Kẻ Trộm Sách
Chương 29
MỘT VẤN ĐỀ BA TẦNG
1. Đôi tai của Tommy Muller
2. Franz Deutscher – một thủ lĩnh của tổ chức
Thiếu niên Hitler, lúc nào gã cũng cau có giận dữ.
3. Rudy không thể tránh khỏi những rắc rối được.
Giá như trước đó sáu năm, Tommy Muller không đi lạc suốt bảy tiếng đồng hồ vào cái ngày lạnh giá nhất trong lịch sử Munich. Cái tai bị nhiễm trùng của nó và những tổn thương thần kinh vẫn thường xuyên làm méo mó đội hình diễu hành ở Trung tâm Thiếu niên Hitler, điều mà tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, o phải là một dấu hiệu tốt đẹp.
Ban đầu sự lộn xộn của đội hình duyệt binh là chưa đến mức đáng kể, nhưng rồi nhiều tháng trôi qua, Tommy vẫn cứ khăng khăng thu thập cơn giận dữ của các thủ lĩnh ở Trung tâm Thiếu niên Hitler, đặc biệt là mỗi khi đến phần diễu hành. Bạn có nhớ ngày sinh nhật của Hitler một năm trước đó không? Có những lúc, cái tai bị nhiễm trùng của thằng bé trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Chúng đã đạt đến mức độ mà Tommy gặp vấn đề thực sự về thính giác. Thằng bé không thể nghe nổi những câu hiệu lệnh được thét lên cho cả nhóm khi chúng đang diễu hành theo hàng. Chẳng có gì khác biệt khi chúng diễu hành ở trong sảnh hay bên ngoài, trong tuyết, trong bùn lầy hay dưới những cơn mưa cả.
Mục tiêu của việc này luôn là khiến cho mọi người dừng lại cùng một lúc.
“Một âm thanh duy nhất thôi!” Người ta bảo với chúng như vậy. “Đó là tất cả những gì mà Quốc trưởng muốn nghe. Mọi người cùng kết hợp với nhau. Mọi người dừng lại cùng nhau, như một!”
Sau đó là đến Tommy.
Ấy là tai bên trái của thằng bé, tôi cho là như thế. Đó là cái tai gặp rắc rối nhất trong số hai tai của nó, và khi tiếng thét gay gắt “Halt!” làm ướt tai của những người khác, Tommy vẫn đi đều bước một cách tức cười và rõ ràng là vẫn đang tiếp tục bước. Thằng bé có thể biến một hàng diễu hành thành điểm tâm của chó chỉ trong nháy mắt.
Vào một ngày thứ Bảy đầu tháng Bảy nọ, sau ba giờ rưỡi và một bài kinh cầu nguyện của những lần thử diễu hành thất bại được truyền cảm hứng bởi Tommy, Franz Deutscher (cái tên tối thượng cho một tên Quốc xã vị thành niên tối thượng) đã ngấy thằng bé đến tận cổ.
“Muller du Affe!” Mái tóc vàng dày của hắn xoa bóp đầu hắn, và những từ ngữ của hắn làm như vò xé bóp nát gương mặt của Tommy. “Đồ khỉ này – mày bị làm sao thế hả?”
Tommy sợ hãi lừ đừ bước lùi lại, nhưng má trái của nó làm sao đó mà co giật lại theo một sự biến dạng hớn hở thoắt vui thoắt buồn. Có vẻ như nó không chỉ đang cười với một nụ cười ngớ ngẩn đầy vẻ hân hoan, mà còn chấp nhận bị chửi như tát nước vào mặt với một thái độ vui vẻ nữa. Và Franz Deutscher không thể hiểu được bất cứ điều gì trong số trên cả. Cặp mắt tái mét của hắn như đang nấu chín thằng bé.
“Sao?” Hắn hỏi. “Mày có thể nói gì để biện hộ cho mình đây?”
Sự co giật của Tommy chỉ ngày càng tăng lên, cả về tốc độ lẫn độ sâu.
“Mày đang nhạo bang tao đấy à?”
“Heil,” Tommy lại co rúm lại, trong một nỗ lực tuyệt vọng để được chấp nhận, nhưng nó không nói được đến phần “Hitler”.
Đó là lúc mà Rudy bước lên. Nó đứng đối mặt với Franz Deutscher, nhìn thẳng vào mặt gã. “Thưa ngài, nó có vấn đề…”
“Ta có thể thấy được điều đó!”
“Với tai của nó,” Rudy kết thúc câu nói của mình. “Nó không thể…”
“Đúng rồi, vậy đó.” Deutscher xoa tay vào nhau. “Cả hai chúng mày – chạy sáu vòng quanh sân.” Chúng tuân lệnh, nhưng vẫn không đủ nhanh. “Schnell!” giọng nói của gã ta đuổi theo chúng.
Khi sáu vòng chạy quanh sân được hoàn tất, chúng được ban thêm vài bài tập của buổi chạy nữa, chạy xuống, chạy lên, rồi lại chạy xuống nữa, và sau mười lăm phút dài đằng đẵng, cả hai được ra lệnh phải nằm xuống đất cho cái lẽ ra phải là lần cuối cùng.
Rudy nhìn xuống.
Một vòng tròn méo mó bằng bùn cười toe toét với nó.
Mày nhìn cái gì vậy cơ chứ? Có vẻ như vũng bùn lầy ấy đang hỏi nó.
“Xuống!” Franz ra lệnh.
Theo bản năng Rudy nhảy xuống và tiếp đất bằng bụng.
“Lên!” Franz mỉm cười. “Lùi một bước.” Chúng làm theo. “Xuống!”
Thông điệp được đưa ra là rất rõ ràng và lần này Rudy đã chấp nhận nó. Nó nhào xuống đám bùn và nín thở, và ngay khoảnh khắc đó, nằm tì tai xuống mặt đất sũng nước, phần tập luyện kết thúc.
“Vielen Dank, meine Herren,” Franz Deutscher lịch sự nói. “Cảm ơn rất nhiều, các quý ông của tôi.”
Rudy lồm cồm quỳ gối dậy, chùi qua loa tai của nó và nhìn sang Tommy.
Tommy đang nhắm tịt mắt lại, mặt co rúm ró.
Khi chúng quay về phố Thiên Đàng ngày hôm đó, Liesel đang chơi nhảy lò cò với vài đứa trẻ nhỏ hơn, con bé vẫn mặt bộ đồng phục BDM của nó. Qua khóe mắt, con bé nhìn thấy hai dáng người rầu rĩ đang bước đi về phía nó. Một người trong số chúng cất tiếng gọi.
