Kẻ Trộm Sách
Chương 48
NHỮNG NGƯỜI ĂN BÁNH MÌ
Một năm dài và nhiều biến động đang diễn ra ở Molching, và cuối cùng thì cái năm ấy cũng sắp sửa kết thúc.
Liesel dành ra vài tháng cuối cùng của năm 1942 để tiêu hóa những suy nghĩ về điều mà con bé gọi là ba con người tuyệt vọng. Con bé tự hỏi họ đang ở đâu và đang làm gì.
Một buổi chiều nọ, con bé lấy cây đàn xếp ra khỏi hộp và lau chùi nó bằng một miếng giẻ. Chỉ một lần thôi, trước khi cất cây đàn đi, con bé mới thực hiện điều mà Mẹ đã không thể làm. Nó đặt ngón tay mình lên một phím đàn và nhẹ nhàng kéo cái ống bễ. Rosa đã đúng. Điều này chỉ làm cho căn phòng thêm ngập tràn cảm giác cô đơn mà thôi.
Bất cứ khi nào con bé gặp Rudy, nó đều hỏi xem có thư từ tin tức gì của bố thằng này không. Đôi khi thằng bé miêu tả chi tiết cho nó nghe một trong những lá thư của Alex Steiner gửi về. So với lá thư này, thì lá thư mà bố con bé đã gửi về nhà là một thứ gì đó hơi đáng thất vọng.
Còn Max, dĩ nhiên, là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tưởng tượng của con bé.
Phải vô cùng lạc quan thì con bé mới hình dung ra được cảnh anh đang bước đi một mình trên một con đường hoang vắng. Có lúc, nó hình dung ra cảnh anh ngã vào một ngưỡng cửa an toàn, tấm thẻ căn cước của anh đủ để lừa một người nhẹ dạ cả tin nào đó.
Ba người đàn ông này sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu.
Con bé nhìn thấy bố mình ở trên ô cửa sổ lớp học. Max thì thường ngồi cạnh con bé ở chỗ lò sưởi. Alex Steiner thì xuất hiện khi con bé đang ở bên cạnh Rudy, ông đang nhìn hai đứa chằm chằm sau khi chúng vứt những chiếc xe đạp ngã xuống mặt phố Munich và nhìn vào trong cửa hàng.
“Hãy nhìn những bộ quần áo kia kìa,” Rudy có lần nói với nó, đầu và hai tay của thằng nhóc đang áp chặt vào ô cửa kính. “Tất cả sẽ bị bỏ phí.”
Lạ lùng thay, một trong những sự xao lãng ưa thích của Liesel là bà Holtzapfel. Những buổi đọc sách bây giờ đã được bổ sung thêm cả ngày thứ Tư nữa, và họ đã đọc xong quyển Người huýt sáo, quyển sách đã bị mất một số trang vì ngâm nước, và đang đọc đến quyển Người mang giấc mơ. Thi thoảng bà già ấy lại pha trà, hay cho Liesel ít súp mà rõ ràng là ngon hơn món súp mẹ nó nấu. Món súp này ít lõng bõng nước hơn.
Giữa tháng Mười và Mười một, có một cuộc diễu hành khác của những người Do Thái, và sau đó lại là một cuộc diễu hành khác nữa. Cũng như lần trước, Liesel đã lao xuống phố Munich, lần này là để xem Max Vandenburg có ở trong số những người diễu hành không. Con bé bị giày vò giữa niềm thôi thúc muốn được nhìn thấy anh - để biết rằng anh vẫn còn sống - hay để thấy anh vắng mặt, điều này có nghĩa là rất nhiều trường hợp có thể xảy ra, và một trong những trường hợp ấy là anh vẫn còn tự do.
Vào giữa tháng Mười hai, một nhóm nhỏ những người Do Thái và những tên vô lại khác lại được dẫn đi trên phố Munich để đến Dachau. Cuộc diễu hành thứ ba.
Rudy bước một cách đầy quyết tâm trên phố Thiên Đàng và quay ra từ nhà số ba mươi lăm với một cái túi nhỏ cùng hai chiếc xe đạp.
“Có muốn chơi không, đồ con lợn?”
NHỮNG VẬT TRONG TÚI CỦA RUDY
Ba mẩu bánh mì cũ mốc, đã bị nát vụn ra thành những miếng nhỏ.
