Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 125: Thành phố Gotham (5)
Khi từ bệnh viện về quán bán đồ ăn nhanh trên phố Canal thì cũng đã gần bốn giờ. Trong quán không có người, người đàn ông kia vẫn uể oải ngồi tít trong góc tiệm tập trung xỉa răng.
Có lẽ ngồi suốt một buổi chiều một mình cũng chán, nên khi thấy cô vào quán lần thứ hai, ông ta quan tâm hỏi: “Ăn cơm chưa?”
Cơn giận còn dư của Mỹ Đường cũng đã biến mất, cô bình thản trả lời, “Ăn rồi.”
Người đàn ông nói, “Thằng nhóc nước ngoài gọi điện đến, nói sẽ về muộn, nhớ đợi cậu ta rồi đến khách sạn.”
Mỹ Đường vừa bước chân trước vào quán, nghe thế bèn đáp,“Được.”
Cô ấy định dẫn cô đi ra ngoài, người đàn ông kia lại gọi Mỹ Đường, “Ở khách sạn Huệ Xuân trên phố Bayard là không sai vào đâu được, cheap! Nice!”
Đột nhiên nghe thấy từ tiếng Anh thốt lên qua kẽ răng đen vàng của ông ta, cô có cảm giác như có hai hạt đậu chợt bay ra từ máy làm bỏng ngô vậy.
Hoài Chân không kìm nén nổi, cười thành tiếng.
Mỹ Đường nói, “Phòng trong nhà mình cũng rất tốt, vì sao phải đến khách sạn ở phố Bayard?”
Người đàn ông cười khà khà.
Mỹ Đường hoàn hồn, trừng mắt với ông: “Chú đã lấy của người ta bao nhiêu tiền vậy?”
Người đàn ông mặt dày nói, “Tự Citibank chuyển tiền tới, dĩ nhiên ta phải giúp người ta rồi.”
Mỹ Đường tức giận, kéo Hoài Chân xoay đầu rời đi.
Người đàn ông còn lớn tiếng nhấn mạnh: “Nhất định phải đến khách sạn Huệ Xuân đó! Ta đã nói với người ta rồi…”
Cả hai cùng đi vào bóng đêm, Mỹ Đường tức tới mức giọng run run, “Ông ấy tự tiện thu tiền của bạn chị, sau này sao chị gặp người ta được nữa?”
Tối nay ngủ qua đêm ở phố người Hoa, vậy có lẽ bên Ceasar cũng không có quá nhiều chuyện cần lo. Hoài Chân tự an ủi mình.
Rồi cô cười nói với Mỹ Đường: “Nghe nói bên này cũng có chợ đúng không? Em chưa đi lần nào, vừa hay tối nay có thể đi dạo chợ đêm.”
Mỹ Đường biết cô lấy cớ an ủi mình, cau mày cười gượng, “Phố người Hoa ở New York cũng chỉ có chút danh tiếng ở chợ đêm.”
Sáu giờ tối mùa đông, chợ đêm ở phố người Hoa vừa lên đèn, gió biển Đại Tây Dương lùa qua eo biển Cross, thổi tới đảo Manhattan, từ quảng trường Confucius đi vào phố người Hoa.
Ở cái đất nước bánh xe này, dù đang đứng ở ngã tư phố người Hoa thì bốn phương tám hướng cũng là dòng xe tấp nập chặn kín mọi ngóc ngách. Dưới tình huống ấy, đám đông chen chúc nhau trên vỉa hè chính là điểm đặc sắc của Trung Quốc cổ xưa này. Trên mặt mỗi người bọn họ cũng có biểu cảm hờ hững đặc sắc kiểu Trung Quốc, đứng trong dòng xe tắc nghẽn và làn sóng người, đưa mắt nhìn qua, trên mặt ai ai cũng có vẻ do dự không biết nên đi về phía nào, cùng cả sự chết lặng không liên quan đến mọi chuyện.
