Khi Thế Giới Không Còn Ánh Sáng (Tôi Đã Chết Rồi)
Chương 52: Ngoại truyện 2
Năm Quý Trạch hai mươi sáu tuổi, người anh trai mà anh yêu thương nhất tự tử.
Hai mươi bảy tuổi, anh gặp lại Quý Ngôn. Nhưng sau nửa năm sống chung, anh lựa chọn bỏ đi trước.
Năm ba mươi tư tuổi, Quý Trạch tham gia tang lễ của Tần Vị. Bảy năm sau ngày đó, Tần Vị cuối cùng vẫn lựa chọn tự sát theo Quý Ngôn. Quý Trạch tin chắc rằng Quý Ngôn đã nói gì đó nên Tần Vị mới chờ đợi suốt bảy năm như vậy, cũng chỉ có lời Quý Ngôn nói Tần Vị mới nghe theo, nếu không Tần Vị đã sớm đi theo Quý Ngôn rồi.
Quý Trạch vẫn luôn ghen tỵ với Tần Vị, từ rất lâu trước kia cho đến tận bây giờ, anh luôn đố kỵ vì Tần Vị có thể được Quý Ngôn yêu bằng cả sinh mạng. Trọn đời này có thể được anh mình yêu như vậy, Tần Vị còn có thể yêu ai?
Quả thật là vậy, trọn một đời Tần Vị đều giữ chặt anh trai anh, đến phút cuối cùng cũng chấp nhất không chịu buông tay.
Nhưng dẫu vậy, Quý Trạch cũng sẽ không thừa nhận tình yêu anh dành cho anh mình ít hơn Tần Vị, chỉ là cách yêu của họ không giống nhau mà thôi.
Quý Trạch biết, cho dù Quý Ngôn đã nói có lẽ anh ấy từng động lòng với mình, nhưng người duy nhất Quý Ngôn thực sự yêu vẫn là Tần Vị. Đối với Quý Ngôn, Quý Trạch dẫu sao cũng chỉ là máu mủ ruột thịt không thể thay thế mà thôi.
Không sao, anh rất kiên nhẫn, anh có thể từ từ chờ.
Kiếp này, anh tặng Quý Ngôn cho Tần Vị; nhưng kiếp sau, anh muốn một Quý Ngôn hoàn chỉnh.
Năm ba mươi bảy tuổi, Quý Trạch nhận nuôi một đứa trẻ. Đó là một bé trai bốn tuổi, vì có chút khiếm khuyết về mặt trí lực nên bị bỏ rơi. Dưới khoé mắt phải đứa trẻ kia có một nốt ruồi nho nhỏ, đôi mắt cũng trong veo, rất giống Quý Ngôn. Chính vì điều này, Quý Trạch liền nhận nuôi đứa trẻ này.
Quý Trạch thích nhìn đứa trẻ này cười. Mỗi lúc nó cười, đôi mắt cong cong ấy đặc biệt giống Quý Ngôn. Quý Trạch muốn dựa vào đó để nhớ về anh trai, ôm ấp hồi ức về Quý Ngôn để bước qua những năm dài tháng rộng. Dù đã bốn tuổi, đứa trẻ này vẫn chưa biết nói, Quý Trạch cũng chậm rãi dạy từng chút từng chút một.
Dù sao thời gian của anh vẫn còn rất dài, anh cần có việc gì đó để làm.
Bốn mươi lăm tuổi, Quý Trạch nhậm chức giáo sư khoa pháp luật ở trường đại học nơi Quý Ngôn từng học. Anh thường ngồi trên chiếc ghế dài ven hồ, ngắm khung cảnh mà Quý Ngôn thích nhất, khi rảnh rỗi thường ngồi cả buổi chiều.
Khi con người ta nhìn xuống mặt hồ, tất cả những điều từng xảy ra sẽ luôn bất giác hiện lên trong đầu. Quý Ngôn trong trí nhớ có bờ mi rất dài, có khuôn mặt biếng nhác và thờ ơ, tựa như một bức hoạ ố vàng dưới bóng chiều loang lổ.
Quý Ngôn sẽ ngồi trước giá vẽ tắm ánh chiều tà, tay phải phác những đường cong tuyệt đẹp lên giấy, dường như chỉ cần anh vươn tay là có thể chạm tới, có thể nắm chặt tay Quý Ngôn… Nhưng chung quy cũng đã không còn.