Chúng gặp nhau ở bậc cấp trước căn nhà như một cái hộp giày bằng bê tong của gia đình Steiner, và Rudy kể cho con bé nghe về toàn bộ câu chuyện xảy ra ngày hôm dó.
Sau mười phút, Liesel ngồi xuống.
Sau mười một phút, Tommy, người đang ngồi kế bên con bé, cất tiếng nói, “Tất cả là lỗi của tớ,” nhưng Rudy vẫy tay ra hiệu cho nó hãy im mồm đi, đâu đó giữa câu nói và nụ cười, rồi quẹt một vệt bùn ra làm hai bằng ngón tay của nó. “Đó là lỗi của…” Tommy lại thử một lần nữa, nhưng lần này Rudy đã phá hủy hoàn toàn câu nói ấy và chỉ vào mặt thằng kia.
“Tommy, hãy làm ơn đi.” Trên mặt Rudy có một cái nhìn thỏa mãn đến kỳ lạ. Liesel chưa bao giờ nhìn thấy có một người khốn khổ như thế mà lại sống đến hết mình như vậy. “Cậu chỉ cần ngồi nguyên đó và – nhăn mặt lại – hay làm gì đó cũng được,” và thằng bé tiếp tục kể câu chuyện của mình.
Nó đi tới đi lui.
Nó đánh vật với cái và vạt trên cổ.
Những từ ngữ được ném vào con bé, rơi xuống đâu đó trên những bậc cấp bằng bê tong.
“Cái tên Deutscher đó,” thằng bé kết luận một cách sôi nổi. “Gã đã chơi được chúng ta một vố ra trò, phải không hả, Tommy?”
Tommy gật đầu, co rúm mặt lại rồi nói, theo một trật tự không cần thiết. “Đó là lỗi của tớ.”
“Tommy, tới đã nói gì?”
“Khi nào cơ?”
“Bây giờ! Im mồm đi.”
“Chắc rồi, Rudy à.”
Một lát sau, khi Tommy bước về nhà một cách khổ sở và cô độc, Rudy đã thử áp dụng một chiến thuật bậc thầy mới.
Lòng thương xót.
Trên bậc cấp, nó xem xét kỹ lớp bùn đã khô đi như một lớp phủ cứng giòn trên bộ đồng phục của mình, sau đó nhìn thẳng vào mặt Liesel một cách tuyệt vọng. “Thế nào hả, Đồ con lợn?”
“Thế nào cái gì kia?”
“Cậu biết mà…”
“Đồ lợn,” con bé bật cười, rồi nó bước nốt quãng đường ngắn còn lại về nhà. Một hỗn hợp lẫn lộn của bùn và lòng thương xót là một chuyện khác, nhưng hôn Rudy Steiner lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Với một nụ cười buồn bã chỗ bậc cấp, thằng bé gọi với sang, một tay sục sạo trên mái tóc. “Một ngày nào đó,” nó cảnh cáo con bé. “Một ngày nào đó, Liesel ạ.”
Trong tầng hầm, chỉ sau đó hai năm thôi, đôi lúc Liesel vô cùng muốn đi sang nhà hàng xóm và gặp thằng bé, ngay cả khi con bé đang viết trong lúc trời vừa tảng sáng. Nó cũng nhận thức được rằng rất có thể chính những tháng ngày bẩn thỉu u mê ấy ở tổ chức Thiếu niên Hitler đã nuôi nấng thằng nhóc, và sau đó là chính nó nữa, với khát khao phạm tội.
Rốt cuộc, mặc cho những cơn mưa thường xuyên trút xuống, mùa hè cũng bắt đầu đến đúng cách. Những quả táo Klar hẳn là đã được hái rồi. Có nhiều vụ trộm cắp nữa cần được thực hiện.
NHỮNG KẺ THUA CUỘC
Khi nói đến chuyện trộm cắp, Liesel và Rudy trước hết bị mắc kẹt với cái ý tưởng là có sự an toàn trong những con số. Andy Schmeikl đã mời chúng đến chỗ bờ sông, cho một cuộc họp mặt. Cùng những việc khác, một kế hoạch vui chơi để ăn trộm trái cây sẽ được lên lịch thực hiện.
“Vậy bây giờ mày là thủ lĩnh đó à?” Rudy hỏi, nhưng Andy lắc đầu, nặng nề cùng một nỗi thất vọng. Thằng bé rõ ràng là đã ước sao nó đáp ứng được yêu cầu cho chức danh ấy.
“Không!” Giọng nói mát lạnh của thằng nãy bỗng ấm áp một cách bất thường. Như thể nó đã bị nướng một nửa. “Có một người khác.”
GÃ ARTHUR BERG MỚI
Gã có mái tóc rối bời và cặp mắt u ám như mây mù, và
gã là kiểu tội phạm không có lý do nào khác để ăn trộm
ngoài việc gã thích chuyện này.
Tên gã là Viktor Chemmel.
Không giống như hầu hết những người tham gia vào các môn nghệ thuật khác nhau thuộc lĩnh vực trộm cắp, Viktor Chemmel có tất cả. Gã sống trong khu vực no đủ nhất của Molching, trên đồi, tại một ngôi làng đã được tẩy uế khi dân Do Thái bị quét sạch. Gã có tiền. Gã có thuốc lá. Dù vậy, cái mà gã muốn còn nhiều hơn thế.
“Chẳng có gì là sai trái khi muốn nhiều hơn một chút cả,” gã tuyên bố, nằm dài trên thảm cỏ với một nhóm mấy thằng nhóc tì tụ tập xung quanh. “Muốn có thêm là quyền lợi chủ yếu của chúng ta với tư cách là con dân nước Đức. Quốc trưởng của chúng ta đã nói gì cơ chứ?” Gã tự trả lời cái câu hỏi tu từ hoa mỹ của mình. “Chúng ta phải giành lấy những gì đúng ra là thuộc về mình!”
Ở giá trị bề mặt, Viktor Chemmel rõ ràng là thuộc týp choai choai nghệ sĩ ngớ ngẩn tào lao điển hình. Không may thay, khi gã cảm thấy muốn bộc lộ điều đó ra, thì gã cũng sở hữu một tính cách đặc biệt, một dạng tính cách như luôn nói với người khác rằng. “Hãy theo ta.”
Khi Liesel và Rudy đến gặp cả nhóm ở chỗ bờ sông, con bé nghe thấy gã này hỏi một câu khác. “Thế hai đứa chúng mày đã lang thang đi đâu vậy hả? Đã bốn giờ mười rồi.”