Nếu để các tòa soạn của người da trắng định nghĩa về biển người đó, thì người ta sẽ nói cộng đồng Trung Quốc sống theo bầy đàn chưa bao giờ để người ngoài được thuận lợi. Nhưng thực chất, xét về mức độ nào đó thì đó cũng là một dạng tình người của người phương Đông thiếu thốn biểu cảm.
Rời khỏi ngã tư, chỉ đi mấy bước đã đến phố Bayard. Sau đó, trong ánh lửa hừng hực của quầy bán thức ăn nhỏ bên đường, biểu cảm của những người ngồi dọc trên phố trở nên vô cùng sống động. Quán ăn Thượng Hải xếp từng chồng từng chồng bánh bao súp cao quá đỉnh đầu, mùi canh thơm điếc mũi bốc lên từ nồi hầm nóng hổi tại quầy bán hoành thánh; bánh đúc đậu đỏ, bánh cuốn, hủ tiếu, mì vằn thắn tôm của Quảng Đông; Bánh năng ngọt, bánh chẻo, xá xíu, xíu mại, bánh chín tầng mây mới ra lò; Phật nhảy tường, hàu tráng trứng, bánh bao Phủ Điền, thịt yến, cơm chiên của Đài Sơn; còn có cả trứng luộc nước trà và cháo cá tráp đậu phộng đang bốc hơi nghi ngút trong chiếc nồi ở bên đường…
Hai người bọn cô đi qua một quầy hải sản, bà cụ Tứ Ấp đứng sau đèn than đá đang xắt nhỏ cá mực cho vào nồi dầu rán, đi đôi với đó là mùi hành tây phi “xèo xèo” thơm lừng.
Hoài Chân hít mũi, ngay lập tức bụng sôi ùng ục.
Mỹ Đường cười nói, “Đã đói chưa? Khách sạn ở ngay đằng trước rồi, chị đến nói với ông chủ để lại phòng, đừng có lo, em đi ăn gì đó trước đi.”
Hoài Chân lắc đầu, nói mình không đói bụng.
Cô vẫn nhớ anh nói “sẽ trở về muộn”, nên cô rất muốn chờ anh về rồi cùng đi dạo chợ đêm.
Chủ khách sạn Huệ Xuân khá quen Mỹ Đường, hai người chuyện trò với nhau một lúc, lập tức sẵn lòng để lại cho bọn họ một căn phòng tốt nhất, cũng giảm rất nhiều giá tiền thuê phòng, một đêm chỉ mất một đô hai mươi lăm cent, thậm chí còn bao cả bữa sáng hai người.
Sau khi bàn bạc xong xuôi, có vẻ Mỹ Đường và ông chủ còn muốn nói chuyện khác, Hoài Chân thấy thế bèn bảo, “Em xuống quầy báo dưới lầu mua báo, hai người cứ từ từ nói chuyện đi, xong rồi thì xuống tìm em.”
Mỹ Đường cười cám ơn cô, còn nói, “Dưới lầu có một cửa hàng đồ cổ đấy, đồ bán cũng rất thú vị. Nếu như muốn mua đồ cho người nhà, lúc mua báo cũng có thể đến đó xem giết thời gian, chị sẽ xuống tìm em nhanh thôi.”
Hoài Chân gật đầu, nghĩ ngợi một lúc, để lại một đô làm tiền đặt cọc rồi mới xoay người đi xuống lầu.
Sạp báo cũng là máy bán báo tự động do người Mỹ phát minh, vì muốn giữ được sự đặc sắc của phố người Hoa nên nó được bày trong tiệm tạp hóa ở dưới đình nghỉ mát, độc chiếm một nửa không gian.
Trong đình có một ô cửa sổ, chủ tiệm ngồi bên trong nghe radio. Bệ cửa sổ rất cao, nếu có người muốn mua báo thì có thể bỏ tiền vào máy bán tự động.
