Kim Cương Bất Hoại
Chương 38: Trương Bỉnh Nhi học võ
Khi bọn người Văn Tú Tài đi khuất, trên con đường từ thao trường dẫn đến thị trấn dọc ven sông, người đi đường nhận thấy ông già ăn bận quần áo nông dân và hai cậu nhỏ vị thành niên vừa đi vừa nói chuyện. Một cậu bé mặt láu lỉnh lanh khôn, còn cậu kia cũng chững chạc nhưng ngờ nghệch.
- Cha mẹ ôi! Bọn họ đánh nhau dữ dội quá. Lúc gã kia bị chặt đầu máu chảy có vòi tia lên không trung, cháu sợ nhắm tít cả hai mắt lại. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn kinh hãi.
Cậu nhỏ Cung Đình kéo lê đôi vân hài thêu trở nên quá rộng so với đôi bàn chân thu nhỏ của cậu, quần chùng áo dài, thản nhiên đáp :
- Có gì mà sợ hãi, tôi đã “mần” như vậy nhiều lần...
Cụ già cuống quýt xua tay :
- Đi với ta đừng nói nhảm nhí, người ta nghe người ta bắt bỏ tù cả lũ thì chết!
Chẳng mấy lúc, ba người đến khu chợ đông. Người buôn bán chen vai thích cách, đi lại sầm uất, Trương Bỉnh Nhi kêu đói luôn miệng, nhắc nhở thúc phụ cho ăn “khá” hơn mọi khi vì hôm nay được món phát tài.
- Có tiền nhưng còn phải để dành, đủ tiền thuyền xe về chứ. Ăn hết ngửa tay ăn xin được sao?
Vô hàng quán nào cũng đông nghẹt thực khách vì người đi xem trở về đều tìm tửu lâu ăn uống nhậu nhẹt.
Chợt đi qua một quán ăn rộng rãi, khang trang, mùi các món chiên xào bay ở trong bay ra thơm nức mũi. Cậu nhỏ hít hà thèm nhỏ rãi, ông già cứ hếch mũi đánh hơi, chân không muốn bước vô nhưng bao tử có mãnh lực vô hình xô đẩy bộ ba lững thững bước vào trong phạn điếm.
Khách sang ăn ở trên lầu, khách bậc trung ngồi tầng dưới. Tửu bảo phổ ky chạy hầu bàn tới tấp, ba người một già hai trẻ tìm một bàn chỗ góc trống bảo nhau ngồi xuống rất là khiêm tốn.
Tửu bảo ngó nghiêng, đánh giá tùy theo phục trang bộ mã bên ngoài mà mắt xanh mắt trắng, tiếp đãi niềm nở hoặc sơ sài.
Ba người chờ hết tuần trà nọ đến tuần trà kia không được ai hỏi han chi đến. Có lẽ vì bộ mặt hà tiện keo kiệt quá rõ rệt của ông già và bộ mặt đói ăn với hai cánh mũi phập phồng của cậu nhỏ trông không “sáng nước” cho lắm nên các món ăn cứ tíu tít chạy tới các bàn bên mà không tới chỗ ba người.
Sự kiên nhẫn đến đâu cũng có giới hạn, ông già đành liều vẫy tay gọi một tên phổ ky tới gần. Hắn cầm cây bút lông và quyển sổ nhỏ lại hỏi khách ăn muốn dùng thực phẩm gì?
Đây là một phạn điếm nổi tiếng nhất Châu Hòa trấn. Các thực đơn kê khai đều mắc tiền không phù hợp với hầu bao của ông già. Hỏi tới món nào ông cũng lắc. Phải mất một thời gian khá lâu, khách mới thuận tình ở ba món: heo quay, tô canh và cơm trắng.
Tên phổ ky thở dài và quay vô bếp lấy thức ăn cho ba người. Trái lại ở trên lầu, ở bàn nào cũng có la liệt kỳ trân mỹ vị. Mỗi lần nghe phổ ky lên tiếng rao tên những thực phẩm nhà bếp đã nấu nướng xong đem ra, cậu nhỏ họ Trương lại đưa lưỡi liếm môi quèn quẹt :
- Bát bảo nấu gà tơ.
- Chim cầu hầm tống cú, hải sâm.
- Bào ngư tần râu câu, trứng rùa hấp vây cá...
Ông già chốc lát lại móc tiền trong bọc ra đếm. Chừng tới khi món ăn đem lên, hai ông cháu mắt sáng rực lên trông thấy đĩa heo quay bì ròn ráng mỡ không chịu nổi sự khiêu khích quyến rũ của hảo phẩm nên nước dãi chảy nhểu ròng. Quên cả lề lội lịch sự, hai ông cháu lấy cơm vô bát, gắp vội những miếng thịt ngon lành, chấm vội nước tương pha dầu vừng thêm béo ngậy, đủ hành tiêu gia vị ăn liền, quên cả cậu nhỏ đồng hành ngồi bên.
Cung Đình không chú ý đến sự ăn uống, hai mắt hết ngắm dọc những bức hoành phi, câu đối trang hoàng trong cửa tiệm lại liếc mắt ngó những thực khách. Ăn một hơi hết một nửa đĩa thịt heo quay, vị Tam lão họ Trương mới bảo cậu nhỏ Cung Đình rằng :
- Ngon lắm. Không ăn đi còn ngồi ngắm trời ngắm đất nữa sao? Heo quay béo mềm, cơm trắng nóng sốt, không ăn thì còn muốn gì nữa?
Cậu nhỏ lễ phép trả lời :
- Cháu chưa đói! Cụ và anh Trương cứ ăn no đi.
Lão Tam lấy thìa sẻ cơm vô bát cho cậu nhỏ, gắp cho miệng thịt lớn nói rằng :
- Đường về Thủy Khẩu xa dài. Không ăn lấy sức đâu mà đi đặng. Ngồi xe ngựa chạy xóc lại càng chóng đói lắm. Không ăn ở đây, dọc đường chỉ còn ăn bénh tét khô với uống nước lạnh nữa mà thôi.
- Được. Lúc nào cháu đói thì cháu sẽ ăn. Thịt heo quay nhà hàng này quay dở ẹc.
Lão Tam bực mình gắp nhai ngấu nghiến miếng thịt trong bát cậu nhỏ trừng mắt :
- Trời. Thịt quay ngon thế này mà chê là dở. Không ăn để ta ăn hết coi. Coi bộ thằng nhỏ này khó ăn khó uống thế này, đòi đi theo ta sao được? Muốn ăn phải chịu khó kiếm đặng nhiều tiền thì mới vòi vĩnh, muốn món này món kia. Không có tiền thì biết làm thế nào.
Trương Bỉnh Nhi biết tình lão Tam keo kiệt :
- Thúc phụ để yên cho anh ấy! Anh Cung nè, anh ăn với tôi miếng này. Anh không ăn thúc phụ tôi giận đấy.
Cung Đình lắc đầu. Bỗng nhiên tất cả những thực khách trong tiệm đều dừng tay đũa. Ông chủ phạn điếm muốn tuyên ngôn gì đây? Thực là trịnh trọng, vì người ta thấy một số người làm công, đầu bếp, tài phú, quản lý đều đứng xung quanh viên chủ tiệm.
- Kính thưa chư vị quí khách. Hôm nay nhằm đúng ngày đệ nhị chu niên bản hiệu khai trương tại nơi thị trấn, được quý khách chiếu cố đông đảo nhất tỉnh. Hầu hết những thân hào nhân sĩ trong trấn đều đến ăn ở đây. Các vị đó đòi hỏi bản tiệm phải luôn luôn cho ra lò những thực phẩm đặc biệt. Lý Cẩm sếnh sáng nhận làm đầu bếp chính của bản tiệm, hôm này vừa mới dùng bí thuật của khoa gia chánh, nấu nướng ba món ăn chơi đặc sắc trên đời chưa hề có đem ra để quý vị thưởng thức. Ba món này nếm xong không phải trả tiền. Quý khách nào là tay sành điệu đệ nhất ẩm thực xin viết tên ba món tam tuyệt đó là món thịt gì, dùng gia vị gì? Nếu trúng, Lý Cẩm sẽ đến tận bàn bái tạ và nhà hàng kính biếu tặng phẩm là một trăm lạng vàng.
- Một trăm lạng vàng? Thiệt ư?
Mọi người nghe chủ tiệm nói xong nhao nhao lên? Có người nghe không kỹ muốn hỏi lại cho rõ, ngỡ mình nghe lộn.
Nếm ba món ăn, nếu nói rõ, xác định được món thịt gì thì được thưởng một trăm lạng vàng. Có thế thôi chứ còn gì nữa.
Lý Cẩm tiên sinh là ai? Tại sao hắn lại dám thị tài như vậy? Trong đám thực khách quen ăn ở đây, thiếu gì người “thực tri kỳ vị” ăn vị nào gọi tên ra món đó, thú cầm, thủy tộc, sơn hào hải vị... Thiên hạ xì xầm to nhỏ. Nghe nói chuyện khảo nhau thấy nói Lý Cẩm đã thuộc loại lão niên hỏa đầu trưởng biệt tài nấu riêng cho vị võ sư Châu Hòa trấn... Mọi người nín thính!
Chả trách hắn ta dám ra mặt thách thức mọi người. Đây cũng là một cách nhà hàng quảng cáo. Ai chẳng biết đạo quan bị tấn công, Tứ đại tôn giả đã thọ tử trên Thiết Xích kiều, người làm trong đạo quan bây giờ tới giúp việc nấu bếp cho nhà hàng, không nấu nướng cho vị tôn sư trong đạo quan nữa.
- Khách nào có tiền muốn thưởng thức vật ngon, của lạ tại bản quán sẽ được nếm những nhất tuyệt, tam - tứ tuyệt, tuyệt hảo, tuyệt ngon, tuyệt kỳ, tuyệt dị trên đời không kém món ăn trong hoàng cung nội phủ.
Nhưng trước khi ra mắt, hãy thử tài thiên hạ đã. Lý Cẩm sếnh sáng nấu chơi ba món để mọi người nếm chơi không phải trả tiền, chỉ cần biên giấy cho biết là ba món gì? Ai “thực tri kỳ vị” thì tặng thưởng vàng ròng trăm lạng, chất đầy chiếc khay khảm xà cừ để trong lồng kính bên cạnh ba đĩa nhỏ có bày một món thực phẩm và đồ gia vị.
Sau khi được giải thích am hiểu tường tận cuộc vui, ăn nhậu thách đố, tất cả thực khách trong tiệm đều đứng dậy, một loạt vỗ tay hoan hô ầm ĩ và hối chủ tiệm cho bắt đầu cuộc nếm thi nóng sốt ngay lập tức.
Tất cả mọi người làm công trong tiệm đều được huy động bưng ngay tới bàn khách những món “tam tuyệt” đó.
Tức thời từ trong nhà bếp mùi thơm món ăn xông ra nhức mũi, ngon thiệt là ngon. Chỉ ngửi thôi cũng đủ nhào đại vô. Thực ăn ăn lối tục thò đũa gắp lên miệng nhai nuốt đánh ực, ăn xong hết phần mình mà mặt mày vẫn còn ngơ ngác chẳng hiểu mình vừa được nhậu món gì?
Nai chăng. Ếch chẳng? A ha! Thịt rừng! Phải chỉ có thịt rừng là quý! Heo rừng, chim rừng, gấu rừng, cầy hương, bò tót?
Có người cẩn thận hơn nhấm nhám từng tí. Bỗng hắn nhắm tịt cả hai mắt nói ra một vài thức gia vị, này quế, này giếng, củ sả, lá thơm cay, bạc hà, húng ngò hành hoa, chanh khế, nhưng đến khi người bạn đồng bàn hỏi món thịt là món gì thì chịu, không trả lời được. Hình như thịt thỏ rừng thì phải?
Kẻ này chê bai người nọ không thiếu lời: Anh thì biết đếch gì? Mặt anh rõ là thuộc loại cơm nhà với vợ, trăm năm mới đi ra ngoài, thế mà cũng lên râu phê bình món ăn thực phẩm. Món ăn bao giờ cũng phải đủ bộ ba: chim trên trời, thú dưới đất, cá dưới nước...
Món ăn này có vị tanh là hải sản, lại bảo là thịt “chim cu”.
- Ôi trời ơi. Lắng tai nghe chúng nó nịnh bợ, rồi có thằng che tàn Lý Cẩm sếnh sáng hạ bút kê thịt phượng hoàng chả kỳ lân và thịt đuôi rồng cho mà xem.
Cũng có tay ranh điệu, gọi rượu liên hồi để nhắm với tam tuyệt. Người nào nếm xong cũng ca tụng thực kỳ trân kỳ vị, nhưng tới khi cầm bút tự hạ kê khai món ăn thì lại ngần ngừ, phân vân không biết quyết định ra sao? Bảo là ngỗng thì không dai, bảo là gà thì nhỏ thớ, bảo là vịt thì mềm xèo, thôi thì đúng là chim rừng. Cái gì thì cũng ở trên rừng với đáy biển thì mới quý. Vậy thì viết ngỗng trời, cá chim, cá vược, chẻm, gộc, hồng...
Cũng có người lập dị, tỏ tài có cái lưỡi “bất hữu” nên ghi là thịt rắn, tắc kè, kỳ nhông, ba ba, rùa núi, sơn hào hải vị kể là vòi voi, bàn tay gấu, đười ươi, thịt khỉ, sơn dương, gà rừng, chim trĩ, đa đa, con két...
Mọi người đều có ước muốn đoạt được khay vàng. Giả sử có trúng một món, sai hai món thì cũng hy vọng được một phần ba số vàng đầy ắp sáng chói mắt.
Đáng buồn cho lão Tam và hai cậu nhỏ, ngồi chờ mãi để xem ba món ăn kỳ lạ tới, nhưng mãi tới lúc người ta đã thu giấy từng bàn, ba người mới thấy bày ra trước mặt vỏn vẹn ba đĩa nhỏ xíu trên chỉ có ít thịt thà để nếm. Lão Tam gắp cả ba miếng nhỏ đưa vào miệng chưa kịp nhai đã trôi xuống cổ. Vị ngon thì ngon thực, lạ thì lạ vô cùng song chả biết là thịt giống gì cả. Lão Tam lẩm bẩm một mình :
- Nó mang đến cho chúng mình ít quá. Tao ăn mà chẳng biết là đã ăn cái gì?
Nói thế tức là lão muốn ăn sang cả phần Trương Bỉnh Nhi và cậu nhỏ Cung Đình. Cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi khá hơn, nhấm nháp từ từ và nói rằng :
- Giống thịt chim sẻ mày ạ.
- Chim sẻ mía hay là thịt dơi?
- Mày đã ăn thịt dơi bao giờ chưa. Ngon ghê lắm. Nhưng chưa ăn và chưa biết làm thì ăn thế đếch làm gì được. Chỉ ăn ốc nói mò, mà tao thấy giống thịt ốc mày ạ.
- Ốc gì? Ốc nhồi, ốc bưu hay ốc gạo?
Lão Tam thấy hai thằng nhỏ cứ hỏi vặn nhau hoài liền bảo :
- Phần hai đứa chúng bay không ăn mau đi, để tao ăn họ cho xong. Ăn xong trả tiền đi cho rồi, hơi đâu mất thì giờ mà đoán nhăng, tao biên đại là mắm tươi, mắm ruốc, mắm nêm cho xong chuyện.
Cậu nhỏ Cung Đình đưa đũa lên đầu lưỡi nếm thử mỗi món chút ít, cậu nhăn mặt rồi sẵn bút mực và giấy phổ ky mang đến, viết thảo “liên chi hồ điệp” những dòng chữ lão Tam chẳng hiểu gì cả.
- Thằng nhỏ này giỏi ghê, viết nhanh như chớp vậy hả mày? Mày viết chi? Thịt khỉ, thịt cừu hay thịt chó? Con ngan con cút hay con kên kên? Cá út, cá kèo lòng tong hay cá bống?
Cung Đình cười nói :
- Tham tiền người ta cũng nói như khiếu như vẹt. Thằng Lý Cẩm là vua xỏ lá nên nó cho ăn thịt vẹt lông xanh mỏ đỏ đấy. Thằng nào vô tiệm ăn hay khoe hay khoe giỏi nhưng thực ra dốt như lừa, nó cho ăn thịt lừa đấy. Ăn như rông cuốn, nói như rồng leo, lâm sự sợ ra quần và nhát như cáy nên nó cho ăn thịt cáy, mắm cáy nấu với cá tra đấy. Có thế mà không biết. Ở trong đạo quan có chuồng vẹt nhiều con. Ta bỏ đi nên đầu bếp Lý Cẩm sợ vẹt cũng bị bỏ đói cũng chết nên làm thịt món chim đó, cả ngàn người ăn không hết. Trong chuồng còn đôi lừa già nó cũng đem ra thịt. Còn dưới ven sông thiếu gì cáy ở trong đầm, vũng nước với ao cá tra ăn phân? Nó có tài chế hóa gia vị nó đã sử dụng gia vị đánh lừa cái lưỡi vô duyên của những phàm phu tục tử thì có trời mới biết nổi...
Lão Tam nghe cậu nhỏ Cung Đình nói vậy hai mắt tròn xoe đã đinh đưa tay lên mấy lần bịt miệng không cho nói nhưng lại không dám.
