Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao
Chương 2
Augustus Waters lái xe thật kinh dị. Dù là cài thắng hay vô số thì lúc nào cũng bằng một CÚ XÓC giật nảy người. Tôi cứ lao lên phía trước và bị sợi dây an toàn của chiếc Toyota SUV níu chặt mỗi khi hắn đạp phanh, và đầu tôi cứ đập về phía sau ghế mỗi khi hắn nhấn ga. Lẽ ra tôi phải lo lắng đến việc đang ngồi trong xe ô-tô của một anh chàng lạ huơ lạ hoắc và đang trên đường về nhà hắn, nhận thức sâu sắc rằng hai lá phổi vô dụng của mình đang nỗ lực tối đa sau những lời phỉnh phờ ỡm ờ, nhưng khả năng lái xe của hắn tệ bất ngờ đến độ tôi không thể có suy nghĩ gì khác.
Chúng tôi đi khoảng một dặm trong im lặng trước khi Augustus thú nhận: “Anh thi lấy bằng lái rớt ba lần rồi đó.”
“Anh không cần nói đâu.”
Hắn cười, gật đầu: “Ừ, anh không hề thấy áp lực trong chiếc Prosty cũ, và anh cũng không thể học lái xe bằng chân trái. Bác sĩ bảo hầu hết những người tàn tật thì có thể lái xe mà không gặp trở ngại gì nhưng riêng anh thì… Dù sao thì anh đã thi bằng lái lần thứ tư, và anh vẫn lái y như vầy.” Cách nửa dặm trước mặt chúng tôi, đèn đường chuyển sang màu đỏ. Augustus đạp mạnh phanh, hất tôi văng ra phía trước đến nỗi dây an toàn tạo thành một góc tam giác. “Xin lỗi em. Anh xin thề trước Chúa là anh đang rất cố gắng lái xe nhẹ nhàng. À, trở lại câu chuyện thi bằng lái, đến cuối buổi thi anh cứ đinh ninh là mình lại rớt lần nữa. Nhưng không ngờ ông hướng dẫn lại nói: “Tuy ngồi xe em lái chẳng dễ chịu tí nào, nhưng về mặt kỹ thuật thì không đến nỗi thiếu an toàn.”
“Tôi không đồng ý lắm,” tôi thản nhiên nói. “Tôi nghi ngờ đó là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư.” Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư là những quyền hạn nho nhỏ mà trẻ ung thư được nhận trong khi trẻ bình thường sẽ không có, chẳng hạn như được tặng mấy quả bóng rổ có chữ ký của các ngôi sao thể thao, được nộp bài tập về nhà muộn mà không bị quở phạt, hay thậm chí không thi mà vẫn được cấp giấy phép lái xe, v.v.
“Ừ, có lẽ thế.” Hắn đáp. Đèn chuyển sang màu xanh. Tôi ghì người xuống ghế, chuẩn bị tinh thần. Augustus nhấn ga.
“Anh có biết đến cần điều khiển bằng tay dành cho những người không thể sử dụng chân không?” Tôi mách nước.
“Ừ, anh biết.” Hắn đáp. “Chắc một ngày nào đó anh sẽ thử.” Hắn thở dài, khiến tôi tự hỏi liệu hắn có tự tin về một ngày nào đó không. Tôi biết u xương ác tính có khả năng chữa trị rất cao, nhưng biết đâu đấy.
Có một số cách để biết được xem người ta sẽ sống thêm khoảng bao lâu mà không cần hỏi thẳng. Tôi dùng cách cổ điển: “Vậy anh vẫn đi học chứ?” Nói chung, các bậc phụ huynh sẽ rút học bạ của bạn vào lúc họ không còn hy vọng bạn sẽ sống lâu nữa.
“Ừ, anh còn đi học.” Hắn đáp. “Ở trường North Central. Dù trễ một năm, anh đang học năm hai, còn em?”
Tôi nghĩ đến chuyện nói dối. Chẳng ai thích chơi với một người sắp chết cả. Nhưng cuối cùng tôi nói sự thật: “Không, Ba Mẹ cho em nghỉ học cách đây ba năm.”
“Ba năm á?” Hắn hỏi lại, vẻ kinh ngạc.
Tôi bèn kể sơ cho Augustus nghe về phép màu của đời tôi: năm mười ba tuổi tôi được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp giai đoạn bốn. (Tôi đã không kể với hắn là kết quả chẩn đoán đến sau khi tôi bắt đầu có kinh lần đầu ba tháng. Giống như: Xin chúc mừng, bạn đã trở thành phụ nữ. Giờ thì, đi chết đi!) Và bệnh của tôi, theo lời các bác sĩ, là không chữa được.
Tôi đã trải qua một phẫu thuật có tên nạo hạch cổ tận gốc, cũng dễ chịu không kém gì tên gọi của nó. Tiếp theo là đến xạ trị. Sau đó, họ đã thử một số trị liệu hóa học cho các khối u phổi của tôi. Các khối u co lại, sau đó phát triển thêm. Lúc đó, tôi mười bốn tuổi. Phổi của tôi bắt đầu bị tràn dịch. Nhìn tôi lúc đó giống như sắp chết – tay chân sưng phù; da dẻ nứt nẻ; đôi môi lúc nào cũng tím xanh. Có một loại thuốc giúp bạn bớt sợ hãi về thực tế là bạn không hít thở bình thường, và tôi được tiêm rất nhiều loại thuốc này thông qua một ống thông nội tĩnh mạch PICC, và còn thêm hơn một chục loại thuốc khác. Nhưng ngay cả như vậy, thật khó chịu khi dịch tràn khắp phổi, nhất là cứ vài tháng tôi lại có cảm giác như phổi mình sắp chết đuối tới nơi. Cuối cùng tôi phải vào Phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì chứng viêm phổi. Khi đó, Mẹ tôi quỳ xuống bên giường, âu yếm hỏi: “Con sẵn sàng chưa, con yêu?” và tôi nói là mình đã sẵn sàng, còn Ba tôi thì lặp đi lặp lại hoài một câu “Ba thương con gái lắm!” bằng chất giọng không thể nghẹn ngào hơn, và tôi trấn an ông rằng tôi cũng thương ông nhiều lắm. Tất cả mọi người siết tay nhau, và tôi bắt đầu thở hổn hển, hai lá phổi của tôi co thắt trong tuyệt vọng, cố kéo tôi ra khỏi giường như muốn tiếp thêm không khí, và tôi vừa bối rối trước sự tuyệt vọng của hai lá phổi vừa kinh tởm sao chúng không đầu hàng số phận cho rồi, tôi nhớ Mẹ động viên tôi là mọi chuyện vẫn ổn, tôi sẽ không sao, và Ba tôi đã cố kiềm tiếng nức nở (nhưng một khi ông sụt sịt khóc thì cứ như cơn động đất, mà ông cũng hay khóc lắm). Và tôi nhớ là mình chỉ muốn nhắm mắt lại ngủ.
Mọi người cứ tưởng tôi xong đời rồi, nhưng Bác sĩ điều trị Maria đã cố hút dịch tràn trong phổi tôi ra và chẳng bao lâu sau thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi mà họ tiêm cho tôi bắt đầu phát huy tác dụng.
Tôi tỉnh lại và sớm chuyển sang liệu trình thử nghiệm, vốn nổi tiếng Vô Tác Dụng ở Vương Quốc Ung Thư. Loại thuốc này mang tên Phalanxifor, một phân tử hóa học được thiết kế để tự bám vào các tế bào ung thư và làm chậm quá trình phát triển của chúng. Thuốc này không có hiệu quả với 70 phần trăm số người dùng, nhưng nó hợp với tôi – khối u co lại.