Còn nếu muốn mua những thứ khác, ví dụ như xà bông thơm, cục xà phòng, cao mùi bạc hà hoặc nước ngọt có gas của công ty Tiên Thi được chở từ Trung Quốc đến, thì hoặc phải giẫm lên bậc cấp đi vào trong đình, hoặc phải ngẩng cao đầu mới nói chuyện được với chủ tiệm.
Báo ngày hôm đó được đặt ở vị trí thấp dễ thấy nhất, xếp ngăn nắp trong máy bán báo. Vừa rồi lúc đi qua đây, cô chợt nhác thấy thông tin có liên quan đến Intercultural Conference (Hội nghị Liên văn hóa), giờ quay lại tìm, quả nhiên cô không nhìn nhầm. Cô lấy ra một đồng 5 cent ném vào máy, hai phút sau, tờ “thời báo New York” từ từ rơi ra.
Lúc cúi người nhặt tờ báo lên, tầm mắt cô lướt qua bên dưới tờ “bưu báo New York”, tình cờ bắt gặp hai cái tên Andre và Catherine ở tiêu đề. Cô ngồi xổm xuống cẩn thận nhìn rõ, phát hiện mình không nhìn sai, bên trên viết rất rõ mấy chữ: CRAWFORD AND MUHLENBERG ARE GETTING MARRIED ON 29th OCTOBER!
Cô đọc mẩu tin đó một lần.
Tốt quá rồi, cuối cùng cũng có thể tu thành chính quả.
Trong đình tạp hóa có cung cấp dịch vụ gọi điện thoại đường dài, cô định mượn máy gọi về cho nhà, song lại lo nếu gọi điện vào đêm trước khi mọi chuyện ở đại học Columbia xong xuôi, thì bọn họ sẽ còn căng thẳng hơn cả cô. Cẩn thận nghĩ ngợi, cô quyết định cho dù kết quả xấu tốt ra sao, đợi mai mọi chuyện kết thúc rồi từ từ nói với nhà cũng không muộn. Thế là cô cầm tờ báo rời khỏi đó, quay về khách sạn.
Bên dưới khách sạn có bổ sung thêm một nhà nghỉ và một quán bán mì, bên trên dán quảng cáo:
“Tour du lịch hai ngày từ New York đến Boston, rẻ chỉ mức 3 đô la!
Tour xe buýt một ngày ở New York, chỉ cần 75 cent!
Đại lý chi phí vé xe buýt cực thấp từ New York đến thành phố Atlantic Greyhound!”
Bên cạnh quảng cáo bắt mắt của khách sạn là một cửa hàng đồ cổ kỳ lạ, chính là cửa hàng mà Mỹ Đường đã nói.
Quầy hàng làm bằng gỗ thô không được đánh bóng, mọi hàng hóa nguyên sơ được chất đống cao đến trần nhà; đèn trong cửa hàng mờ mờ, ông chủ râu quai nón tóc rối bù ngồi sau quầy, thấy khách đến thì râu rung lên, coi như chào hỏi hữu nghị.
Điều này làm Hoài Chân cảm thấy thân thiết một cách khó hiểu, như một học sinh mới đi nhầm vào con hẻm nào đó vậy.
Mỹ Đường vẫn chưa nói chuyện xong, nên thời gian cô ngắm nghía trong cửa hàng rất lâu, chỉ một chốc đã chọn xong quà mang về cho người nhà: đầu lọc khói màu đỏ khảm bạc cho A Phúc, thùng trà gỗ sồi cho La Văn (nghe nói có thể để khô được lâu), lại mua cho Vân Hà và hai cô gái kia mỗi người một thẻ đánh dấu sách làm từ gỗ tử đàn khảm ngà voi.
Ông chủ người Mỹ Ấn Độ mất một lúc mới giải thích cho cô hiểu: những thứ này đều là do ông cùng ông chủ Trung Hoa ở phố người Hoa mở chung, cả nước Mỹ chỉ có một cửa hàng này thôi.