Còn chút thịt thừa trên đĩa thì lấy đũa gắp ăn nốt, xong hấp tấp đứng dậy bảo hai cậu nhỏ rằng :
- Ta trả tiền rồi ra bến chợ thuê xe xuôi về Thủy Khẩu. Ở đây, tụi mình viết bậy bạ, ông chủ tiệm và ông đầu bếp trưởng thấy nói cho khách ăn những thịt cú, thịt vẹt, lừa ngựa, mắm cáy với tra. Người ta lấy gậy đánh cho như đòn.
Nói xong lão ra quầy trả tiền và rút lui có trật tự không cần chờ biết nhà hàng tuyên bố kết quả cuộc thi nếm ba món ăn ra sao?
Tửu bảo thấy ông già và trẻ nhỏ nên cũng mặc kệ, cho rằng những người này thuộc vào loại cổ cày vai bừa, ăn lấy sống, mũi tịt, lưỡi tê không biết nếm mùi vị, chưa nhai đã nuốt biết gì việc thưởng thức những món ăn do một tay đầu bếp chế biến ra.
Ra khỏi cửa tửu điếm, lão Tam thúc hai trẻ nhỏ đi nhanh như có ma đuổi sau lưng. Nhưng có người đuổi sau lưng thực?
Số là mấy trăm bàn thực khách đều biên trật hết không đúng lấy một danh từ thú cầm thủy tộc đem ra làm thực phẩm bữa nay. Nhưng tên phổ ky biết đọc chữ cá tra, thịt lừa và thịt vẹt thì nổi sùng, lon ton cầm ngay mảnh giấy chạy thẳng vào trình Lý Cẩm sếnh sáng đương ngồi uống trà cùng với chủ nhân và một vài người danh giá trong vùng.
Tên tửu bảo trình giấy mục đích là để nhận lệnh chủ nhân cho phép trừng trị mấy tên hỗn láo dám động chạm tới đại danh của vị hỏa đầu trưởng đáng kính.
Ai ngờ đọc xong mảnh giấy Lý Cẩm mặt biến sắc kêu lớn :
- Trời! Ai mà viết như vậy? Giống như tự dạng của... bậc Tôn sư? Trời những vị thực khách ngồi tại bàn nào? Trên lầu hay dưới nhà?
Phổ ky nhanh nhẩu đáp :
- Dạ ngồi ở bàn trong góc dưới gần cửa? Máy tên đó quê mùa, cục mịch hỗn láo lắm, xin cho phép con ra cật vấn rồi cho chúng một trận!
- Láo nào! Đồ bị thịt có mắt không tròng! Mau mau! Đưa ta tới kính chào... Giấy biên trúng hết.
Lý Cẩm lật đật chạy xuống lâu như bay biến làm tên phổ ky ngây người như tượng gỗ. Chủ nhân và các vị thân hào chạy theo Lý Cẩm. Trông thấy khay vàng để trong lồng kính, vị hỏa đầu trưởng cứ lễ mễ bưng trong tay và hối rối rít :
- Những người trúng giải đâu rồi?
- Ai? Ai?
- Ông già và hai cậu nhỏ ngồi ở góc kia?
- Bàn đó trống trơn rồi? Tại sao chưa tuyên bố kết quả chúng bay đã để khách đi. Quân ngu dốt quá chừng. Đáng đánh đòn! Đáng đánh đòn!
Mắng xong Lý Cẩm chạy vội ra đường, thấy hút Lão Tam dẫn hai trẻ đi tận đằng xa, cứ thế bưng khay vàng hối hả chạy theo. Lý Cẩm chạy trước rồi chủ nhân, thân hào, tửu bảo và đám khách ăn hiếu kỳ cũng nối đuôi thành hàng dài chạy đuổi theo.
Không ngờ Lão Tam ngoảnh lại, thần hồn nát thần tính tưởng người trong tiệm chạy đuổi theo bắt đánh đòn, lão kêu la :
- Thôi bỏ mẹ rồi! Nhỏ ơi! Mày hại thằng già này! Chạy đi, tụi trong tiệm xông ra đuổi bắt chúng mình kia kìa! Chúng nó mà chộp được thì... Chúng nó cho hết lết nổi.
Cả ba người ù té chạy nhanh. Lý Cẩm càng chạy nhanh thì ba người càng phóng nước đại. Lý Cẩm gọi to :
- Đừng chạy nữa! Đừng chạy nữa! Đáp trúng rồi! Vàng đây! Vàng đây!
Trương Bỉnh Nhi tuổi nhỏ thính tai nghe rõ tiếng kêu vội bảo ông chú vô tích sự rằng :
- Thúc phụ ơi, đừng chạy nữa, người ta gọi bảo giải đáp đúng cho vàng đấy.
Nghe tiếng “vàng” Lão Tam hốt hoảng :
- Mày nói cái chi? Ai cho vàng? Vàng nào?
Khốn khổ cho Lý Cẩm tiên sinh, chạy tụt cả giày, đầu tóc rũ rượi. ông ta kính cẩn nâng cao khay vàng quỳ trước chân cậu nhỏ Cung Đình, hai bàn chân nhỏ mà đi đôi vân hài to tổ bố.
- Lý Cẩm kính dâng Tôn sư! Không biết Tôn sư hạ giá quang lâm! Bày trò hôm nay tội thật đáng chết, chỉ có Tôn sư mới là người “thực tri kỳ vị” ở trần gian này.
Lão Tam há hốc, hai mắt tròn xoe không hiểu tại sao lại được kính dâng khay vàng như vậy. Lão quê một cục hỏi rằng :
- À thế ra cá tra, thịt vẹt, thịt lừa ngon như vậy hả? Những món đó bán ê hề ngoài chợ chẳng ma nào mua. Ông nấu thế nào mà thiên hạ ăn sùm sụp mà khen ngon váng cả lên. Dạy tôi nấu với!
Cung Đình đỡ lấy khay vàng, kéo tay ông già nấu bếp tóc bạc phơ đứng dậy nói rằng :
- Tài nấu của bác khá! Nhưng bày cho người ta ăn mà không mang rượu “chôm chôm” hay ngâm “bìm bịp” cho uống thì còn là khuyết điểm. Dù có làm thêm tại đạo quan vài năm nữa vẫn chỉ là đầu bếp thứ hạng, ta chẳng phê ưu được nghe.
Lý Cẩm tiên sinh cung kính chắp tay vái tạ :
- Xưa nay thường bị mắng mở là ở vào hàng “vô hạng” bây giờ khen “thứ hạng” thì kẻ hạ tiện này mãn nguyện lắm rồi, dù chết không dám quên ân.
Cung Đình nhìn Lão Tam nói rằng :
- Tiền thắng cuộc của cụ đấy. Cụ cất vào khăn gói để làm lộ phí cho bọn ta xuôi Thủy Khẩu. Như vậy không phải ăn bánh tét khô và uống nước lã nữa.
Lão Tam mừng quýnh, thu nhận trăm lạng vàng bọc gói cẩn thận vô khăn gói: Lão vẫn cận thận nói rằng :
- Cậu không thích ăn heo quay, khoái ăn cá tra để lão tìm mua cả chục con mập ú, béo trắng để ăn cơm, như vậy bằng lòng không?
Lý Cẩm đứng bên cung kính nói :
- Kẻ hạ tiện này già rồi nên chẳng thể theo hầu hạ Tôn sư thực là đáng tiếc. Này cụ già kia, phải thay ta hầu hạ Tôn sư của ta cho phải đạo nghe không? Phải tuyệt đối trung thành, thờ kính hết lòng nghe. Người muốn gì cũng phải chiều lấy được.
Lý Cẩm còn níu tay lão già nói nhỏ :
- Trăm lượng vàng không nghĩa lý gì đâu. Cụ nên nhớ, chỉ một viên trân châu hay bảo thạch đính ở đôi vân hài kia cũng có giá trị mua mười cửa tiệm mà cụ vừa ăn hồi này.
Lão Tam giương đôi mắt chẫu chuộc nhìn đôi vân hài đầy bụi, bùn đất hỏi nhỏ lại :
- Cụ nói gì? Những hòn bi ve kia là ngọc hả! Nó mua được cả tiệm ăn to lớn hả. Nói thực hay xí gạt lão đấy?
Lý Cẩm tiên sinh tức mình đạo mạo trả lời :
- Xí gạt cụ thì ích gì? Cụ muốn đưa Tôn sư đi Thủy Khẩu để tôi bảo chủ nhân lấy cỗ xe của tiệm tặng cụ dùng đi cho đàng hoàng chóng tới nơi?
Lý Cẩm tiên sinh là người được chủ quán trọng vọng nên nghe vậy, ông chủ tiệm sai đầy tớ về đánh cỗ xe tới để Lão Tam và hai cậu nhỏ tùy tiện sử dụng, cỗ xe có hai ngựa kéo chắc chắn và sạch sẽ, Cung Đình thản nhiên bước lên xe và nói rằng :
- Ta đi ngao du ít lâu, ngày nào đó trở về đạo quan ta sẽ nhớ đến bác.
Sự việc xảy ra cũng nhanh chóng nghề rong xe là nghề tay trái của Lão Tam nên ông già thích chỉ vừa được vàng lại được tặng xe, vui sướng cảm ơn trời phật cứ sau khi buôn bán thua lỗ gần sạt nghiệp thì lại trúng món bở đền bù lại.
Xe đi khuất, Lý Cẩm tiên sinh kiêu hãnh nói với mọi người rằng :
- Ta cứ tưởng mang chút thuật nhỏ mọn ra để chiêu hàng thiên hạ ai biết là món chi? Ai ngờ Tôn sư đọc vanh vách thấu rõ cả ruột gan ta! Người xứng đáng là vị Tôn sư muôn thuở tại Châu Hòa trấn này. Người đã cải lão hoàn đồng đi chu du thiên hạ. Sau này có ngày người trở về thì cửa tiệm của ông sẽ nổi tiếng nhất thiên hạ. Anh hùng bốn bể đều đến nhậu nhẹt ở quán ông. Ngàn vàng hồ dễ đón một khách anh hùng lại ăn tiệm tầm thường của chúng mình?
Mọi người nghe nói đều chắp tay cảm kích, hướng về phía xe chạy cung kính bái vọng. Câu chuyện bữa ăn nấu ba món thưởng trăm vàng trở nên giai thoại truyền tụng từ cửa miệng người này tới tai người kia, lẽ tất nhiên là ai ai cũng phục tài nấu nướng của Lý Cẩm tiên sinh, đánh lừa được lưỡi thiên hạ.
Thầ Hành Nụy Cước là người có trách vụ chỉnh đốn lại đạo quan và các cơ sở của Cung Đình tôn sư, đầu tiên tìm đến Lý Cẩm tiên sinh để dọ hỏi tin tức vị tôn sư kỳ lạ, lẽ tất nhiên Giang Bình Hầu phu nhân lập tức đón bị hảo đầu trưởng về dinh phủ để sử dụng tài năng của ông ta.
Đây lại nói chuyện Lão Tam rong cương cho xe chạy trên đường độc độc bên sông. Không hiểu ông già khoái chí được tiền đến mức độ nào, hát hò ê a luôn miệng.
Trương Bỉnh Nhi ngồi cùng với Cung Đình trong xe, cậu nhỏ khôn ngoan cầm lấy đôi hài ngắm nghĩa. Cậu ta lấy giẻ lau sạch bụi dơ, quả nhiên thấy mũi hài đính nhiều hạt châu báu sáng ngời lóng lánh, vì Cung Đình mặc quần áo dài che lấp nên lúc đầu ra khỏi đạo quan không mấy ai chú ý tới.
Lão Tam đang ngồi phía mé ngoài, ngoái cổ trông vô xe thấy trân châu bảo ngọc phát hào quang sáng rực rỡ lấy làm lạ, gò cương cho xe đỗ.
Lão Tam đôi mắt hau háu nhìn :
- Trời ơi, những cục thủy tinh này đẹp sáng dữ a? Tại sao trong tối nó cũng sáng lóe vậy?
Trương Bỉnh Nhi đáp :
- Ngọc dạ minh châu đấy! Ngoài sáng thì như thủy tinh, nhưng trong tối thì lại sáng lạ lùng. Thực là bảo vật quý giá. Ông đầu bếp nói đổi viên này lấy mười tiệm ăn là đúng lắm. Thúc phụ ạ.
Lão Tam chui vô xe cầm đôi vân hài nặng trĩu báu vật ngắm nghía, đột nhiên lão lo sợ nói rằng :
- Chúng ta đi đường xa, chỉ có ta và hai cháu nhỏ, mang theo nhiều hoàng kim đã là điều tối kỵ, bây giờ lại mang nhiều châu báu thế này thì nguy lắm!
- Tại sao hả thúc phụ?
- Bởi vì vô phúc giữa đường gặp lâu la cướp bóc thì... chắc chúng giết cả ba chúng mình. Hồi này đường xá cướp bóc như rươi. Chúng đánh hơi mùi vàng bạc tài lắm. Thà nghèo nàn túi rỗng còn giữ được cái đầu. Chính vì có của thì lại càng dễ dàng bỏ mạng vì của.
- Vậy thúc phụ tính sao cho ổn?
- Đưa ta dao nhỏ, ta cắt các hạt châu ngọc rời ra rồi bỏ vô túi nhỏ xấu xí để cất giấu.
Trương Bỉnh Nhi khen phải. Nói xong là thi hành ngay, Lão Tam cắt rời trân châu, ngọc bích, dạ minh châu bỏ vô túi nhỏ bằng vải xấu giao cho Trương Bỉnh Nhi cất giữ.
Cậu nhỏ Cung Đình chỉ cười khì, mặc cho hai chú cháu nhà họ bàn soạn, làm việc cất giấu ngọc quý. Hắn nói :
- Tôi chỉ cần tìm đâu mua cho tôi một đôi giày nhỏ vừa chân, giày này rộng khó đi lắm.
Lão Tam bỗng dưng vỗ trán đánh “đốp” một cái :
- Trời ơi. Có thế mà ta không nghĩ ra. Chúng ta giữ làm gì những vật mắc tiền này. Tại sao không bán quách nó đi, lấy tiền xài, ăn uống, buôn hàng về xứ kiếm lời có hơn không?
- Mình bán cho ai bây giờ? Ai có nhiều tiền mua nổi những viên ngọc hiếm có này?
- Ừ nhỉ! Thôi không xuôi về Thủy Khẩu nữa! Tiện đường ta nên vào thẳng Kinh, ở đấy tìm mối bán có tiền dễ dàng hơn.
- Phải đấy. Vào Kinh, chúng cháu chưa về thăm đế đô bao giờ, có nhiều tiền về nơi văn minh xem thiên hạ thị thành khôn ngoan đến mức nào?
Thế là Lão Tam quay xe, hỏi thăm đường về mạn Lâm An thủ phủ. Chính vì hỏi thăm đường nên mới xảy ra chuyện có người đi nhờ xe.
Xe đang chạy ngon trớn, có hai đại hán phi thân đuổi theo, vừa đuổi vừa gọi :
- Cho hai ta đi nhờ xe với!
- Xe của tư sao lại nói đi nhờ! Muốn đi thì phải trả tiền?
Hai người chạy theo sau thở mệt nhọc :
- Ừ, trả tiền thì trả chớ sao? Dừng xe lại cho mặc cả.
Lão Tam ngắm trông hai thanh niên đều hung hăng dữ tợn nghi là kẻ cướp không dừng xe, trái lại còn ra roi cho ngựa phóng nhanh hơn.
Nhưng vừa quẹo qua khỏi khúc rẽ đã thấy đám người lố nhố đứng chặn ngang đường khiến xe không chạy được nữa. Xe vừa đỗ những người đứng chờ ùa lên xe. Họ dồn hai cậu nhỏ ngồi ép chặt như nhồi bông. Kế đến hai đại hán chạy sau bắt kịp thấy hết chỗ ngồi cũng leo tót lên mui.
Lão Tam hỏi :
- Các ông đi đâu mà lại kéo nhau xâm phạm xe tôi vậy.
Một người trong bọn đáp :
- Xe của cụ bị sung công làm việc nghĩa. Cụ cứ cho chạy thẳng qua đường trước mặt rẽ sang đường nhỏ đi về Túc Mễ Cương là tới tổng Đại Nghĩa thôn xã Phú Cường.
- Các thầy đến đó để làm gì.
- Thiên hạ nhiễu nhương, triều đình khuyến khích thanh niên tạm gác bút nghiên theo nghiệp đánh đấm. Nước có hùng cường dân có mạnh khỏe thì giặc Liêu mới không mang binh về xâm phạm đế đô một lần nữa. Gần đây Đông Cung thái tử thân hành phủ dụ trai tráng trong nước theo nghiệp võ để cùng người gây dựng lại đất nước, cử binh tiểu trừ phỉ loạn. Có mười ông nhà giàu trong hàng Tổng vui lòng bỏ tiền ra chiêu binh mãi mã luyện tập cho chúng tôi trở thành các võ sĩ siêu hạng rồi cử về Lâm An tranh cờ đoạt soái. Nhưng trước khi xuất môn để đấu với người ngoài, mười phú gia còn lập đài tuyển phu cho mười cô ái nữ đẹp như tiên nga, xinh như mộng. Vì thế nên hôm nay chúng tôi sung công xe cụ để trực chỉ tuyển phu đài cầu hôn đấy.
Lão Tam nghe rõ câu chuyện cười ha hả :
- Có vậy mà làm lão hết hồn. Lão cứ tưởng các thầy là thuộc phe hắc đạo muốn cướp không xe của lão phu và hai cháu. Như vậy được, lão vui lòng cho xe chạy tới Phú Cường để các thầy thi võ chiếm đoạt người ngọc.
