Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307
Chương 10
ĐẮC ĐOA ĐẤT LẠ MỘT MÙA CAU…
EM... MỘT CÔNG NHÂN NƠI NÔNG TRƯỜNG VIỆN.
ANH... MỘT QUÂN NHÂN ÁO BẠC MÀU…
Ra đi từ Đức Cơ lúc ba giờ sáng, chưa kịp giã từ với chị em e746, những đồng đội tốt bụng, xinh xắn và dễ thương, chúng tôi lại ra đi với bao nỗi luyến tiếc… (đừng ai hỏi luyến tiếc cái gì nhé, hãy để nó sống trong lòng của anh em trinh sát 307chúng tôi), xe chạy trên những nẻo đường, mà cách đây một tháng chúng tôi vừa đi qua, không ai nói với ai lời nào, tất cả đang lắng đọng nhiều suy tư... xe đến thị xã Pleiku vừa tờ mờ sáng, những quán cà phê sớm đã mở cửa, ghé vào làm li cà phê… thật thú vị với hương vị Tây Nguyên, buổi sáng tinh mơ… trời se se lạnh… Cô chủ quán dù đã lớn tuổi nhưng còn rất nét hỏi chúng tôi “Các anh ở biên giới Đức Cơ về hả?” Chúng tôi xác nhận, và cô buông ra một tiếng thở dài... Chiến tranh ghê quá!
Chúng tôi về đến nông trường Đắc Đoa khoảng gần tám giờ, nông trường đang bận rộn làm việc, chị em hầu hết dân Hải Hưng nhập ngũ năm 1976, 1977 và có một số là lính 1978 (gọi là nghĩa vụ lao động), khi xe vào khu vực của nông trường, hai bên đường chị em vẫy tay rối rít, tiếng gọi nhau í ới (chẳng biết gọi gì?) xe dừng trước nông trường bộ, một nông trường tương đối quy mô với đầy đủ máy móc thiết bị…
Sau khi trình giấy giới thiệu của Quân khu, chúng tôi được bố trí vào ở một dãy nhà tranh ba gian kiểu lính, gần bệnh xá của nông trường… ổn định xong chúng tôi kéo quân đi tắm, vì dọc đường bụi mù của đường 19 phủ lên chúng tôi một màu đỏ của Tây Nguyên, khi đi qua những dãy nhà của bệnh xá, chị em nằm trong đó thò đầu qua khung cửa sổ trêu chúng tôi… Tắm xong chúng tôi về phòng và diện bộ cánh nhất vòng quanh nông trường bộ, phải công nhận chị em làm công tác phục vụ của nông trường đông thật, ghé vào các khu vực làm việc của chị em, chúng tôi được đón tiếp rất niềm nở và thân tình…
Bữa cơm trưa, chúng tôi ăn chung với nông trường trong nhà ăn, và sự xuất hiện của chúng tôi cũng tạo ra những điều khá thú vị, quy định của nhà ăn là không nói chuyện nhưng hôm nay hình như chị em không thể nhịn được, vẫn cười nói vui vẻ bình thường… tôi bê chén cơm của mình qua mâm bên cạnh, nhìn phù hiệu tôi biết chị em của ban Quân y, tiếng cười nói chọc ghẹo vẫn giòn tan như pháo nổ…
Buổi chiều, chúng tôi nghe anh Trường C trưởng quán triệt tinh thần của cấp trên giao cho đơn vị, chúng tôi chỉ thực tập ở khu vực Đắc Đoa, Hà Tam ba ngày, sau đó sẽ di chuyển đến nơi khác… Khoảng hai giờ chúng tôi thực tập bài địa hình đầu tiên, cắt qua những khu vực của nông trường đang sản xuất, bắt gặp những ánh mắt biết nói của chị em… vượt qua những địa hình phức tạp theo giáo án, chúng tôi trở về nông trường bộ lúc hơn hơn giờ, trời đã bắt đầu tối… tắm rửa… cơm chiều…