Các khối u bị thu hẹp. Hoan hô Phalanxifor! Trong suốt mười tám tháng qua, các tế bào ung thư di căn trong phổi tôi hầu như không phát triển thêm. Và tuy chúng để lại di chứng là phổi tôi không hoạt động bình thường được nhưng ít ra, như bạn thấy đấy, tôi vẫn sống sót (không biết đến bao giờ!?) với sự hỗ trợ đắc lực của bình phun ô-xy và thuốc Phalanxifor mỗi ngày.
Phải thừa nhận rằng Phép màu Ung thư của tôi thực chất chỉ kéo dài thêm một chút thời gian (và tôi không biết một chút là bao lâu). Nhưng khi tôi kể cho Augustus Waters nghe, tôi đã vẽ một bức tranh màu hồng tươi sáng nhất trong khả năng của mình, khai thác những khía cạnh kỳ diệu tuyệt vời của phép màu đã xảy đến với mình.
“Vậy giờ em có trở lại trường học không?” Hắn hỏi thăm.
“Thực sự là không thể,” tôi giải thích, “bởi vì tôi đã lấy bằng Giáo dục đại cương GED rồi. Nên giờ tôi đang học ở trường MCC.” Đó là trường đại học cộng đồng của bang chúng tôi.
“Một nữ sinh viên.” Hắn gục gặc đầu. “Điều này giải thích cho lối nói chuyện cắc cớ của em.” Hắn nở nụ cười dương dương tự đắc cho cái phát hiện ấy. Tôi huých tay hắn, và cảm nhận được cơ bắp chắc nịch ngay dưới lớp da, săn chắc và nam tính cực kỳ.
Hắn đánh một cú cua gấp đến rít lốp xe vào một khu nhà có những bức tường cao khoảng hai thước rưỡi. Nhà hắn nằm ngay đầu dãy bên trái. Đó là một căn nhà thuộc địa cao hai tầng. Chiếc xe xóc một cú trước khi dừng ngay giữa lối vào nhà.
Tôi theo chân hắn vào nhà. Một tấm bảng gỗ treo trước cổng có khắc dòng chữ ‘Mái ấm là nơi trái tim ta luôn hướng về’, với nét chữ bay bướm. Và trong nhà cũng tràn ngập những câu cách ngôn. Câu ‘Bạn tốt khó tìm và cũng khó quên’ được thêu cầu kỳ trên chiếc gối kê lưng trong gian phòng khách được bày trí theo kiểu cổ điển. Augustus thấy tôi đang chăm chú đọc khắp nơi, bèn giải thích: “Ba mẹ anh gọi đó là Lời động viên tinh thần, và họ ghi chúng khắp nhà.”
Ba mẹ hắn gọi hắn là Gus. Họ đang làm món bánh ngô cuộn thịt, rau và nước xốt trong bếp, và tôi đọc thấy câu ‘Gia đình là mãi mãi’ được khắc tròn trịa trên một mảnh kính màu cạnh bồn rửa chén. Mẹ hắn đang gắp thịt gà bỏ vào bánh ngô còn ba hắn sẽ cuốn lại và đặt vào một chảo thủy tinh. Họ có vẻ không mấy ngạc nhiên trước sự hiện diện của tôi, cũng dễ hiểu thôi: Việc Augustus khiến tôi cảm thấy đặc biệt không có nghĩa là bản thân tôi đặc biệt. Biết đâu mỗi đêm hắn dẫn một cô về nhà cùng xem phim và giở trò với cô ấy.
“Đây là bạn Hazel Grace.” Hắn lên tiếng giới thiệu.
“Gọi cháu là ‘Hazel’ được rồi ạ.” Tôi nói.
“Cháu khỏe không, Hazel?” Ba của Gus hỏi thăm. Ông cao gần bằng Gus và gầy hơn so với những phụ huynh ở độ tuổi của ông.
“Dạ cháu cũng ổn, bác,” tôi đáp.
“Hội Tương Trợ của Isaac vui không con?”
“Cũng là lạ.” Gus trả lời.
“Con chỉ giỏi nói xấu thôi,” mẹ hắn nói, “Hazel, cháu thích hội đó chứ?”
Tôi ngần ngừ một giây, cố nghĩ xem câu trả lời của mình nên làm vui lòng Augustus hay ba mẹ của hắn. Cuối cùng tôi nói chung chung: “Đa số mọi người trong nhóm rất dễ thương.”
“Đó cũng chính là cảm nhận của hai bác về mấy gia đình trong bệnh viện Memorial vào khoảng thời gian hai bác căng thẳng nhất với bệnh tình của Gus,” ba hắn nói. “Mọi người đều rất tử tế. Mạnh mẽ nữa. Trong những ngày đen tối nhất, Chúa sẽ mang đến cho ta những người bạn chân thành nhất.”
“Ồ, ba mau đưa con một cái gối cũ cùng mấy cuộn chỉ để con thêu câu này làm lời động viên nào.” Augustus trêu, và ba của hắn có vẻ hơi khó chịu, nhưng Gus đã đến ôm cổ ba mình và nói. “Con chỉ đùa thôi mà ba. Con rất thích mấy lời động viên đó, thật mà. Con chỉ không thích thừa nhận điều đó bởi giờ con là thiếu niên rồi.” Ba hắn trợn tròn mắt.
“Cháu ở lại ăn tối với nhà bác chứ?” mẹ hắn khấp khởi hỏi. Dáng bà nhỏ nhắn, da ngăm ngăm và có phần rụt rè.
“Dạ, chắc được ạ.” Tôi đáp. “Miễn sao là cháu về nhà trước mười giờ. Và cháu…, ừm, cháu không ăn được thịt.”
“Không sao, hai bác sẽ cuốn một số cuốn chay cho cháu.” Bà nói.
“Động vật quá dễ thương nên em không nỡ ăn à?” Gus tò mò hỏi.
“Tôi muốn giảm thiểu số lượng nạn nhân phải hy sinh vì tôi.” Tôi đáp.
Gus mở miệng định nói gì đấy, nhưng tự dưng im bặt.
Mẹ hắn phá tan sự im lặng. “Ồ, bác nghĩ ý tưởng đó rất hay đấy cháu!”
Họ nói chuyện với tôi thêm một chốc, kể đủ chuyện như món Bánh Ngô Trứ Danh của Nhà Waters ngon như thế nào và thật Không Nên Bỏ Lỡ, hay chuyện giờ giới nghiêm của Gus cũng là mười giờ tối, và họ tự nhiên thấy không tin cậy những bậc phụ huynh đặt lệnh giới nghiêm cho con mình hơn mười giờ, hay như hỏi tôi vẫn đi học chứ - “Hazel là sinh viên đại học đó,” Augustus xen vào – hay chuyện thời tiết tháng Ba đặc biệt đẹp và dễ chịu, hay chuyện vạn vật thay áo mới vào mùa xuân, nhưng họ tuyệt nhiên chẳng đả động đến chiếc bình ô-xy hay bệnh tình của tôi. Điều này tuy kỳ lạ nhưng thật tuyệt vời. Và sau đó Augustus xin phép: “Hazel và con sẽ xem phim V for Vendetta để bạn con có thể nhìn thấy hình bóng mình trong đó, trong số hàng ngàn cô nàng Natalie Portman.”
“Ừ, các con cứ tự nhiên dùng ti-vi ở phòng khách.” Ba hắn vui vẻ nói.
“Con định sẽ xem phim ở dưới tầng hầm.”
Ba hắn bật cười. “Có cố gắng đấy, nhưng phòng khách thôi.”
“Nhưng con muốn chỉ Hazel Grace xem tầng hầm.” Augustus khăng khăng.
“Cứ gọi là Hazel được rồi,” tôi nhắc.
“Vậy chỉ cho Hazel Được Rồi xem tầng hầm trước đi,” ba hắn nói tỉnh bơ. “Xong trở lên và xem phim ở phòng khách nhé.”
Augustus phồng má, đứng thẳng dậy, xoay hông và nhấc cái chân giả lên trước. “Được thôi,” hắn lầm bầm.
