Khang Kiều
Chương 112: Năm 2014 - 2015 (01)
Trời xanh mây trắng, cô mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu trắng hồng và chiếc váy xếp ly màu xanh da trời. Cô nắm tay ai đó và một người phụ nữ xinh đẹp cùng tới chùa Thanh Chân.
Đây là một hoạt động, người tới chùa Thanh Chân đều là người giàu có. Nói thật là cô hơi chán. Người được cô nắm tay cũng chán. Cô cúi đầu xuống, bắt đầu nói chuyện.
Cánh cửa ấy được đẩy ra nhẹ nhàng, bốn chiếc chân cùng bước qua cửa. Họ đi men theo một con đường hẹp nhỏ, đi thẳng suốt, đi thẳng mãi.
Sau đó, cô nhìn thấy một tu viện cổ kính, bước chân không hẹn mà gặp, đồng thời dừng lại, dỏng tai nghe những âm luật vọng ra từ bức tường cũ kỹ loang lổ.
Đó là lần đầu tiên họ được nghe bài dân ca của nước Anh. Cô còn nhớ một chút ngắt quãng: Đứa trẻ sinh thứ Hai mặt mày tuấn tú, đứa trẻ sinh thứ Tư dễ chịu bi thương, đứa trẻ sinh thứ Sáu bụng dạ tốt.
Còn đứa trẻ sinh thứ Năm đã đi xa rồi.
Giọng hát trầm thấp, ánh nắng chiều hắt xuống xuống bức tường trên đầu cô.
Những dấu ấn của bức tường đã có tuổi giống như đôi mắt một người già đang nhìn cô trìu mến.
Trong nhiều đôi mắt như thế nhất định có đôi mắt giống bà ngoại chứ nhỉ? Cô nghĩ, nghĩ đến ngốc nghếch, nghĩ đến đờ đẫn, sau đó một giọng nói non nớt vang lên.
“Đứa trẻ sinh thứ Năm đã đi xa rồi. Chị ơi, xa là nơi nào ạ?”
Bỗng nhiên, bản dân ca cổ xưa như bị mắc kẹt, cứ lặp đi lặp lại câu cuối cùng đó.
Đó là một sự im lặng rất dài, một cái tên cô không dám chạm vào bật ra khỏi miệng.
Tiểu Phàn…
Cô vội vàng nắm lấy tay Tiểu Phàn, giống như bị ai đó truy đuổi phía sau, trong lòng thầm lẩm bẩm: Nhất định phải giấu Tiểu Phàn đi, nhất định không được để Tiểu Phàn bị ai phát hiện, nhất định phải dẫn Tiểu Phàn tránh xa cơn mưa vô duyên vô cớ đó.
Đẩy cánh cửa chùa Thanh Chân ra, cô thở phào nhẹ nhõm, nhưng khi cúi xuống lần nữa thì bàn tay đã trống trải.
Cô lẩm bẩm: Tiểu Phàn mất rồi, Tiểu Phàn không còn nữa.
“Em còn có anh.” Một giọng nói nhẹ nhàng vang lên bên tai cô.
Quay mặt sang, cô nhìn thấy gương mặt mà cô yêu thương, gương mặt mà cô quyến luyến. Khuôn mặt đó được bao bọc bởi quầng nắng chói chang, nắng của Jimbaran.
Cũng chỉ có nắng ở Jimbaran mới đủ khiến cô rơi nước mắt.
Cô khóc lóc đẩy anh ra.
Không, không, em nghe thấy anh gọi điện thoại rồi.
Có những việc dù em không nói anh cũng dám làm, giống như Julian nói với Sophie vậy.
“Có những việc dù em không nói anh cũng dám làm.”
“Ăn kiến, mắng kẻ thất nghiệp hay yêu em như một kẻ điên.”
Khi biết anh gọi điện thoại, cô đã nghĩ, như vậy cũng tốt, như vậy cô có thể yên lòng đi tìm bà ngoại, tìm mẹ và Tiểu Phàn.
Từ nay về sau, người này không còn liên quan gì tới cô nữa.
Nhưng, người ấy dường như không vừa ý.
“Đầu gỗ, bà ngoại em chết rồi, mẹ em chết rồi, em trai em cũng chết rồi. Nếu cả em cũng chết thì nhà em sẽ không còn một ai. Sau này anh sẽ đưa hài cốt của mẹ em và em trai em về quê, cho họ tự sinh tự diệt.”
Khang Kiều lấy hết sức mở mắt ra.
Không có bức tường màu trắng, không có ga giường màu trắng, không có bác sỹ mặc áo blouse trắng.
Đây không phải đảo Bali.
Ánh mắt cô men theo trần nhà nhìn xuống, cuối cùng dừng lại trên bức ảnh đầu giường, người phụ nữ khoảng năm mươi tuổi và cậu thiếu niên mặc áo bóng chày đang nhàn nhã dựa vào lan can dưới ánh nắng.
Đây không phải đảo Bali, đây là New York, đây là nhà của Hoắc Liên Ngao. Cô đang ở trong phòng của Hoắc Liên Ngao.
Hoắc Liên Ngao, Hoắc Liên Ngao!
Tám năm đã trôi qua rồi.
Cô của năm 29 tuổi đã dùng một con dao khắc đâm vào người Hoắc Liên Ngao, vết máu rỉ ra từ miệng vết thương khiến cô choáng váng.
Người bị đâm nói cô bị bệnh.
Bị bệnh ư? Chắc là vậy, thế nên cô mới làm chuyện thiếu lý trí đó.
