Khúc Ca Biệt Ly
Quyển 1 - Chương 8
Tối hôm đó, có một cú điện thoại kỳ cục gọi tới nhà. Tôi đã nằm trong phòng ngủ rồi, mà bị âm thanh từ phòng khách truyền tới làm giật mình thức dậy.
“Đi cái con mẹ mày!” Bà ấy chửi tục ầm ĩ, “Mày còn chờ mong ông ấy chết sớm để lấy thêm chút gia tài nữa là! Đòi tiền bà à, có bản lĩnh thì làm nổ tung Thành Đô đi!”
Nổ tung? Chẳng nhẽ họ tính dùng thuốc nổ sao? Đã xảy ra chuyện gì?
Tôi xuống giường, rón rén mở cửa hé ra một khe nhỏ, ngó ra ngoài, phát hiện bà ấy đã cúp máy, đang còn thở phì phò, cầm một chiếc ly thuỷ tinh ở bên cạnh lên, chất lỏng trong đấy không biết là rượu hay là nước, bị bà uống cạn tới đáy.
Điện thoại lúc này lại vang lên, chỉ kêu hai tiếng, rồi lại ngừng. Bà đập chiếc ly xuống bàn, tức giận giựt dây điện thoại ra.
Trong lòng tôi thấp thỏm, nhưng cũng không lo lắm. Dù sao tôi cũng đã tới Thành Đô được mấy tháng, đối với tính tình của bà, tôi đã hiểu được bảy phần (7/10). Những lúc thế này, chỉ cần để yên cho bà ấy nổi giận xong là được, biết đâu ngày mai bà ấy lại khá lên.
Nghĩ đến đây, tôi rón rén khép cửa lại, dán tai vào khe cửa, nghe ngóng động tĩnh của bà ấy.
Bà không ngủ, hình như đi qua đi lại trong phòng khách, không lâu sau, tôi nghe thấy bà ấy gọi điện thoại cho A Nam, bà dùng giọng điệu nhã nhặn đến gần như trịnh trọng nói: “Cái nơi mà anh nói, quê của anh á, khi nào thì chúng ta đi coi một chút?”
Tôi mỉm cười.
Bất kể là lý do gì khiến bà quyết định như vậy. Tôi tin A Nam nhất định rất vui.
Hôm sau, là cuối tuần, bà ấy dậy sớm lạ thường. Hoặc có lẽ bà ấy cả đêm chắc không ngủ, lúc tôi mơ màng mở mắt ra, phát hiện bà ấy đang khom người mỉm cười nhìn tôi.
“Mẹ đi mua thức ăn sáng, bỗng dưng mẹ thèm bánh bao Thượng Hải.” Bà ấy vuốt má của tôi một cái, nói: “Con ngủ thêm chút nữa, mẹ sẽ quay về liền.” Nói xong, bà xoay người đi ra khỏi phòng của tôi.
Tôi nhìn theo bóng lưng của bà: Tóc của bà đã được bà bới thành một kiểu dáng rất đẹp, mặc một chiếc áo mới tươm tất, so với mẹ của Lam Đồ, bà ấy quả thực là tiên nữ.
“Này!” Tôi gọi bà.
“Có gì thế?” Bà ngoái đầu, mắng tôi, “Đừng có suốt ngày này này nọ nọ, tôi là mẹ cô đấy.”
Tôi lắc đầu. Thú thật tôi vốn rất muốn nói chuyện với bà ấy, tôi muốn bảo bà ấy đừng đi quá xa, muốn kêu bà về sớm một chút, tôi muốn nói với bà ấy, tiền thì thật ra cũng không sao, muốn nói với bà ấy tôi rất tình nguyện theo bà cùng A Nam về cái thị xã nhỏ ở Giang Nam. Nhưng mà, mỗi khi bà ấy nhìn tôi, hỏi tôi “có chuyện gì,” tôi liền bỗng nói không nên lời, thật chán quá đi.
Bà ấy giúp tôi khép cửa lại rồi đi mất.
Có lẽ lúc ấy còn quá sớm, tôi rất nhanh đã ngủ lại, chìm vào một giấc mơ rất nặng nề. Tôi dường như mơ thấy cha tôi, cũng mơ thấy nội tôi, họ đứng trên một ngọn núi cao chót vót, tôi kêu gào tên họ, nhưng họ mặc kệ tôi, họ đứng trên núi xoay mình, đi càng xa, tôi cứ bước tới một nơi không nhìn thấy được.
Tôi vẫn kêu gào mặc kệ hết thảy, mãi cho tới khi tôi cũng không nghe được tiếng của mình nữa.