Tôi theo hắn xuống cầu thang trải thảm, và cả tầng hầm là một phòng ngủ rộng thênh thang. Một kệ gỗ cao ngang tầm mắt tôi bao quanh phòng, bên trên trưng bày vô số kỷ niệm chương bóng rổ: hàng chục chiếc cúp nhựa vàng thể hiện các vận động viên ở nhiều tư thế như đang nhảy lên đánh bóng, đang lừa bóng hay đang lên rổ ném bóng vào một bảng rổ vô hình. Còn có rất nhiều quả bóng rổ và giày thể thao có chữ ký các ngôi sao bóng rổ trên đó.
“Hồi đó anh có chơi bóng rổ,” hắn giải thích.
“Chắc anh chơi hay lắm.”
“Cũng không tồi, nhưng tất cả mấy đôi giày và bóng lưu niệm là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư đấy.” Hắn đi về phía ti-vi, nơi có một chồng đĩa DVD và trò chơi điện tử chất lên nhau thành hình một kim tự tháp, đoạn cúi xuống và chộp lấy đĩa V for Vendetta. “Anh giống một đứa trẻ da trắng chính hiệu sinh trưởng tại Indiana vậy,” hắn nói. “Kiểu như anh làm sống lại nghệ thuật nhảy ném tầm xa. Nhưng một ngày nọ khi đang tập ném bóng tự do – khi đang đứng ở vạch biên trên sân North Central tập ném bóng, đột nhiên anh tự hỏi sao mình có thể máy móc ném một vật hình cầu xuyên qua một vật hình xuyến trên bảng rổ. Đó thật là chuyện ngớ ngẩn nhất anh từng làm.”
“Tự nhiên anh liên tưởng đến mấy đứa con nít hay xỏ cái cọc hình trụ qua một lỗ tròn, và cứ nghịch đi nghịch lại trò đó hàng tháng liền cho đến khi thành thục, và bóng rổ thực chất chỉ là một phiên bản thể thao hơn của cái trò con nít ấy. Dù sao anh vẫn tiếp tục tập ném tự do trong một thời gian dài, kỷ lục của anh là ném lọt rổ tám mươi lần liên tục. Nhưng càng tập, anh càng thấy mình giống con nít hai tuổi. Và rồi vì một lý do khác, anh bắt đầu nghĩ đến các vận động viên chạy vượt rào. Em không sao chứ?”
Tôi đã ngồi xuống một góc trên chiếc giường lộn xộn của hắn. Không phải tôi đang gợi ý hay gì; chỉ đơn giản là tôi thường thấy mệt khi phải đứng nhiều. Tôi đã đứng ở phòng khách nhà hắn, rồi xuống cầu thang, rồi lại đứng tiếp dưới tầng hầm, tôi đã đứng khá nhiều và tôi không muốn mình ngã lăn ra xỉu. Tôi hơi giống tuýp phụ nữ thời Victoria – hay bị ngất xỉu. “Ổn rồi,” tôi nói. “Tôi vẫn đang nghe mà. Các vận động viên chạy vượt rào sao?”
“À, các vận động viên chạy vượt rào. Anh cũng không hiểu sao anh bắt đầu suy nghĩ về việc họ chạy đua và cứ phải nhảy qua các chướng ngại vật được đặt rất tùy hứng trên đường đua. Và anh tự hỏi liệu mấy tay vận động viên đó có bao giờ nghĩ, kiểu như là ‘Mình sẽ chạy nhanh hơn nếu tháo bỏ mấy cái chướng ngại vật cản đường này.’”
“Đấy là trước khi anh phát hiện ra bệnh tình của mình phải không?” Tôi hỏi.
“Ừ, cũng gần như thế.” Hắn lại cười nửa miệng. “Cái ngày anh quá ngán ngẩm với trò ném tự do cũng chính là ngày cuối cùng anh còn đủ hai chân. Anh có một ngày cuối tuần từ khi họ lên lịch giải phẫu và khi ca mổ thực sự diễn ra. Anh chỉ có ý niệm lờ mờ như thế về những gì Isaac đang trải nghiệm.”
Tôi gật đầu. Tôi thích Augustus Waters. Tôi thực sự, thực sự, thực sự thích anh ấy. Tôi thích anh vì cách anh kết thúc câu chuyện của mình bằng cách đề cập đến một người khác. Tôi thích anh vì chất giọng trầm ấm. Tôi thích anh vì anh là một giáo sư thực thụ trong Bộ môn Cười Nhếch Miệng, ngoài ra còn kiêm thêm Bộ môn Sở Hữu Giọng Nói Khiến Da Tôi Có Cảm Giác Hơn. Và tôi thích anh vì anh có hai tên gọi. Tôi luôn thích những người có hai tên gọi vì khi đó ta phải quyết định xem ta nên gọi họ bằng tên gì: anh Gus hay anh Augustus? Tôi thì lúc nào cũng chỉ được gọi là Hazel, độc nhất một tên Hazel.
“Anh có chị em gì không?” Tôi hỏi.
“Hả?” Anh đáp, có vẻ hơi phân tâm.
“Tại anh kể về chuyện ngắm mấy đứa nhóc chơi với nhau.”
“Ồ, à không. Anh có mấy cháu trai, con của mấy người chị cùng cha khác mẹ. Nhưng họ lớn tuổi hơn. Họ khoảng – BA ƠI, CHỊ JULIE VÀ CHỊ MARTHA BAO NHIÊU TUỔI VẬY?”
“Hai mươi tám!”
“Họ khoảng hai mươi tám tuổi. Sống ở Chicago. Cả hai đều đã kết hôn, với mấy tay luật sư hay nhân viên ngân hàng sành điệu, anh cũng không nhớ lắm. Thế em có anh chị em không?”
Tôi lắc đầu không có. “Vậy còn chuyện của em?” anh vừa hỏi vừa ngồi xuống bên cạnh, giữ một khoảng cách an toàn.
“Tôi kể rồi mà, tôi được chẩn đoán khi —”
“Không, không phải chuyện ung thư. Câu chuyện của chính em cơ, như sở thích, thú vui, đam mê, hay điều mê tín kỳ quặc nào đó, vân vân và vân vân.”
“Ừm,” tôi ậm ờ.
“Đừng nói với anh em thuộc nhóm đã trở thành nạn nhân của chính căn bệnh của mình nha. Anh biết rất nhiều người như thế, sống rất nhụt chí. Kiểu như bệnh ung thư là một ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, mà là ngành kinh doanh của thần chết. Nhưng chắc chắn em đã không đầu hàng quá sớm.”
Tôi thấy có lẽ mình cũng như thế thật. Tôi loay hoay tìm cách ‘xây dựng hình tượng’ trước Augustus Waters, lựa chọn những sở thích nhằm gây ấn tượng, và sau một khoảng im lặng, tôi nhận ra mình chẳng có gì thú vị cả. “Tôi chẳng có gì đặc biệt.”
“Anh phản đối ngay. Hãy nghĩ về việc em thích làm, việc đầu tiên hiện lên trong đầu em ấy.”
“Ừm. Đọc sách?”
“Em đọc những gì?”
“Tất cả mọi thứ. Từ tiểu thuyết lãng mạn ba xu đến siêu phẩm trứ danh, rồi cả thơ ca. Đủ mọi thể loại.”
“Thế em cũng làm thơ chứ?”
“Không. Tôi không làm thơ.”
“Đó, thấy chưa!” Augustus gần như hét lên. “Hazel Grace, em là thiếu nữ duy nhất ở nước Mỹ này thích đọc thơ hơn là làm thơ. Điều này cho anh biết thêm nhiều về em đấy. Có phải em đọc rất nhiều cuốn siêu phàm với chữ S viết hoa không?”
“Chắc vậy!”
“Cuốn sách yêu thích của em là gì?”