Quý Trạch lẳng lặng nhìn, ánh mắt buồn bã, cô độc.
Anh đã hứa với anh trai rằng sẽ ở lại nơi này với anh ấy, năm này qua năm khác, tựa như trước đây vậy.
Dù sao, trên đời này cũng cần phải có một người nhớ tới Quý Ngôn.
Năm sáu mươi tuổi, Quý Trạch xin nghỉ việc, bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Quý Ngôn vẫn luôn không có cơ hội rời khỏi thành phố X. Là em trai Quý Ngôn, cùng chung huyết thống, Quý Trạch liền thay anh trai mình đi xem thế giới này, xem những phong cảnh, những triển lãm tranh mà Quý Ngôn thích, ghi nhớ tất cả những gì mà Quý Ngôn không thể thấy bằng đôi mắt mình.
Ngần ấy năm đến nay, Quý Trạch vẫn không có bạn đời cùng chung bước, nhưng Quý Trạch cũng không để ý. Ông chỉ muốn cất giữ tình yêu với Quý Ngôn vào tận đáy lòng, ông chỉ muốn một mình Quý Ngôn, cũng chỉ để lại một vị trí duy nhất. Ở nơi thời gian trở thành vĩnh hằng, sự dịu dàng của Quý Trạch chỉ dành cho một mình Quý Ngôn.
Năm bảy mươi sáu tuổi, Quý Trạch rốt cuộc nhận được món quà cuối cùng của Quý Ngôn.
Trong năm mươi năm này, hễ cứ đến sinh nhật Quý Trạch là lại có người gửi quà mà Quý Ngôn chuẩn bị đến cho ông. Ban đầu là do thầy Ngô Kình – thầy giáo từng dạy Quý Ngôn gửi, sau này thầy Ngô Kình ốm bệnh qua đời, việc gửi quà liền chuyển cho con gái và cháu gái của thầy, hết năm này qua năm khác, chưa bao giờ thay đổi.
“Ông ơi, ai gửi vậy ông?” – Cháu Quý Trạch gục đầu xuống mép giường, tò mò nhìn bọc giấy trên tay Quý Trạch.
“Là người ông yêu nhất.” – Quý Trạch nở nụ cười, ánh mắt dịu dàng tĩnh lặng, chậm rãi nâng bàn tay nhăn nheo đã xuất hiện những đốm đồi mồi lên, nhẹ nhàng vuốt ve bọc giấy.
“Là bà ạ?” – Đôi mắt cháu Quý Trạch bừng sáng, kích động nhìn về phía Quý Trạch.
Quý Trạch chỉ cười mà không nói gì.
Trong năm mươi năm này, từng món quà sinh nhật Quý Ngôn tặng đều không giống nhau. Chắc chắn trước đây anh trai ông phải tốn hết tâm tư mới nghĩ ra năm mươi món quà khác nhau thế, như thể muốn tặng tất cả những gì có thể tặng cho Quý Trạch, không bỏ sót thứ gì. Năm ngoái, khi mở hộp quà thấy một chiếc gậy, Quý Trạch thực sự chỉ có thể cười bất đắc dĩ.
Năm kia là kính lão, năm ngoái thì là gậy, anh của ông đúng là chu đáo, đã nghĩ xa đến vậy rồi.
Nhiều năm như vậy, Quý Trạch vẫn nghĩ Quý Ngôn thực ra vẫn chưa đi xa.
Anh trai ông trở thành một hồi ức ấm áp, cùng tồn tại với ông hết năm này qua năm khác.
Quý Trạch mở bọc giấy ra, bên trong là một tập tranh, vừa nhìn là biết đây là tranh của anh trai ông.
“Nếu em có thể thấy tập tranh này, vậy có nghĩa em đã bảy mươi sáu tuổi rồi.”
Bức tranh thứ nhất vẽ một ông già đang ngồi trên ghế nghiêm túc đọc báo, đôi mày nhíu trông vừa lạnh lùng vừa hung dữ.
Quý Trạch bật cười, sờ sờ mái tóc hoa râm của mình, đúng là năm mươi năm trôi qua, ông đã trở thành một cụ ông già khọm, vẽ thật là giống.
