Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 128: Thành phố Gotham (8)
Ngay chính giữa phòng họp có một bục cao nửa mét, lấy nó làm trung tâm, tất cả ghế ngồi đều được xếp thành hình vòng cung, trải dài ra xa và đi lên dần theo bậc thang. Tuy phòng họp là hình vuông, nhưng nhờ hiệu ứng này nên thoạt nhìn trông như nửa hình bán nguyệt; tất cả thành viên của quỹ đều ngồi sau lưng bục diễn thuyết, nằm giữa tâm điểm hình bán nguyệt; còn cô và Ceasar ở ngay sát rìa của hình bán nguyệt.
Lúc bọn họ đi vào, ngoài hai dãy bàn dài ở sau bục diễn thuyết là vẫn còn trống, thì hầu như trong phòng đã chật ních người.
Hai người lặng lẽ tìm được ghế dán bảng tên của Rosalie và Mark ở trong góc, vị trí không gần nhau – giữa cô và Ceasar cách ba bốn chỗ trống. Chẳng mấy chốc, mấy cô gái người da trắng của trường đại học Barnard đến, vừa ngồi vào giữa Ceasar và Hoài Chân vừa thấp giọng cười nói, nói cậu nhìn người tổ chức hội nghị đó đi, tối qua lại uống rượu nữa rồi, lỗ chân lông vừa to vừa đen như ô mai mốc meo; hội đồng quản trị của quỹ Ford cũng dần đến, chẳng trách người tổ chức lại cúi người gật đầu như thế, còn cố ý xếp hai dãy bàn dài ở sau bục diễn thuyết cho nhà tài trợ, lấy đó làm cao với toàn hội trường; nghe nói hội nghị lần này long trọng như thế là vì nó khác với năm trước, quỹ Rockefeller cũng tài trợ một khoản lớn, thấy bảo còn nhiều hơn quỹ Ford những 4000 đô la, thậm chí còn có ba giáo sư Harvard và một nữ hiệu trưởng của Trường Radcliffe đến dưới danh nghĩa của quỹ Hollows, vân vân và mây mây.
“Ô mai mốc” đọc diễn văn với toàn thể giáo sư sinh viên, ký giả và nhà tài trợ xong, nữ hiệu trưởng trường Radcliffe tóc vàng nhạt, mặc âu phục trắng cũng đại diện phái nữ phát biểu mấy câu (mặc dù hơn một nửa số nữ sinh trong hội trường là đến từ “học viện” do các trường đại học nổi tiếng bố trí tách biệt), thỉnh thoảng có vài câu nói cười, nhưng nhiều nhất vẫn là những lời sáo rỗng – dù gì cũng không ai mong đợi lời khai mạc của hội nghị học thuật có thể hấp dẫn được như bài phát biểu của các nhà lãnh đạo nổi tiếng hàng thế kỷ.
Bên trong hội trường có bật máy sưởi. Lúc vào phòng khách ở tầng một, cô và Ceasar không gửi áo khác. Hoài Chân chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài trang phục truyền thống lụa đen, đứng ở ngoài kia vẫn thấy lạnh, nhưng mới ngồi trong hội trường mấy phút thì đã bắt đầu thấy nóng, khiến cô mơ màng ngủ gật. Trước khi người diễn thuyết đầu tiên hôm nay lên bục, chỉ có một đoạn lời mở đầu là thu hút cô:
“‘Khi khu vực thu hoạch rễ lúa mì đầu tiên bị xói mòn do mưa gió, khi con sói sống ngoài làng còn chưa dứt tiếng tru, thì bọn họ đã thu xếp bố trí, để lũ trẻ bắt đầu học tập Aristotle, Thucydides, Horace và Tacitus*, còn cả thánh kinh viết bằng ngôn ngữ Hebrew ở nơi hoang vu này… Người có học vấn ấy chính là quý tộc.’ Đây chính là mục đích mà chúng ta tề tựu tại đây vào hôm nay, bởi vì, ‘Nếu một quốc gia văn minh chỉ biết mong đợi vào vô tri và tự do, thì thứ mong đợi đó chưa bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra’.”
(*Theo thứ tự là nhà triết học Hy Lạp, sử gia Hy Lạp, nhà thơ La Mã và sử gia La Mã.)
Trong tiếng vỗ tay như sấm rền, Hoài Chân đưa mắt nhìn lên, nhìn thấy người đã dùng bài phát biểu của Jefferson – người có công lớn trong việc sáng lập Hoa Kỳ để kết thúc bài diễn văn của mình – là một người đàn ông trung niên thắt cà vạt hoa kinh điển kiểu Mỹ (theo như mấy cô gái kia nói thì đó chính là Chủ tịch Quỹ Ford Châu Á Hoa Kỳ).
Trong tràng vỗ tay không dứt, ông ta ngồi xuống ghế khách mời đặc biệt trong hai hàng ghế thuộc quỹ Ford.
Sau đó, nữ hiệu trưởng vui vẻ bước lên bục lần nữa: Xin mọi người hãy nhiệt liệt chào đón vị diễn giả đầu tiên của ngày hôm nay.
Hoài Chân bất chợt thấy vui: trong mấy trường học này, đằng trong thì âm thầm bài Hoa, thế nhưng ngoài mặt vẫn gửi thư mời cho người Hoa; kỳ thị phụ nữ tận xương tủy, nhưng vẫn làm bộ làm tịch để “quý bà đáng kính” đại diện nhà trường đọc diễn văn. Dùng một từ Trung Quốc để hình dung, cô nghĩ có lẽ đó là “nghiêm trang đạo mạo”.
Người đầu tiên lên bục là một anh chàng tóc vàng mặc âu phục, ngoại hình khá tuấn tú, nhưng lại mang đến cho người ta cảm giác chơi bời quá độ. Câu đầu tiên anh ta phát biểu là: “Bình thường trông tôi không như thế này, chỉ là tối qua không được ngủ ngon giấc…” Nói rồi lại nhéo bọng mắt dài một tấc, nói, “Thật sự rất căng thẳng. Một mình tôi trải qua một đêm dài, mong mọi người chớ suy nghĩ bậy bạ.”
Lời tự nhạo báng này đã khiến toàn hội trường cười to, vì dẫu sao mọi người cũng phát hiện anh ta chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần.
Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Oberlin, anh ta làm việc cho báo Chicago Tribune, nhờ bài viết nói về “điều tra văn học” và “Lý thuyết về giai cấp nhàn rỗi” xuất bản hai tháng trước mà được mời tham dự hội nghị. Lần này anh ta diễn thuyết khoảng hai mươi lăm phút – có vẻ hơi dài với một bài thuyết trình không quá chính thức.
Hoài Chân không có nhiều hiểu biết về phương diện này, nghe một lúc lâu thì phát hiện mình không hiểu gì, còn suýt ngủ gật. Đợi tới khi cô nhìn lên trên bục, trông thấy vẻ mặt của cánh nhà báo và mấy nhà tài trợ đều thờ ơ ai cũng như ai, cô lập tức bừng hiểu: thì ra không phải chỉ có một mình cô không hiểu.
Mấy cô gái ngồi bên phải cũng đang thảo luận.
Một cô gái nhìn đồng h, “Hội nghị chỉ kéo dài đến một giờ kém mười lăm, sau đó sẽ sang bên cạnh ăn buffet. Giữa chừng chỉ có mười phút nghỉ ngơi, mà tổng cộng có bảy diễn giả —— anh ta định lấn thời gian của người khác hả?”
“So boring.” (Chán muốn chết.)
“Lời mở đầu của anh ta chính là đỉnh điểm của bài phát biểu luôn rồi.”
“Có điều chắc chắn trong sáu trường học có giáo sư chịu nhận anh ta làm học trò. Tài liệu chuẩn bị rất tốt, chẳng qua khả năng diễn thuyết không đạt đến hiệu ứng tuyên truyền mà thôi.”
Chàng trai trên bục đã phát biểu xong, mặt đỏ gay, đầu đổ đầy mồ hôi.
Dưới khán đài im lặng một lúc, trông tất cả đều có vẻ thở phào. Phải ít nhất là một phút sau thì mới có giáo sư Xã hội học của trường Princeton đặt câu hỏi với anh ta, hỏi anh ta có cái nhìn thế nào về “sự kiện thức ăn gia súc”, lại uyển chuyển bảo anh ta “trả lời ngắn gọn”.
Anh ta cũng “rất ngắn gọn” biện hộ cho công nhân và nữ quyền, lại nhận được một tràng pháo tay – xem ra câu trả lời không đến nỗi quá tệ.