Không biết qua bao lâu, tôi mới tỉnh giấc. Cả người bủn rủn, mồ hôi ướt rịn.
Tôi bò dậy trên giường, mở máy lạnh lên. Tôi nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường, đã mười giờ rồi, bà ấy còn chưa quay về. Tôi vào buồng tắm dùng nước lạnh vỗ vỗ lên mặt, ra ngoài ban công, nhìn xuống dưới. Ánh nắng chói chang, đâu đâu cũng choáng mắt, con đường lớn của tiểu khu vắng tanh. Tôi đứng thất thần ngoài ban công một hồi lâu, ngửi thấy mùi cá hấp chua ngọt từ bếp nhà Lam Đồ thoảng qua, bỗng dưng cảm thấy mình cũng đói bụng rồi.
Nhưng mà bà ấy rốt cuộc đã đi đâu cơ chứ?
Tôi chợt nghĩ tới việc chạy ra ngoài cửa nhìn một cái. Tôi đẩy cửa nhà mình bước ra, trên đầu có một tấm giấy phất phơ, trên mặt giấy viết: Con đĩ trả tiền!
Khi ấy tôi còn chưa biết ý nghĩa của chữ “đĩ,” càng không hiểu ý nghĩa trong đó. Nhưng tôi biết, những lời lẽ này tuyệt đối không phải là tốt lành gì. Tôi vo miếng giấy đó thành một cục.
Ra tới bên ngoài, ngó mặt ngoài của cánh cửa, trời ơi, trên ấy viết đầy những biểu ngữ:
Những chữ “trả tiền” to tướng màu đỏ loá mặt kinh người, viết trên nền giấy màu vàng, dán ở khắp nơi. Cửa đàng sau lưng của tôi kẽo kẹt mở ra, một đôi mắt to đang lén lút nhìn tôi, là Lam Đồ.
Tôi kiên quyết ngoảnh đầu đi. Sau lưng vang lên tiếng của Lam Đồ: “Lâm Quả Quả là một con điếm!”
Cửa lại kẽo kẹt đóng chặt, tôi thật muốn đạp tung cánh cửa ấy ra, đè nó xuống đất hung hăng đập cho một trận. Để cho đầu của nó u lên mười cục hai mươi cục u to tướng!
Tôi nhảy lên gắng sức gỡ hết giấy dán trên cửa nhà tôi xuống, giẫm dưới chân, tôi chạy vào trong nhà kéo một chiếc ghế ra, gỡ từng tấm từng tấm giấy dán trên tường nhà tôi xuống xé nát. Tôi làm một hồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, sau cùng, tôi đem tất cả vào lại trong nhà, vứt vào một chiếc chậu sứ, mở bếp gas lên, dùng lửa đốt hết thảy những mẩu giấy.
Tôi vừa đốt vừa khóc, tôi lại nhớ đến nội.
Tôi của khi ấy, không biết ý nghĩa thực thụ của “phản bội,” chỉ cảm giác được rất rõ ràng những sỉ nhục mà sự phản bội mang tới cho tôi. Là cái mùa hè năm tôi chín tuổi ấy, tôi đã rời nội tôi, cha tôi, tìm tới một người mẹ không thể mang lại cho tôi cảm giác an toàn, tôi không biết con đường từ nay về sau sẽ ra sao, tôi cứ luôn cảm thấy Thành Đô không phải là nhà của tôi—-lẽ nào tôi phải lưu lãng chân trời góc bể? —- giống như một đứa trẻ mồ côi.
Cái danh từ trẻ mồ coi này nhói lên trong đầu tôi, khiến cho tôi sợ điếng người. Tuy trước nay tôi vẫn hay bị gọi là trẻ mồ côi, thậm chí bản thân tôi cũng bắt đầu trở nên tê dại với cái danh từ này. Nhưng giờ đây, tôi thật tình không hy vọng mình là trẻ mồ côi. Không, tôi làm sao có thể mồ côi được cơ chứ? Ít ra tôi vẫn còn có bà ấy. Tuy bà ấy hoàn toàn không phải một người mẹ lý tưởng, nhưng tôi đã rõ ràng thực thụ chui ra từ bụng của bà ấy, chúng tôi là mẹ con, ai cũng không thay đổi điều này được.
Nghĩ đến đây, tôi lau nước mắt, bưng chiếc thau đầy tro lên, định mở cửa sổ đổ ra ngoài. Ngoài cửa lại nghe có tiếng gõ dồn dập.
Tôi chạy ra mở cửa, ngoài cửa không phải là mẹ, mà là A Nam.
Tay ông ấy cầm một tờ giấy mỏng màu vàng, là thứ vừa lúc nãy tôi gỡ xuống, lo lắng hỏi tôi: “Mã Trác, mẹ đâu?”
