Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307
Chương 36
TỪ STUNG TRENG ĐẾN SAMBOK – KRATIE
Nếu ai hỏi quốc lộ nào trên thế giới có những ổ voi to nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: đó là Quốc lộ 13 từ Stung Treng đi Kratie, với chiều dài trên dưới 150 km, đường xấu đến nỗi xe thiết giáp M113 cũng không thể chịu nổi.
Đội hình rời Stung Treng khoảng bảy giờ sáng sau bữa cơm nóng…
Khi qua ngã ba QL13 và 19 khoảng hơn 10 km, thì chúng tôi bước vào địa giới của tỉnh Kratie, trên bản đồ ghi là Sambok (có lẽ là một huyện của tỉnh)… lại một lần nữa đi qua những nơi, mà cách đây vài ngày chúng tôi còn phải tranh thủ chạy – thở để vào Stung Treng (không thì QK7 cắm cờ, QK5 không hoàn thành nhiệm vụ…) nơi này anh Siêu nện một trái cối 60 thằng tài xế Pốt vĩnh viễn ra đi... nơi đây thằng Pốt chạy xuống bờ sông, núp dưới những lùm sậy bị chúng tôi chơi hai quả M79… nồi cơm đi vào lịch sử với ba tầng khác nhau.
Tôi ngồi trên chiếc M113 thứ tư của đội hình, ôm tấm bản đồ của toàn vùng… nhớ lại con đường 19 từ Đức Cơ đỏ quạnh, với những trận đánh để đời không thể nào quên… những anh em đã ngã xuống… những cung đường phải vượt qua trong đêm tối… mặc cho chiếc xe M113 đang chao qua đảo… anh xạ thủ súng máy nghiêng ngửa theo xe, miệng lúc nào cũng phát âm tiếng Đan Mạch rất là chuẩn.
Con đường nằm giữa hai hàng cây… bụi mù và hoang tàn không thể tưởng tượng được, chắc có lẽ khi người Pháp làm con đường này, cũng không thể nào hình dung ra nó tàn tệ đến như vậy.
Phumi Prek Preah, là Phum đầu tiên chúng tôi tiếp cận, sau hơn một giờ ngồi trên xe tập vũ điệu gồ ghề… khi cách Phum chừng 200 m trinh sát chúng tôi nhảy xuống xe, vào Phum này để xác định có dân ở hay không… không có gì… ngoài cảnh vắng lặng đến ghê người…những ngôi nhà cũng khá đẹp hầu như không có ai ở trong nhiều năm hoang phế…lá cây rụng phủ đầy lối đi một lớp dày…chỉ có hàng cây vú sữa là còn xanh tươi với trái trĩu cành, anh em bộ binh cũng nhảy xuống, và đảo quanh xem tình hình, nhũng Phum làng sao đẹp thế với những rừng cây tươi mát mà hoang vắng đến lạ, hình như Pốt chỉ có phá đi, tiêu hủy đi, chứ không thấy xây dựng cái gì, ngay cả các cột mốc cây số cũng bị phá.
Phum Sre Sray cũng không có gì khác, cũng con đường hư nát chạy qua Phum, có nhiều con đường mòn nhỏ cắt ngang, một con nai chà (nai già) thình lình giật mình bỏ chạy vào rừng, nhưng cũng không kịp so với sơ tốc đầu đạn của một loạt AK của một anh lính BB nào đó, nó ngã xuống và các nhà giải phẩu học lại có điều kiện thực tập… Hoang vắng điêu tàn…
Sre Sbov một Phum kéo dài theo hai bên đường chừng hơn cây số, có lẽ nơi đây là trung tâm của khu vực này, có bóng dáng người dân ở, những ngôi nhà sàn mái ngói, bên trong có giường chiếu, bàn ghế hẳn hoi, nông cụ vứt bừa bãi cùng với đạn của các loại súng, có hai chiếc xe tải còn mới đậu ngay sát bìa rừng, trên xe chở đầy cá khô và những thứ khác. Trong một căn nhà sàn sang trọng bậc nhất có treo tấm hình của Pốt phóng to (có lẽ là nhà của Lục Thum hay Ăngka gì đó) chén sứ Trung Quốc, đũa ngà, quốc phục màu đen của Pốt vứt vương vãi trên sàn.
Tranh thủ có gạo sẵn và nồi niêu, chúng tôi dừng đội hình và nấu cơm trưa, anh nuôi nhanh chóng nổi lửa, các đơn vị triển khai cảnh giới phía sau bìa rừng, không cho phép ai đi lung tung sợ phải vấp mìn của địch.
Thịt con nai được quấn trong những bó lá Lốt, nướng lên thơm phức, lính ta bỏ hết bát sắt và ăn bằng chén sứ Trung Quốc (loại nhỏ có bốn chữ xung quanh: Có ngày ăn bốc).
Lâu lắm rồi anh nuôi mới được phục vụ anh em bữa cơm ngon lành giữa đường hành quân.