“Ừm,” tôi băn khoăn.
Cuốn sách yêu thích của tôi, xét trên diện rộng, là cuốn Nỗi đau tột cùng, nhưng tôi không muốn nói với ai về nó. Đôi khi, bạn đọc một cuốn sách và nó truyền một nguồn cảm hứng nhiệt thành mạnh mẽ đến mức bạn bị thuyết phục rằng thế giới đang bị chia cắt này sẽ không bao giờ hòa hợp được với nhau trừ khi và chỉ khi toàn thể nhân loại đều đọc cuốn sách đó. Và cũng có những cuốn sách như Nỗi đau tột cùng, những cuốn sách rất đặc biệt, rất hiếm hoi và rất riêng đến mức nếu giới thiệu nó và chia sẻ cảm giác yêu thích của mình cho người khác thì chẳng khác gì phản bội cả.
Nó thậm chí không hẳn là một cuốn sách quá hay; chỉ là tác giả của nó, nhà văn Peter Van Houten, dường như thấu hiểu tôi một cách kỳ lạ và không tưởng. Nỗi đau tột cùng là cuốn sách của riêng tôi, giống như cơ thể của tôi là cơ thể của riêng tôi và suy nghĩ của tôi là suy nghĩ của riêng tôi vậy.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nói với Augustus. “Cuốn sách yêu thích của tôi có lẽ là cuốn Nỗi đau tột cùng,” tôi đáp.
“Nó có viết về xác sống không?” anh hỏi.
“Không,” tôi trả lời.
“Hay xung kích quân?”
Tôi lắc đầu, “Nó không phải thể loại đó.”
Anh mỉm cười. “Anh sẽ đọc cuốn sách kinh khủng có tiêu đề chán ngắt mà lại không viết về xung kích quân này,” anh hứa, và ngay lập tức tôi cảm thấy mình không nên kể với anh về cuốn sách đó. Augustus xoay người về phía chồng sách bên dưới chiếc bàn cạnh giường. Anh chộp lấy một cuốn sách và một cây bút. Vừa viết nguệch ngoạc lên trang bìa của cuốn sách, anh vừa nói, “Đổi lại anh chỉ yêu cầu em một điều thôi – hãy đọc phiên bản tiểu thuyết xuất sắc và đầy ám ảnh của trò chơi điện tử yêu thích của anh.” Anh chìa quyển truyện về phía tôi, tựa nó là Cái giá của Bình minh. Tôi cười và cầm lấy. Tay chúng tôi chạm nhau và sau đó anh nắm lấy tay tôi. “Lạnh vậy,” anh thốt lên, ấn một ngón tay lên cổ tay xanh xao của tôi.
“Không lạnh như khi bị suy hô hấp,” tôi bảo.
“Anh thích khi em dùng ngôn ngữ y học với anh,” anh nói rồi đứng dậy, kéo tôi lên theo và không thả tay tôi cho đến khi chúng tôi ra đến cầu thang.
…
Chúng tôi ngồi cách nhau chừng một gang trên ghế xô-pha và cùng xem phim. Tôi đã hành động như nữ sinh trung học, đó là đặt hờ tay mình ở giữa hai chúng tôi, để anh biết có thể nắm tay tôi, nhưng anh chẳng buồn để ý. Xem độ một giờ thì ba mẹ của Augustus mang món bánh ngô ra. Chúng tôi ăn ngay trên ghế xô-pha và mấy cuốn bánh khá ngon.
Bộ phim kể về một người anh hùng đeo mặt nạ đã hy sinh anh dũng cho Natalie Portman, một cô nàng sống phóng khoáng, khá nóng bỏng và không có bất cứ vẻ gì gọi là hao hao với khuôn mặt sưng húp vì thuốc của tôi cả.
Khi phim đang chiếu, anh hỏi, “Phim hay, đúng không?”
“Cũng hay,” tôi đồng tình. Mặc dù thực sự thì nó chẳng hay tẹo nào. Đó là một bộ phim dành cho con trai. Tôi không biết tại sao con trai lại hy vọng con gái chúng tôi thích xem phim của con trai. Chúng tôi chẳng bao giờ mong họ thích phim của con gái cả. “Tôi nên về nhà. Sáng mai tôi có lớp,” tôi nói.
Tôi ngồi trên ghế xô-pha trong lúc Augustus lục tìm chìa khóa xe. Mẹ anh ngồi xuống bên cạnh tôi và bảo: “Bác rất thích câu này, cháu thích không?” Tôi đoán do mình đã nhìn về phía Lời Động Viên đính trên ti-vi, trên đó có hình một thiên thần cùng với câu ‘Nếu không có nỗi đau, làm sao chúng ta cảm thụ được niềm vui?’
(Đây là một lập luận cũ rích trong lĩnh vực Suy Ngẫm Về Sự Đau Khổ. Và sự ngớ ngẩn cũng như thiếu tinh tế của nó có thể còn được soi xét trong nhiều thế kỷ nữa, nhưng chỉ cần nói rằng sự tồn tại của bông cải xanh không thể nào ảnh hưởng đến hương vị của sô-cô-la là đủ rồi). “Vâng ạ,” tôi đáp. “Một câu rất hay.”
Tôi lái xe Augustus về nhà, và anh ngồi bên cạnh nghịch máy móc. Anh bật bài hát yêu thích của một ban nhạc mang tên The Hectic Glow. Nhạc khá hay, nhưng vì chưa từng nghe qua nên với tôi chúng không hay như anh nói. Thỉnh thoảng tôi liếc nhìn anh, đúng hơn là nhìn khúc chân giả và tự hỏi mang chân giả thì như thế nào. Tôi không muốn quan tâm đến chuyện giả - thật, nhưng quả thật tôi khá băn khoăn. Có thể anh cũng quan tâm đến bình ô-xy của tôi. Hội chứng của bệnh tật. Tôi vỡ ra điều này từ lâu, và tôi nghi Augustus cũng thế.
Khi tôi dừng xe phía ngoài nhà mình, Augustus tắt nhạc. Không khí trong xe tự nhiên đặc quánh. Có thể anh đang nghĩ đến việc hôn tôi, và tôi hiển nhiên đang nghĩ đến việc hôn anh. Chợt tự hỏi liệu tôi có thực sự muốn vậy không. Tôi từng được hôn nhưng chuyện cũng lâu rồi, từ trước khi Phép màu xảy ra.
Tôi đưa xe vào bãi đậu và nhìn qua anh. Anh thật xinh đẹp. Tôi biết không ai dành lời khen xinh đẹp cho phái khỏe cả, nhưng anh thì khác.
“Hazel Grace,” anh cất lời, tên tôi nghe thật lạ và hay làm sao qua chất giọng trầm của anh. “Thật sự anh rất vui khi quen em.”
“Tôi cũng vậy, ngài Waters ạ,” tôi đáp, ngại ngùng tránh nhìn vào mắt anh. Tôi không thể đối diện với tia nhìn mãnh liệt từ đôi mắt xanh biếc ấy.
“Anh có thể gặp em nữa không?” anh hỏi. Có một sự căng thẳng đáng yêu trong giọng nói của anh.
Tôi mỉm cười. “Được mà.”
“Ngày mai nhé?” anh hỏi ướm.
“Kiên nhẫn đi nào, anh chàng bộp chộp,” tôi khuyên. “Hẳn anh không muốn mình có vẻ quá háo hức đấy chứ?”
“Phải, đó là lý do tại sao anh hẹn ngày mai,” anh đáp tỉnh bơ. “Anh muốn gặp em lần nữa ngay tối nay kìa. Nhưng anh sẵn sàng chờ đợi suốt đêm nay và cả ngày mai.” Tôi trợn tròn mắt. “Anh nói nghiêm túc đó,” anh bảo.
