Khu Vườn Giữa Hai Khung Cửa Sổ - Ngày Tháng Kỷ Niệm Của Chúng Ta
Chương 11: Ngổn ngang
Chưa bao giờ trong đời Tú cảm thấy bị xúc phạm đến thế.
Hồi đó đi học, có những lần bị bạn bè trêu chọc là “con nhỏ tự kỷ”, hay những lần bị chọc vì mồ côi cha, nhưng lần này bố mẹ của Nhi còn quá đáng hơn thế. Cả buổi ăn tối xảy ra như chuyện chỉ có trong phim. Những lời nói của bố mẹ Nhi làm Tú cảm thấy mình thật vô dụng.
Nhưng Tú cũng không thể phủ nhận rằng bố mẹ Nhi nói đúng. Tú không xứng đáng quen con gái của họ.
Ngồi trên xe taxi mà lâu lâu nước mắt lại rơi. Lấy tay lau một bên thì bên kia lại tuôn ra. Nhìn trời mưa bên ngoài mà lòng buồn lại càng buồn hơn.
Đã sắp đến lễ Giáng Sinh. Đâu đâu cũng thấy trang trí chuẩn bị cho ngày lễ. Ngay cả bác tài xế taxi cũng mở nhạc giáng sinh lên để nghe. Người người cũng không ngại mưa gió mà vẫn ra đường vui chơi. Tú nhìn thấy một bà mẹ với ba đứa con, người mẹ thì quá bận bịu nói chuyện trên điện thoại để chú ý đến những đứa con đang khóc của bà. Tú thấy một cặp đôi đã già, tay choàng tay nhau mà đi dưới mưa, người đàn ông che dù cho người phụ nữ mặc cho phần vai bên trái của mình đã ướt hết. Tú thấy một nhóm học sinh tụ lại trước một cửa hàng có trang trí hình ông già Noel để chụp hình. Tú thấy một cậu bạn đi bộ một mình với đầu cúi xuống, thỉnh thoảng lại nhìn vào điện thoại như đang chờ một cuộc gọi nào đó.
Tú thấy rất nhiều người, và mỗi người họ đều làm những việc khác nhau, đều có cuộc sống khác nhau. Nếu như nhìn vào khía cạnh của Tú, thì họ chỉ là những nhân vật phụ trong câu chuyện của Tú. Họ sẽ chỉ xuất hiện một lần, có duyên lắm thì may ra còn được gặp lại và có thể sẽ trở thành những người quan trọng trong cuộc đời của nhân vật chính. Cũng như trong cuộc sống của từng người họ, Tú chỉ là nhân vật phụ, chỉ là diễn viên quần chúng. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi cuộc sống. Cuối cùng thì nhân vật chính cũng phải tự lo cho bản thân, tự viết tiếp câu chuyện của mình.
Trời mưa thật làm người khác thích suy nghĩ vẩn vơ.
Bác tài xế lên tiếng hỏi Tú muốn dừng ở chỗ nào. Tú xin bác dừng trước cổng công ty. Nhìn qua nhìn lại mới nhớ rằng điện thoại còn nằm trong ba lô trên xe bố mẹ Nhi mất rồi. Tú đành mượn điện thoại bác tài xế và gọi điện cho anh hai.
“Dạ cảm ơn bác.” Tú nói, rồi trả điện thoại lại cho bác tài xế.
“Không có gì.” Bác nói, rồi mở to bài nhạc giáng sinh đang bật.
Last Christmas I gave you my heart...
Nghe được chừng nửa bài thì có tiếng gõ cửa kính. Tú nhìn sang thì thấy anh hai đang đứng cạnh. Tú cuối xuống lấy đôi guốc rồi mở cửa bước xuống xe. Anh hai nhướng mày nhìn Tú, bất ngờ khi thấy Tú ăn mặc như thế này. Nhìn vào số trên máy tính cước tiền thấy 41 ngàn, anh hai đưa bác chẵn 50 ngàn rồi nói lời cảm ơn. Khi xe lăn bánh đi, anh hai quay sang nhìn Tú mà Tú chẳng dám đưa mắt lên nhìn lại.
