Khanh Vốn Phong Lưu
Chương 22: Tăng tú
Mấy ngày sau, đoàn xe vào Đô Thành.
Đô Thành này mới được lập khoảng ba bốn mươi năm. Hai bên đường đều là phủ đệ mới xây. Bởi vì đương kim bệ hạ thống trị có phương pháp, mười năm lại chưa gặp chiến tranh, trong thành người đến người đi, vô cùng hưng thịnh.
Kể từ sau khi gặp được Tứ điện hạ, Triệu Tuấn liền có dự tính buôn bán. Vì vậy y không đi tìm Ngũ điện hạ trước mà tìm một cái cớ, sau khi đuổi hạ nhân của Ngũ điện hạ, y mua một phủ đệ gần đây.
Tuy là Đô Thành nhưng phủ đệ ở đây không đắt, tuy vậy dưới sự thống trị của người Hồ, gian nhà nào cũng đơn giản thô lậu, thiếu vài phần tinh xảo và thoải mái.
Sau khi mua phủ đệ, Triệu Tuấn không còn nhiều tiền, càng không bằng anh bằng em.
Cho nên, hình như y cố ý dàn xếp, ra ngoài liên tiếp. Đầu tiên y cầu kiến Ngũ điện hạ, sau khi biết được Ngũ điện hạ có việc đi ra ngoài, y lại đi tìm Tứ điện hạ.
Y bận việc xã giao, lão người hầu đã đổi ngọc bội của Phùng Uyển lấy số tiền tương đương với giá trị hai mươi lăm mẫu đất, cũng mua phủ đệ mà nàng chỉ định. Nhắc tới cũng đúng dịp, gian nhà mà thương hộ Trương này bán có giá hai mươi mẫu ruộng tốt, đúng là cực hạn phu nhân cho phép.
“Phu nhân, đến rồi.”
Tăng lão thúc cất giọng khàn khàn. Ông nhìn bóng người trong ngõ hẻm phía trước, cười tươi để lộ rõ nếp nhăn trên mặt,”Phu nhân giỏi thật đấy, chưa từng gặp đã biết cháu trai của ta là một người đáng tin cậy. Ha ha, phu nhân người khoan hãy nói, Tú nhi của ta đây á, thật sự là một đại trượng phu.”
Tất nhiên nàng biết y là đại trượng phu.
Khóe miệng Phùng Uyển nhếch lên, nở nụ cười thật lòng, khẽ nói: “Chính là y sao?”
Tăng lão thúc vừa nhìn, nói luôn miệng: “Dạ, dạ, là nó đó.”
Đứng trong ngõ hẻm là một thanh niên cao ráo. Thanh niên này khoảng chừng hai mươi hai mốt tuổi, khuôn mặt góc cạnh, hai mắt sáng ngời có thần.
Đường nét ngũ quan y rõ ràng, vô cùng tuấn lãng. Đây là vẻ tuấn lãng khác với vẻ trắng trẻo đang thịnh hành thời bấy giờ. Màu da y rám nắng, tay chân thon dài mạnh mẽ, mái tóc dài đen nhánh tung bay theo gió. Nếu bên hông y có một thanh bội kiếm nữa, Phùng Uyển liền tin rằng, nói không chừng đại hiệp Quách Giải vang danh thiên hạ thời Hán cũng có dáng vẻ thế kia.
Nói cũng kì quái, rõ ràng một trượng phu nghiêm nghị hiên ngang như vậy, nhưng khi nhìn hai người Phùng Uyển ánh mắt lại vô cùng chan hòa và khoan dung. Đây là sự khoan hậu toát ra từ nội tâm, có thể khiến cho người ta thả lỏng theo bản năng.
Thấy Phùng Uyển, thanh niên bước đến.
Tiếng bước đi của y rất lớn, mỗi một bước đều hùng dũng mạnh mẽ. Đi tới trước mặt hai người, thanh niên thi lễ, gọi Tăng lão: “Thúc.” Sau đó quay sang nói với Phùng Uyển nói: “Tạ ơn phu nhân đã tin ta.”
Y đang tạ ơn thật lòng. Bất kể người ở thời đại nào, có thể tin một người khác vô điều kiện như vậy, chính là lời khẳng định và ngợi ca lớn nhất đối với y.
Cho nên, thanh niên ngẩng đầu lên lần nữa, ánh mắt nhìn Phùng Uyển còn có vẻ thân thiết và bình thản.