Món đồ ngà voi không đáng mấy tiền, tuy không thân thiện với việc bảo vệ động vật hoang dã, nhưng trong chốc lát cô thật sự không tìm ra được món quà nào đẹp đẽ tinh tế như vậy cả.
Ngoài nó ra, cô phát hiện chỗ này thật sự có rất nhiều thứ thú vị.
Bởi vì cô có biết chút ít về nhạc cụ, nên khi nhìn thấy một cây đàn viôlông nằm trong góc quầy thì cô cầm lên nhìn, chữ trên thân đàn chính là “cannon” yêu quý của Paganini* được sản xuất ở các phân xưởng tại Paris vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù đó chỉ là hàng nhái, nhưng chế tác rất hoàn hảo, tính đến nay cũng được hơn một trăm năm tuổi, trong quá trình trôi dạt đến phố người Hoa ở đảo Manhattan, cây đàn đã bị đứt hai dây. Cô còn giật mình khi nghe nói ông chủ sẽ lấy mười lăm đô, giả sử cô mua cây đàn này về, sau này về San Francisco bỏ ra 30 đồng tìm thợ mộc sửa lại, rồi đưa đến chỗ đấu giá, hoặc nhờ người ở công ty vận chuyển hàng hải bán lại cho người giàu ở Thượng Hải hoặc Hương Cảng, thì cái giá cuối cùng có thể bán được chắc chắn không dưới một trăm đô.
(*Niccolò Paganini là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitar và nhà soạn nhạc người Ý, ông được coi là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử.)
Ngoài nó ra, cô còn nhìn thấy rất nhiều piano hoặc đàn viôlôngxen chạm trổ được sản xuất bởi các xưởng nhỏ tại châu Âu của thế kỷ trước, không biết đã được đặt ở đây bao nhiêu năm, bám đầy bụi bặm và cũng rất cũ kỹ. Tạm thời cô không nghĩ được cách vận chuyển những món đồ lớn này về nhà, chỉ có thể lấy được mỗi chiếc đàn viôlông kia.
Nhưng cuối cùng cô vẫn chỉ mua ít đồ chơi cầm tay đem về cho người thân bạn bè, chưa mua đàn viôlông. Thứ nhất là bây giờ cô và Ceasar không có nguồn kinh tế khác, mười lăm đô la thật sự không phải là con số nhỏ; ngoài ra, cô tin chắc Ceasar am hiểu về nhạc cụ ở xưởng châu Âu cùng giá thị trường ở Mỹ rõ hơn cô nhiều, cô muốn đợi anh về sẽ nói với anh chuyện này.
Cuối cùng cô xin lỗi với ông chú người Ấn, nói cô phải đợi bạn trai về rồi mới bàn bạc với anh ấy được.
Ông chú nói không sao, ông ấy có thể giữ lại nó cho cô một tuần.
Bước ra khỏi cửa hàng đồ cổ, có cơn gió lạnh thổi tới, Hoài Chân đột nhiên hoàn hồn, mặt thoắt đỏ.
Vì cô phát hiện, trong lúc vô tình, cô đã gộp chung tương lai của Ceasar và mình lại với nhau, không hề có ý định phân biệt rạch ròi cái gì là của anh, cái gì là của mình.
Cô chưa bao giờ có kinh nghiệm yêu đương, càng không có kinh nghiệm kết hôn, nên cũng không thể nghiên cứu là rốt cuộc điều đó có hàm ý gì.
Cẩn thận ngẫm nghĩ, cô mới phát hiện mình thật sự có ý định gắn bó lâu dài với anh.
Dù không có tiền, thiếu thốn một chút cũng chưa chắc đã xấu.
Trên đời này có quá nhiều sự việc và cảm xúc, càng có rất nhiều điều quý giá hơn ham muốn vật chất.
Cô có thể cố gắng kiếm nhiều tiền hơn, có thể hỗ trợ anh làm bất cứ chuyện gì anh muốn, miễn là anh sẵn lòng.