Hai anh em đi lại bậc thang trước công ty đứng trú mưa, rồi anh hai cũng mở miệng hỏi. “Chuyện này là như thế nào?” “Dài dòng lắm.” Tú nói.
“Sao hôm nay ăn mặc kì vậy?” Anh hai nhìn từ trên xuống dưới, nhăn mặt. “Mặc đầm, không đi giày, lại cầm theo đôi guốc. Ai nhập em tôi vậy?”
Tú thở dài, nhưng không nói gì thêm ngoài ba từ, “Mình về đi.”
Trời đã tạnh mưa. Anh hai lấy xe từ tầng hầm lên. Lục cốp xe đưa cho Tú cái nón bảo hiểm, cái áo khoác của mình và cái khẩu trang. “Nè, mặc vô. Cũng may là có đem theo áo khoác.” Anh hai lấy đôi guốc bỏ vào cốp, rồi cởi đôi vớ đang mang trong người ra và cúi xuống mang vô cho Tú. “Không giày thì mang vớ vô, để lạnh chân.”
Anh hai hơn Tú đến 7 tuổi. Hồi nhỏ thì hay chơi chung, nhưng càng lớn, khoảng cách tuổi tác làm rào cản rất lớn giữa hai anh em. Lúc Tú 13 thì anh hai đã bước vào tuổi 20. 13 tuổi với 20 tuổi không có một điểm chung nào cả. Nhiều khi muốn nói chuyện nhưng không biết mở lời như thế nào. Có thể vì Tú xem anh hai như người cha thứ hai của mình. Nhiều khi có những bí mật không thể nói ra, không thể tâm sự với ai.
Trên đường chạy về, anh hai cũng không hỏi Tú thêm về điều gì nữa. Có lẽ anh hai biết nếu Tú không mở lời, thì có hỏi cũng vậy.
Nhưng một hồi thì Tú quyết định hôm nay xem anh hai như một người bạn.
“Hôm nay ba mẹ Nhi mời em đi ăn.” Tú lên tiếng. Anh hai không trả lời, nhưng Tú biết anh đang lắng nghe.
“Có vẻ họ không thích em.” Tú buồn bã nói. “Em đã cố gắng lắm. Lần đầu họ mời em đi ăn, họ kêu em ăn mặc như họ muốn em cũng làm theo, vì em nể mặt họ, vì em muốn tạo ấn tượng tốt, nhưng mà có vẻ làm gì cũng không vừa lòng người ta.”
“Em thích con bé đó à, Tú?”
Tú không trả lời câu hỏi của anh hai, nhưng Tú nói, “Chắc xong rồi.”
“Xong rồi là sao? Hai đứa đang quen nhau hả?”
Tú chưa kịp lên tiếng thì anh hai tiếp tục. “Thôi được rồi, biết câu trả lời rồi. Dù sao cũng nghi bữa giờ.”
“Anh hai có giận em không?” Tú hỏi nhỏ.
“Mắc gì giận?”
“Vì em không phải là một đứa em gái bình thường như người ta.”
Anh hai suy nghĩ một hồi, rồi nói, “Tuy là hồi đó lúc mẹ sinh em thì có ghét lắm, vì đang làm con một bảy năm trời tự nhiên ở đâu có thêm một đứa nữa. Cái gì cũng phải chia cho nó. Nhưng sống chung riết cũng quen, cũng thấy có đứa em này thật ra cũng vui. Có người cho mình chơi đánh kiếm chung, có người cho mình bắt nạt, có người cho mình...bảo vệ.”
Tú ngồi đằng sau ôm chặt anh hai.
“Vậy hai đứa tính sao?”
“Xong rồi. Họ bảo em không xứng làm bạn với Nhi, nên em nói với Nhi em cần thời gian suy nghĩ.”