Mong là cô chưa đâm chết anh, cô không muốn anh chết.
Nhưng việc trước mắt cô phải xác nhận là Hoắc Liên Ngao có chết không? Trong ấn tượng của Khang Kiều, cú đâm đó rất mạnh. Khốn kiếp, đã bảo đừng có chọc vào tôi rồi mà.
Cứ sống như trước có phải tốt không, mỗi người một bờ đại dương, không liên quan tới nhau.
Một giây sau, Khang Kiều liền biết, không cần cô xác nhận, Hoắc Liên Ngao chắc là không sao, cô đang cầm mảnh giấy nhớ anh viết trong tay.
Nhìn xem anh viết gì kìa: Nếu không muốn Chu Tùng An gặp chuyện thì ngoan ngoãn ở lại đây.
Người biết uy hiếp chứng tỏ chưa chết.
Khang Kiều chết một lần rồi, cô biết, chết chẳng dễ vậy đâu.
Trước kia Khang Kiều nghe có người nói, người đã chết một lần thường sẽ sợ chết. Khang Kiều cảm thấy câu này khá đúng, từ lần cô tỉnh dậy ở bệnh viện lúc trưa, cô không bao giờ có suy nghĩ chết lần nữa.
Cô chẳng có hứng thú tò mò với cái chết nữa.
Lúc đó, Khang Kiều nằm trong bệnh viện hai ngày. Trong hai ngày ấy, ngoài phòng vệ sinh ra thì cô không đi đâu nữa, chỉ một mình nằm trên giường, không ngủ thì cũng ngồi ngây người. Một người nữa cũng bị đưa vào bệnh viện như cô thì chẳng ai nhắc đến, mà cô cũng chẳng buồn hỏi.
Đến ngày thứ ba, Khang Kiều khi đi tản bộ trong vườn thì bất ngờ phát hiện Hàn Tông tới bệnh viện thăm một một nhân viên bị tai nạn lao động, sau đó bắt đầu có một cuộc đối thoại thế này.
“Khang Kiều, sao em lại ở đây?”
“Em ngộ độc thức ăn.”
“Em ở đây một mình à?”
“Không, bạn em ra viện mấy hôm trước rồi. Em khá nghiệm trọng, em bảo họ cứ đi chơi trước đi, em lười quá, em định ở đây thêm mấy hôm rồi quay về.”
“Em ở đây một mình ổn chứ.”
“Dĩ nhiên ạ.”
Ngày thứ năm, bác sỹ nói rằng Khang Kiều đã có thể làm thủ tục xuất viện. Lúc đó, Khang Kiều biết cô không còn lý do để tiếp tục đợi nữa.
Giây phút ấy, Khang Kiều không thể đồng tình hơn với câu nói của bà ngoại: Mày thật là vô dụng, Khang Kiều ạ.
Phải, cô vô dụng từ nhỏ rồi, bụng nhớ mẹ nhưng miệng luôn nói là: Không, con không nhớ mẹ.
Nhỏ vô dụng, lớn lên vẫn vô dụng, lại còn lo lắng cho con trai của kẻ thù: Vì sao Liên Ngao bỗng dưng biến mất? Có phải gặp chuyện gì chẳng lành không?
Con trai của kẻ thù? Xưng hô này lần đầu tiên xuất hiện trong lòng cô, nhưng cũng không xa lạ chút nào.
Thật ra cô đã tự nhận định từ lâu, chỉ cần có được sự thừa nhận của chính Hoắc Liên Ngao là cái danh ấy sẽ trở nên danh chính ngôn thuận.
Hoắc Liên Ngao là con trai của kẻ thù, giống như trong lòng anh, Khang Kiều là con gái của kẻ thù.
Khi gọi điện thoại, Khang Kiều tự nói với mình, đây là một cuộc gọi bình thường để xem anh con trai kẻ thù có bình an không mà thôi. Nhưng… khi không gọi được vào di động của anh, cô bỗng hoảng loạn cực độ.
Sau đó, cô tìm được số điện thoại nhà Hoắc Liên Ngao ở New York.
Cuộc gọi nhanh chóng được kết nối. Người nhận điện dường như có thân quen, hỏi cô muốn tìm ai bằng thứ tiếng Anh bập bõm. Giọng nói ấy rất khẽ khàng, dịu dàng, và cũng rất kiên nhẫn nữa. Đến lần thứ vẫn không thấy có chút bực bội nào.
Khi nghe câu hỏi đến lần thứ ba, Khang Kiều đã biết giọng ấy là của ai.
Văn Tú Thanh? Vì sao lại là Văn Tú Thanh nhận máy? Vì sao Văn Tú Thanh lại ở trong nhà Hoắc Liên Ngao?
Chột dạ khiến cô bóp giọng đi để hỏi: “Xin hỏi, cô có thể gọi giúp tôi Hoắc Liên Ngao không?”.
“E là không được, Liên Ngao đi gặp ông ngoại rồi.” Đầu kia trả lời.
Cô giả vờ nói một câu “Làm phiền rồi” sau đó ngắt máy.
Ngắt máy xong, Khang Kiều bắt đầu ngẩn người.
Hoắc Liên Ngao không bị bắt cóc, cũng không bị ai vô cớ đâm dao trên đường, càng không bị xe tông, hay bỗng nhiên bị súng bắn chết.
Tóm lại là, người này không sao.
