Khi Hàng Rong Gặp Quản Lí Đô Thị
Chương 50: Phản hồi
Về đến nhà, chúng tôi đem tình huống cụ thể kể lại với bố mẹ một lần, bố tôi ủng hộ hai đứa về Bắc Kinh sớm, đêm hôm trước khi đi, mẹ mang cái túi tới tìm chúng tôi. Vừa vào phòng, mẹ đặt “bịch” cái túi xuống giường, sắc mặt lo lắng nói: “ Ngày mai quay lại Bắc Kinh rồi, cũng không có gì nhiều, hai đứa mang một ít quả hạch đào, hạt dưa này đi, về thì mang cho mẹ Đặng Thiệu ăn thử, quà quê nên sạch sẽ, tươi hơn thành phố nhiều.”
Đặng Thiệu ngồi xếp bằng trên giường, cười nói: “ Con cám ơn bác gái”
“Có gì mà phải cảm ơn, cũng có phải cái gì quý giá đâu chứ” Mẹ tôi giữ cửa mở ra, nhẹ giọng nói: “ Cũng muộn rồi, hai đứa đi ngủ sớm đi, đừng nghĩ nhiều.” Nói xong, mẹ khép cửa đi ra ngoài.
Tôi nằm bệt trên giường trước sau không phản ứng,hai tay gối sau đầu nghĩ về chuyện ngày mai.
Đặng Thiệu đem quả hạch bỏ qua một bên, xoay người nằm xuống cạnh tôi: “ Nghĩ gì thế? Mẹ em tới cũng không thèm dậy nói chuyện.”
Tôi xoay người nằm đối mặt với Đặng Thiệu, nhíu mày nói: “ Anh nói xem mai chúng mình đi rồi, sau này chuyện cũng không biết thế nào. Hay ngày mai tụi mình nói chuyện với bố mẹ luôn?”
“Thôi đừng” Đặng Thiệu ai thán nói: “ Nhà anh mới xảy giờ chuyện, giờ nói ra nhỡ bố mẹ em làm căng, vậy chúng mình làm sao xoay sở? Việc này tạm thời cứ hoãn lại đã, chờ một thời gian nữa thì nói.”
“Nhưng mà…” Tôi thoáng chần chừ, do dự nói: “ Em có chủ ý, không biết có nên thử không nữa.”
“Chủ ý gì?” Đặng Thiệu nhìn tôi chăm chú.
Tôi ngồi dậy: “ Chúng mình viết một lá thư, sáng mai trước khi đi để lại cho bố mẹ em, chuyện sau đó thế nào thì để ông trời quyết định, anh thấy sao?”
Đặng Thiệu thở dài một tiếng: “ Cũng không phải không được, nhưng anh nghĩ chuyện này nói trực tiếp vẫn hay hơn.”
“Được rồi mà, còn muốn nói trực tiếp, anh không sợ bố em nộ khí xung thiên cầm gậy đánh chết à? Mặc kệ thế nào, em quyết rồi, viết thư đi, là phúc thì không phải họa, là họa thì khó tránh.” Nói xong, tôi nằm lại lên giường nhắm mắt.
Mãi một lúc sau tôi với Đặng Thiệu không ai nói chuyện, chỉ có tiếng đồng hồ trên bàn chậm rãi kêu “tích tắc”
Không biết qua bao lâu, Đặng Thiệu từ giường ngồi dậy, xoay người lục lọi đống hành lí đã đóng gói cẩn thận. Tôi nghe tiếng động, mở to mắt hỏi: “ Anh tìm gì thế?”
Đặng Thiệu đưa lưng về phía tôi nói: “ Em muốn viết thư còn gì, anh tìm giấy bút.”
“Anh viết hay em viết?”
Đặng Thiệu cầm giấy bút nói: “ Đương nhiên là em viết, bố mẹ em cơ mà.”
Đầu tôi nhất thời muốn nổ tung, từ lúc tốt nghiệp cấp 2 tôi đã không còn viết thư nữa, nói không chừng bây giờ cầm đại một quyển sách, khéo có những chữ tôi còn không đọc nổi ấy.
Đặng Thiệu bê cái bàn nhỏ đặt lên giường, tôi anh dũng ngồi gần, run rẩy cầm bút, ngòi bút khẽ chạm vào trang giấy tôi liền chịu không nổi đặt xuống.
“Sao em không viết?” Đặng Thiệu nghi ngờ nhìn tôi.