“Từ bỏ chỉ vì lời nói của hai người lớn hả? Em của anh chịu nghe lời vậy sao?”
“Vì em cũng cảm thấy mình không xứng đáng với bạn ấy.” Tú thừa nhận. Đột nhiên anh hai dừng xe lại, rồi quay qua nhìn Tú. “Nghe nè, nhóc. Đừng bao giờ hạ thấp bản thân mình, nghe chưa? Người ta nói gì thì nói, nhưng tuyệt đối không được tự hạ thấp bản thân mình. Chỉ có mình mới biết mình mạnh mẽ như thế nào. Nếu như mình cũng không xem chính mình ra gì, tự hạ thấp bản thân mình, thì làm sao biết sau này mình có thể làm được những điều gì tuyệt vời?”
“Nói hay lắm, ba à.”
Anh hai lắc đầu rồi cho xe đi tiếp.
“Anh hai không đáng sợ như em nghĩ, nên mai mốt có chuyện, cứ thoải mái tâm sự với anh hai đi nghe chưa. Tuy rằng anh là người dị tính, không thể hiểu hết nỗi khổ của em, nhưng anh có thể chia sẻ được phần nào. Vì tình yêu cuối cùng vẫn là tình yêu thôi. Như thế nào cũng sẽ trải qua những giai đoạn giống nhau.”
“Sao hôm nay anh tâm lý vậy.” Tú nói.
“Có bao giờ chịu tâm sự với anh đâu mà biết anh có tâm lý hay không?” Anh hai trách.
“Em biết rồi.” Tú nói lí nhí.
Xe đang chạy thì anh hai có điện thoại. Tấp vào lề dường để nghe thì thấy mẹ đang gọi tới. Tú chợt nhớ chưa báo với mẹ về việc đi ăn sau giờ học. Chắc nãy giờ mẹ gọi mà điện thoại đang ở bên Nhi rồi, không ai bắt máy.
“Chết em rồi. Em chưa nói gì với mẹ hết.” Tú gục mặt vào lưng anh hai.
“Để anh hai lo.” Anh hai trấn an rồi bắt điện thoại. Tú có thể nghe giọng mẹ la. Anh hai cố gắng nói cho mẹ biết Tú đang ở với mình, và điện thoại của Tú đã hết pin, nhưng mẹ vẫn còn giận. Tú nghĩ ngày hôm nay không có thể tệ hơn được nữa.
Anh hai cúp điện thoại. Hai anh em đều thở dài.
“Em tiêu rồi phải không?” Tú hỏi.
“Anh cố hết sức rồi đó nhóc. Việc còn lại có thể làm là chúc em may mắn thôi.”
***
Vừa về đến nhà, mở cửa ra đã thấy mẹ đứng đó đợi. Anh hai vỗ lưng mấy cái, như nói là cố lên, rồi đi vào nhà. Nhìn mẹ đứng khoanh tay, trông rất giận, nhưng Tú cũng thấy có chút lo lắng trên nét mặt của mẹ. Mẹ định la Tú, nhưng cuối cùng không làm vậy mà tiến tới ôm Tú vào lòng.
“Con có biết mẹ lo lắm không?” Mẹ Tú nói. “Mẹ không thể gọi con, không thể gọi Nhi. Không thể gọi được đứa nào cả!”
“Con xin lỗi...” Tú ôm mẹ. “Sau này không có nữa.”
Mẹ đẩy ra rồi nhìn Tú, mày chau lại.
“Còn dám có lần sau hả?”
Tú cười. Thì ra ngày hôm nay cũng không tệ lắm. Ít ra mẹ cũng không la mắng nhiều. Mẹ cũng không hỏi vì sao lại ăn mặc khác thường ngày như vậy. Mẹ vào bếp làm nóng thức ăn lên để ăn nhưng Tú xin phép lên phòng. Tú bước lên cầu thang thì gặp anh hai đang đi xuống, anh hai hỏi Tú sao không ăn cơm thì Tú bảo cảm thấy hơi mệt. Anh hai gật đầu rồi tiếp tục đi, nhưng khi Tú gần lên hết bậc thang thì anh hai gọi.