“Em còn nhớ những lần mình cùng đón năm mới không?”
Bức thứ hai là vẽ hai người, người ngồi trên giường ngắm pháo hoa ngoài cửa sổ là Quý Ngôn, còn người ngồi trên sô pha ngắm người đang nhìn ra ngoài cửa sổ chính là Quý Trạch, hai người họ đã từng lặng lẽ đón Tết âm lịch hết năm này qua năm khác bên nhau như vậy.
Quý Trạch rũ mắt, nét mặt dịu dàng, trái tim trống rỗng như được thứ gì đó lấp đầy. Đương nhiên vẫn nhớ, khoảng thời gian mấy năm ấy Quý Trạch đều nhớ hết, dù sao đó cũng là tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời Quý Trạch.
“Năm nào anh cũng ước, ước em được bình an hạnh phúc trọn đời.”
Bức thứ ba vẫn là Quý Trạch. Cạnh bên Quý Trạch là một cô gái xinh đẹp xa lạ, trong lòng ôm một đứa trẻ đáng yêu, có vẻ là một khung cảnh gia đình đoàn tụ. Quý Ngôn mong muốn Quý Trạch có thể lấy được một người vợ dịu dàng xinh đẹp, sau đó cùng có một đứa con xinh xẻo, cả nhà hạnh phúc bên nhau.
Quý Trạch nhìn tranh, trong lòng âm thầm nói, trong tranh chỉ cần một mình Quý Ngôn đứng bên cạnh mình là đủ rồi.
“Quý Trạch, vậy giờ em thế nào?”
Bức tranh thứ tư vẽ chính Quý Ngôn. Quý Ngôn lặng yên đứng trong tranh, trên môi là nụ cười dịu nhẹ, tựa như đang nhìn Quý Trạch. Mơ mơ hồ hồ, dường như Quý Ngôn thực sự đang đứng ngay trước mặt, nhẹ giọng hỏi thăm sức khoẻ Quý Trạch.
Quý Trạch khẽ gật đầu, tay run lẩy bẩy, gần như không cầm nổi tập tranh, ổn, ổn, em vẫn ổn.
“Đây là món quà cuối cùng, xin lỗi vì chỉ có thể dùng cách này để ở bên em.”
Bức tranh thứ năm có cả Quý Ngôn lẫn Quý Trạch, nhưng là hai đứa trẻ, Quý Ngôn – đứa hơi cao hơn một chút đang giơ tay vuốt tóc đứa bên cạnh. Nếu Quý Ngôn và Quý Trạch thực sự lớn lên bên nhau, rất có thể sẽ có cảnh tượng như vậy.
“Cảm ơn em, Quý Trạch.”
Bức thứ sáu vẫn vẽ hai người họ, nhưng là đã trưởng thành. Quý Ngôn nghiêm túc ngồi trước giá vẽ vẽ tranh, còn Quý Trạch thì đang làm việc ở bàn bên cạnh, hai anh em họ vẫn ở bên nhau như thuở nào.
“Vậy cũng xem như anh đã ở bên đến tận khi về già.”
Bức tranh thứ bảy vẽ hai cụ già ngồi trên chiếc ghế dài ngắm mặt hồ xa xa, miệng cười cong cong.
“Sinh nhật vui vẻ.
Quý Ngôn.”
Trên trang giấy cuối cùng là câu nói giống như những món quà trước kia.
“Ông ơi, sao ông lại khóc?” – Bé con trợn tròn mắt, lo âu nhìn Quý Trạch.
Quý Trạch lặng thinh một hồi, thế mới nhận ra gò má mình hình như có thứ chất lỏng ấm áp nào đó đang chảy xuống. Hình như đã bao năm rồi ông chưa khóc.
Tất cả đợi chờ dường như đều được ngưng lại ở giây phút này. Giờ đây, cuộc đời Quý Trạch rốt cuộc cũng được hoàn chỉnh.
Nhưng nhớ nhung thì không thể nào kiềm nén, tựa như đồng loạt vỡ oà.
“Ông nhớ anh ông.” – Quý Trạch thì thào.
Tròn năm mươi năm, ông vẫn nhớ Quý Ngôn, không, là rất nhớ mới đúng.