Tôi buồn bã nói: “ Em cũng rất muốn viết, nhưng mà chẳng biết viết gì”
“Chậc, anh thấy thương cho cái độ ngốc của em rồi đấy,anh nói em viết được chưa?”
Tôi hớn hở nói: “ Cứ vậy đi, anh nói em viết.”
Đặng Thiệu suy nghĩ thật lâu, cuối cùng chậm rãi đọc ra từng chữ. Tôi dựa theo lời anh mà viết, từ nào không biết viết lại gọi Đặng Thiệu hướng dẫn. Cứ như thế, một lá thư mất mấy tiếng mới hoàn thành, đem thư bỏ vào phong bì xong, tôi tự dưng thấy thoải mái không nói nên lời, ngoài kia trời cũng hửng sáng.
Sáng sớm hôm sau, tôi và Đặng Thiệu đem hành lí đặt trước thềm nhà, cầm theo cả túi quả hạch của em. Lúc chuẩn bị tốt rồi thì mẹ cũng vừa làm bữa sáng, hai đứa ngồi vào bàn cúi đầu ăn, không dám ngẩng đầu lên nhìn nhau nửa cái.
“Hai đứa cãi nhau đấy à?” Mẹ tôi nghi ngờ.
Tôi giật mình tí nữa thì cắn vào lưỡi, ho khan vài tiếng rồi cười nói: “ Sao tụi con cãi nhau được, mẹ xem vẫn vui vẻ thế này mà?”
Mẹ tôi hơi nhíu mày, vẻ mặt nghi hoặc nói: “ Mẹ thấy hai đứa không chịu ngẩng đầu nói chuyện chỉ lo ăn, không giống bình thường tí nào.”
Thói quen quả là một điều đáng sợ, trong vô thức lại để lộ ra những gì mình yêu thích. Cứ đến lúc ăn cơm, Đặng Thiệu thường có thói quen gắp đồ ăn cho tôi, tôi cũng vui vẻ cười nói với anh. Bây giờ cả hai không ai ngẩng đầu nói một lời, khó trách mẹ tôi tưởng là cãi nhau.
“Người trẻ tuổi thỉnh thoảng gây lộn một chút cũng là bình thường, mà cứ kệ chúng nó” Bố tôi ngồi bàn bên cạnh hút thuốc, hít xong một hơi liền nói: “ Bao giờ đến Bắc Kinh nhớ gọi về cho bố mẹ.”
Tôi nói: “ Bố cứ yên tâm đi, tới Bắc Kinh con sẽ gọi báo ngay.”
Bố lườm tôi một cái, nhìn Đặng Thiệu ngồi một bên rầu rĩ cắm cúi ăn, giận dữ (?) nói: “ Đặng Thiệu à, chuyện trong nhà con đừng lo lắng quá, phải ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu, đừng tạo áp lực cho bản thân. Quay về Bắc Kinh rồi, nếu không xoay sở kịp cứ gọi Tiểu Lục sang giúp con nhớ chưa?”
Đặng Thiệu bấy giờ mới ngẩng đầu, hai mắt đong đầy hơi nước, cố kìm nén nói: “ Con biết rồi, cảm ơn bác trai.”
Đặng Thiệu như vậy tôi chưa từng gặp qua, trước giờ anh luôn thể hiện ra mặt kiên cường, mạnh mẽ để bao bọc tôi, bây giờ tôi mới hiểu, thì ra anh cũng giữ cho mình một mặt yếu ớt.
Tôi thò tay xuống bàn muốn nắm lấy tay anh, nhưng vừa mới vươn ra không hiểu sao lại lặng lẽ thu lại.
Ăn sáng xong, bố mẹ tiễn chúng tôi ra tới cửa thôn, mãi đến khi lên máy bay Đặng Thiệu cũng không nói một câu. Ánh mắt anh dại ra nhìn chăm chăm cửa sổ như là có tâm sự. Tôi bỗng cảm thấy oán hận chính mình sao lại vô dụng như thế, trước giờ đều là Đặng Thiệu bao bọc, che chở, an ủi, tiếp cho tôi dũng khí. Ấy vậy mà tôi chưa từng làm cho anh điều gì.
Lên máy bay Đặng Thiệu vẫn như trước nhìn ra cửa sổ, tôi vươn tay nắm lấy bàn tay anh, nhẹ giọng nói: “ Anh lo lắng à?”