“Tú nè,“ Anh hai nói, “Đừng để những lời nói của người lớn làm lý do để em phải bỏ cuộc, nghe chưa?”
Tú gật đầu, rồi lẳng lặng đi về phòng.
***
8 giờ 45 phút tối:
Tú cẩn thận cởi bỏ bộ đầm và xếp lại ngăn nắp. Tú để nó lên bàn học, với cả đôi guốc, dặn dò mình phải nhớ trả lại.
9 giờ 30 phút tối:
Nhi vẫn chưa về. Tú cần lấy lại điện thoại và ba lô.
10 giờ 12 phút tối:
Không thấy xe đậu ở nhà bên. Không thấy đèn trong phòng Nhi. Tú rất cần điện thoại của mình.
10 giờ 45 phút tối:
Tú nghe tiếng xe, vội chạy ra ban công xem xét tình hình. Vì không muốn ai thấy mình nên Tú đứng sau tấm rèm cửa. Máy xe tắt, Tú thấy bố mẹ Nhi bước ra khỏi xe. Vài giây sau thì Nhi cũng theo họ. Không thể thấy được nét mặt của Nhi như thế nào, nhưng nhìn thấy Nhi cũng đủ làm cho Tú thấy buồn. Nhi không bước vào nhà cùng với bố mẹ, mà lại bước đến khu vườn. Tú vội chạy đi tắt đèn, rồi lại đứng nấp sau tấm rèm để Nhi không thấy mình. Nhi ngồi im dưới gốc cây, lâu lâu Tú lại thấy Nhi đưa tay lên mặt, mà một hồi sau Tú mới biết là thì ra Nhi lau nước mắt.
Tú cảm thấy đau lòng đến mức đành phải rút lui về giường ngủ. Cuối cùng chính mình cũng khóc đến khi thiếp đi.
Ngày tiếp theo Tú nghỉ học ở nhà.
Tú cảm thấy khá mệt mỏi, mắt lại sưng lên vì tối qua, nên mẹ đồng ý cho phép Tú ở nhà.
“Sao mà mặt mày sưng hết vậy nè.” Mẹ Tú nói khi vào phòng Tú lúc buổi sáng. “Nằm nghỉ đi, để mẹ đi nấu cháo.”
Tú lấy cơ hội này để ngủ cho quên đi nỗi buồn.
Ngày thứ Sáu, Sài Gòn có bão lớn.
Tú tỉnh dậy cảm thấy lạnh run, và phát hiện rằng mình chưa đóng cửa ban công. Tiến lại đóng cửa thì thấy gió rất mạnh; khu vườn phía dưới, lá cây, nhánh cây cũng bay tứ tung. Tú nhìn sang ban công đối diện thì cửa đóng và đèn tắt, Tú thở phào an tâm. Nhi sẽ không bị lạnh.
Ngày hôm đó trường học đóng cửa. Thông báo được thầy cô gọi đến từng nhà học sinh. Ngay cả anh hai cũng được nghỉ làm. Tú ngồi xem thời sự buổi sáng mà thấy đường phố đã ngập, cây đổ tứ tung.
Nếu như thường lệ giờ này Tú đã rủ Nhi qua bên mình chơi, hoặc là đã sang nhà Nhi.
Nhưng bây giờ thì không thể và cái cảm giác đó nó rất tệ.
Tú không biết vì sao mình lại cứng đầu đến thế. Nhà Nhi chỉ ở bên cạnh, Tú có thể chạy qua ngay tức khắc và hàn gắn mọi chuyện. Cũng có nhiều lần Tú đã muốn làm như thế, nhưng lần nào cũng có một giọng nói nhỏ trong đầu bảo Tú đừng làm vậy. Cậu không xứng với bạn ấy. Bạn ấy nên đi cùng ai đó tốt hơn. Ba mẹ bạn ấy đã nói thế!