Bảy mươi bảy tuổi, sức khoẻ Quý Trạch dần dần kém đi. Sau một lần bệnh nặng, sức khoẻ Quý Trạch giảm sút một cách đáng kể, bắt đầu chuỗi ngày ngâm mình trong bệnh viện. Sinh lão bệnh tử là là quy luật tự nhiên của con người, Quý Trạch cũng cảm thấy mình đã sống lâu lắm rồi, cho dù hơi thở của thần chết đang cận kề, ông cũng không sợ.
Cơ thể càng ngày càng nặng nề, thời gian giấc ngủ cũng liên tục kéo dài.
Ông thường mơ mơ màng màng mở mắt, tầm nhìn luôn mơ hồ, đôi khi cũng sẽ không nghe thấy người khác nói gì.
“Ông ơi, cháu sợ.” – Cháu Quý Trạch đứng bên giường bệnh, vầng mắt đo đỏ, run rẩy nắm lấy bàn tay già nua của Quý Trạch.
“Thằng bé ngốc này, sợ gì chứ?” – Quý Trạch nở nụ cười, gắng gượng vươn tay vuốt tóc đứa trẻ.
Quý Trạch nghĩ, mình đã chờ đợi ngày này từ rất lâu rồi, hoặc có lẽ phải nói là từ lâu lắm rồi.
Quý Trạch một mình rời khỏi bệnh viện, tập tễnh chống chiếc gậy mà Quý Ngôn tặng, đi từng bước đến khoảnh hồ mà Quý Ngôn yêu nhất. Nếp nhăn trải dài nơi khoé mắt Quý Trạch, toát ra nét bình thản và hoài niệm. Ông cứ thế lẳng lặng ngắm nhìn phong cảnh trước mắt.
Dù bao nhiêu năm trôi qua, mặc cho ngày tháng chất chồng, chỉ cần lau đi lớp bụi, bóng hình người nọ vẫn rõ ràng như trước.
Ngày qua ngày, ông dần dần già nua, nhưng Quý Ngôn trong trí nhớ mãi luôn trong trẻo, rạng ngời y chang thở nào.
Quý Trạch lấy bút ghi âm ra, sau đó đeo tai nghe lên.
“Nếu vậy thì hãy cho em kiếp sau của anh, anh nhé.”
“Được, có cần ngoắc tay ước định không?”
“Lớn thế này rồi mà còn muốn ngoắc tay à?”
“Anh, mình ước định rồi đấy nhé.”
“Em đi đây.”
“Hẹn gặp lại anh vào kiếp sau.”
“Được, anh chờ em.”
“Hẹn gặp lại anh vào kiếp sau.” Tiếng nói già nua khản đặc vang lên.
Quý Trạch nhoẻn cười, sau đó xoá hết tất cả nội dung trong bút ghi âm đi.
Những hồi ức này, ước định này sẽ đi theo Quý Trạch. Quý Trạch biết, ở nơi tận cùng của thời gian, người kia đã hứa sẽ chờ đợi mình.
Quý Trạch từ từ nhắm mắt, hơi thở càng ngày càng yếu.
Mơ mơ hồ hồ, dường như anh đi tới một hành lang quen thuộc, sau đó chậm rãi đẩy cửa ra.
Trong nhà vẫn sáng đèn, vầng sáng màu vàng cam lan ra khắp căn phòng, bầu không khí ấp áp và an bình khôn xiết. Người nọ ngồi trước giá vẽ, tay phải cầm bút chì lướt nhẹ trên trang giấy, bóng dáng của người nọ bị ánh sáng kéo dài dưới sàn nhà. Chỉ khung cảnh này thôi đã đẹp như một bức hoạ rồi.
Tất cả rơi vào tầm nhìn như một cảnh quay chậm, người nọ đặt bút xuống, sau đó xoay người lại. Mái tóc hơi dài, gương mặt tuấn tú, nốt ruồi nho nhỏ dưới mắt trái, đôi mắt cong cong, khoé miệng cũng đượm cười. Anh thản nhiên nhìn về phía cửa.
“Quý Trạch, em về rồi đấy à.”
Quý Trạch mím môi, khựng lại tại chỗ, sau đó mỉm cười gật đầu, cất bước đi vào.