“Đồng hồ của tao không chỉ giờ đó,” Rudy nói.
Viktor Chemmel chống đầu lên cùi chỏ, nhỏm dậy. “Mày đâu có đeo đồng hồ.”
“Liệu tao có ở đây không nếu tao đủ giàu để sở hữu một cái đồng hồ cơ chứ?”
Tên thủ lĩnh mới ngồi hẳn dậy và mỉm cười, khoe hàm răng trắng đều. Sa đó gã chuyển sự tập trung hờ hững của mình sang đứa bé gái. “Con điếm nhóc con này là ai thế?” Liesel, đã quá quen với những lời nói xỉ vả, chỉ nhìn chăm chăm vào đôi mắt mờ mịt của thằng kia và đáp trả.
“Năm ngoái,” con bé liệt kê ra, “Tao đã ăn trộm được ít nhất là ba trăm quả táo và hàng chục củ khoai tây. Tao không gặp khó khăn gì với hàng rào dây kẽm gai cả và tao có thể theo kịp bất kỳ ai trong số chúng ta ở đây.”
“Có phải thế không?”
“Đúng thế.” Con bé không chùn bước hay lảng tránh. “Tất cả những gì tao yêu cầu là một phần nhỏ của bất cứ thứ gì chúng tao lấy được. Vài chục quả táo thi thoảng thôi. Một chút đồ thừa cho tao và bạn của tao.”
“Tao cho rằng việc đó có thể dàn xếp được.” Viktor đốt một điếu thuốc rồi đưa nó lên mồm. Gã cố ý phả một miệng đầy khói của mình vào mặt Liesel.
Liesel không ho.
Vẫn là băng nhóm năm ngoái cả chúng, khác biệt duy nhất là thủ lĩnh. Liesel tự hỏi vì sao không có thằng con trai nào khác lên làm thủ lĩnh, nhưng khi nhìn tận mặt đứa này sang đứa khác, con bé nhận thấy rằng không ai trong số chúng đáp ứng được cái yêu cầu quan trọng nhất. Chúng không có niềm háo hức nôn nao đối với việc ăn trộm, mà chúng cần phải được chỉ bảo ra lệnh. Chúng thích được ra lệnh, và Viktor Chemmel thích là người ra lệnh. Đây quả là một thế giới vi mô lý tưởng.
Trong một lúc, Liesel đã rất ngóng chờ sự xuất hiện trở lại của Arthur Berg. Hay liệu rằng cả gã cũng sẽ quỵ ngã trước sự lãnh đạo của Chemmel? Điều đó không quan trọng. Liesel chỉ biết rằng Arthur Berg không có tính bạo ngược hung tàn trong con người gã, trong khi gã thủ lĩnh mới thì lại rất dư thừa đặc tính này. Năm ngoái, con bé biết rằng nếu nó bị mắc kẹt trên một cái cây, Arthur sẽ quay lại để cứu nó, dù mồm thì nói khác. So với năm nay, con bé ngay lập tức ý thức được rằng Viktor Chemmel thậm chí sẽ không thèm nhìn lại nếu nó lâm nạn.
Gã đứng đó, nhìn thằng nhóc gầy gò cao lêu nghêu và đứa con gái trông như suy dinh dưỡng trước mặt. “Vậy là chúng mày muốn đi ăn trộm với tao à?”
Chúng có gì để mất kia chứ? Hai đứa gật đầu.
Thằng kia bước đến gần hơn và túm lấy tóc của Rudy. “Tao muốn nghe thấy điều đó.”
“Hẳn nhiên rồi,” Rudy nói, trước khi bị đẩy lùi trở lại.
“Còn mày?”
“Dĩ nhiên rồi.” Liesel đã đáp lại đủ nhanh để tránh được cách bị cư xử tương tự.
Viktor mỉm cười. Gã nghiền nát điếu thuốc, hít một hơi thật sâu rồi gãi cổ. “Quý ông của ta, con điếm của ta, có vẻ như đã đến lúc đi mua sắm rồi.”
Khi cả nhóm rời đi, Liesel và Rudy ở đằng sau, như chúng vẫn luôn như thế trong quá khứ.
“Cậu có thích gã không?” Rudy thì thầm.
“Cậu thì sao?”
Rudy ngừng lại một thoáng. “Tớ nghĩ hắn hoàn toàn là một gã khốn kiếp.”
“Tớ cũng thế.”
Cả nhóm đang rời xa khỏi chúng.
“Nhanh nào,” Rudy nói, “chúng ta đã bị tụt lại đằng sau rồi.”
Sau khi đi được vài dặm, cả bọn đến được chỗ nông trại đầu tiên. Điều chào đón chúng là một cú sốc. Những cái cây mà chúng tưởng tượng là con oằn những quả thì trông thật yếu ớt và xơ xác, với chỉ vài hàng táo treo lơ lửng một cách khốn khổ trên mỗi cành. Trang trại tiếp theo cũng thế. Có thể năm đó là một vụ mùa thất bát, hay thời điểm này không hoàn toàn phù hợp để chúng đi ăn trộm.
Vào cuối buổi chiều, khi chiến lợi phẩm được chia chác ra, Liesel và Rudy chỉ được đưa cho một quả táo bé tí. Nói cho công bằng thì những thứ mà chúng lấy được là cực kỳ thảm hại và ít ỏi, nhưng dù sao đi nữa thì Viktor Chemmel cũng đã chia cho chúng một phần rất ít.
“Mày gọi thứ này là gì chứ?” Rudy hỏi, quả táo nằm trong lòng bàn tay thằng bé.
Thậm chí Viktor còn không thèm quay lại. “Thế nó trông giống như cái gì?” Những từ ngữ được ném qua vai gã.
“Một quả táo hạng bét ư?”
“Đây.” Một quả táo ăn dở khác được quẳng xuống đường, mặt đã bị gặp úp sấp xuống đất. “Chúng mày có thể lấy cả quả ấy nữa.”
Rudy điên tiết. “Cút xuống địa ngục với cái đồ quỷ này đi. Bọn tao không đi mười dặm chỉ để có được một quả táo rưỡi ốm o thế này, có phải không, Liesel?”
Liesel không trả lời.
Con bé không có thời gian, vì Viktor Chemmel đã đè lên Rudy trước khi nó có thể thốt ra được lời nào. Hai đầu gối của thằng kia đã đè chặt lên tay của Rudy và hai bàn tay của gã thì đang siết quanh cổ họng thằng nhóc. Những quả táo được nhặt lên bởi không ai khác ngoài Andy Schmeikl, theo lệnh của Viktor.