Có lẽ ngồi suốt một buổi chiều một mình cũng chán, nên khi thấy cô vào quán lần thứ hai, ông ta quan tâm hỏi: “Ăn cơm chưa?”
Cơn giận còn dư của Mỹ Đường cũng đã biến mất, cô bình thản trả lời, “Ăn rồi.”
Người đàn ông nói, “Thằng nhóc nước ngoài gọi điện đến, nói sẽ về muộn, nhớ đợi cậu ta rồi đến khách sạn.”
Mỹ Đường vừa bước chân trước vào quán, nghe thế bèn đáp,“Được.”
Cô ấy định dẫn cô đi ra ngoài, người đàn ông kia lại gọi Mỹ Đường, “Ở khách sạn Huệ Xuân trên phố Bayard là không sai vào đâu được, cheap! Nice!”
Đột nhiên nghe thấy từ tiếng Anh thốt lên qua kẽ răng đen vàng của ông ta, cô có cảm giác như có hai hạt đậu chợt bay ra từ máy làm bỏng ngô vậy.
Hoài Chân không kìm nén nổi, cười thành tiếng.
Mỹ Đường nói, “Phòng trong nhà mình cũng rất tốt, vì sao phải đến khách sạn ở phố Bayard?”
Người đàn ông cười khà khà.
Mỹ Đường hoàn hồn, trừng mắt với ông: “Chú đã lấy của người ta bao nhiêu tiền vậy?”
Người đàn ông mặt dày nói, “Tự Citibank chuyển tiền tới, dĩ nhiên ta phải giúp người ta rồi.”
Mỹ Đường tức giận, kéo Hoài Chân xoay đầu rời đi.
Người đàn ông còn lớn tiếng nhấn mạnh: “Nhất định phải đến khách sạn Huệ Xuân đó! Ta đã nói với người ta rồi…”
Cả hai cùng đi vào bóng đêm, Mỹ Đường tức tới mức giọng run run, “Ông ấy tự tiện thu tiền của bạn chị, sau này sao chị gặp người ta được nữa?”
Tối nay ngủ qua đêm ở phố người Hoa, vậy có lẽ bên Ceasar cũng không có quá nhiều chuyện cần lo. Hoài Chân tự an ủi mình.
Rồi cô cười nói với Mỹ Đường: “Nghe nói bên này cũng có chợ đúng không? Em chưa đi lần nào, vừa hay tối nay có thể đi dạo chợ đêm.”
Mỹ Đường biết cô lấy cớ an ủi mình, cau mày cười gượng, “Phố người Hoa ở New York cũng chỉ có chút danh tiếng ở chợ đêm.”
Sáu giờ tối mùa đông, chợ đêm ở phố người Hoa vừa lên đèn, gió biển Đại Tây Dương lùa qua eo biển Cross, thổi tới đảo Manhattan, từ quảng trường Confucius đi vào phố người Hoa.
Ở cái đất nước bánh xe này, dù đang đứng ở ngã tư phố người Hoa thì bốn phương tám hướng cũng là dòng xe tấp nập chặn kín mọi ngóc ngách. Dưới tình huống ấy, đám đông chen chúc nhau trên vỉa hè chính là điểm đặc sắc của Trung Quốc cổ xưa này. Trên mặt mỗi người bọn họ cũng có biểu cảm hờ hững đặc sắc kiểu Trung Quốc, đứng trong dòng xe tắc nghẽn và làn sóng người, đưa mắt nhìn qua, trên mặt ai ai cũng có vẻ do dự không biết nên đi về phía nào, cùng cả sự chết lặng không liên quan đến mọi chuyện.
Nếu để các tòa soạn của người da trắng định nghĩa về biển người đó, thì người ta sẽ nói cộng đồng Trung Quốc sống theo bầy đàn chưa bao giờ để người ngoài được thuận lợi. Nhưng thực chất, xét về mức độ nào đó thì đó cũng là một dạng tình người của người phương Đông thiếu thốn biểu cảm.