“Anh thậm chí không biết tôi,” tôi nói. Tôi chộp lấy quyển truyện và lí lắc hỏi: “Hay tôi sẽ gọi anh khi đọc hết quyển này nhé?”
“Nhưng em còn chưa có số điện thoại của anh mà,” anh đáp.
“Tôi tin là anh đã viết nó trong quyển truyện này rồi.”
Anh nở một nụ cười ngớ ngẩn. “Vậy mà em bảo là chúng ta không biết nhau.”
Chúng tôi đi khoảng một dặm trong im lặng trước khi Augustus thú nhận: “Anh thi lấy bằng lái rớt ba lần rồi đó.”
“Anh không cần nói đâu.”
Hắn cười, gật đầu: “Ừ, anh không hề thấy áp lực trong chiếc Prosty cũ, và anh cũng không thể học lái xe bằng chân trái. Bác sĩ bảo hầu hết những người tàn tật thì có thể lái xe mà không gặp trở ngại gì nhưng riêng anh thì… Dù sao thì anh đã thi bằng lái lần thứ tư, và anh vẫn lái y như vầy.” Cách nửa dặm trước mặt chúng tôi, đèn đường chuyển sang màu đỏ. Augustus đạp mạnh phanh, hất tôi văng ra phía trước đến nỗi dây an toàn tạo thành một góc tam giác. “Xin lỗi em. Anh xin thề trước Chúa là anh đang rất cố gắng lái xe nhẹ nhàng. À, trở lại câu chuyện thi bằng lái, đến cuối buổi thi anh cứ đinh ninh là mình lại rớt lần nữa. Nhưng không ngờ ông hướng dẫn lại nói: “Tuy ngồi xe em lái chẳng dễ chịu tí nào, nhưng về mặt kỹ thuật thì không đến nỗi thiếu an toàn.”
“Tôi không đồng ý lắm,” tôi thản nhiên nói. “Tôi nghi ngờ đó là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư.” Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư là những quyền hạn nho nhỏ mà trẻ ung thư được nhận trong khi trẻ bình thường sẽ không có, chẳng hạn như được tặng mấy quả bóng rổ có chữ ký của các ngôi sao thể thao, được nộp bài tập về nhà muộn mà không bị quở phạt, hay thậm chí không thi mà vẫn được cấp giấy phép lái xe, v.v.
“Ừ, có lẽ thế.” Hắn đáp. Đèn chuyển sang màu xanh. Tôi ghì người xuống ghế, chuẩn bị tinh thần. Augustus nhấn ga.
“Anh có biết đến cần điều khiển bằng tay dành cho những người không thể sử dụng chân không?” Tôi mách nước.
“Ừ, anh biết.” Hắn đáp. “Chắc một ngày nào đó anh sẽ thử.” Hắn thở dài, khiến tôi tự hỏi liệu hắn có tự tin về một ngày nào đó không. Tôi biết u xương ác tính có khả năng chữa trị rất cao, nhưng biết đâu đấy.
Có một số cách để biết được xem người ta sẽ sống thêm khoảng bao lâu mà không cần hỏi thẳng. Tôi dùng cách cổ điển: “Vậy anh vẫn đi học chứ?” Nói chung, các bậc phụ huynh sẽ rút học bạ của bạn vào lúc họ không còn hy vọng bạn sẽ sống lâu nữa.
“Ừ, anh còn đi học.” Hắn đáp. “Ở trường North Central. Dù trễ một năm, anh đang học năm hai, còn em?”
Tôi nghĩ đến chuyện nói dối. Chẳng ai thích chơi với một người sắp chết cả. Nhưng cuối cùng tôi nói sự thật: “Không, Ba Mẹ cho em nghỉ học cách đây ba năm.”
“Ba năm á?” Hắn hỏi lại, vẻ kinh ngạc.
Tôi bèn kể sơ cho Augustus nghe về phép màu của đời tôi: năm mười ba tuổi tôi được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp giai đoạn bốn. (Tôi đã không kể với hắn là kết quả chẩn đoán đến sau khi tôi bắt đầu có kinh lần đầu ba tháng. Giống như: Xin chúc mừng, bạn đã trở thành phụ nữ. Giờ thì, đi chết đi!) Và bệnh của tôi, theo lời các bác sĩ, là không chữa được.
Tôi đã trải qua một phẫu thuật có tên nạo hạch cổ tận gốc, cũng dễ chịu không kém gì tên gọi của nó. Tiếp theo là đến xạ trị. Sau đó, họ đã thử một số trị liệu hóa học cho các khối u phổi của tôi. Các khối u co lại, sau đó phát triển thêm. Lúc đó, tôi mười bốn tuổi. Phổi của tôi bắt đầu bị tràn dịch. Nhìn tôi lúc đó giống như sắp chết – tay chân sưng phù; da dẻ nứt nẻ; đôi môi lúc nào cũng tím xanh. Có một loại thuốc giúp bạn bớt sợ hãi về thực tế là bạn không hít thở bình thường, và tôi được tiêm rất nhiều loại thuốc này thông qua một ống thông nội tĩnh mạch PICC, và còn thêm hơn một chục loại thuốc khác. Nhưng ngay cả như vậy, thật khó chịu khi dịch tràn khắp phổi, nhất là cứ vài tháng tôi lại có cảm giác như phổi mình sắp chết đuối tới nơi. Cuối cùng tôi phải vào Phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì chứng viêm phổi. Khi đó, Mẹ tôi quỳ xuống bên giường, âu yếm hỏi: “Con sẵn sàng chưa, con yêu?” và tôi nói là mình đã sẵn sàng, còn Ba tôi thì lặp đi lặp lại hoài một câu “Ba thương con gái lắm!” bằng chất giọng không thể nghẹn ngào hơn, và tôi trấn an ông rằng tôi cũng thương ông nhiều lắm. Tất cả mọi người siết tay nhau, và tôi bắt đầu thở hổn hển, hai lá phổi của tôi co thắt trong tuyệt vọng, cố kéo tôi ra khỏi giường như muốn tiếp thêm không khí, và tôi vừa bối rối trước sự tuyệt vọng của hai lá phổi vừa kinh tởm sao chúng không đầu hàng số phận cho rồi, tôi nhớ Mẹ động viên tôi là mọi chuyện vẫn ổn, tôi sẽ không sao, và Ba tôi đã cố kiềm tiếng nức nở (nhưng một khi ông sụt sịt khóc thì cứ như cơn động đất, mà ông cũng hay khóc lắm). Và tôi nhớ là mình chỉ muốn nhắm mắt lại ngủ.
Mọi người cứ tưởng tôi xong đời rồi, nhưng Bác sĩ điều trị Maria đã cố hút dịch tràn trong phổi tôi ra và chẳng bao lâu sau thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi mà họ tiêm cho tôi bắt đầu phát huy tác dụng.
Tôi tỉnh lại và sớm chuyển sang liệu trình thử nghiệm, vốn nổi tiếng Vô Tác Dụng ở Vương Quốc Ung Thư. Loại thuốc này mang tên Phalanxifor, một phân tử hóa học được thiết kế để tự bám vào các tế bào ung thư và làm chậm quá trình phát triển của chúng. Thuốc này không có hiệu quả với 70 phần trăm số người dùng, nhưng nó hợp với tôi – khối u co lại.
Các khối u bị thu hẹp. Hoan hô Phalanxifor! Trong suốt mười tám tháng qua, các tế bào ung thư di căn trong phổi tôi hầu như không phát triển thêm. Và tuy chúng để lại di chứng là phổi tôi không hoạt động bình thường được nhưng ít ra, như bạn thấy đấy, tôi vẫn sống sót (không biết đến bao giờ!?) với sự hỗ trợ đắc lực của bình phun ô-xy và thuốc Phalanxifor mỗi ngày.