Trên đường đi, nhiều chàng thanh niên các thôn xóm vùng lân cận cũng tấp nập ngựa xe kéo về một phía. Hai ba chàng cưỡi chung một con ngựa, có chàng cưỡi bò, cưỡi trâu để tới vũ đài.
Trương Bỉnh Nhi ngồi dồn bị ép chặt quá, không nhúc nhích được, nhìn sang hai bên đường thấy vậy thì hỏi :
- Các bậc đàn anh đều là những võ cử xuất sắc, hai chân đâu không phi hành tẩu mã mà lại toàn ngồi xe ngựa. Hai con ngựa mà kéo hai chục mạng thì tới nơi ngựa xụm mất.
Một cậu thanh niên râu cá chốt bị hỏi móc họng, cười hì hì đáp :
- Chú còn nhỏ tuổi, biết một mà không biết hai. Các bậc đàn anh đi đấu võ còn phải để dành hơi sức chứ. Nếu chạy bộ từ nhà đến võ đài thì tới nơi đã long đinh óc thì còn... múa võ lấy vợ đẹp làm sao được?
Trương Bỉnh Nhi nháy mắt với Cung Đình như chia sẻ nỗi niềm, thiện hạ khổ vì phụ nữ chẳng phải chỉ có ông bạn “oắt con”.
Kế đó hỏi tiếp :
- Các đàn anh đi ké một chuyến đến tuyển phu đài thì phải trả xe cho chúng tôi. Tại sao lại nói là sung công làm việc nghĩa?
- Chúng tôi nói sung công là sung công, không có đi ké.
- Em chẳng thấy tinh thần thượng võ của các anh ở chỗ nào? Y đông hiếp cô lại chiếm đoạt của người một cách ngang xương mà lại nói làm việc nghĩa, em chẳng biết ra sao cả?
Thanh niên có đôi mắt ti hí giải thích :
- Thì ta đã nói em còn nhỏ tuổi quá mà! Chưa hiểu việc đời chi hết. Bây giờ, chúng ta còn sung sức, khí lực dồi dào có thể bạt sơn cử đỉnh mà không thể cuốc bộ thì đến chiều, sau khi đã đấm đá liên hồi để đoạt mỹ nhân, thằng nào cũng toạc máu đầu, u trán, gãy giò, què tay. Nếu không có xe đưa về nhà... Thì biết làm sao? Xe của cụ và các cháu lúc bấy giờ mới tế độ chở giùm cả lũ chúng ta về nhà thì chẳng phải là làm việc đại nghĩa nhất đời đó sao? Chúng ta vì nghĩa lớn đất nước phải hy sinh mang thân đi chịu chưởng thì xe của cụ và các em cũng vì nghĩa nhỏ chịu phép sung công một ngày chở chúng ta về. Như vậy không hợp lệ quỷ thần trời đất hay sao?
Lão Tam ngồi ngoài nghe vậy cũng mủi lòng :
- Như vậy tội nghiệp các thầy quá nhỉ? Nhưng trong trường hợp xe tới phú Cường, lão phải có việc riêng tư như đi mua sắm chút quần áo giày vớ cho cháu nhỏ thì cứ tự tiện lấy xe đi, có phải hỏi các thầy không?
- Không thể được. Đã bị sung công thì lẽ tất nhiên không còn quyền tự do dùng xe mà phải hỏi bọn chúng ta?
- Nếu không chịu thì sao?
- Ông cụ này kém thông minh quá. Xe tới võ trường thì thuộc quyền của con nhà võ. Vi lệnh sẽ bị đòn và mất xe luôn.
- Sao lại võ đoán như vậy?
- Cụ trông kia kìa, cụ tưởng những trâu bò, lừa ngựa kia là của riêng tư cả sao? Toàn sinh vật “ủng hộ” đấy.
Lão Tam nghe vậy tức giận không chịu nổi :
- Thế thì lão phu này cũng phải xin học võ mất?
Cả bọn nhao nhao :
- Hoan hô. Thế thì còn gì bằng. Hoan hô tinh thần thượng võ của ông cụ phu xe. Cụ mà ở lại chịu học võ, đấu võ với chúng tôi thì không ai có quyền sung công xe cụ nữa.
Trương Bỉnh Nhi vội hỏi :
- Thúc phụ ơi. Thúc phụ muốn học võ thiệt ư? Cho cháu học với.
Cung Đình từ nãy ngồi yên, có lẽ sực nhớ trước đây mình là võ sư vào hạng “tổ sư” liền hỏi :
- Anh Trương Bỉnh Nhi mục đích của anh học võ để làm gì?
- Để đánh những thằng chơi cha, thích đi xe “cọp” một trận nhừ tử.
Lão Tam nghe thấy rõ còn giả bộ chưa nghe rõ :
- Cháu nói sao? Học võ giỏi để đánh chết cọp, hãy đánh những thằng đi xe “cọp”, ăn “cọp”, xem hát?
Đồng thời cụ cho xe ì ạch chạy vô những ổ gà lồi lõm để mọi người xô nhau kêu chí chóe. Nhưng kẻ lớn tiếng nhất vẫn là cậu nhỏ Trương.
- Úi chao? Gãy hai rẻ sườn cụt rồi.
- Ối, Đè bẹp bọng đái tôi rồi.
Cỗ xe đầy tiếng chí chóe pha lẫn tiếng cười, tiếng chửi thề chẳng mấy lúc đã đến cổng thôn xã.
Nghĩa binh ăn vận mỗi người một kiểu, giáo mác cái dài cái ngắn, ậm ọe quát tháo tưởng như thiên binh vạn mã cũng khó lọt qua khu chiến.
Đám thanh niên, tráng niên, đại hán, võ sinh chen vai thích cánh nhập võ trường để xem mặt các mỹ nhân ở tuyển phu đài. Anh nào cũng hăm hở nhuệ khí ngút trời xanh, phen này mình không đại thắng đả lôi đài, lấy vợ đẹp còn ai đánh nổi mình nữa?
Lão Tam ngoài việc chăm lo hai ngựa ăn uống, tháo yên cương, còn ngụy trang cất giấu tiền bạc vào chỗ kín đáo nhất. Cất giấu tiền trong đáy bao thóc, bị cỏ thì có trời mà biết. Nhưng lão ta không dám dời xe lấy một bước.
Có nhiều tiền như vậy mà lão vẫn bòn sẻn, chi tiền cho hai cậu nhỏ quà bánh rất ít. Trương Bỉnh Nhi phải kề phai nhắc lại lời của Lý Cẩm tiên sinh ân cần nhờ săn sóc Cung Đình thì lão mới chịu xì tiền ra đủ tiền đồng để mùa lấy một con gà sống và gạo, làm cơm luộc thịt lấy mà ăn với nhau.
Hai cậu nhỏ ăn uống xông xuôi, mặc lão Tam nằm ngủ trên xe trong khu chuồng trâu, bò lừa, ngựa để tới chiều chuyên chở các sĩ tử thí võ về nhà họ ở bên kia đồi Túc Mã.
Một số đông thân nhân các thầy, hình như đã có kinh nghiệm sẵn nên người thì lo giã thuốc dán, thuốc rịt, thuốc cầm máu, thuốc bóp tan đòn, người cắt một số vải để chờ băng bó vết thương. Hai cậu nhỏ len lỏi vào chỗ nào cũng lọt. Mười cô gái của mười ông cự phú thật là xinh, cô nào cũng xiêm áo lụa là gấm góc, trang điểm như tiên giáng trần. Vì vậy, mười lôi đài được lập ra không lúc nào là ngớt khách đăng ký để tỷ thí.
Nhưng hết thảy đều là những đấu thủ hạng bét, chưa cặp nào dám đấu dao găm, chỉ quần thảo quyền cước, nhiều khi ôm nhau vật lộn sái cả luật võ đài, dùng cả móng tay cào cấu và răng miệng cắn đớp như... khuyển bốn chân.
Tuy vậy không phải là cuộc đấu kém phần ác liệt. Trái lại họ đánh nhau rất dữ dội, quyết liệt không có chút nhân nhượng.
Có một cặp đấu chưởng dữ dội đến nỗi quần áo bị cào xé rách tan như bươm bướm, khiến hai cao thủ trần truồng như nhộng trên võ đài mà vẫn say đòn chưa chịu buông nhau ra.
Phụ nữ đi xem mắc cỡ ùa chạy tứ tán. Phải thỉnh mời vị đài chủ thân hành ra gỡ mới lôi được hai cao thủ nhét vô trong bao bố khiêng đi. Cung Đình cảm thấy nghề võ của mình đã đi đến ngày phát triển “mạt lộ”, thực là vô cùng mỉa mai. Nhưng giả sử Cung Đình có leo lên võ đài thì có lẽ còn bị thảm bại nhanh chóng hơn ai hết.
Bởi vì chân tay cậu nhỏ lèo khèo, không còn chút khí lực nội ngoại công phu như xưa.
Còn Trương Bỉnh Nhi, tuy đầu óc ranh mãnh tinh khôn, nhưng đâu có sức mạnh mà đánh đấm một ai. Tốt hơn hết là hai cậu nhỏ về xe nằm nghỉ như Lão Tam, còn khỏe khoắn thân xác hơn.
Không phải chờ tới chiều nghĩa là đến lúc lôi đài mãn cuộc giao đấu trong ngày, hầu hết các thanh niên đi nhờ xe đã tề tựu đủ mặt. Cậu nào cũng mặt mĩu thâm tím sưng vều. Có người phải băng đầu, cột ghép tay chân vào các mảnh ván nhỏ vì nếu không sai khớp trật gân thì cũng bị nội thương đau đớn.
Họ không thể tự mình đi đứng như buổi sáng sớm, phải nhờ người bế xốc hoặc đỡ vịn thì mới lần bước đặng.
Tình trạng thật là bi đát! Thảm thương thay! Đúng là một nhóm đấu sĩ quá ư là hăng hái, không biết tự lượng sức mình, đã khập khiễng trở về với mùi chiến bại sâu đậm.
Lão Tam và hai cậu nhỏ động lòng thương hại không mắng nhiếc họ nữa. Trái lại, sẵn sàng giúp đỡ mọi người hoặc ngồi, hoặc nằm trên xe. Có người kêu đói mệt, lại phải sẵn hút gạo muối còn lại nấu cho họ ít tô cháo ăn trước khi lên đường.
- Ối giời ôi. Nó “độc” quá, đấm tôi trúng mạng mỡ đau quá.
- Đú họ con bà nó! Nó kéo cẳng mình ngã trật mắt cá.
- Nó đánh lối chặt xương ống chân, có lẽ tao dập xương mất.
- Còn mày có nước non gì không?
- Co ta cứ liếc mắt nhìn theo ban nụ cười nên tao sảy miếng, bị nó vặn tay, trật xương quai xanh rồi. Đau nhức quá! Đau nhức quá! Trời ơi, không chịu nổi.
- Mỹ nương ôi! Nàng đẹp quá, nhưng nó đá tao vỡ bàng quang mất, khó sống lắm.
Cung Đình nghe bọn thanh niên rên la, chính cậu nhỏ cũng tự nhiên phải bật cười. Nghĩ bụng không lẽ đến lượt mình than vãn :
- Song Trâm nữ hiệp nàng ôi! Vì nàng mà tôi trẻ lại hơn ba bốn chục năm. Đương là Giang Nam đại kiếm khách, danh tiếng một thời mà bây giờ trói con gà không chặt.
Lòng thương người đã khiến Lão Tam và hai cậu nhỏ bị vất vả cả buổi ngày hôm đó. Phải đưa xe từng người về tận cổng nhà cho thân nhân tiếp nhận lo điều trị.
Đại hán về sau cùng lại là anh chàng bị thương nặng nhất, đá trúng bọng đái mang nội thương nhất. Hắn ta là con ông lang chữa bệnh trong vùng. Nhà cửa túng thiếu, mẹ và vợ kêu khóc quá trời :
- Ai bảo đã có vợ lại còn ham, danh tiếng giỏi võ phá lôi đài chẳng thấy đâu. Bây giờ về nằm liệt giường liệt chiếu, sống chết mệnh hệ ra sao? Đồng ruộng trên đồi không có nhân công trai tráng làm việc bị khô cạn cả, hơi sức để vào làm lụng thì không lo, suốt ngày hò hét đấm đá tập luyện cuối cùng mang cái khổ vào thân phiền lụy cho gia đình.
Ông thầy già vội ra chẩn mạch cho con. Ông ta bênh vực cho người con trai :
- Thời buổi này không theo nghề học võ không được. Giặc cướp lộng hành, mất an ninh thì cũng chẳng làm ăn cày bừa gì được. Dạo này trời ít mua không người “đạp nước” tưới cây thì ruộng vườn trên đồi hỏng hết mất thôi.
Xem chừng ông thầy thuốc già cũng chẳng giỏi về y học, cứ loay hoay không biết chạy chữa cách nào?
Ngoài sân trời bắt đầu tối mịt, bọn Lão Tam chán quá đã mấy lần toan đứng dậy bỏ đi nhưng bà cụ níu kéo lại ngồi chờ nấu nước pha trà đãi khách.
Ông lang già cởi hết quần áo người bị đả thương, Cung Đình hai tay chắp sau lưng đứng nhìn như cậu Trương Bỉnh Nhi. Bỗng nhiên, hai mắt Cung Đình trông thấy rõ các đường gân máu nổi lên khắp người kẻ bị nạn, các huyệt đạo trông thấy hết. Máu ứ đọng tại bụng dưới, Cung Đình đặt ngón tay lên chỗ tím bầm, xoa nắn dồn máu tan đi và điểm huyệt kích thích xung quanh. Tức thời đại hán thấy dễ chịu hết kêu la, đầu ngón tay Cung Đình như cục than hồng truyền hơi nóng sang chỗ bị đau.
Huyết mạch chuyển đổi trở lại nhịp bình thường làm ông lang già rất đỗi ngạc nhiên xem như bàn tay cậu nhỏ có phép lạ.
Cung Đình nhìn thấy tủ thuốc, lại gần mở hết mọi ngăn ô kéo. Trí nhớ phục hồi, Cung Đình thò tay dúm mỗi ngăn mỗi vị thuốc, không cần phải cân nặng nhẹ hơn một thầy lang lành nghề, đặc biệt là có mấy vị cần tán nhuyễn, Cung Đình chỉ cần khẽ bóp bàn tay là hóa dược thành bột.
Bốc xong thang thuốc, không cần kê đơn hoàn toán gì cả làm ông thầy thuốc già bở vía. Xem ra bài thuốc rất phân minh, quân thần tá sứ, vị nào ra vị nấy không sai một phân lạng nhỏ.
- Tiểu đồ bốc thang thuốc này, lão bối có nghi ngại mở sách Nội thương trị liệu của Thái y họ Hiển mà coi, tra cứu lại xem.
Lão Tam nghe nói vậy cũng cẩn thận phụ thêm :
- Tiên sinh xem lại cho kỹ kẻo thằng nhỏ này nó lỡ tay hốt thuốc lầm. Y dược lầm lẫn là chết. Cụ đừng tin nó làm chi.
Nhưng thiệt tình ông thầy thuốc già đã tin phục vào tài nghệ thần diệu của cậu nhỏ. Ông bỏ luôn thang thuốc vào siêu đất, sai người đem chưng.
Mặt khác, ông sai người nhà mau làm cơm để tạ ơn cứu nguy cho con trai ông. Lão Tam căn dặn :
- Này tôi nói trước, tôi không đảm bảo thang thuốc đó đâu? Theo tôi nên dùng thuốc dòn thoa bóp bên ngoài đỡ nguy hơn. Nói dại, hễ uống thuốc đó có sao thì tôi và thằng cháu tôi không chịu trách nhiệm. Xin nói rõ trước, đừng có bắt đền lôi thôi.
Ông thầy thuốc già cười đáp :
- Các vị đều là kỳ nhân cứ thử lòng lão phu làm gì? Nếu không được lệnh tôn ấn huyệt thì bây giờ thằng nhỏ nhà lão đã là cái thây ma rồi. Mạch đã tán loạn, khí sắp tuyệt mà lại hồi lại, cả đời lão phu chưa hề gặp phép cải tử hoàn sinh kỳ lạ ngay trước mặt như thế này bao giờ cả.
Lão Tam không tin, chỉ cho là ông thầy thuốc quá thương cảm nên quẫn trí. Cơm nước bày ra thịnh soạn. Ông thầy thuốc ngồi tiếp khách.
Ăn xong, mọi người đi nghỉ, Lão Tam vẫn thấy bồn chồn. Chừng tới khi thấy đại hán uống thang thuốc do Cung Đình bốc, không có phản ứng nguy kịch, ngủ yên mới thở đến phào một cái yên chí ngủ khì.
Cung Đình không ngủ, cậu ta lang thang ra phía đồi, Trương Bỉnh Nhi theo sau, hai cậu đi bên nhau mà không nói nửa câu.
Cõ lẽ vì Cung Đình đang bận tâm ngẫm nghĩ tại sao nội lực và trí nhớ, từ sau lúc bước ra khỏi đạo quan, gặp ánh nắng thái dương cứ hồi phục dần. Càng về đêm, yên tĩnh không ngủ như đêm nay thấy trong người có phần khác lạ hơn trước.
