Kim Ngọc Kỳ Ngoại
Chương 102 Sinh Thần (Trung)
Biên tập: Ginny.
Sau khi rời viện của An Thị, Hạ Hà đưa danh mục quà nhận được hôm nay cho Diệp Trọng Cẩm xem.
Danh sách chẳng khác mấy so với những năm trước.
Trừ người nhà, Diêu Trân và Nhược Dao đường tỷ năm nào cũng chuẩn bị hậu lễ, bên phía ông bà ngoại mỗi năm đều là ngọc Phật hoặc tượng Bồ Tát, giờ mà đem bày ra phỏng chừng chắc cũng đủ để xây thành một cái am nho nhỏ, hai người cậu kia vẫn luôn tròn vai tròn vế, không quá quý cũng không mất mặt, Linh Vi biểu tỷ làm cho y một cái túi hương bằng tơ vàng, mặt túi thêu mấy hạt nam hải trân châu, vừa quý lại vừa tao nhã.
Lục Tử Diên thì thích tặng mấy món đồ chơi cổ quái, năm nay tặng y một bộ mạt chược làm từ xương thú, bên ngoài sơn ít màu sắc, khắc lên thêm ít hoa văn, mặt trên còn tặng kèm thuyết minh cách sử dụng, trông bắt mắt cực kỳ.
Tiêu Dao vương thì càng tùy hứng, quà mỗi năm nhỏ thì trái cây bánh ngọt, lớn thì tranh chữ đồ cổ, phàm y thấy thích cái gì là tặng ngay cho Diệp Trọng Cẩm cái đó.
Ngoài ra còn phải kể đến nhị công tử của La gia, bởi vì thân thiết với ca ca y nên năm nào cũng tặng y lễ vật quý trọng.
Diệp Trọng Cẩm lướt xuống phần dưới của danh sách, ở dưới cùng là ba chữ “Phủ tướng quân”.
Nếu đã tặng lễ, vậy nghĩa là đã bỏ qua hiềm khích lúc xưa.
Diệp Trọng Cẩm cong môi, đưa lại danh sách cho Hạ Hà, căn dặn: “Tạm thời thu hết vào tư khố đi, à đúng rồi, tỷ đem miếng ngọc Phật phỉ thúy mà ngoại tổ mẫu tặng đưa qua chỗ mẫu thân hộ ta.”
Hạ Hạ vâng dạ nhận lệnh.
Hai người về lại Phúc Ninh viện, lúc này đã là tiết trời cuối hạ, vậy mà chính ngọ vẫn còn nóng đến đòi mạng, Diệp Trọng Cẩm trước nay luôn bị nắng nóng hành hạ thê thảm, Hạ Hà ở cạnh tìm mọi cách che chắn bớt ánh nắng cho y.
Về tới phòng, Diệp Trọng Cẩm thở ra một hơi dài nhẹ nhõm.
Chưa kịp nghỉ ngơi lấy sức đã thấy Thu Tử hối hả chạy vào, hai má đỏ hây, vừa thở dốc vừa bẩm báo: “Chủ tử, có mấy vị công công trong cung tới, nói là phụng ý chỉ của thái hậu nương nương, đón chủ tử tiến cung.”
Hạ Hà biến sắc: “Thái hậu nương nương tìm chủ tử làm gì, lẽ nào là vì tấm bia văn kia?”
Diệp Trọng Cẩm cũng ngây người tại chỗ.
Trong trí nhớ của y, Mục thái hậu là người hiền hòa nhã nhặn, thật chất lại là một người phụ nữ bụng dạ thâm sâu khó lường, làm gì luôn tính trước tính sau, hiện hoàng đế chưa có động tĩnh, thái hậu vậy mà đã thiếu kiên nhẫn đến mức này rồi.
Hoặc là, trong này có gì đó bất thường.
Khi y tới tiền thính, ca ca y đang tranh chấp gì đó với thái giám tuyên chỉ.