Ngay sau đó, nữ hiệu trưởng mặc âu phục trắng đi lên bục, đưa cho anh ta một thư mời được niêm phong – thư đến từ khoa xã hội học của đại học Princeton.
Dưới khán đài xôn xao một lúc, nữ hiệu trưởng cũng không có bình luận gì thêm, vội vã mời diễn giả tiếp theo lên.
Nội dung hai phần diễn thuyết tiếp theo, một là về “Dewey và chủ nghĩa thực dụng”, một là liên quan đến phong trào chủ nghĩa tiến bộ, các diễn giả đều là nam thanh niên người da trắng. Trừ thỉnh thoảng xen vào một hai câu nói đùa, thì nội dung của ba phần thuyết trình cứ khó hiểu dần. Trong bài diễn thuyết đồng đều như nhau không có gì mới mẽ, cô ngẫm nghĩ về bản chất của hội nghị lần này sự: thật ra thì hầu hết các giáo sư ở đây đều đã xem qua các bài viết không tính là luận văn đã được sàng lọc trước đó, trong lòng sớm đã có kết luận về các tác giả của bài viết; Còn về phần thuyết trình thế nào, chẳng qua chỉ là mục gây cười và thêm điểm mà thôi; mà khả năng thuyết trình của ba người trước mặt cũng chỉ tương đương với bài phát biểu tốt nghiệp đại học của du học sinh ở mức trung bình mà thôi – nội dung của bài viết rất chi tiết và mới lạ, nhưng bài phát biểu không không có gì xuất sắc. Chọn ra bảy người trong số những thanh niên có triển vọng rồi tổ chức một cuộc hội nghị, kéo mấy quỹ tài trợ lớn đến, cũng thu hút cánh truyền thông cổ động tuyên truyền cho hội nghị lần này, thật sự đúng là mua danh trục lợi.
Hoài Chân gục xuống bàn, nhìn mấy giáo sư đại học Harvard, Yale và Columbia nhao nhao đưa thư mời cho diễn giả bàn về phong trào tiến bộ kia. Có lẽ Bá Lạc* có lòng chiêu nạp hiền tài, nhưng trường học không có ý định giành thêm nhiều người cho mình.
(*Bá Lạc: người thời Xuân Thu, nước Tần, giỏi về xem tướng ngựa. Ngày nay dùng để chỉ người giỏi phát hiện, tiến cử, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.)
Thời gian sắp xếp rất căng: bảy diễn giả được phân bố thời gian trong ba tiếng rưỡi, chỉ có mười phút nghỉ ngơi và cộng thêm năm phút thời gian linh hoạt —— cô ngáp một cái, trong đầu nghĩ, coi như chuyến này đi không rồi: ở đây không có dư thời gian cho cô, lại càng không có vị trí thuộc về cô.
Nữ hiệu trưởng lại lên bục một lần nữa, mỉm cười thông báo mọi người nghỉ ngơi mười phút: trong mười phút này, các bạn nhà báo có thể mời giáo sư hoặc diễn giả mình muốn mời sang phòng bên cạnh để phỏng vấn ngắn gọn, hoặc là đến phòng giải khát uống hồng trà hoặc cà phê.
Hoài Chân nghiêng đầu, định nhìn sang chỗ Ceasar. Ngặt nỗi mấy cô gái kia cao hơn cô rất nhiều, bọn họ vừa đứng lên là lập tức che khuất tầm nhìn của cô.
Mấy cô gái ấy định uống nước cam Sunkist và hồng trà, giẫm giày cao gót đi được hai bước, cuối cùng Hoài Chân cũng nhìn thấy chỗ ngồi của Mark – nhưng ở đó không có người.
Cô thoáng bối rối.
Còn chưa kịp hoàn hồn, cô đã nghe thấy nhân viên nhà trường ở đằng xa vừa tức giận cùng bất ngờ lớn tiếng quát tháo: “Wait, wait! Who are you?”
Những người ngồi hàng trước cũng chụm đầu ghé tai nhau: “Cậu ta là ai vậy?”
Sau đó là âm thanh bên cạnh, “Ồ, anh ta ——”
Một cô gái khác tiếp lời: “Cậu biết anh ta sao?”
Một cô gái che miệng, toan kiềm chế vẻ mặt ngạc nhiên, “Vừa rồi anh ta ngồi ngay bên cạnh mình, mình có nói với các cậu mà, có nhớ không?”
“Ý cậu là ——” Các cô gái rối rít nhìn lên bục diễn thuyết.
Trong tiếng “hello” thử micro quen thuộc, một vài người ở hàng trước đã ngồi xuống lại.
Hoài Chân nhìn sang theo tầm mắt của mọi người ——
Chỉ trong vòng nửa phút, nhân lúc các thính giả chưa rời khỏi hội trường, Ceasar đã đứng trên bục diễn thuyết.
Nữ hiệu trưởng che ngực đứng sau lưng anh, hoảng sợ nhìn người thanh niên trước mặt, thậm chí còn chưa hiểu rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Hoài Chân cũng mất một lúc mới ý thức được chuyện gì sắp xảy ra.
Có khoảnh khắc cô không cảm thấy người vừa ngang ngược lại không mất lễ phép ép nữ hiệu trưởng xuống khỏi bục, người được các cô gái kia gọi là “dark-haired handsome” đó là Ceasar.
Cô lẳng lặng nhìn xuống bên dưới, nhìn anh cởi áo khoác ra vắt trên cánh tay, để lộ chiếc áo lụa màu xanh nhạt cô đưa anh mặc. Anh cúi người, mở miệng nói vào micro.
Ngay giây tiếp theo, giọng nói trầm thấp đầy quyến rũ quá quen thuộc vang vọng khắp bốn phương tám hướng.
“Please allow me to delay you for a moment.” Anh nói.
(Cho phép tôi trì hoãn các bạn một lát.)
Bảo vệ nhà trường cầm gậy cảnh sát xông đến, quát to với anh: “What the hell are you doing! Who are you?!” (Cậu đang làm cái quái gì đấy hả! Cậu là ai?!)
“Xin cho tôi hai phút được giải thích mục đích, rồi hẵng quyết định có đuổi tôi đi hay không.” Anh nhìn ra sau rồi nói tiếp, “Tôi tới để tìm người —— là bạn gái tôi, một tháng trước cô ấy nói với tôi là cô ấy được mời đến đây để diễn thuyết, nhưng tôi không tìm được cô ấy, cũng không thấy tên cô ấy trong danh sách. Tôi chỉ muốn biết cô ấy có gặp chuyện bất trắc gì không.”
Trước khi cảnh sát nhảy lên sân khấu, người tổ chức hội nghị đã ngăn anh ta lại.
Có một toán sinh viên nam lớn tiếng hỏi anh chàng đẹp trai xa lạ xông vào hội trường: “Cho hỏi cô ấy tên là gì?”
Anh hoàn toàn không chút bận tâm phía nhà trường đang làm gì, nhắm ngay hướng đặt câu hỏi mà trả lời: “Waaizan Kwai.”
Sau đó lại quay sang mười mấy chiếc máy ảnh đang chĩa vào mình, hỏi, “Her name appeared on Overland Monthly, right?” (Tên cô ấy đã xuất hiện ở nguyệt san Overland, đúng không?)
Trước khi trả lời câu hỏi của anh, có người đặt vấn đề sắc bén hơn: “Tức là anh đang hẹn hò với một cô gái người Hoa?”
Anh không do dự đáp “Đúng thế.”
Không kịp đợi anh đáp xong, chợt một thứ màu nâu không rõ nguồn gốc từ dưới khán đài bay lên sân khấu!
Ceasar né mình, linh hoạt tránh được.
Tiếng vỏ trứng vỡ vụn vang lên, lúc này mọi người mới hoàn hồn, hét lớn đầy kinh hãi —— thứ ném lên chính là trứng gà thối!
“Có lẽ tôi đã tìm được nguyên nhân cô ấy không thể diễn thuyết rồi.” Anh thoáng nghiêng đầu, liếc nhìn tấm thảm sau lưng, cũng không ngẩng đầu lên nói, “Là trứng hai lòng đỏ, chúc mừng anh.”
Dưới khán đài cười ầm ĩ.
Không biết trứng gà này từ đâu mà ra, có lẽ là chuẩn bị cho một diễn giả khác, nhưng chính người bài Hoa ném trứng gà cũng không ngờ là sẽ dùng đến nó sớm như vậy.