Đi tới cạnh bánh xe lớn bằng gỗ, có mắc các gầu tát nước dưới vực cho chảy lên máng nước tưới cho vườn ruộng trên cao, Cung Đình đứng dừng lại.
Cây cối ruộng lúa trên đối tươi tốt là thường đúng với hai chữ “Túc Mê”, nhưng phải có đủ nước tưới thì mới được nuôi dưỡng. Giống thảo mộc thiếu nước là suy kém ngay.
Cung Đình chỉ cho cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi xem vực chứa nước ở dưới và nói rằng :
- Nếu biết chặn chỗ lạch này thì mực nước sẽ dâng cao lên đạp nước quay, gầu nào cũng đầy ắp nước. Nhưng đạp bánh xe cho quay mỏi chân lắm. Anh có muốn học phép phi hành tẩu mã không?
- Phi hành tẩu mã là thế nào?
- Anh nói mà không hiểu nghĩa, tức là phép chạy nhanh như ngựa phi.
- Người làm sao chạy nhanh bằng ngựa thế nào được?
- Anh lên trên kia, hai tay vịn vào xà ngang chân đạp cho bánh xe quay. Hễ đạp nước cả đêm nay, mai chạy nhanh như ngựa phi.
- Thực hả?
- Nói dối anh làm chi? Nhưng đưa bàn chân ra đây cho tôi vận khí điểm huyệt đã. Ấn cái huyệt Phong Thị này, Tam Túc Lý này, Tam Keo này...
Cứ mỗi lần gọi tên huyệt, Cung Đình lại dí đầu ngón tay vào chân cậu nhỏ họ Trương làm cậu nhảy nhảy cà tưng như con choi choi miệng la :
- Ối buốt quá! Ối nóng quá như điện giật.
Nhưng tức khắc, Trương Bỉnh Nhi cảm thấy buồn chân buồn cẳng đứng một chỗ không yên, chỉ muốn chạy nhảy hay đạp nhằm vật chi thì mới đỡ tức trong cặp giò. Nên khi bảo leo lên đạp nước, đạp cho bánh xe quay cậu làm liền, thấy dễ chịu là thường. Bánh xe quay trước chậm, sau có trớn càng ngày càng nhanh làm nước đổ ào ào xuống máng như nước lũ.
Cung Đình đứng bên này bờ vực, lấy ngón tay trỏ cây cổ thụ làm cây này như bị thớt voi húc đổ, từ từ ngã xuống nằm chặn con lạch. Nước chảy bị ứ đọng lại, mực nước lên cào cho con nước càng xoay và múc nhiều nước.
Cung Đình ngồi xếp bằng tròn tĩnh tọa trên bờ, nghiền ngẫm lý do tại sao thân thế sự nghiệp của mình lại biến đổi từ lưng voi xuống lưng chó như vậy.
Thoạt tiên Cung Đình rất tự hào vì đã thắng được thời gian, xóa bỏ những nếp nhăn của ngày tháng trên bộ mặt xí trai của mình. Không một ai dám bảo mình đã thuộc loại lão niên. Hắn đã biến thành một cậu bé vị thành niên quá trẻ để nhận tất cả mọi sự khinh thường, đặt ra ngoài vòng đứng đắn của cuộc đời.
Bây giờ người ta nhìn mặt non choẹt của Cung Đình và gọi hắn là đồ trẻ nít.
Võ công tiêu tán, vị Giang Nam kiếm khách không còn đủ năng lực để che chở một ai. Trái lại phải nhờ người che chở mình. Nếu không có nhóm người Thiết Như Hoa đến đạo quan lập kế đuổi con mụ già Câu Hồn giáo chủ thì chắc chắn mụ ma đầu đã thủ tiêu Cung Đình rồi.
Bao năm công phu luyện tập thành một tay kiếm hiệp đại tài để làm gì? Chẳng làm nên trò trống gì cả.
Nghĩ đến mối tình yêu tha thiết sư tỷ Song Trâm tức là vô cùng lãng xẹt. Người ta đã có chồng có con, mình hành động rõ ràng là tuồng trẻ nít. Vừa trái với đạo lý, vừa tốn công vô ích, đuổi theo một giấc mộng không bao giờ thành hiện thực. Và dù có được kết duyên với Song Trâm nữ hiệp, kết cục cũng chi là một kẻ đến sau, vồ trăng dưới nước? Tình yêu, tình hết, hận thù, tự ái, được một sự khoái ý, ôm một thất vọng sâu cay, vui được một lúc, hạn ngàn đời... Tất cả chỉ là bóng mây chiều theo gió cuốn trôi về phía chân trời xa thẳm.
Bánh xe nước quay, tiếng nước chảy vô máng nước ào ào, Trương Bỉnh Nhi ra sức đạp nước. Xét ra cậu nhỏ đó đương làm một việc hữu ích cho những ruộng nương sắp khô héo trên đồi.
Dòng nước chảy trong bóng đêm đã đem lại hy vọng, nguồn nước vui cho gia đình ông lang già, sớm mai thấy nước đầy ruộng lúa vườn cây cũng sung sướng.
Nếu bánh xe quay đều, nhanh liên tiếp trong vài đêm thì tất cả dân trong xóm cũng vui mừng.
Thiên hạ vui mừng, mình làm cho thiên hạ vui mừng. Có nguồn vui đó là chân lý của hạnh phúc. Đem lại nguồn sống cho mọi người đó là mục đích của dân an lạc.
Nhưng con người vốn sinh ra đã có tính ích kỷ. Bao giờ cũng nghĩ cho mình trước tiên. Mình sướng, còn kẻ khác khổ mặc ai. Đấy là chưa nói có kẻ khoái chí khi thấy kẻ khác bị hành hạ, đau khổ còn mình thoát được sự hành hạ đau khổ đó.
Cho nên biết bao nhiêu kẻ, cậy có chút võ công, tài nghệ, đánh giết người này, chém giết người kia theo sở thích dọc ngang trời đất, đại náo giang hồ của riêng mình, như vậy là tranh đấu, là đáng sống trong cuộc sống hữu lý.
Cung Đình đã thuộc hạng đó.
Đêm nay, lặng lẽ bên lạch nước, thơ thẩn trên đồi khuya, Cung Đình đã ôn nhớ lại trong ký ức. Bất giác, hắn kêu lớn :
- Thật là vô lý, vô lý hết sức. Đời chẳng là cái gì cả. Tất cả chỉ là huyền ảo.
Chả trách, những kẻ đã quá am hiểu cuộc đời trầm bổng, đều muốn xa lánh sự hỗn độn của cuộc sống cuồng nhiệt, náo động, cấu xé tàn nhẫn, đầy lừa dối, cạm bẫy, bỉ ổi và xấu xa.
Hai chân cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi đâu phải là máy, đạp bánh xe chuyển vận những gầu nước nặng nên không lâu bị đọng máu sưng vù lên như hai chân voi, gân cốt đau ê ẩm...
Trương Bỉnh Nhi định ngừng đạp và leo xuống ngồi nghỉ. Cung Đình đã kêu lớn và chạy vội tới đứng bên :
- Nè, đừng có ngưng, ngưng thì què, hỏng hai cặp giò đó.
Trương Bỉnh Nhi nhăn nhó nói :
- Sao vậy, đau và mệt quá rồi.
- Đạp nữa đi. Cố gắng lên. Muốn giỏi vỏ thì phải nghe lời tớ. Có đau có mỏi để tớ bóp nắn huyệt mạch cho.
Nói rồi, Cung Đình cúi xuống dùng hai tay truyền nội lực vào hai ống chân bạn nhỏ, hai tay xoa nắn các huyệt đạo. Trương Bỉnh Nhi cảm thấy hai tay Cung Đình như có điện lực, sờ tới đâu, chỗ đó nóng rần rật, bao nhiêu đau nhức tức thời tan biến hết.
- Đạp mau lên. Cố gắng lên. Học võ phải tin tưởng, có nhiệt tâm không nao núng trước mọi khó khăn, thử thách lúc ban đầu. Sau dần quen đi. Có tớ giúp cho, sẽ tinh tiến nhanh chóng bội phần. Bây giờ còn đau nhức nữa không?
Trương Bỉnh Nhi lau mồ hôi trả lời :
- Chân không thấy nặng nữa rồi, không còn nhức nhối nữa, nhẹ nhõm rồi. Hai bàn tay của đằng ấy sao mà nóng như lửa vậy?
Cung Đình truyền tiếp nội lực đáp :
- Giữ nhịp thở cho đều, chân này đạp xuống, chân kia co lên nhịp nhàng, không hấp tấp. Được rồi, anh thích giỏi võ để làm gì?
- Tại sao bồ lại hỏi vậy?
- Thì bồ cứ thành thật trả lời đi. Học võ để lên tuyển phu đài chi gái đẹp phải không?
- Không, không, mục đích của tớ không phải như vậy.
- Để làm giàu phải không? Để cậy sức mạnh hiếp đáp kẻ yếu phải không?
- Không, không. Muốn làm giàu nhiều tiền thì theo nghề thương mại, buôn bán. Thúc phụ ta vẫn bảo “phi thương bất phú” mà. Tớ ghét những thằng ỷ thế lực hiếp yếu lắm. Mình học võ giỏi để bênh vực kẻ yếu, đánh những kẻ ngang ngược, làm hại mọi người. Học võ để trở nên một tay kiếm khách diệt bạo trừ hung chứ còn để làm gì?
- Bồ nói nghe được lắm. Khi xưa tôi học võ, tôi không có nghĩ đàng hoàng như bồ. Tôi nghĩ học võ là để thủ lợi riêng cho mình. Vì thế cho nên ngày nay bị quả báo.
- “Quả báo” là cái gì?
- “Quả báo” tức là chẳng được lợi lộc gì cho thân mình? Trái lại suýt nữa lại không gập hai chú cháu nhà anh cơ duyên đưa ta đến bánh xe đạp nước này, tuy không ngồi quay mặt vô trong tường diện bích. Tự mình xem xét lại thì bao nhiêu công phu tu luyện Âm Dương Đồng Tử Kiếm đi đời nhà ma, mất hết không còn một chút nào nữa. Đi theo nghiệp võ đúng đường lối thì “sinh uy nghi, tử vi thần”, khí phách hiên ngang không bao giờ yếu hèn. Nếu tâm tư sai lệch, sống thêm ương hèn, chết cũng nhuốc nhơ, đáng buồn lắm.
Hai cậu nhỏ thủ thỉ nói chuyện với nhau. Đêm dài qua lúc nào không hay.
Chừng tới khí gà gáy ra trên xóm, phương đông bình mình đỏ ối, ruộng màu được nước, cây cỏ tốt tươi. Hai cậu đưa nhau trở về nhà ông lang già.
Cung Đình cõng Trương Bỉnh Nhi, cậu này ngủ gục trên vai bạn.
Lẽ tất nhiên, công việc hai cậu làm ban đêm có lợi ích thiết thực cho gia đình này nên ông lang xiết bao cảm kích, người trong nhà chiều đãi Lão Tam và hai cậu nhỏ như bậc khách quý, cơm gà cá giỏi tươm tất.
Ông lang gì bốc thang thuốc đại bổ bồi dưỡng khí lực cho cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi uống, ngoài ra lại còn đấm bóp hai cẳng chân bằng rượu dãn huyết. Người con trai chủ nhà bệnh tình khuyên giảm lần lần.
Hai cậu nhỏ, ngày nghỉ ngơi ngủ giấc ngon lành, nhưng đến tối đêm, lại ra những nơi đặt các bánh xe tát nước làm việc cần mẫn luôn bảy đêm liền, khắp vùng cây cỏ đột nhiên xanh um, kết quả nảy mầm, hoa lợi hứa hẹn bội thu trước sự ngạc nhiên cả xóm trên lẫn xóm dưới.
Người nào ra thăm ruộng vườn cũng lấy làm ngạc nhiên, thấy nước tràn trề sung mãn nhất từ trước tới nay chưa từng có vậy. So sánh với những khu vực trồng tỉa của một vài thôn khác, cảnh tượng khác hẳn vì lá đã bị vàng khô, héo úa, sự mất mùa trông thấy rõ ràng.
Họ không hiểu ông lang già và những người trong xóm ông ta đã có bí quyết gì mà lại được ruộng vườn phì nhiêu như vậy. Ở làng họ ban ngày họ cũng ra tát nước, trời nắng gắt, nước múc trong gầu chẳng được là bao, đạp nước độ vài giờ đã mệt ứ hơi. Nước tát lên chỉ đủ thấm mặt đất khô hút hết, chẳng đủ dẫn đi ra tưới cây. Thực là thất vọng buồn rầu hết sức.
Trong làng có vài trai tráng thì lại tụ tập đi học võ, công phu võ luyện tiến bộ chẳng thấy mang được gì tốt đẹp về cho thôn xóm, chỉ thấy bị toạc đầu, bể trán, gãy tay, què giò, mang cái thân bệnh hoạn về nằm dài ăn báo cô.
Chính vì sự trái ngược đó, Cung Đình tôn sư thấy trước tiên nên đêm đêm hai người lại lần ra khu đồi tiếp tục dẫn thủy nhập điền giúp dân trong vùng. Trương Bỉnh Nhi nhờ có Cung Đình giúp đỡ chỉ điểm nên sau khi dẫn nước đầy hồ là lại leo tót lên cao, hai chân đạp bánh xe ào ào như gió cuốn. Đôi bắp chân cậu nhỏ luyện được sức mạnh phi thường mà chính cậu cũng không ngờ tới.
Trương Bỉnh Nhi luyện võ một cách hữu ích như vậy. Hễ đạp mỏi chân, Cung Đình lại đến dạy cho phép xoa nắn các huyệt đạo để máu khỏi ứ đọng gân cốt bền bỉ, dẻo dai.
Cung Đình vừa chuyển tiếp nội lực vừa nói :
- Từ nay, ban ngày nếu có việc gì nguy cấp bồ cõng tớ chạy trốn chắc không ai đuổi kịp hết.
- Chạy một mình thì nhanh chứ cõng bồ thì nặng thấy mồ, chạy sao được.
- Nói rỡn bồ sao? Ở nhà ông lang củi đốt bếp, tớ cột lại thành những bó củi lớn để bồ vác về nhà rồi lại chạy ra đây. Bồ thử làm thế xem có chạy nhanh không?
Trương Bỉnh Nhi không tin, nhưng cũng bằng lòng vác bó củi lớn lên vai chạy tuốt về nhà. Bó củi nặng trĩu làm cậu khom lưng xuống, cậu rảo cẳng chạy thực nhanh chỉ thoáng một cái là đã về tới nhà, đặt củi xuống bếp rồi chạy trở lại chỗ Cung Đình đứng chờ.
Trương Bỉnh Nhi thoạt tiên tưởng chỉ có vài bó củi khô nên cố gắng vác về cho chóng hết. Không biết Cung Đình làm cách nào mà chẻ và cột những ôm củi vừa lớn lại vừa nặng kinh khủng. Thì ra hắn ta đã chặt nhỏ cây đại thụ hôm trước đổ ngang trên lạch nước lại thành từng khúc, rồi bổ thành những thanh củi nặng, cột lại cho bạn nhỏ đem về tiếp tế gia đình ông lang già.
Chỉ khổ cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi lại nai sức ra làm thân “trâu ngựa” một đêm ròng.
Qua sáng hôm sau, cả nhà ông lang lại một phen kinh ngạc, chỗ củi đun bếp đó chia cho cả xóm đun nấu nhiều ngày cũng không hết.
Tối sau hai cậu nhỏ lại thủ thỉ với nhau, Cung Đình vừa nắn đầu và bả vai Trương Bỉnh Nhi vừa nói rằng :
- Cặp giò của bồ khá lắm, dùng được việc rồi, nhưng đầu và hai tay còn yếu quá.
- Thôi tối nay đừng bắt tôi làm việc nữa. Tôi vác củi cả đêm qua gần gãy xương rồi. Hôm nay xin dừng lại.
- Tập võ phải chuyên cần. Nếu dừng lại là bao nhiêu công phu hấp thụ được sẽ tiêu tán mất. Bồ có biết tại sao tôi chỉ chuyên luyện cho bồ song cước đặc biệt không?
- Không có biết!
- Bồ không nhớ những thằng chả đi nhờ xe mình hôm nọ? Thằng nào cũng ba hoa chích chòe, tự khoe là con nhà võ đi dự tuyển phu đài, nhưng đôi bàn chân thằng nào cũng không “chấm đất”, cật chẳng đến trời. Nói đến đi bộ thì sợ bỏ bà. Võ giỏi hay không là ở bộ pháp, căn bản vững vàng, về sau càng luyện tập càng tăng tiến. Nhớ hồi mấy chục năm trước, lúc mới khởi sự bái sư, tớ mập ú như cối xay, bụng phệ, mặt phị đầy trệ khí, đi bộ nửa dặm đường thì thở như bể lò rèn. Bồ có biết ông thầy bắt phải làm việc gì trước tiên không?
- Không có biết!
Cung Đình liền kể chuyện ông chạy thuốc chữa bệnh một người bị bệnh khó thở cho nghe. Ông thầy biết con bệnh cậy nhà cửa có của lười biếng không chịu năng hoạt động thân thể, làm việc chân tay. Có việc chân tay việc gì cũng sai đầy tớ hầu hạ, nên thở ì ạch như kéo gỗ lúc nào cũng kêu nhức đầu, áp huyết, đau tim, nghẹt thở sắp chết đến nơi.