Thái giám đầu toát mồ hôi, kính cẩn đáp lời: “Diệp đại nhân xin yên tâm, thái hậu nương nương là người hiền từ độ lượng, trước đây cũng vô cùng yêu quý tiểu công tử của quý phủ, làm sao có chuyện làm khó tiểu công tử được.”
Diệp Trọng Huy vẫn lạnh lùng: “Công công, xá đệ là người tùy hứng, trong cung quy tắc sâm nghiêm, chỉ mang theo hai gia nô, lúc cần có thể chỉ điểm vài câu, ta thấy không phải là yêu cầu gì quá khó.”
“Diệp đại nhân, không phải chúng nô tài không châm chước, nhưng đại nhân ngài thấy đó, ý chỉ của thái hậu rành rành ra đó, chúng nô tài không thể làm trái phượng lệnh, xin đại nhân đừng làm khó chúng nô tài nữa.”
Diệp Trọng Cẩm bước vào, cười nói: “Ca ca, huynh làm gì thế?”
Diệp Trọng Huy tiến đến cạnh y, giúp y chỉnh lại vạt áo, từ tốn nói: “Lễ nghi trong cung phức tạp, ca ca sợ đệ không rành mấy chuyện này, chẳng may sơ sẩy lại bị người ta vin vào làm khó.”
Ấm áp tràn khắp cõi lòng Diệp Trọng Cẩm, y nháy mắt với Diệp Trọng Huy: “A Cẩm tuy tùy hứng, nhưng những lễ nghĩa cơ bản nên học đều đã học nằm lòng, ca ca đừng lo.”
Diệp Trọng Huy nhíu mày, sao không lo cho được.
Diệp Trọng Cẩm giơ ngón tay út khều khều rồi câu lấy ngón út của Diệp Trọng Huy, cười nói: “A Cẩm với ca ca móc ngoéo, trước bữa tối, nhất định không hao mòn miếng nào nguyên vẹn trở về, thế nào?”
Diệp Trọng Huy chỉ im lặng gật đầu.
Cung điện của Mục thái hậu là Vĩnh Thọ Cung.
Đời trước, Tống Ly ăn không ít khổ ở nơi này, bây giờ đặt chân trở lại nơi để lại nhiều hồi ức ấy, thế mà đã là chuyện cách nhau một đời một kiếp mất rồi, bất tri bất giác, thì ra đã nhiều năm như vậy rồi ư?
Mà lúc này đây, y là Diệp Trọng Cẩm, là đứa con được yêu chiều nhất của nhà họ Diệp, dù cho Mục Thanh Nhã có can đảm cỡ nào, hẳn cũng không dám ra tay làm khó dễ y.
Diệp Trọng Cẩm theo cung nhân tiến vào trong điện, mấy công công thi lễ với y rồi nối đuôi lui xuống. Nơi y đặt chân đến không phải là Xương Nguyên điện mà thái hậu thường dùng để gặp khách, mà là một gian điện hẻo lánh kế bên, trong điện hơi u ám, vài ngọn nến chỉ miễn cưỡng soi được một đoạn đường nhỏ, an tĩnh mà quạnh quẽ.
Theo vai vế Diệp Trọng Cẩm không thể ngồi, nhưng thân thể y quen được chiều chuộng, đứng lâu một chút chân đã bắt đầu tê, y trộm nghĩ, có ai tới thì lập tức đứng dậy, quanh đây mờ mờ tối tối, nhìn không rõ mấy, ai trị tội y được?
Nghĩ vậy, y vui vẻ tìm một chiếc ghế gần đó rồi ngồi xuống.
Trong lúc suy tư, dưới nền bỗng hắc lại ánh sáng vừa bừng lên của một ngọn nến, tiếp theo là ngọn thứ hai, rồi thứ ba… Hàng nến đỏ rực sáng cứ thế trải dài thành một lối đi.