Tâm trạng của Hoài Chân cứ lúc cao lúc thấp như khi ngồi xe chạy qua núi vậy, rốt cuộc vào lúc này cô cũng bịt chặt miệng, hơi thở dồn dập.
Ceasar bình tĩnh hỏi, “Còn nữa không?”
Một nữ sinh cao giọng trả lời thay người ném trứng: “Tôi nghĩ là hết rồi! Anh đẹp trai, mời tiếp tục phát biểu!”
Ceasar mỉm cười với cô ấy, “Tôi rất thích kiểu tóc của cô.” Rồi anh nói tiếp, “Vậy có ai đó có thể nói với tôi, là bạn gái tôi đã nói dối tôi sao?”
Các vị hiệu trưởng ngồi ở hàng đầu ghé tai thảo luận với người tổ chức ghé tai, có thể thấy rõ những con mọt sách này cũng không có biện pháp ứng đối cho tình huống bất ngờ trước mắt.
Mà các thính giả đã nhanh chóng đưa ra quyết định hơn phía nhà trường.
Có mấy chàng trai da trắng ngồi hàng trước đột nhiên ngoái đầu lại, la lớn ra sau lưng: “Waaizan Kwai! Bạn trai cô tới tìm cô, cho hỏi cô có ở đây không?”
Để tránh gây ra mất trật tự lớn hơn, thì khi chàng trai kia vừa dứt lời, các hiệu trưởng lập tức đề cử ra một người, thay mọi người đến giải đáp nghi hoặc của cánh phóng viên và nhà tài trợ.
Đó là một người trung niên đeo kính mặt mũi hiền hậu, ông ta lên tiếng: “Vì có rất nhiều nhân tố nên hội nghị của các năm trước chưa bao giờ có tiền lệ để học sinh da màu phát biểu, vì vậy chúng tôi đã không chuẩn bị chu đáo. Nhưng xét thấy hội nghị đã có lịch trình sẵn, mà thời gian của những thính giả tại chỗ cũng có hạn, nên sau khi thảo luận một cách ngắn gọn, chúng tôi kết luận là: nếu Quý Hoài Chân có đến tham gia thì chúng tôi có thể cho cô năm phút để diễn thuyết. Chúng tôi tin rằng cô là người xuất sắc trong vấn đề liên quan đến liên văn hóa, có thể cô sẽ cho chúng tôi một hướng dẫn chính xác và tốt hơn về vấn đề này. Quý Hoài Chân, xin hỏi cô có ở đây không?”
Mười mấy ống kính máy ảnh bắt đầu đưa qua đưa lại ở phía dưới khán đài.
Đám đông bắt đầu ồn ào: “Quý Hoài Chân, cô có mặt ở đây không?”
Ceasar nhìn về phía cô, mỉm cười.
Cô bụm mặt.
Hai giây sau, Hoài Chân điều chỉnh lại biểu cảm, quả quyết đứng dậy.
Trong chớp mắt đứng lên, xuyên qua băng ghế đi về phía hành lang, cô bị ánh đèn ở đằng xa làm cho choáng váng.
Lúc từ hành lang bước xuống bậc thang, cô cúi đầu, cởi từng chiếc nút áo ra. Lúc đi tới bục diễn thuyết cao nửa mét kia, cô cởi hẳn áo khoác, để lộ bộ trang phục truyền thống lụa đen mặc bên trong.
Ceasar đi tới bên mép sân khấu, giơ tay kéo cô lên. Tiếp sau đó, anh nhận lấy áo khoác trong tay cô rồi nhảy xuống khỏi sân khấu, đứng trong góc khuất ở hàng trước hội trường, ngẩng đầu nhìn cô gái của mình.
Do lò sưởi trong hội trường, gò má cô đỏ ửng vì thiếu dưỡng khí, bộ trang phục truyền thống màu đen càng làm nổi bật làn da trắng muốt; lộ ra dưới tay áo ngắn là cánh tay như ngó sen và vùng da dưới xương quai xanh hai tấc, xuyên qua lớp lụa đen, có thể nhìn thấy rõ hình xăm chữ Hán – chính là tên của anh.
Trong suốt quá trình đó, bầu không khí im ắng bao trùm toàn hội trường.
Không khí đó kéo dài đến khoảnh khắc cô đứng trên bục diễn thuyết, ngẩng đầu lên, mỉm cười với gần một ngàn người nghe ở dưới khán đài, nói, “Vậy là tôi chỉ có năm phút đúng không?”
Trong giọng nói không hề có chút nào rụt rè.
Phía nhà trường lặp lại một lần: “Đúng thế, nói cho đúng là còn dư lại chín phút. Năm phút diễn thuyết, bốn phút còn lại, có lẽ, tôi nói là có lẽ, sẽ có giáo sư muốn đặt câu hỏi với cô.”
Chỉ có mỗi năm phút thì có thể nói gì đây?
Cô nhìn bản nháp đã sớm học thuộc lòng trong tay, vì cô dự trù thời gian là mười lăm phút nên chia nhỏ thành năm tờ, mỗi tờ là bài phát biểu nói trong ba phút. Không có luận văn để tham chiếu, nên nếu cô nói theo cái này, chắc chắn những người nghe bên dưới càng thờ ơ hơn cả khi nghe ba diễn giả trước đó thuyết trình.
Cô nhanh chóng quyết định ném năm tờ giấy trong tay đi.
Dưới làn gió ấm phả ra từ máy sưởi, những tờ giấy trắng viết chi chít những con chữ tiếng Anh nắn nót tựa như những chú bướm cánh trắng, vỗ cánh bay lên.
Cô nói, “Chủ đề diễn thuyết hôm nay của tôi là, phương Đông trong mắt phương Tây.”
Vừa dứt lời, lập tức bên dưới có người châm biếm.
Trong đại đa số ánh mắt ở khán đài, cô đọc được sự khinh bỉ và không tin tưởng – đa số mọi người đều đang chờ nhìn cô bị cười nhạo.
Cô suy nghĩ hai giây rồi nói tiếp, “Tôi đến từ phố người Hoa ở thành phố San Francisco, cha tôi kinh doanh tiệm giặt giũ nhỏ. Tôi từng viết một bài viết nói về ghi chép nghề y liên quan đến công nhân đường sắt người Hoa ở thành phố San Francisco, từng được đăng tải trên Nhật báo Trung Tây phiên bản tiếng Anh, cho nên tôi mới có thể đến đây. Tôi biết mọi người đang chờ nghe những gì từ miệng tôi: ‘sự căm phẫn đối với “Đạo luật bài trừ người Hoa”, sự bi thảm đối với những bất công đã trải. Cho nên tôi muốn lợi dụng hoặc xúi giục cảm xúc công chúng để trút giận, muốn biến bất công này thành chủ nghĩa dân túy.’ Nhưng không phải như thế. Có thể tôi đã khiến vài người phải thất vọng rồi.
Mở đầu bài diễn thuyết, tôi muốn nói về phương Tây trong mắt người phương Đông chúng tôi. Cha tôi luôn cảm thấy, bên ngoài phố người Hoa tràn ngập mại dâm, bài bạc, thuốc phiện, cho rằng quan niệm tình dục của người da trắng rất cởi mở, nên ông kiên quyết không cho phép tôi và chị gái qua lại với người da trắng ——”
Lập tức có người ngắt lời cô: “Ăn nói lung tung!”
Cô làm như không nghe thấy, tiếp tục nói, “Mấy ngày trước, tôi có đọc một tờ báo Thái Bình Dương do Hương Cảng xuất bản, trên đó nói ‘goai hau’ là cung điện cao nhất ở Hoa Kỳ, có đúng không?”
Cô cố ý dùng khẩu âm phố người Hoa để phát âm từ Nhà Trắng, nghe có vẻ hơi buồn cười.
Có nhiều người khịt mũi xem thường lời bình của tờ báo đó: đúng là người phương Đông ngu muội.
Nơi làm việc của tổng thống không liên quan gì đến Palace (cung điện) cả.
Cô chẳng để tâm đến lời giễu cợt ấy, tiếp tục nói, “Mẹ tôi thường hay bảo, người Mỹ không coi trọng gia đình, con cái vừa trưởng thành là không còn liên quan gì đến gia đình. Thậm chí ngay khi bọn họ đã già, con cái trong gia đình nước Mỹ cũng không cần chịu trách nhiệm phụng dưỡng.”
Trên thực tế là: người Mỹ cực kỳ coi trọng thành viên trong gia đình.
Bên dưới vẫn có người cười nhạo cô, nhưng vào lúc này, đột nhiên đã có nhiều người nhận ra ý đồ của cô.
