Không Khoan Nhượng
Chương 65
Thời gian không còn nhiều nên Morrel nói rất nhanh. "Chính sách của chính phủ Mỹ là không bao giờ đàm phán với khủng bố. Chúng ta đều biết, lời răn đầu tiên và quan trọng nhất của quốc gia này là cuộc chiến chống khủng bố - Sẽ không được đàm phán với khủng bố".
Harvath hiểu rất rõ về lời răn này. "Nhưng có kẻ nào đó đã phá vỡ". Anh đoán như vậy khi nghĩ về năm tên tù nhân được thả ở Guantanamo.
Morrell gật đầu.
Morrell gật đầu “Luật nào mà chẳng có trường hợp ngoại lệ”.
“Tổng thống có trực tiếp dính líu vào vụ thả người không?”.
Morrell nhìn ra cửa sổ rồi nhìn Harvath. “Có”.
Harvath đã ngờ rằng Tổng thống có liên quan, giờ thì anh đã khẳng định được.
“Những gì tôi sắp nói với anh”, Morrell tiếp tục, “Hãy ở lại trong này. Mặc dù tình trạng hiện tại của anh là một kẻ chạy trốn nhưng anh vẫn còn bị ràng buộc bởi lời tuyên thệ và thỏa thuận bí mật với An ninh quốc gia mà anh đã ký trước khi vào làm việc ở Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa. Anh rõ rồi chứ?”.
“Rõ như pha lê”, Harvath trả lời.
Morrell thở dài. “Chỉ có một trường hợp duy nhất nước Mỹ sẽ phá quy định không được đàm phán với khủng bố”.
Theo kinh nghiệm của Harvath anh chưa từng thấy việc phá vỡ quy định về Điều răn đầu tiên. Thậm chí, anh còn không thể hình dung ra thế nào mới được xếp vào tiêu chuẩn ngoại lệ đó.
Trong sự nghiệp làm một điệp viên chống khủng bố, Harvath đã chứng kiến nhiều cảnh tượng khủng khiếp. Một phần trong anh đang tự hỏi liệu anh có thực sự muốn biết thế nào thì được coi là trường hợp ngoại lệ không nhưng anh cần biết tại sao Tổng thống lại không cho anh bảo vệ những người thân của anh. Anh cần biết tại sao một tên khủng bố bệnh hoạn nào đó lại được phép làm những gì hắn muốn đối với các công dân Mỹ vô tội.
“Trường hợp ngoại lệ”, Morrell nói, “Đó là khi một tên khủng bố hoặc tổ chức khủng bố nào đó nhằm vào trẻ em”.
“Ý anh là dù là ai đang tiến hành những cuộc tấn công nào cũng nhằm vào trẻ em?”.
“Không. Năm tên thả từ Guatanamo vẫn đang ở đó khi cuộc tấn công đáng ngờ này xảy ra. Nhóm môi giới vụ thả người này đã dùng cuộc tấn công như một đòn bẩy để chúng được ra. Tôi biết là anh đã trải qua nhiều rồi nhưng nếu có thể nói lời an ủi tôi chỉ biết nói rằng Tổng thống không có sự lựa chọn nào khác trong việc này”.
Harvath vẫn chưa sẵn sàng tha thứ cho Ruthledge. Anh cần nghe thêm và ra hiệu cho Morrell tiếp tục.
“Hai ngày trước khi năm gã này được thả ở Gitmo, một chiếc bus của trường học chở đầy trẻ em lên năm tuổi đã bị mất tích ở Charleston, Nam Carolina. Bọn khủng bố đe dọa, cứ nửa giờ, chúng lại giết một đứa cho tới khi nào yêu cầu của chúng được đáp ứng”.
“Ngay lập tức có lệnh ỉm tin tức đi và các nhà chức trách vào cuộc để tìm ra chiếc xe bus. Các vệ tinh lại làm nhiệm vụ, Đội Cứu hộ Con tin của FBI được điều động các thành viên của Lực lượng Delta, đội SEAL số Sáu, số Tám và thậm chí cả CIA cũng vào cuộc. Đây là cuộc tấn công trực tiếp lên quốc gia của chúng ta, ảnh hưởng tâm lý của nó hết sức căng thẳng. Tổng thống không hề ngăn chặn”.
Để chứng minh là chúng làm thật, lũ khủng bố đã giết người lái xe và vứt anh ta ra phía sau bánh xe. Khi có báo cáo về người lái xe đã chết và không tìm thấy chiếc xe bus màu vàng nhạt đâu, mọi người càng trở nên lo lắng. Liệu bọn khủng bố có giữ bọn trẻ ở một điểm trong trung tâm hay tệ hơn chúng chia ra và giữ ở vài địa điểm.