Diệp Trọng Cẩm ngẩn người, ngay sau đó lập tức hiểu ra, y bật cười một tiếng. Thảo nào, y còn nghĩ thái hậu làm sao lại gọi y vào cung, thì ra là gọi cho người khác.
Diệp Trọng Cẩm đứng dậy, men theo ánh nến đi tiếp vào trong.
Vòng qua trắc điện, lại đi qua một hành lang dài dưới lòng đất, đến được một tòa tẩm cung, trước cổng tẩm cung treo những dải tơ lụa màu đỏ thắm, dưới dải lụa lại nối thêm một đóa mẫu đơn diễm lệ, Diệp Trọng Cẩm cười cười mắng thầm trong bụng: “Thật là thô tục.”
Y nhấc tay gỡ lấy đóa hoa rồi đặt lên ngang mũi ngửi thử, hương thơm ngược lại không hề dung tục.
Đẩy cửa bước vào, tẩm cung trống trải an tĩnh thình lình rực sáng, hiện ra một gian phòng treo đầy tranh vẽ, tất cả đều là dáng vẻ đời trước của y, ngoái đầu mỉm cười, nhíu mày trầm tư, lãnh đạm, ranh mãnh, ngang ngược phách lối… Men theo mấy bức họa đi sâu vào trong thêm chút nữa, đến bức cuối cùng, môi Diệp Trọng Cẩm cuối cùng chẳng kiềm được nụ cười.
Bức cuối vẽ một đôi tân nhân mặc hỉ bào long phượng đỏ thẫm, một người anh tuấn, một người mỹ diễm, tay nắm chặt tay, trong mắt đầy ắp ý cười, giai ngẫu thiên thành.
Là vẽ hai người bọn họ.
Diệp Trọng Cẩm đang định lại gần để nhìn rõ thêm chút nữa, bỗng bị ai ôm lấy từ sau, ngã thẳng vào lồng ngực vững vàng ấm áp.
Nam nhân thấp giọng gọi y: “A Ly…”
Diệp Trọng Cẩm cười nói: “Ngài lại giở thủ đoạn đùa bỡn này.”
“Trẫm cũng có muốn đâu, nhạc mẫu đại nhân đang có thai, nếu biết trẫm gặp ngươi phỏng chừng sẽ lo tới lo lui, chẳng may động thai khí thì A Cẩm lại cáu kỉnh với trẫm, trẫm cũng không còn cách nào, đành mượn ý chỉ của thái hậu dùng tạm chứ biết làm sao được.”
Diệp Trọng Cẩm mắng: “Ai là nhạc mẫu đại nhân của ngài, đừng có nhận bậy.”
Cố Sâm áp sát vào tai y, bỏ nhỏ: “A Ly không biết ư, nhạc mẫu đại nhân của trẫm hiển nhiên là mẫu thân của A Ly rồi.”
Diệp Trọng Cẩm cáu lên, nhưng lại chẳng thể nào bắt chẹt được người này, y đẩy nam nhân ra, đi tới nghiên cứu bức họa treo ở cuối ấy.
Y cười nói: “Ngài đó, vẽ tranh cũng không chịu theo khuôn khổ, cái màu đỏ diễm lệ này, nhìn cứ như bị ngài thuận tay vẩy lên mặt giấy vậy, lại…”
“Hửm?”
Diệp Trọng Cẩm nói tiếp: “Lại có chút thần vận không biết nên diễn tả thế nào.” Khiến cho lòng người rung động không thôi.
Cố Sâm hiếm khi được y khen, lòng như được mật đường rưới ướt, nhào qua dán dính lên người Diệp Trọng Cẩm, kéo thiếu niên nhốt vào ngực mình: “Quà sinh thần trẫm chuẩn bị A Ly có hài lòng không?”