Thế nên vào tối thứ Sáu, Tú tự trách mình cho đến khi thiếp đi.
-Hết chap.11-
Hồi đó đi học, có những lần bị bạn bè trêu chọc là “con nhỏ tự kỷ”, hay những lần bị chọc vì mồ côi cha, nhưng lần này bố mẹ của Nhi còn quá đáng hơn thế. Cả buổi ăn tối xảy ra như chuyện chỉ có trong phim. Những lời nói của bố mẹ Nhi làm Tú cảm thấy mình thật vô dụng.
Nhưng Tú cũng không thể phủ nhận rằng bố mẹ Nhi nói đúng. Tú không xứng đáng quen con gái của họ.
Ngồi trên xe taxi mà lâu lâu nước mắt lại rơi. Lấy tay lau một bên thì bên kia lại tuôn ra. Nhìn trời mưa bên ngoài mà lòng buồn lại càng buồn hơn.
Đã sắp đến lễ Giáng Sinh. Đâu đâu cũng thấy trang trí chuẩn bị cho ngày lễ. Ngay cả bác tài xế taxi cũng mở nhạc giáng sinh lên để nghe. Người người cũng không ngại mưa gió mà vẫn ra đường vui chơi. Tú nhìn thấy một bà mẹ với ba đứa con, người mẹ thì quá bận bịu nói chuyện trên điện thoại để chú ý đến những đứa con đang khóc của bà. Tú thấy một cặp đôi đã già, tay choàng tay nhau mà đi dưới mưa, người đàn ông che dù cho người phụ nữ mặc cho phần vai bên trái của mình đã ướt hết. Tú thấy một nhóm học sinh tụ lại trước một cửa hàng có trang trí hình ông già Noel để chụp hình. Tú thấy một cậu bạn đi bộ một mình với đầu cúi xuống, thỉnh thoảng lại nhìn vào điện thoại như đang chờ một cuộc gọi nào đó.
Tú thấy rất nhiều người, và mỗi người họ đều làm những việc khác nhau, đều có cuộc sống khác nhau. Nếu như nhìn vào khía cạnh của Tú, thì họ chỉ là những nhân vật phụ trong câu chuyện của Tú. Họ sẽ chỉ xuất hiện một lần, có duyên lắm thì may ra còn được gặp lại và có thể sẽ trở thành những người quan trọng trong cuộc đời của nhân vật chính. Cũng như trong cuộc sống của từng người họ, Tú chỉ là nhân vật phụ, chỉ là diễn viên quần chúng. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi cuộc sống. Cuối cùng thì nhân vật chính cũng phải tự lo cho bản thân, tự viết tiếp câu chuyện của mình.
Trời mưa thật làm người khác thích suy nghĩ vẩn vơ.
Bác tài xế lên tiếng hỏi Tú muốn dừng ở chỗ nào. Tú xin bác dừng trước cổng công ty. Nhìn qua nhìn lại mới nhớ rằng điện thoại còn nằm trong ba lô trên xe bố mẹ Nhi mất rồi. Tú đành mượn điện thoại bác tài xế và gọi điện cho anh hai.
“Dạ cảm ơn bác.” Tú nói, rồi trả điện thoại lại cho bác tài xế.
“Không có gì.” Bác nói, rồi mở to bài nhạc giáng sinh đang bật.
Last Christmas I gave you my heart...
Nghe được chừng nửa bài thì có tiếng gõ cửa kính. Tú nhìn sang thì thấy anh hai đang đứng cạnh. Tú cuối xuống lấy đôi guốc rồi mở cửa bước xuống xe. Anh hai nhướng mày nhìn Tú, bất ngờ khi thấy Tú ăn mặc như thế này. Nhìn vào số trên máy tính cước tiền thấy 41 ngàn, anh hai đưa bác chẵn 50 ngàn rồi nói lời cảm ơn. Khi xe lăn bánh đi, anh hai quay sang nhìn Tú mà Tú chẳng dám đưa mắt lên nhìn lại.