Chúng đạp xe lên trước đoàn diễu hành, về phía Dachau, và dừng lại ở một đoạn đường trống. Rudy đưa cho Liesel cái túi. “Hãy bốc một nắm đầy đi.”
“Tớ không chắc đây là một ý kiến hay đâu.”
Thằng nhóc đập một miếng bánh mì vào tay bạn nó. “Bố cậu đã làm như thế.”
Làm sao con bé có thể cãi lại đây? Nó đáng được nhận một roi.
“Nếu ra tay nhanh thì chúng ta sẽ không bị bắt đâu.” Thằng bé đã bắt đầu chia mấy miếng bánh mì ra. “Thế nên hãy nhúc nhích đi, đồ con lợn.”
Liesel không thể đừng được. Có dấu vết của một nụ cười trên gương mặt nó khi nó cùng Rudy Steiner, người bạn thân nhất, rải những miếng bánh mì lên mặt đường. Khi làm xong, chúng đi lấy mấy chiếc xe đạp của mình và nấp đằng sau những cây thông Giáng sinh.
Con đường lạnh lẽo và thẳng tắp. Không bao lâu sau thì đám lính và những người Do Thái đã đến nơi.
Trong bóng đổ của những tán cây, Liesel quan sát thằng bạn mình. Mọi thứ đã thay đổi nhiều làm sao, từ một kẻ ăn trộm trái cây đến một người đi cho bánh mì. Mái tóc vàng của nó, dù đang sẫm màu lại dần, cũng giống như một ngọn nến vậy. Con bé nghe thấy dạ dày thằng bạn mình kêu ùng ục vì đói - vậy mà nó lại đang cho người ta bánh mì.
Đây có phải là nước Đức không?
Có phải là nước Đức Quốc xã không?
Người lính đầu tiên không nhìn thấy những mẩu bánh mì - anh ta không đói - nhưng người Do Thái đầu tiên thì thấy.
Bàn tay nhếch nhác của người này thò xuống rồi nhặt một miếng bánh lên và nhét vào mồm, nhai ngấu nghiến.
Đó có phải là Max không? Liesel nghĩ thầm.
Con bé không thể nhìn rõ, nên nó bèn chuyển sang một vị trí khác để nhìn cho rõ hơn.
“Này!” Rudy cáu tiết. “Đừng có động đậy. Nếu họ tìm thấy bọn mình ở đây và liên hệ sự việc này với mấy mẩu bánh mì ngoài kia, thì coi như chúng ta tàn đời đấy.”
Liesel vẫn tiếp tục.
Có thêm những người Do Thái khác cúi xuống và nhặt mấy mẩu bánh mì dưới mặt đường lên, và từ chỗ bìa rừng bắt đầu có cây mọc, kẻ trộm sách nhìn kỹ từng người một trong số họ. Max Vandenburg không có ở đó.
Sự nhẹ nhõm chỉ kéo dài được một chốc.
Sự nhẹ nhõm ấy đang tự khuấy động quanh con bé thì một trong những người lính phát hiện thấy một tù nhân thò tay xuống mặt đường để nhặt miếng bánh mì lên. Mọi người được ra lệnh dừng lại. Con đường được kiểm tra thật kỹ càng. Những người tù binh nhai nhanh và im lặng nhất có thể. Họ cùng nhau nuốt.
Người lính nhặt vài miếng bánh mì lên và ngó nghiêng cả hai bên đường. Những người tù binh cũng nhìn. “Đằng kia!”
Một trong những người lính đang sải bước tới chỗ đó, chỗ con bé ở những hàng cây gần nhất. Kế đó anh ta nhìn thấy thằng nhóc. Cả hai bắt đầu vùng chạy.
Chúng chạy theo những hướng khác nhau, dưới những cành cây lòa xòa như rui nhà, và những tán cây trên cao trông như một cái trần nhà.
“Đừng ngừng lại, Liesel!”
“Thế còn xe đạp thì sao?”
“Scheiss drauf! Kệ cứt chúng nó, ai quan tâm làm quái gì cơ chứ!”
Chúng chạy, và sau một trăm mét, thì hơi thở gấp của người lính đã phả đến gần hơn. Nó rụt rè đến bên cạnh con bé và con bé chờ bàn tay chạy theo cùng hơi thở ấy.