Phùng Uyển cũng đang nhìn y. Bốn mắt nhìn nhau, nàng tháo mũ sa của mình xuống, đôi mắt mỹ lệ thần bí ấy tràn ngập ý cười và sự ngưỡng mộ.
Nàng thật sự ngưỡng mộ y, một phu nhân quan viên như vậy lại ngưỡng mộ kẻ tiểu dân lỗ mãng như y.
Mới đầu thanh niên Tăng Tú ngẩn ra, thoáng cái y liền mỉm cười.
Nhìn y mỉm cười, Phùng Uyển cũng cười thản nhiên. Trong phút chốc này, giữa hai người có cảm giác hân hoan tâm đầu ý hợp.
Tăng Tú cười một tiếng, lộ ra hàm răng trắng như tuyết, nói: “Dù tóc có bạc thì vẫn còn trẻ,nghiêng ô rồi lại như xưa, cổ nhân nói cấm có sai bao giờ.”
Y lui về phía sau một bước, cúi đầu thi lễ với nàng, cất cao giọng: “Phu nhân có chuyện gì xin cứ việc sai bảo.”
Phùng Uyển mỉm cười nói: “Đúng là có chuyện.” Nàng khẽ nói: “Ngươi vào ở trong gian nhà này đi.” Nàng mím môi cười, rồi nói: “Nhưng mà những bằng hữu kia của ngươi, không phải tri kỉ thì không cần đưa về.”
Lời của nàng vẫn thân thiết và ngẫu hứng, hơn nữa còn nói theo giọng như tỷ tỷ nói chuyện đệ đệ. Nhìn dáng vẻ của nàng, Tăng Tú cao lớn không khỏi buồn bực.
Sau khi Phùng Uyển nói xong lời này, nhìn mặt trời rồi nói: “Nhân lúc còn chút thời gian, chúng ta đi xem gian nhà này đi.”
“Dạ.”
Vừa đi, Tăng Tú vẫn không nhịn được, hỏi: “Vì sao phu nhân lại tin ta?”
Phùng Uyển mỉm cười, cất lời giải thích: “Tất nhiên nghe nói quân là đại trượng phu.”
Tăng Tú nhíu mày, một hồi lâu y mới cười khổ, nói: “Hình như đại danh của ta chưa truyền được xa như vậy.”
Phùng Uyển cười khanh khách, nàng nhướng mày, nói: “Ai nói? Truyền không xa thì sao ta lại biết?”
Nàng leo lên xe ngựa, Tăng Tú liền nhảy lên bên cạnh Tăng lão thúc rồi ngồi xuống.
Khi xe ngựa chạy lộc cà lộc cộc, Tăng Tú chợt nói: “Mới một khắc đồng hồ đã nghe thấy phu nhân thở dài mấy lần. Chẳng lẽ phu nhân có tâm sự?”
Phùng Uyển ngẩn ra.
Không nghe thấy nàng trả lời, Tăng Tú quay đầu lại. Ngay tại khoảng khắc nhìn vào mắt y, Phùng Uyển vẫn luôn mỉm cười chợt rưng rưng nước mắt.
Nàng nhanh chóng quay đầu đi.
Kéo mũ sa đang đội thấp xuống dưới một chút, để nó che hết mặt mũi mình. Lúc này, Tăng Tú đưa tới một chiếc khăn tay, dịu dàng nói nhỏ, “Đừng buồn nữa.” Y hơi luống cuống.
Phùng Uyển cầm lấy khăn tay, nhẹ nhàng lau sạch, không lên tiếng nữa.
Một lúc lâu sau, xe ngựa rẽ vào một căn viện. Căn viện này có diện tích rất lớn, nhưng mà cỏ dại um tùm như rừng rậm nên mang vẻ cũ nát. Lớp rêu trên tảng đá tróc ra, còn có thể thấy được tường vây bị phá hủy, cái viện này đã xây quá lâu rồi.
Tăng lão thúc nhảy xuống xe ngựa, vừa buộc chặt dây cương ngựa vừa nói khẽ: “Phu nhân, gian nhà này cũ quá rồi, chỉ riêng sửa sang đã phải tốn không ít tiền của, thảo nào họ Trương này bán rẻ như vậy.”
Phùng Uyển gật đầu. Lúc này, Tăng Tú đã bước nhanh tới trước, mở đường cho họ.
Sau khi rẽ vài vòng, Phùng Uyển đi tới cái giếng trong viện.