Đặng Thiệu cười khẽ: “ Không sao, không cần lo cho anh.”
Đặng Thiệu nắm lấy tay tôi, tầm mắt vẫn hướng về cửa sổ. Dáng vẻ mất mát của anh này giống như con dao nhỏ lặng lẽ cứa vào lòng tôi.
“Bà xã, lúc chúng mình đi em để thư ở đâu?” Đặng Thiệu nhìn ra cửa sổ, nói.
Tôi nói: “ Đặt ở trên bàn ngoài sân sau, bao giờ mẹ vào dọn phòng sẽ thấy thôi.”
“Ừ” Đặng Thiệu ừ một tiếng rồi không nói gì nữa.
Hai giờ sau, chúng tôi về tới Bắc Kinh, thủ đô rộng lớn phồn hoa tựa như chẳng có chút tình người ấm lạnh, người tới như nước, kẻ đến người đi, giữa dòng người lướt qua nhau một cái, ngoảnh mặt đi đã thành người xa lạ.
Tới bây giờ, tôi mới hiểu lời Đặng Thiệu nói trước kia, thành phố không hẳn đã là tốt, so với nông thôn, nghèo bao nhiêu tình người ấm áp lại giàu bấy nhiêu.
Chúng tôi đánh xe tới bệnh viện, đứng ngoài phòng bệnh nhìn giương mặt Đặng Minh tái nhợt, thậm chí một kẻ vô tâm như tôi cũng cảm nhận được sinh mệnh mong manh ấy đang thoi thóp tồn tại nhờ vào thuốc và những dụng cụ y tế hiện đại. Nhớ lại trước kia, khi Đặng Minh và Đặng Thiệu giương cung bạt kiếm, trong lòng tôi cũng có chút không nói nên lời.
Đặng Thiệu nhìn vào phòng bệnh hồi lâu, xác định Đặng Minh không còn trong thời gian nguy hiểm nữa mới đưa tôi sang thăm mẹ.
Khi chúng tôi đẩy cửa phòng bệnh, mẹ anh ngồi dựa lên đầu giường, sắc mặt trắng bệch, hai bên thái dương bạc trắng. Trong nháy mắt, tôi thấy bà dường như già đi rất nhiều.
Ánh mắt bà trống rỗng nhìn chúng tôi, cố gắng gượng cười nói: “ Các con về đấy à?”
Đặng Thiệu gật đầu, kéo tôi ngồi xuống cạnh giường bệnh, hỏi: “ Từ Oánh đã trở lại chưa?”
(Cho bạn nào không nhớ, Từ Oánh là vợ Đặng Minh, chị dâu Đặng Thiệu nha.)
Nghe tới cái tên này, mẹ Đặng Thiệu không nhịn nổi cười giễu cợt: “ Cô ta và cái nhà này đã không còn quan hệ gì.” Mẹ Đặng Thiệu chỉ vào túi hồ sơ trên bàn.
(Là đơn li dị đó)
Đặng Thiệu nhìn thoáng qua tập hồ sơ, bình tĩnh nói: “ Con sớm đã nghĩ tới chỉ không ngờ nhanh như vậy.”
Mẹ Đặng Thiệu cười gượng.
Đặng Thiệu nói: “ Vậy tài sản bên tòa chia thế nào?”
“Cô ta chỉ lấy một ít thôi, chỗ còn lại để cho Đặng Minh và Tròn Tròn” Mẹ anh híp lại con mắt, nước mắt theo khóe mắt rơi xuống xuống những nếp nhăn trên mặt càng thêm rõ ràng.
Đặng Thiệu cười: “ Không có cô ta cũng tốt, sau này anh hai có thể gặp người tốt hơn. Còn Tròn Tròn, cứ để con và Tiểu Lục nuôi cũng được.”
Trong lòng tôi nhịn không được kinh ngạc nhưng ngoài mặt cũng không dám biểu lộ ra ý tứ gì.
Mẹ Đặng Thiệu nghe anh nói thế liền nhìn tôi, vẻ mặt như muốn trưng cầu ý kiến.
Tôi nơm nớp lo sợ nói: “ Mẹ cứ yên tâm, Tròn Tròn giao cho bọn con. Còn về anh Đặng Minh, chắc sẽ sớm tỉnh lại thôi.”
“Vậy vất vả cho hai đứa” Mẹ Đặng Thiệu xoay người nằm xuống giường, phất tay nói: “ Hai đứa vội thì cứ đi đi, mẹ nghỉ một lát.”