Người này chỉ bỏ trốn khỏi chuyến xe mà anh gọi là đi sang một thế giới khác. Khi anh gần như chạy thoát, vì không muốn sau này bản thân áy náy, anh còn gọi một cú điện thoại để kéo cả cô xuống xe, sau đó lại vì sĩ diện mà nói dối lúc cô tỉnh lại, nói rằng là phục vụ gọi.
Sau khi bị vạch trần, anh lại chạy trốn từ Bali qua New York.
Người này coi việc chết cùng cô là trò đùa giống như việc nhuộm lông con cún của phu nhân thị trưởng hay việc đùa nghịch cả viện bảo tàng.
Tới cuối cùng, người này phát hiện ra trò đùa này sẽ khiến anh đánh mất thế giới sắc màu này và cả thân phận người thừa kế nhà họ Hoắc, thế là anh bắt đầu hoang mang.
Tất cả đều rất dễ lý giải.
Không phải không yêu, chỉ là không yêu đến vậy mà thôi.
Chỉ là không yêu đến vậy mà thôi.
Hôm đó, gọi xong điện thoại, Khang Kiều tự nói với mình: Được rồi, mày có thể đi rồi, có thể rời khỏi đây rồi.
Nhưng thực tế là, gọi xong cô lại tìm một bậc thềm cầu thang để ngồi xuống.
Mười phút sau, Khang Kiều không biết vì sao mình lại gọi tới nhà Hoắc Liên Ngao lần nữa. Người nhận lần này không còn là Văn Tú Thanh.
Khang Kiều đoán, đây có lẽ là “dì Daisy” mà anh thi thoảng có nhắc tới. Khang Kiều lại chột dạ, tới mức cô buộc phải đổi giọng để hỏi cô gái vừa nhận máy là ai.
Chắc là người này cũng hay nhận được mấy cuộc gọi như thế, cô gái nào có thiện cảm với Hoắc Liên Ngao nghe thấy giọng một cô gái xa lạ trẻ trung trong nhà người mình thích dĩ nhiên đều tò mò và thấp thỏm.
Người đó trả lời dứt khoát, rành mạch: “Girl friend”.
Khang Kiều ngắt máy, lần này cô có thể đi được rồi chứ? Thế là cô đứng dậy, làm thủ tục trong một khoảng thời gian chóng vánh.
Rời khỏi bệnh viện, Khang Kiều trở lại Jimbaran.
Về tới Jimbaran, Khang Kiều phát hiện tiền trong túi mình không đủ trả tiền thuê nhà trong vòng một tháng, sau đó cô gọi cho A Bảo.
Tối đó cô đứng trước cửa nhà A Bảo, cảm giác mình như con chó hoang không ai thèm. Tối đó ôm lấy cô gái Đài Loan mở cửa cho mình và khóc nức nở.
Vừa khóc vừa nói: Tủi thân quá, anh ấy không yêu mình như mình yêu anh ấy, sau này mình sẽ không yêu anh ấy nữa.
Vào nhà A Bảo đến ngày thứ hai, Khang Kiều xem một màn kịch nhuộm vải trên đường. Đó là nghệ thuật dân gian của riêng đảo Bali, giống kiểu nhìn tranh kể chuyện. Những nghệ nhân vừa biểu diễn nhuộm vải cho khách vừa giải thích hình ảnh mới ra lò.
Màn kịch kể lại câu chuyện dân gian đã lưu truyền rất rộng rãi ở đảo Bali.
Ngày xửa ngày xưa, một thanh niên ngheo vô tình nhìn thyaas vườn hoa hồng của một gia đình giàu có. Thanh niên rất yêu thích những bông hoa hồng xinh đẹp, nhưng vì quá nghèo, anh ấy không có được những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, cũng không có tiền mua giống hoa hồng. Anh ấy chỉ có một ruộng rau do bố để lại.
Dưới lời khuyên của mọi người, thanh niên ấy tìm ra loại hoa nguyệt quý có độ tương tự khá cao với hoa hồng nhưng vốn trồng không nhiều. Vài năm qua đi, cuối cùng anh ta cũng có được một vườn hoa hồng quý giá.
Một năm sau, thanh niên đối mặt với vườn hoa hồng rực rỡ của mình lại phát hiện mình không có được niềm vui. Mùa xuân tiếp theo, vườn hoa hồng của thanh niên được thay bằng những bông nguyệt quý trước kia. Bấy giờ, anh ta mới cười rạng rỡ.
Đây là một câu chuyện về nguyệt quý thay thế hoa hồng. Câu chuyện đã hết, du khách đi hết, lại có một đợt du khách mới xuất hiện và nghệ nhân lại bắt đầu kể.
Buổi chiều ấy, Khang Kiều nghe đi nghe lại câu chuyện nguyệt quý thay thế hoa hồng.
Đêm xuống, cô đi men theo từng con phố. Có lẽ, Văn Tú Thanh ở trong nhà Hoắc Liên Ngao là bông nguyệt quế dịu dàng, còn cô chính là một bông hồng đầy gai nhọn.
Khi bước chân đã mệt, Khang Kiều ngồi xuống chiếc ghế dài ven đường nghỉ ngơi. Sau đó cô nhìn thấy đôi nam nữ đang cãi nhau trước cửa hàng đối diện. Nói cãi nhau cũng không hẳn, anh chàng im lặng, chỉ có cô gái là nói. Tới cuối cùng, cô gái mặc kệ tất thảy, truy hỏi có phải anh ta thích nam giới hay không.
Thì ra, anh chàng đáng thương đó cũng nói dối gần giống cô. Thật ra anh ấy tới Bali để tham gia buổi xem mặt trên du thuyền, người vào bệnh viện không phải nhân viên của anh ấy, mà là đối tượng xem mặt.
