng trong buổi đấu giá giải thích, vừa nhẩm tính đã đến lúc tìm hiểu thêm về kiến thức chụp hình. Nhưng ở các tiệm ảnh giá tiền quá cao, đợi sau khi cuộc chiến tranh châu Âu ổn định, có lẽ có thể nhờ người kiếm một chiếc máy chụp ảnh Leica, quay về cho chụp ảnh mọi người ở phố người Hoa, giữ làm kỷ niệm.
Chẳng mấy ai đến ý đàn violin ở xưởng nhỏ cả, có điều Hoài Chân cũng không lo, nếu như gửi về Thượng Hải bán đấu giá thì giá bán được sẽ cao hơn, có điều khai báo hải quan, rồi ủy thác cho các đại lý trong nước và tỷ giá hối đoái của đồng đô la có thể còn rắc rối hơn so với đấu giá trực tiếp tại Mỹ.
Lần thứ ba đến buổi triển lãm thử là vào đêm trước đấu giá, giám đốc quan hệ công chúng của buổi đấu giá đột nhiên đến nói với Ceasar, bảo có một khách hàng muốn nói chuyện riêng với anh, hy vọng anh có thể đến phòng trà tư nhân cạnh phòng triển lãm một chuyến.
Ceasar cảnh giác hỏi bà ta: “Chỉ mình tôi?”
Giám đốc cười lúng túng, có vẻ không biết phải mở miệng thế nào về vấn đề này, bà ta suy nghĩ rồi mới nói, “Không phải người đó đều thân thiện với tất cả, cho nên…”
Nghe ý này có lẽ là người bài Hoa. Khách hàng đến tham gia triển lãm đa số đều từ các bang khác bay tới Washington, có người bài Hoa cũng bình thường.
Hai người thảo luận một lúc, Hoài Chân vẫn quyết định để anh đi, ngộ nhỡ được giá ngon thì sao?
Ceasar và giám đốc rời đi, một mình Hoài Chân đi dạo quanh phòng triển lãm, cuối cùng dừng lại cạnh dây chuyền hành tinh làm từ mã não đỏ, đá mặc ngọc Hòa Điền, đá mắt mèo, đá Tanzanite và đá mỏ vàng. Ngay từ ngày đầu tiên cô đã rất thích sợi dây chuyền này, cũng có nhắc đến với Ceasar, nếu lát nữa anh đi ra, có lẽ biết mình đang đợi anh ở đây.
Đứng cạnh nơi trưng bày dây chuyền hành tinh một lúc, bất chợt có một người trung niên đi tới, đứng bên cô nhìn sợi dây chuyền rồi nói, “Sợi dây chuyền này thú vị lắm sao?”
Bộ âu phục của người trung niên được là ủi thẳng thớm, nói tiếng Anh kiểu Mỹ, âm thanh trầm mạnh, nho nhã lễ độ.
Hoài Chân mỉm cười với ông ta, nói, “Đúng là thú vị, chất liệu hay chế tác đều là thượng đẳng, nhưng tôi lại không kham nổi cái giá này.”
Người trung niên nhìn tấm bảng đề giá khởi điểm 300 đô la, nói, “Nếu có thể có được nó trong khoảng 1000 đô la thì cũng không thua thiệt đâu.”
Hoài Chân lắc đầu.
Ông ta hỏi vì sao không?
Hoài Chân nói, “Tôi là người Hoa.”
Người trung niên nói, “Bán về Thượng Hải, giá tiền sẽ còn cao hơn thế.”
Hoài Chân hỏi ngược lại, “Ngài muốn đấu giá nó sao?”
Người Trung niên nói, “Tôi chỉ đến đây cùng người khác, không có ý định đấu giá.”
Hoài Chân đáp một tiếng, nói, “Người Hoa chú trọng ngũ hành phong thủy, trang sức đeo trên người cũng cần phải lưu ý, cần một thứ cầu phúc, khai vận, tài lộc. Sợi dây chuyền này, mộc hải xung, nguyệt hải hình, kim mộc thủy hỏa thổ xếp thành hình chữ thập, là cách sắp xếp rất hung. Không một thương nhân người Hoa tin phong thủy nào sẽ đeo nó cả, trừ khi có kẻ ác muốn làm hại đối thủ.”