“Dạ không biết.” Tôi nói, “Sáng sớm bà ấy đã ra khỏi nhà, giờ này vẫn chưa về.”
“Hỏng bét rồi.” Sắc mặt A Nam nặng nề.
“Sao ạ?” Tôi cuống quít níu lấy tay của A Nam, “Bà ấy bị sao ạ?”
“Cháu ở nhà đợi chú, không được đi đâu hết.” Nói xong câu này, A Nam biến mất khỏi cửa. Tôi nghe tiếng nổ máy của xe gắn máy A Nam dưới lầu, trong lòng bỗng dưng trống rỗng.
Lúc ấy tôi chỉ có mỗi một ý nghĩ trong đầu, tôi không muốn bà ấy xảy ra chuyện, không muốn.
Nhưng cuối cùng thì bà ấy vẫn xảy ra chuyện, bà ấy cứ mãi không quay về nữa.
A Nam báo cảnh sát.
Mất cả gần ba ngày, không có bất cứ một tin tức gì liên quan đến bà ấy.
Ba ngày này, tôi và A Nam cùng nhau trải qua. Không có ai chăm lo cho tôi, A Nam cũng không thể bỏ tiệm không lo, thế là tôi ôm di ảnh của cha tôi mà mẹ đặt trong phòng của bà, ngồi trên xe gắn máy của A Nam, theo ông ấy về nhà.
Lúc tôi đi, Lam Đồ đứng ở trước cửa nhìn tôi. Mẹ nó bước tới kéo nó, nó cũng không chịu đi, nó bướng bỉnh bám chặt lấy song sắt chống trộm, nhìn tôi trân chối, tựa như muốn nói gì đó, lại tựa như cái gì cũng không muốn nói.
Sau chót nó bị mẹ nó nắm lấy bím tóc lôi vào trong nhà, từ trong vẳng ra tiếng khóc rất lớn cùng lúc với cửa nhà nó đóng sập lại.
Tôi không ngờ, lần ra đi ấy, tôi không bao giờ quay lại nữa.
Đêm đó ở nhà A Nam, tôi mãi không ngủ được. Tôi cứ cảm thấy mắt của cha tôi đang nhìn tôi trừng trừng trong bóng tối. Tôi chạy như bay xuống giường, đến bên bàn, úp mặt tấm hình ấy xuống bàn, tim vẫn không ngừng đập thình thịch.
Tôi rón rén xuống lầu, tay cầm một chiếc ly không, nhưng tôi không hề thật tình có ý định lấy nước. Từ cửa sổ trên lầu, tôi đã trông thấy đèn ở dưới nhà còn sáng, ánh đèn hắt lên mặt đất bên ngoài. Tôi muốn nói chuyện một chút với A Nam, hoặc là nhìn xem ông ấy đang làm gì, chỉ thế thôi.
Tôi lặng lẽ đẩy chiếc cửa nhỏ duy nhất ngăn hai gian phòng ra. Ông ấy đang cúi đầu nhìn một cuốn album, ông ấy đang xem rất tỉ mỉ, rất cố gắng, tôi trông thấy rất rõ ràng, hình trong đó đều là Lâm Quả Quả.
Tôi vừa tính bỏ chạy, ông ấy liền gọi tôi lại.
“Mã Trác.”
Tôi lùi ra sau vài bước, thò nửa khuôn mặt qua khung cửa nhìn ông.
“Cháu vào đây.” Ông ấy ngoắc tay, tôi không nhịn được mà tiến vào.
Ông đem cuốn album đã vô cùng cũ kỹ do bị lật coi quá nhiều lần đặt vào trong tay tôi. Tôi đón lấy nó, lật một trang, rồi lật cả đêm. Mãi đến hôm nay tôi mới biết, thì ra Lâm Quả Quả đã đi nhiều nơi như thế.
Có biển, có bãi cát, có nhà sàn, có núi tuyết. Những kiểu tóc biến ảo khác nhau của bà ấy, nhưng trên mặt vẫn mang một nụ cười giống nhau. Tôi nhìn ngây ngốc. Lần đầu tiên, tôi hơi hơi hâm mộ cuộc đời của bà ấy.
Bàn tay của tôi lướt qua những tấm hình đó, lại lật một trang, liền bất chợt trông thấy một bức hình khác —- bà ấy bị một người đàn ông rất già mũi to ôm trong lòng, cười duyên dáng y hệt như cái đêm bà ấy chạy ra ăn bữa “Hồng Môn Yến.”
Tôi nghĩ đến “người đàn ông Hồng Kông” trong truyền thuyết.
Là…… ông ta sao?