Tôi và Đặng Thiệu nghe thế cũng không đi, một tấc không rời nắm tay bà, cho đến khi bà bình yên chìm vào giấc ngủ.
“Một nhà hạnh phúc cứ như vậy mà tan vỡ” Mẹ Đặng Thiệu nói.
Đặng Thiệu ngồi xếp bằng trên giường, cười nói: “ Con cám ơn bác gái”
“Có gì mà phải cảm ơn, cũng có phải cái gì quý giá đâu chứ” Mẹ tôi giữ cửa mở ra, nhẹ giọng nói: “ Cũng muộn rồi, hai đứa đi ngủ sớm đi, đừng nghĩ nhiều.” Nói xong, mẹ khép cửa đi ra ngoài.
Tôi nằm bệt trên giường trước sau không phản ứng,hai tay gối sau đầu nghĩ về chuyện ngày mai.
Đặng Thiệu đem quả hạch bỏ qua một bên, xoay người nằm xuống cạnh tôi: “ Nghĩ gì thế? Mẹ em tới cũng không thèm dậy nói chuyện.”
Tôi xoay người nằm đối mặt với Đặng Thiệu, nhíu mày nói: “ Anh nói xem mai chúng mình đi rồi, sau này chuyện cũng không biết thế nào. Hay ngày mai tụi mình nói chuyện với bố mẹ luôn?”
“Thôi đừng” Đặng Thiệu ai thán nói: “ Nhà anh mới xảy giờ chuyện, giờ nói ra nhỡ bố mẹ em làm căng, vậy chúng mình làm sao xoay sở? Việc này tạm thời cứ hoãn lại đã, chờ một thời gian nữa thì nói.”
“Nhưng mà…” Tôi thoáng chần chừ, do dự nói: “ Em có chủ ý, không biết có nên thử không nữa.”
“Chủ ý gì?” Đặng Thiệu nhìn tôi chăm chú.
Tôi ngồi dậy: “ Chúng mình viết một lá thư, sáng mai trước khi đi để lại cho bố mẹ em, chuyện sau đó thế nào thì để ông trời quyết định, anh thấy sao?”
Đặng Thiệu thở dài một tiếng: “ Cũng không phải không được, nhưng anh nghĩ chuyện này nói trực tiếp vẫn hay hơn.”
“Được rồi mà, còn muốn nói trực tiếp, anh không sợ bố em nộ khí xung thiên cầm gậy đánh chết à? Mặc kệ thế nào, em quyết rồi, viết thư đi, là phúc thì không phải họa, là họa thì khó tránh.” Nói xong, tôi nằm lại lên giường nhắm mắt.
Mãi một lúc sau tôi với Đặng Thiệu không ai nói chuyện, chỉ có tiếng đồng hồ trên bàn chậm rãi kêu “tích tắc”
Không biết qua bao lâu, Đặng Thiệu từ giường ngồi dậy, xoay người lục lọi đống hành lí đã đóng gói cẩn thận. Tôi nghe tiếng động, mở to mắt hỏi: “ Anh tìm gì thế?”
Đặng Thiệu đưa lưng về phía tôi nói: “ Em muốn viết thư còn gì, anh tìm giấy bút.”
“Anh viết hay em viết?”
Đặng Thiệu cầm giấy bút nói: “ Đương nhiên là em viết, bố mẹ em cơ mà.”
Đầu tôi nhất thời muốn nổ tung, từ lúc tốt nghiệp cấp 2 tôi đã không còn viết thư nữa, nói không chừng bây giờ cầm đại một quyển sách, khéo có những chữ tôi còn không đọc nổi ấy.
Đặng Thiệu bê cái bàn nhỏ đặt lên giường, tôi anh dũng ngồi gần, run rẩy cầm bút, ngòi bút khẽ chạm vào trang giấy tôi liền chịu không nổi đặt xuống.
“Sao em không viết?” Đặng Thiệu nghi ngờ nhìn tôi.
Tôi buồn bã nói: “ Em cũng rất muốn viết, nhưng mà chẳng biết viết gì”
“Chậc, anh thấy thương cho cái độ ngốc của em rồi đấy,anh nói em viết được chưa?”
Tôi hớn hở nói: “ Cứ vậy đi, anh nói em viết.”