Vâng, em đã về.
KẾT THÚC.
Hai mươi bảy tuổi, anh gặp lại Quý Ngôn. Nhưng sau nửa năm sống chung, anh lựa chọn bỏ đi trước.
Năm ba mươi tư tuổi, Quý Trạch tham gia tang lễ của Tần Vị. Bảy năm sau ngày đó, Tần Vị cuối cùng vẫn lựa chọn tự sát theo Quý Ngôn. Quý Trạch tin chắc rằng Quý Ngôn đã nói gì đó nên Tần Vị mới chờ đợi suốt bảy năm như vậy, cũng chỉ có lời Quý Ngôn nói Tần Vị mới nghe theo, nếu không Tần Vị đã sớm đi theo Quý Ngôn rồi.
Quý Trạch vẫn luôn ghen tỵ với Tần Vị, từ rất lâu trước kia cho đến tận bây giờ, anh luôn đố kỵ vì Tần Vị có thể được Quý Ngôn yêu bằng cả sinh mạng. Trọn đời này có thể được anh mình yêu như vậy, Tần Vị còn có thể yêu ai?
Quả thật là vậy, trọn một đời Tần Vị đều giữ chặt anh trai anh, đến phút cuối cùng cũng chấp nhất không chịu buông tay.
Nhưng dẫu vậy, Quý Trạch cũng sẽ không thừa nhận tình yêu anh dành cho anh mình ít hơn Tần Vị, chỉ là cách yêu của họ không giống nhau mà thôi.
Quý Trạch biết, cho dù Quý Ngôn đã nói có lẽ anh ấy từng động lòng với mình, nhưng người duy nhất Quý Ngôn thực sự yêu vẫn là Tần Vị. Đối với Quý Ngôn, Quý Trạch dẫu sao cũng chỉ là máu mủ ruột thịt không thể thay thế mà thôi.
Không sao, anh rất kiên nhẫn, anh có thể từ từ chờ.
Kiếp này, anh tặng Quý Ngôn cho Tần Vị; nhưng kiếp sau, anh muốn một Quý Ngôn hoàn chỉnh.
Năm ba mươi bảy tuổi, Quý Trạch nhận nuôi một đứa trẻ. Đó là một bé trai bốn tuổi, vì có chút khiếm khuyết về mặt trí lực nên bị bỏ rơi. Dưới khoé mắt phải đứa trẻ kia có một nốt ruồi nho nhỏ, đôi mắt cũng trong veo, rất giống Quý Ngôn. Chính vì điều này, Quý Trạch liền nhận nuôi đứa trẻ này.
Quý Trạch thích nhìn đứa trẻ này cười. Mỗi lúc nó cười, đôi mắt cong cong ấy đặc biệt giống Quý Ngôn. Quý Trạch muốn dựa vào đó để nhớ về anh trai, ôm ấp hồi ức về Quý Ngôn để bước qua những năm dài tháng rộng. Dù đã bốn tuổi, đứa trẻ này vẫn chưa biết nói, Quý Trạch cũng chậm rãi dạy từng chút từng chút một.
Dù sao thời gian của anh vẫn còn rất dài, anh cần có việc gì đó để làm.
Bốn mươi lăm tuổi, Quý Trạch nhậm chức giáo sư khoa pháp luật ở trường đại học nơi Quý Ngôn từng học. Anh thường ngồi trên chiếc ghế dài ven hồ, ngắm khung cảnh mà Quý Ngôn thích nhất, khi rảnh rỗi thường ngồi cả buổi chiều.
Khi con người ta nhìn xuống mặt hồ, tất cả những điều từng xảy ra sẽ luôn bất giác hiện lên trong đầu. Quý Ngôn trong trí nhớ có bờ mi rất dài, có khuôn mặt biếng nhác và thờ ơ, tựa như một bức hoạ ố vàng dưới bóng chiều loang lổ.
Quý Ngôn sẽ ngồi trước giá vẽ tắm ánh chiều tà, tay phải phác những đường cong tuyệt đẹp lên giấy, dường như chỉ cần anh vươn tay là có thể chạm tới, có thể nắm chặt tay Quý Ngôn… Nhưng chung quy cũng đã không còn.