Tôi ngước đầu, dùng ánh mắt hỏi A Nam. Ông ấy liền nói: “Đây là người mẹ cháu yêu nhất. Vì ông ta, mẹ cháu đã phải trả giá rất nhiều.”
“Thế chú thì sao?” Tôi hỏi.
Ông ấy nghĩ một chút rồi trả lời tôi: “Chú là người yêu mẹ cháu nhất.”
Tôi nhìn ánh mắt kiên định của ông ấy, chỉ cảm thấy có chút không dám nói gì. Ông ấy vĩ đại như thế. Mãi đến rất nhiều năm sau này tôi mới biết, chỉ cần trong lòng có người thương, mới có thể vĩ đại như thế. Giây phút kia, tôi chỉ bị ánh mắt của ông làm cảm động.
Tôi rất mong mau chóng tìm được Lâm Quả Quả, tôi muốn gặng hỏi bà ấy, vì sao không gả cho A Nam? Vì sao cơ chứ?
Nhưng mà sang ngày thứ hai, Lâm Quả Quả vẫn không quay về.
Ba ngày sau, họ tìm được bà ấy ở một căn nhà hoang phía ngoại ô.
Lúc tôi gặp lại bà ấy, tôi căn bản là không cách nào tin được mắt mình.
Nguyên cả một khuôn mặt của bà ấy tím tái, trong đó một nửa bên mặt đều bị thương, chảy ra máu giống như màu rỉ sét; bà ấy nằm co quắp nơi đó; bà chỉ mang một chiếc giày, chiếc giày kỉa không biết tăm hơi; dây áo lót của bà ấy từ cổ áo bị mở rộng lộ ra ngoài, đầu tóc xổ ra thành một mớ; đôi mắt của bà ấy vẫn mở, nét mặt trông đờ dẫn và cứng nhắc. Trên mặt đất có một vũng máu lớn.
Bà ấy đã chết.
Thi thể của bà bạo lộ dưới ánh mặt trời thiêu đốt, thật ra sớm đã lạnh ngắt, chỉ còn những móng chân trên bàn chân trần bị lộ của bà ấy, mấy hôm trước mới được sơn màu đỏ, là còn một tia sức sống.
A Nam bước đến bên thi thể của bà ấy, ông vươn tay, đem bờ vai bị hở ra của bà ấy nhét lại vào trong áo, đồng thời dùng bàn tay run rẩy vuốt mắt cho bà. Ông nghẹn ngào không thành tiếng, tôi tiến lên, quỳ bên thi thể, khi ấy mới trông thấy bánh bao Thượng Hải trong tay của bà ấy. Mẹ đã không gạt tôi, mẹ thật sự đã đi mua bánh bao Thượng Hải, thế nhưng, vì sao mẹ lại có thể chết cơ chứ? Là ai đã gạt mẹ đến nơi đồng không mông quạnh này, rồi lại ra tay ác độc như thế với mẹ?
Tôi bò đến bên đầu mẹ, vùi đầu mình vào trong tóc của mẹ, ra sức hít hà, thơm lắm, thật đấy.
Tôi buông tiếng khóc nức nở.
A Nam ra sức lôi tôi lên, tôi lại nhào vào mẹ, ôm lấy mẹ không chịu buông tay. Tôi nghĩ đến nụ cười lần cuối cùng của mẹ với tôi, tôi đáng lẽ phải giãy ra khỏi giấc ngủ, gọi mẹ một tiếng “mẹ ơi,” đúng không? Giờ đây, mẹ sẽ mãi mãi không nghe được nữa rồi.
Tôi phải làm thế nào cho đúng?
Liên quan đến cái chết của mẹ, vĩnh viễn là một bí ẩn, sau này tôi đã từng nghe rất nhiều phiên bản, giết vì tình, vì thù, thậm chí tự sát. Nhưng đối với phiên bản nào tôi cũng không tin, mà cũng không có chút hứng thú. Tôi chỉ mãi mãi không quên được mẹ của ngày hôm đó, nét mặt chết đi không chút thể diện không chút thanh thản ấy, xấu xí và tồi tệ như thế, đó lại là con đường mẹ đã đi qua, là cuộc đời của mẹ.
Mẹ cứ thế mà hèn mọn, lẳng lặng, vô duyên vô cớ chết đi. Mẹ mang tiếng là một người mẹ, đến và đi trong cuộc đời của tôi, tuy chỉ là một cái chớp mắt ngắn ngủi, nhưng tôi biết, suốt đời này tôi sẽ không quên mẹ, cũng không cách nào quên được.
Mà tôi, đã bị chủ định phải làm một đứa trẻ không cha không mẹ, vĩnh viễn không ngừng hát khúc ca biệt ly, phiêu lãng trong cuộc đời này không nơi nương tựa, đơn chiếc một mình.