Người trung niên bật cười, có lẽ cảm thấy kiến giải này quá hoang đường.
Cô còn nói tiếp, “Nhưng dĩ nhiên những người như các ngài thì không sao rồi, các ngài không phải là người Hoa mê tín bảo thủ.”
Người trung niên lấy làm kinh ngạc khi cô biết mình là người bài Hoa, đột nhiên hỏi, “Cô biết tôi sao?”
Hoài Chân nói, “Chào ngài Tolson.”
Ông ta không tiếp lời. Có lẽ nhân vật đi cùng ông ta đến buổi đấu giá khá quan trọng, cho nên ông ta không dám tùy tiện thừa nhận thân phận của mình.
Hoài Chân cười nói, “Người Hoa cũng đọc báo tiếng Anh, chào ngài.”
Người này là Clyde Tolson – trợ lý Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, dĩ nhiên là cô thấy trên bảng tin ở thời sau rồi, vốn cũng không chú ý đến vị trợ thủ ít được biết đến bên cạnh tổng thống này. Đương nhiên ông ta không bắt tay với cô. Đúng lúc thư ký giám đốc quay lại mời ông ta, ông ta lập tức rời đi mà không hề chào tạm biệt với cô.
Bây giờ thì Hoài Chân đã hiểu rồi, người bên trong tự xưng là người đấu giá, hy vọng được nói chuyện riêng với Ceasar, có lẽ chính là quý ngài tổng thống. Thì ra lần tiếp xúc gần nhất với tổng thống không phải là đi ngang qua Nhà Trắng mấy hôm trước, mà là hôm nay.
Khoảng nửa tiếng sau, Ceasar rời phòng trà quay về phòng triển lãm. Hoài Chân đoán “khách hàng” cũng không dẫn theo hộ vệ, nên dĩ nhiên là rời đi từ lối đi bí mật.
Anh không nói gì khác, chỉ nói người mua ra giá 200 đô la, nhưng anh vẫn muốn tiếp tục tiến hành đấu giá ngày mai.
Tất nhiên cô biết cái giá 200 đô la đã đủ cao, nhưng cũng không phải là muốn mua đàn violin thật, mà là tiền đặt cược ở giữa, con lấy của ta 200 đô la, chứng tỏ con chấp nhận đề nghị của ta.
Đương nhiên là cô biết điều này, cô nói với anh, “Thật ra giá đó cũng tốt mà.”
Anh nghĩ ngợi, “Đúng là không tệ, nhưng nói chuyện không được vui.”
Không vui lắm, chứng tỏ có liên quan đến người nhà.
Cô nói, “Lúc em chờ anh, ngài Clyde Tolson đến nói chuyện với em.”
Anh lập tức hỏi, “Nói gì?”
“Chỉ trò chuyện đôi câu thôi, có lẽ ông ấy cũng chờ chán.”
Ceasar không lên tiếng.
Cô hỏi, “Kể em nghe đi, trò chuyện với der pate* thế nào?”
(*Der pate: tiếng Đức nghĩa là cha đỡ đầu.)
Cuối cùng anh trả lời, “Chỉ là nói vài chuyện về ông nội anh thôi, còn cả chuyện hồi anh còn nhỏ, còn hy vọng là người trung gian, ông ấy có thể làm hòa hoãn quan hệ giữa anh và ông nội. Còn nói hy vọng anh tham gia hôn lễ của Katy và Andre, sự vắng mặt của anh sẽ là nuối tiếc cả đời của con bé.”
Anh lại nói với cô vài lời Hoover đã nói với anh.
Ví dụ như Harold và Arthur đã từng nói chuyện với nhau, ví dụ như vào chiều bọn họ đăng ký kết hôn ở Washington, Arthur đã biết chuyện này rồi. Tuy Arthur không nói, nhưng vẫn hy vọng anh có thể về tham gia hôn lễ của Catherine, nên ông mới ra mặt truyền đạt lại.
Cô chậm rãi nghe xong, hỏi anh, “Chuyện này thì có gì không vui?”