Những hình ảnh về vụ thảm sát ở trường Beslan của Nga ám ảnh trong đầu mọi người. Ai cũng biết rằng, cố gắng cứu bọn trẻ bằng cách ép bọn chúng có thể là một sai lầm nghiêm trọng và chết người. Nếu bị tấn công, chẳng mấy nghi ngờ rằng bọn khủng bố sẽ tự sát và lôi theo lũ trẻ. Rõ ràng, Mỹ chỉ còn giải pháp duy nhất và đàm phán.
Ban đầu, chúng muốn toàn bộ các tù nhân ở Guatanamo được thả. Dần dần, các nhà đàm phán đã kéo xuống được năm và nhất trí rằng Tổng thống sẽ ký một loại thư hứa với chúng rằng, Mỹ sẽ chấm dứt toàn bộ các thiết bị theo dõi lén đang được Mỹ sử dụng trên toàn thế giới, rằng các tù nhân Gitmo sẽ được cho thức ăn ngon hơn, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn và thường xuyên được Hội Chữ thập đỏ đến thăm, rằng tất cả sẽ được đem ra xử theo tội họ đã phạm và tất cả các vụ án này phải minh bạch có sự giám sát của quốc tế để bầu cho tính hợp pháp của họ”.
“Và Tổng thống đã làm thế?” Harvath hỏi.
“Ông ấy không có lựa chọn nào khác. Bọn khủng bố đã gí súng vào đầu ông ấy và chúng đang định giết đứa trẻ đầu tiên. Chỉ huy của chúng ta đã chỉ cho Tổng thống vào một trang web tại đó bọn bắt giữ con tin đã đưa ảnh chụp bằng điện thoại có máy ảnh của đứa trẻ bị chọn để giết đầu tiên. Chúng chọn đứa ít tuổi nhất và đáng yêu nhất trong bọn. Hình ảnh đó rất tệ.
Bộ An ninh Nội địa và một số cơ quan khác đã xử lý trang web đó còn Tổng thống thì họp với cố vấn của mình trong Phòng Tình huống. Ông đã có một quyết định hết sức khó khăn và mang dấu ấn lịch sử”.
“Và chúng ta đều biết kết cục thế nào”. Harvath nói.
Morrell cầm tay anh. “Không, anh không biết. Nó chưa kết thúc. Đối với nước Mỹ, rắc rối chỉ mới bắt đầu”.
Harvath hiểu rất rõ về lời răn này. "Nhưng có kẻ nào đó đã phá vỡ". Anh đoán như vậy khi nghĩ về năm tên tù nhân được thả ở Guantanamo.
Morrell gật đầu.
Morrell gật đầu “Luật nào mà chẳng có trường hợp ngoại lệ”.
“Tổng thống có trực tiếp dính líu vào vụ thả người không?”.
Morrell nhìn ra cửa sổ rồi nhìn Harvath. “Có”.
Harvath đã ngờ rằng Tổng thống có liên quan, giờ thì anh đã khẳng định được.
“Những gì tôi sắp nói với anh”, Morrell tiếp tục, “Hãy ở lại trong này. Mặc dù tình trạng hiện tại của anh là một kẻ chạy trốn nhưng anh vẫn còn bị ràng buộc bởi lời tuyên thệ và thỏa thuận bí mật với An ninh quốc gia mà anh đã ký trước khi vào làm việc ở Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa. Anh rõ rồi chứ?”.
“Rõ như pha lê”, Harvath trả lời.
Morrell thở dài. “Chỉ có một trường hợp duy nhất nước Mỹ sẽ phá quy định không được đàm phán với khủng bố”.
Theo kinh nghiệm của Harvath anh chưa từng thấy việc phá vỡ quy định về Điều răn đầu tiên. Thậm chí, anh còn không thể hình dung ra thế nào mới được xếp vào tiêu chuẩn ngoại lệ đó.
Trong sự nghiệp làm một điệp viên chống khủng bố, Harvath đã chứng kiến nhiều cảnh tượng khủng khiếp. Một phần trong anh đang tự hỏi liệu anh có thực sự muốn biết thế nào thì được coi là trường hợp ngoại lệ không nhưng anh cần biết tại sao Tổng thống lại không cho anh bảo vệ những người thân của anh. Anh cần biết tại sao một tên khủng bố bệnh hoạn nào đó lại được phép làm những gì hắn muốn đối với các công dân Mỹ vô tội.
“Trường hợp ngoại lệ”, Morrell nói, “Đó là khi một tên khủng bố hoặc tổ chức khủng bố nào đó nhằm vào trẻ em”.