“Đi cái con mẹ mày!” Bà ấy chửi tục ầm ĩ, “Mày còn chờ mong ông ấy chết sớm để lấy thêm chút gia tài nữa là! Đòi tiền bà à, có bản lĩnh thì làm nổ tung Thành Đô đi!”
Nổ tung? Chẳng nhẽ họ tính dùng thuốc nổ sao? Đã xảy ra chuyện gì?
Tôi xuống giường, rón rén mở cửa hé ra một khe nhỏ, ngó ra ngoài, phát hiện bà ấy đã cúp máy, đang còn thở phì phò, cầm một chiếc ly thuỷ tinh ở bên cạnh lên, chất lỏng trong đấy không biết là rượu hay là nước, bị bà uống cạn tới đáy.
Điện thoại lúc này lại vang lên, chỉ kêu hai tiếng, rồi lại ngừng. Bà đập chiếc ly xuống bàn, tức giận giựt dây điện thoại ra.
Trong lòng tôi thấp thỏm, nhưng cũng không lo lắm. Dù sao tôi cũng đã tới Thành Đô được mấy tháng, đối với tính tình của bà, tôi đã hiểu được bảy phần (7/10). Những lúc thế này, chỉ cần để yên cho bà ấy nổi giận xong là được, biết đâu ngày mai bà ấy lại khá lên.
Nghĩ đến đây, tôi rón rén khép cửa lại, dán tai vào khe cửa, nghe ngóng động tĩnh của bà ấy.
Bà không ngủ, hình như đi qua đi lại trong phòng khách, không lâu sau, tôi nghe thấy bà ấy gọi điện thoại cho A Nam, bà dùng giọng điệu nhã nhặn đến gần như trịnh trọng nói: “Cái nơi mà anh nói, quê của anh á, khi nào thì chúng ta đi coi một chút?”
Tôi mỉm cười.
Bất kể là lý do gì khiến bà quyết định như vậy. Tôi tin A Nam nhất định rất vui.
Hôm sau, là cuối tuần, bà ấy dậy sớm lạ thường. Hoặc có lẽ bà ấy cả đêm chắc không ngủ, lúc tôi mơ màng mở mắt ra, phát hiện bà ấy đang khom người mỉm cười nhìn tôi.
“Mẹ đi mua thức ăn sáng, bỗng dưng mẹ thèm bánh bao Thượng Hải.” Bà ấy vuốt má của tôi một cái, nói: “Con ngủ thêm chút nữa, mẹ sẽ quay về liền.” Nói xong, bà xoay người đi ra khỏi phòng của tôi.
Tôi nhìn theo bóng lưng của bà: Tóc của bà đã được bà bới thành một kiểu dáng rất đẹp, mặc một chiếc áo mới tươm tất, so với mẹ của Lam Đồ, bà ấy quả thực là tiên nữ.
“Này!” Tôi gọi bà.
“Có gì thế?” Bà ngoái đầu, mắng tôi, “Đừng có suốt ngày này này nọ nọ, tôi là mẹ cô đấy.”
Tôi lắc đầu. Thú thật tôi vốn rất muốn nói chuyện với bà ấy, tôi muốn bảo bà ấy đừng đi quá xa, muốn kêu bà về sớm một chút, tôi muốn nói với bà ấy, tiền thì thật ra cũng không sao, muốn nói với bà ấy tôi rất tình nguyện theo bà cùng A Nam về cái thị xã nhỏ ở Giang Nam. Nhưng mà, mỗi khi bà ấy nhìn tôi, hỏi tôi “có chuyện gì,” tôi liền bỗng nói không nên lời, thật chán quá đi.
Bà ấy giúp tôi khép cửa lại rồi đi mất.
Có lẽ lúc ấy còn quá sớm, tôi rất nhanh đã ngủ lại, chìm vào một giấc mơ rất nặng nề. Tôi dường như mơ thấy cha tôi, cũng mơ thấy nội tôi, họ đứng trên một ngọn núi cao chót vót, tôi kêu gào tên họ, nhưng họ mặc kệ tôi, họ đứng trên núi xoay mình, đi càng xa, tôi cứ bước tới một nơi không nhìn thấy được.
Tôi vẫn kêu gào mặc kệ hết thảy, mãi cho tới khi tôi cũng không nghe được tiếng của mình nữa.
Không biết qua bao lâu, tôi mới tỉnh giấc. Cả người bủn rủn, mồ hôi ướt rịn.