Anh nói với tính cách của Arthur, anh không cho rằng Harold có thể giải quyết được Arthur trong vòng hai tuần, chỉ cần nhìn cuộc sống hai mươi năm qua của Harold là biết.
Hơn nữa, lúc bọn họ vừa rời khỏi thành phố San Francisco chưa tới một tuần thì Andre đã bị điều đến Washington. Đính hôn cho đến nay đã một năm, vì nguyên nhân cá nhân nên Andre không thể kết hôn ngay, vậy vì sao sau khi anh ta được điều đến Washington thì lại lập tức đăng báo tin kết hôn, rồi vội vã cử hành hôn lễ vào nửa tháng sau?
Anh không cảm thấy tất cả những chuyện đó là trùng hợp. Nhất định có người vì nguyên nhân nào đó mà gây áp lực với Andre.
Bàn xong giá tiền, Hoài Chân hỏi người đại diện, có phải buổi đấu giá của bọn họ với khách sạn Timber là một không?
Người đại diện nói khách sạn Timber lập ra nó vì để thuận lợi cho những người đấu giá từ khắp nơi trên thế giới đến, cũng tương tự như ngành công nghiệp giải trí và ăn uống được xây trong các sòng bạc vậy.
Hoài Chân xảo quyệt hỏi, nếu có khách đến ở lại vì buổi đấu giá, chẳng lẽ lúc nhận phòng không có giảm giá gì sao?
Người đại diện ngẫm nghĩ rồi nói có thể giá một chút cho bọn họ trong phạm vi quyền lợi của anh ta, nhưng sẽ không giảm quá nhiều được, bởi vì chức vụ của anh ta rất thấp.
Khó có thể tìm ra được mấy nơi yên ổn trên khắp thế giới, đâu đâu cũng đầy rẫy những điềm báo ồn ào. Người châu Âu hễ phạm tội, dù gặp nạn thế nào cũng phải mua cho bằng được vé đường thủy Đại Tây Dương để về Mỹ; nguyên thủ quốc gia đã lãnh đạo đảng được hơn mười năm, những gia đình Do Thái biết nhìn xa trông rộng đều sẽ đến Mỹ ẩn nấp; dạo gần đây, hễ ai có cậu chết ở Mỹ thì sẽ viết thư gọi người đó tới Mỹ kế thừa di sản, giống như nhận được lời kêu gọi đến từ thiên đường sớm vậy. Bên ngoài Hoa Kỳ, tỷ giá đô la Mỹ chính thức cực kỳ thấp, trước khi Hoa Kỳ, dù là dân thành thị hay nông thôn cũng đều đến chợ đen địa phương để mua đô la, tuy có cao một chút so với quan gia, nhưng tỷ suất hối đoái lại rất hợp ý.
Hoài Chân nghĩ, dù có giảm 95% phí khách sạn, thì ở thêm một tuần cũng có thể tiết kiệm được 4 đô, nếu đổi ra thì vẫn gấp đôi tiền lương tháng của vị thủ thư nổi tiếng Trung Quốc, đủ để một nhà ba người sống dư dả ở Thượng Hải.
Đêm hôm đó nhân viên tới cửa thông báo: bọn họ được giảm 50% phí khách sạn, bữa sáng không tính tiền.
Có lẽ khách sạn Timber chưa từng gặp khách hàng nào đến ở lại còn trả giá, cho nên một khi đã quyết định giảm, nếu không giảm một nửa thì đúng là có lỗi với người ta.
Ceasar không thể hiểu nổi tập tục trả giá mọi lúc mọi nơi này, mà điều càng khiến anh khó hiểu đó là, hầu như mọi lái buôn đều dễ dàng cho cô lợi lộc. Tuy anh không bình luận gì nhiều về vấn đề này, nhưng cô vẫn có cảm giác anh xem thường những thương nhân đồng ý để cô trả giá.
Hoài Chân bèn nói với anh: hầu như mọi món đồ ở phố người Hoa đều nâng giá, ai không trả giá thì đó là đồ ngốc.
Sau đó có một lần Ceasar cũng nói với cô, nếu mọi người quen với việc mặc cả thì sẽ dẫn đến cơ chế thị trường xã hội không hoàn thiện, như vậy nó cũng không phải là ưu điểm.