Khoảng hơn bảy giờ tối, sau khi sinh hoạt đánh giá công tác trong ngày của chị em xong, chúng tôi chia ra từng nhóm nhỏ, đi về các khu của chị em, thấy chúng tôi (tôi và anh Bảy ở Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) chị em mời vào phòng, phòng này có tám người, qua chuyện trò đây là phòng của ban Quân y, gồm y tá và hộ lí của bệnh xá, những câu hỏi thăm xã giao mang đầy chất lính, và chuyện buôn gió bán mây… đang nói chuyện có hai người xin phép về bàn để ôn bài, chuẩn bị cho kì thi tuyển Quân y sĩ của viện 17 Đà Nẵng… một lát sau có một người đến hỏi “Anh bộ đội nào giỏi toán chỉ cho em bài này với!” Tôi đứng dậy về bàn học và ngồi trên một ghế băng dài, đọc qua đề toán… suy nghĩ… và…bí. (Xấu hổ quá! Và phải công nhận bài toán đó khó) nhưng cũng cố gắng vì có... người khác giới… bên cạnh. Bài toán đã tìm ra cách giải và đáp số đã được đưa ra đúng với đáp án có trong sách... hú hồn…
Qua ánh mắt tôi nhìn ra lời cảm ơn, và lúc này một câu chuyện mới được khai mào và có phần rôm rả, chuyện của người đi học và người giải toán... Không thể chịu nổi với lời châm chọc của chị em cùng phòng, em nháy mắt cùng tôi ra trước hè, nơi có những cục đôn to bằng gỗ ngồi “tâm sự”… cuộc đời của em được kể với giọng dịu dàng và cuốn hút, những mơ ước của em về một tương lai khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi được nghe kể về quê hương em Nam Sách - Hải Hưng, về những suy nghĩ của em về cuộc đời người lính, và nhiều điều còn ấp ủ vấn vương của một người con gái đến tuổi đang yêu... Tiếng kẻng báo hết giờ sinh hoạt và chuân bị giờ ngủ (chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân), anh em tôi chia tay để về phòng…
Khi về phòng, lúc anh em đã ngủ, tôi hỏi anh Trường C trưởng (Sinh viên Khoa Toán ĐHTH Hà Nội, đang thức xem lại bản đồ thực tập ngày mai) về bài toán hồi nãy và kể chuyện khi tối, anh chỉ cười và không nói gì, lúc hai anh em đang nói chuyện, tôi thấy một dáng người đi qua, anh Trường nháy mắt tôi ra xem là ai, thì hỡi ôi! Em gái Hải Hưng.
Tôi vào nói với anh Trường, anh dặn tôi cẩn thận để tuân thủ nội quy của đơn vị bạn, cũng như ngủ sớm vì ngày mai chúng tôi đi xa khoảng 20 km. Chúng tôi ngồi dưới hàng hiên của đầu hồi phòng… nhìn sao trời lấp lánh… muôn tinh tú đang vẫy gọi... phía trước là hàng cau thẳng tắp đong đưa trước gió từ hướng bắc thổi về… se lạnh.
Theo lời em, đêm nay em trực bệnh xá của nông trường…
EM... MỘT CÔNG NHÂN NƠI NÔNG TRƯỜNG VIỆN.
ANH... MỘT QUÂN NHÂN ÁO BẠC MÀU…
Ra đi từ Đức Cơ lúc ba giờ sáng, chưa kịp giã từ với chị em e746, những đồng đội tốt bụng, xinh xắn và dễ thương, chúng tôi lại ra đi với bao nỗi luyến tiếc… (đừng ai hỏi luyến tiếc cái gì nhé, hãy để nó sống trong lòng của anh em trinh sát 307chúng tôi), xe chạy trên những nẻo đường, mà cách đây một tháng chúng tôi vừa đi qua, không ai nói với ai lời nào, tất cả đang lắng đọng nhiều suy tư... xe đến thị xã Pleiku vừa tờ mờ sáng, những quán cà phê sớm đã mở cửa, ghé vào làm li cà phê… thật thú vị với hương vị Tây Nguyên, buổi sáng tinh mơ… trời se se lạnh… Cô chủ quán dù đã lớn tuổi nhưng còn rất nét hỏi chúng tôi “Các anh ở biên giới Đức Cơ về hả?” Chúng tôi xác nhận, và cô buông ra một tiếng thở dài... Chiến tranh ghê quá!