Con bệnh lạy lục thế nào thầy cũng từ chối không chữa, sau van xin khẩn khoản quá đỗi, thầy mới ra điều kiện là con bệnh phải tự mình đội thúng đựng những củ hành tươi, thiệt bự đến
- Cha mẹ ôi! Bọn họ đánh nhau dữ dội quá. Lúc gã kia bị chặt đầu máu chảy có vòi tia lên không trung, cháu sợ nhắm tít cả hai mắt lại. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn kinh hãi.
Cậu nhỏ Cung Đình kéo lê đôi vân hài thêu trở nên quá rộng so với đôi bàn chân thu nhỏ của cậu, quần chùng áo dài, thản nhiên đáp :
- Có gì mà sợ hãi, tôi đã “mần” như vậy nhiều lần...
Cụ già cuống quýt xua tay :
- Đi với ta đừng nói nhảm nhí, người ta nghe người ta bắt bỏ tù cả lũ thì chết!
Chẳng mấy lúc, ba người đến khu chợ đông. Người buôn bán chen vai thích cách, đi lại sầm uất, Trương Bỉnh Nhi kêu đói luôn miệng, nhắc nhở thúc phụ cho ăn “khá” hơn mọi khi vì hôm nay được món phát tài.
- Có tiền nhưng còn phải để dành, đủ tiền thuyền xe về chứ. Ăn hết ngửa tay ăn xin được sao?
Vô hàng quán nào cũng đông nghẹt thực khách vì người đi xem trở về đều tìm tửu lâu ăn uống nhậu nhẹt.
Chợt đi qua một quán ăn rộng rãi, khang trang, mùi các món chiên xào bay ở trong bay ra thơm nức mũi. Cậu nhỏ hít hà thèm nhỏ rãi, ông già cứ hếch mũi đánh hơi, chân không muốn bước vô nhưng bao tử có mãnh lực vô hình xô đẩy bộ ba lững thững bước vào trong phạn điếm.
Khách sang ăn ở trên lầu, khách bậc trung ngồi tầng dưới. Tửu bảo phổ ky chạy hầu bàn tới tấp, ba người một già hai trẻ tìm một bàn chỗ góc trống bảo nhau ngồi xuống rất là khiêm tốn.
Tửu bảo ngó nghiêng, đánh giá tùy theo phục trang bộ mã bên ngoài mà mắt xanh mắt trắng, tiếp đãi niềm nở hoặc sơ sài.
Ba người chờ hết tuần trà nọ đến tuần trà kia không được ai hỏi han chi đến. Có lẽ vì bộ mặt hà tiện keo kiệt quá rõ rệt của ông già và bộ mặt đói ăn với hai cánh mũi phập phồng của cậu nhỏ trông không “sáng nước” cho lắm nên các món ăn cứ tíu tít chạy tới các bàn bên mà không tới chỗ ba người.
Sự kiên nhẫn đến đâu cũng có giới hạn, ông già đành liều vẫy tay gọi một tên phổ ky tới gần. Hắn cầm cây bút lông và quyển sổ nhỏ lại hỏi khách ăn muốn dùng thực phẩm gì?
Đây là một phạn điếm nổi tiếng nhất Châu Hòa trấn. Các thực đơn kê khai đều mắc tiền không phù hợp với hầu bao của ông già. Hỏi tới món nào ông cũng lắc. Phải mất một thời gian khá lâu, khách mới thuận tình ở ba món: heo quay, tô canh và cơm trắng.
Tên phổ ky thở dài và quay vô bếp lấy thức ăn cho ba người. Trái lại ở trên lầu, ở bàn nào cũng có la liệt kỳ trân mỹ vị. Mỗi lần nghe phổ ky lên tiếng rao tên những thực phẩm nhà bếp đã nấu nướng xong đem ra, cậu nhỏ họ Trương lại đưa lưỡi liếm môi quèn quẹt :
- Bát bảo nấu gà tơ.
- Chim cầu hầm tống cú, hải sâm.
- Bào ngư tần râu câu, trứng rùa hấp vây cá...
Ông già chốc lát lại móc tiền trong bọc ra đếm. Chừng tới khi món ăn đem lên, hai ông cháu mắt sáng rực lên trông thấy đĩa heo quay bì ròn ráng mỡ không chịu nổi sự khiêu khích quyến rũ của hảo phẩm nên nước dãi chảy nhểu ròng. Quên cả lề lội lịch sự, hai ông cháu lấy cơm vô bát, gắp vội những miếng thịt ngon lành, chấm vội nước tương pha dầu vừng thêm béo ngậy, đủ hành tiêu gia vị ăn liền, quên cả cậu nhỏ đồng hành ngồi bên.
Cung Đình không chú ý đến sự ăn uống, hai mắt hết ngắm dọc những bức hoành phi, câu đối trang hoàng trong cửa tiệm lại liếc mắt ngó những thực khách. Ăn một hơi hết một nửa đĩa thịt heo quay, vị Tam lão họ Trương mới bảo cậu nhỏ Cung Đình rằng :
- Ngon lắm. Không ăn đi còn ngồi ngắm trời ngắm đất nữa sao? Heo quay béo mềm, cơm trắng nóng sốt, không ăn thì còn muốn gì nữa?
Cậu nhỏ lễ phép trả lời :
- Cháu chưa đói! Cụ và anh Trương cứ ăn no đi.
Lão Tam lấy thìa sẻ cơm vô bát cho cậu nhỏ, gắp cho miệng thịt lớn nói rằng :
- Đường về Thủy Khẩu xa dài. Không ăn lấy sức đâu mà đi đặng. Ngồi xe ngựa chạy xóc lại càng chóng đói lắm. Không ăn ở đây, dọc đường chỉ còn ăn bénh tét khô với uống nước lạnh nữa mà thôi.
- Được. Lúc nào cháu đói thì cháu sẽ ăn. Thịt heo quay nhà hàng này quay dở ẹc.
Lão Tam bực mình gắp nhai ngấu nghiến miếng thịt trong bát cậu nhỏ trừng mắt :
- Trời. Thịt quay ngon thế này mà chê là dở. Không ăn để ta ăn hết coi. Coi bộ thằng nhỏ này khó ăn khó uống thế này, đòi đi theo ta sao được? Muốn ăn phải chịu khó kiếm đặng nhiều tiền thì mới vòi vĩnh, muốn món này món kia. Không có tiền thì biết làm thế nào.
Trương Bỉnh Nhi biết tình lão Tam keo kiệt :
- Thúc phụ để yên cho anh ấy! Anh Cung nè, anh ăn với tôi miếng này. Anh không ăn thúc phụ tôi giận đấy.
Cung Đình lắc đầu. Bỗng nhiên tất cả những thực khách trong tiệm đều dừng tay đũa. Ông chủ phạn điếm muốn tuyên ngôn gì đây? Thực là trịnh trọng, vì người ta thấy một số người làm công, đầu bếp, tài phú, quản lý đều đứng xung quanh viên chủ tiệm.
- Kính thưa chư vị quí khách. Hôm nay nhằm đúng ngày đệ nhị chu niên bản hiệu khai trương tại nơi thị trấn, được quý khách chiếu cố đông đảo nhất tỉnh. Hầu hết những thân hào nhân sĩ trong trấn đều đến ăn ở đây. Các vị đó đòi hỏi bản tiệm phải luôn luôn cho ra lò những thực phẩm đặc biệt. Lý Cẩm sếnh sáng nhận làm đầu bếp chính của bản tiệm, hôm này vừa mới dùng bí thuật của khoa gia chánh, nấu nướng ba món ăn chơi đặc sắc trên đời chưa hề có đem ra để quý vị thưởng thức. Ba món này nếm xong không phải trả tiền. Quý khách nào là tay sành điệu đệ nhất ẩm thực xin viết tên ba món tam tuyệt đó là món thịt gì, dùng gia vị gì? Nếu trúng, Lý Cẩm sẽ đến tận bàn bái tạ và nhà hàng kính biếu tặng phẩm là một trăm lạng vàng.
- Một trăm lạng vàng? Thiệt ư?
Mọi người nghe chủ tiệm nói xong nhao nhao lên? Có người nghe không kỹ muốn hỏi lại cho rõ, ngỡ mình nghe lộn.
Nếm ba món ăn, nếu nói rõ, xác định được món thịt gì thì được thưởng một trăm lạng vàng. Có thế thôi chứ còn gì nữa.
Lý Cẩm tiên sinh là ai? Tại sao hắn lại dám thị tài như vậy? Trong đám thực khách quen ăn ở đây, thiếu gì người “thực tri kỳ vị” ăn vị nào gọi tên ra món đó, thú cầm, thủy tộc, sơn hào hải vị... Thiên hạ xì xầm to nhỏ. Nghe nói chuyện khảo nhau thấy nói Lý Cẩm đã thuộc loại lão niên hỏa đầu trưởng biệt tài nấu riêng cho vị võ sư Châu Hòa trấn... Mọi người nín thính!
Chả trách hắn ta dám ra mặt thách thức mọi người. Đây cũng là một cách nhà hàng quảng cáo. Ai chẳng biết đạo quan bị tấn công, Tứ đại tôn giả đã thọ tử trên Thiết Xích kiều, người làm trong đạo quan bây giờ tới giúp việc nấu bếp cho nhà hàng, không nấu nướng cho vị tôn sư trong đạo quan nữa.
- Khách nào có tiền muốn thưởng thức vật ngon, của lạ tại bản quán sẽ được nếm những nhất tuyệt, tam - tứ tuyệt, tuyệt hảo, tuyệt ngon, tuyệt kỳ, tuyệt dị trên đời không kém món ăn trong hoàng cung nội phủ.
Nhưng trước khi ra mắt, hãy thử tài thiên hạ đã. Lý Cẩm sếnh sáng nấu chơi ba món để mọi người nếm chơi không phải trả tiền, chỉ cần biên giấy cho biết là ba món gì? Ai “thực tri kỳ vị” thì tặng thưởng vàng ròng trăm lạng, chất đầy chiếc khay khảm xà cừ để trong lồng kính bên cạnh ba đĩa nhỏ có bày một món thực phẩm và đồ gia vị.
Sau khi được giải thích am hiểu tường tận cuộc vui, ăn nhậu thách đố, tất cả thực khách trong tiệm đều đứng dậy, một loạt vỗ tay hoan hô ầm ĩ và hối chủ tiệm cho bắt đầu cuộc nếm thi nóng sốt ngay lập tức.
Tất cả mọi người làm công trong tiệm đều được huy động bưng ngay tới bàn khách những món “tam tuyệt” đó.
Tức thời từ trong nhà bếp mùi thơm món ăn xông ra nhức mũi, ngon thiệt là ngon. Chỉ ngửi thôi cũng đủ nhào đại vô. Thực ăn ăn lối tục thò đũa gắp lên miệng nhai nuốt đánh ực, ăn xong hết phần mình mà mặt mày vẫn còn ngơ ngác chẳng hiểu mình vừa được nhậu món gì?
Nai chăng. Ếch chẳng? A ha! Thịt rừng! Phải chỉ có thịt rừng là quý! Heo rừng, chim rừng, gấu rừng, cầy hương, bò tót?
Có người cẩn thận hơn nhấm nhám từng tí. Bỗng hắn nhắm tịt cả hai mắt nói ra một vài thức gia vị, này quế, này giếng, củ sả, lá thơm cay, bạc hà, húng ngò hành hoa, chanh khế, nhưng đến khi người bạn đồng bàn hỏi món thịt là món gì thì chịu, không trả lời được. Hình như thịt thỏ rừng thì phải?
Kẻ này chê bai người nọ không thiếu lời: Anh thì biết đếch gì? Mặt anh rõ là thuộc loại cơm nhà với vợ, trăm năm mới đi ra ngoài, thế mà cũng lên râu phê bình món ăn thực phẩm. Món ăn bao giờ cũng phải đủ bộ ba: chim trên trời, thú dưới đất, cá dưới nước...
Món ăn này có vị tanh là hải sản, lại bảo là thịt “chim cu”.
- Ôi trời ơi. Lắng tai nghe chúng nó nịnh bợ, rồi có thằng che tàn Lý Cẩm sếnh sáng hạ bút kê thịt phượng hoàng chả kỳ lân và thịt đuôi rồng cho mà xem.
Cũng có tay ranh điệu, gọi rượu liên hồi để nhắm với tam tuyệt. Người nào nếm xong cũng ca tụng thực kỳ trân kỳ vị, nhưng tới khi cầm bút tự hạ kê khai món ăn thì lại ngần ngừ, phân vân không biết quyết định ra sao? Bảo là ngỗng thì không dai, bảo là gà thì nhỏ thớ, bảo là vịt thì mềm xèo, thôi thì đúng là chim rừng. Cái gì thì cũng ở trên rừng với đáy biển thì mới quý. Vậy thì viết ngỗng trời, cá chim, cá vược, chẻm, gộc, hồng...
Cũng có người lập dị, tỏ tài có cái lưỡi “bất hữu” nên ghi là thịt rắn, tắc kè, kỳ nhông, ba ba, rùa núi, sơn hào hải vị kể là vòi voi, bàn tay gấu, đười ươi, thịt khỉ, sơn dương, gà rừng, chim trĩ, đa đa, con két...
Mọi người đều có ước muốn đoạt được khay vàng. Giả sử có trúng một món, sai hai món thì cũng hy vọng được một phần ba số vàng đầy ắp sáng chói mắt.
Đáng buồn cho lão Tam và hai cậu nhỏ, ngồi chờ mãi để xem ba món ăn kỳ lạ tới, nhưng mãi tới lúc người ta đã thu giấy từng bàn, ba người mới thấy bày ra trước mặt vỏn vẹn ba đĩa nhỏ xíu trên chỉ có ít thịt thà để nếm. Lão Tam gắp cả ba miếng nhỏ đưa vào miệng chưa kịp nhai đã trôi xuống cổ. Vị ngon thì ngon thực, lạ thì lạ vô cùng song chả biết là thịt giống gì cả. Lão Tam lẩm bẩm một mình :
- Nó mang đến cho chúng mình ít quá. Tao ăn mà chẳng biết là đã ăn cái gì?
Nói thế tức là lão muốn ăn sang cả phần Trương Bỉnh Nhi và cậu nhỏ Cung Đình. Cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi khá hơn, nhấm nháp từ từ và nói rằng :
- Giống thịt chim sẻ mày ạ.
- Chim sẻ mía hay là thịt dơi?
- Mày đã ăn thịt dơi bao giờ chưa. Ngon ghê lắm. Nhưng chưa ăn và chưa biết làm thì ăn thế đếch làm gì được. Chỉ ăn ốc nói mò, mà tao thấy giống thịt ốc mày ạ.
- Ốc gì? Ốc nhồi, ốc bưu hay ốc gạo?
Lão Tam thấy hai thằng nhỏ cứ hỏi vặn nhau hoài liền bảo :
- Phần hai đứa chúng bay không ăn mau đi, để tao ăn họ cho xong. Ăn xong trả tiền đi cho rồi, hơi đâu mất thì giờ mà đoán nhăng, tao biên đại là mắm tươi, mắm ruốc, mắm nêm cho xong chuyện.
Cậu nhỏ Cung Đình đưa đũa lên đầu lưỡi nếm thử mỗi món chút ít, cậu nhăn mặt rồi sẵn bút mực và giấy phổ ky mang đến, viết thảo “liên chi hồ điệp” những dòng chữ lão Tam chẳng hiểu gì cả.
- Thằng nhỏ này giỏi ghê, viết nhanh như chớp vậy hả mày? Mày viết chi? Thịt khỉ, thịt cừu hay thịt chó? Con ngan con cút hay con kên kên? Cá út, cá kèo lòng tong hay cá bống?
Cung Đình cười nói :
- Tham tiền người ta cũng nói như khiếu như vẹt. Thằng Lý Cẩm là vua xỏ lá nên nó cho ăn thịt vẹt lông xanh mỏ đỏ đấy. Thằng nào vô tiệm ăn hay khoe hay khoe giỏi nhưng thực ra dốt như lừa, nó cho ăn thịt lừa đấy. Ăn như rông cuốn, nói như rồng leo, lâm sự sợ ra quần và nhát như cáy nên nó cho ăn thịt cáy, mắm cáy nấu với cá tra đấy. Có thế mà không biết. Ở trong đạo quan có chuồng vẹt nhiều con. Ta bỏ đi nên đầu bếp Lý Cẩm sợ vẹt cũng bị bỏ đói cũng chết nên làm thịt món chim đó, cả ngàn người ăn không hết. Trong chuồng còn đôi lừa già nó cũng đem ra thịt. Còn dưới ven sông thiếu gì cáy ở trong đầm, vũng nước với ao cá tra ăn phân? Nó có tài chế hóa gia vị nó đã sử dụng gia vị đánh lừa cái lưỡi vô duyên của những phàm phu tục tử thì có trời mới biết nổi...
Lão Tam nghe cậu nhỏ Cung Đình nói vậy hai mắt tròn xoe đã đinh đưa tay lên mấy lần bịt miệng không cho nói nhưng lại không dám.
Còn chút thịt thừa trên đĩa thì lấy đũa gắp ăn nốt, xong hấp tấp đứng dậy bảo hai cậu nhỏ rằng :
- Ta trả tiền rồi ra bến chợ thuê xe xuôi về Thủy Khẩu. Ở đây, tụi mình viết bậy bạ, ông chủ tiệm và ông đầu bếp trưởng thấy nói cho khách ăn những thịt cú, thịt vẹt, lừa ngựa, mắm cáy với tra. Người ta lấy gậy đánh cho như đòn.