Diệp Trọng Cẩm cho rằng Cố Sâm đang nói bức tranh này, y gật đầu, giọng hơi lúng túng: “Cũng được…”
Cố Sâm bất mãn hỏi tiếp: “Chỉ là cũng được thôi sao? A Ly có biết khối đá được xem là sao rơi kia cứng đến nỗi phải mất sức chín trâu hai hổ mới làm cho nó nát ra, mà phải làm sao cho trông giống như bị sấm sét bổ nát, lại còn phải đốt núi, đào hầm, chưa kể, để có nét chữ khắc sao cho thật giống với nét chữ vốn đã khó bắt chước của tiên đế, trẫm đã phải ăn nói khép nép cầu cạnh người khác…”
Nhắc đến chuyện này, Cố Sâm đúng là có biết bao nhiêu dày vò khổ cực.
Hắn muốn vừa lòng đẹp ý A Ly, vậy mà lại phải nhờ người khác thò một chân vào giúp mới xong hết được, nói ra hoàng đế như hắn cũng thật cực chẳng đã.
Diệp Trọng Cẩm biết chuyện này không dễ, y quay đầu, ôm lấy hai má nam nhân, nhón chân nhẹ nhàng hôn lên cằm hắn.
Hương thuốc thanh đạm trên người thiếu niên hòa giữa sự ngây ngô mới lớn nháy mắt xâm nhập vào sâu trong tâm hồn Cố Sâm, hắn như chết sững, si ngốc nhìn y, cứ ngỡ mình đang nằm mộng,
Mãi một lúc lâu, hắn nói: “Đây là lần thứ hai A Cẩm chủ động hôn trẫm, lần đầu, là vào năm trẫm mười hai tuổi, bị người ta đâm trọng thương, A Cẩm thương cảm trẫm nên đã hôn một cái.”
Khi nói câu ấy, giọng đế vương mới hờn tủi làm sao.
Diệp Trọng Cẩm càng xấu hổ, bị Cố Sâm ôm chặt, trái phải chẳng thể động, chỉ đành đánh trống lãng: “Bữa trưa ta ăn không vô, giờ có hơi đói.”
Cố Sâm buông y ra, nắm tay y dẫn vào nội điện.
Càng vào sâu bên trong, Diệp Trọng Cẩm càng kinh ngạc, trong điện có đủ y phục và đồ dùng hằng ngày từ bé đến giờ của y, chính xác hơn là đầy đủ những vật dụng quen thuộc của y từ lúc ba tuổi đến nay, một món cũng không thiếu.
Diệp Trọng Cẩm kinh ngạc quét mắt một vòng, yếm nhỏ, hài nhỏ, vớ nhỏ, còn có cả áo bông nhỏ… người này có sở thích thu thập mấy thứ kỳ quái đúng không?
Y nhặt lên đôi hài đính đầu hổ nho nhỏ, hài chỉ dài bằng ngón trỏ, được làm rất khéo tay, nom rất xinh xắn đáng yêu, khi còn bé y từng đi đôi hài này, cha mẹ y, ông nội, và cả ca ca y nữa, chỉ hận không thể dùng hết mười hai canh giờ trong ngày ôm dính lấy y, bất kể là ai cũng không cho phép đoạt y đi được.
Diệp Trọng Cẩm bật cười: “Có một hôm phụ thân bãi triều trở về, đi ngang qua một cửa hàng bán hài bên đường, trông thấy rồi mua về, sau ta không mang vừa nữa, phụ thân nói để ông đem cất đi, nhưng sau đó tìm mãi cũng không thấy, thì ra là bị ngài trộm mất.”
Cố Sâm nghe xong cũng không tránh khỏi có chút lúng túng, nhưng rất nhanh đã khôi phục lại, giọng điệu vừa ngang ngược vừa bất chấp lý lẽ: “Bây giờ là của trẫm rồi, cả ngươi cũng là của trẫm.”
Diệp Trọng Cẩm cười đến vui vẻ hiền hòa, cha y năm ấy từng tuyên bố rằng, nếu để ông biết ai trộm mất hài của cục cưng nhà ông, ông nhất định sẽ túm lấy kẻ ấy dạy lại cách đối nhân xử thế.