“Mày đang làm đau cậu ta đấy,” Liesel nói.
“Thế hả?” Viktor lại mỉm cười. Con bé ghét nụ cười ấy biết bao.
“Hắn không làm tớ đau,” những lời nói của Rudy được dồn lại với nhau và mặt thằng bé đỏ lên với sự căng thẳng. Mũi của nó đã bắt đầu chảy máu.
Sau khi một khoảnh khắc kéo dài của sự căng thẳng ngày càng tăng lên nữa trôi qua, Viktor thả Rudy ra rồi trèo ra khỏi người nó, bước thêm vài bước với vẻ bất cần. Thằng này nói, “Đứng lên đi, nhóc,” và Rudy, đã lựa chọn một cách thông minh, làm theo những gì được bảo.
Viktor lại hờ hững bước đến gần và đối mặt với nó. Gã nhẹ nhàng xoa bóp lên tay nó và nở một nụ cười toe toét. Một lời thì thầm. “Trừ khi mày muốn tao biến dòng máu đó thành một cái đài phun nước, thì tao khuyên mày nên cút đi, ranh con ạ.” Nó nhìn Liesel. “Và mang theo cả con điếm ranh ấy theo nữa.”
Không ai nhúc nhích cả.
“Nào, chúng mày còn chờ gì nữa?”
Liesel nắm lấy tay của Rudy và chúng bỏ đi, nhưng Rudy vẫn còn ngoái lại nhìn một lần cuối cùng và nhổ một bụm nước bọt hòa lẫn máu vào chân vủa Viktor Chemmel. Hành động này đã khơi mào cho một lời nói sau cùng.
MỘT LỜI ĐE DỌA NHỎ TỪ VIKTOR CHEMMEL GỬI ĐẾN RUDY STEINER
“Mày sẽ phải trả giá cho chuyện này vào một ngày khác, anh bạn ạ.”
Hãy nói điều mà bạn muốn về Viktor Chemmel, nhưng chắc hẳn là gã có sự kiên nhẫn và một trí nhớ tốt. Gã chỉ mấy khoảng năm tháng để biến lời nói của mình thành sự thật.
NHỮNG BỨC VẼ
Nếu mùa hè năm 1941 đang tự xây bịt lại như những bức tường xung quanh những con người như Rudy và Liesel, thì mùa hè ấy lại tự mình viết và vẽ vào cuộc đời của Max Vandenburg. Vào những khoảnh khắc cô đơn nhất của anh trong căn hầm, những từ ngữ chất đống xung quanh anh. Những nhỡn ảnh bắt đầu đổ ra và rơi xuống, và thỉnh thoảng lại khập khiễng chạy ra khỏi lòng bàn tay anh.
Anh có những thứ mà anh gọi là một số công cụ nhỏ:
Một quyển sách được sơn lên.
Một nắm bút chì.
Một tâm trí đầy những suy nghĩ.
Như một trò xếp hình đơn giản, anh kết hợp chúng lại với nhau.
Ban đầu, Max đã có ý định viết lại câu chuyện về cuộc đời của chính mình.
Ý tưởng của anh là viết về tất cả những điều đã xảy đến với anh – tất cả những điều đã dẫn dắt anh đến một căn hầm trên phố Thiên Đàng – nhưng đó không phải là những gì anh viết ra. Tình trạng bị lưu đày của Max đã tạo ra một điều hoàn toàn khác. Đó là một bộ sưu tập những suy nghĩ bất chợt mà anh đã chọn cách nắm bắt lấy chúng. Chúng có cảm giác thực. Chúng còn thực hơn cả những lá thư anh viết cho gia đình mình và người bạn Walter Kugler của anh, với một nhận thức rất rõ trong đầu rằng anh sẽ không bao giờ gửi những lá thư ấy đi được. Những trang sách bị mạo phạm của quyển Mein Kampf đang trở thành một chuỗi những bức vẽ, hết trang này đến trang khác, mà qua đó anh tổng kết lại những sự việc đã biến đổi cuộc đời trước đây của anh sang một cuộc đời khác. Có những bức anh chỉ mất vài phút để vẽ. Những bức khác thì vài giờ đồng hồ. Anh quyết tâm rằng khi quyển sách này đã được hoàn tất, thì anh sẽ đưa nó cho Liesel, khi con bé đã đủ lớn, và hy vọng là, khi tất cả những điều vô nghĩa này qua đi.
Từ lúc anh kiểm tra những cây viết chì trên trang sách được phủ sơn đầu tiên, lúc nào anh cũng giữ quyển sách ở gần bên mình. Thường thì nó nằm ở bên cạnh anh hay vẫn còn yên vị giữa những ngón tay anh khi anh ngủ.
Một buổi chiều nọ, sau những cái hít đất và nằm xuống ngồi dậy, anh ngủ thiếp đi, người dựa vào tường căn hầm. Khi Liesel đi xuống, con bé nhìn thấy quyển sách đang nằm ở bên cạnh anh, nằm tựa vào đùi anh và sự tò mò đã chiến thắng nó. Con bé vươn người tới trước và cầm quyển sách lên, đợi anh trở mình. Anh vẫn không nhúc nhích. Max ngồi đó, ngồi tựa hẳn cả phần đầu và lưng vào tường. Con bé chỉ có thể nhận biết được tiếng anh thở, lao vào rồi lại lao ra cơ thể anh, khi con bé mở quyển sách ra và giở hú họa vài trang…
(Những câu văn trong tranh)
1. Không phải là Quốc trưởng – nhạc trưởng mới đúng!
2. Ngày hôm nay thật là đẹp phải không.
Hoảng sợ trước những gì nhìn thấy, Liesel đặt quyển sách xuống, vào đúng chỗ con bé đã phát hiện ra nó, dựa vào chân của Max.
Một giọng nói làm con bé giật mình.
“Danke schon,” giọng nói ấy cất lên, và khi con bé nhìn sang theo cái vệt âm thanh dẫn đến người phát ra âm thanh đó, thì có một dấu hiệu nhỏ của sự hài lòng đang hiện diện trên đôi môi Do Thái của anh.
“Lạy Chúa,” Liesel thở ra. “Anh đã làm em sợ chết khiếp đi được, Max ạ.”
Anh lại quay về với giấc ngủ của mình và, đằng sau đó, con bé kéo lê cái suy nghĩ ấy lên những bậc cấp.