Ăn cơm xong đội hình tiếp tục lên đường…
Lúc này chúng tôi bắt đầu cẩn thận, vì chuẩn bị bắt liên lạc với anh em QK7, càng về cuối đường 13 đường càng xấu, với những cuộc dừng bất ngờ để sửa xe, những chàng lính thiết giáp mồ hôi nhễ nhại với những tấm lưng trần…
Dòng sông Mê Kông hiện ra bên phải đường: Phum Sandal...
Nằm cạnh bờ sông có bãi cát rộng, có những ngôi nhà còn mang hơi người, đây có thể cũng là Phum có đông dân ở vì những giàn bí, cây ăn trái rất nhiều, có dấu chân heo bò trâu nhưng chẳng thấy con nào. Lòng sông nơi đây hẹp và nước chảy xiết hơn có lẽ do lòng sông cạn. Nhìn sang bên kia sông loáng thoáng những ngôi nhà sàn, rừng cây bao phủ quanh Phum.
Đi dọc theo QL13 dọc bờ sông cảnh vật có mang một chút gì đó của cuộc sống, hai bên đường lác đác có nhà dân, đường vẫn xấu tệ, hai bên đường cây rừng thưa thớt hơn tạo ra những khoảng trời mênh mông nắng chói chang.
Hơn hai giờ chiều chúng tôi gặp anh em QK7, một đơn vị của Sư 5 với lực lượng khoảng một C cách Phum Sambok chừng hơn cây số, anh em ra đón chúng tôi cũng là bộ đội nhập ngũ 1977, 1978 là dân thành phố, Tây Ninh, Sông Bé... mới từ bên nhà sang, quần áo giày dép còn mới, nhìn có vẻ chưa đánh trận gì nhiều.
Đội hình dừng lại chừng nửa giờ, trao đổi nhiệm vụ, và được biết f5 chuẩn bị vượt sông Mê Kông trong vài ngày nữa, nhìn anh em mới sang, chúng tôi liên tưởng đến quê nhà, với một chặng đường không xa lắm theo QL 13, chúng tôi sẽ về Tây Ninh và đặt chân lên đất mẹ…
Đội hình quay trở lại, đêm đó chúng tôi nghỉ lại Phum Sandal, đến Stung Treng vào chiều hôm sau, để chuẩn bị vượt sông Mê Kông, tiếp tục cuộc hành trình Biên giới Tây nam từ Đức Cơ đến chùa Prết Vi Hia.
Nếu ai hỏi quốc lộ nào trên thế giới có những ổ voi to nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: đó là Quốc lộ 13 từ Stung Treng đi Kratie, với chiều dài trên dưới 150 km, đường xấu đến nỗi xe thiết giáp M113 cũng không thể chịu nổi.
Đội hình rời Stung Treng khoảng bảy giờ sáng sau bữa cơm nóng…
Khi qua ngã ba QL13 và 19 khoảng hơn 10 km, thì chúng tôi bước vào địa giới của tỉnh Kratie, trên bản đồ ghi là Sambok (có lẽ là một huyện của tỉnh)… lại một lần nữa đi qua những nơi, mà cách đây vài ngày chúng tôi còn phải tranh thủ chạy – thở để vào Stung Treng (không thì QK7 cắm cờ, QK5 không hoàn thành nhiệm vụ…) nơi này anh Siêu nện một trái cối 60 thằng tài xế Pốt vĩnh viễn ra đi... nơi đây thằng Pốt chạy xuống bờ sông, núp dưới những lùm sậy bị chúng tôi chơi hai quả M79… nồi cơm đi vào lịch sử với ba tầng khác nhau.
Tôi ngồi trên chiếc M113 thứ tư của đội hình, ôm tấm bản đồ của toàn vùng… nhớ lại con đường 19 từ Đức Cơ đỏ quạnh, với những trận đánh để đời không thể nào quên… những anh em đã ngã xuống… những cung đường phải vượt qua trong đêm tối… mặc cho chiếc xe M113 đang chao qua đảo… anh xạ thủ súng máy nghiêng ngửa theo xe, miệng lúc nào cũng phát âm tiếng Đan Mạch rất là chuẩn.
Con đường nằm giữa hai hàng cây… bụi mù và hoang tàn không thể tưởng tượng được, chắc có lẽ khi người Pháp làm con đường này, cũng không thể nào hình dung ra nó tàn tệ đến như vậy.