Con bé đã gặp may.
Tất cả những gì nó nhận được chỉ là một cú đá vào mông và một nắm đâm bằng từ ngữ. “Chạy tiếp đi, nhóc con, cháu không thuộc về nơi này đâu!” Con bé chạy thêm ít nhất là một dặm nữa. Những cành cây cào xước tay nó. Quả thông lăn lông lôc dưới chân nó, và vị của những cây kim Giáng sinh rung lên trong phổi nó.
Bốn mươi lăm phút trôi qua, con bé mới quay về chỗ cũ, và Rudy đang ngồi bên những chiếc xe đạp han gỉ. Thằng bé đã nhặt những mẩu bánh còn sót lại và đang trệu trạo nhai một miêng bánh cũ mốc, cứng quèo.
“Tớ đã bảo cậu đừng đến gần quá rồi mà,” nó nói.
Con bé xoay lưng lại cho thằng bạn nhìn. “Trên người tớ có dấu chân không?”
QUYỂN SỔ PHÁC THẢO ĐƯỢC GÍU KÍN
Vài ngày trước Giáng sinh, đã có một cuộc không kích khác mặc dù không có thứ gì rơi xuống thị trấn Molching cả. Theo tin tức trên đài phát thanh, thì hầu hết những quả bom đều đã rơi xuống vùng đồng không mông quạnh.
Điều quan trọng nhất là phản ứng trong căn hầm trú ẩn của gia đình Fiedler. Khi những vị khách quen thuộc cuối cùng của căn hầm đó đã có mặt, mọi người bèn ổn định chỗ của mình và chờ. Họ nhìn con bé, một cách đầy trông đợi.
Giọng nói của Bố lại vang lên bên tai nó.
“Và nếu có thêm những đợt không kích, thì con hãy cứ đọc sách trong hầm trú ẩn nhé.”
Liesel chờ đợi. Con bé cần phải đảm bảo rằng họ thực sự muốn như thế.
Rudy nói thay cho mọi người.”Đọc đi chứ, đồ con lợn.”
Con bé mở quyển sách ra, và một lần nữa, những từ ngữ đã tìm được đường đến với tất cả những người có mặt trong căn hầm trú ẩn ấy.
Ở nhà, sau khi hồi còi hiệu đã cho phép tất cả mọi người quay trở lên mặt đất, Liesel ngồi trong phòng bếp với mẹ nuôi của nó. Một mối băn khoăn đang hiện ra trên vẻ mặt của Rosa Hubermann, và không lâu sau bà nhặt một con dao lên và rời khỏi phòng. “Hãy đi với Mẹ.”
Bà bước vào phòng khách và lật tấm vải trải đệm của mình lên. Ở rìa nệm, có một đường rạch đã được may lại. Nếu trước đó bạn không biết rằng nó có ở đó, thì hầu như chắc chắn là bạn sẽ chẳng có cơ hội nào để tìm ra nó cả. Rosa cẩn thận rọc cái đường đó ra rồi luồn tay vào, sờ soạng đến hết chiều dài của cánh tay bà. Khi rút tay ra, thì trên tay bà là quyển sổ phác thảo của Max Vandenburg.
“Anh ấy nói hãy đưa cho con cái này khi con đã sẵn sàng,” bà nói. “Mẹ đã nghĩ đến sinh nhật con. Sau đó Mẹ quyết định lùi lại đến ngày lễ Giáng sinh.” Rosa đứng dậy và trên gương mặt bà có một vẻ gì đó rất kỳ lạ. Nó không được tạo nên từ sự kiêu hãnh. Có thể đó là hồi ức dày đặc nhất, nặng nề nhất trên đời này. Bà nói, “Mẹ nghĩ là con đã luôn sẵn sàng, Liesel ạ. Từ ngay khoảnh khắc mà con đến ngôi nhà này và bám vào cánh cửa ấy, thì con đã xứng đáng có được nó.”
Quyển sách được trao tay.
Cái bìa sách trông giống như thế này:
NGƯỜI LAY TỪ NGỮ
Một bộ sưu tập nhỏ những suy nghĩ
cho Liesel Meminger.
Liesel nâng niu quyển sách trong tay. Con bé nhìn chằm chằm nó một lúc. “Cảm ơn Mẹ.”