Quý Trạch lẳng lặng nhìn, ánh mắt buồn bã, cô độc.
Anh đã hứa với anh trai rằng sẽ ở lại nơi này với anh ấy, năm này qua năm khác, tựa như trước đây vậy.
Dù sao, trên đời này cũng cần phải có một người nhớ tới Quý Ngôn.
Năm sáu mươi tuổi, Quý Trạch xin nghỉ việc, bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Quý Ngôn vẫn luôn không có cơ hội rời khỏi thành phố X. Là em trai Quý Ngôn, cùng chung huyết thống, Quý Trạch liền thay anh trai mình đi xem thế giới này, xem những phong cảnh, những triển lãm tranh mà Quý Ngôn thích, ghi nhớ tất cả những gì mà Quý Ngôn không thể thấy bằng đôi mắt mình.
Ngần ấy năm đến nay, Quý Trạch vẫn không có bạn đời cùng chung bước, nhưng Quý Trạch cũng không để ý. Ông chỉ muốn cất giữ tình yêu với Quý Ngôn vào tận đáy lòng, ông chỉ muốn một mình Quý Ngôn, cũng chỉ để lại một vị trí duy nhất. Ở nơi thời gian trở thành vĩnh hằng, sự dịu dàng của Quý Trạch chỉ dành cho một mình Quý Ngôn.
Năm bảy mươi sáu tuổi, Quý Trạch rốt cuộc nhận được món quà cuối cùng của Quý Ngôn.
Trong năm mươi năm này, hễ cứ đến sinh nhật Quý Trạch là lại có người gửi quà mà Quý Ngôn chuẩn bị đến cho ông. Ban đầu là do thầy Ngô Kình – thầy giáo từng dạy Quý Ngôn gửi, sau này thầy Ngô Kình ốm bệnh qua đời, việc gửi quà liền chuyển cho con gái và cháu gái của thầy, hết năm này qua năm khác, chưa bao giờ thay đổi.
“Ông ơi, ai gửi vậy ông?” – Cháu Quý Trạch gục đầu xuống mép giường, tò mò nhìn bọc giấy trên tay Quý Trạch.
“Là người ông yêu nhất.” – Quý Trạch nở nụ cười, ánh mắt dịu dàng tĩnh lặng, chậm rãi nâng bàn tay nhăn nheo đã xuất hiện những đốm đồi mồi lên, nhẹ nhàng vuốt ve bọc giấy.
“Là bà ạ?” – Đôi mắt cháu Quý Trạch bừng sáng, kích động nhìn về phía Quý Trạch.
Quý Trạch chỉ cười mà không nói gì.
Trong năm mươi năm này, từng món quà sinh nhật Quý Ngôn tặng đều không giống nhau. Chắc chắn trước đây anh trai ông phải tốn hết tâm tư mới nghĩ ra năm mươi món quà khác nhau thế, như thể muốn tặng tất cả những gì có thể tặng cho Quý Trạch, không bỏ sót thứ gì. Năm ngoái, khi mở hộp quà thấy một chiếc gậy, Quý Trạch thực sự chỉ có thể cười bất đắc dĩ.
Năm kia là kính lão, năm ngoái thì là gậy, anh của ông đúng là chu đáo, đã nghĩ xa đến vậy rồi.
Nhiều năm như vậy, Quý Trạch vẫn nghĩ Quý Ngôn thực ra vẫn chưa đi xa.
Anh trai ông trở thành một hồi ức ấm áp, cùng tồn tại với ông hết năm này qua năm khác.
Quý Trạch mở bọc giấy ra, bên trong là một tập tranh, vừa nhìn là biết đây là tranh của anh trai ông.
“Nếu em có thể thấy tập tranh này, vậy có nghĩa em đã bảy mươi sáu tuổi rồi.”
Bức tranh thứ nhất vẽ một ông già đang ngồi trên ghế nghiêm túc đọc báo, đôi mày nhíu trông vừa lạnh lùng vừa hung dữ.
Quý Trạch bật cười, sờ sờ mái tóc hoa râm của mình, đúng là năm mươi năm trôi qua, ông đã trở thành một cụ ông già khọm, vẽ thật là giống.
“Em còn nhớ những lần mình cùng đón năm mới không?”