Tôi bò dậy trên giường, mở máy lạnh lên. Tôi nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường, đã mười giờ rồi, bà ấy còn chưa quay về. Tôi vào buồng tắm dùng nước lạnh vỗ vỗ lên mặt, ra ngoài ban công, nhìn xuống dưới. Ánh nắng chói chang, đâu đâu cũng choáng mắt, con đường lớn của tiểu khu vắng tanh. Tôi đứng thất thần ngoài ban công một hồi lâu, ngửi thấy mùi cá hấp chua ngọt từ bếp nhà Lam Đồ thoảng qua, bỗng dưng cảm thấy mình cũng đói bụng rồi.
Nhưng mà bà ấy rốt cuộc đã đi đâu cơ chứ?
Tôi chợt nghĩ tới việc chạy ra ngoài cửa nhìn một cái. Tôi đẩy cửa nhà mình bước ra, trên đầu có một tấm giấy phất phơ, trên mặt giấy viết: Con đĩ trả tiền!
Khi ấy tôi còn chưa biết ý nghĩa của chữ “đĩ,” càng không hiểu ý nghĩa trong đó. Nhưng tôi biết, những lời lẽ này tuyệt đối không phải là tốt lành gì. Tôi vo miếng giấy đó thành một cục.
Ra tới bên ngoài, ngó mặt ngoài của cánh cửa, trời ơi, trên ấy viết đầy những biểu ngữ:
Những chữ “trả tiền” to tướng màu đỏ loá mặt kinh người, viết trên nền giấy màu vàng, dán ở khắp nơi. Cửa đàng sau lưng của tôi kẽo kẹt mở ra, một đôi mắt to đang lén lút nhìn tôi, là Lam Đồ.
Tôi kiên quyết ngoảnh đầu đi. Sau lưng vang lên tiếng của Lam Đồ: “Lâm Quả Quả là một con điếm!”
Cửa lại kẽo kẹt đóng chặt, tôi thật muốn đạp tung cánh cửa ấy ra, đè nó xuống đất hung hăng đập cho một trận. Để cho đầu của nó u lên mười cục hai mươi cục u to tướng!
Tôi nhảy lên gắng sức gỡ hết giấy dán trên cửa nhà tôi xuống, giẫm dưới chân, tôi chạy vào trong nhà kéo một chiếc ghế ra, gỡ từng tấm từng tấm giấy dán trên tường nhà tôi xuống xé nát. Tôi làm một hồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, sau cùng, tôi đem tất cả vào lại trong nhà, vứt vào một chiếc chậu sứ, mở bếp gas lên, dùng lửa đốt hết thảy những mẩu giấy.
Tôi vừa đốt vừa khóc, tôi lại nhớ đến nội.
Tôi của khi ấy, không biết ý nghĩa thực thụ của “phản bội,” chỉ cảm giác được rất rõ ràng những sỉ nhục mà sự phản bội mang tới cho tôi. Là cái mùa hè năm tôi chín tuổi ấy, tôi đã rời nội tôi, cha tôi, tìm tới một người mẹ không thể mang lại cho tôi cảm giác an toàn, tôi không biết con đường từ nay về sau sẽ ra sao, tôi cứ luôn cảm thấy Thành Đô không phải là nhà của tôi—-lẽ nào tôi phải lưu lãng chân trời góc bể? —- giống như một đứa trẻ mồ côi.
Cái danh từ trẻ mồ coi này nhói lên trong đầu tôi, khiến cho tôi sợ điếng người. Tuy trước nay tôi vẫn hay bị gọi là trẻ mồ côi, thậm chí bản thân tôi cũng bắt đầu trở nên tê dại với cái danh từ này. Nhưng giờ đây, tôi thật tình không hy vọng mình là trẻ mồ côi. Không, tôi làm sao có thể mồ côi được cơ chứ? Ít ra tôi vẫn còn có bà ấy. Tuy bà ấy hoàn toàn không phải một người mẹ lý tưởng, nhưng tôi đã rõ ràng thực thụ chui ra từ bụng của bà ấy, chúng tôi là mẹ con, ai cũng không thay đổi điều này được.
Nghĩ đến đây, tôi lau nước mắt, bưng chiếc thau đầy tro lên, định mở cửa sổ đổ ra ngoài. Ngoài cửa lại nghe có tiếng gõ dồn dập.
Tôi chạy ra mở cửa, ngoài cửa không phải là mẹ, mà là A Nam.
Tay ông ấy cầm một tờ giấy mỏng màu vàng, là thứ vừa lúc nãy tôi gỡ xuống, lo lắng hỏi tôi: “Mã Trác, mẹ đâu?”
“Dạ không biết.” Tôi nói, “Sáng sớm bà ấy đã ra khỏi nhà, giờ này vẫn chưa về.”