Cô thôi cười, nghiêm túc nói, “Tất cả những người bạn từng du học ở châu Âu của tôi, khi quay về đều nói: Nước Mỹ cực kỳ kỳ thị chủng tộc, là một quốc gia tràn đầy phân biệt đối xử. Đây là sự thật sao?”
Trong chớp mắt cô đặt câu hỏi, ngay tức khắc bên dưới khán đài xì xào bàn tán, còn những người phê bình vẻ bề ngoài của cô, lên tiếng giễu cợt bài phát biểu nông cạn của cô, muốn xúi giục mọi người đuổi cô xuống, vào lúc này lại lập tức im bặt.
Cô nói, “Tiếp theo tôi muốn nói vài lời, tôi đã thấy được phương Đông trong mắt phương Tây qua vài tờ báo. Mọi người đều biết, trước khi vào trung học phổ thông, thì cấp trung học cơ sở của chúng tôi bị cô lập với trung học của người da trắng. Dĩ nhiên ngoại trừ một số học sinh Nhật Bản, có điều tôi không rành rọt về chuyện này lắm. Sau khi vào trung học phổ thông, tôi từng hỏi vài người bạn, rốt cuộc vì sao chúng tôi lại bị cô lập với bọn họ. Đại đa số câu trả lời đều là: ‘Người Trung Quốc không tắm rửa, người Trung Quốc ăn thịt chó, bọn họ khạc nhổ hay thậm chí là đại tiểu tiện ở bất cứ đâu’. Đến nỗi có người còn hỏi tôi, ‘Chân của con gái trung Hoa có bị quái dị không?’ Mọi người có cho rằng như thế không?”
Đột nhiên có một chàng trai tóc vàng nói: “Có lẽ cô có thể cho chúng tôi nhìn chân của cô để chứng minh điểm này!”
Hoài Chân lập tức mỉm cười, nói với anh ta: “Bình thường con gái Trung Hoa có hai đôi chân, một đôi là đôi tôi đang dùng bây giờ – là đôi chân máy được làm bằng Silicon; một đôi khác chính là đôi các anh từng thấy trên báo chí —— ồ, nhưng đó lại là cơ quan sinh dục khác của chúng tôi, chỉ có thể cho chồng xem sau khi kết hôn.” Hoài Chân chớp mắt, cố ý dùng âm thanh nhỏ nhẹ nói thẳng vào micro, nói với chàng trai bên dưới, “Nếu anh muốn, thì hôm nào đó tôi sẽ lén dẫn anh đến khuê phòng của tôi để xem. Có điều trước lúc đó, tôi phải hỏi ý kiến bạn trai tôi đã. Cea, anh có đồng ý không?”
Anh lớn tiếng nói, “No way!”
Bên dưới khán đài lại cười ầm ĩ.
Cô nói tiếp, “Thật ra tôi còn muốn nói về nền y học bị gọi là ma thuật nữa. Nói chung, vấn đề này cũng giống như ‘bạn thích trà hay cà phê’, hoặc là ‘cà phê cho thêm sữa hay đường’, nó đưa ra lựa chọn cho người Trung Quốc, nhưng đó cũng không phải là giải pháp duy nhất. Nếu anh muốn, thì với tư cách là người học việc trong trường học ma thuật nửa năm, tôi có thể cho anh một vài đề nghị nhỏ thần bí: những lúc căng thẳng có thể thử dùng hương sợi; dùng lo than thay cho lò sưởi; vào mùa hè, những bạn đến từ Texas có thể tới phố người Hoa tìm lò tre thử, nếu anh cảm thấy cột sống khó chịu thì anh có thể đến tìm phù thủy ở phố người Hoa – bọn họ sẽ cho anh một trái táo độc.”
Nói xong những lời đó, cô cố ý làm vẻ mặt khiếp hãi khi tiết lộ bí mật.
Vẻ mặt nghịch ngợm này, khi xuất hiện trên mặt một cô gái xinh xắn trẻ tuổi, nhất là lúc cắt tóc ngắn và xăm thêm một chữ Hán thần bí, thì thông thường sẽ mang lại hiệu quả vượt ngoài mong đợi.
Có người phụ nữ trung niên đeo kính nhìn cô chòng chọc mấy giây, sau đó ôm tim như không chịu nổi, trời ơi, sao cô ấy lại có thể đáng yêu đến vậy?
Hoài Chân thôi cười, quay lại chuyện chính: “Dĩ nhiên, thời gian tôi diễn thuyết cũng không nhiều, mọi người có thể xác minh điều này trong bài viết dài từng được đăng trên báo của tôi.
Điều tôi muốn nói ở đây hôm nay không phải là tranh luận chính trị dài dòng rườm rà, cũng không phải là muốn truy xét sai lầm của ai. Hẳn mọi người cũng đã nhận ra điều tôi muốn nói – là sự thù địch của phương Tây với phương Đông, đồng thời cũng là sự thù địch của phương Đông với phương Tây. Ngày hôm nay, sự thù địch giữa phố người Hoa và cộng đồng người gia trắng, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng, thật sự rất khiến người ta nản lòng.
Là một người Trung Hoa, tôi phản đối ‘nước Anh mở rộng biên giới Trung Quốc, đưa pháo súng, vi khuẩn và nha phiến vào’, nhưng đồng thời là một người Hoa, tôi không thể không tiếp nhận ‘chủ nghĩa đế quốc phương Tây’ mà chúng tôi căm hận, bởi vì điều đó thật sự đã mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng tôi: ví dụ như hủy diệt xã hội phụ hệ và và chế độ quân chủ phong kiến – có lẽ một trăm năm sau khi Trung Quốc đã nguôi ngoai, rồi bọn họ cũng sẽ thừa nhận điều đó.
Nhưng song song với đó, nó cũng đã tạo nên cảm giác vượt trội của người da trắng và sự tự ti của người da màu, để hai bên hiểu lầm nhau, cách xa nhau, mâu thuẫn với nhau, cuối cùng khó lòng giảng hòa. Bất luận mọi người có thừa nhận hay không, thì với tôi, hai dân tộc vĩ đại này đều đáng để tôn kính.”
“Là một học sinh hưởng nền giáo dục ở trường công lập và có ít kiến thức về y khoa, cho dù trong bài viết hay bài phát biểu vừa rồi của tôi, thì tôi cũng đã trình bày những câu chuyện có thật cùng cảm nhận của mình. Sự thật cũng như con dao giải phẫu của bác sĩ ngoại khoa, tuy tàn ác và mang lại đau đớn, song lại có thể chữa khỏi bệnh…”
Có một phóng viên không khỏi ngắt lời cô: “Cô đang nói chuyện của mình và bạn trai sao?”
Cô ngẫm nghĩ, sau đó cười khẽ, “Đúng là rất giống nhau. Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh, bình đẳng và tôn trọng, thì trước tiên phải cắt bỏ cảm giác tự ti và vượt trội của bản thân đã. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và nhượng bộ rất lớn từ cả hai phía – mà mấu chốt ở đây là, ai sẽ là người sẵn lòng đi bước này trước?”
Nói xong câu trên, rốt cuộc cô cũng thở phào, bình tĩnh mỉm cười.
Một đôi mắt xanh đen lẳng lặng nhìn cô, dường như không ai chú ý là cô đã phát biểu xong.
Cô nói tiếp, “Liên quan đến tất cả phát biểu bên trên, mọi người đều có thể đọc được trong luận văn đầy đủ hơn của tôi, hiện tại ở đây tôi không muốn nói nhiều gì, dẫu gì tôi cũng chỉ có thời gian năm phút để phát biểu. Vậy, tôi đã nói đủ năm phút chưa?”
Dưới khán đài im lặng mấy giây.
Rồi bắt đầu từ nữ hiệu trưởng ở sau lưng.
Chẳng mấy chốc, tràng pháo tay rào rào vang lên như sấm.
__
Qin: Với cá nhân mình thì đây là chương đỉnh điểm của cả truyện, khi Ceasar không ngần ngại thừa nhận người yêu mình là người da vàng, khi Hoài Chân lên tiếng phát biểu trước những người da trắng, khi những tràng pháo tay vang lên – xét về mặt nào đó thì chính là dấu hiệu thay đổi quan niệm cố hữu của cộng đồng phương Tây.