Bức thứ hai là vẽ hai người, người ngồi trên giường ngắm pháo hoa ngoài cửa sổ là Quý Ngôn, còn người ngồi trên sô pha ngắm người đang nhìn ra ngoài cửa sổ chính là Quý Trạch, hai người họ đã từng lặng lẽ đón Tết âm lịch hết năm này qua năm khác bên nhau như vậy.
Quý Trạch rũ mắt, nét mặt dịu dàng, trái tim trống rỗng như được thứ gì đó lấp đầy. Đương nhiên vẫn nhớ, khoảng thời gian mấy năm ấy Quý Trạch đều nhớ hết, dù sao đó cũng là tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời Quý Trạch.
“Năm nào anh cũng ước, ước em được bình an hạnh phúc trọn đời.”
Bức thứ ba vẫn là Quý Trạch. Cạnh bên Quý Trạch là một cô gái xinh đẹp xa lạ, trong lòng ôm một đứa trẻ đáng yêu, có vẻ là một khung cảnh gia đình đoàn tụ. Quý Ngôn mong muốn Quý Trạch có thể lấy được một người vợ dịu dàng xinh đẹp, sau đó cùng có một đứa con xinh xẻo, cả nhà hạnh phúc bên nhau.
Quý Trạch nhìn tranh, trong lòng âm thầm nói, trong tranh chỉ cần một mình Quý Ngôn đứng bên cạnh mình là đủ rồi.
“Quý Trạch, vậy giờ em thế nào?”
Bức tranh thứ tư vẽ chính Quý Ngôn. Quý Ngôn lặng yên đứng trong tranh, trên môi là nụ cười dịu nhẹ, tựa như đang nhìn Quý Trạch. Mơ mơ hồ hồ, dường như Quý Ngôn thực sự đang đứng ngay trước mặt, nhẹ giọng hỏi thăm sức khoẻ Quý Trạch.
Quý Trạch khẽ gật đầu, tay run lẩy bẩy, gần như không cầm nổi tập tranh, ổn, ổn, em vẫn ổn.
“Đây là món quà cuối cùng, xin lỗi vì chỉ có thể dùng cách này để ở bên em.”
Bức tranh thứ năm có cả Quý Ngôn lẫn Quý Trạch, nhưng là hai đứa trẻ, Quý Ngôn – đứa hơi cao hơn một chút đang giơ tay vuốt tóc đứa bên cạnh. Nếu Quý Ngôn và Quý Trạch thực sự lớn lên bên nhau, rất có thể sẽ có cảnh tượng như vậy.
“Cảm ơn em, Quý Trạch.”
Bức thứ sáu vẫn vẽ hai người họ, nhưng là đã trưởng thành. Quý Ngôn nghiêm túc ngồi trước giá vẽ vẽ tranh, còn Quý Trạch thì đang làm việc ở bàn bên cạnh, hai anh em họ vẫn ở bên nhau như thuở nào.
“Vậy cũng xem như anh đã ở bên đến tận khi về già.”
Bức tranh thứ bảy vẽ hai cụ già ngồi trên chiếc ghế dài ngắm mặt hồ xa xa, miệng cười cong cong.
“Sinh nhật vui vẻ.
Quý Ngôn.”
Trên trang giấy cuối cùng là câu nói giống như những món quà trước kia.
“Ông ơi, sao ông lại khóc?” – Bé con trợn tròn mắt, lo âu nhìn Quý Trạch.
Quý Trạch lặng thinh một hồi, thế mới nhận ra gò má mình hình như có thứ chất lỏng ấm áp nào đó đang chảy xuống. Hình như đã bao năm rồi ông chưa khóc.
Tất cả đợi chờ dường như đều được ngưng lại ở giây phút này. Giờ đây, cuộc đời Quý Trạch rốt cuộc cũng được hoàn chỉnh.
Nhưng nhớ nhung thì không thể nào kiềm nén, tựa như đồng loạt vỡ oà.
“Ông nhớ anh ông.” – Quý Trạch thì thào.
Tròn năm mươi năm, ông vẫn nhớ Quý Ngôn, không, là rất nhớ mới đúng.