Hai anh em đi lại bậc thang trước công ty đứng trú mưa, rồi anh hai cũng mở miệng hỏi. “Chuyện này là như thế nào?” “Dài dòng lắm.” Tú nói.
“Sao hôm nay ăn mặc kì vậy?” Anh hai nhìn từ trên xuống dưới, nhăn mặt. “Mặc đầm, không đi giày, lại cầm theo đôi guốc. Ai nhập em tôi vậy?”
Tú thở dài, nhưng không nói gì thêm ngoài ba từ, “Mình về đi.”
Trời đã tạnh mưa. Anh hai lấy xe từ tầng hầm lên. Lục cốp xe đưa cho Tú cái nón bảo hiểm, cái áo khoác của mình và cái khẩu trang. “Nè, mặc vô. Cũng may là có đem theo áo khoác.” Anh hai lấy đôi guốc bỏ vào cốp, rồi cởi đôi vớ đang mang trong người ra và cúi xuống mang vô cho Tú. “Không giày thì mang vớ vô, để lạnh chân.”
Anh hai hơn Tú đến 7 tuổi. Hồi nhỏ thì hay chơi chung, nhưng càng lớn, khoảng cách tuổi tác làm rào cản rất lớn giữa hai anh em. Lúc Tú 13 thì anh hai đã bước vào tuổi 20. 13 tuổi với 20 tuổi không có một điểm chung nào cả. Nhiều khi muốn nói chuyện nhưng không biết mở lời như thế nào. Có thể vì Tú xem anh hai như người cha thứ hai của mình. Nhiều khi có những bí mật không thể nói ra, không thể tâm sự với ai.
Trên đường chạy về, anh hai cũng không hỏi Tú thêm về điều gì nữa. Có lẽ anh hai biết nếu Tú không mở lời, thì có hỏi cũng vậy.
Nhưng một hồi thì Tú quyết định hôm nay xem anh hai như một người bạn.
“Hôm nay ba mẹ Nhi mời em đi ăn.” Tú lên tiếng. Anh hai không trả lời, nhưng Tú biết anh đang lắng nghe.
“Có vẻ họ không thích em.” Tú buồn bã nói. “Em đã cố gắng lắm. Lần đầu họ mời em đi ăn, họ kêu em ăn mặc như họ muốn em cũng làm theo, vì em nể mặt họ, vì em muốn tạo ấn tượng tốt, nhưng mà có vẻ làm gì cũng không vừa lòng người ta.”
“Em thích con bé đó à, Tú?”
Tú không trả lời câu hỏi của anh hai, nhưng Tú nói, “Chắc xong rồi.”
“Xong rồi là sao? Hai đứa đang quen nhau hả?”
Tú chưa kịp lên tiếng thì anh hai tiếp tục. “Thôi được rồi, biết câu trả lời rồi. Dù sao cũng nghi bữa giờ.”
“Anh hai có giận em không?” Tú hỏi nhỏ.
“Mắc gì giận?”
“Vì em không phải là một đứa em gái bình thường như người ta.”
Anh hai suy nghĩ một hồi, rồi nói, “Tuy là hồi đó lúc mẹ sinh em thì có ghét lắm, vì đang làm con một bảy năm trời tự nhiên ở đâu có thêm một đứa nữa. Cái gì cũng phải chia cho nó. Nhưng sống chung riết cũng quen, cũng thấy có đứa em này thật ra cũng vui. Có người cho mình chơi đánh kiếm chung, có người cho mình bắt nạt, có người cho mình...bảo vệ.”
Tú ngồi đằng sau ôm chặt anh hai.
“Vậy hai đứa tính sao?”
“Xong rồi. Họ bảo em không xứng làm bạn với Nhi, nên em nói với Nhi em cần thời gian suy nghĩ.”
“Từ bỏ chỉ vì lời nói của hai người lớn hả? Em của anh chịu nghe lời vậy sao?”