Ngoài lề một chút, không biết có bạn nào như mình không, mình cảm thấy bài hát “Made in the USA” thật sự rất hợp với không khí của truyện. If you fall I’ll fall with you baby… Tell me girl every day you’re my everything… Just a little West Coast, and a bit of sunshine (ở đây mà đổi bờ Tây thành bờ Đông là y chang truyện)… Mọi câu chữ của bài hát này đều khiến mình liên tưởng đến tình yêu và hành trình của đôi trẻ, thật sự rất thấm thía.
Lúc bọn họ đi vào, ngoài hai dãy bàn dài ở sau bục diễn thuyết là vẫn còn trống, thì hầu như trong phòng đã chật ních người.
Hai người lặng lẽ tìm được ghế dán bảng tên của Rosalie và Mark ở trong góc, vị trí không gần nhau – giữa cô và Ceasar cách ba bốn chỗ trống. Chẳng mấy chốc, mấy cô gái người da trắng của trường đại học Barnard đến, vừa ngồi vào giữa Ceasar và Hoài Chân vừa thấp giọng cười nói, nói cậu nhìn người tổ chức hội nghị đó đi, tối qua lại uống rượu nữa rồi, lỗ chân lông vừa to vừa đen như ô mai mốc meo; hội đồng quản trị của quỹ Ford cũng dần đến, chẳng trách người tổ chức lại cúi người gật đầu như thế, còn cố ý xếp hai dãy bàn dài ở sau bục diễn thuyết cho nhà tài trợ, lấy đó làm cao với toàn hội trường; nghe nói hội nghị lần này long trọng như thế là vì nó khác với năm trước, quỹ Rockefeller cũng tài trợ một khoản lớn, thấy bảo còn nhiều hơn quỹ Ford những 4000 đô la, thậm chí còn có ba giáo sư Harvard và một nữ hiệu trưởng của Trường Radcliffe đến dưới danh nghĩa của quỹ Hollows, vân vân và mây mây.
“Ô mai mốc” đọc diễn văn với toàn thể giáo sư sinh viên, ký giả và nhà tài trợ xong, nữ hiệu trưởng trường Radcliffe tóc vàng nhạt, mặc âu phục trắng cũng đại diện phái nữ phát biểu mấy câu (mặc dù hơn một nửa số nữ sinh trong hội trường là đến từ “học viện” do các trường đại học nổi tiếng bố trí tách biệt), thỉnh thoảng có vài câu nói cười, nhưng nhiều nhất vẫn là những lời sáo rỗng – dù gì cũng không ai mong đợi lời khai mạc của hội nghị học thuật có thể hấp dẫn được như bài phát biểu của các nhà lãnh đạo nổi tiếng hàng thế kỷ.
Bên trong hội trường có bật máy sưởi. Lúc vào phòng khách ở tầng một, cô và Ceasar không gửi áo khác. Hoài Chân chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài trang phục truyền thống lụa đen, đứng ở ngoài kia vẫn thấy lạnh, nhưng mới ngồi trong hội trường mấy phút thì đã bắt đầu thấy nóng, khiến cô mơ màng ngủ gật. Trước khi người diễn thuyết đầu tiên hôm nay lên bục, chỉ có một đoạn lời mở đầu là thu hút cô:
“‘Khi khu vực thu hoạch rễ lúa mì đầu tiên bị xói mòn do mưa gió, khi con sói sống ngoài làng còn chưa dứt tiếng tru, thì bọn họ đã thu xếp bố trí, để lũ trẻ bắt đầu học tập Aristotle, Thucydides, Horace và Tacitus*, còn cả thánh kinh viết bằng ngôn ngữ Hebrew ở nơi hoang vu này… Người có học vấn ấy chính là quý tộc.’ Đây chính là mục đích mà chúng ta tề tựu tại đây vào hôm nay, bởi vì, ‘Nếu một quốc gia văn minh chỉ biết mong đợi vào vô tri và tự do, thì thứ mong đợi đó chưa bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra’.”
(*Theo thứ tự là nhà triết học Hy Lạp, sử gia Hy Lạp, nhà thơ La Mã và sử gia La Mã.)
Trong tiếng vỗ tay như sấm rền, Hoài Chân đưa mắt nhìn lên, nhìn thấy người đã dùng bài phát biểu của Jefferson – người có công lớn trong việc sáng lập Hoa Kỳ để kết thúc bài diễn văn của mình – là một người đàn ông trung niên thắt cà vạt hoa kinh điển kiểu Mỹ (theo như mấy cô gái kia nói thì đó chính là Chủ tịch Quỹ Ford Châu Á Hoa Kỳ).
Trong tràng vỗ tay không dứt, ông ta ngồi xuống ghế khách mời đặc biệt trong hai hàng ghế thuộc quỹ Ford.
Sau đó, nữ hiệu trưởng vui vẻ bước lên bục lần nữa: Xin mọi người hãy nhiệt liệt chào đón vị diễn giả đầu tiên của ngày hôm nay.
Hoài Chân bất chợt thấy vui: trong mấy trường học này, đằng trong thì âm thầm bài Hoa, thế nhưng ngoài mặt vẫn gửi thư mời cho người Hoa; kỳ thị phụ nữ tận xương tủy, nhưng vẫn làm bộ làm tịch để “quý bà đáng kính” đại diện nhà trường đọc diễn văn. Dùng một từ Trung Quốc để hình dung, cô nghĩ có lẽ đó là “nghiêm trang đạo mạo”.
Người đầu tiên lên bục là một anh chàng tóc vàng mặc âu phục, ngoại hình khá tuấn tú, nhưng lại mang đến cho người ta cảm giác chơi bời quá độ. Câu đầu tiên anh ta phát biểu là: “Bình thường trông tôi không như thế này, chỉ là tối qua không được ngủ ngon giấc…” Nói rồi lại nhéo bọng mắt dài một tấc, nói, “Thật sự rất căng thẳng. Một mình tôi trải qua một đêm dài, mong mọi người chớ suy nghĩ bậy bạ.”
Lời tự nhạo báng này đã khiến toàn hội trường cười to, vì dẫu sao mọi người cũng phát hiện anh ta chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần.
Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Oberlin, anh ta làm việc cho báo Chicago Tribune, nhờ bài viết nói về “điều tra văn học” và “Lý thuyết về giai cấp nhàn rỗi” xuất bản hai tháng trước mà được mời tham dự hội nghị. Lần này anh ta diễn thuyết khoảng hai mươi lăm phút – có vẻ hơi dài với một bài thuyết trình không quá chính thức.
Hoài Chân không có nhiều hiểu biết về phương diện này, nghe một lúc lâu thì phát hiện mình không hiểu gì, còn suýt ngủ gật. Đợi tới khi cô nhìn lên trên bục, trông thấy vẻ mặt của cánh nhà báo và mấy nhà tài trợ đều thờ ơ ai cũng như ai, cô lập tức bừng hiểu: thì ra không phải chỉ có một mình cô không hiểu.
Mấy cô gái ngồi bên phải cũng đang thảo luận.
Một cô gái nhìn đồng h, “Hội nghị chỉ kéo dài đến một giờ kém mười lăm, sau đó sẽ sang bên cạnh ăn buffet. Giữa chừng chỉ có mười phút nghỉ ngơi, mà tổng cộng có bảy diễn giả —— anh ta định lấn thời gian của người khác hả?”
“So boring.” (Chán muốn chết.)
“Lời mở đầu của anh ta chính là đỉnh điểm của bài phát biểu luôn rồi.”
“Có điều chắc chắn trong sáu trường học có giáo sư chịu nhận anh ta làm học trò. Tài liệu chuẩn bị rất tốt, chẳng qua khả năng diễn thuyết không đạt đến hiệu ứng tuyên truyền mà thôi.”
Chàng trai trên bục đã phát biểu xong, mặt đỏ gay, đầu đổ đầy mồ hôi.
Dưới khán đài im lặng một lúc, trông tất cả đều có vẻ thở phào. Phải ít nhất là một phút sau thì mới có giáo sư Xã hội học của trường Princeton đặt câu hỏi với anh ta, hỏi anh ta có cái nhìn thế nào về “sự kiện thức ăn gia súc”, lại uyển chuyển bảo anh ta “trả lời ngắn gọn”.
Anh ta cũng “rất ngắn gọn” biện hộ cho công nhân và nữ quyền, lại nhận được một tràng pháo tay – xem ra câu trả lời không đến nỗi quá tệ.
Ngay sau đó, nữ hiệu trưởng mặc âu phục trắng đi lên bục, đưa cho anh ta một thư mời được niêm phong – thư đến từ khoa xã hội học của đại học Princeton.
Dưới khán đài xôn xao một lúc, nữ hiệu trưởng cũng không có bình luận gì thêm, vội vã mời diễn giả tiếp theo lên.