“Ý anh là dù là ai đang tiến hành những cuộc tấn công nào cũng nhằm vào trẻ em?”.
“Không. Năm tên thả từ Guatanamo vẫn đang ở đó khi cuộc tấn công đáng ngờ này xảy ra. Nhóm môi giới vụ thả người này đã dùng cuộc tấn công như một đòn bẩy để chúng được ra. Tôi biết là anh đã trải qua nhiều rồi nhưng nếu có thể nói lời an ủi tôi chỉ biết nói rằng Tổng thống không có sự lựa chọn nào khác trong việc này”.
Harvath vẫn chưa sẵn sàng tha thứ cho Ruthledge. Anh cần nghe thêm và ra hiệu cho Morrell tiếp tục.
“Hai ngày trước khi năm gã này được thả ở Gitmo, một chiếc bus của trường học chở đầy trẻ em lên năm tuổi đã bị mất tích ở Charleston, Nam Carolina. Bọn khủng bố đe dọa, cứ nửa giờ, chúng lại giết một đứa cho tới khi nào yêu cầu của chúng được đáp ứng”.
“Ngay lập tức có lệnh ỉm tin tức đi và các nhà chức trách vào cuộc để tìm ra chiếc xe bus. Các vệ tinh lại làm nhiệm vụ, Đội Cứu hộ Con tin của FBI được điều động các thành viên của Lực lượng Delta, đội SEAL số Sáu, số Tám và thậm chí cả CIA cũng vào cuộc. Đây là cuộc tấn công trực tiếp lên quốc gia của chúng ta, ảnh hưởng tâm lý của nó hết sức căng thẳng. Tổng thống không hề ngăn chặn”.
Để chứng minh là chúng làm thật, lũ khủng bố đã giết người lái xe và vứt anh ta ra phía sau bánh xe. Khi có báo cáo về người lái xe đã chết và không tìm thấy chiếc xe bus màu vàng nhạt đâu, mọi người càng trở nên lo lắng. Liệu bọn khủng bố có giữ bọn trẻ ở một điểm trong trung tâm hay tệ hơn chúng chia ra và giữ ở vài địa điểm.
Những hình ảnh về vụ thảm sát ở trường Beslan của Nga ám ảnh trong đầu mọi người. Ai cũng biết rằng, cố gắng cứu bọn trẻ bằng cách ép bọn chúng có thể là một sai lầm nghiêm trọng và chết người. Nếu bị tấn công, chẳng mấy nghi ngờ rằng bọn khủng bố sẽ tự sát và lôi theo lũ trẻ. Rõ ràng, Mỹ chỉ còn giải pháp duy nhất và đàm phán.
Ban đầu, chúng muốn toàn bộ các tù nhân ở Guatanamo được thả. Dần dần, các nhà đàm phán đã kéo xuống được năm và nhất trí rằng Tổng thống sẽ ký một loại thư hứa với chúng rằng, Mỹ sẽ chấm dứt toàn bộ các thiết bị theo dõi lén đang được Mỹ sử dụng trên toàn thế giới, rằng các tù nhân Gitmo sẽ được cho thức ăn ngon hơn, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn và thường xuyên được Hội Chữ thập đỏ đến thăm, rằng tất cả sẽ được đem ra xử theo tội họ đã phạm và tất cả các vụ án này phải minh bạch có sự giám sát của quốc tế để bầu cho tính hợp pháp của họ”.
“Và Tổng thống đã làm thế?” Harvath hỏi.
“Ông ấy không có lựa chọn nào khác. Bọn khủng bố đã gí súng vào đầu ông ấy và chúng đang định giết đứa trẻ đầu tiên. Chỉ huy của chúng ta đã chỉ cho Tổng thống vào một trang web tại đó bọn bắt giữ con tin đã đưa ảnh chụp bằng điện thoại có máy ảnh của đứa trẻ bị chọn để giết đầu tiên. Chúng chọn đứa ít tuổi nhất và đáng yêu nhất trong bọn. Hình ảnh đó rất tệ.
Bộ An ninh Nội địa và một số cơ quan khác đã xử lý trang web đó còn Tổng thống thì họp với cố vấn của mình trong Phòng Tình huống. Ông đã có một quyết định hết sức khó khăn và mang dấu ấn lịch sử”.
“Và chúng ta đều biết kết cục thế nào”. Harvath nói.
Morrell cầm tay anh. “Không, anh không biết. Nó chưa kết thúc. Đối với nước Mỹ, rắc rối chỉ mới bắt đầu”.
Tác giả :
Brad Thor