===========
Hết chương 102.
Sau khi rời viện của An Thị, Hạ Hà đưa danh mục quà nhận được hôm nay cho Diệp Trọng Cẩm xem.
Danh sách chẳng khác mấy so với những năm trước.
Trừ người nhà, Diêu Trân và Nhược Dao đường tỷ năm nào cũng chuẩn bị hậu lễ, bên phía ông bà ngoại mỗi năm đều là ngọc Phật hoặc tượng Bồ Tát, giờ mà đem bày ra phỏng chừng chắc cũng đủ để xây thành một cái am nho nhỏ, hai người cậu kia vẫn luôn tròn vai tròn vế, không quá quý cũng không mất mặt, Linh Vi biểu tỷ làm cho y một cái túi hương bằng tơ vàng, mặt túi thêu mấy hạt nam hải trân châu, vừa quý lại vừa tao nhã.
Lục Tử Diên thì thích tặng mấy món đồ chơi cổ quái, năm nay tặng y một bộ mạt chược làm từ xương thú, bên ngoài sơn ít màu sắc, khắc lên thêm ít hoa văn, mặt trên còn tặng kèm thuyết minh cách sử dụng, trông bắt mắt cực kỳ.
Tiêu Dao vương thì càng tùy hứng, quà mỗi năm nhỏ thì trái cây bánh ngọt, lớn thì tranh chữ đồ cổ, phàm y thấy thích cái gì là tặng ngay cho Diệp Trọng Cẩm cái đó.
Ngoài ra còn phải kể đến nhị công tử của La gia, bởi vì thân thiết với ca ca y nên năm nào cũng tặng y lễ vật quý trọng.
Diệp Trọng Cẩm lướt xuống phần dưới của danh sách, ở dưới cùng là ba chữ “Phủ tướng quân”.
Nếu đã tặng lễ, vậy nghĩa là đã bỏ qua hiềm khích lúc xưa.
Diệp Trọng Cẩm cong môi, đưa lại danh sách cho Hạ Hà, căn dặn: “Tạm thời thu hết vào tư khố đi, à đúng rồi, tỷ đem miếng ngọc Phật phỉ thúy mà ngoại tổ mẫu tặng đưa qua chỗ mẫu thân hộ ta.”
Hạ Hạ vâng dạ nhận lệnh.
Hai người về lại Phúc Ninh viện, lúc này đã là tiết trời cuối hạ, vậy mà chính ngọ vẫn còn nóng đến đòi mạng, Diệp Trọng Cẩm trước nay luôn bị nắng nóng hành hạ thê thảm, Hạ Hà ở cạnh tìm mọi cách che chắn bớt ánh nắng cho y.
Về tới phòng, Diệp Trọng Cẩm thở ra một hơi dài nhẹ nhõm.
Chưa kịp nghỉ ngơi lấy sức đã thấy Thu Tử hối hả chạy vào, hai má đỏ hây, vừa thở dốc vừa bẩm báo: “Chủ tử, có mấy vị công công trong cung tới, nói là phụng ý chỉ của thái hậu nương nương, đón chủ tử tiến cung.”
Hạ Hà biến sắc: “Thái hậu nương nương tìm chủ tử làm gì, lẽ nào là vì tấm bia văn kia?”
Diệp Trọng Cẩm cũng ngây người tại chỗ.
Trong trí nhớ của y, Mục thái hậu là người hiền hòa nhã nhặn, thật chất lại là một người phụ nữ bụng dạ thâm sâu khó lường, làm gì luôn tính trước tính sau, hiện hoàng đế chưa có động tĩnh, thái hậu vậy mà đã thiếu kiên nhẫn đến mức này rồi.
Hoặc là, trong này có gì đó bất thường.
Khi y tới tiền thính, ca ca y đang tranh chấp gì đó với thái giám tuyên chỉ.