Cô bước qua, đứng bên cạnh anh ấy, gọi một tiếng: “Hàn đại ca!”.
Gọi xong, cô nói với cô gái kia: “Tại tôi không tốt, tại tôi chọc giận Hàn đại ca nên anh ấy mới tìm cô để chọc tức tôi”.
Điều khiến Khang Kiều không ngờ là lần giải vây của cô lại mang tới cho Hàn Tông linh cảm, cuối cùng khiến anh ấy kết hôn chớp nhoáng.
Lúc đó, bước chân của Khang Kiều thật sự đã mệt, tiền còn lại không đủ trả tiền nhà một tháng.
Chớp mắt, tám năm đã trôi qua, Hàn Tông đã chết.
Câu chuyện tám năm bám đầy bụi bặm mở ra theo con dao đâm vào Hoắc Liên Ngao.
Có người mở cửa, Khang Kiều nhắm mắt lại.
Người bước vào là Jenny. Jenny tới trước giường đứng một lúc rồi đi ngay. Lát sau, Khang Kiều lại mơ mơ màng màng thiếp đi.
Khi cô mở mắt ra lần nữa thì trời đã tối.
Trong bữa tối, người phụ nữ Mỹ không có gì khác thường.
“Cô bị ốm, nên món cải bắp tôi cho ít muối hơn một nửa.”
“Bình thường tôi rất ít khi nấu cháo, mang là hôm nay món cháo ngô của tôi hợp khẩu vị cô.”
Sau bữa tối, Khang Kiều mở phòng mình ra.
Sự bài trí trong căn phòng đã được khôi phục như trước. Cô mở tủ đồ, ba con dao khắc còn lại hai con. Con dao biến mất nhắc cho Khang Kiều nhớ lại chuyện xảy ra trong căn phòng này tối qua là sự thật.
Con dao khắc đâm sâu vào cơ thể, những giọt máu không ngừng rỏ xuống, khuôn mặt trắng bệch như tờ giấy của Hoắc Liên Ngao và những lời cuối cùng anh nói.
“Đầu gỗ, em cái gì cũng tốt…”
Âm thanh đột ngột vang lên ngắt lời Hoắc Liên Ngao. Khang Kiều lắc đầu rất mạnh, đá bay những lời Hoắc Liên Ngao gõ vào đầu cô.
Âm thanh ấy tới từ chiếc di động ở đầu giường.
Là cuộc điện thoại của Chu Tùng An.
Điện thoại vừa kết nối thì Khang Kiều đã nghe thấy Chu Tùng An nói “Tạ ơn trời đất”.
“Tạ ơn trời đất, Khang Kiều, cuối cùng anh cũng liên lạc được với em rồi.”
Chu Tùng gọi cho Khang Kiều chục cuộc từ sân bay New York. Điện thoại của cô luôn trong tinh trạng không ai bắt máy.
“Vừa tỉnh dậy, anh phát hiện túi hành lý bị mất.” Chu Tùng An cất giọng khó xử.
Trong túi hành lý bị mất có cả hộ chiếu và chứng minh thư của anh ấy, còn cả một số giấy tờ Khang Kiều nhờ anh ấy lấy từ Trung Quốc có thể chứng minh thân phận của cô.
Chu Tùng An bây giờ chỉ có thể ở lại sân bay trung chuyển, may mắn là anh ấy đã liên lạc được với nhân viên đại sứ quán.
Nói xong hoàn cảnh khó khăn của mình, Chu Tùng An bỗng hạ thấp giọng: “Khang Kiều, anh muốn gặp em”.
Trái tim cô run lên, cô lập tức nhớ tới mảnh giấy của Hoắc Liên Ngao.
Bây giờ, giọng cô không cần phải giả vờ: “Tùng An, em bị ốm rồi”.
Cô thật sự đang ốm.
Dựa vào tủ đồ, nghe Chu Tùng An tỉ mỉ nói một người ốm cần chú ý những gì, cô vừa nghe vừa đáp, rồi nhìn xuống sàn nhà.
“Cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước.”
“Vâng.” Cô ngoan ngoãn trả lời.
“Vậy anh ngắt máy đây.”
“Vâng.”
Trước khi chuẩn bị ngắt máy, Chu Tùng An bỗng hỏi: “Giờ em đang ở nhà Hoắc Liên Ngao à?”.
“Ừm.” Cô khẽ đáp.
Kết thúc cuộc gọi, Khang Kiều đi từ từ tới khoảnh sàn đó, cúi xuống, khẽ quẹt ngón tay lên. Động tác của cô hơi ngốc, cô còn tưởng sẽ dính máu vào tay chứ.
Trong lúc đó, ở một căn nhà không mấy nổi bật tại ngoại ô New York, Giản Liêu và vài bác sỹ phẫu thuật cho Hoắc Liên Ngao đang sốt ruột chờ đợi anh tỉnh lại.
Người nằm trên giường mặt cắt không còn hột máu.
Con dao găm quá sâu, cộng thêm đây chỉ là một địa điểm phẫu thuật tạm thời, từ thiết bị tới máy móc đều không kiện toàn, khiến ca phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi rút dao ra, Hoắc Liên Ngao đã chìm vào hôn mê sâu.
“Yên tâm đi, ý chí sống của anh Ngao rất mãnh liệt.” Vị bác sỹ phẫu thuật và vị bác sỹ tư của Hoắc Liên Ngao đều nói vậy.