“Vì em cũng cảm thấy mình không xứng đáng với bạn ấy.” Tú thừa nhận. Đột nhiên anh hai dừng xe lại, rồi quay qua nhìn Tú. “Nghe nè, nhóc. Đừng bao giờ hạ thấp bản thân mình, nghe chưa? Người ta nói gì thì nói, nhưng tuyệt đối không được tự hạ thấp bản thân mình. Chỉ có mình mới biết mình mạnh mẽ như thế nào. Nếu như mình cũng không xem chính mình ra gì, tự hạ thấp bản thân mình, thì làm sao biết sau này mình có thể làm được những điều gì tuyệt vời?”
“Nói hay lắm, ba à.”
Anh hai lắc đầu rồi cho xe đi tiếp.
“Anh hai không đáng sợ như em nghĩ, nên mai mốt có chuyện, cứ thoải mái tâm sự với anh hai đi nghe chưa. Tuy rằng anh là người dị tính, không thể hiểu hết nỗi khổ của em, nhưng anh có thể chia sẻ được phần nào. Vì tình yêu cuối cùng vẫn là tình yêu thôi. Như thế nào cũng sẽ trải qua những giai đoạn giống nhau.”
“Sao hôm nay anh tâm lý vậy.” Tú nói.
“Có bao giờ chịu tâm sự với anh đâu mà biết anh có tâm lý hay không?” Anh hai trách.
“Em biết rồi.” Tú nói lí nhí.
Xe đang chạy thì anh hai có điện thoại. Tấp vào lề dường để nghe thì thấy mẹ đang gọi tới. Tú chợt nhớ chưa báo với mẹ về việc đi ăn sau giờ học. Chắc nãy giờ mẹ gọi mà điện thoại đang ở bên Nhi rồi, không ai bắt máy.
“Chết em rồi. Em chưa nói gì với mẹ hết.” Tú gục mặt vào lưng anh hai.
“Để anh hai lo.” Anh hai trấn an rồi bắt điện thoại. Tú có thể nghe giọng mẹ la. Anh hai cố gắng nói cho mẹ biết Tú đang ở với mình, và điện thoại của Tú đã hết pin, nhưng mẹ vẫn còn giận. Tú nghĩ ngày hôm nay không có thể tệ hơn được nữa.
Anh hai cúp điện thoại. Hai anh em đều thở dài.
“Em tiêu rồi phải không?” Tú hỏi.
“Anh cố hết sức rồi đó nhóc. Việc còn lại có thể làm là chúc em may mắn thôi.”
***
Vừa về đến nhà, mở cửa ra đã thấy mẹ đứng đó đợi. Anh hai vỗ lưng mấy cái, như nói là cố lên, rồi đi vào nhà. Nhìn mẹ đứng khoanh tay, trông rất giận, nhưng Tú cũng thấy có chút lo lắng trên nét mặt của mẹ. Mẹ định la Tú, nhưng cuối cùng không làm vậy mà tiến tới ôm Tú vào lòng.
“Con có biết mẹ lo lắm không?” Mẹ Tú nói. “Mẹ không thể gọi con, không thể gọi Nhi. Không thể gọi được đứa nào cả!”
“Con xin lỗi...” Tú ôm mẹ. “Sau này không có nữa.”
Mẹ đẩy ra rồi nhìn Tú, mày chau lại.
“Còn dám có lần sau hả?”
Tú cười. Thì ra ngày hôm nay cũng không tệ lắm. Ít ra mẹ cũng không la mắng nhiều. Mẹ cũng không hỏi vì sao lại ăn mặc khác thường ngày như vậy. Mẹ vào bếp làm nóng thức ăn lên để ăn nhưng Tú xin phép lên phòng. Tú bước lên cầu thang thì gặp anh hai đang đi xuống, anh hai hỏi Tú sao không ăn cơm thì Tú bảo cảm thấy hơi mệt. Anh hai gật đầu rồi tiếp tục đi, nhưng khi Tú gần lên hết bậc thang thì anh hai gọi.