Bà ôm lấy nó.
Con bé cũng có một thôi thúc rất dữ dội là nói với Rosa Hubermann rằng nó yêu bà. Thật là xấu hổ khi con bé đã không nói điều đó ra.
Con bé muốn đọc quyển sách ấy trong tầng hầm, để nhớ lại những ngày xa xưa, nhưng Mẹ đã thuyết phục nó đừng làm như thế. “Có lý do khiến Max bị ốm ở dưới đó,” bà nói, “và Mẹ có thể nói cho con biết một điều, con gái ạ, đấy là Mẹ sẽ không để con bị ốm đâu.”
Con bé đã đọc trong phòng bếp.
Những khoảng trống màu đỏ và vàng lập lòe trong bếp lò.
Người lay từ ngữ.
Con bé xem qua rất nhiều những phác thảo và câu chuyện, và những bức tranh có lời chú thích bên dưới. Những bức vẽ kiểu như Rudy trên một cái bục với ba tâm huy chương vàng quanh cổ. Bên dưới hình vẽ này là dòng chữ Mái tóc có màu vàng chanh. Thằng người tuyết cũng có mặt trong quyển sổ, cũng như danh sách mười ba
món quà, ấy là chưa nói đến những ghi chép lại của rất nhiều đêm đã trôi qua trong tầng hầm hay bên cạnh lò sưởi.
Dĩ nhiên, có rất nhiều suy nghĩ, hình vẽ phác thảo, và những giấc mơ liên quan đến Stuttgart, nước Đức và Quốc trưởng. Những ký ức về gia đình của Max cũng xuất hiện. Rốt cục thì anh đã không thể không cho họ vào quyển sổ. Anh buộc phải làm như thế.
Tiếp theo là trang 117.
Đó là nơi mà bản thân quyển Người lay từ ngữ xuất hiện.
Đó là một câu chuyện ngụ ngôn hay cổ tích gì đó. Liesel không chắc là chuyện gì. Thậm chí sau đó nhiều ngày, khi con bé tra cả hai định nghĩa về thể loại chuyện kể này trong quyển từ điển tiếng Đức Duden, con bé vẫn không thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
Ở trang trước có một ghi chú nhỏ.
Một năm dài và nhiều biến động đang diễn ra ở Molching, và cuối cùng thì cái năm ấy cũng sắp sửa kết thúc.
Liesel dành ra vài tháng cuối cùng của năm 1942 để tiêu hóa những suy nghĩ về điều mà con bé gọi là ba con người tuyệt vọng. Con bé tự hỏi họ đang ở đâu và đang làm gì.
Một buổi chiều nọ, con bé lấy cây đàn xếp ra khỏi hộp và lau chùi nó bằng một miếng giẻ. Chỉ một lần thôi, trước khi cất cây đàn đi, con bé mới thực hiện điều mà Mẹ đã không thể làm. Nó đặt ngón tay mình lên một phím đàn và nhẹ nhàng kéo cái ống bễ. Rosa đã đúng. Điều này chỉ làm cho căn phòng thêm ngập tràn cảm giác cô đơn mà thôi.
Bất cứ khi nào con bé gặp Rudy, nó đều hỏi xem có thư từ tin tức gì của bố thằng này không. Đôi khi thằng bé miêu tả chi tiết cho nó nghe một trong những lá thư của Alex Steiner gửi về. So với lá thư này, thì lá thư mà bố con bé đã gửi về nhà là một thứ gì đó hơi đáng thất vọng.
Còn Max, dĩ nhiên, là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tưởng tượng của con bé.
Phải vô cùng lạc quan thì con bé mới hình dung ra được cảnh anh đang bước đi một mình trên một con đường hoang vắng. Có lúc, nó hình dung ra cảnh anh ngã vào một ngưỡng cửa an toàn, tấm thẻ căn cước của anh đủ để lừa một người nhẹ dạ cả tin nào đó.
Ba người đàn ông này sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu.
Con bé nhìn thấy bố mình ở trên ô cửa sổ lớp học. Max thì thường ngồi cạnh con bé ở chỗ lò sưởi. Alex Steiner thì xuất hiện khi con bé đang ở bên cạnh Rudy, ông đang nhìn hai đứa chằm chằm sau khi chúng vứt những chiếc xe đạp ngã xuống mặt phố Munich và nhìn vào trong cửa hàng.