Cô mới hỏi anh, anh đã từng mua đồ ở phố người Hoa chưa?
Anh nhớ lại, đáp, có mua rồi.
Cô lại hỏi, có trả giá không?
Anh nói không.
Hoài Chân bảo, anh nhìn đi, người đó là kẻ ngốc đấy.
Nghe cô nói xong, chẳng hiểu sao anh lại bật cười, nói, anh thừa nhận.
Dĩ nhiên Hoài Chân không biết anh nói gì, cũng không biết thật ra chính bản thân anh không cảm thấy mình thiệt thòi.
Nhưng cô phải thừa nhận là Ceasar nói đúng, vì có những nơi không có quy tắc này, bọn họ chấp nhận việc một cô gái trẻ trả giá chỉ là do thương xót cô ngây thơ vẫy đuôi năn nỉ lại tưởng mình thông minh mà thôi. Dù không ai mất mát gì, nhưng đúng là không trang trọng.
Tuy buổi đấu giá cuối cùng được tổ chức vào ba ngày sau, nhưng sau khi những món đồ đem đi đấu giá đã được báo chí ở địa khu Đại Tây Dương đăng tải, thì khách sạn quyết định tổ chức buổi triễn lãm thử vào chiều ngày hôm sau, mà từ tối ngày đó trở đi, có rất nhiều khách đến khách sạn Timber tham dự buổi triển lãm.
Hai ngày nay, phần lớn thì giờ hai người toàn đi lang thang trong đặc khu, hoặc lái xe đến Hains Point (lúc bình minh có rất nhiều cặp tình nhân hoặc là bạn bè lái xe và đi xe đạp đến Hains Point) tản bộ, hoặc nằm trên vườn cỏ trò chuyện; hoặc tới ao sen chèo thuyền (cô chắc chắn Ceasar thấy trò này rất vô vị). Hoài Chân nằng nặc đòi đi xem nghĩa trang quốc gia Arlington cho bằng được, tuy nhiên Ceasar hỏi thăm rất nhiều nơi nhưng cũng không nghe nói có nghĩa trang quốc gia nào có tên như thế, có điều quả thật trong đặc khu có một nơi tên là “nông trường Arlington”. Hoài Chân nghĩ thôi tiêu rồi, phải sau chiến tranh thế giới thứ hai thì nghĩa trang quốc gia mới được xây, vậy mà cô vẫn tưởng trước chiến tranh thế giới thứ hai cũng có nghĩa trang quốc gia. Có điều nghĩ một lúc lại thấy không sao, còn mười hai năm nữa, nói không chừng đến lúc đó anh đã sớm quên chuyện này rồi.
Lúc quay về khách sạn, hai người lững thững lên sân thượng đi dạo buổi triển lãm. Trong ngày đấu giá cuối cùng có một vài món hàng hấp dẫn, có hai tổ đều là ảnh, một bức do Hiroshi Hamaya chụp góc nghiêng của một cô gái trong quán cà phê Ginza, còn có một bức do nhiếp ảnh gia Bắc Âu chụp thợ đóng giày ở Bồ Đào Nha, nghe nói tấm trước được định giá là 2000 đô la, còn tấm sau có thể hơn 10,000 đô la.
Hoài Chân vừa nghe giám đốc quan hệ công chúng trong buổi đấu giá giải thích, vừa nhẩm tính đã đến lúc tìm hiểu thêm về kiến thức chụp hình. Nhưng ở các tiệm ảnh giá tiền quá cao, đợi sau khi cuộc chiến tranh châu Âu ổn định, có lẽ có thể nhờ người kiếm một chiếc máy chụp ảnh Leica, quay về cho chụp ảnh mọi người ở phố người Hoa, giữ làm kỷ niệm.
Chẳng mấy ai đến ý đàn violin ở xưởng nhỏ cả, có điều Hoài Chân cũng không lo, nếu như gửi về Thượng Hải bán đấu giá thì giá bán được sẽ cao hơn, có điều khai báo hải quan, rồi ủy thác cho các đại lý trong nước và tỷ giá hối đoái của đồng đô la có thể còn rắc rối hơn so với đấu giá trực tiếp tại Mỹ.