Nói xong lão ra quầy trả tiền và rút lui có trật tự không cần chờ biết nhà hàng tuyên bố kết quả cuộc thi nếm ba món ăn ra sao?
Tửu bảo thấy ông già và trẻ nhỏ nên cũng mặc kệ, cho rằng những người này thuộc vào loại cổ cày vai bừa, ăn lấy sống, mũi tịt, lưỡi tê không biết nếm mùi vị, chưa nhai đã nuốt biết gì việc thưởng thức những món ăn do một tay đầu bếp chế biến ra.
Ra khỏi cửa tửu điếm, lão Tam thúc hai trẻ nhỏ đi nhanh như có ma đuổi sau lưng. Nhưng có người đuổi sau lưng thực?
Số là mấy trăm bàn thực khách đều biên trật hết không đúng lấy một danh từ thú cầm thủy tộc đem ra làm thực phẩm bữa nay. Nhưng tên phổ ky biết đọc chữ cá tra, thịt lừa và thịt vẹt thì nổi sùng, lon ton cầm ngay mảnh giấy chạy thẳng vào trình Lý Cẩm sếnh sáng đương ngồi uống trà cùng với chủ nhân và một vài người danh giá trong vùng.
Tên tửu bảo trình giấy mục đích là để nhận lệnh chủ nhân cho phép trừng trị mấy tên hỗn láo dám động chạm tới đại danh của vị hỏa đầu trưởng đáng kính.
Ai ngờ đọc xong mảnh giấy Lý Cẩm mặt biến sắc kêu lớn :
- Trời! Ai mà viết như vậy? Giống như tự dạng của... bậc Tôn sư? Trời những vị thực khách ngồi tại bàn nào? Trên lầu hay dưới nhà?
Phổ ky nhanh nhẩu đáp :
- Dạ ngồi ở bàn trong góc dưới gần cửa? Máy tên đó quê mùa, cục mịch hỗn láo lắm, xin cho phép con ra cật vấn rồi cho chúng một trận!
- Láo nào! Đồ bị thịt có mắt không tròng! Mau mau! Đưa ta tới kính chào... Giấy biên trúng hết.
Lý Cẩm lật đật chạy xuống lâu như bay biến làm tên phổ ky ngây người như tượng gỗ. Chủ nhân và các vị thân hào chạy theo Lý Cẩm. Trông thấy khay vàng để trong lồng kính, vị hỏa đầu trưởng cứ lễ mễ bưng trong tay và hối rối rít :
- Những người trúng giải đâu rồi?
- Ai? Ai?
- Ông già và hai cậu nhỏ ngồi ở góc kia?
- Bàn đó trống trơn rồi? Tại sao chưa tuyên bố kết quả chúng bay đã để khách đi. Quân ngu dốt quá chừng. Đáng đánh đòn! Đáng đánh đòn!
Mắng xong Lý Cẩm chạy vội ra đường, thấy hút Lão Tam dẫn hai trẻ đi tận đằng xa, cứ thế bưng khay vàng hối hả chạy theo. Lý Cẩm chạy trước rồi chủ nhân, thân hào, tửu bảo và đám khách ăn hiếu kỳ cũng nối đuôi thành hàng dài chạy đuổi theo.
Không ngờ Lão Tam ngoảnh lại, thần hồn nát thần tính tưởng người trong tiệm chạy đuổi theo bắt đánh đòn, lão kêu la :
- Thôi bỏ mẹ rồi! Nhỏ ơi! Mày hại thằng già này! Chạy đi, tụi trong tiệm xông ra đuổi bắt chúng mình kia kìa! Chúng nó mà chộp được thì... Chúng nó cho hết lết nổi.
Cả ba người ù té chạy nhanh. Lý Cẩm càng chạy nhanh thì ba người càng phóng nước đại. Lý Cẩm gọi to :
- Đừng chạy nữa! Đừng chạy nữa! Đáp trúng rồi! Vàng đây! Vàng đây!
Trương Bỉnh Nhi tuổi nhỏ thính tai nghe rõ tiếng kêu vội bảo ông chú vô tích sự rằng :
- Thúc phụ ơi, đừng chạy nữa, người ta gọi bảo giải đáp đúng cho vàng đấy.
Nghe tiếng “vàng” Lão Tam hốt hoảng :
- Mày nói cái chi? Ai cho vàng? Vàng nào?
Khốn khổ cho Lý Cẩm tiên sinh, chạy tụt cả giày, đầu tóc rũ rượi. ông ta kính cẩn nâng cao khay vàng quỳ trước chân cậu nhỏ Cung Đình, hai bàn chân nhỏ mà đi đôi vân hài to tổ bố.
- Lý Cẩm kính dâng Tôn sư! Không biết Tôn sư hạ giá quang lâm! Bày trò hôm nay tội thật đáng chết, chỉ có Tôn sư mới là người “thực tri kỳ vị” ở trần gian này.
Lão Tam há hốc, hai mắt tròn xoe không hiểu tại sao lại được kính dâng khay vàng như vậy. Lão quê một cục hỏi rằng :
- À thế ra cá tra, thịt vẹt, thịt lừa ngon như vậy hả? Những món đó bán ê hề ngoài chợ chẳng ma nào mua. Ông nấu thế nào mà thiên hạ ăn sùm sụp mà khen ngon váng cả lên. Dạy tôi nấu với!
Cung Đình đỡ lấy khay vàng, kéo tay ông già nấu bếp tóc bạc phơ đứng dậy nói rằng :
- Tài nấu của bác khá! Nhưng bày cho người ta ăn mà không mang rượu “chôm chôm” hay ngâm “bìm bịp” cho uống thì còn là khuyết điểm. Dù có làm thêm tại đạo quan vài năm nữa vẫn chỉ là đầu bếp thứ hạng, ta chẳng phê ưu được nghe.
Lý Cẩm tiên sinh cung kính chắp tay vái tạ :
- Xưa nay thường bị mắng mở là ở vào hàng “vô hạng” bây giờ khen “thứ hạng” thì kẻ hạ tiện này mãn nguyện lắm rồi, dù chết không dám quên ân.
Cung Đình nhìn Lão Tam nói rằng :
- Tiền thắng cuộc của cụ đấy. Cụ cất vào khăn gói để làm lộ phí cho bọn ta xuôi Thủy Khẩu. Như vậy không phải ăn bánh tét khô và uống nước lã nữa.
Lão Tam mừng quýnh, thu nhận trăm lạng vàng bọc gói cẩn thận vô khăn gói: Lão vẫn cận thận nói rằng :
- Cậu không thích ăn heo quay, khoái ăn cá tra để lão tìm mua cả chục con mập ú, béo trắng để ăn cơm, như vậy bằng lòng không?
Lý Cẩm đứng bên cung kính nói :
- Kẻ hạ tiện này già rồi nên chẳng thể theo hầu hạ Tôn sư thực là đáng tiếc. Này cụ già kia, phải thay ta hầu hạ Tôn sư của ta cho phải đạo nghe không? Phải tuyệt đối trung thành, thờ kính hết lòng nghe. Người muốn gì cũng phải chiều lấy được.
Lý Cẩm còn níu tay lão già nói nhỏ :
- Trăm lượng vàng không nghĩa lý gì đâu. Cụ nên nhớ, chỉ một viên trân châu hay bảo thạch đính ở đôi vân hài kia cũng có giá trị mua mười cửa tiệm mà cụ vừa ăn hồi này.
Lão Tam giương đôi mắt chẫu chuộc nhìn đôi vân hài đầy bụi, bùn đất hỏi nhỏ lại :
- Cụ nói gì? Những hòn bi ve kia là ngọc hả! Nó mua được cả tiệm ăn to lớn hả. Nói thực hay xí gạt lão đấy?
Lý Cẩm tiên sinh tức mình đạo mạo trả lời :
- Xí gạt cụ thì ích gì? Cụ muốn đưa Tôn sư đi Thủy Khẩu để tôi bảo chủ nhân lấy cỗ xe của tiệm tặng cụ dùng đi cho đàng hoàng chóng tới nơi?
Lý Cẩm tiên sinh là người được chủ quán trọng vọng nên nghe vậy, ông chủ tiệm sai đầy tớ về đánh cỗ xe tới để Lão Tam và hai cậu nhỏ tùy tiện sử dụng, cỗ xe có hai ngựa kéo chắc chắn và sạch sẽ, Cung Đình thản nhiên bước lên xe và nói rằng :
- Ta đi ngao du ít lâu, ngày nào đó trở về đạo quan ta sẽ nhớ đến bác.
Sự việc xảy ra cũng nhanh chóng nghề rong xe là nghề tay trái của Lão Tam nên ông già thích chỉ vừa được vàng lại được tặng xe, vui sướng cảm ơn trời phật cứ sau khi buôn bán thua lỗ gần sạt nghiệp thì lại trúng món bở đền bù lại.
Xe đi khuất, Lý Cẩm tiên sinh kiêu hãnh nói với mọi người rằng :
- Ta cứ tưởng mang chút thuật nhỏ mọn ra để chiêu hàng thiên hạ ai biết là món chi? Ai ngờ Tôn sư đọc vanh vách thấu rõ cả ruột gan ta! Người xứng đáng là vị Tôn sư muôn thuở tại Châu Hòa trấn này. Người đã cải lão hoàn đồng đi chu du thiên hạ. Sau này có ngày người trở về thì cửa tiệm của ông sẽ nổi tiếng nhất thiên hạ. Anh hùng bốn bể đều đến nhậu nhẹt ở quán ông. Ngàn vàng hồ dễ đón một khách anh hùng lại ăn tiệm tầm thường của chúng mình?
Mọi người nghe nói đều chắp tay cảm kích, hướng về phía xe chạy cung kính bái vọng. Câu chuyện bữa ăn nấu ba món thưởng trăm vàng trở nên giai thoại truyền tụng từ cửa miệng người này tới tai người kia, lẽ tất nhiên là ai ai cũng phục tài nấu nướng của Lý Cẩm tiên sinh, đánh lừa được lưỡi thiên hạ.
Thầ Hành Nụy Cước là người có trách vụ chỉnh đốn lại đạo quan và các cơ sở của Cung Đình tôn sư, đầu tiên tìm đến Lý Cẩm tiên sinh để dọ hỏi tin tức vị tôn sư kỳ lạ, lẽ tất nhiên Giang Bình Hầu phu nhân lập tức đón bị hảo đầu trưởng về dinh phủ để sử dụng tài năng của ông ta.
Đây lại nói chuyện Lão Tam rong cương cho xe chạy trên đường độc độc bên sông. Không hiểu ông già khoái chí được tiền đến mức độ nào, hát hò ê a luôn miệng.
Trương Bỉnh Nhi ngồi cùng với Cung Đình trong xe, cậu nhỏ khôn ngoan cầm lấy đôi hài ngắm nghĩa. Cậu ta lấy giẻ lau sạch bụi dơ, quả nhiên thấy mũi hài đính nhiều hạt châu báu sáng ngời lóng lánh, vì Cung Đình mặc quần áo dài che lấp nên lúc đầu ra khỏi đạo quan không mấy ai chú ý tới.
Lão Tam đang ngồi phía mé ngoài, ngoái cổ trông vô xe thấy trân châu bảo ngọc phát hào quang sáng rực rỡ lấy làm lạ, gò cương cho xe đỗ.
Lão Tam đôi mắt hau háu nhìn :
- Trời ơi, những cục thủy tinh này đẹp sáng dữ a? Tại sao trong tối nó cũng sáng lóe vậy?
Trương Bỉnh Nhi đáp :
- Ngọc dạ minh châu đấy! Ngoài sáng thì như thủy tinh, nhưng trong tối thì lại sáng lạ lùng. Thực là bảo vật quý giá. Ông đầu bếp nói đổi viên này lấy mười tiệm ăn là đúng lắm. Thúc phụ ạ.
Lão Tam chui vô xe cầm đôi vân hài nặng trĩu báu vật ngắm nghía, đột nhiên lão lo sợ nói rằng :
- Chúng ta đi đường xa, chỉ có ta và hai cháu nhỏ, mang theo nhiều hoàng kim đã là điều tối kỵ, bây giờ lại mang nhiều châu báu thế này thì nguy lắm!
- Tại sao hả thúc phụ?
- Bởi vì vô phúc giữa đường gặp lâu la cướp bóc thì... chắc chúng giết cả ba chúng mình. Hồi này đường xá cướp bóc như rươi. Chúng đánh hơi mùi vàng bạc tài lắm. Thà nghèo nàn túi rỗng còn giữ được cái đầu. Chính vì có của thì lại càng dễ dàng bỏ mạng vì của.
- Vậy thúc phụ tính sao cho ổn?
- Đưa ta dao nhỏ, ta cắt các hạt châu ngọc rời ra rồi bỏ vô túi nhỏ xấu xí để cất giấu.
Trương Bỉnh Nhi khen phải. Nói xong là thi hành ngay, Lão Tam cắt rời trân châu, ngọc bích, dạ minh châu bỏ vô túi nhỏ bằng vải xấu giao cho Trương Bỉnh Nhi cất giữ.
Cậu nhỏ Cung Đình chỉ cười khì, mặc cho hai chú cháu nhà họ bàn soạn, làm việc cất giấu ngọc quý. Hắn nói :
- Tôi chỉ cần tìm đâu mua cho tôi một đôi giày nhỏ vừa chân, giày này rộng khó đi lắm.
Lão Tam bỗng dưng vỗ trán đánh “đốp” một cái :
- Trời ơi. Có thế mà ta không nghĩ ra. Chúng ta giữ làm gì những vật mắc tiền này. Tại sao không bán quách nó đi, lấy tiền xài, ăn uống, buôn hàng về xứ kiếm lời có hơn không?
- Mình bán cho ai bây giờ? Ai có nhiều tiền mua nổi những viên ngọc hiếm có này?
- Ừ nhỉ! Thôi không xuôi về Thủy Khẩu nữa! Tiện đường ta nên vào thẳng Kinh, ở đấy tìm mối bán có tiền dễ dàng hơn.
- Phải đấy. Vào Kinh, chúng cháu chưa về thăm đế đô bao giờ, có nhiều tiền về nơi văn minh xem thiên hạ thị thành khôn ngoan đến mức nào?
Thế là Lão Tam quay xe, hỏi thăm đường về mạn Lâm An thủ phủ. Chính vì hỏi thăm đường nên mới xảy ra chuyện có người đi nhờ xe.
Xe đang chạy ngon trớn, có hai đại hán phi thân đuổi theo, vừa đuổi vừa gọi :
- Cho hai ta đi nhờ xe với!
- Xe của tư sao lại nói đi nhờ! Muốn đi thì phải trả tiền?
Hai người chạy theo sau thở mệt nhọc :
- Ừ, trả tiền thì trả chớ sao? Dừng xe lại cho mặc cả.
Lão Tam ngắm trông hai thanh niên đều hung hăng dữ tợn nghi là kẻ cướp không dừng xe, trái lại còn ra roi cho ngựa phóng nhanh hơn.
Nhưng vừa quẹo qua khỏi khúc rẽ đã thấy đám người lố nhố đứng chặn ngang đường khiến xe không chạy được nữa. Xe vừa đỗ những người đứng chờ ùa lên xe. Họ dồn hai cậu nhỏ ngồi ép chặt như nhồi bông. Kế đến hai đại hán chạy sau bắt kịp thấy hết chỗ ngồi cũng leo tót lên mui.
Lão Tam hỏi :
- Các ông đi đâu mà lại kéo nhau xâm phạm xe tôi vậy.
Một người trong bọn đáp :
- Xe của cụ bị sung công làm việc nghĩa. Cụ cứ cho chạy thẳng qua đường trước mặt rẽ sang đường nhỏ đi về Túc Mễ Cương là tới tổng Đại Nghĩa thôn xã Phú Cường.
- Các thầy đến đó để làm gì.
- Thiên hạ nhiễu nhương, triều đình khuyến khích thanh niên tạm gác bút nghiên theo nghiệp đánh đấm. Nước có hùng cường dân có mạnh khỏe thì giặc Liêu mới không mang binh về xâm phạm đế đô một lần nữa. Gần đây Đông Cung thái tử thân hành phủ dụ trai tráng trong nước theo nghiệp võ để cùng người gây dựng lại đất nước, cử binh tiểu trừ phỉ loạn. Có mười ông nhà giàu trong hàng Tổng vui lòng bỏ tiền ra chiêu binh mãi mã luyện tập cho chúng tôi trở thành các võ sĩ siêu hạng rồi cử về Lâm An tranh cờ đoạt soái. Nhưng trước khi xuất môn để đấu với người ngoài, mười phú gia còn lập đài tuyển phu cho mười cô ái nữ đẹp như tiên nga, xinh như mộng. Vì thế nên hôm nay chúng tôi sung công xe cụ để trực chỉ tuyển phu đài cầu hôn đấy.
Lão Tam nghe rõ câu chuyện cười ha hả :
- Có vậy mà làm lão hết hồn. Lão cứ tưởng các thầy là thuộc phe hắc đạo muốn cướp không xe của lão phu và hai cháu. Như vậy được, lão vui lòng cho xe chạy tới Phú Cường để các thầy thi võ chiếm đoạt người ngọc.
Trên đường đi, nhiều chàng thanh niên các thôn xóm vùng lân cận cũng tấp nập ngựa xe kéo về một phía. Hai ba chàng cưỡi chung một con ngựa, có chàng cưỡi bò, cưỡi trâu để tới vũ đài.