Phải thừa nhận rằng Phép màu Ung thư của tôi thực chất chỉ kéo dài thêm một chút thời gian (và tôi không biết một chút là bao lâu). Nhưng khi tôi kể cho Augustus Waters nghe, tôi đã vẽ một bức tranh màu hồng tươi sáng nhất trong khả năng của mình, khai thác những khía cạnh kỳ diệu tuyệt vời của phép màu đã xảy đến với mình.
“Vậy giờ em có trở lại trường học không?” Hắn hỏi thăm.
“Thực sự là không thể,” tôi giải thích, “bởi vì tôi đã lấy bằng Giáo dục đại cương GED rồi. Nên giờ tôi đang học ở trường MCC.” Đó là trường đại học cộng đồng của bang chúng tôi.
“Một nữ sinh viên.” Hắn gục gặc đầu. “Điều này giải thích cho lối nói chuyện cắc cớ của em.” Hắn nở nụ cười dương dương tự đắc cho cái phát hiện ấy. Tôi huých tay hắn, và cảm nhận được cơ bắp chắc nịch ngay dưới lớp da, săn chắc và nam tính cực kỳ.
Hắn đánh một cú cua gấp đến rít lốp xe vào một khu nhà có những bức tường cao khoảng hai thước rưỡi. Nhà hắn nằm ngay đầu dãy bên trái. Đó là một căn nhà thuộc địa cao hai tầng. Chiếc xe xóc một cú trước khi dừng ngay giữa lối vào nhà.
Tôi theo chân hắn vào nhà. Một tấm bảng gỗ treo trước cổng có khắc dòng chữ ‘Mái ấm là nơi trái tim ta luôn hướng về’, với nét chữ bay bướm. Và trong nhà cũng tràn ngập những câu cách ngôn. Câu ‘Bạn tốt khó tìm và cũng khó quên’ được thêu cầu kỳ trên chiếc gối kê lưng trong gian phòng khách được bày trí theo kiểu cổ điển. Augustus thấy tôi đang chăm chú đọc khắp nơi, bèn giải thích: “Ba mẹ anh gọi đó là Lời động viên tinh thần, và họ ghi chúng khắp nhà.”
Ba mẹ hắn gọi hắn là Gus. Họ đang làm món bánh ngô cuộn thịt, rau và nước xốt trong bếp, và tôi đọc thấy câu ‘Gia đình là mãi mãi’ được khắc tròn trịa trên một mảnh kính màu cạnh bồn rửa chén. Mẹ hắn đang gắp thịt gà bỏ vào bánh ngô còn ba hắn sẽ cuốn lại và đặt vào một chảo thủy tinh. Họ có vẻ không mấy ngạc nhiên trước sự hiện diện của tôi, cũng dễ hiểu thôi: Việc Augustus khiến tôi cảm thấy đặc biệt không có nghĩa là bản thân tôi đặc biệt. Biết đâu mỗi đêm hắn dẫn một cô về nhà cùng xem phim và giở trò với cô ấy.
“Đây là bạn Hazel Grace.” Hắn lên tiếng giới thiệu.
“Gọi cháu là ‘Hazel’ được rồi ạ.” Tôi nói.
“Cháu khỏe không, Hazel?” Ba của Gus hỏi thăm. Ông cao gần bằng Gus và gầy hơn so với những phụ huynh ở độ tuổi của ông.
“Dạ cháu cũng ổn, bác,” tôi đáp.
“Hội Tương Trợ của Isaac vui không con?”
“Cũng là lạ.” Gus trả lời.
“Con chỉ giỏi nói xấu thôi,” mẹ hắn nói, “Hazel, cháu thích hội đó chứ?”
Tôi ngần ngừ một giây, cố nghĩ xem câu trả lời của mình nên làm vui lòng Augustus hay ba mẹ của hắn. Cuối cùng tôi nói chung chung: “Đa số mọi người trong nhóm rất dễ thương.”
“Đó cũng chính là cảm nhận của hai bác về mấy gia đình trong bệnh viện Memorial vào khoảng thời gian hai bác căng thẳng nhất với bệnh tình của Gus,” ba hắn nói. “Mọi người đều rất tử tế. Mạnh mẽ nữa. Trong những ngày đen tối nhất, Chúa sẽ mang đến cho ta những người bạn chân thành nhất.”
“Ồ, ba mau đưa con một cái gối cũ cùng mấy cuộn chỉ để con thêu câu này làm lời động viên nào.” Augustus trêu, và ba của hắn có vẻ hơi khó chịu, nhưng Gus đã đến ôm cổ ba mình và nói. “Con chỉ đùa thôi mà ba. Con rất thích mấy lời động viên đó, thật mà. Con chỉ không thích thừa nhận điều đó bởi giờ con là thiếu niên rồi.” Ba hắn trợn tròn mắt.
“Cháu ở lại ăn tối với nhà bác chứ?” mẹ hắn khấp khởi hỏi. Dáng bà nhỏ nhắn, da ngăm ngăm và có phần rụt rè.
“Dạ, chắc được ạ.” Tôi đáp. “Miễn sao là cháu về nhà trước mười giờ. Và cháu…, ừm, cháu không ăn được thịt.”
“Không sao, hai bác sẽ cuốn một số cuốn chay cho cháu.” Bà nói.
“Động vật quá dễ thương nên em không nỡ ăn à?” Gus tò mò hỏi.
“Tôi muốn giảm thiểu số lượng nạn nhân phải hy sinh vì tôi.” Tôi đáp.
Gus mở miệng định nói gì đấy, nhưng tự dưng im bặt.
Mẹ hắn phá tan sự im lặng. “Ồ, bác nghĩ ý tưởng đó rất hay đấy cháu!”
Họ nói chuyện với tôi thêm một chốc, kể đủ chuyện như món Bánh Ngô Trứ Danh của Nhà Waters ngon như thế nào và thật Không Nên Bỏ Lỡ, hay chuyện giờ giới nghiêm của Gus cũng là mười giờ tối, và họ tự nhiên thấy không tin cậy những bậc phụ huynh đặt lệnh giới nghiêm cho con mình hơn mười giờ, hay như hỏi tôi vẫn đi học chứ - “Hazel là sinh viên đại học đó,” Augustus xen vào – hay chuyện thời tiết tháng Ba đặc biệt đẹp và dễ chịu, hay chuyện vạn vật thay áo mới vào mùa xuân, nhưng họ tuyệt nhiên chẳng đả động đến chiếc bình ô-xy hay bệnh tình của tôi. Điều này tuy kỳ lạ nhưng thật tuyệt vời. Và sau đó Augustus xin phép: “Hazel và con sẽ xem phim V for Vendetta để bạn con có thể nhìn thấy hình bóng mình trong đó, trong số hàng ngàn cô nàng Natalie Portman.”
“Ừ, các con cứ tự nhiên dùng ti-vi ở phòng khách.” Ba hắn vui vẻ nói.
“Con định sẽ xem phim ở dưới tầng hầm.”
Ba hắn bật cười. “Có cố gắng đấy, nhưng phòng khách thôi.”
“Nhưng con muốn chỉ Hazel Grace xem tầng hầm.” Augustus khăng khăng.
“Cứ gọi là Hazel được rồi,” tôi nhắc.
“Vậy chỉ cho Hazel Được Rồi xem tầng hầm trước đi,” ba hắn nói tỉnh bơ. “Xong trở lên và xem phim ở phòng khách nhé.”
Augustus phồng má, đứng thẳng dậy, xoay hông và nhấc cái chân giả lên trước. “Được thôi,” hắn lầm bầm.
Tôi theo hắn xuống cầu thang trải thảm, và cả tầng hầm là một phòng ngủ rộng thênh thang. Một kệ gỗ cao ngang tầm mắt tôi bao quanh phòng, bên trên trưng bày vô số kỷ niệm chương bóng rổ: hàng chục chiếc cúp nhựa vàng thể hiện các vận động viên ở nhiều tư thế như đang nhảy lên đánh bóng, đang lừa bóng hay đang lên rổ ném bóng vào một bảng rổ vô hình. Còn có rất nhiều quả bóng rổ và giày thể thao có chữ ký các ngôi sao bóng rổ trên đó.