Ở đây mọc lên một gốc cây nhãn to. Dưới tàng cây nhãn, còn có một miệng giếng khô cạn. Giống với phía ngoài kia, bụi cỏ dại cũng mọc ở đây.
Nhìn ra sau cây nhãn, nàng thấy một đống cả dại đang men tới bức tường vây, mắt Phùng Uyển sáng lên.
Nhanh thôi! Nàng thu lại tầm mắt, mỉm cười, nói: “Lão thúc, trước tiên nghỉ ngơi đã.”
“Dạ.”
Hai người mới vừa ngồi xuống, giọng nói của Tăng Tú đã truyền đến từ bên ngoài, “Thúc, phu nhân, nơi này không có mấy loài như rắn, và cáo.” Bỗng nhiên y dừng lại rồi nói thêm: “Ta còn có việc, cáo lui trước.”
Phùng Uyển đáp một tiếng, nghe tiếng bước chân của Tăng Tú đi xa.
Hồi lâu, nàng mới chỉ về hướng cỏ dại chỗ tường vây kia, khẽ nói: “Lão thúc, đào nơi đó lên!”
Lần này, Tăng lão thúc không do dự, y đáp: “Dạ!” Tăng lão lấy một cái cuốc sắt từ trong xe ngựa rồi đi ngang qua Phùng Uyển. Không thể dằn lại niềm hưng phấn, cẩn thận hỏi: “Nữ lang, người có thuật dị nhân sao?”
Hỏi tới đây, ông lại vội nói: “Nữ lang yên tâm, lão nô dù có chết cũng không kể dị thuật của người cho bất kỳ kẻ nào khác!” Ông lại nói: “Dù là Tú nhi cũng không nói.”
Tất nhiên Phùng Uyển tin ông ta. Nàng gật đầu, khẽ nói: “Vâng, có được thuật trong mơ.”
Tăng lão thúc kích động hẳn lên, ông bước đi đến đống cỏ dại, ra sức cuốc.
Cuốc đến nửa canh giờ, bùn đất dã chất thành đống cao ngất, phía dưới ngoại trừ gạch ngói đất đá thì không còn thứ gì khác. Tăng lão nhìn thoáng qua phía Phùng Uyển, thấy nàng vẫn thản nhiên, liền đào tiếp.
Lát sau, cái cuốc vang tiếng “choang” giòn tan.
Đô Thành này mới được lập khoảng ba bốn mươi năm. Hai bên đường đều là phủ đệ mới xây. Bởi vì đương kim bệ hạ thống trị có phương pháp, mười năm lại chưa gặp chiến tranh, trong thành người đến người đi, vô cùng hưng thịnh.
Kể từ sau khi gặp được Tứ điện hạ, Triệu Tuấn liền có dự tính buôn bán. Vì vậy y không đi tìm Ngũ điện hạ trước mà tìm một cái cớ, sau khi đuổi hạ nhân của Ngũ điện hạ, y mua một phủ đệ gần đây.
Tuy là Đô Thành nhưng phủ đệ ở đây không đắt, tuy vậy dưới sự thống trị của người Hồ, gian nhà nào cũng đơn giản thô lậu, thiếu vài phần tinh xảo và thoải mái.
Sau khi mua phủ đệ, Triệu Tuấn không còn nhiều tiền, càng không bằng anh bằng em.
Cho nên, hình như y cố ý dàn xếp, ra ngoài liên tiếp. Đầu tiên y cầu kiến Ngũ điện hạ, sau khi biết được Ngũ điện hạ có việc đi ra ngoài, y lại đi tìm Tứ điện hạ.
Y bận việc xã giao, lão người hầu đã đổi ngọc bội của Phùng Uyển lấy số tiền tương đương với giá trị hai mươi lăm mẫu đất, cũng mua phủ đệ mà nàng chỉ định. Nhắc tới cũng đúng dịp, gian nhà mà thương hộ Trương này bán có giá hai mươi mẫu ruộng tốt, đúng là cực hạn phu nhân cho phép.
“Phu nhân, đến rồi.”
Tăng lão thúc cất giọng khàn khàn. Ông nhìn bóng người trong ngõ hẻm phía trước, cười tươi để lộ rõ nếp nhăn trên mặt,”Phu nhân giỏi thật đấy, chưa từng gặp đã biết cháu trai của ta là một người đáng tin cậy. Ha ha, phu nhân người khoan hãy nói, Tú nhi của ta đây á, thật sự là một đại trượng phu.”
Tất nhiên nàng biết y là đại trượng phu.