Thái giám đầu toát mồ hôi, kính cẩn đáp lời: “Diệp đại nhân xin yên tâm, thái hậu nương nương là người hiền từ độ lượng, trước đây cũng vô cùng yêu quý tiểu công tử của quý phủ, làm sao có chuyện làm khó tiểu công tử được.”
Diệp Trọng Huy vẫn lạnh lùng: “Công công, xá đệ là người tùy hứng, trong cung quy tắc sâm nghiêm, chỉ mang theo hai gia nô, lúc cần có thể chỉ điểm vài câu, ta thấy không phải là yêu cầu gì quá khó.”
“Diệp đại nhân, không phải chúng nô tài không châm chước, nhưng đại nhân ngài thấy đó, ý chỉ của thái hậu rành rành ra đó, chúng nô tài không thể làm trái phượng lệnh, xin đại nhân đừng làm khó chúng nô tài nữa.”
Diệp Trọng Cẩm bước vào, cười nói: “Ca ca, huynh làm gì thế?”
Diệp Trọng Huy tiến đến cạnh y, giúp y chỉnh lại vạt áo, từ tốn nói: “Lễ nghi trong cung phức tạp, ca ca sợ đệ không rành mấy chuyện này, chẳng may sơ sẩy lại bị người ta vin vào làm khó.”
Ấm áp tràn khắp cõi lòng Diệp Trọng Cẩm, y nháy mắt với Diệp Trọng Huy: “A Cẩm tuy tùy hứng, nhưng những lễ nghĩa cơ bản nên học đều đã học nằm lòng, ca ca đừng lo.”
Diệp Trọng Huy nhíu mày, sao không lo cho được.
Diệp Trọng Cẩm giơ ngón tay út khều khều rồi câu lấy ngón út của Diệp Trọng Huy, cười nói: “A Cẩm với ca ca móc ngoéo, trước bữa tối, nhất định không hao mòn miếng nào nguyên vẹn trở về, thế nào?”
Diệp Trọng Huy chỉ im lặng gật đầu.
Cung điện của Mục thái hậu là Vĩnh Thọ Cung.
Đời trước, Tống Ly ăn không ít khổ ở nơi này, bây giờ đặt chân trở lại nơi để lại nhiều hồi ức ấy, thế mà đã là chuyện cách nhau một đời một kiếp mất rồi, bất tri bất giác, thì ra đã nhiều năm như vậy rồi ư?
Mà lúc này đây, y là Diệp Trọng Cẩm, là đứa con được yêu chiều nhất của nhà họ Diệp, dù cho Mục Thanh Nhã có can đảm cỡ nào, hẳn cũng không dám ra tay làm khó dễ y.
Diệp Trọng Cẩm theo cung nhân tiến vào trong điện, mấy công công thi lễ với y rồi nối đuôi lui xuống. Nơi y đặt chân đến không phải là Xương Nguyên điện mà thái hậu thường dùng để gặp khách, mà là một gian điện hẻo lánh kế bên, trong điện hơi u ám, vài ngọn nến chỉ miễn cưỡng soi được một đoạn đường nhỏ, an tĩnh mà quạnh quẽ.
Theo vai vế Diệp Trọng Cẩm không thể ngồi, nhưng thân thể y quen được chiều chuộng, đứng lâu một chút chân đã bắt đầu tê, y trộm nghĩ, có ai tới thì lập tức đứng dậy, quanh đây mờ mờ tối tối, nhìn không rõ mấy, ai trị tội y được?
Nghĩ vậy, y vui vẻ tìm một chiếc ghế gần đó rồi ngồi xuống.
Trong lúc suy tư, dưới nền bỗng hắc lại ánh sáng vừa bừng lên của một ngọn nến, tiếp theo là ngọn thứ hai, rồi thứ ba… Hàng nến đỏ rực sáng cứ thế trải dài thành một lối đi.
Diệp Trọng Cẩm ngẩn người, ngay sau đó lập tức hiểu ra, y bật cười một tiếng. Thảo nào, y còn nghĩ thái hậu làm sao lại gọi y vào cung, thì ra là gọi cho người khác.