Trương Bỉnh Nhi ngồi dồn bị ép chặt quá, không nhúc nhích được, nhìn sang hai bên đường thấy vậy thì hỏi :
- Các bậc đàn anh đều là những võ cử xuất sắc, hai chân đâu không phi hành tẩu mã mà lại toàn ngồi xe ngựa. Hai con ngựa mà kéo hai chục mạng thì tới nơi ngựa xụm mất.
Một cậu thanh niên râu cá chốt bị hỏi móc họng, cười hì hì đáp :
- Chú còn nhỏ tuổi, biết một mà không biết hai. Các bậc đàn anh đi đấu võ còn phải để dành hơi sức chứ. Nếu chạy bộ từ nhà đến võ đài thì tới nơi đã long đinh óc thì còn... múa võ lấy vợ đẹp làm sao được?
Trương Bỉnh Nhi nháy mắt với Cung Đình như chia sẻ nỗi niềm, thiện hạ khổ vì phụ nữ chẳng phải chỉ có ông bạn “oắt con”.
Kế đó hỏi tiếp :
- Các đàn anh đi ké một chuyến đến tuyển phu đài thì phải trả xe cho chúng tôi. Tại sao lại nói là sung công làm việc nghĩa?
- Chúng tôi nói sung công là sung công, không có đi ké.
- Em chẳng thấy tinh thần thượng võ của các anh ở chỗ nào? Y đông hiếp cô lại chiếm đoạt của người một cách ngang xương mà lại nói làm việc nghĩa, em chẳng biết ra sao cả?
Thanh niên có đôi mắt ti hí giải thích :
- Thì ta đã nói em còn nhỏ tuổi quá mà! Chưa hiểu việc đời chi hết. Bây giờ, chúng ta còn sung sức, khí lực dồi dào có thể bạt sơn cử đỉnh mà không thể cuốc bộ thì đến chiều, sau khi đã đấm đá liên hồi để đoạt mỹ nhân, thằng nào cũng toạc máu đầu, u trán, gãy giò, què tay. Nếu không có xe đưa về nhà... Thì biết làm sao? Xe của cụ và các cháu lúc bấy giờ mới tế độ chở giùm cả lũ chúng ta về nhà thì chẳng phải là làm việc đại nghĩa nhất đời đó sao? Chúng ta vì nghĩa lớn đất nước phải hy sinh mang thân đi chịu chưởng thì xe của cụ và các em cũng vì nghĩa nhỏ chịu phép sung công một ngày chở chúng ta về. Như vậy không hợp lệ quỷ thần trời đất hay sao?
Lão Tam ngồi ngoài nghe vậy cũng mủi lòng :
- Như vậy tội nghiệp các thầy quá nhỉ? Nhưng trong trường hợp xe tới phú Cường, lão phải có việc riêng tư như đi mua sắm chút quần áo giày vớ cho cháu nhỏ thì cứ tự tiện lấy xe đi, có phải hỏi các thầy không?
- Không thể được. Đã bị sung công thì lẽ tất nhiên không còn quyền tự do dùng xe mà phải hỏi bọn chúng ta?
- Nếu không chịu thì sao?
- Ông cụ này kém thông minh quá. Xe tới võ trường thì thuộc quyền của con nhà võ. Vi lệnh sẽ bị đòn và mất xe luôn.
- Sao lại võ đoán như vậy?
- Cụ trông kia kìa, cụ tưởng những trâu bò, lừa ngựa kia là của riêng tư cả sao? Toàn sinh vật “ủng hộ” đấy.
Lão Tam nghe vậy tức giận không chịu nổi :
- Thế thì lão phu này cũng phải xin học võ mất?
Cả bọn nhao nhao :
- Hoan hô. Thế thì còn gì bằng. Hoan hô tinh thần thượng võ của ông cụ phu xe. Cụ mà ở lại chịu học võ, đấu võ với chúng tôi thì không ai có quyền sung công xe cụ nữa.
Trương Bỉnh Nhi vội hỏi :
- Thúc phụ ơi. Thúc phụ muốn học võ thiệt ư? Cho cháu học với.
Cung Đình từ nãy ngồi yên, có lẽ sực nhớ trước đây mình là võ sư vào hạng “tổ sư” liền hỏi :
- Anh Trương Bỉnh Nhi mục đích của anh học võ để làm gì?
- Để đánh những thằng chơi cha, thích đi xe “cọp” một trận nhừ tử.
Lão Tam nghe thấy rõ còn giả bộ chưa nghe rõ :
- Cháu nói sao? Học võ giỏi để đánh chết cọp, hãy đánh những thằng đi xe “cọp”, ăn “cọp”, xem hát?
Đồng thời cụ cho xe ì ạch chạy vô những ổ gà lồi lõm để mọi người xô nhau kêu chí chóe. Nhưng kẻ lớn tiếng nhất vẫn là cậu nhỏ Trương.
- Úi chao? Gãy hai rẻ sườn cụt rồi.
- Ối, Đè bẹp bọng đái tôi rồi.
Cỗ xe đầy tiếng chí chóe pha lẫn tiếng cười, tiếng chửi thề chẳng mấy lúc đã đến cổng thôn xã.
Nghĩa binh ăn vận mỗi người một kiểu, giáo mác cái dài cái ngắn, ậm ọe quát tháo tưởng như thiên binh vạn mã cũng khó lọt qua khu chiến.
Đám thanh niên, tráng niên, đại hán, võ sinh chen vai thích cánh nhập võ trường để xem mặt các mỹ nhân ở tuyển phu đài. Anh nào cũng hăm hở nhuệ khí ngút trời xanh, phen này mình không đại thắng đả lôi đài, lấy vợ đẹp còn ai đánh nổi mình nữa?
Lão Tam ngoài việc chăm lo hai ngựa ăn uống, tháo yên cương, còn ngụy trang cất giấu tiền bạc vào chỗ kín đáo nhất. Cất giấu tiền trong đáy bao thóc, bị cỏ thì có trời mà biết. Nhưng lão ta không dám dời xe lấy một bước.
Có nhiều tiền như vậy mà lão vẫn bòn sẻn, chi tiền cho hai cậu nhỏ quà bánh rất ít. Trương Bỉnh Nhi phải kề phai nhắc lại lời của Lý Cẩm tiên sinh ân cần nhờ săn sóc Cung Đình thì lão mới chịu xì tiền ra đủ tiền đồng để mùa lấy một con gà sống và gạo, làm cơm luộc thịt lấy mà ăn với nhau.
Hai cậu nhỏ ăn uống xông xuôi, mặc lão Tam nằm ngủ trên xe trong khu chuồng trâu, bò lừa, ngựa để tới chiều chuyên chở các sĩ tử thí võ về nhà họ ở bên kia đồi Túc Mã.
Một số đông thân nhân các thầy, hình như đã có kinh nghiệm sẵn nên người thì lo giã thuốc dán, thuốc rịt, thuốc cầm máu, thuốc bóp tan đòn, người cắt một số vải để chờ băng bó vết thương. Hai cậu nhỏ len lỏi vào chỗ nào cũng lọt. Mười cô gái của mười ông cự phú thật là xinh, cô nào cũng xiêm áo lụa là gấm góc, trang điểm như tiên giáng trần. Vì vậy, mười lôi đài được lập ra không lúc nào là ngớt khách đăng ký để tỷ thí.
Nhưng hết thảy đều là những đấu thủ hạng bét, chưa cặp nào dám đấu dao găm, chỉ quần thảo quyền cước, nhiều khi ôm nhau vật lộn sái cả luật võ đài, dùng cả móng tay cào cấu và răng miệng cắn đớp như... khuyển bốn chân.
Tuy vậy không phải là cuộc đấu kém phần ác liệt. Trái lại họ đánh nhau rất dữ dội, quyết liệt không có chút nhân nhượng.
Có một cặp đấu chưởng dữ dội đến nỗi quần áo bị cào xé rách tan như bươm bướm, khiến hai cao thủ trần truồng như nhộng trên võ đài mà vẫn say đòn chưa chịu buông nhau ra.
Phụ nữ đi xem mắc cỡ ùa chạy tứ tán. Phải thỉnh mời vị đài chủ thân hành ra gỡ mới lôi được hai cao thủ nhét vô trong bao bố khiêng đi. Cung Đình cảm thấy nghề võ của mình đã đi đến ngày phát triển “mạt lộ”, thực là vô cùng mỉa mai. Nhưng giả sử Cung Đình có leo lên võ đài thì có lẽ còn bị thảm bại nhanh chóng hơn ai hết.
Bởi vì chân tay cậu nhỏ lèo khèo, không còn chút khí lực nội ngoại công phu như xưa.
Còn Trương Bỉnh Nhi, tuy đầu óc ranh mãnh tinh khôn, nhưng đâu có sức mạnh mà đánh đấm một ai. Tốt hơn hết là hai cậu nhỏ về xe nằm nghỉ như Lão Tam, còn khỏe khoắn thân xác hơn.
Không phải chờ tới chiều nghĩa là đến lúc lôi đài mãn cuộc giao đấu trong ngày, hầu hết các thanh niên đi nhờ xe đã tề tựu đủ mặt. Cậu nào cũng mặt mĩu thâm tím sưng vều. Có người phải băng đầu, cột ghép tay chân vào các mảnh ván nhỏ vì nếu không sai khớp trật gân thì cũng bị nội thương đau đớn.
Họ không thể tự mình đi đứng như buổi sáng sớm, phải nhờ người bế xốc hoặc đỡ vịn thì mới lần bước đặng.
Tình trạng thật là bi đát! Thảm thương thay! Đúng là một nhóm đấu sĩ quá ư là hăng hái, không biết tự lượng sức mình, đã khập khiễng trở về với mùi chiến bại sâu đậm.
Lão Tam và hai cậu nhỏ động lòng thương hại không mắng nhiếc họ nữa. Trái lại, sẵn sàng giúp đỡ mọi người hoặc ngồi, hoặc nằm trên xe. Có người kêu đói mệt, lại phải sẵn hút gạo muối còn lại nấu cho họ ít tô cháo ăn trước khi lên đường.
- Ối giời ôi. Nó “độc” quá, đấm tôi trúng mạng mỡ đau quá.
- Đú họ con bà nó! Nó kéo cẳng mình ngã trật mắt cá.
- Nó đánh lối chặt xương ống chân, có lẽ tao dập xương mất.
- Còn mày có nước non gì không?
- Co ta cứ liếc mắt nhìn theo ban nụ cười nên tao sảy miếng, bị nó vặn tay, trật xương quai xanh rồi. Đau nhức quá! Đau nhức quá! Trời ơi, không chịu nổi.
- Mỹ nương ôi! Nàng đẹp quá, nhưng nó đá tao vỡ bàng quang mất, khó sống lắm.
Cung Đình nghe bọn thanh niên rên la, chính cậu nhỏ cũng tự nhiên phải bật cười. Nghĩ bụng không lẽ đến lượt mình than vãn :
- Song Trâm nữ hiệp nàng ôi! Vì nàng mà tôi trẻ lại hơn ba bốn chục năm. Đương là Giang Nam đại kiếm khách, danh tiếng một thời mà bây giờ trói con gà không chặt.
Lòng thương người đã khiến Lão Tam và hai cậu nhỏ bị vất vả cả buổi ngày hôm đó. Phải đưa xe từng người về tận cổng nhà cho thân nhân tiếp nhận lo điều trị.
Đại hán về sau cùng lại là anh chàng bị thương nặng nhất, đá trúng bọng đái mang nội thương nhất. Hắn ta là con ông lang chữa bệnh trong vùng. Nhà cửa túng thiếu, mẹ và vợ kêu khóc quá trời :
- Ai bảo đã có vợ lại còn ham, danh tiếng giỏi võ phá lôi đài chẳng thấy đâu. Bây giờ về nằm liệt giường liệt chiếu, sống chết mệnh hệ ra sao? Đồng ruộng trên đồi không có nhân công trai tráng làm việc bị khô cạn cả, hơi sức để vào làm lụng thì không lo, suốt ngày hò hét đấm đá tập luyện cuối cùng mang cái khổ vào thân phiền lụy cho gia đình.
Ông thầy già vội ra chẩn mạch cho con. Ông ta bênh vực cho người con trai :
- Thời buổi này không theo nghề học võ không được. Giặc cướp lộng hành, mất an ninh thì cũng chẳng làm ăn cày bừa gì được. Dạo này trời ít mua không người “đạp nước” tưới cây thì ruộng vườn trên đồi hỏng hết mất thôi.
Xem chừng ông thầy thuốc già cũng chẳng giỏi về y học, cứ loay hoay không biết chạy chữa cách nào?
Ngoài sân trời bắt đầu tối mịt, bọn Lão Tam chán quá đã mấy lần toan đứng dậy bỏ đi nhưng bà cụ níu kéo lại ngồi chờ nấu nước pha trà đãi khách.
Ông lang già cởi hết quần áo người bị đả thương, Cung Đình hai tay chắp sau lưng đứng nhìn như cậu Trương Bỉnh Nhi. Bỗng nhiên, hai mắt Cung Đình trông thấy rõ các đường gân máu nổi lên khắp người kẻ bị nạn, các huyệt đạo trông thấy hết. Máu ứ đọng tại bụng dưới, Cung Đình đặt ngón tay lên chỗ tím bầm, xoa nắn dồn máu tan đi và điểm huyệt kích thích xung quanh. Tức thời đại hán thấy dễ chịu hết kêu la, đầu ngón tay Cung Đình như cục than hồng truyền hơi nóng sang chỗ bị đau.
Huyết mạch chuyển đổi trở lại nhịp bình thường làm ông lang già rất đỗi ngạc nhiên xem như bàn tay cậu nhỏ có phép lạ.
Cung Đình nhìn thấy tủ thuốc, lại gần mở hết mọi ngăn ô kéo. Trí nhớ phục hồi, Cung Đình thò tay dúm mỗi ngăn mỗi vị thuốc, không cần phải cân nặng nhẹ hơn một thầy lang lành nghề, đặc biệt là có mấy vị cần tán nhuyễn, Cung Đình chỉ cần khẽ bóp bàn tay là hóa dược thành bột.
Bốc xong thang thuốc, không cần kê đơn hoàn toán gì cả làm ông thầy thuốc già bở vía. Xem ra bài thuốc rất phân minh, quân thần tá sứ, vị nào ra vị nấy không sai một phân lạng nhỏ.
- Tiểu đồ bốc thang thuốc này, lão bối có nghi ngại mở sách Nội thương trị liệu của Thái y họ Hiển mà coi, tra cứu lại xem.
Lão Tam nghe nói vậy cũng cẩn thận phụ thêm :
- Tiên sinh xem lại cho kỹ kẻo thằng nhỏ này nó lỡ tay hốt thuốc lầm. Y dược lầm lẫn là chết. Cụ đừng tin nó làm chi.
Nhưng thiệt tình ông thầy thuốc già đã tin phục vào tài nghệ thần diệu của cậu nhỏ. Ông bỏ luôn thang thuốc vào siêu đất, sai người đem chưng.
Mặt khác, ông sai người nhà mau làm cơm để tạ ơn cứu nguy cho con trai ông. Lão Tam căn dặn :
- Này tôi nói trước, tôi không đảm bảo thang thuốc đó đâu? Theo tôi nên dùng thuốc dòn thoa bóp bên ngoài đỡ nguy hơn. Nói dại, hễ uống thuốc đó có sao thì tôi và thằng cháu tôi không chịu trách nhiệm. Xin nói rõ trước, đừng có bắt đền lôi thôi.
Ông thầy thuốc già cười đáp :
- Các vị đều là kỳ nhân cứ thử lòng lão phu làm gì? Nếu không được lệnh tôn ấn huyệt thì bây giờ thằng nhỏ nhà lão đã là cái thây ma rồi. Mạch đã tán loạn, khí sắp tuyệt mà lại hồi lại, cả đời lão phu chưa hề gặp phép cải tử hoàn sinh kỳ lạ ngay trước mặt như thế này bao giờ cả.
Lão Tam không tin, chỉ cho là ông thầy thuốc quá thương cảm nên quẫn trí. Cơm nước bày ra thịnh soạn. Ông thầy thuốc ngồi tiếp khách.
Ăn xong, mọi người đi nghỉ, Lão Tam vẫn thấy bồn chồn. Chừng tới khi thấy đại hán uống thang thuốc do Cung Đình bốc, không có phản ứng nguy kịch, ngủ yên mới thở đến phào một cái yên chí ngủ khì.
Cung Đình không ngủ, cậu ta lang thang ra phía đồi, Trương Bỉnh Nhi theo sau, hai cậu đi bên nhau mà không nói nửa câu.
Cõ lẽ vì Cung Đình đang bận tâm ngẫm nghĩ tại sao nội lực và trí nhớ, từ sau lúc bước ra khỏi đạo quan, gặp ánh nắng thái dương cứ hồi phục dần. Càng về đêm, yên tĩnh không ngủ như đêm nay thấy trong người có phần khác lạ hơn trước.
Đi tới cạnh bánh xe lớn bằng gỗ, có mắc các gầu tát nước dưới vực cho chảy lên máng nước tưới cho vườn ruộng trên cao, Cung Đình đứng dừng lại.
Cây cối ruộng lúa trên đối tươi tốt là thường đúng với hai chữ “Túc Mê”, nhưng phải có đủ nước tưới thì mới được nuôi dưỡng. Giống thảo mộc thiếu nước là suy kém ngay.