“Tú nè,“ Anh hai nói, “Đừng để những lời nói của người lớn làm lý do để em phải bỏ cuộc, nghe chưa?”
Tú gật đầu, rồi lẳng lặng đi về phòng.
***
8 giờ 45 phút tối:
Tú cẩn thận cởi bỏ bộ đầm và xếp lại ngăn nắp. Tú để nó lên bàn học, với cả đôi guốc, dặn dò mình phải nhớ trả lại.
9 giờ 30 phút tối:
Nhi vẫn chưa về. Tú cần lấy lại điện thoại và ba lô.
10 giờ 12 phút tối:
Không thấy xe đậu ở nhà bên. Không thấy đèn trong phòng Nhi. Tú rất cần điện thoại của mình.
10 giờ 45 phút tối:
Tú nghe tiếng xe, vội chạy ra ban công xem xét tình hình. Vì không muốn ai thấy mình nên Tú đứng sau tấm rèm cửa. Máy xe tắt, Tú thấy bố mẹ Nhi bước ra khỏi xe. Vài giây sau thì Nhi cũng theo họ. Không thể thấy được nét mặt của Nhi như thế nào, nhưng nhìn thấy Nhi cũng đủ làm cho Tú thấy buồn. Nhi không bước vào nhà cùng với bố mẹ, mà lại bước đến khu vườn. Tú vội chạy đi tắt đèn, rồi lại đứng nấp sau tấm rèm để Nhi không thấy mình. Nhi ngồi im dưới gốc cây, lâu lâu Tú lại thấy Nhi đưa tay lên mặt, mà một hồi sau Tú mới biết là thì ra Nhi lau nước mắt.
Tú cảm thấy đau lòng đến mức đành phải rút lui về giường ngủ. Cuối cùng chính mình cũng khóc đến khi thiếp đi.
Ngày tiếp theo Tú nghỉ học ở nhà.
Tú cảm thấy khá mệt mỏi, mắt lại sưng lên vì tối qua, nên mẹ đồng ý cho phép Tú ở nhà.
“Sao mà mặt mày sưng hết vậy nè.” Mẹ Tú nói khi vào phòng Tú lúc buổi sáng. “Nằm nghỉ đi, để mẹ đi nấu cháo.”
Tú lấy cơ hội này để ngủ cho quên đi nỗi buồn.
Ngày thứ Sáu, Sài Gòn có bão lớn.
Tú tỉnh dậy cảm thấy lạnh run, và phát hiện rằng mình chưa đóng cửa ban công. Tiến lại đóng cửa thì thấy gió rất mạnh; khu vườn phía dưới, lá cây, nhánh cây cũng bay tứ tung. Tú nhìn sang ban công đối diện thì cửa đóng và đèn tắt, Tú thở phào an tâm. Nhi sẽ không bị lạnh.
Ngày hôm đó trường học đóng cửa. Thông báo được thầy cô gọi đến từng nhà học sinh. Ngay cả anh hai cũng được nghỉ làm. Tú ngồi xem thời sự buổi sáng mà thấy đường phố đã ngập, cây đổ tứ tung.
Nếu như thường lệ giờ này Tú đã rủ Nhi qua bên mình chơi, hoặc là đã sang nhà Nhi.
Nhưng bây giờ thì không thể và cái cảm giác đó nó rất tệ.
Tú không biết vì sao mình lại cứng đầu đến thế. Nhà Nhi chỉ ở bên cạnh, Tú có thể chạy qua ngay tức khắc và hàn gắn mọi chuyện. Cũng có nhiều lần Tú đã muốn làm như thế, nhưng lần nào cũng có một giọng nói nhỏ trong đầu bảo Tú đừng làm vậy. Cậu không xứng với bạn ấy. Bạn ấy nên đi cùng ai đó tốt hơn. Ba mẹ bạn ấy đã nói thế!
Thế nên vào tối thứ Sáu, Tú tự trách mình cho đến khi thiếp đi.
-Hết chap.11-
Tác giả :
twosongbirds