Diệp Trọng Cẩm đứng dậy, men theo ánh nến đi tiếp vào trong.
Vòng qua trắc điện, lại đi qua một hành lang dài dưới lòng đất, đến được một tòa tẩm cung, trước cổng tẩm cung treo những dải tơ lụa màu đỏ thắm, dưới dải lụa lại nối thêm một đóa mẫu đơn diễm lệ, Diệp Trọng Cẩm cười cười mắng thầm trong bụng: “Thật là thô tục.”
Y nhấc tay gỡ lấy đóa hoa rồi đặt lên ngang mũi ngửi thử, hương thơm ngược lại không hề dung tục.
Đẩy cửa bước vào, tẩm cung trống trải an tĩnh thình lình rực sáng, hiện ra một gian phòng treo đầy tranh vẽ, tất cả đều là dáng vẻ đời trước của y, ngoái đầu mỉm cười, nhíu mày trầm tư, lãnh đạm, ranh mãnh, ngang ngược phách lối… Men theo mấy bức họa đi sâu vào trong thêm chút nữa, đến bức cuối cùng, môi Diệp Trọng Cẩm cuối cùng chẳng kiềm được nụ cười.
Bức cuối vẽ một đôi tân nhân mặc hỉ bào long phượng đỏ thẫm, một người anh tuấn, một người mỹ diễm, tay nắm chặt tay, trong mắt đầy ắp ý cười, giai ngẫu thiên thành.
Là vẽ hai người bọn họ.
Diệp Trọng Cẩm đang định lại gần để nhìn rõ thêm chút nữa, bỗng bị ai ôm lấy từ sau, ngã thẳng vào lồng ngực vững vàng ấm áp.
Nam nhân thấp giọng gọi y: “A Ly…”
Diệp Trọng Cẩm cười nói: “Ngài lại giở thủ đoạn đùa bỡn này.”
“Trẫm cũng có muốn đâu, nhạc mẫu đại nhân đang có thai, nếu biết trẫm gặp ngươi phỏng chừng sẽ lo tới lo lui, chẳng may động thai khí thì A Cẩm lại cáu kỉnh với trẫm, trẫm cũng không còn cách nào, đành mượn ý chỉ của thái hậu dùng tạm chứ biết làm sao được.”
Diệp Trọng Cẩm mắng: “Ai là nhạc mẫu đại nhân của ngài, đừng có nhận bậy.”
Cố Sâm áp sát vào tai y, bỏ nhỏ: “A Ly không biết ư, nhạc mẫu đại nhân của trẫm hiển nhiên là mẫu thân của A Ly rồi.”
Diệp Trọng Cẩm cáu lên, nhưng lại chẳng thể nào bắt chẹt được người này, y đẩy nam nhân ra, đi tới nghiên cứu bức họa treo ở cuối ấy.
Y cười nói: “Ngài đó, vẽ tranh cũng không chịu theo khuôn khổ, cái màu đỏ diễm lệ này, nhìn cứ như bị ngài thuận tay vẩy lên mặt giấy vậy, lại…”
“Hửm?”
Diệp Trọng Cẩm nói tiếp: “Lại có chút thần vận không biết nên diễn tả thế nào.” Khiến cho lòng người rung động không thôi.
Cố Sâm hiếm khi được y khen, lòng như được mật đường rưới ướt, nhào qua dán dính lên người Diệp Trọng Cẩm, kéo thiếu niên nhốt vào ngực mình: “Quà sinh thần trẫm chuẩn bị A Ly có hài lòng không?”