Đặng Thiệu suy nghĩ thật lâu, cuối cùng chậm rãi đọc ra từng chữ. Tôi dựa theo lời anh mà viết, từ nào không biết viết lại gọi Đặng Thiệu hướng dẫn. Cứ như thế, một lá thư mất mấy tiếng mới hoàn thành, đem thư bỏ vào phong bì xong, tôi tự dưng thấy thoải mái không nói nên lời, ngoài kia trời cũng hửng sáng.
Sáng sớm hôm sau, tôi và Đặng Thiệu đem hành lí đặt trước thềm nhà, cầm theo cả túi quả hạch của em. Lúc chuẩn bị tốt rồi thì mẹ cũng vừa làm bữa sáng, hai đứa ngồi vào bàn cúi đầu ăn, không dám ngẩng đầu lên nhìn nhau nửa cái.
“Hai đứa cãi nhau đấy à?” Mẹ tôi nghi ngờ.
Tôi giật mình tí nữa thì cắn vào lưỡi, ho khan vài tiếng rồi cười nói: “ Sao tụi con cãi nhau được, mẹ xem vẫn vui vẻ thế này mà?”
Mẹ tôi hơi nhíu mày, vẻ mặt nghi hoặc nói: “ Mẹ thấy hai đứa không chịu ngẩng đầu nói chuyện chỉ lo ăn, không giống bình thường tí nào.”
Thói quen quả là một điều đáng sợ, trong vô thức lại để lộ ra những gì mình yêu thích. Cứ đến lúc ăn cơm, Đặng Thiệu thường có thói quen gắp đồ ăn cho tôi, tôi cũng vui vẻ cười nói với anh. Bây giờ cả hai không ai ngẩng đầu nói một lời, khó trách mẹ tôi tưởng là cãi nhau.
“Người trẻ tuổi thỉnh thoảng gây lộn một chút cũng là bình thường, mà cứ kệ chúng nó” Bố tôi ngồi bàn bên cạnh hút thuốc, hít xong một hơi liền nói: “ Bao giờ đến Bắc Kinh nhớ gọi về cho bố mẹ.”
Tôi nói: “ Bố cứ yên tâm đi, tới Bắc Kinh con sẽ gọi báo ngay.”
Bố lườm tôi một cái, nhìn Đặng Thiệu ngồi một bên rầu rĩ cắm cúi ăn, giận dữ (?) nói: “ Đặng Thiệu à, chuyện trong nhà con đừng lo lắng quá, phải ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu, đừng tạo áp lực cho bản thân. Quay về Bắc Kinh rồi, nếu không xoay sở kịp cứ gọi Tiểu Lục sang giúp con nhớ chưa?”
Đặng Thiệu bấy giờ mới ngẩng đầu, hai mắt đong đầy hơi nước, cố kìm nén nói: “ Con biết rồi, cảm ơn bác trai.”
Đặng Thiệu như vậy tôi chưa từng gặp qua, trước giờ anh luôn thể hiện ra mặt kiên cường, mạnh mẽ để bao bọc tôi, bây giờ tôi mới hiểu, thì ra anh cũng giữ cho mình một mặt yếu ớt.
Tôi thò tay xuống bàn muốn nắm lấy tay anh, nhưng vừa mới vươn ra không hiểu sao lại lặng lẽ thu lại.
Ăn sáng xong, bố mẹ tiễn chúng tôi ra tới cửa thôn, mãi đến khi lên máy bay Đặng Thiệu cũng không nói một câu. Ánh mắt anh dại ra nhìn chăm chăm cửa sổ như là có tâm sự. Tôi bỗng cảm thấy oán hận chính mình sao lại vô dụng như thế, trước giờ đều là Đặng Thiệu bao bọc, che chở, an ủi, tiếp cho tôi dũng khí. Ấy vậy mà tôi chưa từng làm cho anh điều gì.
Lên máy bay Đặng Thiệu vẫn như trước nhìn ra cửa sổ, tôi vươn tay nắm lấy bàn tay anh, nhẹ giọng nói: “ Anh lo lắng à?”
Đặng Thiệu cười khẽ: “ Không sao, không cần lo cho anh.”
Đặng Thiệu nắm lấy tay tôi, tầm mắt vẫn hướng về cửa sổ. Dáng vẻ mất mát của anh này giống như con dao nhỏ lặng lẽ cứa vào lòng tôi.
“Bà xã, lúc chúng mình đi em để thư ở đâu?” Đặng Thiệu nhìn ra cửa sổ, nói.