“Hãy nhìn những bộ quần áo kia kìa,” Rudy có lần nói với nó, đầu và hai tay của thằng nhóc đang áp chặt vào ô cửa kính. “Tất cả sẽ bị bỏ phí.”
Lạ lùng thay, một trong những sự xao lãng ưa thích của Liesel là bà Holtzapfel. Những buổi đọc sách bây giờ đã được bổ sung thêm cả ngày thứ Tư nữa, và họ đã đọc xong quyển Người huýt sáo, quyển sách đã bị mất một số trang vì ngâm nước, và đang đọc đến quyển Người mang giấc mơ. Thi thoảng bà già ấy lại pha trà, hay cho Liesel ít súp mà rõ ràng là ngon hơn món súp mẹ nó nấu. Món súp này ít lõng bõng nước hơn.
Giữa tháng Mười và Mười một, có một cuộc diễu hành khác của những người Do Thái, và sau đó lại là một cuộc diễu hành khác nữa. Cũng như lần trước, Liesel đã lao xuống phố Munich, lần này là để xem Max Vandenburg có ở trong số những người diễu hành không. Con bé bị giày vò giữa niềm thôi thúc muốn được nhìn thấy anh - để biết rằng anh vẫn còn sống - hay để thấy anh vắng mặt, điều này có nghĩa là rất nhiều trường hợp có thể xảy ra, và một trong những trường hợp ấy là anh vẫn còn tự do.
Vào giữa tháng Mười hai, một nhóm nhỏ những người Do Thái và những tên vô lại khác lại được dẫn đi trên phố Munich để đến Dachau. Cuộc diễu hành thứ ba.
Rudy bước một cách đầy quyết tâm trên phố Thiên Đàng và quay ra từ nhà số ba mươi lăm với một cái túi nhỏ cùng hai chiếc xe đạp.
“Có muốn chơi không, đồ con lợn?”
NHỮNG VẬT TRONG TÚI CỦA RUDY
Ba mẩu bánh mì cũ mốc, đã bị nát vụn ra thành những miếng nhỏ.
Chúng đạp xe lên trước đoàn diễu hành, về phía Dachau, và dừng lại ở một đoạn đường trống. Rudy đưa cho Liesel cái túi. “Hãy bốc một nắm đầy đi.”
“Tớ không chắc đây là một ý kiến hay đâu.”
Thằng nhóc đập một miếng bánh mì vào tay bạn nó. “Bố cậu đã làm như thế.”
Làm sao con bé có thể cãi lại đây? Nó đáng được nhận một roi.
“Nếu ra tay nhanh thì chúng ta sẽ không bị bắt đâu.” Thằng bé đã bắt đầu chia mấy miếng bánh mì ra. “Thế nên hãy nhúc nhích đi, đồ con lợn.”
Liesel không thể đừng được. Có dấu vết của một nụ cười trên gương mặt nó khi nó cùng Rudy Steiner, người bạn thân nhất, rải những miếng bánh mì lên mặt đường. Khi làm xong, chúng đi lấy mấy chiếc xe đạp của mình và nấp đằng sau những cây thông Giáng sinh.
Con đường lạnh lẽo và thẳng tắp. Không bao lâu sau thì đám lính và những người Do Thái đã đến nơi.
Trong bóng đổ của những tán cây, Liesel quan sát thằng bạn mình. Mọi thứ đã thay đổi nhiều làm sao, từ một kẻ ăn trộm trái cây đến một người đi cho bánh mì. Mái tóc vàng của nó, dù đang sẫm màu lại dần, cũng giống như một ngọn nến vậy. Con bé nghe thấy dạ dày thằng bạn mình kêu ùng ục vì đói - vậy mà nó lại đang cho người ta bánh mì.
Đây có phải là nước Đức không?
Có phải là nước Đức Quốc xã không?
Người lính đầu tiên không nhìn thấy những mẩu bánh mì - anh ta không đói - nhưng người Do Thái đầu tiên thì thấy.
Bàn tay nhếch nhác của người này thò xuống rồi nhặt một miếng bánh lên và nhét vào mồm, nhai ngấu nghiến.
Đó có phải là Max không? Liesel nghĩ thầm.
Con bé không thể nhìn rõ, nên nó bèn chuyển sang một vị trí khác để nhìn cho rõ hơn.