Chúng tôi về đến nông trường Đắc Đoa khoảng gần tám giờ, nông trường đang bận rộn làm việc, chị em hầu hết dân Hải Hưng nhập ngũ năm 1976, 1977 và có một số là lính 1978 (gọi là nghĩa vụ lao động), khi xe vào khu vực của nông trường, hai bên đường chị em vẫy tay rối rít, tiếng gọi nhau í ới (chẳng biết gọi gì?) xe dừng trước nông trường bộ, một nông trường tương đối quy mô với đầy đủ máy móc thiết bị…
Sau khi trình giấy giới thiệu của Quân khu, chúng tôi được bố trí vào ở một dãy nhà tranh ba gian kiểu lính, gần bệnh xá của nông trường… ổn định xong chúng tôi kéo quân đi tắm, vì dọc đường bụi mù của đường 19 phủ lên chúng tôi một màu đỏ của Tây Nguyên, khi đi qua những dãy nhà của bệnh xá, chị em nằm trong đó thò đầu qua khung cửa sổ trêu chúng tôi… Tắm xong chúng tôi về phòng và diện bộ cánh nhất vòng quanh nông trường bộ, phải công nhận chị em làm công tác phục vụ của nông trường đông thật, ghé vào các khu vực làm việc của chị em, chúng tôi được đón tiếp rất niềm nở và thân tình…
Bữa cơm trưa, chúng tôi ăn chung với nông trường trong nhà ăn, và sự xuất hiện của chúng tôi cũng tạo ra những điều khá thú vị, quy định của nhà ăn là không nói chuyện nhưng hôm nay hình như chị em không thể nhịn được, vẫn cười nói vui vẻ bình thường… tôi bê chén cơm của mình qua mâm bên cạnh, nhìn phù hiệu tôi biết chị em của ban Quân y, tiếng cười nói chọc ghẹo vẫn giòn tan như pháo nổ…
Buổi chiều, chúng tôi nghe anh Trường C trưởng quán triệt tinh thần của cấp trên giao cho đơn vị, chúng tôi chỉ thực tập ở khu vực Đắc Đoa, Hà Tam ba ngày, sau đó sẽ di chuyển đến nơi khác… Khoảng hai giờ chúng tôi thực tập bài địa hình đầu tiên, cắt qua những khu vực của nông trường đang sản xuất, bắt gặp những ánh mắt biết nói của chị em… vượt qua những địa hình phức tạp theo giáo án, chúng tôi trở về nông trường bộ lúc hơn hơn giờ, trời đã bắt đầu tối… tắm rửa… cơm chiều…
Khoảng hơn bảy giờ tối, sau khi sinh hoạt đánh giá công tác trong ngày của chị em xong, chúng tôi chia ra từng nhóm nhỏ, đi về các khu của chị em, thấy chúng tôi (tôi và anh Bảy ở Duy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) chị em mời vào phòng, phòng này có tám người, qua chuyện trò đây là phòng của ban Quân y, gồm y tá và hộ lí của bệnh xá, những câu hỏi thăm xã giao mang đầy chất lính, và chuyện buôn gió bán mây… đang nói chuyện có hai người xin phép về bàn để ôn bài, chuẩn bị cho kì thi tuyển Quân y sĩ của viện 17 Đà Nẵng… một lát sau có một người đến hỏi “Anh bộ đội nào giỏi toán chỉ cho em bài này với!” Tôi đứng dậy về bàn học và ngồi trên một ghế băng dài, đọc qua đề toán… suy nghĩ… và…bí. (Xấu hổ quá! Và phải công nhận bài toán đó khó) nhưng cũng cố gắng vì có... người khác giới… bên cạnh. Bài toán đã tìm ra cách giải và đáp số đã được đưa ra đúng với đáp án có trong sách... hú hồn…
Qua ánh mắt tôi nhìn ra lời cảm ơn, và lúc này một câu chuyện mới được khai mào và có phần rôm rả, chuyện của người đi học và người giải toán... Không thể chịu nổi với lời châm chọc của chị em cùng phòng, em nháy mắt cùng tôi ra trước hè, nơi có những cục đôn to bằng gỗ ngồi “tâm sự”… cuộc đời của em được kể với giọng dịu dàng và cuốn hút, những mơ ước của em về một tương lai khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi được nghe kể về quê hương em Nam Sách - Hải Hưng, về những suy nghĩ của em về cuộc đời người lính, và nhiều điều còn ấp ủ vấn vương của một người con gái đến tuổi đang yêu... Tiếng kẻng báo hết giờ sinh hoạt và chuân bị giờ ngủ (chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân), anh em tôi chia tay để về phòng…
Khi về phòng, lúc anh em đã ngủ, tôi hỏi anh Trường C trưởng (Sinh viên Khoa Toán ĐHTH Hà Nội, đang thức xem lại bản đồ thực tập ngày mai) về bài toán hồi nãy và kể chuyện khi tối, anh chỉ cười và không nói gì, lúc hai anh em đang nói chuyện, tôi thấy một dáng người đi qua, anh Trường nháy mắt tôi ra xem là ai, thì hỡi ôi! Em gái Hải Hưng.
Tôi vào nói với anh Trường, anh dặn tôi cẩn thận để tuân thủ nội quy của đơn vị bạn, cũng như ngủ sớm vì ngày mai chúng tôi đi xa khoảng 20 km. Chúng tôi ngồi dưới hàng hiên của đầu hồi phòng… nhìn sao trời lấp lánh… muôn tinh tú đang vẫy gọi... phía trước là hàng cau thẳng tắp đong đưa trước gió từ hướng bắc thổi về… se lạnh.
Theo lời em, đêm nay em trực bệnh xá của nông trường…
Tác giả :
Võ Văn Hà