“Hỏng bét rồi.” Sắc mặt A Nam nặng nề.
“Sao ạ?” Tôi cuống quít níu lấy tay của A Nam, “Bà ấy bị sao ạ?”
“Cháu ở nhà đợi chú, không được đi đâu hết.” Nói xong câu này, A Nam biến mất khỏi cửa. Tôi nghe tiếng nổ máy của xe gắn máy A Nam dưới lầu, trong lòng bỗng dưng trống rỗng.
Lúc ấy tôi chỉ có mỗi một ý nghĩ trong đầu, tôi không muốn bà ấy xảy ra chuyện, không muốn.
Nhưng cuối cùng thì bà ấy vẫn xảy ra chuyện, bà ấy cứ mãi không quay về nữa.
A Nam báo cảnh sát.
Mất cả gần ba ngày, không có bất cứ một tin tức gì liên quan đến bà ấy.
Ba ngày này, tôi và A Nam cùng nhau trải qua. Không có ai chăm lo cho tôi, A Nam cũng không thể bỏ tiệm không lo, thế là tôi ôm di ảnh của cha tôi mà mẹ đặt trong phòng của bà, ngồi trên xe gắn máy của A Nam, theo ông ấy về nhà.
Lúc tôi đi, Lam Đồ đứng ở trước cửa nhìn tôi. Mẹ nó bước tới kéo nó, nó cũng không chịu đi, nó bướng bỉnh bám chặt lấy song sắt chống trộm, nhìn tôi trân chối, tựa như muốn nói gì đó, lại tựa như cái gì cũng không muốn nói.
Sau chót nó bị mẹ nó nắm lấy bím tóc lôi vào trong nhà, từ trong vẳng ra tiếng khóc rất lớn cùng lúc với cửa nhà nó đóng sập lại.
Tôi không ngờ, lần ra đi ấy, tôi không bao giờ quay lại nữa.
Đêm đó ở nhà A Nam, tôi mãi không ngủ được. Tôi cứ cảm thấy mắt của cha tôi đang nhìn tôi trừng trừng trong bóng tối. Tôi chạy như bay xuống giường, đến bên bàn, úp mặt tấm hình ấy xuống bàn, tim vẫn không ngừng đập thình thịch.
Tôi rón rén xuống lầu, tay cầm một chiếc ly không, nhưng tôi không hề thật tình có ý định lấy nước. Từ cửa sổ trên lầu, tôi đã trông thấy đèn ở dưới nhà còn sáng, ánh đèn hắt lên mặt đất bên ngoài. Tôi muốn nói chuyện một chút với A Nam, hoặc là nhìn xem ông ấy đang làm gì, chỉ thế thôi.
Tôi lặng lẽ đẩy chiếc cửa nhỏ duy nhất ngăn hai gian phòng ra. Ông ấy đang cúi đầu nhìn một cuốn album, ông ấy đang xem rất tỉ mỉ, rất cố gắng, tôi trông thấy rất rõ ràng, hình trong đó đều là Lâm Quả Quả.
Tôi vừa tính bỏ chạy, ông ấy liền gọi tôi lại.
“Mã Trác.”
Tôi lùi ra sau vài bước, thò nửa khuôn mặt qua khung cửa nhìn ông.
“Cháu vào đây.” Ông ấy ngoắc tay, tôi không nhịn được mà tiến vào.
Ông đem cuốn album đã vô cùng cũ kỹ do bị lật coi quá nhiều lần đặt vào trong tay tôi. Tôi đón lấy nó, lật một trang, rồi lật cả đêm. Mãi đến hôm nay tôi mới biết, thì ra Lâm Quả Quả đã đi nhiều nơi như thế.
Có biển, có bãi cát, có nhà sàn, có núi tuyết. Những kiểu tóc biến ảo khác nhau của bà ấy, nhưng trên mặt vẫn mang một nụ cười giống nhau. Tôi nhìn ngây ngốc. Lần đầu tiên, tôi hơi hơi hâm mộ cuộc đời của bà ấy.
Bàn tay của tôi lướt qua những tấm hình đó, lại lật một trang, liền bất chợt trông thấy một bức hình khác —- bà ấy bị một người đàn ông rất già mũi to ôm trong lòng, cười duyên dáng y hệt như cái đêm bà ấy chạy ra ăn bữa “Hồng Môn Yến.”
Tôi nghĩ đến “người đàn ông Hồng Kông” trong truyền thuyết.
Là…… ông ta sao?
Tôi ngước đầu, dùng ánh mắt hỏi A Nam. Ông ấy liền nói: “Đây là người mẹ cháu yêu nhất. Vì ông ta, mẹ cháu đã phải trả giá rất nhiều.”