Nội dung hai phần diễn thuyết tiếp theo, một là về “Dewey và chủ nghĩa thực dụng”, một là liên quan đến phong trào chủ nghĩa tiến bộ, các diễn giả đều là nam thanh niên người da trắng. Trừ thỉnh thoảng xen vào một hai câu nói đùa, thì nội dung của ba phần thuyết trình cứ khó hiểu dần. Trong bài diễn thuyết đồng đều như nhau không có gì mới mẽ, cô ngẫm nghĩ về bản chất của hội nghị lần này sự: thật ra thì hầu hết các giáo sư ở đây đều đã xem qua các bài viết không tính là luận văn đã được sàng lọc trước đó, trong lòng sớm đã có kết luận về các tác giả của bài viết; Còn về phần thuyết trình thế nào, chẳng qua chỉ là mục gây cười và thêm điểm mà thôi; mà khả năng thuyết trình của ba người trước mặt cũng chỉ tương đương với bài phát biểu tốt nghiệp đại học của du học sinh ở mức trung bình mà thôi – nội dung của bài viết rất chi tiết và mới lạ, nhưng bài phát biểu không không có gì xuất sắc. Chọn ra bảy người trong số những thanh niên có triển vọng rồi tổ chức một cuộc hội nghị, kéo mấy quỹ tài trợ lớn đến, cũng thu hút cánh truyền thông cổ động tuyên truyền cho hội nghị lần này, thật sự đúng là mua danh trục lợi.
Hoài Chân gục xuống bàn, nhìn mấy giáo sư đại học Harvard, Yale và Columbia nhao nhao đưa thư mời cho diễn giả bàn về phong trào tiến bộ kia. Có lẽ Bá Lạc* có lòng chiêu nạp hiền tài, nhưng trường học không có ý định giành thêm nhiều người cho mình.
(*Bá Lạc: người thời Xuân Thu, nước Tần, giỏi về xem tướng ngựa. Ngày nay dùng để chỉ người giỏi phát hiện, tiến cử, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.)
Thời gian sắp xếp rất căng: bảy diễn giả được phân bố thời gian trong ba tiếng rưỡi, chỉ có mười phút nghỉ ngơi và cộng thêm năm phút thời gian linh hoạt —— cô ngáp một cái, trong đầu nghĩ, coi như chuyến này đi không rồi: ở đây không có dư thời gian cho cô, lại càng không có vị trí thuộc về cô.
Nữ hiệu trưởng lại lên bục một lần nữa, mỉm cười thông báo mọi người nghỉ ngơi mười phút: trong mười phút này, các bạn nhà báo có thể mời giáo sư hoặc diễn giả mình muốn mời sang phòng bên cạnh để phỏng vấn ngắn gọn, hoặc là đến phòng giải khát uống hồng trà hoặc cà phê.
Hoài Chân nghiêng đầu, định nhìn sang chỗ Ceasar. Ngặt nỗi mấy cô gái kia cao hơn cô rất nhiều, bọn họ vừa đứng lên là lập tức che khuất tầm nhìn của cô.
Mấy cô gái ấy định uống nước cam Sunkist và hồng trà, giẫm giày cao gót đi được hai bước, cuối cùng Hoài Chân cũng nhìn thấy chỗ ngồi của Mark – nhưng ở đó không có người.
Cô thoáng bối rối.
Còn chưa kịp hoàn hồn, cô đã nghe thấy nhân viên nhà trường ở đằng xa vừa tức giận cùng bất ngờ lớn tiếng quát tháo: “Wait, wait! Who are you?”
Những người ngồi hàng trước cũng chụm đầu ghé tai nhau: “Cậu ta là ai vậy?”
Sau đó là âm thanh bên cạnh, “Ồ, anh ta ——”
Một cô gái khác tiếp lời: “Cậu biết anh ta sao?”
Một cô gái che miệng, toan kiềm chế vẻ mặt ngạc nhiên, “Vừa rồi anh ta ngồi ngay bên cạnh mình, mình có nói với các cậu mà, có nhớ không?”
“Ý cậu là ——” Các cô gái rối rít nhìn lên bục diễn thuyết.
Trong tiếng “hello” thử micro quen thuộc, một vài người ở hàng trước đã ngồi xuống lại.
Hoài Chân nhìn sang theo tầm mắt của mọi người ——
Chỉ trong vòng nửa phút, nhân lúc các thính giả chưa rời khỏi hội trường, Ceasar đã đứng trên bục diễn thuyết.
Nữ hiệu trưởng che ngực đứng sau lưng anh, hoảng sợ nhìn người thanh niên trước mặt, thậm chí còn chưa hiểu rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Hoài Chân cũng mất một lúc mới ý thức được chuyện gì sắp xảy ra.
Có khoảnh khắc cô không cảm thấy người vừa ngang ngược lại không mất lễ phép ép nữ hiệu trưởng xuống khỏi bục, người được các cô gái kia gọi là “dark-haired handsome” đó là Ceasar.
Cô lẳng lặng nhìn xuống bên dưới, nhìn anh cởi áo khoác ra vắt trên cánh tay, để lộ chiếc áo lụa màu xanh nhạt cô đưa anh mặc. Anh cúi người, mở miệng nói vào micro.
Ngay giây tiếp theo, giọng nói trầm thấp đầy quyến rũ quá quen thuộc vang vọng khắp bốn phương tám hướng.
“Please allow me to delay you for a moment.” Anh nói.
(Cho phép tôi trì hoãn các bạn một lát.)
Bảo vệ nhà trường cầm gậy cảnh sát xông đến, quát to với anh: “What the hell are you doing! Who are you?!” (Cậu đang làm cái quái gì đấy hả! Cậu là ai?!)
“Xin cho tôi hai phút được giải thích mục đích, rồi hẵng quyết định có đuổi tôi đi hay không.” Anh nhìn ra sau rồi nói tiếp, “Tôi tới để tìm người —— là bạn gái tôi, một tháng trước cô ấy nói với tôi là cô ấy được mời đến đây để diễn thuyết, nhưng tôi không tìm được cô ấy, cũng không thấy tên cô ấy trong danh sách. Tôi chỉ muốn biết cô ấy có gặp chuyện bất trắc gì không.”
Trước khi cảnh sát nhảy lên sân khấu, người tổ chức hội nghị đã ngăn anh ta lại.
Có một toán sinh viên nam lớn tiếng hỏi anh chàng đẹp trai xa lạ xông vào hội trường: “Cho hỏi cô ấy tên là gì?”
Anh hoàn toàn không chút bận tâm phía nhà trường đang làm gì, nhắm ngay hướng đặt câu hỏi mà trả lời: “Waaizan Kwai.”
Sau đó lại quay sang mười mấy chiếc máy ảnh đang chĩa vào mình, hỏi, “Her name appeared on Overland Monthly, right?” (Tên cô ấy đã xuất hiện ở nguyệt san Overland, đúng không?)
Trước khi trả lời câu hỏi của anh, có người đặt vấn đề sắc bén hơn: “Tức là anh đang hẹn hò với một cô gái người Hoa?”
Anh không do dự đáp “Đúng thế.”
Không kịp đợi anh đáp xong, chợt một thứ màu nâu không rõ nguồn gốc từ dưới khán đài bay lên sân khấu!
Ceasar né mình, linh hoạt tránh được.
Tiếng vỏ trứng vỡ vụn vang lên, lúc này mọi người mới hoàn hồn, hét lớn đầy kinh hãi —— thứ ném lên chính là trứng gà thối!
“Có lẽ tôi đã tìm được nguyên nhân cô ấy không thể diễn thuyết rồi.” Anh thoáng nghiêng đầu, liếc nhìn tấm thảm sau lưng, cũng không ngẩng đầu lên nói, “Là trứng hai lòng đỏ, chúc mừng anh.”
Dưới khán đài cười ầm ĩ.
Không biết trứng gà này từ đâu mà ra, có lẽ là chuẩn bị cho một diễn giả khác, nhưng chính người bài Hoa ném trứng gà cũng không ngờ là sẽ dùng đến nó sớm như vậy.
Tâm trạng của Hoài Chân cứ lúc cao lúc thấp như khi ngồi xe chạy qua núi vậy, rốt cuộc vào lúc này cô cũng bịt chặt miệng, hơi thở dồn dập.
Ceasar bình tĩnh hỏi, “Còn nữa không?”
Một nữ sinh cao giọng trả lời thay người ném trứng: “Tôi nghĩ là hết rồi! Anh đẹp trai, mời tiếp tục phát biểu!”