Nhưng Hoắc Liên Ngao vẫn không tỉnh vào thời gian họ đã dự định…
Đây là một hoạt động, người tới chùa Thanh Chân đều là người giàu có. Nói thật là cô hơi chán. Người được cô nắm tay cũng chán. Cô cúi đầu xuống, bắt đầu nói chuyện.
Cánh cửa ấy được đẩy ra nhẹ nhàng, bốn chiếc chân cùng bước qua cửa. Họ đi men theo một con đường hẹp nhỏ, đi thẳng suốt, đi thẳng mãi.
Sau đó, cô nhìn thấy một tu viện cổ kính, bước chân không hẹn mà gặp, đồng thời dừng lại, dỏng tai nghe những âm luật vọng ra từ bức tường cũ kỹ loang lổ.
Đó là lần đầu tiên họ được nghe bài dân ca của nước Anh. Cô còn nhớ một chút ngắt quãng: Đứa trẻ sinh thứ Hai mặt mày tuấn tú, đứa trẻ sinh thứ Tư dễ chịu bi thương, đứa trẻ sinh thứ Sáu bụng dạ tốt.
Còn đứa trẻ sinh thứ Năm đã đi xa rồi.
Giọng hát trầm thấp, ánh nắng chiều hắt xuống xuống bức tường trên đầu cô.
Những dấu ấn của bức tường đã có tuổi giống như đôi mắt một người già đang nhìn cô trìu mến.
Trong nhiều đôi mắt như thế nhất định có đôi mắt giống bà ngoại chứ nhỉ? Cô nghĩ, nghĩ đến ngốc nghếch, nghĩ đến đờ đẫn, sau đó một giọng nói non nớt vang lên.
“Đứa trẻ sinh thứ Năm đã đi xa rồi. Chị ơi, xa là nơi nào ạ?”
Bỗng nhiên, bản dân ca cổ xưa như bị mắc kẹt, cứ lặp đi lặp lại câu cuối cùng đó.
Đó là một sự im lặng rất dài, một cái tên cô không dám chạm vào bật ra khỏi miệng.
Tiểu Phàn…
Cô vội vàng nắm lấy tay Tiểu Phàn, giống như bị ai đó truy đuổi phía sau, trong lòng thầm lẩm bẩm: Nhất định phải giấu Tiểu Phàn đi, nhất định không được để Tiểu Phàn bị ai phát hiện, nhất định phải dẫn Tiểu Phàn tránh xa cơn mưa vô duyên vô cớ đó.
Đẩy cánh cửa chùa Thanh Chân ra, cô thở phào nhẹ nhõm, nhưng khi cúi xuống lần nữa thì bàn tay đã trống trải.
Cô lẩm bẩm: Tiểu Phàn mất rồi, Tiểu Phàn không còn nữa.
“Em còn có anh.” Một giọng nói nhẹ nhàng vang lên bên tai cô.
Quay mặt sang, cô nhìn thấy gương mặt mà cô yêu thương, gương mặt mà cô quyến luyến. Khuôn mặt đó được bao bọc bởi quầng nắng chói chang, nắng của Jimbaran.
Cũng chỉ có nắng ở Jimbaran mới đủ khiến cô rơi nước mắt.
Cô khóc lóc đẩy anh ra.
Không, không, em nghe thấy anh gọi điện thoại rồi.
Có những việc dù em không nói anh cũng dám làm, giống như Julian nói với Sophie vậy.
“Có những việc dù em không nói anh cũng dám làm.”
“Ăn kiến, mắng kẻ thất nghiệp hay yêu em như một kẻ điên.”
Khi biết anh gọi điện thoại, cô đã nghĩ, như vậy cũng tốt, như vậy cô có thể yên lòng đi tìm bà ngoại, tìm mẹ và Tiểu Phàn.
Từ nay về sau, người này không còn liên quan gì tới cô nữa.
Nhưng, người ấy dường như không vừa ý.
“Đầu gỗ, bà ngoại em chết rồi, mẹ em chết rồi, em trai em cũng chết rồi. Nếu cả em cũng chết thì nhà em sẽ không còn một ai. Sau này anh sẽ đưa hài cốt của mẹ em và em trai em về quê, cho họ tự sinh tự diệt.”
Khang Kiều lấy hết sức mở mắt ra.
Không có bức tường màu trắng, không có ga giường màu trắng, không có bác sỹ mặc áo blouse trắng.
Đây không phải đảo Bali.
Ánh mắt cô men theo trần nhà nhìn xuống, cuối cùng dừng lại trên bức ảnh đầu giường, người phụ nữ khoảng năm mươi tuổi và cậu thiếu niên mặc áo bóng chày đang nhàn nhã dựa vào lan can dưới ánh nắng.
Đây không phải đảo Bali, đây là New York, đây là nhà của Hoắc Liên Ngao. Cô đang ở trong phòng của Hoắc Liên Ngao.
Hoắc Liên Ngao, Hoắc Liên Ngao!
Tám năm đã trôi qua rồi.
Cô của năm 29 tuổi đã dùng một con dao khắc đâm vào người Hoắc Liên Ngao, vết máu rỉ ra từ miệng vết thương khiến cô choáng váng.
Người bị đâm nói cô bị bệnh.
Bị bệnh ư? Chắc là vậy, thế nên cô mới làm chuyện thiếu lý trí đó.
Mong là cô chưa đâm chết anh, cô không muốn anh chết.