Rời khỏi ngã tư, chỉ đi mấy bước đã đến phố Bayard. Sau đó, trong ánh lửa hừng hực của quầy bán thức ăn nhỏ bên đường, biểu cảm của những người ngồi dọc trên phố trở nên vô cùng sống động. Quán ăn Thượng Hải xếp từng chồng từng chồng bánh bao súp cao quá đỉnh đầu, mùi canh thơm điếc mũi bốc lên từ nồi hầm nóng hổi tại quầy bán hoành thánh; bánh đúc đậu đỏ, bánh cuốn, hủ tiếu, mì vằn thắn tôm của Quảng Đông; Bánh năng ngọt, bánh chẻo, xá xíu, xíu mại, bánh chín tầng mây mới ra lò; Phật nhảy tường, hàu tráng trứng, bánh bao Phủ Điền, thịt yến, cơm chiên của Đài Sơn; còn có cả trứng luộc nước trà và cháo cá tráp đậu phộng đang bốc hơi nghi ngút trong chiếc nồi ở bên đường…
Hai người bọn cô đi qua một quầy hải sản, bà cụ Tứ Ấp đứng sau đèn than đá đang xắt nhỏ cá mực cho vào nồi dầu rán, đi đôi với đó là mùi hành tây phi “xèo xèo” thơm lừng.
Hoài Chân hít mũi, ngay lập tức bụng sôi ùng ục.
Mỹ Đường cười nói, “Đã đói chưa? Khách sạn ở ngay đằng trước rồi, chị đến nói với ông chủ để lại phòng, đừng có lo, em đi ăn gì đó trước đi.”
Hoài Chân lắc đầu, nói mình không đói bụng.
Cô vẫn nhớ anh nói “sẽ trở về muộn”, nên cô rất muốn chờ anh về rồi cùng đi dạo chợ đêm.
Chủ khách sạn Huệ Xuân khá quen Mỹ Đường, hai người chuyện trò với nhau một lúc, lập tức sẵn lòng để lại cho bọn họ một căn phòng tốt nhất, cũng giảm rất nhiều giá tiền thuê phòng, một đêm chỉ mất một đô hai mươi lăm cent, thậm chí còn bao cả bữa sáng hai người.
Sau khi bàn bạc xong xuôi, có vẻ Mỹ Đường và ông chủ còn muốn nói chuyện khác, Hoài Chân thấy thế bèn bảo, “Em xuống quầy báo dưới lầu mua báo, hai người cứ từ từ nói chuyện đi, xong rồi thì xuống tìm em.”
Mỹ Đường cười cám ơn cô, còn nói, “Dưới lầu có một cửa hàng đồ cổ đấy, đồ bán cũng rất thú vị. Nếu như muốn mua đồ cho người nhà, lúc mua báo cũng có thể đến đó xem giết thời gian, chị sẽ xuống tìm em nhanh thôi.”
Hoài Chân gật đầu, nghĩ ngợi một lúc, để lại một đô làm tiền đặt cọc rồi mới xoay người đi xuống lầu.
Sạp báo cũng là máy bán báo tự động do người Mỹ phát minh, vì muốn giữ được sự đặc sắc của phố người Hoa nên nó được bày trong tiệm tạp hóa ở dưới đình nghỉ mát, độc chiếm một nửa không gian.
Trong đình có một ô cửa sổ, chủ tiệm ngồi bên trong nghe radio. Bệ cửa sổ rất cao, nếu có người muốn mua báo thì có thể bỏ tiền vào máy bán tự động.
Còn nếu muốn mua những thứ khác, ví dụ như xà bông thơm, cục xà phòng, cao mùi bạc hà hoặc nước ngọt có gas của công ty Tiên Thi được chở từ Trung Quốc đến, thì hoặc phải giẫm lên bậc cấp đi vào trong đình, hoặc phải ngẩng cao đầu mới nói chuyện được với chủ tiệm.