Ceasar mỉm cười với cô ấy, “Tôi rất thích kiểu tóc của cô.” Rồi anh nói tiếp, “Vậy có ai đó có thể nói với tôi, là bạn gái tôi đã nói dối tôi sao?”
Các vị hiệu trưởng ngồi ở hàng đầu ghé tai thảo luận với người tổ chức ghé tai, có thể thấy rõ những con mọt sách này cũng không có biện pháp ứng đối cho tình huống bất ngờ trước mắt.
Mà các thính giả đã nhanh chóng đưa ra quyết định hơn phía nhà trường.
Có mấy chàng trai da trắng ngồi hàng trước đột nhiên ngoái đầu lại, la lớn ra sau lưng: “Waaizan Kwai! Bạn trai cô tới tìm cô, cho hỏi cô có ở đây không?”
Để tránh gây ra mất trật tự lớn hơn, thì khi chàng trai kia vừa dứt lời, các hiệu trưởng lập tức đề cử ra một người, thay mọi người đến giải đáp nghi hoặc của cánh phóng viên và nhà tài trợ.
Đó là một người trung niên đeo kính mặt mũi hiền hậu, ông ta lên tiếng: “Vì có rất nhiều nhân tố nên hội nghị của các năm trước chưa bao giờ có tiền lệ để học sinh da màu phát biểu, vì vậy chúng tôi đã không chuẩn bị chu đáo. Nhưng xét thấy hội nghị đã có lịch trình sẵn, mà thời gian của những thính giả tại chỗ cũng có hạn, nên sau khi thảo luận một cách ngắn gọn, chúng tôi kết luận là: nếu Quý Hoài Chân có đến tham gia thì chúng tôi có thể cho cô năm phút để diễn thuyết. Chúng tôi tin rằng cô là người xuất sắc trong vấn đề liên quan đến liên văn hóa, có thể cô sẽ cho chúng tôi một hướng dẫn chính xác và tốt hơn về vấn đề này. Quý Hoài Chân, xin hỏi cô có ở đây không?”
Mười mấy ống kính máy ảnh bắt đầu đưa qua đưa lại ở phía dưới khán đài.
Đám đông bắt đầu ồn ào: “Quý Hoài Chân, cô có mặt ở đây không?”
Ceasar nhìn về phía cô, mỉm cười.
Cô bụm mặt.
Hai giây sau, Hoài Chân điều chỉnh lại biểu cảm, quả quyết đứng dậy.
Trong chớp mắt đứng lên, xuyên qua băng ghế đi về phía hành lang, cô bị ánh đèn ở đằng xa làm cho choáng váng.
Lúc từ hành lang bước xuống bậc thang, cô cúi đầu, cởi từng chiếc nút áo ra. Lúc đi tới bục diễn thuyết cao nửa mét kia, cô cởi hẳn áo khoác, để lộ bộ trang phục truyền thống lụa đen mặc bên trong.
Ceasar đi tới bên mép sân khấu, giơ tay kéo cô lên. Tiếp sau đó, anh nhận lấy áo khoác trong tay cô rồi nhảy xuống khỏi sân khấu, đứng trong góc khuất ở hàng trước hội trường, ngẩng đầu nhìn cô gái của mình.
Do lò sưởi trong hội trường, gò má cô đỏ ửng vì thiếu dưỡng khí, bộ trang phục truyền thống màu đen càng làm nổi bật làn da trắng muốt; lộ ra dưới tay áo ngắn là cánh tay như ngó sen và vùng da dưới xương quai xanh hai tấc, xuyên qua lớp lụa đen, có thể nhìn thấy rõ hình xăm chữ Hán – chính là tên của anh.
Trong suốt quá trình đó, bầu không khí im ắng bao trùm toàn hội trường.
Không khí đó kéo dài đến khoảnh khắc cô đứng trên bục diễn thuyết, ngẩng đầu lên, mỉm cười với gần một ngàn người nghe ở dưới khán đài, nói, “Vậy là tôi chỉ có năm phút đúng không?”
Trong giọng nói không hề có chút nào rụt rè.
Phía nhà trường lặp lại một lần: “Đúng thế, nói cho đúng là còn dư lại chín phút. Năm phút diễn thuyết, bốn phút còn lại, có lẽ, tôi nói là có lẽ, sẽ có giáo sư muốn đặt câu hỏi với cô.”
Chỉ có mỗi năm phút thì có thể nói gì đây?
Cô nhìn bản nháp đã sớm học thuộc lòng trong tay, vì cô dự trù thời gian là mười lăm phút nên chia nhỏ thành năm tờ, mỗi tờ là bài phát biểu nói trong ba phút. Không có luận văn để tham chiếu, nên nếu cô nói theo cái này, chắc chắn những người nghe bên dưới càng thờ ơ hơn cả khi nghe ba diễn giả trước đó thuyết trình.
Cô nhanh chóng quyết định ném năm tờ giấy trong tay đi.
Dưới làn gió ấm phả ra từ máy sưởi, những tờ giấy trắng viết chi chít những con chữ tiếng Anh nắn nót tựa như những chú bướm cánh trắng, vỗ cánh bay lên.
Cô nói, “Chủ đề diễn thuyết hôm nay của tôi là, phương Đông trong mắt phương Tây.”
Vừa dứt lời, lập tức bên dưới có người châm biếm.
Trong đại đa số ánh mắt ở khán đài, cô đọc được sự khinh bỉ và không tin tưởng – đa số mọi người đều đang chờ nhìn cô bị cười nhạo.
Cô suy nghĩ hai giây rồi nói tiếp, “Tôi đến từ phố người Hoa ở thành phố San Francisco, cha tôi kinh doanh tiệm giặt giũ nhỏ. Tôi từng viết một bài viết nói về ghi chép nghề y liên quan đến công nhân đường sắt người Hoa ở thành phố San Francisco, từng được đăng tải trên Nhật báo Trung Tây phiên bản tiếng Anh, cho nên tôi mới có thể đến đây. Tôi biết mọi người đang chờ nghe những gì từ miệng tôi: ‘sự căm phẫn đối với “Đạo luật bài trừ người Hoa”, sự bi thảm đối với những bất công đã trải. Cho nên tôi muốn lợi dụng hoặc xúi giục cảm xúc công chúng để trút giận, muốn biến bất công này thành chủ nghĩa dân túy.’ Nhưng không phải như thế. Có thể tôi đã khiến vài người phải thất vọng rồi.
Mở đầu bài diễn thuyết, tôi muốn nói về phương Tây trong mắt người phương Đông chúng tôi. Cha tôi luôn cảm thấy, bên ngoài phố người Hoa tràn ngập mại dâm, bài bạc, thuốc phiện, cho rằng quan niệm tình dục của người da trắng rất cởi mở, nên ông kiên quyết không cho phép tôi và chị gái qua lại với người da trắng ——”
Lập tức có người ngắt lời cô: “Ăn nói lung tung!”
Cô làm như không nghe thấy, tiếp tục nói, “Mấy ngày trước, tôi có đọc một tờ báo Thái Bình Dương do Hương Cảng xuất bản, trên đó nói ‘goai hau’ là cung điện cao nhất ở Hoa Kỳ, có đúng không?”
Cô cố ý dùng khẩu âm phố người Hoa để phát âm từ Nhà Trắng, nghe có vẻ hơi buồn cười.
Có nhiều người khịt mũi xem thường lời bình của tờ báo đó: đúng là người phương Đông ngu muội.
Nơi làm việc của tổng thống không liên quan gì đến Palace (cung điện) cả.
Cô chẳng để tâm đến lời giễu cợt ấy, tiếp tục nói, “Mẹ tôi thường hay bảo, người Mỹ không coi trọng gia đình, con cái vừa trưởng thành là không còn liên quan gì đến gia đình. Thậm chí ngay khi bọn họ đã già, con cái trong gia đình nước Mỹ cũng không cần chịu trách nhiệm phụng dưỡng.”
Trên thực tế là: người Mỹ cực kỳ coi trọng thành viên trong gia đình.
Bên dưới vẫn có người cười nhạo cô, nhưng vào lúc này, đột nhiên đã có nhiều người nhận ra ý đồ của cô.
Cô thôi cười, nghiêm túc nói, “Tất cả những người bạn từng du học ở châu Âu của tôi, khi quay về đều nói: Nước Mỹ cực kỳ kỳ thị chủng tộc, là một quốc gia tràn đầy phân biệt đối xử. Đây là sự thật sao?”