“Hồi đó anh có chơi bóng rổ,” hắn giải thích.
“Chắc anh chơi hay lắm.”
“Cũng không tồi, nhưng tất cả mấy đôi giày và bóng lưu niệm là Đặc Quyền dành cho Bệnh Nhân Ung Thư đấy.” Hắn đi về phía ti-vi, nơi có một chồng đĩa DVD và trò chơi điện tử chất lên nhau thành hình một kim tự tháp, đoạn cúi xuống và chộp lấy đĩa V for Vendetta. “Anh giống một đứa trẻ da trắng chính hiệu sinh trưởng tại Indiana vậy,” hắn nói. “Kiểu như anh làm sống lại nghệ thuật nhảy ném tầm xa. Nhưng một ngày nọ khi đang tập ném bóng tự do – khi đang đứng ở vạch biên trên sân North Central tập ném bóng, đột nhiên anh tự hỏi sao mình có thể máy móc ném một vật hình cầu xuyên qua một vật hình xuyến trên bảng rổ. Đó thật là chuyện ngớ ngẩn nhất anh từng làm.”
“Tự nhiên anh liên tưởng đến mấy đứa con nít hay xỏ cái cọc hình trụ qua một lỗ tròn, và cứ nghịch đi nghịch lại trò đó hàng tháng liền cho đến khi thành thục, và bóng rổ thực chất chỉ là một phiên bản thể thao hơn của cái trò con nít ấy. Dù sao anh vẫn tiếp tục tập ném tự do trong một thời gian dài, kỷ lục của anh là ném lọt rổ tám mươi lần liên tục. Nhưng càng tập, anh càng thấy mình giống con nít hai tuổi. Và rồi vì một lý do khác, anh bắt đầu nghĩ đến các vận động viên chạy vượt rào. Em không sao chứ?”
Tôi đã ngồi xuống một góc trên chiếc giường lộn xộn của hắn. Không phải tôi đang gợi ý hay gì; chỉ đơn giản là tôi thường thấy mệt khi phải đứng nhiều. Tôi đã đứng ở phòng khách nhà hắn, rồi xuống cầu thang, rồi lại đứng tiếp dưới tầng hầm, tôi đã đứng khá nhiều và tôi không muốn mình ngã lăn ra xỉu. Tôi hơi giống tuýp phụ nữ thời Victoria – hay bị ngất xỉu. “Ổn rồi,” tôi nói. “Tôi vẫn đang nghe mà. Các vận động viên chạy vượt rào sao?”
“À, các vận động viên chạy vượt rào. Anh cũng không hiểu sao anh bắt đầu suy nghĩ về việc họ chạy đua và cứ phải nhảy qua các chướng ngại vật được đặt rất tùy hứng trên đường đua. Và anh tự hỏi liệu mấy tay vận động viên đó có bao giờ nghĩ, kiểu như là ‘Mình sẽ chạy nhanh hơn nếu tháo bỏ mấy cái chướng ngại vật cản đường này.’”
“Đấy là trước khi anh phát hiện ra bệnh tình của mình phải không?” Tôi hỏi.
“Ừ, cũng gần như thế.” Hắn lại cười nửa miệng. “Cái ngày anh quá ngán ngẩm với trò ném tự do cũng chính là ngày cuối cùng anh còn đủ hai chân. Anh có một ngày cuối tuần từ khi họ lên lịch giải phẫu và khi ca mổ thực sự diễn ra. Anh chỉ có ý niệm lờ mờ như thế về những gì Isaac đang trải nghiệm.”
Tôi gật đầu. Tôi thích Augustus Waters. Tôi thực sự, thực sự, thực sự thích anh ấy. Tôi thích anh vì cách anh kết thúc câu chuyện của mình bằng cách đề cập đến một người khác. Tôi thích anh vì chất giọng trầm ấm. Tôi thích anh vì anh là một giáo sư thực thụ trong Bộ môn Cười Nhếch Miệng, ngoài ra còn kiêm thêm Bộ môn Sở Hữu Giọng Nói Khiến Da Tôi Có Cảm Giác Hơn. Và tôi thích anh vì anh có hai tên gọi. Tôi luôn thích những người có hai tên gọi vì khi đó ta phải quyết định xem ta nên gọi họ bằng tên gì: anh Gus hay anh Augustus? Tôi thì lúc nào cũng chỉ được gọi là Hazel, độc nhất một tên Hazel.
“Anh có chị em gì không?” Tôi hỏi.
“Hả?” Anh đáp, có vẻ hơi phân tâm.
“Tại anh kể về chuyện ngắm mấy đứa nhóc chơi với nhau.”
“Ồ, à không. Anh có mấy cháu trai, con của mấy người chị cùng cha khác mẹ. Nhưng họ lớn tuổi hơn. Họ khoảng – BA ƠI, CHỊ JULIE VÀ CHỊ MARTHA BAO NHIÊU TUỔI VẬY?”
“Hai mươi tám!”
“Họ khoảng hai mươi tám tuổi. Sống ở Chicago. Cả hai đều đã kết hôn, với mấy tay luật sư hay nhân viên ngân hàng sành điệu, anh cũng không nhớ lắm. Thế em có anh chị em không?”
Tôi lắc đầu không có. “Vậy còn chuyện của em?” anh vừa hỏi vừa ngồi xuống bên cạnh, giữ một khoảng cách an toàn.
“Tôi kể rồi mà, tôi được chẩn đoán khi —”
“Không, không phải chuyện ung thư. Câu chuyện của chính em cơ, như sở thích, thú vui, đam mê, hay điều mê tín kỳ quặc nào đó, vân vân và vân vân.”
“Ừm,” tôi ậm ờ.
“Đừng nói với anh em thuộc nhóm đã trở thành nạn nhân của chính căn bệnh của mình nha. Anh biết rất nhiều người như thế, sống rất nhụt chí. Kiểu như bệnh ung thư là một ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, mà là ngành kinh doanh của thần chết. Nhưng chắc chắn em đã không đầu hàng quá sớm.”
Tôi thấy có lẽ mình cũng như thế thật. Tôi loay hoay tìm cách ‘xây dựng hình tượng’ trước Augustus Waters, lựa chọn những sở thích nhằm gây ấn tượng, và sau một khoảng im lặng, tôi nhận ra mình chẳng có gì thú vị cả. “Tôi chẳng có gì đặc biệt.”
“Anh phản đối ngay. Hãy nghĩ về việc em thích làm, việc đầu tiên hiện lên trong đầu em ấy.”
“Ừm. Đọc sách?”
“Em đọc những gì?”
“Tất cả mọi thứ. Từ tiểu thuyết lãng mạn ba xu đến siêu phẩm trứ danh, rồi cả thơ ca. Đủ mọi thể loại.”
“Thế em cũng làm thơ chứ?”
“Không. Tôi không làm thơ.”
“Đó, thấy chưa!” Augustus gần như hét lên. “Hazel Grace, em là thiếu nữ duy nhất ở nước Mỹ này thích đọc thơ hơn là làm thơ. Điều này cho anh biết thêm nhiều về em đấy. Có phải em đọc rất nhiều cuốn siêu phàm với chữ S viết hoa không?”
“Chắc vậy!”
“Cuốn sách yêu thích của em là gì?”
“Ừm,” tôi băn khoăn.