Anh đã làm em sợ , Max ạ.
1. Đôi tai của Tommy Muller
2. Franz Deutscher – một thủ lĩnh của tổ chức
Thiếu niên Hitler, lúc nào gã cũng cau có giận dữ.
3. Rudy không thể tránh khỏi những rắc rối được.
Giá như trước đó sáu năm, Tommy Muller không đi lạc suốt bảy tiếng đồng hồ vào cái ngày lạnh giá nhất trong lịch sử Munich. Cái tai bị nhiễm trùng của nó và những tổn thương thần kinh vẫn thường xuyên làm méo mó đội hình diễu hành ở Trung tâm Thiếu niên Hitler, điều mà tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, o phải là một dấu hiệu tốt đẹp.
Ban đầu sự lộn xộn của đội hình duyệt binh là chưa đến mức đáng kể, nhưng rồi nhiều tháng trôi qua, Tommy vẫn cứ khăng khăng thu thập cơn giận dữ của các thủ lĩnh ở Trung tâm Thiếu niên Hitler, đặc biệt là mỗi khi đến phần diễu hành. Bạn có nhớ ngày sinh nhật của Hitler một năm trước đó không? Có những lúc, cái tai bị nhiễm trùng của thằng bé trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Chúng đã đạt đến mức độ mà Tommy gặp vấn đề thực sự về thính giác. Thằng bé không thể nghe nổi những câu hiệu lệnh được thét lên cho cả nhóm khi chúng đang diễu hành theo hàng. Chẳng có gì khác biệt khi chúng diễu hành ở trong sảnh hay bên ngoài, trong tuyết, trong bùn lầy hay dưới những cơn mưa cả.
Mục tiêu của việc này luôn là khiến cho mọi người dừng lại cùng một lúc.
“Một âm thanh duy nhất thôi!” Người ta bảo với chúng như vậy. “Đó là tất cả những gì mà Quốc trưởng muốn nghe. Mọi người cùng kết hợp với nhau. Mọi người dừng lại cùng nhau, như một!”
Sau đó là đến Tommy.
Ấy là tai bên trái của thằng bé, tôi cho là như thế. Đó là cái tai gặp rắc rối nhất trong số hai tai của nó, và khi tiếng thét gay gắt “Halt!” làm ướt tai của những người khác, Tommy vẫn đi đều bước một cách tức cười và rõ ràng là vẫn đang tiếp tục bước. Thằng bé có thể biến một hàng diễu hành thành điểm tâm của chó chỉ trong nháy mắt.
Vào một ngày thứ Bảy đầu tháng Bảy nọ, sau ba giờ rưỡi và một bài kinh cầu nguyện của những lần thử diễu hành thất bại được truyền cảm hứng bởi Tommy, Franz Deutscher (cái tên tối thượng cho một tên Quốc xã vị thành niên tối thượng) đã ngấy thằng bé đến tận cổ.
“Muller du Affe!” Mái tóc vàng dày của hắn xoa bóp đầu hắn, và những từ ngữ của hắn làm như vò xé bóp nát gương mặt của Tommy. “Đồ khỉ này – mày bị làm sao thế hả?”
Tommy sợ hãi lừ đừ bước lùi lại, nhưng má trái của nó làm sao đó mà co giật lại theo một sự biến dạng hớn hở thoắt vui thoắt buồn. Có vẻ như nó không chỉ đang cười với một nụ cười ngớ ngẩn đầy vẻ hân hoan, mà còn chấp nhận bị chửi như tát nước vào mặt với một thái độ vui vẻ nữa. Và Franz Deutscher không thể hiểu được bất cứ điều gì trong số trên cả. Cặp mắt tái mét của hắn như đang nấu chín thằng bé.
“Sao?” Hắn hỏi. “Mày có thể nói gì để biện hộ cho mình đây?”
Sự co giật của Tommy chỉ ngày càng tăng lên, cả về tốc độ lẫn độ sâu.
“Mày đang nhạo bang tao đấy à?”
“Heil,” Tommy lại co rúm lại, trong một nỗ lực tuyệt vọng để được chấp nhận, nhưng nó không nói được đến phần “Hitler”.
Đó là lúc mà Rudy bước lên. Nó đứng đối mặt với Franz Deutscher, nhìn thẳng vào mặt gã. “Thưa ngài, nó có vấn đề…”
“Ta có thể thấy được điều đó!”
“Với tai của nó,” Rudy kết thúc câu nói của mình. “Nó không thể…”
“Đúng rồi, vậy đó.” Deutscher xoa tay vào nhau. “Cả hai chúng mày – chạy sáu vòng quanh sân.” Chúng tuân lệnh, nhưng vẫn không đủ nhanh. “Schnell!” giọng nói của gã ta đuổi theo chúng.
Khi sáu vòng chạy quanh sân được hoàn tất, chúng được ban thêm vài bài tập của buổi chạy nữa, chạy xuống, chạy lên, rồi lại chạy xuống nữa, và sau mười lăm phút dài đằng đẵng, cả hai được ra lệnh phải nằm xuống đất cho cái lẽ ra phải là lần cuối cùng.
Rudy nhìn xuống.
Một vòng tròn méo mó bằng bùn cười toe toét với nó.
Mày nhìn cái gì vậy cơ chứ? Có vẻ như vũng bùn lầy ấy đang hỏi nó.
“Xuống!” Franz ra lệnh.
Theo bản năng Rudy nhảy xuống và tiếp đất bằng bụng.
“Lên!” Franz mỉm cười. “Lùi một bước.” Chúng làm theo. “Xuống!”
Thông điệp được đưa ra là rất rõ ràng và lần này Rudy đã chấp nhận nó. Nó nhào xuống đám bùn và nín thở, và ngay khoảnh khắc đó, nằm tì tai xuống mặt đất sũng nước, phần tập luyện kết thúc.
“Vielen Dank, meine Herren,” Franz Deutscher lịch sự nói. “Cảm ơn rất nhiều, các quý ông của tôi.”
Rudy lồm cồm quỳ gối dậy, chùi qua loa tai của nó và nhìn sang Tommy.
Tommy đang nhắm tịt mắt lại, mặt co rúm ró.
Khi chúng quay về phố Thiên Đàng ngày hôm đó, Liesel đang chơi nhảy lò cò với vài đứa trẻ nhỏ hơn, con bé vẫn mặt bộ đồng phục BDM của nó. Qua khóe mắt, con bé nhìn thấy hai dáng người rầu rĩ đang bước đi về phía nó. Một người trong số chúng cất tiếng gọi.