Trong chớp mắt cô đặt câu hỏi, ngay tức khắc bên dưới khán đài xì xào bàn tán, còn những người phê bình vẻ bề ngoài của cô, lên tiếng giễu cợt bài phát biểu nông cạn của cô, muốn xúi giục mọi người đuổi cô xuống, vào lúc này lại lập tức im bặt.
Cô nói, “Tiếp theo tôi muốn nói vài lời, tôi đã thấy được phương Đông trong mắt phương Tây qua vài tờ báo. Mọi người đều biết, trước khi vào trung học phổ thông, thì cấp trung học cơ sở của chúng tôi bị cô lập với trung học của người da trắng. Dĩ nhiên ngoại trừ một số học sinh Nhật Bản, có điều tôi không rành rọt về chuyện này lắm. Sau khi vào trung học phổ thông, tôi từng hỏi vài người bạn, rốt cuộc vì sao chúng tôi lại bị cô lập với bọn họ. Đại đa số câu trả lời đều là: ‘Người Trung Quốc không tắm rửa, người Trung Quốc ăn thịt chó, bọn họ khạc nhổ hay thậm chí là đại tiểu tiện ở bất cứ đâu’. Đến nỗi có người còn hỏi tôi, ‘Chân của con gái trung Hoa có bị quái dị không?’ Mọi người có cho rằng như thế không?”
Đột nhiên có một chàng trai tóc vàng nói: “Có lẽ cô có thể cho chúng tôi nhìn chân của cô để chứng minh điểm này!”
Hoài Chân lập tức mỉm cười, nói với anh ta: “Bình thường con gái Trung Hoa có hai đôi chân, một đôi là đôi tôi đang dùng bây giờ – là đôi chân máy được làm bằng Silicon; một đôi khác chính là đôi các anh từng thấy trên báo chí —— ồ, nhưng đó lại là cơ quan sinh dục khác của chúng tôi, chỉ có thể cho chồng xem sau khi kết hôn.” Hoài Chân chớp mắt, cố ý dùng âm thanh nhỏ nhẹ nói thẳng vào micro, nói với chàng trai bên dưới, “Nếu anh muốn, thì hôm nào đó tôi sẽ lén dẫn anh đến khuê phòng của tôi để xem. Có điều trước lúc đó, tôi phải hỏi ý kiến bạn trai tôi đã. Cea, anh có đồng ý không?”
Anh lớn tiếng nói, “No way!”
Bên dưới khán đài lại cười ầm ĩ.
Cô nói tiếp, “Thật ra tôi còn muốn nói về nền y học bị gọi là ma thuật nữa. Nói chung, vấn đề này cũng giống như ‘bạn thích trà hay cà phê’, hoặc là ‘cà phê cho thêm sữa hay đường’, nó đưa ra lựa chọn cho người Trung Quốc, nhưng đó cũng không phải là giải pháp duy nhất. Nếu anh muốn, thì với tư cách là người học việc trong trường học ma thuật nửa năm, tôi có thể cho anh một vài đề nghị nhỏ thần bí: những lúc căng thẳng có thể thử dùng hương sợi; dùng lo than thay cho lò sưởi; vào mùa hè, những bạn đến từ Texas có thể tới phố người Hoa tìm lò tre thử, nếu anh cảm thấy cột sống khó chịu thì anh có thể đến tìm phù thủy ở phố người Hoa – bọn họ sẽ cho anh một trái táo độc.”
Nói xong những lời đó, cô cố ý làm vẻ mặt khiếp hãi khi tiết lộ bí mật.
Vẻ mặt nghịch ngợm này, khi xuất hiện trên mặt một cô gái xinh xắn trẻ tuổi, nhất là lúc cắt tóc ngắn và xăm thêm một chữ Hán thần bí, thì thông thường sẽ mang lại hiệu quả vượt ngoài mong đợi.
Có người phụ nữ trung niên đeo kính nhìn cô chòng chọc mấy giây, sau đó ôm tim như không chịu nổi, trời ơi, sao cô ấy lại có thể đáng yêu đến vậy?
Hoài Chân thôi cười, quay lại chuyện chính: “Dĩ nhiên, thời gian tôi diễn thuyết cũng không nhiều, mọi người có thể xác minh điều này trong bài viết dài từng được đăng trên báo của tôi.
Điều tôi muốn nói ở đây hôm nay không phải là tranh luận chính trị dài dòng rườm rà, cũng không phải là muốn truy xét sai lầm của ai. Hẳn mọi người cũng đã nhận ra điều tôi muốn nói – là sự thù địch của phương Tây với phương Đông, đồng thời cũng là sự thù địch của phương Đông với phương Tây. Ngày hôm nay, sự thù địch giữa phố người Hoa và cộng đồng người gia trắng, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng, thật sự rất khiến người ta nản lòng.
Là một người Trung Hoa, tôi phản đối ‘nước Anh mở rộng biên giới Trung Quốc, đưa pháo súng, vi khuẩn và nha phiến vào’, nhưng đồng thời là một người Hoa, tôi không thể không tiếp nhận ‘chủ nghĩa đế quốc phương Tây’ mà chúng tôi căm hận, bởi vì điều đó thật sự đã mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng tôi: ví dụ như hủy diệt xã hội phụ hệ và và chế độ quân chủ phong kiến – có lẽ một trăm năm sau khi Trung Quốc đã nguôi ngoai, rồi bọn họ cũng sẽ thừa nhận điều đó.
Nhưng song song với đó, nó cũng đã tạo nên cảm giác vượt trội của người da trắng và sự tự ti của người da màu, để hai bên hiểu lầm nhau, cách xa nhau, mâu thuẫn với nhau, cuối cùng khó lòng giảng hòa. Bất luận mọi người có thừa nhận hay không, thì với tôi, hai dân tộc vĩ đại này đều đáng để tôn kính.”
“Là một học sinh hưởng nền giáo dục ở trường công lập và có ít kiến thức về y khoa, cho dù trong bài viết hay bài phát biểu vừa rồi của tôi, thì tôi cũng đã trình bày những câu chuyện có thật cùng cảm nhận của mình. Sự thật cũng như con dao giải phẫu của bác sĩ ngoại khoa, tuy tàn ác và mang lại đau đớn, song lại có thể chữa khỏi bệnh…”
Có một phóng viên không khỏi ngắt lời cô: “Cô đang nói chuyện của mình và bạn trai sao?”
Cô ngẫm nghĩ, sau đó cười khẽ, “Đúng là rất giống nhau. Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh, bình đẳng và tôn trọng, thì trước tiên phải cắt bỏ cảm giác tự ti và vượt trội của bản thân đã. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và nhượng bộ rất lớn từ cả hai phía – mà mấu chốt ở đây là, ai sẽ là người sẵn lòng đi bước này trước?”
Nói xong câu trên, rốt cuộc cô cũng thở phào, bình tĩnh mỉm cười.
Một đôi mắt xanh đen lẳng lặng nhìn cô, dường như không ai chú ý là cô đã phát biểu xong.
Cô nói tiếp, “Liên quan đến tất cả phát biểu bên trên, mọi người đều có thể đọc được trong luận văn đầy đủ hơn của tôi, hiện tại ở đây tôi không muốn nói nhiều gì, dẫu gì tôi cũng chỉ có thời gian năm phút để phát biểu. Vậy, tôi đã nói đủ năm phút chưa?”
Dưới khán đài im lặng mấy giây.
Rồi bắt đầu từ nữ hiệu trưởng ở sau lưng.
Chẳng mấy chốc, tràng pháo tay rào rào vang lên như sấm.
__
Qin: Với cá nhân mình thì đây là chương đỉnh điểm của cả truyện, khi Ceasar không ngần ngại thừa nhận người yêu mình là người da vàng, khi Hoài Chân lên tiếng phát biểu trước những người da trắng, khi những tràng pháo tay vang lên – xét về mặt nào đó thì chính là dấu hiệu thay đổi quan niệm cố hữu của cộng đồng phương Tây.
Ngoài lề một chút, không biết có bạn nào như mình không, mình cảm thấy bài hát “Made in the USA” thật sự rất hợp với không khí của truyện. If you fall I’ll fall with you baby… Tell me girl every day you’re my everything… Just a little West Coast, and a bit of sunshine (ở đây mà đổi bờ Tây thành bờ Đông là y chang truyện)… Mọi câu chữ của bài hát này đều khiến mình liên tưởng đến tình yêu và hành trình của đôi trẻ, thật sự rất thấm thía.
Tác giả :
Duy Đao Bách Tích