Diệp Trọng Cẩm cho rằng Cố Sâm đang nói bức tranh này, y gật đầu, giọng hơi lúng túng: “Cũng được…”
Cố Sâm bất mãn hỏi tiếp: “Chỉ là cũng được thôi sao? A Ly có biết khối đá được xem là sao rơi kia cứng đến nỗi phải mất sức chín trâu hai hổ mới làm cho nó nát ra, mà phải làm sao cho trông giống như bị sấm sét bổ nát, lại còn phải đốt núi, đào hầm, chưa kể, để có nét chữ khắc sao cho thật giống với nét chữ vốn đã khó bắt chước của tiên đế, trẫm đã phải ăn nói khép nép cầu cạnh người khác…”
Nhắc đến chuyện này, Cố Sâm đúng là có biết bao nhiêu dày vò khổ cực.
Hắn muốn vừa lòng đẹp ý A Ly, vậy mà lại phải nhờ người khác thò một chân vào giúp mới xong hết được, nói ra hoàng đế như hắn cũng thật cực chẳng đã.
Diệp Trọng Cẩm biết chuyện này không dễ, y quay đầu, ôm lấy hai má nam nhân, nhón chân nhẹ nhàng hôn lên cằm hắn.
Hương thuốc thanh đạm trên người thiếu niên hòa giữa sự ngây ngô mới lớn nháy mắt xâm nhập vào sâu trong tâm hồn Cố Sâm, hắn như chết sững, si ngốc nhìn y, cứ ngỡ mình đang nằm mộng,
Mãi một lúc lâu, hắn nói: “Đây là lần thứ hai A Cẩm chủ động hôn trẫm, lần đầu, là vào năm trẫm mười hai tuổi, bị người ta đâm trọng thương, A Cẩm thương cảm trẫm nên đã hôn một cái.”
Khi nói câu ấy, giọng đế vương mới hờn tủi làm sao.
Diệp Trọng Cẩm càng xấu hổ, bị Cố Sâm ôm chặt, trái phải chẳng thể động, chỉ đành đánh trống lãng: “Bữa trưa ta ăn không vô, giờ có hơi đói.”
Cố Sâm buông y ra, nắm tay y dẫn vào nội điện.
Càng vào sâu bên trong, Diệp Trọng Cẩm càng kinh ngạc, trong điện có đủ y phục và đồ dùng hằng ngày từ bé đến giờ của y, chính xác hơn là đầy đủ những vật dụng quen thuộc của y từ lúc ba tuổi đến nay, một món cũng không thiếu.
Diệp Trọng Cẩm kinh ngạc quét mắt một vòng, yếm nhỏ, hài nhỏ, vớ nhỏ, còn có cả áo bông nhỏ… người này có sở thích thu thập mấy thứ kỳ quái đúng không?
Y nhặt lên đôi hài đính đầu hổ nho nhỏ, hài chỉ dài bằng ngón trỏ, được làm rất khéo tay, nom rất xinh xắn đáng yêu, khi còn bé y từng đi đôi hài này, cha mẹ y, ông nội, và cả ca ca y nữa, chỉ hận không thể dùng hết mười hai canh giờ trong ngày ôm dính lấy y, bất kể là ai cũng không cho phép đoạt y đi được.
Diệp Trọng Cẩm bật cười: “Có một hôm phụ thân bãi triều trở về, đi ngang qua một cửa hàng bán hài bên đường, trông thấy rồi mua về, sau ta không mang vừa nữa, phụ thân nói để ông đem cất đi, nhưng sau đó tìm mãi cũng không thấy, thì ra là bị ngài trộm mất.”
Cố Sâm nghe xong cũng không tránh khỏi có chút lúng túng, nhưng rất nhanh đã khôi phục lại, giọng điệu vừa ngang ngược vừa bất chấp lý lẽ: “Bây giờ là của trẫm rồi, cả ngươi cũng là của trẫm.”
Diệp Trọng Cẩm cười đến vui vẻ hiền hòa, cha y năm ấy từng tuyên bố rằng, nếu để ông biết ai trộm mất hài của cục cưng nhà ông, ông nhất định sẽ túm lấy kẻ ấy dạy lại cách đối nhân xử thế.
===========
Hết chương 102.
Tác giả :
Tịch Tịch Lý