Chúng gặp nhau ở bậc cấp trước căn nhà như một cái hộp giày bằng bê tong của gia đình Steiner, và Rudy kể cho con bé nghe về toàn bộ câu chuyện xảy ra ngày hôm dó.
Sau mười phút, Liesel ngồi xuống.
Sau mười một phút, Tommy, người đang ngồi kế bên con bé, cất tiếng nói, “Tất cả là lỗi của tớ,” nhưng Rudy vẫy tay ra hiệu cho nó hãy im mồm đi, đâu đó giữa câu nói và nụ cười, rồi quẹt một vệt bùn ra làm hai bằng ngón tay của nó. “Đó là lỗi của…” Tommy lại thử một lần nữa, nhưng lần này Rudy đã phá hủy hoàn toàn câu nói ấy và chỉ vào mặt thằng kia.
“Tommy, hãy làm ơn đi.” Trên mặt Rudy có một cái nhìn thỏa mãn đến kỳ lạ. Liesel chưa bao giờ nhìn thấy có một người khốn khổ như thế mà lại sống đến hết mình như vậy. “Cậu chỉ cần ngồi nguyên đó và – nhăn mặt lại – hay làm gì đó cũng được,” và thằng bé tiếp tục kể câu chuyện của mình.
Nó đi tới đi lui.
Nó đánh vật với cái và vạt trên cổ.
Những từ ngữ được ném vào con bé, rơi xuống đâu đó trên những bậc cấp bằng bê tong.
“Cái tên Deutscher đó,” thằng bé kết luận một cách sôi nổi. “Gã đã chơi được chúng ta một vố ra trò, phải không hả, Tommy?”
Tommy gật đầu, co rúm mặt lại rồi nói, theo một trật tự không cần thiết. “Đó là lỗi của tớ.”
“Tommy, tới đã nói gì?”
“Khi nào cơ?”
“Bây giờ! Im mồm đi.”
“Chắc rồi, Rudy à.”
Một lát sau, khi Tommy bước về nhà một cách khổ sở và cô độc, Rudy đã thử áp dụng một chiến thuật bậc thầy mới.
Lòng thương xót.
Trên bậc cấp, nó xem xét kỹ lớp bùn đã khô đi như một lớp phủ cứng giòn trên bộ đồng phục của mình, sau đó nhìn thẳng vào mặt Liesel một cách tuyệt vọng. “Thế nào hả, Đồ con lợn?”
“Thế nào cái gì kia?”
“Cậu biết mà…”
“Đồ lợn,” con bé bật cười, rồi nó bước nốt quãng đường ngắn còn lại về nhà. Một hỗn hợp lẫn lộn của bùn và lòng thương xót là một chuyện khác, nhưng hôn Rudy Steiner lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Với một nụ cười buồn bã chỗ bậc cấp, thằng bé gọi với sang, một tay sục sạo trên mái tóc. “Một ngày nào đó,” nó cảnh cáo con bé. “Một ngày nào đó, Liesel ạ.”
Trong tầng hầm, chỉ sau đó hai năm thôi, đôi lúc Liesel vô cùng muốn đi sang nhà hàng xóm và gặp thằng bé, ngay cả khi con bé đang viết trong lúc trời vừa tảng sáng. Nó cũng nhận thức được rằng rất có thể chính những tháng ngày bẩn thỉu u mê ấy ở tổ chức Thiếu niên Hitler đã nuôi nấng thằng nhóc, và sau đó là chính nó nữa, với khát khao phạm tội.
Rốt cuộc, mặc cho những cơn mưa thường xuyên trút xuống, mùa hè cũng bắt đầu đến đúng cách. Những quả táo Klar hẳn là đã được hái rồi. Có nhiều vụ trộm cắp nữa cần được thực hiện.
NHỮNG KẺ THUA CUỘC
Khi nói đến chuyện trộm cắp, Liesel và Rudy trước hết bị mắc kẹt với cái ý tưởng là có sự an toàn trong những con số. Andy Schmeikl đã mời chúng đến chỗ bờ sông, cho một cuộc họp mặt. Cùng những việc khác, một kế hoạch vui chơi để ăn trộm trái cây sẽ được lên lịch thực hiện.
“Vậy bây giờ mày là thủ lĩnh đó à?” Rudy hỏi, nhưng Andy lắc đầu, nặng nề cùng một nỗi thất vọng. Thằng bé rõ ràng là đã ước sao nó đáp ứng được yêu cầu cho chức danh ấy.
“Không!” Giọng nói mát lạnh của thằng nãy bỗng ấm áp một cách bất thường. Như thể nó đã bị nướng một nửa. “Có một người khác.”
GÃ ARTHUR BERG MỚI
Gã có mái tóc rối bời và cặp mắt u ám như mây mù, và
gã là kiểu tội phạm không có lý do nào khác để ăn trộm
ngoài việc gã thích chuyện này.
Tên gã là Viktor Chemmel.
Không giống như hầu hết những người tham gia vào các môn nghệ thuật khác nhau thuộc lĩnh vực trộm cắp, Viktor Chemmel có tất cả. Gã sống trong khu vực no đủ nhất của Molching, trên đồi, tại một ngôi làng đã được tẩy uế khi dân Do Thái bị quét sạch. Gã có tiền. Gã có thuốc lá. Dù vậy, cái mà gã muốn còn nhiều hơn thế.
“Chẳng có gì là sai trái khi muốn nhiều hơn một chút cả,” gã tuyên bố, nằm dài trên thảm cỏ với một nhóm mấy thằng nhóc tì tụ tập xung quanh. “Muốn có thêm là quyền lợi chủ yếu của chúng ta với tư cách là con dân nước Đức. Quốc trưởng của chúng ta đã nói gì cơ chứ?” Gã tự trả lời cái câu hỏi tu từ hoa mỹ của mình. “Chúng ta phải giành lấy những gì đúng ra là thuộc về mình!”
Ở giá trị bề mặt, Viktor Chemmel rõ ràng là thuộc týp choai choai nghệ sĩ ngớ ngẩn tào lao điển hình. Không may thay, khi gã cảm thấy muốn bộc lộ điều đó ra, thì gã cũng sở hữu một tính cách đặc biệt, một dạng tính cách như luôn nói với người khác rằng. “Hãy theo ta.”
Khi Liesel và Rudy đến gặp cả nhóm ở chỗ bờ sông, con bé nghe thấy gã này hỏi một câu khác. “Thế hai đứa chúng mày đã lang thang đi đâu vậy hả? Đã bốn giờ mười rồi.”