Cuốn sách yêu thích của tôi, xét trên diện rộng, là cuốn Nỗi đau tột cùng, nhưng tôi không muốn nói với ai về nó. Đôi khi, bạn đọc một cuốn sách và nó truyền một nguồn cảm hứng nhiệt thành mạnh mẽ đến mức bạn bị thuyết phục rằng thế giới đang bị chia cắt này sẽ không bao giờ hòa hợp được với nhau trừ khi và chỉ khi toàn thể nhân loại đều đọc cuốn sách đó. Và cũng có những cuốn sách như Nỗi đau tột cùng, những cuốn sách rất đặc biệt, rất hiếm hoi và rất riêng đến mức nếu giới thiệu nó và chia sẻ cảm giác yêu thích của mình cho người khác thì chẳng khác gì phản bội cả.
Nó thậm chí không hẳn là một cuốn sách quá hay; chỉ là tác giả của nó, nhà văn Peter Van Houten, dường như thấu hiểu tôi một cách kỳ lạ và không tưởng. Nỗi đau tột cùng là cuốn sách của riêng tôi, giống như cơ thể của tôi là cơ thể của riêng tôi và suy nghĩ của tôi là suy nghĩ của riêng tôi vậy.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nói với Augustus. “Cuốn sách yêu thích của tôi có lẽ là cuốn Nỗi đau tột cùng,” tôi đáp.
“Nó có viết về xác sống không?” anh hỏi.
“Không,” tôi trả lời.
“Hay xung kích quân?”
Tôi lắc đầu, “Nó không phải thể loại đó.”
Anh mỉm cười. “Anh sẽ đọc cuốn sách kinh khủng có tiêu đề chán ngắt mà lại không viết về xung kích quân này,” anh hứa, và ngay lập tức tôi cảm thấy mình không nên kể với anh về cuốn sách đó. Augustus xoay người về phía chồng sách bên dưới chiếc bàn cạnh giường. Anh chộp lấy một cuốn sách và một cây bút. Vừa viết nguệch ngoạc lên trang bìa của cuốn sách, anh vừa nói, “Đổi lại anh chỉ yêu cầu em một điều thôi – hãy đọc phiên bản tiểu thuyết xuất sắc và đầy ám ảnh của trò chơi điện tử yêu thích của anh.” Anh chìa quyển truyện về phía tôi, tựa nó là Cái giá của Bình minh. Tôi cười và cầm lấy. Tay chúng tôi chạm nhau và sau đó anh nắm lấy tay tôi. “Lạnh vậy,” anh thốt lên, ấn một ngón tay lên cổ tay xanh xao của tôi.
“Không lạnh như khi bị suy hô hấp,” tôi bảo.
“Anh thích khi em dùng ngôn ngữ y học với anh,” anh nói rồi đứng dậy, kéo tôi lên theo và không thả tay tôi cho đến khi chúng tôi ra đến cầu thang.
…
Chúng tôi ngồi cách nhau chừng một gang trên ghế xô-pha và cùng xem phim. Tôi đã hành động như nữ sinh trung học, đó là đặt hờ tay mình ở giữa hai chúng tôi, để anh biết có thể nắm tay tôi, nhưng anh chẳng buồn để ý. Xem độ một giờ thì ba mẹ của Augustus mang món bánh ngô ra. Chúng tôi ăn ngay trên ghế xô-pha và mấy cuốn bánh khá ngon.
Bộ phim kể về một người anh hùng đeo mặt nạ đã hy sinh anh dũng cho Natalie Portman, một cô nàng sống phóng khoáng, khá nóng bỏng và không có bất cứ vẻ gì gọi là hao hao với khuôn mặt sưng húp vì thuốc của tôi cả.
Khi phim đang chiếu, anh hỏi, “Phim hay, đúng không?”
“Cũng hay,” tôi đồng tình. Mặc dù thực sự thì nó chẳng hay tẹo nào. Đó là một bộ phim dành cho con trai. Tôi không biết tại sao con trai lại hy vọng con gái chúng tôi thích xem phim của con trai. Chúng tôi chẳng bao giờ mong họ thích phim của con gái cả. “Tôi nên về nhà. Sáng mai tôi có lớp,” tôi nói.
Tôi ngồi trên ghế xô-pha trong lúc Augustus lục tìm chìa khóa xe. Mẹ anh ngồi xuống bên cạnh tôi và bảo: “Bác rất thích câu này, cháu thích không?” Tôi đoán do mình đã nhìn về phía Lời Động Viên đính trên ti-vi, trên đó có hình một thiên thần cùng với câu ‘Nếu không có nỗi đau, làm sao chúng ta cảm thụ được niềm vui?’
(Đây là một lập luận cũ rích trong lĩnh vực Suy Ngẫm Về Sự Đau Khổ. Và sự ngớ ngẩn cũng như thiếu tinh tế của nó có thể còn được soi xét trong nhiều thế kỷ nữa, nhưng chỉ cần nói rằng sự tồn tại của bông cải xanh không thể nào ảnh hưởng đến hương vị của sô-cô-la là đủ rồi). “Vâng ạ,” tôi đáp. “Một câu rất hay.”
Tôi lái xe Augustus về nhà, và anh ngồi bên cạnh nghịch máy móc. Anh bật bài hát yêu thích của một ban nhạc mang tên The Hectic Glow. Nhạc khá hay, nhưng vì chưa từng nghe qua nên với tôi chúng không hay như anh nói. Thỉnh thoảng tôi liếc nhìn anh, đúng hơn là nhìn khúc chân giả và tự hỏi mang chân giả thì như thế nào. Tôi không muốn quan tâm đến chuyện giả - thật, nhưng quả thật tôi khá băn khoăn. Có thể anh cũng quan tâm đến bình ô-xy của tôi. Hội chứng của bệnh tật. Tôi vỡ ra điều này từ lâu, và tôi nghi Augustus cũng thế.
Khi tôi dừng xe phía ngoài nhà mình, Augustus tắt nhạc. Không khí trong xe tự nhiên đặc quánh. Có thể anh đang nghĩ đến việc hôn tôi, và tôi hiển nhiên đang nghĩ đến việc hôn anh. Chợt tự hỏi liệu tôi có thực sự muốn vậy không. Tôi từng được hôn nhưng chuyện cũng lâu rồi, từ trước khi Phép màu xảy ra.
Tôi đưa xe vào bãi đậu và nhìn qua anh. Anh thật xinh đẹp. Tôi biết không ai dành lời khen xinh đẹp cho phái khỏe cả, nhưng anh thì khác.
“Hazel Grace,” anh cất lời, tên tôi nghe thật lạ và hay làm sao qua chất giọng trầm của anh. “Thật sự anh rất vui khi quen em.”
“Tôi cũng vậy, ngài Waters ạ,” tôi đáp, ngại ngùng tránh nhìn vào mắt anh. Tôi không thể đối diện với tia nhìn mãnh liệt từ đôi mắt xanh biếc ấy.
“Anh có thể gặp em nữa không?” anh hỏi. Có một sự căng thẳng đáng yêu trong giọng nói của anh.
Tôi mỉm cười. “Được mà.”
“Ngày mai nhé?” anh hỏi ướm.
“Kiên nhẫn đi nào, anh chàng bộp chộp,” tôi khuyên. “Hẳn anh không muốn mình có vẻ quá háo hức đấy chứ?”
“Phải, đó là lý do tại sao anh hẹn ngày mai,” anh đáp tỉnh bơ. “Anh muốn gặp em lần nữa ngay tối nay kìa. Nhưng anh sẵn sàng chờ đợi suốt đêm nay và cả ngày mai.” Tôi trợn tròn mắt. “Anh nói nghiêm túc đó,” anh bảo.
“Anh thậm chí không biết tôi,” tôi nói. Tôi chộp lấy quyển truyện và lí lắc hỏi: “Hay tôi sẽ gọi anh khi đọc hết quyển này nhé?”
“Nhưng em còn chưa có số điện thoại của anh mà,” anh đáp.
“Tôi tin là anh đã viết nó trong quyển truyện này rồi.”
Anh nở một nụ cười ngớ ngẩn. “Vậy mà em bảo là chúng ta không biết nhau.”
Tác giả :
John Green