Báo ngày hôm đó được đặt ở vị trí thấp dễ thấy nhất, xếp ngăn nắp trong máy bán báo. Vừa rồi lúc đi qua đây, cô chợt nhác thấy thông tin có liên quan đến Intercultural Conference (Hội nghị Liên văn hóa), giờ quay lại tìm, quả nhiên cô không nhìn nhầm. Cô lấy ra một đồng 5 cent ném vào máy, hai phút sau, tờ “thời báo New York” từ từ rơi ra.
Lúc cúi người nhặt tờ báo lên, tầm mắt cô lướt qua bên dưới tờ “bưu báo New York”, tình cờ bắt gặp hai cái tên Andre và Catherine ở tiêu đề. Cô ngồi xổm xuống cẩn thận nhìn rõ, phát hiện mình không nhìn sai, bên trên viết rất rõ mấy chữ: CRAWFORD AND MUHLENBERG ARE GETTING MARRIED ON 29th OCTOBER!
Cô đọc mẩu tin đó một lần.
Tốt quá rồi, cuối cùng cũng có thể tu thành chính quả.
Trong đình tạp hóa có cung cấp dịch vụ gọi điện thoại đường dài, cô định mượn máy gọi về cho nhà, song lại lo nếu gọi điện vào đêm trước khi mọi chuyện ở đại học Columbia xong xuôi, thì bọn họ sẽ còn căng thẳng hơn cả cô. Cẩn thận nghĩ ngợi, cô quyết định cho dù kết quả xấu tốt ra sao, đợi mai mọi chuyện kết thúc rồi từ từ nói với nhà cũng không muộn. Thế là cô cầm tờ báo rời khỏi đó, quay về khách sạn.
Bên dưới khách sạn có bổ sung thêm một nhà nghỉ và một quán bán mì, bên trên dán quảng cáo:
“Tour du lịch hai ngày từ New York đến Boston, rẻ chỉ mức 3 đô la!
Tour xe buýt một ngày ở New York, chỉ cần 75 cent!
Đại lý chi phí vé xe buýt cực thấp từ New York đến thành phố Atlantic Greyhound!”
Bên cạnh quảng cáo bắt mắt của khách sạn là một cửa hàng đồ cổ kỳ lạ, chính là cửa hàng mà Mỹ Đường đã nói.
Quầy hàng làm bằng gỗ thô không được đánh bóng, mọi hàng hóa nguyên sơ được chất đống cao đến trần nhà; đèn trong cửa hàng mờ mờ, ông chủ râu quai nón tóc rối bù ngồi sau quầy, thấy khách đến thì râu rung lên, coi như chào hỏi hữu nghị.
Điều này làm Hoài Chân cảm thấy thân thiết một cách khó hiểu, như một học sinh mới đi nhầm vào con hẻm nào đó vậy.
Mỹ Đường vẫn chưa nói chuyện xong, nên thời gian cô ngắm nghía trong cửa hàng rất lâu, chỉ một chốc đã chọn xong quà mang về cho người nhà: đầu lọc khói màu đỏ khảm bạc cho A Phúc, thùng trà gỗ sồi cho La Văn (nghe nói có thể để khô được lâu), lại mua cho Vân Hà và hai cô gái kia mỗi người một thẻ đánh dấu sách làm từ gỗ tử đàn khảm ngà voi.
Ông chủ người Mỹ Ấn Độ mất một lúc mới giải thích cho cô hiểu: những thứ này đều là do ông cùng ông chủ Trung Hoa ở phố người Hoa mở chung, cả nước Mỹ chỉ có một cửa hàng này thôi.
Món đồ ngà voi không đáng mấy tiền, tuy không thân thiện với việc bảo vệ động vật hoang dã, nhưng trong chốc lát cô thật sự không tìm ra được món quà nào đẹp đẽ tinh tế như vậy cả.