Khóe miệng Phùng Uyển nhếch lên, nở nụ cười thật lòng, khẽ nói: “Chính là y sao?”
Tăng lão thúc vừa nhìn, nói luôn miệng: “Dạ, dạ, là nó đó.”
Đứng trong ngõ hẻm là một thanh niên cao ráo. Thanh niên này khoảng chừng hai mươi hai mốt tuổi, khuôn mặt góc cạnh, hai mắt sáng ngời có thần.
Đường nét ngũ quan y rõ ràng, vô cùng tuấn lãng. Đây là vẻ tuấn lãng khác với vẻ trắng trẻo đang thịnh hành thời bấy giờ. Màu da y rám nắng, tay chân thon dài mạnh mẽ, mái tóc dài đen nhánh tung bay theo gió. Nếu bên hông y có một thanh bội kiếm nữa, Phùng Uyển liền tin rằng, nói không chừng đại hiệp Quách Giải vang danh thiên hạ thời Hán cũng có dáng vẻ thế kia.
Nói cũng kì quái, rõ ràng một trượng phu nghiêm nghị hiên ngang như vậy, nhưng khi nhìn hai người Phùng Uyển ánh mắt lại vô cùng chan hòa và khoan dung. Đây là sự khoan hậu toát ra từ nội tâm, có thể khiến cho người ta thả lỏng theo bản năng.
Thấy Phùng Uyển, thanh niên bước đến.
Tiếng bước đi của y rất lớn, mỗi một bước đều hùng dũng mạnh mẽ. Đi tới trước mặt hai người, thanh niên thi lễ, gọi Tăng lão: “Thúc.” Sau đó quay sang nói với Phùng Uyển nói: “Tạ ơn phu nhân đã tin ta.”
Y đang tạ ơn thật lòng. Bất kể người ở thời đại nào, có thể tin một người khác vô điều kiện như vậy, chính là lời khẳng định và ngợi ca lớn nhất đối với y.
Cho nên, thanh niên ngẩng đầu lên lần nữa, ánh mắt nhìn Phùng Uyển còn có vẻ thân thiết và bình thản.
Phùng Uyển cũng đang nhìn y. Bốn mắt nhìn nhau, nàng tháo mũ sa của mình xuống, đôi mắt mỹ lệ thần bí ấy tràn ngập ý cười và sự ngưỡng mộ.
Nàng thật sự ngưỡng mộ y, một phu nhân quan viên như vậy lại ngưỡng mộ kẻ tiểu dân lỗ mãng như y.
Mới đầu thanh niên Tăng Tú ngẩn ra, thoáng cái y liền mỉm cười.
Nhìn y mỉm cười, Phùng Uyển cũng cười thản nhiên. Trong phút chốc này, giữa hai người có cảm giác hân hoan tâm đầu ý hợp.
Tăng Tú cười một tiếng, lộ ra hàm răng trắng như tuyết, nói: “Dù tóc có bạc thì vẫn còn trẻ,nghiêng ô rồi lại như xưa, cổ nhân nói cấm có sai bao giờ.”
Y lui về phía sau một bước, cúi đầu thi lễ với nàng, cất cao giọng: “Phu nhân có chuyện gì xin cứ việc sai bảo.”
Phùng Uyển mỉm cười nói: “Đúng là có chuyện.” Nàng khẽ nói: “Ngươi vào ở trong gian nhà này đi.” Nàng mím môi cười, rồi nói: “Nhưng mà những bằng hữu kia của ngươi, không phải tri kỉ thì không cần đưa về.”
Lời của nàng vẫn thân thiết và ngẫu hứng, hơn nữa còn nói theo giọng như tỷ tỷ nói chuyện đệ đệ. Nhìn dáng vẻ của nàng, Tăng Tú cao lớn không khỏi buồn bực.
Sau khi Phùng Uyển nói xong lời này, nhìn mặt trời rồi nói: “Nhân lúc còn chút thời gian, chúng ta đi xem gian nhà này đi.”
“Dạ.”
Vừa đi, Tăng Tú vẫn không nhịn được, hỏi: “Vì sao phu nhân lại tin ta?”
Phùng Uyển mỉm cười, cất lời giải thích: “Tất nhiên nghe nói quân là đại trượng phu.”
Tăng Tú nhíu mày, một hồi lâu y mới cười khổ, nói: “Hình như đại danh của ta chưa truyền được xa như vậy.”