Lần thứ ba đến buổi triển lãm thử là vào đêm trước đấu giá, giám đốc quan hệ công chúng của buổi đấu giá đột nhiên đến nói với Ceasar, bảo có một khách hàng muốn nói chuyện riêng với anh, hy vọng anh có thể đến phòng trà tư nhân cạnh phòng triển lãm một chuyến.
Ceasar cảnh giác hỏi bà ta: “Chỉ mình tôi?”
Giám đốc cười lúng túng, có vẻ không biết phải mở miệng thế nào về vấn đề này, bà ta suy nghĩ rồi mới nói, “Không phải người đó đều thân thiện với tất cả, cho nên…”
Nghe ý này có lẽ là người bài Hoa. Khách hàng đến tham gia triển lãm đa số đều từ các bang khác bay tới Washington, có người bài Hoa cũng bình thường.
Hai người thảo luận một lúc, Hoài Chân vẫn quyết định để anh đi, ngộ nhỡ được giá ngon thì sao?
Ceasar và giám đốc rời đi, một mình Hoài Chân đi dạo quanh phòng triển lãm, cuối cùng dừng lại cạnh dây chuyền hành tinh làm từ mã não đỏ, đá mặc ngọc Hòa Điền, đá mắt mèo, đá Tanzanite và đá mỏ vàng. Ngay từ ngày đầu tiên cô đã rất thích sợi dây chuyền này, cũng có nhắc đến với Ceasar, nếu lát nữa anh đi ra, có lẽ biết mình đang đợi anh ở đây.
Đứng cạnh nơi trưng bày dây chuyền hành tinh một lúc, bất chợt có một người trung niên đi tới, đứng bên cô nhìn sợi dây chuyền rồi nói, “Sợi dây chuyền này thú vị lắm sao?”
Bộ âu phục của người trung niên được là ủi thẳng thớm, nói tiếng Anh kiểu Mỹ, âm thanh trầm mạnh, nho nhã lễ độ.
Hoài Chân mỉm cười với ông ta, nói, “Đúng là thú vị, chất liệu hay chế tác đều là thượng đẳng, nhưng tôi lại không kham nổi cái giá này.”
Người trung niên nhìn tấm bảng đề giá khởi điểm 300 đô la, nói, “Nếu có thể có được nó trong khoảng 1000 đô la thì cũng không thua thiệt đâu.”
Hoài Chân lắc đầu.
Ông ta hỏi vì sao không?
Hoài Chân nói, “Tôi là người Hoa.”
Người trung niên nói, “Bán về Thượng Hải, giá tiền sẽ còn cao hơn thế.”
Hoài Chân hỏi ngược lại, “Ngài muốn đấu giá nó sao?”
Người Trung niên nói, “Tôi chỉ đến đây cùng người khác, không có ý định đấu giá.”
Hoài Chân đáp một tiếng, nói, “Người Hoa chú trọng ngũ hành phong thủy, trang sức đeo trên người cũng cần phải lưu ý, cần một thứ cầu phúc, khai vận, tài lộc. Sợi dây chuyền này, mộc hải xung, nguyệt hải hình, kim mộc thủy hỏa thổ xếp thành hình chữ thập, là cách sắp xếp rất hung. Không một thương nhân người Hoa tin phong thủy nào sẽ đeo nó cả, trừ khi có kẻ ác muốn làm hại đối thủ.”
Người trung niên bật cười, có lẽ cảm thấy kiến giải này quá hoang đường.
Cô còn nói tiếp, “Nhưng dĩ nhiên những người như các ngài thì không sao rồi, các ngài không phải là người Hoa mê tín bảo thủ.”
Người trung niên lấy làm kinh ngạc khi cô biết mình là người bài Hoa, đột nhiên hỏi, “Cô biết tôi sao?”
Hoài Chân nói, “Chào ngài Tolson.”
Ông ta không tiếp lời. Có lẽ nhân vật đi cùng ông ta đến buổi đấu giá khá quan trọng, cho nên ông ta không dám tùy tiện thừa nhận thân phận của mình.
Hoài Chân cười nói, “Người Hoa cũng đọc báo tiếng Anh, chào ngài.”