“Đồng hồ của tao không chỉ giờ đó,” Rudy nói.
Viktor Chemmel chống đầu lên cùi chỏ, nhỏm dậy. “Mày đâu có đeo đồng hồ.”
“Liệu tao có ở đây không nếu tao đủ giàu để sở hữu một cái đồng hồ cơ chứ?”
Tên thủ lĩnh mới ngồi hẳn dậy và mỉm cười, khoe hàm răng trắng đều. Sa đó gã chuyển sự tập trung hờ hững của mình sang đứa bé gái. “Con điếm nhóc con này là ai thế?” Liesel, đã quá quen với những lời nói xỉ vả, chỉ nhìn chăm chăm vào đôi mắt mờ mịt của thằng kia và đáp trả.
“Năm ngoái,” con bé liệt kê ra, “Tao đã ăn trộm được ít nhất là ba trăm quả táo và hàng chục củ khoai tây. Tao không gặp khó khăn gì với hàng rào dây kẽm gai cả và tao có thể theo kịp bất kỳ ai trong số chúng ta ở đây.”
“Có phải thế không?”
“Đúng thế.” Con bé không chùn bước hay lảng tránh. “Tất cả những gì tao yêu cầu là một phần nhỏ của bất cứ thứ gì chúng tao lấy được. Vài chục quả táo thi thoảng thôi. Một chút đồ thừa cho tao và bạn của tao.”
“Tao cho rằng việc đó có thể dàn xếp được.” Viktor đốt một điếu thuốc rồi đưa nó lên mồm. Gã cố ý phả một miệng đầy khói của mình vào mặt Liesel.
Liesel không ho.
Vẫn là băng nhóm năm ngoái cả chúng, khác biệt duy nhất là thủ lĩnh. Liesel tự hỏi vì sao không có thằng con trai nào khác lên làm thủ lĩnh, nhưng khi nhìn tận mặt đứa này sang đứa khác, con bé nhận thấy rằng không ai trong số chúng đáp ứng được cái yêu cầu quan trọng nhất. Chúng không có niềm háo hức nôn nao đối với việc ăn trộm, mà chúng cần phải được chỉ bảo ra lệnh. Chúng thích được ra lệnh, và Viktor Chemmel thích là người ra lệnh. Đây quả là một thế giới vi mô lý tưởng.
Trong một lúc, Liesel đã rất ngóng chờ sự xuất hiện trở lại của Arthur Berg. Hay liệu rằng cả gã cũng sẽ quỵ ngã trước sự lãnh đạo của Chemmel? Điều đó không quan trọng. Liesel chỉ biết rằng Arthur Berg không có tính bạo ngược hung tàn trong con người gã, trong khi gã thủ lĩnh mới thì lại rất dư thừa đặc tính này. Năm ngoái, con bé biết rằng nếu nó bị mắc kẹt trên một cái cây, Arthur sẽ quay lại để cứu nó, dù mồm thì nói khác. So với năm nay, con bé ngay lập tức ý thức được rằng Viktor Chemmel thậm chí sẽ không thèm nhìn lại nếu nó lâm nạn.
Gã đứng đó, nhìn thằng nhóc gầy gò cao lêu nghêu và đứa con gái trông như suy dinh dưỡng trước mặt. “Vậy là chúng mày muốn đi ăn trộm với tao à?”
Chúng có gì để mất kia chứ? Hai đứa gật đầu.
Thằng kia bước đến gần hơn và túm lấy tóc của Rudy. “Tao muốn nghe thấy điều đó.”
“Hẳn nhiên rồi,” Rudy nói, trước khi bị đẩy lùi trở lại.
“Còn mày?”
“Dĩ nhiên rồi.” Liesel đã đáp lại đủ nhanh để tránh được cách bị cư xử tương tự.
Viktor mỉm cười. Gã nghiền nát điếu thuốc, hít một hơi thật sâu rồi gãi cổ. “Quý ông của ta, con điếm của ta, có vẻ như đã đến lúc đi mua sắm rồi.”
Khi cả nhóm rời đi, Liesel và Rudy ở đằng sau, như chúng vẫn luôn như thế trong quá khứ.
“Cậu có thích gã không?” Rudy thì thầm.
“Cậu thì sao?”
Rudy ngừng lại một thoáng. “Tớ nghĩ hắn hoàn toàn là một gã khốn kiếp.”
“Tớ cũng thế.”
Cả nhóm đang rời xa khỏi chúng.
“Nhanh nào,” Rudy nói, “chúng ta đã bị tụt lại đằng sau rồi.”
Sau khi đi được vài dặm, cả bọn đến được chỗ nông trại đầu tiên. Điều chào đón chúng là một cú sốc. Những cái cây mà chúng tưởng tượng là con oằn những quả thì trông thật yếu ớt và xơ xác, với chỉ vài hàng táo treo lơ lửng một cách khốn khổ trên mỗi cành. Trang trại tiếp theo cũng thế. Có thể năm đó là một vụ mùa thất bát, hay thời điểm này không hoàn toàn phù hợp để chúng đi ăn trộm.
Vào cuối buổi chiều, khi chiến lợi phẩm được chia chác ra, Liesel và Rudy chỉ được đưa cho một quả táo bé tí. Nói cho công bằng thì những thứ mà chúng lấy được là cực kỳ thảm hại và ít ỏi, nhưng dù sao đi nữa thì Viktor Chemmel cũng đã chia cho chúng một phần rất ít.
“Mày gọi thứ này là gì chứ?” Rudy hỏi, quả táo nằm trong lòng bàn tay thằng bé.
Thậm chí Viktor còn không thèm quay lại. “Thế nó trông giống như cái gì?” Những từ ngữ được ném qua vai gã.
“Một quả táo hạng bét ư?”
“Đây.” Một quả táo ăn dở khác được quẳng xuống đường, mặt đã bị gặp úp sấp xuống đất. “Chúng mày có thể lấy cả quả ấy nữa.”
Rudy điên tiết. “Cút xuống địa ngục với cái đồ quỷ này đi. Bọn tao không đi mười dặm chỉ để có được một quả táo rưỡi ốm o thế này, có phải không, Liesel?”
Liesel không trả lời.
Con bé không có thời gian, vì Viktor Chemmel đã đè lên Rudy trước khi nó có thể thốt ra được lời nào. Hai đầu gối của thằng kia đã đè chặt lên tay của Rudy và hai bàn tay của gã thì đang siết quanh cổ họng thằng nhóc. Những quả táo được nhặt lên bởi không ai khác ngoài Andy Schmeikl, theo lệnh của Viktor.