Phùng Uyển cười khanh khách, nàng nhướng mày, nói: “Ai nói? Truyền không xa thì sao ta lại biết?”
Nàng leo lên xe ngựa, Tăng Tú liền nhảy lên bên cạnh Tăng lão thúc rồi ngồi xuống.
Khi xe ngựa chạy lộc cà lộc cộc, Tăng Tú chợt nói: “Mới một khắc đồng hồ đã nghe thấy phu nhân thở dài mấy lần. Chẳng lẽ phu nhân có tâm sự?”
Phùng Uyển ngẩn ra.
Không nghe thấy nàng trả lời, Tăng Tú quay đầu lại. Ngay tại khoảng khắc nhìn vào mắt y, Phùng Uyển vẫn luôn mỉm cười chợt rưng rưng nước mắt.
Nàng nhanh chóng quay đầu đi.
Kéo mũ sa đang đội thấp xuống dưới một chút, để nó che hết mặt mũi mình. Lúc này, Tăng Tú đưa tới một chiếc khăn tay, dịu dàng nói nhỏ, “Đừng buồn nữa.” Y hơi luống cuống.
Phùng Uyển cầm lấy khăn tay, nhẹ nhàng lau sạch, không lên tiếng nữa.
Một lúc lâu sau, xe ngựa rẽ vào một căn viện. Căn viện này có diện tích rất lớn, nhưng mà cỏ dại um tùm như rừng rậm nên mang vẻ cũ nát. Lớp rêu trên tảng đá tróc ra, còn có thể thấy được tường vây bị phá hủy, cái viện này đã xây quá lâu rồi.
Tăng lão thúc nhảy xuống xe ngựa, vừa buộc chặt dây cương ngựa vừa nói khẽ: “Phu nhân, gian nhà này cũ quá rồi, chỉ riêng sửa sang đã phải tốn không ít tiền của, thảo nào họ Trương này bán rẻ như vậy.”
Phùng Uyển gật đầu. Lúc này, Tăng Tú đã bước nhanh tới trước, mở đường cho họ.
Sau khi rẽ vài vòng, Phùng Uyển đi tới cái giếng trong viện.
Ở đây mọc lên một gốc cây nhãn to. Dưới tàng cây nhãn, còn có một miệng giếng khô cạn. Giống với phía ngoài kia, bụi cỏ dại cũng mọc ở đây.
Nhìn ra sau cây nhãn, nàng thấy một đống cả dại đang men tới bức tường vây, mắt Phùng Uyển sáng lên.
Nhanh thôi! Nàng thu lại tầm mắt, mỉm cười, nói: “Lão thúc, trước tiên nghỉ ngơi đã.”
“Dạ.”
Hai người mới vừa ngồi xuống, giọng nói của Tăng Tú đã truyền đến từ bên ngoài, “Thúc, phu nhân, nơi này không có mấy loài như rắn, và cáo.” Bỗng nhiên y dừng lại rồi nói thêm: “Ta còn có việc, cáo lui trước.”
Phùng Uyển đáp một tiếng, nghe tiếng bước chân của Tăng Tú đi xa.
Hồi lâu, nàng mới chỉ về hướng cỏ dại chỗ tường vây kia, khẽ nói: “Lão thúc, đào nơi đó lên!”
Lần này, Tăng lão thúc không do dự, y đáp: “Dạ!” Tăng lão lấy một cái cuốc sắt từ trong xe ngựa rồi đi ngang qua Phùng Uyển. Không thể dằn lại niềm hưng phấn, cẩn thận hỏi: “Nữ lang, người có thuật dị nhân sao?”
Hỏi tới đây, ông lại vội nói: “Nữ lang yên tâm, lão nô dù có chết cũng không kể dị thuật của người cho bất kỳ kẻ nào khác!” Ông lại nói: “Dù là Tú nhi cũng không nói.”
Tất nhiên Phùng Uyển tin ông ta. Nàng gật đầu, khẽ nói: “Vâng, có được thuật trong mơ.”
Tăng lão thúc kích động hẳn lên, ông bước đi đến đống cỏ dại, ra sức cuốc.
Cuốc đến nửa canh giờ, bùn đất dã chất thành đống cao ngất, phía dưới ngoại trừ gạch ngói đất đá thì không còn thứ gì khác. Tăng lão nhìn thoáng qua phía Phùng Uyển, thấy nàng vẫn thản nhiên, liền đào tiếp.
Lát sau, cái cuốc vang tiếng “choang” giòn tan.
Tác giả :
Lâm Gia Thành