Tôi nói: “ Đặt ở trên bàn ngoài sân sau, bao giờ mẹ vào dọn phòng sẽ thấy thôi.”
“Ừ” Đặng Thiệu ừ một tiếng rồi không nói gì nữa.
Hai giờ sau, chúng tôi về tới Bắc Kinh, thủ đô rộng lớn phồn hoa tựa như chẳng có chút tình người ấm lạnh, người tới như nước, kẻ đến người đi, giữa dòng người lướt qua nhau một cái, ngoảnh mặt đi đã thành người xa lạ.
Tới bây giờ, tôi mới hiểu lời Đặng Thiệu nói trước kia, thành phố không hẳn đã là tốt, so với nông thôn, nghèo bao nhiêu tình người ấm áp lại giàu bấy nhiêu.
Chúng tôi đánh xe tới bệnh viện, đứng ngoài phòng bệnh nhìn giương mặt Đặng Minh tái nhợt, thậm chí một kẻ vô tâm như tôi cũng cảm nhận được sinh mệnh mong manh ấy đang thoi thóp tồn tại nhờ vào thuốc và những dụng cụ y tế hiện đại. Nhớ lại trước kia, khi Đặng Minh và Đặng Thiệu giương cung bạt kiếm, trong lòng tôi cũng có chút không nói nên lời.
Đặng Thiệu nhìn vào phòng bệnh hồi lâu, xác định Đặng Minh không còn trong thời gian nguy hiểm nữa mới đưa tôi sang thăm mẹ.
Khi chúng tôi đẩy cửa phòng bệnh, mẹ anh ngồi dựa lên đầu giường, sắc mặt trắng bệch, hai bên thái dương bạc trắng. Trong nháy mắt, tôi thấy bà dường như già đi rất nhiều.
Ánh mắt bà trống rỗng nhìn chúng tôi, cố gắng gượng cười nói: “ Các con về đấy à?”
Đặng Thiệu gật đầu, kéo tôi ngồi xuống cạnh giường bệnh, hỏi: “ Từ Oánh đã trở lại chưa?”
(Cho bạn nào không nhớ, Từ Oánh là vợ Đặng Minh, chị dâu Đặng Thiệu nha.)
Nghe tới cái tên này, mẹ Đặng Thiệu không nhịn nổi cười giễu cợt: “ Cô ta và cái nhà này đã không còn quan hệ gì.” Mẹ Đặng Thiệu chỉ vào túi hồ sơ trên bàn.
(Là đơn li dị đó)
Đặng Thiệu nhìn thoáng qua tập hồ sơ, bình tĩnh nói: “ Con sớm đã nghĩ tới chỉ không ngờ nhanh như vậy.”
Mẹ Đặng Thiệu cười gượng.
Đặng Thiệu nói: “ Vậy tài sản bên tòa chia thế nào?”
“Cô ta chỉ lấy một ít thôi, chỗ còn lại để cho Đặng Minh và Tròn Tròn” Mẹ anh híp lại con mắt, nước mắt theo khóe mắt rơi xuống xuống những nếp nhăn trên mặt càng thêm rõ ràng.
Đặng Thiệu cười: “ Không có cô ta cũng tốt, sau này anh hai có thể gặp người tốt hơn. Còn Tròn Tròn, cứ để con và Tiểu Lục nuôi cũng được.”
Trong lòng tôi nhịn không được kinh ngạc nhưng ngoài mặt cũng không dám biểu lộ ra ý tứ gì.
Mẹ Đặng Thiệu nghe anh nói thế liền nhìn tôi, vẻ mặt như muốn trưng cầu ý kiến.
Tôi nơm nớp lo sợ nói: “ Mẹ cứ yên tâm, Tròn Tròn giao cho bọn con. Còn về anh Đặng Minh, chắc sẽ sớm tỉnh lại thôi.”
“Vậy vất vả cho hai đứa” Mẹ Đặng Thiệu xoay người nằm xuống giường, phất tay nói: “ Hai đứa vội thì cứ đi đi, mẹ nghỉ một lát.”
Tôi và Đặng Thiệu nghe thế cũng không đi, một tấc không rời nắm tay bà, cho đến khi bà bình yên chìm vào giấc ngủ.
“Một nhà hạnh phúc cứ như vậy mà tan vỡ” Mẹ Đặng Thiệu nói.
Tác giả :
Kinh Thành Nam Sủng