Phumi Prek Preah, là Phum đầu tiên chúng tôi tiếp cận, sau hơn một giờ ngồi trên xe tập vũ điệu gồ ghề… khi cách Phum chừng 200 m trinh sát chúng tôi nhảy xuống xe, vào Phum này để xác định có dân ở hay không… không có gì… ngoài cảnh vắng lặng đến ghê người…những ngôi nhà cũng khá đẹp hầu như không có ai ở trong nhiều năm hoang phế…lá cây rụng phủ đầy lối đi một lớp dày…chỉ có hàng cây vú sữa là còn xanh tươi với trái trĩu cành, anh em bộ binh cũng nhảy xuống, và đảo quanh xem tình hình, nhũng Phum làng sao đẹp thế với những rừng cây tươi mát mà hoang vắng đến lạ, hình như Pốt chỉ có phá đi, tiêu hủy đi, chứ không thấy xây dựng cái gì, ngay cả các cột mốc cây số cũng bị phá.
Phum Sre Sray cũng không có gì khác, cũng con đường hư nát chạy qua Phum, có nhiều con đường mòn nhỏ cắt ngang, một con nai chà (nai già) thình lình giật mình bỏ chạy vào rừng, nhưng cũng không kịp so với sơ tốc đầu đạn của một loạt AK của một anh lính BB nào đó, nó ngã xuống và các nhà giải phẩu học lại có điều kiện thực tập… Hoang vắng điêu tàn…
Sre Sbov một Phum kéo dài theo hai bên đường chừng hơn cây số, có lẽ nơi đây là trung tâm của khu vực này, có bóng dáng người dân ở, những ngôi nhà sàn mái ngói, bên trong có giường chiếu, bàn ghế hẳn hoi, nông cụ vứt bừa bãi cùng với đạn của các loại súng, có hai chiếc xe tải còn mới đậu ngay sát bìa rừng, trên xe chở đầy cá khô và những thứ khác. Trong một căn nhà sàn sang trọng bậc nhất có treo tấm hình của Pốt phóng to (có lẽ là nhà của Lục Thum hay Ăngka gì đó) chén sứ Trung Quốc, đũa ngà, quốc phục màu đen của Pốt vứt vương vãi trên sàn.
Tranh thủ có gạo sẵn và nồi niêu, chúng tôi dừng đội hình và nấu cơm trưa, anh nuôi nhanh chóng nổi lửa, các đơn vị triển khai cảnh giới phía sau bìa rừng, không cho phép ai đi lung tung sợ phải vấp mìn của địch.
Thịt con nai được quấn trong những bó lá Lốt, nướng lên thơm phức, lính ta bỏ hết bát sắt và ăn bằng chén sứ Trung Quốc (loại nhỏ có bốn chữ xung quanh: Có ngày ăn bốc).
Lâu lắm rồi anh nuôi mới được phục vụ anh em bữa cơm ngon lành giữa đường hành quân.
Ăn cơm xong đội hình tiếp tục lên đường…
Lúc này chúng tôi bắt đầu cẩn thận, vì chuẩn bị bắt liên lạc với anh em QK7, càng về cuối đường 13 đường càng xấu, với những cuộc dừng bất ngờ để sửa xe, những chàng lính thiết giáp mồ hôi nhễ nhại với những tấm lưng trần…
Dòng sông Mê Kông hiện ra bên phải đường: Phum Sandal...
Nằm cạnh bờ sông có bãi cát rộng, có những ngôi nhà còn mang hơi người, đây có thể cũng là Phum có đông dân ở vì những giàn bí, cây ăn trái rất nhiều, có dấu chân heo bò trâu nhưng chẳng thấy con nào. Lòng sông nơi đây hẹp và nước chảy xiết hơn có lẽ do lòng sông cạn. Nhìn sang bên kia sông loáng thoáng những ngôi nhà sàn, rừng cây bao phủ quanh Phum.
Đi dọc theo QL13 dọc bờ sông cảnh vật có mang một chút gì đó của cuộc sống, hai bên đường lác đác có nhà dân, đường vẫn xấu tệ, hai bên đường cây rừng thưa thớt hơn tạo ra những khoảng trời mênh mông nắng chói chang.
Hơn hai giờ chiều chúng tôi gặp anh em QK7, một đơn vị của Sư 5 với lực lượng khoảng một C cách Phum Sambok chừng hơn cây số, anh em ra đón chúng tôi cũng là bộ đội nhập ngũ 1977, 1978 là dân thành phố, Tây Ninh, Sông Bé... mới từ bên nhà sang, quần áo giày dép còn mới, nhìn có vẻ chưa đánh trận gì nhiều.
Đội hình dừng lại chừng nửa giờ, trao đổi nhiệm vụ, và được biết f5 chuẩn bị vượt sông Mê Kông trong vài ngày nữa, nhìn anh em mới sang, chúng tôi liên tưởng đến quê nhà, với một chặng đường không xa lắm theo QL 13, chúng tôi sẽ về Tây Ninh và đặt chân lên đất mẹ…
Đội hình quay trở lại, đêm đó chúng tôi nghỉ lại Phum Sandal, đến Stung Treng vào chiều hôm sau, để chuẩn bị vượt sông Mê Kông, tiếp tục cuộc hành trình Biên giới Tây nam từ Đức Cơ đến chùa Prết Vi Hia.
Tác giả :
Võ Văn Hà