Nhưng việc trước mắt cô phải xác nhận là Hoắc Liên Ngao có chết không? Trong ấn tượng của Khang Kiều, cú đâm đó rất mạnh. Khốn kiếp, đã bảo đừng có chọc vào tôi rồi mà.
Cứ sống như trước có phải tốt không, mỗi người một bờ đại dương, không liên quan tới nhau.
Một giây sau, Khang Kiều liền biết, không cần cô xác nhận, Hoắc Liên Ngao chắc là không sao, cô đang cầm mảnh giấy nhớ anh viết trong tay.
Nhìn xem anh viết gì kìa: Nếu không muốn Chu Tùng An gặp chuyện thì ngoan ngoãn ở lại đây.
Người biết uy hiếp chứng tỏ chưa chết.
Khang Kiều chết một lần rồi, cô biết, chết chẳng dễ vậy đâu.
Trước kia Khang Kiều nghe có người nói, người đã chết một lần thường sẽ sợ chết. Khang Kiều cảm thấy câu này khá đúng, từ lần cô tỉnh dậy ở bệnh viện lúc trưa, cô không bao giờ có suy nghĩ chết lần nữa.
Cô chẳng có hứng thú tò mò với cái chết nữa.
Lúc đó, Khang Kiều nằm trong bệnh viện hai ngày. Trong hai ngày ấy, ngoài phòng vệ sinh ra thì cô không đi đâu nữa, chỉ một mình nằm trên giường, không ngủ thì cũng ngồi ngây người. Một người nữa cũng bị đưa vào bệnh viện như cô thì chẳng ai nhắc đến, mà cô cũng chẳng buồn hỏi.
Đến ngày thứ ba, Khang Kiều khi đi tản bộ trong vườn thì bất ngờ phát hiện Hàn Tông tới bệnh viện thăm một một nhân viên bị tai nạn lao động, sau đó bắt đầu có một cuộc đối thoại thế này.
“Khang Kiều, sao em lại ở đây?”
“Em ngộ độc thức ăn.”
“Em ở đây một mình à?”
“Không, bạn em ra viện mấy hôm trước rồi. Em khá nghiệm trọng, em bảo họ cứ đi chơi trước đi, em lười quá, em định ở đây thêm mấy hôm rồi quay về.”
“Em ở đây một mình ổn chứ.”
“Dĩ nhiên ạ.”
Ngày thứ năm, bác sỹ nói rằng Khang Kiều đã có thể làm thủ tục xuất viện. Lúc đó, Khang Kiều biết cô không còn lý do để tiếp tục đợi nữa.
Giây phút ấy, Khang Kiều không thể đồng tình hơn với câu nói của bà ngoại: Mày thật là vô dụng, Khang Kiều ạ.
Phải, cô vô dụng từ nhỏ rồi, bụng nhớ mẹ nhưng miệng luôn nói là: Không, con không nhớ mẹ.
Nhỏ vô dụng, lớn lên vẫn vô dụng, lại còn lo lắng cho con trai của kẻ thù: Vì sao Liên Ngao bỗng dưng biến mất? Có phải gặp chuyện gì chẳng lành không?
Con trai của kẻ thù? Xưng hô này lần đầu tiên xuất hiện trong lòng cô, nhưng cũng không xa lạ chút nào.
Thật ra cô đã tự nhận định từ lâu, chỉ cần có được sự thừa nhận của chính Hoắc Liên Ngao là cái danh ấy sẽ trở nên danh chính ngôn thuận.
Hoắc Liên Ngao là con trai của kẻ thù, giống như trong lòng anh, Khang Kiều là con gái của kẻ thù.
Khi gọi điện thoại, Khang Kiều tự nói với mình, đây là một cuộc gọi bình thường để xem anh con trai kẻ thù có bình an không mà thôi. Nhưng… khi không gọi được vào di động của anh, cô bỗng hoảng loạn cực độ.
Sau đó, cô tìm được số điện thoại nhà Hoắc Liên Ngao ở New York.
Cuộc gọi nhanh chóng được kết nối. Người nhận điện dường như có thân quen, hỏi cô muốn tìm ai bằng thứ tiếng Anh bập bõm. Giọng nói ấy rất khẽ khàng, dịu dàng, và cũng rất kiên nhẫn nữa. Đến lần thứ vẫn không thấy có chút bực bội nào.
Khi nghe câu hỏi đến lần thứ ba, Khang Kiều đã biết giọng ấy là của ai.
Văn Tú Thanh? Vì sao lại là Văn Tú Thanh nhận máy? Vì sao Văn Tú Thanh lại ở trong nhà Hoắc Liên Ngao?
Chột dạ khiến cô bóp giọng đi để hỏi: “Xin hỏi, cô có thể gọi giúp tôi Hoắc Liên Ngao không?”.
“E là không được, Liên Ngao đi gặp ông ngoại rồi.” Đầu kia trả lời.
Cô giả vờ nói một câu “Làm phiền rồi” sau đó ngắt máy.
Ngắt máy xong, Khang Kiều bắt đầu ngẩn người.
Hoắc Liên Ngao không bị bắt cóc, cũng không bị ai vô cớ đâm dao trên đường, càng không bị xe tông, hay bỗng nhiên bị súng bắn chết.
Tóm lại là, người này không sao.
Người này chỉ bỏ trốn khỏi chuyến xe mà anh gọi là đi sang một thế giới khác. Khi anh gần như chạy thoát, vì không muốn sau này bản thân áy náy, anh còn gọi một cú điện thoại để kéo cả cô xuống xe, sau đó lại vì sĩ diện mà nói dối lúc cô tỉnh lại, nói rằng là phục vụ gọi.