Ngoài nó ra, cô phát hiện chỗ này thật sự có rất nhiều thứ thú vị.
Bởi vì cô có biết chút ít về nhạc cụ, nên khi nhìn thấy một cây đàn viôlông nằm trong góc quầy thì cô cầm lên nhìn, chữ trên thân đàn chính là “cannon” yêu quý của Paganini* được sản xuất ở các phân xưởng tại Paris vào cuối thế kỷ 19. Mặc dù đó chỉ là hàng nhái, nhưng chế tác rất hoàn hảo, tính đến nay cũng được hơn một trăm năm tuổi, trong quá trình trôi dạt đến phố người Hoa ở đảo Manhattan, cây đàn đã bị đứt hai dây. Cô còn giật mình khi nghe nói ông chủ sẽ lấy mười lăm đô, giả sử cô mua cây đàn này về, sau này về San Francisco bỏ ra 30 đồng tìm thợ mộc sửa lại, rồi đưa đến chỗ đấu giá, hoặc nhờ người ở công ty vận chuyển hàng hải bán lại cho người giàu ở Thượng Hải hoặc Hương Cảng, thì cái giá cuối cùng có thể bán được chắc chắn không dưới một trăm đô.
(*Niccolò Paganini là một nghệ sĩ chơi violin, viola, guitar và nhà soạn nhạc người Ý, ông được coi là một trong những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử.)
Ngoài nó ra, cô còn nhìn thấy rất nhiều piano hoặc đàn viôlôngxen chạm trổ được sản xuất bởi các xưởng nhỏ tại châu Âu của thế kỷ trước, không biết đã được đặt ở đây bao nhiêu năm, bám đầy bụi bặm và cũng rất cũ kỹ. Tạm thời cô không nghĩ được cách vận chuyển những món đồ lớn này về nhà, chỉ có thể lấy được mỗi chiếc đàn viôlông kia.
Nhưng cuối cùng cô vẫn chỉ mua ít đồ chơi cầm tay đem về cho người thân bạn bè, chưa mua đàn viôlông. Thứ nhất là bây giờ cô và Ceasar không có nguồn kinh tế khác, mười lăm đô la thật sự không phải là con số nhỏ; ngoài ra, cô tin chắc Ceasar am hiểu về nhạc cụ ở xưởng châu Âu cùng giá thị trường ở Mỹ rõ hơn cô nhiều, cô muốn đợi anh về sẽ nói với anh chuyện này.
Cuối cùng cô xin lỗi với ông chú người Ấn, nói cô phải đợi bạn trai về rồi mới bàn bạc với anh ấy được.
Ông chú nói không sao, ông ấy có thể giữ lại nó cho cô một tuần.
Bước ra khỏi cửa hàng đồ cổ, có cơn gió lạnh thổi tới, Hoài Chân đột nhiên hoàn hồn, mặt thoắt đỏ.
Vì cô phát hiện, trong lúc vô tình, cô đã gộp chung tương lai của Ceasar và mình lại với nhau, không hề có ý định phân biệt rạch ròi cái gì là của anh, cái gì là của mình.
Cô chưa bao giờ có kinh nghiệm yêu đương, càng không có kinh nghiệm kết hôn, nên cũng không thể nghiên cứu là rốt cuộc điều đó có hàm ý gì.
Cẩn thận ngẫm nghĩ, cô mới phát hiện mình thật sự có ý định gắn bó lâu dài với anh.
Dù không có tiền, thiếu thốn một chút cũng chưa chắc đã xấu.
Trên đời này có quá nhiều sự việc và cảm xúc, càng có rất nhiều điều quý giá hơn ham muốn vật chất.
Cô có thể cố gắng kiếm nhiều tiền hơn, có thể hỗ trợ anh làm bất cứ chuyện gì anh muốn, miễn là anh sẵn lòng.
Tác giả :
Duy Đao Bách Tích