“Này!” Rudy cáu tiết. “Đừng có động đậy. Nếu họ tìm thấy bọn mình ở đây và liên hệ sự việc này với mấy mẩu bánh mì ngoài kia, thì coi như chúng ta tàn đời đấy.”
Liesel vẫn tiếp tục.
Có thêm những người Do Thái khác cúi xuống và nhặt mấy mẩu bánh mì dưới mặt đường lên, và từ chỗ bìa rừng bắt đầu có cây mọc, kẻ trộm sách nhìn kỹ từng người một trong số họ. Max Vandenburg không có ở đó.
Sự nhẹ nhõm chỉ kéo dài được một chốc.
Sự nhẹ nhõm ấy đang tự khuấy động quanh con bé thì một trong những người lính phát hiện thấy một tù nhân thò tay xuống mặt đường để nhặt miếng bánh mì lên. Mọi người được ra lệnh dừng lại. Con đường được kiểm tra thật kỹ càng. Những người tù binh nhai nhanh và im lặng nhất có thể. Họ cùng nhau nuốt.
Người lính nhặt vài miếng bánh mì lên và ngó nghiêng cả hai bên đường. Những người tù binh cũng nhìn. “Đằng kia!”
Một trong những người lính đang sải bước tới chỗ đó, chỗ con bé ở những hàng cây gần nhất. Kế đó anh ta nhìn thấy thằng nhóc. Cả hai bắt đầu vùng chạy.
Chúng chạy theo những hướng khác nhau, dưới những cành cây lòa xòa như rui nhà, và những tán cây trên cao trông như một cái trần nhà.
“Đừng ngừng lại, Liesel!”
“Thế còn xe đạp thì sao?”
“Scheiss drauf! Kệ cứt chúng nó, ai quan tâm làm quái gì cơ chứ!”
Chúng chạy, và sau một trăm mét, thì hơi thở gấp của người lính đã phả đến gần hơn. Nó rụt rè đến bên cạnh con bé và con bé chờ bàn tay chạy theo cùng hơi thở ấy.
Con bé đã gặp may.
Tất cả những gì nó nhận được chỉ là một cú đá vào mông và một nắm đâm bằng từ ngữ. “Chạy tiếp đi, nhóc con, cháu không thuộc về nơi này đâu!” Con bé chạy thêm ít nhất là một dặm nữa. Những cành cây cào xước tay nó. Quả thông lăn lông lôc dưới chân nó, và vị của những cây kim Giáng sinh rung lên trong phổi nó.
Bốn mươi lăm phút trôi qua, con bé mới quay về chỗ cũ, và Rudy đang ngồi bên những chiếc xe đạp han gỉ. Thằng bé đã nhặt những mẩu bánh còn sót lại và đang trệu trạo nhai một miêng bánh cũ mốc, cứng quèo.
“Tớ đã bảo cậu đừng đến gần quá rồi mà,” nó nói.
Con bé xoay lưng lại cho thằng bạn nhìn. “Trên người tớ có dấu chân không?”
QUYỂN SỔ PHÁC THẢO ĐƯỢC GÍU KÍN
Vài ngày trước Giáng sinh, đã có một cuộc không kích khác mặc dù không có thứ gì rơi xuống thị trấn Molching cả. Theo tin tức trên đài phát thanh, thì hầu hết những quả bom đều đã rơi xuống vùng đồng không mông quạnh.
Điều quan trọng nhất là phản ứng trong căn hầm trú ẩn của gia đình Fiedler. Khi những vị khách quen thuộc cuối cùng của căn hầm đó đã có mặt, mọi người bèn ổn định chỗ của mình và chờ. Họ nhìn con bé, một cách đầy trông đợi.
Giọng nói của Bố lại vang lên bên tai nó.
“Và nếu có thêm những đợt không kích, thì con hãy cứ đọc sách trong hầm trú ẩn nhé.”
Liesel chờ đợi. Con bé cần phải đảm bảo rằng họ thực sự muốn như thế.
Rudy nói thay cho mọi người.”Đọc đi chứ, đồ con lợn.”
Con bé mở quyển sách ra, và một lần nữa, những từ ngữ đã tìm được đường đến với tất cả những người có mặt trong căn hầm trú ẩn ấy.