Cung Đình chỉ cho cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi xem vực chứa nước ở dưới và nói rằng :
- Nếu biết chặn chỗ lạch này thì mực nước sẽ dâng cao lên đạp nước quay, gầu nào cũng đầy ắp nước. Nhưng đạp bánh xe cho quay mỏi chân lắm. Anh có muốn học phép phi hành tẩu mã không?
- Phi hành tẩu mã là thế nào?
- Anh nói mà không hiểu nghĩa, tức là phép chạy nhanh như ngựa phi.
- Người làm sao chạy nhanh bằng ngựa thế nào được?
- Anh lên trên kia, hai tay vịn vào xà ngang chân đạp cho bánh xe quay. Hễ đạp nước cả đêm nay, mai chạy nhanh như ngựa phi.
- Thực hả?
- Nói dối anh làm chi? Nhưng đưa bàn chân ra đây cho tôi vận khí điểm huyệt đã. Ấn cái huyệt Phong Thị này, Tam Túc Lý này, Tam Keo này...
Cứ mỗi lần gọi tên huyệt, Cung Đình lại dí đầu ngón tay vào chân cậu nhỏ họ Trương làm cậu nhảy nhảy cà tưng như con choi choi miệng la :
- Ối buốt quá! Ối nóng quá như điện giật.
Nhưng tức khắc, Trương Bỉnh Nhi cảm thấy buồn chân buồn cẳng đứng một chỗ không yên, chỉ muốn chạy nhảy hay đạp nhằm vật chi thì mới đỡ tức trong cặp giò. Nên khi bảo leo lên đạp nước, đạp cho bánh xe quay cậu làm liền, thấy dễ chịu là thường. Bánh xe quay trước chậm, sau có trớn càng ngày càng nhanh làm nước đổ ào ào xuống máng như nước lũ.
Cung Đình đứng bên này bờ vực, lấy ngón tay trỏ cây cổ thụ làm cây này như bị thớt voi húc đổ, từ từ ngã xuống nằm chặn con lạch. Nước chảy bị ứ đọng lại, mực nước lên cào cho con nước càng xoay và múc nhiều nước.
Cung Đình ngồi xếp bằng tròn tĩnh tọa trên bờ, nghiền ngẫm lý do tại sao thân thế sự nghiệp của mình lại biến đổi từ lưng voi xuống lưng chó như vậy.
Thoạt tiên Cung Đình rất tự hào vì đã thắng được thời gian, xóa bỏ những nếp nhăn của ngày tháng trên bộ mặt xí trai của mình. Không một ai dám bảo mình đã thuộc loại lão niên. Hắn đã biến thành một cậu bé vị thành niên quá trẻ để nhận tất cả mọi sự khinh thường, đặt ra ngoài vòng đứng đắn của cuộc đời.
Bây giờ người ta nhìn mặt non choẹt của Cung Đình và gọi hắn là đồ trẻ nít.
Võ công tiêu tán, vị Giang Nam kiếm khách không còn đủ năng lực để che chở một ai. Trái lại phải nhờ người che chở mình. Nếu không có nhóm người Thiết Như Hoa đến đạo quan lập kế đuổi con mụ già Câu Hồn giáo chủ thì chắc chắn mụ ma đầu đã thủ tiêu Cung Đình rồi.
Bao năm công phu luyện tập thành một tay kiếm hiệp đại tài để làm gì? Chẳng làm nên trò trống gì cả.
Nghĩ đến mối tình yêu tha thiết sư tỷ Song Trâm tức là vô cùng lãng xẹt. Người ta đã có chồng có con, mình hành động rõ ràng là tuồng trẻ nít. Vừa trái với đạo lý, vừa tốn công vô ích, đuổi theo một giấc mộng không bao giờ thành hiện thực. Và dù có được kết duyên với Song Trâm nữ hiệp, kết cục cũng chi là một kẻ đến sau, vồ trăng dưới nước? Tình yêu, tình hết, hận thù, tự ái, được một sự khoái ý, ôm một thất vọng sâu cay, vui được một lúc, hạn ngàn đời... Tất cả chỉ là bóng mây chiều theo gió cuốn trôi về phía chân trời xa thẳm.
Bánh xe nước quay, tiếng nước chảy vô máng nước ào ào, Trương Bỉnh Nhi ra sức đạp nước. Xét ra cậu nhỏ đó đương làm một việc hữu ích cho những ruộng nương sắp khô héo trên đồi.
Dòng nước chảy trong bóng đêm đã đem lại hy vọng, nguồn nước vui cho gia đình ông lang già, sớm mai thấy nước đầy ruộng lúa vườn cây cũng sung sướng.
Nếu bánh xe quay đều, nhanh liên tiếp trong vài đêm thì tất cả dân trong xóm cũng vui mừng.
Thiên hạ vui mừng, mình làm cho thiên hạ vui mừng. Có nguồn vui đó là chân lý của hạnh phúc. Đem lại nguồn sống cho mọi người đó là mục đích của dân an lạc.
Nhưng con người vốn sinh ra đã có tính ích kỷ. Bao giờ cũng nghĩ cho mình trước tiên. Mình sướng, còn kẻ khác khổ mặc ai. Đấy là chưa nói có kẻ khoái chí khi thấy kẻ khác bị hành hạ, đau khổ còn mình thoát được sự hành hạ đau khổ đó.
Cho nên biết bao nhiêu kẻ, cậy có chút võ công, tài nghệ, đánh giết người này, chém giết người kia theo sở thích dọc ngang trời đất, đại náo giang hồ của riêng mình, như vậy là tranh đấu, là đáng sống trong cuộc sống hữu lý.
Cung Đình đã thuộc hạng đó.
Đêm nay, lặng lẽ bên lạch nước, thơ thẩn trên đồi khuya, Cung Đình đã ôn nhớ lại trong ký ức. Bất giác, hắn kêu lớn :
- Thật là vô lý, vô lý hết sức. Đời chẳng là cái gì cả. Tất cả chỉ là huyền ảo.
Chả trách, những kẻ đã quá am hiểu cuộc đời trầm bổng, đều muốn xa lánh sự hỗn độn của cuộc sống cuồng nhiệt, náo động, cấu xé tàn nhẫn, đầy lừa dối, cạm bẫy, bỉ ổi và xấu xa.
Hai chân cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi đâu phải là máy, đạp bánh xe chuyển vận những gầu nước nặng nên không lâu bị đọng máu sưng vù lên như hai chân voi, gân cốt đau ê ẩm...
Trương Bỉnh Nhi định ngừng đạp và leo xuống ngồi nghỉ. Cung Đình đã kêu lớn và chạy vội tới đứng bên :
- Nè, đừng có ngưng, ngưng thì què, hỏng hai cặp giò đó.
Trương Bỉnh Nhi nhăn nhó nói :
- Sao vậy, đau và mệt quá rồi.
- Đạp nữa đi. Cố gắng lên. Muốn giỏi vỏ thì phải nghe lời tớ. Có đau có mỏi để tớ bóp nắn huyệt mạch cho.
Nói rồi, Cung Đình cúi xuống dùng hai tay truyền nội lực vào hai ống chân bạn nhỏ, hai tay xoa nắn các huyệt đạo. Trương Bỉnh Nhi cảm thấy hai tay Cung Đình như có điện lực, sờ tới đâu, chỗ đó nóng rần rật, bao nhiêu đau nhức tức thời tan biến hết.
- Đạp mau lên. Cố gắng lên. Học võ phải tin tưởng, có nhiệt tâm không nao núng trước mọi khó khăn, thử thách lúc ban đầu. Sau dần quen đi. Có tớ giúp cho, sẽ tinh tiến nhanh chóng bội phần. Bây giờ còn đau nhức nữa không?
Trương Bỉnh Nhi lau mồ hôi trả lời :
- Chân không thấy nặng nữa rồi, không còn nhức nhối nữa, nhẹ nhõm rồi. Hai bàn tay của đằng ấy sao mà nóng như lửa vậy?
Cung Đình truyền tiếp nội lực đáp :
- Giữ nhịp thở cho đều, chân này đạp xuống, chân kia co lên nhịp nhàng, không hấp tấp. Được rồi, anh thích giỏi võ để làm gì?
- Tại sao bồ lại hỏi vậy?
- Thì bồ cứ thành thật trả lời đi. Học võ để lên tuyển phu đài chi gái đẹp phải không?
- Không, không, mục đích của tớ không phải như vậy.
- Để làm giàu phải không? Để cậy sức mạnh hiếp đáp kẻ yếu phải không?
- Không, không. Muốn làm giàu nhiều tiền thì theo nghề thương mại, buôn bán. Thúc phụ ta vẫn bảo “phi thương bất phú” mà. Tớ ghét những thằng ỷ thế lực hiếp yếu lắm. Mình học võ giỏi để bênh vực kẻ yếu, đánh những kẻ ngang ngược, làm hại mọi người. Học võ để trở nên một tay kiếm khách diệt bạo trừ hung chứ còn để làm gì?
- Bồ nói nghe được lắm. Khi xưa tôi học võ, tôi không có nghĩ đàng hoàng như bồ. Tôi nghĩ học võ là để thủ lợi riêng cho mình. Vì thế cho nên ngày nay bị quả báo.
- “Quả báo” là cái gì?
- “Quả báo” tức là chẳng được lợi lộc gì cho thân mình? Trái lại suýt nữa lại không gập hai chú cháu nhà anh cơ duyên đưa ta đến bánh xe đạp nước này, tuy không ngồi quay mặt vô trong tường diện bích. Tự mình xem xét lại thì bao nhiêu công phu tu luyện Âm Dương Đồng Tử Kiếm đi đời nhà ma, mất hết không còn một chút nào nữa. Đi theo nghiệp võ đúng đường lối thì “sinh uy nghi, tử vi thần”, khí phách hiên ngang không bao giờ yếu hèn. Nếu tâm tư sai lệch, sống thêm ương hèn, chết cũng nhuốc nhơ, đáng buồn lắm.
Hai cậu nhỏ thủ thỉ nói chuyện với nhau. Đêm dài qua lúc nào không hay.
Chừng tới khí gà gáy ra trên xóm, phương đông bình mình đỏ ối, ruộng màu được nước, cây cỏ tốt tươi. Hai cậu đưa nhau trở về nhà ông lang già.
Cung Đình cõng Trương Bỉnh Nhi, cậu này ngủ gục trên vai bạn.
Lẽ tất nhiên, công việc hai cậu làm ban đêm có lợi ích thiết thực cho gia đình này nên ông lang xiết bao cảm kích, người trong nhà chiều đãi Lão Tam và hai cậu nhỏ như bậc khách quý, cơm gà cá giỏi tươm tất.
Ông lang gì bốc thang thuốc đại bổ bồi dưỡng khí lực cho cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi uống, ngoài ra lại còn đấm bóp hai cẳng chân bằng rượu dãn huyết. Người con trai chủ nhà bệnh tình khuyên giảm lần lần.
Hai cậu nhỏ, ngày nghỉ ngơi ngủ giấc ngon lành, nhưng đến tối đêm, lại ra những nơi đặt các bánh xe tát nước làm việc cần mẫn luôn bảy đêm liền, khắp vùng cây cỏ đột nhiên xanh um, kết quả nảy mầm, hoa lợi hứa hẹn bội thu trước sự ngạc nhiên cả xóm trên lẫn xóm dưới.
Người nào ra thăm ruộng vườn cũng lấy làm ngạc nhiên, thấy nước tràn trề sung mãn nhất từ trước tới nay chưa từng có vậy. So sánh với những khu vực trồng tỉa của một vài thôn khác, cảnh tượng khác hẳn vì lá đã bị vàng khô, héo úa, sự mất mùa trông thấy rõ ràng.
Họ không hiểu ông lang già và những người trong xóm ông ta đã có bí quyết gì mà lại được ruộng vườn phì nhiêu như vậy. Ở làng họ ban ngày họ cũng ra tát nước, trời nắng gắt, nước múc trong gầu chẳng được là bao, đạp nước độ vài giờ đã mệt ứ hơi. Nước tát lên chỉ đủ thấm mặt đất khô hút hết, chẳng đủ dẫn đi ra tưới cây. Thực là thất vọng buồn rầu hết sức.
Trong làng có vài trai tráng thì lại tụ tập đi học võ, công phu võ luyện tiến bộ chẳng thấy mang được gì tốt đẹp về cho thôn xóm, chỉ thấy bị toạc đầu, bể trán, gãy tay, què giò, mang cái thân bệnh hoạn về nằm dài ăn báo cô.
Chính vì sự trái ngược đó, Cung Đình tôn sư thấy trước tiên nên đêm đêm hai người lại lần ra khu đồi tiếp tục dẫn thủy nhập điền giúp dân trong vùng. Trương Bỉnh Nhi nhờ có Cung Đình giúp đỡ chỉ điểm nên sau khi dẫn nước đầy hồ là lại leo tót lên cao, hai chân đạp bánh xe ào ào như gió cuốn. Đôi bắp chân cậu nhỏ luyện được sức mạnh phi thường mà chính cậu cũng không ngờ tới.
Trương Bỉnh Nhi luyện võ một cách hữu ích như vậy. Hễ đạp mỏi chân, Cung Đình lại đến dạy cho phép xoa nắn các huyệt đạo để máu khỏi ứ đọng gân cốt bền bỉ, dẻo dai.
Cung Đình vừa chuyển tiếp nội lực vừa nói :
- Từ nay, ban ngày nếu có việc gì nguy cấp bồ cõng tớ chạy trốn chắc không ai đuổi kịp hết.
- Chạy một mình thì nhanh chứ cõng bồ thì nặng thấy mồ, chạy sao được.
- Nói rỡn bồ sao? Ở nhà ông lang củi đốt bếp, tớ cột lại thành những bó củi lớn để bồ vác về nhà rồi lại chạy ra đây. Bồ thử làm thế xem có chạy nhanh không?
Trương Bỉnh Nhi không tin, nhưng cũng bằng lòng vác bó củi lớn lên vai chạy tuốt về nhà. Bó củi nặng trĩu làm cậu khom lưng xuống, cậu rảo cẳng chạy thực nhanh chỉ thoáng một cái là đã về tới nhà, đặt củi xuống bếp rồi chạy trở lại chỗ Cung Đình đứng chờ.
Trương Bỉnh Nhi thoạt tiên tưởng chỉ có vài bó củi khô nên cố gắng vác về cho chóng hết. Không biết Cung Đình làm cách nào mà chẻ và cột những ôm củi vừa lớn lại vừa nặng kinh khủng. Thì ra hắn ta đã chặt nhỏ cây đại thụ hôm trước đổ ngang trên lạch nước lại thành từng khúc, rồi bổ thành những thanh củi nặng, cột lại cho bạn nhỏ đem về tiếp tế gia đình ông lang già.
Chỉ khổ cậu nhỏ Trương Bỉnh Nhi lại nai sức ra làm thân “trâu ngựa” một đêm ròng.
Qua sáng hôm sau, cả nhà ông lang lại một phen kinh ngạc, chỗ củi đun bếp đó chia cho cả xóm đun nấu nhiều ngày cũng không hết.
Tối sau hai cậu nhỏ lại thủ thỉ với nhau, Cung Đình vừa nắn đầu và bả vai Trương Bỉnh Nhi vừa nói rằng :
- Cặp giò của bồ khá lắm, dùng được việc rồi, nhưng đầu và hai tay còn yếu quá.
- Thôi tối nay đừng bắt tôi làm việc nữa. Tôi vác củi cả đêm qua gần gãy xương rồi. Hôm nay xin dừng lại.
- Tập võ phải chuyên cần. Nếu dừng lại là bao nhiêu công phu hấp thụ được sẽ tiêu tán mất. Bồ có biết tại sao tôi chỉ chuyên luyện cho bồ song cước đặc biệt không?
- Không có biết!
- Bồ không nhớ những thằng chả đi nhờ xe mình hôm nọ? Thằng nào cũng ba hoa chích chòe, tự khoe là con nhà võ đi dự tuyển phu đài, nhưng đôi bàn chân thằng nào cũng không “chấm đất”, cật chẳng đến trời. Nói đến đi bộ thì sợ bỏ bà. Võ giỏi hay không là ở bộ pháp, căn bản vững vàng, về sau càng luyện tập càng tăng tiến. Nhớ hồi mấy chục năm trước, lúc mới khởi sự bái sư, tớ mập ú như cối xay, bụng phệ, mặt phị đầy trệ khí, đi bộ nửa dặm đường thì thở như bể lò rèn. Bồ có biết ông thầy bắt phải làm việc gì trước tiên không?
- Không có biết!
Cung Đình liền kể chuyện ông chạy thuốc chữa bệnh một người bị bệnh khó thở cho nghe. Ông thầy biết con bệnh cậy nhà cửa có của lười biếng không chịu năng hoạt động thân thể, làm việc chân tay. Có việc chân tay việc gì cũng sai đầy tớ hầu hạ, nên thở ì ạch như kéo gỗ lúc nào cũng kêu nhức đầu, áp huyết, đau tim, nghẹt thở sắp chết đến nơi.
Con bệnh lạy lục thế nào thầy cũng từ chối không chữa, sau van xin khẩn khoản quá đỗi, thầy mới ra điều kiện là con bệnh phải tự mình đội thúng đựng những củ hành tươi, thiệt bự đến
Tác giả :
Vũ Dương