“Mày đang làm đau cậu ta đấy,” Liesel nói.
“Thế hả?” Viktor lại mỉm cười. Con bé ghét nụ cười ấy biết bao.
“Hắn không làm tớ đau,” những lời nói của Rudy được dồn lại với nhau và mặt thằng bé đỏ lên với sự căng thẳng. Mũi của nó đã bắt đầu chảy máu.
Sau khi một khoảnh khắc kéo dài của sự căng thẳng ngày càng tăng lên nữa trôi qua, Viktor thả Rudy ra rồi trèo ra khỏi người nó, bước thêm vài bước với vẻ bất cần. Thằng này nói, “Đứng lên đi, nhóc,” và Rudy, đã lựa chọn một cách thông minh, làm theo những gì được bảo.
Viktor lại hờ hững bước đến gần và đối mặt với nó. Gã nhẹ nhàng xoa bóp lên tay nó và nở một nụ cười toe toét. Một lời thì thầm. “Trừ khi mày muốn tao biến dòng máu đó thành một cái đài phun nước, thì tao khuyên mày nên cút đi, ranh con ạ.” Nó nhìn Liesel. “Và mang theo cả con điếm ranh ấy theo nữa.”
Không ai nhúc nhích cả.
“Nào, chúng mày còn chờ gì nữa?”
Liesel nắm lấy tay của Rudy và chúng bỏ đi, nhưng Rudy vẫn còn ngoái lại nhìn một lần cuối cùng và nhổ một bụm nước bọt hòa lẫn máu vào chân vủa Viktor Chemmel. Hành động này đã khơi mào cho một lời nói sau cùng.
MỘT LỜI ĐE DỌA NHỎ TỪ VIKTOR CHEMMEL GỬI ĐẾN RUDY STEINER
“Mày sẽ phải trả giá cho chuyện này vào một ngày khác, anh bạn ạ.”
Hãy nói điều mà bạn muốn về Viktor Chemmel, nhưng chắc hẳn là gã có sự kiên nhẫn và một trí nhớ tốt. Gã chỉ mấy khoảng năm tháng để biến lời nói của mình thành sự thật.
NHỮNG BỨC VẼ
Nếu mùa hè năm 1941 đang tự xây bịt lại như những bức tường xung quanh những con người như Rudy và Liesel, thì mùa hè ấy lại tự mình viết và vẽ vào cuộc đời của Max Vandenburg. Vào những khoảnh khắc cô đơn nhất của anh trong căn hầm, những từ ngữ chất đống xung quanh anh. Những nhỡn ảnh bắt đầu đổ ra và rơi xuống, và thỉnh thoảng lại khập khiễng chạy ra khỏi lòng bàn tay anh.
Anh có những thứ mà anh gọi là một số công cụ nhỏ:
Một quyển sách được sơn lên.
Một nắm bút chì.
Một tâm trí đầy những suy nghĩ.
Như một trò xếp hình đơn giản, anh kết hợp chúng lại với nhau.
Ban đầu, Max đã có ý định viết lại câu chuyện về cuộc đời của chính mình.
Ý tưởng của anh là viết về tất cả những điều đã xảy đến với anh – tất cả những điều đã dẫn dắt anh đến một căn hầm trên phố Thiên Đàng – nhưng đó không phải là những gì anh viết ra. Tình trạng bị lưu đày của Max đã tạo ra một điều hoàn toàn khác. Đó là một bộ sưu tập những suy nghĩ bất chợt mà anh đã chọn cách nắm bắt lấy chúng. Chúng có cảm giác thực. Chúng còn thực hơn cả những lá thư anh viết cho gia đình mình và người bạn Walter Kugler của anh, với một nhận thức rất rõ trong đầu rằng anh sẽ không bao giờ gửi những lá thư ấy đi được. Những trang sách bị mạo phạm của quyển Mein Kampf đang trở thành một chuỗi những bức vẽ, hết trang này đến trang khác, mà qua đó anh tổng kết lại những sự việc đã biến đổi cuộc đời trước đây của anh sang một cuộc đời khác. Có những bức anh chỉ mất vài phút để vẽ. Những bức khác thì vài giờ đồng hồ. Anh quyết tâm rằng khi quyển sách này đã được hoàn tất, thì anh sẽ đưa nó cho Liesel, khi con bé đã đủ lớn, và hy vọng là, khi tất cả những điều vô nghĩa này qua đi.
Từ lúc anh kiểm tra những cây viết chì trên trang sách được phủ sơn đầu tiên, lúc nào anh cũng giữ quyển sách ở gần bên mình. Thường thì nó nằm ở bên cạnh anh hay vẫn còn yên vị giữa những ngón tay anh khi anh ngủ.
Một buổi chiều nọ, sau những cái hít đất và nằm xuống ngồi dậy, anh ngủ thiếp đi, người dựa vào tường căn hầm. Khi Liesel đi xuống, con bé nhìn thấy quyển sách đang nằm ở bên cạnh anh, nằm tựa vào đùi anh và sự tò mò đã chiến thắng nó. Con bé vươn người tới trước và cầm quyển sách lên, đợi anh trở mình. Anh vẫn không nhúc nhích. Max ngồi đó, ngồi tựa hẳn cả phần đầu và lưng vào tường. Con bé chỉ có thể nhận biết được tiếng anh thở, lao vào rồi lại lao ra cơ thể anh, khi con bé mở quyển sách ra và giở hú họa vài trang…
(Những câu văn trong tranh)
1. Không phải là Quốc trưởng – nhạc trưởng mới đúng!
2. Ngày hôm nay thật là đẹp phải không.
Hoảng sợ trước những gì nhìn thấy, Liesel đặt quyển sách xuống, vào đúng chỗ con bé đã phát hiện ra nó, dựa vào chân của Max.
Một giọng nói làm con bé giật mình.
“Danke schon,” giọng nói ấy cất lên, và khi con bé nhìn sang theo cái vệt âm thanh dẫn đến người phát ra âm thanh đó, thì có một dấu hiệu nhỏ của sự hài lòng đang hiện diện trên đôi môi Do Thái của anh.
“Lạy Chúa,” Liesel thở ra. “Anh đã làm em sợ chết khiếp đi được, Max ạ.”
Anh lại quay về với giấc ngủ của mình và, đằng sau đó, con bé kéo lê cái suy nghĩ ấy lên những bậc cấp.
Anh đã làm em sợ , Max ạ.
Tác giả :
Markus Zusak