Sau khi bị vạch trần, anh lại chạy trốn từ Bali qua New York.
Người này coi việc chết cùng cô là trò đùa giống như việc nhuộm lông con cún của phu nhân thị trưởng hay việc đùa nghịch cả viện bảo tàng.
Tới cuối cùng, người này phát hiện ra trò đùa này sẽ khiến anh đánh mất thế giới sắc màu này và cả thân phận người thừa kế nhà họ Hoắc, thế là anh bắt đầu hoang mang.
Tất cả đều rất dễ lý giải.
Không phải không yêu, chỉ là không yêu đến vậy mà thôi.
Chỉ là không yêu đến vậy mà thôi.
Hôm đó, gọi xong điện thoại, Khang Kiều tự nói với mình: Được rồi, mày có thể đi rồi, có thể rời khỏi đây rồi.
Nhưng thực tế là, gọi xong cô lại tìm một bậc thềm cầu thang để ngồi xuống.
Mười phút sau, Khang Kiều không biết vì sao mình lại gọi tới nhà Hoắc Liên Ngao lần nữa. Người nhận lần này không còn là Văn Tú Thanh.
Khang Kiều đoán, đây có lẽ là “dì Daisy” mà anh thi thoảng có nhắc tới. Khang Kiều lại chột dạ, tới mức cô buộc phải đổi giọng để hỏi cô gái vừa nhận máy là ai.
Chắc là người này cũng hay nhận được mấy cuộc gọi như thế, cô gái nào có thiện cảm với Hoắc Liên Ngao nghe thấy giọng một cô gái xa lạ trẻ trung trong nhà người mình thích dĩ nhiên đều tò mò và thấp thỏm.
Người đó trả lời dứt khoát, rành mạch: “Girl friend”.
Khang Kiều ngắt máy, lần này cô có thể đi được rồi chứ? Thế là cô đứng dậy, làm thủ tục trong một khoảng thời gian chóng vánh.
Rời khỏi bệnh viện, Khang Kiều trở lại Jimbaran.
Về tới Jimbaran, Khang Kiều phát hiện tiền trong túi mình không đủ trả tiền thuê nhà trong vòng một tháng, sau đó cô gọi cho A Bảo.
Tối đó cô đứng trước cửa nhà A Bảo, cảm giác mình như con chó hoang không ai thèm. Tối đó ôm lấy cô gái Đài Loan mở cửa cho mình và khóc nức nở.
Vừa khóc vừa nói: Tủi thân quá, anh ấy không yêu mình như mình yêu anh ấy, sau này mình sẽ không yêu anh ấy nữa.
Vào nhà A Bảo đến ngày thứ hai, Khang Kiều xem một màn kịch nhuộm vải trên đường. Đó là nghệ thuật dân gian của riêng đảo Bali, giống kiểu nhìn tranh kể chuyện. Những nghệ nhân vừa biểu diễn nhuộm vải cho khách vừa giải thích hình ảnh mới ra lò.
Màn kịch kể lại câu chuyện dân gian đã lưu truyền rất rộng rãi ở đảo Bali.
Ngày xửa ngày xưa, một thanh niên ngheo vô tình nhìn thyaas vườn hoa hồng của một gia đình giàu có. Thanh niên rất yêu thích những bông hoa hồng xinh đẹp, nhưng vì quá nghèo, anh ấy không có được những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, cũng không có tiền mua giống hoa hồng. Anh ấy chỉ có một ruộng rau do bố để lại.
Dưới lời khuyên của mọi người, thanh niên ấy tìm ra loại hoa nguyệt quý có độ tương tự khá cao với hoa hồng nhưng vốn trồng không nhiều. Vài năm qua đi, cuối cùng anh ta cũng có được một vườn hoa hồng quý giá.
Một năm sau, thanh niên đối mặt với vườn hoa hồng rực rỡ của mình lại phát hiện mình không có được niềm vui. Mùa xuân tiếp theo, vườn hoa hồng của thanh niên được thay bằng những bông nguyệt quý trước kia. Bấy giờ, anh ta mới cười rạng rỡ.
Đây là một câu chuyện về nguyệt quý thay thế hoa hồng. Câu chuyện đã hết, du khách đi hết, lại có một đợt du khách mới xuất hiện và nghệ nhân lại bắt đầu kể.
Buổi chiều ấy, Khang Kiều nghe đi nghe lại câu chuyện nguyệt quý thay thế hoa hồng.
Đêm xuống, cô đi men theo từng con phố. Có lẽ, Văn Tú Thanh ở trong nhà Hoắc Liên Ngao là bông nguyệt quế dịu dàng, còn cô chính là một bông hồng đầy gai nhọn.
Khi bước chân đã mệt, Khang Kiều ngồi xuống chiếc ghế dài ven đường nghỉ ngơi. Sau đó cô nhìn thấy đôi nam nữ đang cãi nhau trước cửa hàng đối diện. Nói cãi nhau cũng không hẳn, anh chàng im lặng, chỉ có cô gái là nói. Tới cuối cùng, cô gái mặc kệ tất thảy, truy hỏi có phải anh ta thích nam giới hay không.
Thì ra, anh chàng đáng thương đó cũng nói dối gần giống cô. Thật ra anh ấy tới Bali để tham gia buổi xem mặt trên du thuyền, người vào bệnh viện không phải nhân viên của anh ấy, mà là đối tượng xem mặt.