Bảy mươi bảy tuổi, sức khoẻ Quý Trạch dần dần kém đi. Sau một lần bệnh nặng, sức khoẻ Quý Trạch giảm sút một cách đáng kể, bắt đầu chuỗi ngày ngâm mình trong bệnh viện. Sinh lão bệnh tử là là quy luật tự nhiên của con người, Quý Trạch cũng cảm thấy mình đã sống lâu lắm rồi, cho dù hơi thở của thần chết đang cận kề, ông cũng không sợ.
Cơ thể càng ngày càng nặng nề, thời gian giấc ngủ cũng liên tục kéo dài.
Ông thường mơ mơ màng màng mở mắt, tầm nhìn luôn mơ hồ, đôi khi cũng sẽ không nghe thấy người khác nói gì.
“Ông ơi, cháu sợ.” – Cháu Quý Trạch đứng bên giường bệnh, vầng mắt đo đỏ, run rẩy nắm lấy bàn tay già nua của Quý Trạch.
“Thằng bé ngốc này, sợ gì chứ?” – Quý Trạch nở nụ cười, gắng gượng vươn tay vuốt tóc đứa trẻ.
Quý Trạch nghĩ, mình đã chờ đợi ngày này từ rất lâu rồi, hoặc có lẽ phải nói là từ lâu lắm rồi.
Quý Trạch một mình rời khỏi bệnh viện, tập tễnh chống chiếc gậy mà Quý Ngôn tặng, đi từng bước đến khoảnh hồ mà Quý Ngôn yêu nhất. Nếp nhăn trải dài nơi khoé mắt Quý Trạch, toát ra nét bình thản và hoài niệm. Ông cứ thế lẳng lặng ngắm nhìn phong cảnh trước mắt.
Dù bao nhiêu năm trôi qua, mặc cho ngày tháng chất chồng, chỉ cần lau đi lớp bụi, bóng hình người nọ vẫn rõ ràng như trước.
Ngày qua ngày, ông dần dần già nua, nhưng Quý Ngôn trong trí nhớ mãi luôn trong trẻo, rạng ngời y chang thở nào.
Quý Trạch lấy bút ghi âm ra, sau đó đeo tai nghe lên.
“Nếu vậy thì hãy cho em kiếp sau của anh, anh nhé.”
“Được, có cần ngoắc tay ước định không?”
“Lớn thế này rồi mà còn muốn ngoắc tay à?”
“Anh, mình ước định rồi đấy nhé.”
“Em đi đây.”
“Hẹn gặp lại anh vào kiếp sau.”
“Được, anh chờ em.”
“Hẹn gặp lại anh vào kiếp sau.” Tiếng nói già nua khản đặc vang lên.
Quý Trạch nhoẻn cười, sau đó xoá hết tất cả nội dung trong bút ghi âm đi.
Những hồi ức này, ước định này sẽ đi theo Quý Trạch. Quý Trạch biết, ở nơi tận cùng của thời gian, người kia đã hứa sẽ chờ đợi mình.
Quý Trạch từ từ nhắm mắt, hơi thở càng ngày càng yếu.
Mơ mơ hồ hồ, dường như anh đi tới một hành lang quen thuộc, sau đó chậm rãi đẩy cửa ra.
Trong nhà vẫn sáng đèn, vầng sáng màu vàng cam lan ra khắp căn phòng, bầu không khí ấp áp và an bình khôn xiết. Người nọ ngồi trước giá vẽ, tay phải cầm bút chì lướt nhẹ trên trang giấy, bóng dáng của người nọ bị ánh sáng kéo dài dưới sàn nhà. Chỉ khung cảnh này thôi đã đẹp như một bức hoạ rồi.
Tất cả rơi vào tầm nhìn như một cảnh quay chậm, người nọ đặt bút xuống, sau đó xoay người lại. Mái tóc hơi dài, gương mặt tuấn tú, nốt ruồi nho nhỏ dưới mắt trái, đôi mắt cong cong, khoé miệng cũng đượm cười. Anh thản nhiên nhìn về phía cửa.
“Quý Trạch, em về rồi đấy à.”
Quý Trạch mím môi, khựng lại tại chỗ, sau đó mỉm cười gật đầu, cất bước đi vào.
Vâng, em đã về.
KẾT THÚC.
Tác giả :
Mộng Thường Uyển