Người này là Clyde Tolson – trợ lý Giám đốc Cục Điều tra Liên bang, dĩ nhiên là cô thấy trên bảng tin ở thời sau rồi, vốn cũng không chú ý đến vị trợ thủ ít được biết đến bên cạnh tổng thống này. Đương nhiên ông ta không bắt tay với cô. Đúng lúc thư ký giám đốc quay lại mời ông ta, ông ta lập tức rời đi mà không hề chào tạm biệt với cô.
Bây giờ thì Hoài Chân đã hiểu rồi, người bên trong tự xưng là người đấu giá, hy vọng được nói chuyện riêng với Ceasar, có lẽ chính là quý ngài tổng thống. Thì ra lần tiếp xúc gần nhất với tổng thống không phải là đi ngang qua Nhà Trắng mấy hôm trước, mà là hôm nay.
Khoảng nửa tiếng sau, Ceasar rời phòng trà quay về phòng triển lãm. Hoài Chân đoán “khách hàng” cũng không dẫn theo hộ vệ, nên dĩ nhiên là rời đi từ lối đi bí mật.
Anh không nói gì khác, chỉ nói người mua ra giá 200 đô la, nhưng anh vẫn muốn tiếp tục tiến hành đấu giá ngày mai.
Tất nhiên cô biết cái giá 200 đô la đã đủ cao, nhưng cũng không phải là muốn mua đàn violin thật, mà là tiền đặt cược ở giữa, con lấy của ta 200 đô la, chứng tỏ con chấp nhận đề nghị của ta.
Đương nhiên là cô biết điều này, cô nói với anh, “Thật ra giá đó cũng tốt mà.”
Anh nghĩ ngợi, “Đúng là không tệ, nhưng nói chuyện không được vui.”
Không vui lắm, chứng tỏ có liên quan đến người nhà.
Cô nói, “Lúc em chờ anh, ngài Clyde Tolson đến nói chuyện với em.”
Anh lập tức hỏi, “Nói gì?”
“Chỉ trò chuyện đôi câu thôi, có lẽ ông ấy cũng chờ chán.”
Ceasar không lên tiếng.
Cô hỏi, “Kể em nghe đi, trò chuyện với der pate* thế nào?”
(*Der pate: tiếng Đức nghĩa là cha đỡ đầu.)
Cuối cùng anh trả lời, “Chỉ là nói vài chuyện về ông nội anh thôi, còn cả chuyện hồi anh còn nhỏ, còn hy vọng là người trung gian, ông ấy có thể làm hòa hoãn quan hệ giữa anh và ông nội. Còn nói hy vọng anh tham gia hôn lễ của Katy và Andre, sự vắng mặt của anh sẽ là nuối tiếc cả đời của con bé.”
Anh lại nói với cô vài lời Hoover đã nói với anh.
Ví dụ như Harold và Arthur đã từng nói chuyện với nhau, ví dụ như vào chiều bọn họ đăng ký kết hôn ở Washington, Arthur đã biết chuyện này rồi. Tuy Arthur không nói, nhưng vẫn hy vọng anh có thể về tham gia hôn lễ của Catherine, nên ông mới ra mặt truyền đạt lại.
Cô chậm rãi nghe xong, hỏi anh, “Chuyện này thì có gì không vui?”
Anh nói với tính cách của Arthur, anh không cho rằng Harold có thể giải quyết được Arthur trong vòng hai tuần, chỉ cần nhìn cuộc sống hai mươi năm qua của Harold là biết.
Hơn nữa, lúc bọn họ vừa rời khỏi thành phố San Francisco chưa tới một tuần thì Andre đã bị điều đến Washington. Đính hôn cho đến nay đã một năm, vì nguyên nhân cá nhân nên Andre không thể kết hôn ngay, vậy vì sao sau khi anh ta được điều đến Washington thì lại lập tức đăng báo tin kết hôn, rồi vội vã cử hành hôn lễ vào nửa tháng sau?
Anh không cảm thấy tất cả những chuyện đó là trùng hợp. Nhất định có người vì nguyên nhân nào đó mà gây áp lực với Andre.
Tác giả :
Duy Đao Bách Tích