Cô bước qua, đứng bên cạnh anh ấy, gọi một tiếng: “Hàn đại ca!”.
Gọi xong, cô nói với cô gái kia: “Tại tôi không tốt, tại tôi chọc giận Hàn đại ca nên anh ấy mới tìm cô để chọc tức tôi”.
Điều khiến Khang Kiều không ngờ là lần giải vây của cô lại mang tới cho Hàn Tông linh cảm, cuối cùng khiến anh ấy kết hôn chớp nhoáng.
Lúc đó, bước chân của Khang Kiều thật sự đã mệt, tiền còn lại không đủ trả tiền nhà một tháng.
Chớp mắt, tám năm đã trôi qua, Hàn Tông đã chết.
Câu chuyện tám năm bám đầy bụi bặm mở ra theo con dao đâm vào Hoắc Liên Ngao.
Có người mở cửa, Khang Kiều nhắm mắt lại.
Người bước vào là Jenny. Jenny tới trước giường đứng một lúc rồi đi ngay. Lát sau, Khang Kiều lại mơ mơ màng màng thiếp đi.
Khi cô mở mắt ra lần nữa thì trời đã tối.
Trong bữa tối, người phụ nữ Mỹ không có gì khác thường.
“Cô bị ốm, nên món cải bắp tôi cho ít muối hơn một nửa.”
“Bình thường tôi rất ít khi nấu cháo, mang là hôm nay món cháo ngô của tôi hợp khẩu vị cô.”
Sau bữa tối, Khang Kiều mở phòng mình ra.
Sự bài trí trong căn phòng đã được khôi phục như trước. Cô mở tủ đồ, ba con dao khắc còn lại hai con. Con dao biến mất nhắc cho Khang Kiều nhớ lại chuyện xảy ra trong căn phòng này tối qua là sự thật.
Con dao khắc đâm sâu vào cơ thể, những giọt máu không ngừng rỏ xuống, khuôn mặt trắng bệch như tờ giấy của Hoắc Liên Ngao và những lời cuối cùng anh nói.
“Đầu gỗ, em cái gì cũng tốt…”
Âm thanh đột ngột vang lên ngắt lời Hoắc Liên Ngao. Khang Kiều lắc đầu rất mạnh, đá bay những lời Hoắc Liên Ngao gõ vào đầu cô.
Âm thanh ấy tới từ chiếc di động ở đầu giường.
Là cuộc điện thoại của Chu Tùng An.
Điện thoại vừa kết nối thì Khang Kiều đã nghe thấy Chu Tùng An nói “Tạ ơn trời đất”.
“Tạ ơn trời đất, Khang Kiều, cuối cùng anh cũng liên lạc được với em rồi.”
Chu Tùng gọi cho Khang Kiều chục cuộc từ sân bay New York. Điện thoại của cô luôn trong tinh trạng không ai bắt máy.
“Vừa tỉnh dậy, anh phát hiện túi hành lý bị mất.” Chu Tùng An cất giọng khó xử.
Trong túi hành lý bị mất có cả hộ chiếu và chứng minh thư của anh ấy, còn cả một số giấy tờ Khang Kiều nhờ anh ấy lấy từ Trung Quốc có thể chứng minh thân phận của cô.
Chu Tùng An bây giờ chỉ có thể ở lại sân bay trung chuyển, may mắn là anh ấy đã liên lạc được với nhân viên đại sứ quán.
Nói xong hoàn cảnh khó khăn của mình, Chu Tùng An bỗng hạ thấp giọng: “Khang Kiều, anh muốn gặp em”.
Trái tim cô run lên, cô lập tức nhớ tới mảnh giấy của Hoắc Liên Ngao.
Bây giờ, giọng cô không cần phải giả vờ: “Tùng An, em bị ốm rồi”.
Cô thật sự đang ốm.
Dựa vào tủ đồ, nghe Chu Tùng An tỉ mỉ nói một người ốm cần chú ý những gì, cô vừa nghe vừa đáp, rồi nhìn xuống sàn nhà.
“Cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước.”
“Vâng.” Cô ngoan ngoãn trả lời.
“Vậy anh ngắt máy đây.”
“Vâng.”
Trước khi chuẩn bị ngắt máy, Chu Tùng An bỗng hỏi: “Giờ em đang ở nhà Hoắc Liên Ngao à?”.
“Ừm.” Cô khẽ đáp.
Kết thúc cuộc gọi, Khang Kiều đi từ từ tới khoảnh sàn đó, cúi xuống, khẽ quẹt ngón tay lên. Động tác của cô hơi ngốc, cô còn tưởng sẽ dính máu vào tay chứ.
Trong lúc đó, ở một căn nhà không mấy nổi bật tại ngoại ô New York, Giản Liêu và vài bác sỹ phẫu thuật cho Hoắc Liên Ngao đang sốt ruột chờ đợi anh tỉnh lại.
Người nằm trên giường mặt cắt không còn hột máu.
Con dao găm quá sâu, cộng thêm đây chỉ là một địa điểm phẫu thuật tạm thời, từ thiết bị tới máy móc đều không kiện toàn, khiến ca phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi rút dao ra, Hoắc Liên Ngao đã chìm vào hôn mê sâu.
“Yên tâm đi, ý chí sống của anh Ngao rất mãnh liệt.” Vị bác sỹ phẫu thuật và vị bác sỹ tư của Hoắc Liên Ngao đều nói vậy.
Nhưng Hoắc Liên Ngao vẫn không tỉnh vào thời gian họ đã dự định…
Tác giả :
Loan