Ở nhà, sau khi hồi còi hiệu đã cho phép tất cả mọi người quay trở lên mặt đất, Liesel ngồi trong phòng bếp với mẹ nuôi của nó. Một mối băn khoăn đang hiện ra trên vẻ mặt của Rosa Hubermann, và không lâu sau bà nhặt một con dao lên và rời khỏi phòng. “Hãy đi với Mẹ.”
Bà bước vào phòng khách và lật tấm vải trải đệm của mình lên. Ở rìa nệm, có một đường rạch đã được may lại. Nếu trước đó bạn không biết rằng nó có ở đó, thì hầu như chắc chắn là bạn sẽ chẳng có cơ hội nào để tìm ra nó cả. Rosa cẩn thận rọc cái đường đó ra rồi luồn tay vào, sờ soạng đến hết chiều dài của cánh tay bà. Khi rút tay ra, thì trên tay bà là quyển sổ phác thảo của Max Vandenburg.
“Anh ấy nói hãy đưa cho con cái này khi con đã sẵn sàng,” bà nói. “Mẹ đã nghĩ đến sinh nhật con. Sau đó Mẹ quyết định lùi lại đến ngày lễ Giáng sinh.” Rosa đứng dậy và trên gương mặt bà có một vẻ gì đó rất kỳ lạ. Nó không được tạo nên từ sự kiêu hãnh. Có thể đó là hồi ức dày đặc nhất, nặng nề nhất trên đời này. Bà nói, “Mẹ nghĩ là con đã luôn sẵn sàng, Liesel ạ. Từ ngay khoảnh khắc mà con đến ngôi nhà này và bám vào cánh cửa ấy, thì con đã xứng đáng có được nó.”
Quyển sách được trao tay.
Cái bìa sách trông giống như thế này:
NGƯỜI LAY TỪ NGỮ
Một bộ sưu tập nhỏ những suy nghĩ
cho Liesel Meminger.
Liesel nâng niu quyển sách trong tay. Con bé nhìn chằm chằm nó một lúc. “Cảm ơn Mẹ.”
Bà ôm lấy nó.
Con bé cũng có một thôi thúc rất dữ dội là nói với Rosa Hubermann rằng nó yêu bà. Thật là xấu hổ khi con bé đã không nói điều đó ra.
Con bé muốn đọc quyển sách ấy trong tầng hầm, để nhớ lại những ngày xa xưa, nhưng Mẹ đã thuyết phục nó đừng làm như thế. “Có lý do khiến Max bị ốm ở dưới đó,” bà nói, “và Mẹ có thể nói cho con biết một điều, con gái ạ, đấy là Mẹ sẽ không để con bị ốm đâu.”
Con bé đã đọc trong phòng bếp.
Những khoảng trống màu đỏ và vàng lập lòe trong bếp lò.
Người lay từ ngữ.
Con bé xem qua rất nhiều những phác thảo và câu chuyện, và những bức tranh có lời chú thích bên dưới. Những bức vẽ kiểu như Rudy trên một cái bục với ba tâm huy chương vàng quanh cổ. Bên dưới hình vẽ này là dòng chữ Mái tóc có màu vàng chanh. Thằng người tuyết cũng có mặt trong quyển sổ, cũng như danh sách mười ba
món quà, ấy là chưa nói đến những ghi chép lại của rất nhiều đêm đã trôi qua trong tầng hầm hay bên cạnh lò sưởi.
Dĩ nhiên, có rất nhiều suy nghĩ, hình vẽ phác thảo, và những giấc mơ liên quan đến Stuttgart, nước Đức và Quốc trưởng. Những ký ức về gia đình của Max cũng xuất hiện. Rốt cục thì anh đã không thể không cho họ vào quyển sổ. Anh buộc phải làm như thế.
Tiếp theo là trang 117.
Đó là nơi mà bản thân quyển Người lay từ ngữ xuất hiện.
Đó là một câu chuyện ngụ ngôn hay cổ tích gì đó. Liesel không chắc là chuyện gì. Thậm chí sau đó nhiều ngày, khi con bé tra cả hai định nghĩa về thể loại chuyện kể này trong quyển từ điển tiếng Đức Duden, con bé vẫn không thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
Ở trang trước có một ghi chú nhỏ.
Tác giả :
Markus Zusak