“Thế chú thì sao?” Tôi hỏi.
Ông ấy nghĩ một chút rồi trả lời tôi: “Chú là người yêu mẹ cháu nhất.”
Tôi nhìn ánh mắt kiên định của ông ấy, chỉ cảm thấy có chút không dám nói gì. Ông ấy vĩ đại như thế. Mãi đến rất nhiều năm sau này tôi mới biết, chỉ cần trong lòng có người thương, mới có thể vĩ đại như thế. Giây phút kia, tôi chỉ bị ánh mắt của ông làm cảm động.
Tôi rất mong mau chóng tìm được Lâm Quả Quả, tôi muốn gặng hỏi bà ấy, vì sao không gả cho A Nam? Vì sao cơ chứ?
Nhưng mà sang ngày thứ hai, Lâm Quả Quả vẫn không quay về.
Ba ngày sau, họ tìm được bà ấy ở một căn nhà hoang phía ngoại ô.
Lúc tôi gặp lại bà ấy, tôi căn bản là không cách nào tin được mắt mình.
Nguyên cả một khuôn mặt của bà ấy tím tái, trong đó một nửa bên mặt đều bị thương, chảy ra máu giống như màu rỉ sét; bà ấy nằm co quắp nơi đó; bà chỉ mang một chiếc giày, chiếc giày kỉa không biết tăm hơi; dây áo lót của bà ấy từ cổ áo bị mở rộng lộ ra ngoài, đầu tóc xổ ra thành một mớ; đôi mắt của bà ấy vẫn mở, nét mặt trông đờ dẫn và cứng nhắc. Trên mặt đất có một vũng máu lớn.
Bà ấy đã chết.
Thi thể của bà bạo lộ dưới ánh mặt trời thiêu đốt, thật ra sớm đã lạnh ngắt, chỉ còn những móng chân trên bàn chân trần bị lộ của bà ấy, mấy hôm trước mới được sơn màu đỏ, là còn một tia sức sống.
A Nam bước đến bên thi thể của bà ấy, ông vươn tay, đem bờ vai bị hở ra của bà ấy nhét lại vào trong áo, đồng thời dùng bàn tay run rẩy vuốt mắt cho bà. Ông nghẹn ngào không thành tiếng, tôi tiến lên, quỳ bên thi thể, khi ấy mới trông thấy bánh bao Thượng Hải trong tay của bà ấy. Mẹ đã không gạt tôi, mẹ thật sự đã đi mua bánh bao Thượng Hải, thế nhưng, vì sao mẹ lại có thể chết cơ chứ? Là ai đã gạt mẹ đến nơi đồng không mông quạnh này, rồi lại ra tay ác độc như thế với mẹ?
Tôi bò đến bên đầu mẹ, vùi đầu mình vào trong tóc của mẹ, ra sức hít hà, thơm lắm, thật đấy.
Tôi buông tiếng khóc nức nở.
A Nam ra sức lôi tôi lên, tôi lại nhào vào mẹ, ôm lấy mẹ không chịu buông tay. Tôi nghĩ đến nụ cười lần cuối cùng của mẹ với tôi, tôi đáng lẽ phải giãy ra khỏi giấc ngủ, gọi mẹ một tiếng “mẹ ơi,” đúng không? Giờ đây, mẹ sẽ mãi mãi không nghe được nữa rồi.
Tôi phải làm thế nào cho đúng?
Liên quan đến cái chết của mẹ, vĩnh viễn là một bí ẩn, sau này tôi đã từng nghe rất nhiều phiên bản, giết vì tình, vì thù, thậm chí tự sát. Nhưng đối với phiên bản nào tôi cũng không tin, mà cũng không có chút hứng thú. Tôi chỉ mãi mãi không quên được mẹ của ngày hôm đó, nét mặt chết đi không chút thể diện không chút thanh thản ấy, xấu xí và tồi tệ như thế, đó lại là con đường mẹ đã đi qua, là cuộc đời của mẹ.
Mẹ cứ thế mà hèn mọn, lẳng lặng, vô duyên vô cớ chết đi. Mẹ mang tiếng là một người mẹ, đến và đi trong cuộc đời của tôi, tuy chỉ là một cái chớp mắt ngắn ngủi, nhưng tôi biết, suốt đời này tôi sẽ không quên mẹ, cũng không cách nào quên được.
Mà tôi, đã bị chủ định phải làm một đứa trẻ không cha không mẹ, vĩnh viễn không ngừng hát khúc ca biệt ly, phiêu lãng trong cuộc đời này không nơi nương tựa, đơn chiếc một mình.
Tác giả :
Nhiêu Tuyết Mạn